Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ôn THI tốt NGHIỆP – lý THUYẾT TỔNG hợp CAO ĐẲNG điều DƯỠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.8 KB, 19 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HÀ NỘI
KHOA Y
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ÔN THI TỐT NGHIỆP – LÝ THUYẾT TỔNG HỢP
CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG
Phần 1 : Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa
Câu 1 : Anh (chị) hãy trình bày nhận định và chẩn đoán chăm sóc người bệnh nhồi máu
cơ tim?

1. Nhận định tình hình
1.1. Đánh giá bằng cách hỏi bệnh
- Có bị đau ngực không và tính chất của cơn đau?
- Trước đây có hay bị đau như vậy không?
- Khi đau có dùng thuốc hay cơn đau tự hết?
- Khi nằm nghỉ cơn đau có giảm không?
- Có bị tăng huyết áp không?
- Gần đây nhất có dùng thuốc gì không?
- Có buồn nôn, nôn và rối loạn tiêu hoá không?
- Có bị bệnh tim trước đây không?
- Có lo lắng hay bị sang chấn gì không?
- Các thuốc đã dùng trước đây như thế nào?
1.2. Đánh giá bằng quan sát
- Tình trạng tình trạng tinh thần: lo lắng, sợ hãi?
- Tình trạng da và mồ hôi như thế nào?
- Tuổi trẻ hay lớn tuổi?
- Người bệnh mập hay gầy?
- Quan sát và đánh giá cơn đau của người bệnh.
- Các dấu hiệu khác.
1.3. Thu nhận qua thăm khám
- Kiểm tra các dấu hiệu sống, chú ý tình trạng mạch và huyết áp.
- Dấu hiệu thần kinh.
- Vị trí đau, hướng lan.


- Số lượng nước tiểu.
1.4. Thu nhận thông tin
- Thu thập thông tin qua các xét nghiệm, qua gia đình người bệnh.
- Các thuốc điều trị, hồ sơ bệnh án cũ nếu có của người bệnh.
2. Chẩn đoán điều dưỡng
Một số chẩn đoán về điều dưỡng có thể có ở người bệnh nhồi máu cơ tim:
- Đau ngực do nhồi máu cơ tim
- Da xanh tái, toát mồ hôi, cảm giác sợ sệt do thiếu máu.
- Nôn, buồn nôn do đau.
1


- Nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim có choáng.
- Nguy cơ vỡ tim do nhồi máu cơ tim.
Câu 2 : Anh (chị) hãy lập KHCS và thực hiện y lệnh, chăm sóc cơ bản, chế độ dinh dưỡng
cho người bệnh tai biến mạch máu não?

1. Lập kế hoạch chăm sóc
1.1. Chăm sóc cơ bản
- Để người bệnh nghỉ ngơi, nằm ở tư thế đầu cao, nằm nghiêng về một bên.
- Giải thích cho người bệnh và gia đình về tình trạng bệnh tật.
- Ăn đầy đủ năng lượng và nhiều hoa quả tươi.
- Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
- Hướng dẫn gia đình tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc, biểu hiện bất thường.
1.2. Thực hiện các y lệnh
- Cho người bệnh uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định.
- Làm các xét nghiệm cơ bản.
1.3. Theo dõi
- Tình trạng tai biến mạch máu não: tinh thần, vận động…
- Theo dõi các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não.

- Theo dõi một số xét nghiệm như: bilan lipid máu, điện tim, siêu âm, soi đáy mắt.
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
- Theo dõi các biến chứng.
1.4. Giáo dục sức khoẻ
Người bệnh và gia đình cần phải biết các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi gây tai biến mạch
máu não cũng như cách phát hiện các hiệu dấu tai biến mạch máu não, cách phòng, điều trị và
theo dõi người bệnh tai biến mạch máu não.
2. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
2.1. Thực hiện các y lệnh
- Thuốc dùng: thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng thuốc, như: các thuốc tiêm, thuốc uống.
Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường phải báo bác sĩ biết.
- Thực hiện các xét nghiệm: công thức máu, đường máu, ure và creatinin máu, điện tim, protein
niệu, soi đáy mắt và chụp X quang tim phổi.
2.1. Thực hiện chăm sóc cơ bản, chế độ dinh dưỡng
- Đặt người bệnh nằm nghỉ ngơi đầu cao và nghiêng về một bên.
- Tránh lao động trí óc căng thẳng, lo lắng quá độ.
- Vận động và xoa bóp tay chân.
- Thay đổi tư thế mỗi 2 giờ /lần.
- Động viên, trấn an người bệnh để người bệnh an tâm điều trị.
- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, đặc biệt là tình trạng tăng huyết áp. Tuỳ theo từng trường hợp
cụ thể để theo dõi có thể từ 15 phút cho đến 2 giờ đo một lần.
- Hút đờm dãi khi có ứ đọng đờm dãi.
- Luôn giữ ấm cơ thể người bệnh.
2


- Ăn uống đủ năng lượng, nhiều sinh tố và hạn chế muối dưới 5g/ngày, hạn chế mỡ, các chất
béo động vật, kiêng rượu, thuốc lá, chè đặc. Đặt sonde dạ dày nuôi dưỡng nếu người bệnh
không có khả năng nuốt.
- Tránh các yếu tố kích thích cho người bệnh.

- Vệ sinh sạch sẽ: hàng ngày vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện
sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho người bệnh. áo quần, vải trải giường và các vật
dụng khác phải luôn được sạch sẽ.
- Chăm sóc chống loét bằng đệm hơi hoặc đệm nước, xoay trở người mỗi 2 giờ kèm xoa bóp,
tránh viêm phổi (ứ đọng đờm dễ gây viêm phổi) bằng vỗ rung ngực. Chống nhiễm trùng hô hấp
hoặc đường tiểu do xông tiểu.
Câu 3 : Anh (chị) hãy trình bày nhận định và chẩn đoán chăm sóc người bệnh tràn dịch
màng phổi?

1. Nhận định tình hình
1.1. Hỏi người bệnh
- Hỏi về tiền sử bệnh, chú ý đến những bệnh có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi.
- Tình trạng hiện tại:
+ Có đau ngực không? vị trí, tính chất đau, đau ngực có thay đổi theo tư thế của người bệnh
không?
+ Sốt tăng dần, liên tục hay thành cơn, sốt và đau ngực có liên quan không?
+ Có khó thở không? mức độ khó thở.
+ Người bệnh có ho không? tính chất, liên quan giữa ho với sự thay đổi tư thế.
- Các biểu hiện khác hay những vấn đề khó khăn khác mà người bệnh cảm nhận thấy: phù, đái
ít, rối loạn tim mạch…, nhận thức của người bệnh về bệnh tật.
- Thuốc đã sử dụng và hiệu quả của các thuốc
1.2. Quan sát
- Tình trạng toàn thân: thể trạng, tình trạng tinh thần, các tổn thương ngoài da.
- Tình trạng nhiễm trùng.
- Màu sắc da, mức độ tím tái.
- Tình trạng phù ngoại biên.
- Biểu hiện của đau ngực.
- Biểu hiện của ho.
- Biểu hiện khó thở và mức độ khó thở, kiểu thở, tư thế người bệnh khi thở.
- Hình thể lồng ngực, so sánh hai bên, đánh giá các khoảng gian sườn có giãn rộng không?

- Sự di động của lồng ngực và các cơ hô hấp.
- Đờm và tính chất của đờm.
1.3. Thăm khám người bệnh
- Đo nhiệt độ xem người bệnh có sốt không?
- Đếm tần số mạch, tính chất mạch, nhịp tim, tình trạng huyết áp.
- Vị trí của mỏm tim.
- Các khoảng gian sườn có giãn rộng không, ấn có đau không?
3


- Rung thanh có giảm không?
- Gõ phổi có đục không? đục toàn thể hay khu trú, xác định mức độ tràn dịch?
- Nghe phổi xem rì rào phế nang có giảm hay mất không?
- Tình trạng bụng, chú ý gan mật.
- Xem xét kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng:
+ Chụp X quang để tìm hình ảnh tràn dịch và xác định mức độ, thể tràn dịch.
+ Công thức máu: xem bạch cầu, tốc độ lắng máu có tăng không?
1.4. Thu thập các dữ kiện
- Qua hồ sơ bệnh án, các phiếu xét nghiệm và điều trị trước đây.
- Qua gia đình người bệnh.
2. Chẩn đoán điều dưỡng
Một số chẩn đoán điều dưỡng có thể có đối với người bệnh tràn dịch màng phổi:
- Khó thở do giảm trao đổi khí.
- Ho do kích thích màng phổi.
- Nguy cơ suy hô hấp do lượng dịch quá nhiều.
- Nguy cơ dày dính màng phổi do lao màng phổi
- Người bệnh và gia đình lo lắng về bệnh tình
Câu 4: Anh (chị) hãy lập KHCS và thực hiện y lệnh, chế độ dinh dưỡng, giáo dục sức khỏe
cho người bệnh gút?


1. Lập kế hoạch chăm sóc
1.1. Chăm sóc cơ bản
- Để người bệnh nghỉ ngơi, nằm ở tư thế dễ chịu nhất và tránh tư thế xấu.
- Giải thích cho người bệnh và gia đình về tình trạng bệnh tật.
- Hướng dẫn người bệnh và gia đình cách tập luyện các khớp để tránh teo cơ, đặc biệt trong
giai đoạn cấp.
- Ăn đầy đủ năng lượng và nhiều hoa quả tươi.
- Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
- Hướng dẫn người bệnh cách tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.
- Hạn chế tối đa làm các hạt tôphi bị vỡ
1.2. Thực hiện các y lệnh
- Cho người bệnh uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định
- Làm các xét nghiệm cơ bản.
1.3. Theo dõi
- Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
- Theo dõi diễn biến của các hạt tôphi
- Theo dõi tình trạng thương tổn các khớp.
- Theo dõi một số xét nghiệm như: công thức máu, acid uric, tốc độ lắng máu.
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc, diễn tiến của bệnh.
1.4. Giáo dục sức khoẻ
4


- Người bệnh và gia đình cần phải biết về nguyên nhân để phòng tránh bệnh gút.
- Phải biết được các tổn thương và tiến triển của bệnh để có thái độ điều trị và chăm sóc chu
đáo.
2.. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
2.1. Thực hiện các y lệnh
- Thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng thuốc như: các thuốc tiêm, thuốc uống.
Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường phải báo cho bác sĩ biết.

- Thực hiện các xét nghiệm:
+ Các xét nghiệm về máu như: tốc độ lắng máu, công thức máu, acid uric…
+ Các xét nghiệm khác như chụp X-quang, siêu âm khớp, điện tim…
2.2. Thực hiện chế độ dinh dưỡng
- Ăn uống đầy đủ năng lượng, nhiều sinh tố. Không uống bia rượu và các thức ăn làm tăng acid
uric.
- Hạn chế thực phẩm giàu đạm như hải sản các loại thịt có màu đỏ như thịt trâu, bò, dê, phủ
tạng động vật...
- Tăng cường sử dụng các loại rau củ nhiều chất xơ như acttiso, xà lách, bắp cải, dưa chuột... sẽ
làm giảm quá trình hấp thu đạm nên giảm sự hình thành axit uric
- Không ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, cà chua, hoa quả chua...
- Vệ sinh sạch sẽ: hàng ngày vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện
sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho người bệnh. Nếu có ổ loét trên da phải rửa
sạch bằng nước oxy già hoặc xanh methylen.
2.3. Giáo dục sức khoẻ
- Cần phải giáo dục cho người bệnh và gia đình cần phải biết về nguyên nhân, các tổn thương
và tiến triển của bệnh để có thái độ điều trị và chăm sóc chu đáo.
- Người bệnh cần phải biết cách tập luyện, đặc biệt trong giai đoạn cấp, đồng thời các tác dụng
phụ của thuốc có thể xảy ra.
Câu 5: Anh (chị) hãy trình bày nhận định và chẩn đoán chăm sóc người bệnh ngộ độc
thức ăn?

1. Nhận định
1.1. Nhận định qua hỏi người bệnh
- Người bệnh trước đó ăn thức ăn gì?
- Thời gian từ khi ăn đến khi có triệu chứng là bao lâu?
- Người bệnh có nôn mửa, đau bụng, mót rặn không?
- Tính chất của phân: phân lỏng, có máu, thối?
- Có kèm theo sốt không?
- Người bệnh có cảm giác khát nước?

- Trước đây đã bị như vậy lần nào chưa?
- Các thuốc đã sử dụng như thế nào?
1.2. Quan sát
- Tình trạng tinh thần người bệnh
5


- Tính chất và số lần nôn, tính chất phân và số lượng phân.
- Tư thế người bệnh chống đau bụng
- Bụng có chướng không?
- Tình trạng da: dấu hiệu mất nước, nổi mẩn ngứa?
- Người bệnh có khó thở không?
1.3. Thăm khám người bệnh
- Phát hiện các triệu chứng của ngộ độc thức ăn: nôn mửa, ỉa chảy, mẩn ngứa, mề đay, nếu
nặng có thể truỵ tim mạch.
- Đo đấu hiệu sống: mạch, nhiệt và huyết áp
- Khám tình trạng bụng người bệnh: chướng, đau…
- Khám phổi đôi khi khó thở dạng hen phế quản.
1.4. Thu thập thông tin
Thu thập qua người bệnh và qua gia đình người bệnh, cũng như qua hồ sơ và bệnh án trước
đó. Người điều dưỡng cần tập hợp một cách có hệ thống các thông tin cần thiết để chẩn đoán
và thiết lập kế hoạch chăm sóc người bệnh.
2. Chẩn đoán điều dưỡng
Một số chẩn đoán điều dưỡng có thể gặp ở bệnh nhận bị ngộ độc thức ăn:
- Đau bụng do viêm dạ dày ruột.
- Nôn và buồn nôn do kích thích dạ dày ruột.
- Da nhăn do mất nước.
- Tiểu ít do giảm thể tích tuần hoàn hiệu dụng.
- Nguy cơ truỵ tim mạch do không bồi phụ kịp tình trạng mất nước
Phần 2 : Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa

Câu 1 : Anh (chị) hãy trình bày nhận định và chẩn đoán chăm sóc người bệnh ngày đầu
sau mổ sỏi niệu?

1. Nhận định
- Tổng trạng người bệnh sau mổ.
- Dấu chứng sinh tồn: huyết áp cao hay thấp, mạch nhanh hay chậm - Cân nặng: đánh giá phù
cũng như đánh giá nước và điện giải.
- Cần theo dõi dấu hiệu chảy máu sau mổ qua nhận định về nước tiểu, dẫn lưu, mạch,
huyết áp. Nhiệt độ: chú ý theo dõi 2 giờ/1 lần sau mổ để đánh giá tình trạng nhiễm trùng,
mất nước.Tình trạng nước tiểu: màu sắc, số lượng nước tiểu nói lên hoạt động của thận,
tính chất nước tiểu giúp theo dõi tình trạng sỏi trong đường tiểu.
- Hệ thống dẫn lưu thông: câu nối, thông, bình chứa, màu sắc, tính chất.
- Tình trạng nước xuất nhập rất quan trọng sau mổ.
Thường sau mổ người bệnh rất đau do vết mổ nằm ở liên sườn bên hông. Điều dưỡng cần
đánh giá mức độ đau để thực hiện thuốc giảm đau, giúp người bệnh tập thở. Đau vết mổ,
dẫn lưu, bụng…
- Dấu hiệu nhiễm trùng: do vết mổ, do nhiễm trùng tiểu vì hầu hết người bệnh sau mổ niệu
thường lưu ống thông tiểu.
2. Chẩn đoán điều dưỡng
6


- Nguy cơ chảy máu sau mổ
- Người bệnh đau sau mổ
- Hô hấp kém do người bệnh đau sau mổ
- Người bệnh sốt sau mổ
- Người bệnh lo lắng về tình trạng bệnh
- Nguy cơ rối loạn nước xuất nhập do mất nước qua dẫn lưu
- Nguy cơ biến chứng nhiễm trùng do dẫn lưu, vết mổ
Câu 2 : Anh (chị) hãy lập KHCS và thực hiện y lệnh, chế độ dinh dưỡng, giáo dục

sức khỏe cho người bệnh từ ngày thứ 2 sau mổ u xơ tiền liệt tuyến?
1. Lập KHCS
- Giảm đau do co thắt bàng quang, do tưới rửa cục máu đông, do ống thông tiểu
- Phòng tránh nguy cơ tổn thương niệu đạo sau mổ
- Phòng nguy cơ tổn thương da và niêm mạc do dẫn lưu
- Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
- Phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng sau mổ
- Phòng nguy cơ viêm tinh hoàn
- Hạn chế nguy cơ người bệnh tiểu không tự chủ do tổn thương cơ dưới ụ núi sau mổ
- Phòng ngừa người bệnh hẹp niệu đạo do ống thông tiểu, do nhiễm trùng niệu đạo
- Giáo dục sức khỏe
2.Thực hiện KHCS
2.1. Thực hiện y lệnh
- Thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng thuốc như: các thuốc tiêm, thuốc uống
- Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường phải báo cho bác sĩ biết.
- Thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định
2.2. Chế độ dinh dưỡng
Ăn ngay khi có nhu động ruột, thức ăn mềm, dễ nhai, đầy đủ chất dinh dưỡng vì người bệnh
thường lớn tuổi, có kèm bệnh lý mạn tính nên có nguy cơ suy dinh dưỡng dẫn đến tình trạng
chậm lành vết thương và chậm hồi phục sau mổ. Điều dưỡng cần hướng dẫn người bệnh ăn
thức ăn nhuận tràng, uống nhiều nước để tránh cho người bệnh bị táo bón vì khi táo bón người
bệnh rặn khi đại tiện và có nguy cơ chảy máu sau mổ. Nên cho người bệnh ăn thức ăn dễ tiêu
và hợp khẩu vị và ăn nhiều lần trong ngày do người già ăn kém ngon, ăn ít và do thiếu rang
2.3 Giáo dục sức khỏe:
- Khuyên người bệnh uống nhiều nước.
- Hướng dẫn theo dõi nước tiểu
- Người bệnh cần vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày.
- Hướng dẫn người bệnh về vấn đề ăn uống, hạn chế thức ăn quá mặn. Cho người bệnh ăn
thức ăn nhiều xơ, thức ăn giàu chất dinh dưỡng.
- Hướng dẫn vệ sinh bộ phận sinh dục khi đi tiểu để tránh nguy cơ nhiễm trùng tiểu.

7


- Thường xuyên theo dõi nước tiểu về màu sắc, tính chất, số lượng. Cần phát hiện các bất
thường của nước tiểu như màu đỏ, lợn cợn…
Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày nhận định và chẩn đoán chăm sóc người bệnh sau mổ
xương?

1. Nhận định người bệnh sau mổ xương
1.1.Nhận định tại chỗ
- Vết mổ: băng thấm dịch, mùi, chảy máu, phù nề chung quanh vết mổ.
- Dẫn lưu: số lượng, màu sắc, tính chất dịch.
- Tình trạng vết thương: sự phù nề, đau, mức độ đau, màu sắc da niêm.
1.2.Nhận định toàn thân
- Thường người bệnh gây mê khi phẫu thuật nên điều dưỡng cần nhận định tình trạng tim,
phổi. Trong mổ có thể mất máu do chảy máu nên thường xuyên nhận định tuần hoàn, dấu
chứng sinh tồn, tri giác để phòng ngừa choáng.
- Tình trạng nước xuất nhập, nước tiểu qua ống thông. Tình trạng sức cơ chi lành và chi
bệnh.
Tâm lý người bệnh khi biết họ có vật lạ trong xương, phải chịu bất động, đau.
- Tình trạng dinh dưỡng, cân nặng sau mổ. Nhận định ngay biến chứng tắc mạch, huyết
khối, mất mạch do hoại tử, viêm phổi, nhiễm trùng vết mổ
2. Chẩn đoán chăm sóc
- Đau do sau mổ xương
- Người bệnh nguy cơ có dấu hiệu chèn ép do bó bột sau mổ
- Nguy cơ tắc mạch do bất động sau mổ
- Nguy cơ chảy máu sau mổ
- Người bệnh lo sợ đi lại sau mổ
- Nguy cơ biến chứng các cơ quan khác sau mổ xương
- Nguy cơ viêm phổi do nằm lâu sau mổ.

- Nhiễm trùng tiểu
- Tắc mạch do bất động, do bó bột
- Vết mổ
- Nguy cơ loét do tì, đè.
Câu 4 : Anh (chị) hãy lập KHCS và thực hiện y lệnh, chế độ dinh dưỡng, hướng dẫn vận
động cho người bệnh trật khớp?

1. Lập KHCS
- Giảm lo lắng cho ngươì bệnh do nắn khớp
- Giải thích để người bệnh bất động trong thời gian nắn khớp
- Hướng dẫn chế dộ vân động khớp cho người bệnh
- Thực hiện y lệnh
- Chế độ dinh dưỡng
- Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh
2. Thực hiện KHCS
2.1 Thực hiện y lệnh
8


- Thực hiện đầy đủ, chính xác các y lệnh khi dùng thuốc như: thuốc giảm đau, thuốc an thần
(Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường phải báo cho bác sĩ biết)
- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dụng cụ, trợ giúp cho thầy thuốc khi làm các thủ thuật cần
thiết.
- Thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định
2.2. Chế độ dinh dưỡng
- Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
- Chia nhỏ các bữa ăn ( 3 bữa chính, 2 bữa phụ)
- Tăng cường rau củ quả tươi, không sử dụng bia rượu các chất kích thích...
2.3.Hướng dẫn vận động cho người bệnh
- Tập gồng cơ trong bột, tập các khớp không bị bất động. Tránh xoa bóp các khớp vì dễ

gây biến chứng viêm cơ cốt hóa.
- Khớp vai: bó bột 1 – 3 tuần, sau đó tập vận động như xoay vòng vai, bò tường, lau lưng.
Khớp khuỷu: tập nhẹ nhàng sau 2 – 3 tuần bất động, sau đó tập duỗi khớp khuỷu.
- Khớp háng: không bất động lâu, sau 6 tuần người bệnh mới được đi chống chân đau
Câu 5 : Anh (chị) hãy nêu trình bày nhận định và chẩn đoán chăm sóc người bệnh sau mổ
chấn thương cột sống?

1. Nhận định
1.1.Hỏi bệnh:
₋ Thông tin quan trọng về sức khỏe
₋ Tiền sử chấn thương do tai nạn xe, thể thao, ngã.. Có ướng rựu, bia hay thuốc an thần khi
chấn thương không? Tâm lý: trầm cảm, dận dữ, lo sợ…
₋ Tổng trạng người bệnh về cân nặng, BMI
₋ Vận động: kém sức, cử đông k, cảm giavs mất dưới chỗ tổn thương
₋ Cảm giác: Đau ngay tại vùng tổn thương hay trên, tê liệt, co giất..
1.2.Khám
₋ Da : tái tím, lanh, người bệnh không đổ mồ hôi dưới chỗ tổn thương.
₋ Hô hấp: tần số thở?, hiện tượng rút lõm lồng ngực?, lồng ngực cân dối không?.....
₋ Tim mạch: vị trí của tim, nhịp tim?, mạch, Huyết áp?
₋ Tiêu hóa: giảm hay mất nhu động ruột, bụng chướng, táo bón , đại tiện không tự?
₋ Tiết niệu: bàng quang căng , mất trương lực bàng quang ?, người bệnh tiêu tiểu không tự
chủ.
₋ Sinh dục: dương vật cương, mất khả năng tình dục.
₋ Thần kinh:
₋ Vận động: trương lực cơ ?, liệt ?
₋ Cảm giác: mất cảm giác vùng dưới tổn thương, mất cảm giác nông, sâu.
2. Chẩn đoán chăm sóc
- Nguy cơ nhiễm khuẩn sau mổ
- Nguy cơ sốc do đau
- Nguy cơ loét do nằm lâu

- Nguy cơ viêm phổi, viêm đường tiết niệu
- Nguy cơ teo cơ cứng khớp, thoái hóa khớp
- Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng
9


- Người bệnh và gia đình thiếu kiếu kiến thức về bệnh, về chăm sóc...
Phần 3 : Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình
Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày nhận định và chẩn đoán chăm sóc bà mẹ chảy máu sau
đẻ?

1.Nhận định
- Tiền sử sản phụ khoa và các bệnh khác
- Quá trình thai nghén lần này và đặc biệt là diễn biến
- Những biến cố đã xảy ra trong cuộc chuyển dạ.
- Những thay đổi toàn thân do tình trạng chảy máu:
+ Tinh thần, sắc mặt, màu sắc da, niêm mạc...
+ Các chỉ số dấu hiệu sống: mạch, huyết áp, nhịp thở...
- Các dấu hiệu tại chỗ :
+ Sự co hồi tử cung.
+ Số lượng huyết ra âm đạo trước và sau khi xoa nắn, ấn đáy tử cung.
+ Tốc độ chảy máu, đặc điểm, tính chất của huyết.
+ Các tổn thương đường sinh dục....
- Sự đáp ứng toàn thân và tình trạng chảy máu với quá trình điều trị.
- Những thay đổi khác...
- Kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng.
- Xem hồ sơ bệnh án: các y lệnh, chỉ định của thầy thuốc
2. Chẩn đoán chăm sóc
- Những tình trạng hiện tại: đẻ an toàn, mẹ khỏe, chảy máu...
- Nguy cơ rối loạn huyết động do mất máu nhiều hoặc kéo dài.

- Nguy cơ tăng nặng của bệnh khác.
- Chuẩn bị bệnh nhân, dụng cụ, phụ giúp thầy thuốc làm thủ thuật theo chỉ định.
Câu 2: Anh (chị) hãy lập KHCS và thực hiện y lệnh, chế độ dinh dưỡng, hướng dẫn vệ
sinh bộ phận sinh dục cho bà mẹ nhiễm khuẩn sau đẻ?

1. Lập KHCS bà mẹ nhiễm khuẩn sau đẻ
- Theo dõi toàn trạng và các dấu hiệu nhiễm khuẩn toàn thân.
- Theo dõi sự co hồi tử cung, sản dịch.
- Giúp vết khâu tầng sinh môn nhanh liền sẹo: vệ sinh tốt, kích thích tổ chức hạt lên nhanh
bằng các yếu tố vật lý, cắt chỉ sớm giúp thoát dịch ...
- Theo dõi sản phụ có nôn không, có bí trung, đại tiện, có đau bụng không, hoặc đại tiện phân
lỏng.
10


-Theo dõi số lượng nước tiểu trong 24 giờ.
- Động viên, giải thích để sản phụ yên tâm.
- Đảm bảo chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi.
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng, vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài cho sản phụ.
- Giáo dục sức khoẻ.
- Thực hiện y lệnh.
2.Thực hiện y lệnh, chế độ dinh dưỡng và hướng dẫn vệ sinh bộ phận sinh dục cho bà mẹ
nhiễm khuẩn sau đẻ
2.1. Thực hiện y lệnh
- Thực hiện y lệnh đầy đủ, kịp thời, chính xá
- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dụng cụ, trợ giúp cho thầy thuốc khi làm các thủ thuật cần
thiết.
2.2. Chế dộ dinh dưỡng cho bà mẹ nhiễm khuẩn sau đẻ
- Ăn tăng bữa: 3-6 bữa/ ngày ( 3 bữa chính, các bữa phụ)
- Cho sản phụ ăn đầy đủ chất, dễ tiêu, trường hợp sản phụ không ăn được cho ăn bằng ống

thông
- Ăn đa dạng: bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm với 4 nhóm chất: bột đường, đạm, béo,
vitamin và khoáng chất.
+ Tăng cường nhiều rau củ và trái cây vào chế độ ăn hàng ngày của bạn để được cung cấp đủ
vitamin và khoáng chất cần thiết, đồng thời đủ chất xơ để tránh táo bón
- Uống nước trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày
- Không sử dụng bia rượu các chất kích thích
Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết: ngay sau khi sinh hoặc chậm nhất trong vòng 1
tháng đầu sau sinh, bà mẹ được khuyên dùng 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI), ngoài ra
các bà mẹ vẫn nên tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất (ít nhất là duy trì 1 tháng đầu
sau sinh)..
2.3. Hướng dẫn vệ sinh bộ phận sinh dục cho bà mẹ nhiễm khuẩn sau đẻ
- Vệ sinh bộ phận sinh dục 3-4l/ ngày tùy vào lượng dịch ra nhiều hay ít
- Rửa toàn bộ vùng bộ phận sinh dục và tầng sinh môn từ trên xuống dưới, trước ra sau đến
khi sạch
- Thấm khô, đóng băng vệ sinh mới
- Tránh việc ngâm bộ phận sinh dục vào nước để rửa vì gây viêm nhiễm từ hậu môn sang âm
đạo
- khi đi vệ sinh xong chùi từ đằng trước ra đằng sau để tránh gây viêm nhiễm từ hậu môn sang
âm đạo
Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày dấu hiệu nhận biết và cách xử trí cương sữa, tắc sữa và áp
xe vú sau đẻ?

11


1.Cương sữa
1.1.Dấu hiệu
- Sốt từ ngày thứ 3 – 5 sau đẻ.
- Hai vú cương đau.

- Tử cung, sản dịch bình thường.
1.2.Xử trí
- Hướng dẫn bà mẹ cho con bú đúng cách. ( cách cho con bú)
- Bú hết sữa mỗi bên, nếu chưa hết phải vắt hết sữa cho vú mềm ra.
2.Tắc sữa (bầu vú sưng đau)
- Sau khi sinh 2 – 3 ngày, sữa tiết ra nhiều, đồng thời số lần trẻ bú ít, làm cho sữa tắc không
thông.
- Sữa tắc không thông là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm tuyến sữa. Phần nhiều là do vú
không sạch, trẻ bú không đủ gây ra.
- Thường xảy ra ở người mẹ trẻ và lượng sữa quá nhiều.
2.1.Dấu hiệu
- Sản phụ biểu hiện sốt.
- Bầu vú xuất hiện căng cứng vừa chạm phải rất đau.
- Bề ngoài có thể hơi đỏ, sưng, nóng và ấn đau.
2.2.Xử trí
- Cho trẻ bú bầu vú nhiều lần và cố gắng để trẻ mút cạn sữa, nếu sữa quá nhiều mà trẻ lại bú ít
thì phải vắt hoặc dùng máy hút sữa hút cạn lượng sữa thừa.
- Mỗi ngày dùng khăn bông thấm nước ấm lau chùi vú, núm vú 3 – 4 lần (có thể làm trước và
sau khi cho bú), tránh để cặn sữa, xoa nhẹ, áo lót phải được giặt thường xuyên, chú ý đến
phương pháp cho con bú.
3. Áp xe vú
3.1.Dấu hiệu
- Vú rất căng cứng. Sốt cao.
- Vú sưng ở một vùng, vùng đó nóng, đỏ, ấn đau.
- Chọc dò vùng sưng tấy thấy có mủ.
3.2.Xử trí
Chuyển lên tuyến trên sau khi cho thuốc kháng sinh liều cao
Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày nhận định và chẩn đoán chăm sóc người bệnh mắc bệnh
truyền nhiễm qua đường tình dục?


1. Nhận định
12


- Nhận định toàn trạng của bệnh nhân có liên quan đến bệnh và quá trình điều trị bệnh.
- Nhận định bộ phận mắc bệnh và tác nhân gây bệnh để có kế hoạch chăm sóc phù hợp.
- Nhận định các dấu hiệu cơ năng: đau bụng, ra khí hư...
Các dấu hiệu thực thể, xác định mức độ tổn thương để có kế hoạch chăm sóc phù hợp và hiệu
quả.
- Cần nhận định thể trạng, tinh thần, cách sống của bệnh nhân, điều đó có liên quan trực tiếp
đến kết quả điều trị.
2. Chẩn đoán chăm sóc/ nhận định các vấn đề cần chăm sóc
- Tinh thần đáp ứng với sự thay đổi khi vào viện.
- Đáp ứng của cơ thể người bệnh với chế độ điều trị như: mạch, huyết áp, đại tiểu tiện...
- Đáp ứng của tình trạng bệnh với điều trị: tiến triển của các triệu chứng như đau bụng, sốt, ra
khí hư, ngứa âm đạo, cổ tử cung ....
- Các vấn đề mới nảy sinh trong quá trình điều trị như tác dụng phụ của thuốc
Câu 5: Anh (chị) hãy nêu ưu, nhược điểm, chỉ định, chống chỉ định và hướng dẫn sử dụng
thuốc tránh thai khẩn cấp?

1.Ưu, nhược điểm
1.1 ưu điểm
- Có thể sử dụng cho phụ nữ cho con bú bắt đầu kể từ tuần thứ sáu, không ảnh hưởng đến chất
lượng và số lượng sữa.
- Không có tác dụng phụ của estrogen, không tăng nguy cơ tim mạch hoặc đột quỵ.
- Ít tác dụng phụ của estrogen như mụn, tăng cân.
- Có thể giúp ngăn ngừa:
+ U vú lành tính, ung thư vú.
+ Ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung.
+ Viêm vùng chậu.

1.2.Nhược điểm
- Tác dụng phụ thường gặp: thay đổi kinh nguyệt như rối loạn kinh nguyệt, rong huyết (thường
gặp), vô kinh hay kinh nhiều kéo dài, nhức đầu, căng vú dù ít.
- Không ngăn ngừa được thai ngoài tử cung.
- Giá thành cao.
- Không có tác dụng phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2.Chỉ định và chống chỉ định
2.1.Chỉ định
- Hầu hết các phụ nữ muốn tránh thai tạm thời mà không có chống chỉ định.
- Đặc biệt an toàn hiệu quả với phụ nữ cho con bú.
2.Chỉ định và chống chỉ định
2.1.Chỉ định
13


- Hầu hết các phụ nữ muốn tránh thai tạm thời mà không có chống chỉ định.
- Đặc biệt an toàn hiệu quả với phụ nữ cho con bú.
- Phụ nữ không thích hợp với các tác dụng phụ của viên tránh thai kết hợp.
- Phù hợp cho những phụ nữ lớn tuổi, hút thuốc lá hay bị tiểu đường và béo phì, cao huyết áp.
2.2.Chống chỉ định
- Có thai hoặc nghi ngờ có thai.
- Đã hoặc đang bị ung thư vú
- Ra máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân
- Đang bị viêm gan, xơ gan
- Đang điều trị thuốc chống co giật: phenytoin, bacbiturat... hoặc thuốc kháng sinh:
griseofulrvin, rifampicin...
- Bệnh tim mạch
3. Cách dùng viên thuốc tránh thai khẩn cấp (Postinor)
- Dùng cho phụ nữ sau giao hợp không được bảo vệ.
- Uống 1 viên càng sớm càng tốt trong vòng 72 giờ sau giao hợp không có bảo vệ, uống viên

thứ 2 cách viên thứ nhất 12 giờ.
Chú ý: nếu bị nôn trong vòng 2 giờ sau khi uống, phải uống lại. Không được dùng quá 2 lần
trong 1 tháng và không nên dùng thường xuyên
Phần 4 : Chăm sóc sức khỏe trẻ em
Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm giải phẫu sinh lý của cơ thể trẻ em liên quan đến
việc dùng thuốc và nguyên tắc sử dụng thuốc cho trẻ em?

1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý của cơ thể trẻ liên quan đến việc dùng thuốc
- Thuốc dùng cho trẻ em với liều lượng tương đối cao hơn so với người lớn, vì:
+ Chuyển hoá cơ bản của trẻ em mạnh hơn so với người lớn.
+ Tỷ lệ nước trong cơ thể trẻ em nói chung và tỷ lệ nước ngoài tế bào nói riêng cao hơn so
với người lớn.
+ Diện tích da của trẻ em tương đối rộng hơn so với người lớn.
Một số thuốc có độc tính cao đối vối trẻ em phải được dùng với liều lượng tương đối thấp
hơn so với người lớn, vì:
+ Chức năng khử độc của gan chưa hoàn thiện đầy đủ.
+ Thuốc dễ bị tích luỹ do chức năng lọc của thận còn yếu.
+ Khả năng liên kết protein với thuốc trong máu của trẻ còn kém.
- Không được dùng hoặc phải rất thận trọng khi dùng cho trẻ những loại thuốc gây ảnh hưởng
xấu đến sự phát triển của cơ thể, vì trẻ em là những cơ thể đang phát triển.
2.Các nguyên tắc chung về dùng thuốc cho trẻ em
- Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định
- Dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng.
14


- Dùng vitamin khi có nguy cơ hoặc biểu hiện thiếu vitamin.
- Bồi phụ nước và điện giải khi có nguy cơ hoặc có biểu hiện mất nưóc, mất điện giải.
- Dùng thuốc hạ sốt, khi thân nhiệt của trẻ > 38,5°C.
- Dùng thuốc hạ huyết áp, khi trẻ tăng huyết áp

- Trước khi cho trẻ dùng thuốc phải hiểu rõ:
+ Tác dụng của thuốc.
+ Liều lượng thuốc.
+ Tác dụng phụ của thuốc.
+ Đường đưa thuốc vào cơ thể.
+ Thời điểm uống thuốc: lúc mấy giò, trưốc, sau hay trong khi ăn.
+ Không được pha trộn các loại thuốc vối nhau một cách tuỳ tiện.
+ Theo dõi tác dụng của thuốc
- Trong và sau khi dùng thuốc, phải theo dõi tác dụng của thuốc, kể cả tác dụng phụ. Một số
trường hợp, có thể hướng dẫn để các bà mẹ cùng phối hợp vối điều dưỡng viên theo dõi tác
dụng của thuốc.
- Cất giữ bảo quản thuôc
- Phải hướng dẫn cho bà mẹ cất thuốc cẩn thận, để xa tầm với của trẻ, không để cho trẻ tự ý lấy
thuốc dùng, đề phòng ngộ độc thuốc
Câu 2: Anh (chị) hãy lập KHCS và thực hiện y lệnh, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh phòng
bệnh cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh?

1. Lập KHCS
- Giảm hoặc hết khó thở, tím tái
- Hạ sốt cho trẻ
- Giúp trẻ thoát khỏi tình trạng choáng ngất và không tái phát lại
- Cải thiện tình trạng phát triển thể chất của trẻ
- Giúp người bệnh và gia đình bệnh nhân hiểu về bệnh và an tâm điều trị
2.1. Thực hiện y lệnh
- Dùng thuốc điều trị theo y lệnh, đảm bảo chính xác, an toàn và hiệu quả
+ Thực hiện đầy đủ y lệnh về việc dùng các thuốc làm giảm nhịp tim, tăng sức bóp cơ tim và
giảm phù cho bệnh nhân.
+ Dùng thuốc hạ sốt theo y lệnh.
- Cho thở oxy khi chỉ định (chú ý phải hút dòm dãi (nếu có) trước khi cho thơ oxy).
- Thực hiện y lệnh xét nghiệm.

2.2. Chế độ dinh dưỡng
₋ Ăn các loại thức ăn dễ tiêu, giàu năng lượng; ăn nhiều bữa trong ngày.
₋ Động viên, giám sát việc thực hiện chế độ ăn nhạt, hạn chế nước trong suôt thời gian điều trị.
₋ Ăn đầy đủ các chất, nhất là chất đạm. Sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu như cá sữa, ăn nhiều
bữa trong ngày.
₋ Ăn bổ sung các loại rau quả có nhiều kạli như cà rốt, hồng xiêm, cam...
2.3.Vệ sinh phòng bệnh cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh
- Cho trẻ nằm phòng thoáng mát, ấm về mùa lạnh
15


- Giữ ấm, giữ gìn vệ sinh nhằm phòng tránh các bệnh nhiễm trùng nặng, kéo dài ảnh hưởng tới
sức khỏe của trẻ
+ Tắm thường xuyên bằng nước ấm, vệ sinh răng miệng
+ Quần áo chăn màn giường chiếu phải sạch sẽ.

Câu 3 : Anh (chị) hãy trình bày nhận định và chẩn đoán chăm sóc trẻ mắc nhiễm trùng
đường tiết niệu ?

1. Nhận định
- Khai thác tiền sử về các dấu hiệu của dị tật bẩm sinh hoặc sỏi ở đường tiết niệu: Són tiểu, són
tiểu giả hiệu, cơn đau quặn thận, tiểu mủ tái phát nhiều lần, khi tiểu đầu chim phồng to, đã bị
đái rắt, đái buốt, đái đục bao giờ chưa...
- Nhận định về tình trạng nhiễm trùng: thân nhiệt của trẻ, tính chất sốt, dấu hiệu rét run
Số lần tiểu trong ngày.
- Số lượng nước tiểu mỗi lần đái, số lượng nước tiểu trong ngày.
- Màu sắc nước tiểu.
- Có biểu hiện đau buốt khi đi tiểu.
- Các ổ nhiễm trùng ngoài da, cơ, tai - mũi - họng, bệnh tiêu chảy...
- Thăm khám bộ phận sinh dục ngoài: Hăm đỏ, phimosis, dị dạng...

2.Chẩn đoán chăm sóc
Một số Chẩn đoán chăm sóc thường được nêu lên đối với trẻ bị NTĐTN là:
- Đái đục, đái rắt, đái buốt do viêm nhiễm đường tiểu
- Trẻ sợ đi tiểu vì đau buốt khi đi tiểu
- Trẻ sốt cao, rét run liên quan đến quá trình nung mủ ở đường tiết niêu
- Trẻ gầy còm vỉ bệnh nhiễm trùng dường tiết niệu tái phát nhiều lần
- Trẻ ăn uống kém
- Gia đình trẻ lo lắng về tình trạng bệnh của trẻ
Câu 4: Anh (chị) hãy nguyên nhân gây co giật ở trẻ em và hướng dẫn cách xử trí trẻ bị co
giật tại nhà?

1. Nguyên nhân gây co giật ở trẻ em
- Do tổn thương thực thể ở não, màng não
- Nhiễm khuẩn ở hê thần kinh
- Viêm màng não do:
+ Vi khuẩn như phê' cầu, H. influenzae, não mô cầu, trực khuẩn lao...
+ Virus.
+ Ký sinh trùng, nấm.
- Viêm não: Hay gặp nhất là viêm não Nhật Bản B, sau đó là viêm não do các virus đưòng ruột,
sau sởi, quai bị, thuỷ đậu...
- Áp xe não: thường gặp do biến chứng của viêm tai xương chũm.
- Chấn thương sọ não
16


Co giật có thể xảy ra ngay sau chấn thương hoặc sau vài tháng, thậm chí sau vài năm (động
kinh) kể từ khi bị chấn thương như ngã, tai nạn, bị đánh đập vào vùng sọ...
- Sang chấn sản khoa
Phần lớn co giật xảy ra ở trẻ sơ sinh là do sang chấn sản khoa, do ngạt vì đẻ khó, chuyển dạ
kéo dài, phải can thiệp bởi các thủ thuật sản khoa, trong sản giật, trong nhiễm độc thai nghén...

và có tới 15% trẻ sơ sinh co giật không rõ nguyên nhân.
Do choáng chỗ trong hộp sọ
Do những khối u, khôi máu tụ, phình mạch máu não, haemangiome, xuất huyết não - màng não
do nhiều nguyên nhân khác nhau...
- Tắc mạch máu não
Do biến chứng của bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thường xảy ra ở bệnh nhân tim bẩm
sinh; do cục máu đông (embolia, trombolia) hay xảy ra
- Các bệnh thoái hoá não
Co giật thường xuất hiện muộn trong các bệnh thoái hoá chất trắng, chất xám.
- Các bệnh não bẩm sinh
Là các bệnh như não úng thuỷ (hydrocelphalia), bệnh nhỏ sọ (microcelphalia), dị dạng não...
thường xảy ra do mẹ bị các bệnh virus như cảm cúm trong 2 tháng đầu mang thai hoặc mẹ bị
các bệnh mạn tính gây thiếu oxy trong thời kỳ thai nghén như suy tim mạn, thiếu máu mạn
tính...
- Một số bệnh khác gây tổn thương não:
+ Vàng da nhân ở trẻ sơ sinh, sốt rét thề não, hội chứng Reye...
+ Do rối loạn chuyển hoá
Bao gồm rất nhiều bệnh như co giật do ngộ độc thức ăn; ngộ độc strychnin, long não,
theophylin; do thiếu vitamin B6; do hạ đường máu, hạ natri máu, hạ calci máu và các bệnh di
truyền gây rối loạn chuyển hoá như bệnh nhiễm leucin, bệnh phenylceton niệu...
+ Do cao huyết áp
Thường xảy ra trên bệnh nhân viêm cầu thận cấp có cao huyết áp, u ưa chrom, dị dạng động
mạch thận, hẹp eo động mạch chủ...
+ Do sốt cao
Thường gặp nhiều ở trẻ trong lứa tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi, co giật xảy ra khi trẻ sốt cao trên
39,5°C và hay tái phát khi trẻ sốt cao.
+ Co giật trong bệnh động kinh
Co giật trong bệnh động kinh là hậu quả của các rối loạn nêu trên hoặc bệnh tự phát có căn
nguyên ẩn.
Bệnh động kinh là sự rối loạn từng cơn về chức năng của hệ thần kinh trung ương do sự

phóng điện đột ngột, quá mức của các neuron.
- Đặc điểm của co giật trong bệnh động kinh là:
+ Co giật xảy ra đột ngột và ngắn.
+ Các cơn co giật có tính định hình lặp lại nhiều lần (các cơn giật giống nhau ở từng bệnh
nhân).
Trong cơn giật: Có các rối loạn chức năng thần kinh (đi tiểu, đi tiêu ra quần trong cơn co
giật).
17


+ Sau cơn co giật, bệnh nhân không nhớ những gì vừa xảy ra đối với mình và với xung
quanh.
+ Trên điện não đồ: Phát hiện được các đợt sóng kịch phát.
2.Hướng dẫn cách xử trí trẻ bị co giật tại nhà
- Bước 1: Cha mẹ bế trẻ nằm nghiêng (không được gập đầu bé vì không thở được) để khơi
thông đường thở do khi bị co giật, trẻ không nuốt được, đờm dãi rất dễ gây ngạt đường thở,
đặc biệt nếu rơi vào phổi có thể gây tắc thở nguy hiểm.
Vừa để trẻ nằm nghiêng, vừa nới rộng quần áo cho trẻ. Người lớn không nên vây quanh trẻ để
trẻ có không khí thở, chú ý mở phòng thoáng mát
- Bước 2: Cha mẹ tuyệt đối không nhét ngón tay, đũa vào miệng trẻ khi trẻ đang lên cơn co
giật, việc này có thể làm ảnh hưởng đến răng, xương hàm của trẻ. Đồng thời không cho trẻ ăn,
uống bất cứ thứ gì trong thời điểm này vì có thể gây tắc nghẽn đường thở.
+ Sau lần co giật thứ nhất, đợi hết cơn, cha mẹ có thể cho khăn mỏng vào giữa 2 hàm răng
của trẻ để tránh cơn sau rồi đưa trẻ đến bệnh viện.
+ Tuyệt đối không cố giữ chân giữ tay trẻ vì có thể gây chấn thương cơ xương khớp của trẻ.
- Bước 3: sau khi hết co giật, nên hạ sốt cho trẻ bằng đường uống hoặc đặt hậu môn. An toàn
nhất là dùng paracetamol với liều 15mg/kg cân nặng. Khi dùng paracetamol, tuyệt đối không
cho trẻ dùng xen kẽ với các loại thuốc hạ sốt khác.
+ Với thuốc nhét hậu môn, lưu ý là liều cố định, không được bẻ hay nhét 2-3 viên 1 lúc.
Hiện các viên đặt có liều lượng phổ biến là 80mg, 150mg, 300mg. Tuỳ vào trọng lượng cơ

thể của trẻ, bác sĩ sẽ kê liều phù hợp do khả năng bị ngộ độc thuốc qua đường đặt cao hơn
đường uống nhiều.
+ Ngoài ra, để hạ sốt, cha mẹ nên dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở
trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt. Không nên dùng các biện
pháp vật lý như chườm lạnh, bôi dầu, dán miếng hạ sốt...
Câu 5: Anh (chị) hãy lập KHCS và thực hiện y lệnh, chế độ dinh dưỡng chăm sóc trẻ bị
xuất huyết não – màng não?

1.Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc:
1.1.Trẻ bỏ bú do tăng áp lực sọ não:
+ Chuẩn bị dụng cụ chọc dò dịch não tuỷ nếu có chỉ định của thầy thuốc.
+ Có thế dùng lợi tiểu (ít hiệu quả).
+ Cho trẻ ăn bằng thìa hoặc ăn qua sonde.
1.2.Trẻ co giât do tăng áp lực so não
+ Chuẩn bị dụng cụ chọc dò dịch não tuỷ nếu có chỉ định của thầy thuốc.
+ Thực hiện y lệnh dùng thuốc cắt cơn co giật.
+ Bảo đảm thông thoáng đường thở.
+ Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.
+ Đê phòng các tai biến có thể xảy ra.
1.3.Trẻ li bì do tổn thương não
18


+ Đặt trẻ nằm đầu thấp.
+ Thỏ oxy qua sonde.
+ Cầm máu: truyền máu tươi, tiêm vitamin K.
+ Bảo đảm thông thoáng đường thở.
+ Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.
1.4.Da xanh nhơt do chảy máu não liên quan đến thiếu vitamin K:
Đặt trẻ nằm đầu thấp.

+ Thở oxy qua sonde.
+ Thực hiện truyền máu theo y lệnh.
+ Thực hiện y lệnh tiêm vitamin K.
- Trẻ khóc thét từng cơn do tăng áp lực so não
+ Chuẩn bị dụng cụ chọc dò dịch não tuỷ nếu có chỉ định của thầy thuốc.
+ Thực hiện y lệnh dùng thuốc an thần.
1.5. Dinh dưỡng và vệ sinh
- Trong thời gian điều trị, vấn đề dinh dưỡng phải đảm bảo tốt: Trẻ bỏ bú, không nuốt được
phải cho ăn qua sonde bằng thức ăn dễ tiêu nhất theo lứa tuổi, đầy đủ về số lượng và chất
lượng.
- Vệ sinh thường xuyên đế tránh bội nhiễm: vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể, vệ sinh răng
miệng...
---------------------------o0o----------------------------

19



×