Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

300 câu Trắc nghiệm Nguyên lý Cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.85 KB, 35 trang )

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
(Gồm 300 câu)
*******
HỌC PHẦN TRIẾT HỌC
3CBD1001N001. Ba bộ phận hợp thành của Chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm:
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng; Chủ nghĩa duy vật lịch sử; Chủ nghĩa xã hội khoa học
B. Kinh tế chính trị Mác – Lênin; Chủ nghĩa duy vật lịch sử; Chủ nghĩa xã hội khoa học
C. Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị Mác – Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng; Chủ nghĩa duy vật lịch sử; Kinh tế chính trị Mác – Lênin
3CBD1001N002. Những điều kiện, tiền đề khách quan của sự ra đời chủ nghĩa Mác. (Chọn câu
sai)
A. Tiền đề lý luận
B. Điều kiện kinh tế - xã hội
C. Tiền đề khoa học tự nhiên
D. Tiền đề kinh tế chính trị
3CBD1001H003. Thứ tự xuất hiện các hình thức thế giới quan trong lịch sử là:
A. Thế giới quan triết học -Thế giới quan huyền thoại - Thế giới quan tôn giáo
B. Thế giới quan tôn giáo - Thế giới quan huyền thoại -Thế giới quan triết học
C. Thế giới quan huyền thoại - Thế giới quan triết học - Thế giới quan tôn giáo
D. Thế giới quan huyền thoại - Thế giới quan tôn giáo - Thế giới quan triết học
3CBD1001N004. Khoa học nào là hạt nhân lý luận của thế giới quan?
A. Khoa học xã hội
B. Thần học
C. Khoa học tự nhiên
D. Triết học
3CBD1001H005. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, muốn nhận thức được cái tất nhiên
ta phải làm thế nào?
A. Không nên căn cứ vào những cái ngẫu nhiên
B. Nhận thức thế giới khách quan


C. Nhận thức thông qua hàng loạt cái ngẫu nhiên
D. Học tập lý luận khoa học
3CBD1001N006. Chủ nghĩa Mác ra đời trong thời gian nào?
A. Vào những năm 40 của thế kỷ XVII
B. Vào những năm 40 của thế kỷ XVIII
C. Vào những năm 40 của thế kỷ XIX
D. Vào những năm 40 của thế kỷ XX


3CBD1001H007. Điều nào sau đây trái với quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
A. Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn và vô tận, không do ai sinh ra
B. Thế giới vật chất bao gồm những bộ phận tồn tại cô lập, tách biệt nhau.
C. Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều liên hệ và chuyển hoá lẫn nhau
D. Chỉ có một thế giới là thế giới vật chất
3CBD1001H008. Bổ sung cụm từ thích hợp vào nội dung sau: “Triết học Mác – lênin là khoa học
…”
A. nghiên cứu mọi sự vật, hiện tượng, quá trình của thế giới
B. của mọi khoa học
C. nghiên cứu những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư
duy; là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho nhận thức khoa học và hoạt động thực
tiễn.
D. nghiên cứu các quy luật của sự phát triển xã hội
3CBD1001N009. Vấn đề cơ bản của triết học là:
A. Mối quan hệ giữa trời và người
B. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
C. Mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên
D. Nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và con người
3CBD1001N010. Vấn đề cơ bản của triết học có mấy mặt (hay mấy câu hỏi) cần được giải đáp?
A. Một
B. Hai

C. Ba
D. Bốn
3CBD1001N011. Quan điểm nào coi sự vật chỉ là “phức hợp những cảm giác” của cá nhân?
A. Quan điểm thần học, tôn giáo
B. Quan điểm duy tâm khách quan
C. Quan điểm duy tâm chủ quan
D. Quan điểm duy lý
3CBD1001A012. Đặc điểm chung của quan niệm duy vật thời cổ đại về vật chất là gì?
A. Đồng nhất vật chất với nguyên tử
B. Đồng nhất vật chất với những vật thể cụ thể
C. Đồng nhất vật chất với ý thức
D. Đồng nhất vật chất với khối lượng
3CBD1001H013. Xét về mặt triết học, câu ca dao: "Yêu nhau củ ấu cũng tròn. Ghét nhau bồ hòn
cũng méo" là biểu hiện của tư tưởng gì?
A. Duy vật siêu hình
B. Duy tâm chủ quan
C. Duy vật chất phác
D. Duy tâm khách quan


3CBD1001H014. Hãy bổ sung để được định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất: “Vật chất là một phạm
trù triết học dùng để chỉ…… …. được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng
ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” ?
A. các sự vật, hiện tượng
B. giới tự nhiên
C. thực tại khách quan
D. thực tế khách quan
3CBD1001H015. Thuộc tính chung nhất của vật chất là:
A. Khối lượng
B. Tồn tại

C. Phụ thuộc vào cảm giác
D. Tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người và được ý thức của con người phản
ánh
3CBD1001H016. Quan điểm duy vật biện chứng về tính chất của không gian và thời gian (chọn
phương án sai):
A. Tính khách quan
B. Tính vĩnh cửu
C. Tính vô hạn và vô tận
D. Tính nhiều chiều của không gian và thời gian
3CBD1001N017. Quan điểm duy vật biện chứng về bản chất của thế giới là:
A. Vật chất
B. Tinh thần
C. Ý niệm tuyệt đối
D. Sự tồn tại của nó
3CBD1001N018. Thế giới thống nhất ở:
A. Ý niệm tuyệt đối
B. Tính vật chất của nó
C. Tinh thần
D. Tồn tại
3CBD1001A019. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, luận điểm nào sau đây là sai:
A. Thế giới vật chất là vô cùng, vô tận
B. Các bộ phận của thế giới vật chất đều có sự liên hệ và chuyển hoá lẫn nhau
C. Thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó
D. Thế giới thống nhất ở sự tồn tại của nó
3CBD1001N020. Nguồn gốc xã hội của ý thức là:
A. Lao động và ngôn ngữ
B. Ngôn ngữ
C. Óc người
D. Hiện thực khách quan và lao động



3CBD1001N021. Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là:
A. Lao động và ngôn ngữ
B. Óc người và hiện thực khách quan tác động vào óc người
C. Hiện thực khách quan
D. Hiện thực khách quan và ngôn ngữ
3CBD1001H022. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, bản chất của ý thức là:
A. Sự phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan vào óc người
B. Là sự hồi tưởng của linh hồn
C. Là sự sao chép giản đơn, thụ động hiện thực khách quan vào óc người
D. Là sự phản ánh của óc người
3CBD1001N023.Trong kết cấu của ý thức, yếu tố nào cơ bản nhất?
A. Ý chí
B. Tri thức
C. Tiềm thức, vô thức
D. Tình cảm
3CBD1001H024. Bản chất của ý thức? Chọn câu sai.
A. Ý thức là một hiện tượng siêu nhiên, linh hồn bất tử
B. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người một cách năng động, sáng tạo.
C. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
D. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.
3CBD1001H025. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức?
A. Ý thức do vật chất quyết định
B. Ý thức do vật chất quyết định, nhưng có tính độc lập tương đối và tác động đến vật chất
thông qua hoạt động thực tiễn của con người
C. Ý thức tác động đến vật chất
D. Ý thức và vật chất là hai thực thể tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào nhau
3CBD1001H026. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức tác động đến đời
sống hiện thực bằng cách nào?

A. Ý thức tác động đến đời sống hiện thực thông qua hoạt động thực tiễn của con người
B. Ý thức tự nó có thể thay đổi được hiện thực
C. Ý thức tác động đến đời sống hiện thực chỉ bằng hoạt động lý luận thuần túy
D. Cả A,B,C
3CBD1001H027. Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
A. Phải phát hiện, phân tích và giải quyết mâu thuẫn
B. Phải có quan điểm phát triển
C. Phải xuất phát từ thực tế khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan
D. Nhận thức và cải tạo sự vật cần có quan điểm toàn diện
3CBD1001N028. Trong lịch sử triết học, phép biện chứng tồn tại dưới mấy hình thức cơ bản?
A. Một
B. Hai
C.
Ba
D. Bốn


3CBD1001N029. Nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật là nguyên lý nào?
A. Nguyên lý về tính liên tục và tính gián đoạn của thế giới vật chất
B. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển
C. Nguyên lý về sự tồn tại khách quan của vật chất
D. Nguyên lý về sự vận động và đứng im của các sự vật, hiện tượng
3CBD1001N030. Mối liên hệ phổ biến có tính chất nào? (Chọn đáp án đúng nhất):
A. Tính phổ biến – Tính chủ quan – Tính đa dạng
B. Tính đa dạng – Tính phổ biến – Tính lịch sử
C.
Tính khách quan – Tính phổ biến- Tính đa dạng
D. Tính đa dạng – Tính phổ biến – Tính quy định lẫn nhau
3CBD1001H031. Quan điểm toàn diện đòi hỏi:
A. Chỉ xem xét các mối liên hệ trong phạm vi tự nhiên và xã hội

B. Phải nhận thức sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các mặt ở bên
trong của sự vật và giữa chúng với các sự vật khác
C. Phải coi vai trò của các mối liên hệ của sự vật là ngang nhau
D. Phải tuyệt đối nhấn mạnh một mặt nhất định nào đó của sự vật.
3CBD1001H032. Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm nào?
A. Quan điểm chiết trung
B. Quan điểm ngụy biện
C. Quan điểm phiến diện
D. Cả A,B,C
3CBD1001N033. Phát triển theo quan điểm của triết học Mác - Lênin là:
A. Sự vận động có định hướng từ thấp lên cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện
B. Sự biến đổi liên tục về chất
C. Sự tăng hay giảm về lượng
D. Sự vận động theo vòng tròn tuần hoàn khép kín
3CBD1001H034. Không tuân theo quan điểm phát triển sẽ phạm sai lầm:
A. Chủ quan
B. Phiến diện
C. Bảo thủ, định kiến
D. Duy ý chí
3CBD1001N035. Theo quan điểm duy vật biện chứng thì phát triển có tính chất:
A. khách quan
B. tiền định
C. chủ quan
D. quy ước
3CBD1001A036. Theo quan điểm duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là đúng?
A. Có cái chung bản chất và có cái chung không bản chất
B. Cái bản chất bao chứa cái chung
C. Cái chung và cái bản chất không có bất cứ sự trùng khớp nào
D. Cái chung và cái bản chất là đồng nhất



3CBD1001A037. Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung (Chọn phương án sai?)
A. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình.
B. Cái riêng chỉ tồn tại trong những mối liên hệ dẫn tới cái chung.
C. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng, cái riêng phong phú, đa dạng hơn cái chung.
D. Cái riêng là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái chung. Cái chung là cái toàn bộ và phong phú
hơn cái riêng.
3CBD1001A038. Phái triết học nào cho rằng chỉ có cái chung tồn tại thực, còn cái riêng không
tồn tại thực?
A. Phái duy thực
B. Phái chiết trung
C. Phái duy danh
D. Phái ngụy biện
3CBD1001A039. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả (chọn phương án sai):
A. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả
B. Một nguyên nhân không thể sinh ra nhiều kết quả
C. Một kết quả có thể do một hay nhiều nguyên nhân tạo nên
D. Nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau
3CBD1001H040. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức(chọn phương án sai):
A. Nội dung tồn tại trong hình thức và mọi hình thức đều chứa đựng nội dung
B. Nội dung là mặt tương đối ổn định, còn hình thức thường xuyên biến đổi
C. Nội dung thay đổi thì hình thức phải thay đổi theo cho phù hợp
D. Hình thức cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung
3CBD1001H041. Theo quan điểm duy vật biện chứng, bản chất là gì?
A. Là tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật
B. Là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là mối liên hệ tương đối bền vững bên trong
sự vật
C. Là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, quá trình tạo thành sự vật
D. Bản chất là những mối liên hệ bên trong và thường xuyên biến đổi.
3CBD1001H042. Trong những khẳng định sau, khẳng định nào sai?

A. Bản chất thay đổi thì hiện tượng thay đổi
B. Bản chất phong phú hơn hiện tượng
C. Hiện tượng phản ánh bản chất
D. Hiện tượng phong phú hơn bản chất
3CBD1001H043. Mỗi sự vật, hiện tượng thường:
A. Có nhiều chất
B. Có một chất
C. Có hai chất
D. Không xác định được chất


3CBD1001H044. Trong quy luật lượng - chất, phạm trù “độ” được hiểu là:
A. Khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi tuần tự về lượng chưa dẫn tới bước nhảy về chất
B. Quá trình thay đổi căn bản về chất của sự vật
C. Thời điểm mà ở đó sự thay đổi hơn nữa về lượng sẽ dẫn tới bước nhảy về chất
D. Khoảng giới hạn mà ở đó chỉ có sự thay đổi thuần tuý về lượng mà không có bất kỳ sự thay đổi
về chất mang tính cục bộ nào.
3CBD1001N045. Quy luật lượng - chất phản ánh phương diện nào của quá trình phát triển?
A. Nguồn gốc, động lực của quá trình phát triển
B. Phương thức, cách thức chung của quá trình phát triển
C. Khuynh hướng chung của quá trình phát triển
D. Phản ánh sự biến đổi sự biến đổi về lượng của quá trình phát triển
3CBD1001H046. Câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là biểu hiện của quy luật nào?
A. Quy luật mâu thuẫn
B. Quy luật lượng - chất
C. Quy luật phủ định của phủ định
D. Quy luật của tự nhiên
3CBD1001H047. Số lượng là khái niệm phản ánh lượng của sự vật tồn tại dưới dạng nào?
A. Phản ánh lượng của sự vật tồn tại dưới dạng gián đoạn

B. Phản ánh lượng của sự vật tồn tại dưới dạng liên tục
C. Phản ánh lượng của sự vật tồn tại dưới cả 2 dạng: liên tục và gián đoạn
D. Phản ánh lượng của sự vật tồn tại dưới dạng cụ thể, cảm tính
3CBD1001H048. Quy luật mâu thuẫn phản ánh phương diện nào của quá trình phát triển?
A. Nguồn gốc, động lực của quá trình phát triển
B. Phương thức, cách thức chung của quá trình phát triển
C. Khuynh hướng chung của quá trình phát triển
D. Nguồn gốc, động lực của quá trình phát triển trong giới tự nhiên
3CBD1001A049. Thế nào là hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng (chọn phương án
sai)?
A. Hai mặt có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau
B. Hai mặt vừa có những yếu tố, thuộc tính khác nhau, vừa có những yếu tố, thuộc tính giống nhau
C. Hai mặt cùng tồn tại trong một sự vật
D. Hai mặt chỉ có những yếu tố, thuộc tính khác nhau.
3CBD1001N050. Mâu thuẫn biện chứng có tính chất:
A. khách quan
B. tiền định
C. chủ quan
D. quy ước


3CBD1001H051. Trong những loại mâu thuẫn sau đây, mâu thuẫn nào tồn tại trong suốt quá
trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng?
A. Mâu thuẫn cơ bản
B. Mâu thuẫn đối kháng
C. Mâu thuẫn bên ngoài
D. Mâu thuẫn chủ yếu
3CBD1001N052. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là:
A. Sự thỏa hiệp với nhau
B. Sự đồng nhất, tác động ngang nhau

C. Sự bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập
D. Sự nương tựa vào nhau
3CBD1001A053. Sai lầm cơ bản của phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức?
A. Xem sự vận động của thế giới hiện thực là kết quả của sự vận động tinh thần
B. Thượng đế là người điều khiển sự vận động và phát triển của thế giới
C. Biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan của thế giới hiện thực
D. Phép biện chứng là nghệ thuật tranh luận, biện luận, chứng minh
3CBD1001H054. Vận động có nguồn gốc từ đâu?
A. Tự thân, do mâu thuẫn bên trong
B. Ý niệm tuyệt đối
C. Thượng đế
D. Tinh thần
3CBD1001N055. Phủ định biện chứng có đặc điểm gì?
A. Do tác động của những lực lượng bên ngoài sự vật, hiện tượng dẫn tới sự phủ định
B. Chỉ xảy ra trong xã hội
C. Mang tính khách quan và tính kế thừa
D. Chỉ xảy ra trong tự nhiên
3CBD1001A056. Chọn câu đúng cho luận điểm: Quá trình phủ định biện chứng là:
A. Tuân theo ý muốn chủ quan của con người
B. Cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập, đưa đến sự ra đời của cái mới.
C. Làm mất đi tất cả các yếu tố của sự vật cũ
D. Làm cho sự vật không biến đổi về chất
3CBD1001H057. Điền từ thích hợp vàp chỗ trống: “:Thực tiễn là toàn bộ………..có mục đích,
mang tính lịch sử -xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội”
A. hoạt động xã hội
B. hoạt động lý luận
C. hoạt động vật chất
D. hoạt động sản xuất
3CBD1001N058. Luận điểm nào sau đây là sai?
A. Chân lý có tính khách quan

B. Chân lý có tính trừu tượng
C. Chân lý có tính cụ thể
D. Chân lý có tính tương đối và tuyệt đối


3CBD1001H059. Hoàn thiện định nghĩa sau đây : “Chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực
khách quan và được….. kiểm nghiệm”.
A. thực tế
B. thực tiễn
C. xã hội
D. con người
3CBD1001N060. Tiêu chuẩn của chân lý là:
A. Có lợi cho con người
B. Đảm bảo không mâu thuẫn trong suy luận
C. Được nhiều người thừa nhận
D. Thực tiễn
3CBD1001H061. Trường phái triết học nào cho rằng thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất
của nhận thức?
A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
C. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
D. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
3CBD1001N062. Trong nền sản xuất xã hội, loại hình sản xuất nào là cơ bản nhất?
A. Sản xuất ra bản thân con người
B. Sản xuất vật chất
C. Sản xuất tinh thần
D. Các loại hình trên có vai trò ngang nhau
3CBD1001N063. Cấu trúc của phương thức sản xuất bao gồm:
A. Lực lượng sản xuất - Quan hệ sản xuất
B. Quan hệ sản xuất - Kiến trúc thượng tầng

C. Người lao động - Tư liệu sản xuất
D. Lực lượng sản xuất - Cở sở hạ tầng
3CBD1001H064. Tính chất của lực lượng sản xuất là:
A. Tính chất xã hội hoá và tính chất hiện đại
B. Tính chất xã hội và tính chất hiện đại
C. Tính chất cá nhân và tính chất xã hội hoá
D. Tính chất hiện đại và tính chất cá nhân
3CBD1001H065. Quan hệ sản xuất bao gồm:
A. Quan hệ về phân phối sản phẩm
B. Quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất
C. Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
D. Cả A,B,C
3CBD1001A066. Xét đến cùng, nhân tố quyết định sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới là:
A. Năng suất lao động
B. Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị
C. Sự điều hành và quản lý xã hội của nhà nước
D. Sức mạnh của luật pháp


3CBD1001H067. Chủ trương thực hiện nhất quán cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta
hiện nay là:
A. Nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển
B. Sự nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất
C. Nhằm phát triển quan hệ sản xuất
D. Nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
3CBD1001N068. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: " Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những
................hợp thành kết cấu kinh tế của một xã hội nhất định"
A. Lực lượng sản xuất
B. Quan hệ sản xuất

C. Phương thức sản xuất
D. Hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc…
3CBD1001A069. Cơ sở hạ tầng của xã hội bao gồm các yếu tố nào? Chọn phương án sai.
A. Đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng, hệ thống truyền tải điện, thông tin liên lạc...
B. Quan hệ sản xuất mầm mống của phương thức sản xuất tương lai
C. Quan hệ sản xuất tàn dư của phương thức sản xuất cũ
D. Quan hệ sản xuất thống trị
3CBD1001N070. Cấu trúc của một hình thái kinh tế - xã hội bao gồm những yếu tố nào?
A. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, tư tưởng xã hội
B. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng
C. Cơ sở hạ tầng, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng
D. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng
3CBD1001H071. Điền từ thích hợp và chỗ trống: “ Phương thức sản xuất là những………..mà
con người sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất
định”.
A. phương pháp
B. cách thức
C. phương tiện
D. công cụ
3CBD1001N072. Tồn tại xã hội là gì? (Chọn phương án đúng).
A. Là đời sống vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội
B. Là sự tồn tại của các hệ thống chính trị và kinh tế của xã hội
C. Là điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội
D. Là sự tồn tại của con người và xã hội
3CBD1001N073. Yếu tố nào giữ vai trò quyết định trong tồn tại xã hội
A. Phương thức sản xuất
B. Hoàn cảnh địa lý
C. Điều kiện dân số
D. Lực lượng sản xuất



3CBD1001H074. Vai trò của phương thức sản xuất là:
A. Quyết định tính chất của xã hội
B. Quyết định sự chuyển biến của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch ử khác nhau
C. Quyết định toàn bộ kết cấu của xã hội
D. Cả A,B,C
3CBD1001N075. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Trong các nhân tố tạo thành lực lượng sản
xuất, nhân tố…….giữ vai trò quyết định”.
A. Tư liệu sản xuất
B. Người lao động
C. Công cụ sản xuất
D. Đối tượng lao động
3CBD1001A076. Nguyên sâu xa của sự xuất hiện giai cấp là:
A. Do có sản phẩm dư thừa tương đối
B. Do sự sắp đặt của Thượng đế
C. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất
D. Do sự phân công lao động xã hội
3CBD1001A077. Nguyên nhân trực tiếp của sự ra đời giai cấp trong xã hội là:
A. Do sự phân hóa giữa giàu và nghèo
B. Do sự xuất hiện của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
C. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất
D. Do sự chênh lệch về tài năng giữa các tập đoàn người
3CBD1001N078. Sự phân chia xã hội thành giai cấp bắt đầu từ hình thái kinh tế - xã hội nào?
A. Tư bản chủ nghĩa
B. Phong kiến
C. Chiếm hữu nô lệ
D. Cộng sản nguyên thủy
3CBD1001H079. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “ Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để
chỉ……..hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội”.
A. Toàn bộ các công trình như: đường giao thông, truyền tải điện, hệ thống nước sạch, bưu chính

viễn thông…
B. Toàn bộ những quan hệ sản xuất
C. Toàn bộ các cơ quan nhà nước ở quận, huyện, phường, xã.
D. Toàn bộ lực lượng sản xuất
3CBD1001A080. Cách hiểu nào sau đây về mục đích cuối cùng của đấu tranh giai cấp trong lịch
sử là đúng?
A. Đấu tranh giai cấp nhằm mục đích cuối cùng là xoá bỏ giai cấp
B. Đấu tranh giai cấp xét đến cùng là nhằm chiếm lấy quyền lực nhà nước
C. Đấu tranh giai cấp nhằm thay đổi địa vị lẫn nhau giữa các giai cấp
D. Đấu tranh giai cấp nhằm thay đổi hiện thực xã hội


3CBD1001H081. Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì:
A. Đấu tranh giai cấp sẽ tiêu diệt các giai cấp cách mạng
B. Đấu tranh giai cấp không làm cho xã hội phát triển
C. Đấu tranh giai cấp chỉ làm cho các giai cấp đối kháng đi đến thỏa hiệp với nhau, liên kết lại với nhau
D. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy xã hội phát triển
3CBD1001A082. Nhà nước XHCN được V.Lênin cho là Nhà nước đặc biệt, nhà nước không còn
nguyên nghĩa đen. Vì sao?
A. Vì nhà nước XHCN là công cụ chuyên chính của đại đa số giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, trấn áp thiểu số chống đối, xâm phạm lợi ích của tổ quốc và của nhân dân
B. Vì nhà nước XHCN coi trọng chức năng tổ chức xây dựng hơn chức năng bạo lực trấn áp.
C. Vì nhà nước XHCN quản lý dân cư theo lãnh thổ cư trú
D. Cả A,B
3CBD1001H083. Thực chất của sự phân hoá giai cấp trong xã hội có giai cấp ?
A. Do sự khác nhau về địa vị
B. Do sự khác nhau về nghề nghiệp
C. Do sự khác nhau về tài sản
D. Do sự đối lập về địa vị và quyền lợi, trong đó giai cấp này có thể chiếm đoạt kết quả lao động
của những giai cấp khác

3CBD1001N084. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước nào?
A. Nhà nước chiếm hữu nô lệ (nhà nước chủ nô)
B. Nhà nước tư sản
C. Nhà nước vô sản
D. Nhà nước phong kiến
3CBD1001A085. Yếu tố nào quan trọng nhất trong kết cấu của kiến trúc thượng tầng?(Chọn đáp
án đúng nhất)
A. Tư tưởng pháp quyền – Nhà nước
B. Tư tưởng chính trị - Nhà nước
C. Tư tưởng chính trị - Đảng phái chính trị
D. Nhà nước
3CBD1001N086. Chủ thể của lịch sử, lực lượng sáng tạo ra lịch sử là ai?
A. Tầng lớp trí trí
B. Quần chúng nhân dân
C. Giai cấp thống trị
D. Vĩ nhân, lãnh tụ
3CBD1001H087. Nguồn lực cơ bản nhất để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững là:
A. Nguồn lực tài chính
B. Các nguồn tài nguyên quốc gia
C. Nguồn lực con người
D. Sự hỗ trợ của quốc tế


3CBD1001N088. Lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử là:
A. Các nhà khoa học
B. Vĩ nhân, lãnh tụ
C. Quần chúng nhân dân
D. Nhân dân
3CBD1001N089. Chủ nghã Mác - Lênin là:

A. Lý thuyết về xã hội của C.Mác và Ph.Ăngghen
B. Hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của
Lênin.
C. Học thuyết chính trị của C.Mác và V.I. Lênin
D. Học thuyết bàn về kinh tế tư bản chủ nghĩa
3CBD1001H090. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “ Lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của
quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là………..của quá trình đó”.
A. Nhân tố quyết định
B. Hình thức biểu hiện
C. Hình thức xã hội
D. Nhân tố phụ thuộc
3CBD1001H091. Tiền đề lý luận cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác :
A. Triết học cổ điển Đức; Kinh tế chính trị học cổ điển Anh; Chủ nghĩa xã hội không tưởng
B. Triết học Khai sáng Pháp; Chủ nghĩa duy vật của Phoi ơ bắc
C. Phép biện chứng của Hêghen; Chủ nghĩa xã hội không tưởng
D. Triết học Khai sáng Pháp, Kinh tế chính trị học cổ điển Anh
3CBD1001A092. Tác phẩm nào được xem là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ
nghĩa Mác ?
A. Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844
B. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản 1848
C. Hệ tư tưởng Đức
D. Gia đình thần thánh
3CBD1001H093. V.I. Lênin đã đưa ra định nghĩa khoa học về vật chất trong hoàn cảnh nào?
A. Những phát minh mới nhất của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, làm đảo lộn
những quan niệm cổ truyền về vật chất.
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan lợi dụng và xuyên tạc những phát minh khoa học tự nhiên để phê
phán, bác bỏ chủ nghĩa duy vật.
C. Chủ nghĩa duy vật lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.
D. Cả A,B,C
3CBD1001A094. V.I. Lênin đưa ra quan điểm về việc xây dựng nền kinh tế thị trường trong thời

kỳ quá độ lên CNXH trong lý luận nào?
A. Học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp
B. Chính sách kinh tế mới (NEP)
C. Lý thuyết về sự phân kỳ trong thời kỳ quá độ lên CNXH
D. Học thuyết về nhà nước và cách mạng


3CBD1001A095. Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc từ việc tìm hiểu tác
phẩm nào của V.I.Lênin?
A. Bàn về quyền dân tộc tự quyết
B. Làm gì?
C. Bản sơ thảo lần thứ nhất về những vấn đề dân tộc và thuộc địa
D. Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản
3CBD1001H096. Mục đích học tâp, nghiên cứu môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin ?
A. Xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó
trong nhận thức và thực tiễn
B. Giúp sinh viên hiểu rõ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
C. Xây dựng niềm tin, lý tưởng cho sinh viên
D. Cả A,B,C
3CBD1001N097. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật về mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết
học?
A. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức
B. Ý thức có trước, sinh ra và quyết định vật chất
C. Không thể xác định vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định
D. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện đồng thời và tác động ngang nhau
3CBD1001N098. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mặt thứ hai của vấn đề cơ bản
của triết học?
A. Khả năng con người không thể nhận thức được thế giới
B. Khả năng con người có thể nhận thức được thế giới

C. Hoài nghi về khả năng nhận thức thế giới của con người
D. Con người chỉ nhận thức được cái hiện tượng, bề ngoài chứ không thể nhận thức được bản chất
của sự vật, hiện tượng.
3CBD1001H099. Về thực chất, chủ nghĩa nhị nguyên trong triết học có cùng bản chất với hệ
thống triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy tâm
B. Chủ nghĩa xét lại triết học
C. Chủ nghĩa hoài nghi
D. Chủ nghĩa tương đối
3CBD1001A100. Nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa duy tâm?
A. Sự tuyệt đối hoá vai trò của những lực lượng siêu tự nhiên
B. Tuyệt đối hoá một mặt, một thuộc tính nào đó của ý thức
C. Tuyệt đối hoá vai trò của giai cấp thống trị
D. Phủ nhận vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức
3CBD1001N101. Trong lịch sử, chủ nghĩa duy tâm có những hình thức cơ bản nào?
A. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan
B. Chủ nghĩa hoài nghi và thuyết bất khả tri
C. Chủ nghĩa duy linh và thần học
D. Chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa duy lý


3CBD1001H102. Đỉnh cao của quan niệm duy vật cổ đại về phạm trù vật chất ?
A. Lửa của Hê-ra-cơ-lít
B. Không khí của A-na-xi-men
C. Ngũ hành của Âm dương gia
D. Nguyên tử của Đê-mô-cơ-rít
3CBD1001H103. Theo V.I.Lênin, thuộc tính cơ bản nhất của vật chất là:
A. Tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người và được ý thức của con phản ánh
B. Tồn tại
C. Tác động trực tiếp đến các giác quan của con người

D. Tồn tại phụ thuộc vào cảm giác của con người
3CBD1001A104. Bản chất phản ánh tích cực, chủ động, sáng tạo của ý thức được hiểu là:
A. Sự phản ánh không rập khuôn
B. Sự phản ánh có chọn lọc, khái quát được bản chất của sự vật, hiện tượng.
C. Sự phản ánh giúp cho chủ thể nắm bắt được xu hướng phát triển tương lai của sự vật.
D. Cả A,B,C
3CBD1001H105. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, ý thức là thuộc tính của dạng vật
chất nào?
A. Dạng vật chất đặc biệt do tạo hoá ban tặng cho con người
B. Thuộc tính của mọi dạng vật chất
C. Thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não con người
D. Dạng vật chất vô hình không xác định
3CBD1001A106. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, sự đối lập giữa vật chất và ý thức
chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong phạm vi nào nào?
A. Xã hội
B. Nhận thức luận
C. Đấu tranh tư tưởng
D. Kinh tế
3CBD1001N107. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về nguồn gốc xã hội của ý thức ?
A. Hiện thực khách quan và óc người
B. Lao động và ngôn ngữ
C. Óc người và ngôn ngữ
D. Do sự quy ước của con người
3CBD1001A108. Ngôn ngữ xuất hiện nhằm giải quyết nhu cầu gì của con người?
A. Trao đổi thông tin
B. Diễn đạt tư tưởng, tình cảm
C. Lưu trữ tri thức để truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
D. Cả A,B,C
3CBD1001H109. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, nguồn gốc trực tiếp quyết định bản
chất xã hội của ý thức?

A. Lao động
B. Ngôn ngữ
C. Lao động và ngôn ngữ
D. Giáo dục


3CBD1001A110. Yếu tố nào khiến cho sự phản ánh của ý thức có tính năng động, sáng tạo?
A. Nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới
B. Sự tưởng tượng
C. Thực tiễn xã hội
D. Sự giao tiếp
3CBD1001A111. Trong quá trình hoạt động của ý thức thì giai đoạn nào thể hiện rõ nét và đầy
đủ nhất năng lực sáng tạo của con người?
A. Tiếp nhận thông tin
B. Xử lý thông tin
C. Vận dụng lý luận vào thực tiễn
D. Mô hình hoá đối tượng
3CBD1001H112. Ý thức có thể tác động đối với đời sống xã hội thông qua hoạt động nào của con
người (chọn đáp án đúng nhất)?
A. Hoạt động thực tiễn
B. Hoạt động chính trị - xã hội
C. Hoạt động thực nghiệm khoa học
D. Hoạt động sản xuất vật chất
3CBD1001H113. Trình độ nào của ý thức, tư tưởng có thể giúp con người hoạt động đúng và
thành công?
A. Giác ngộ lý tưởng
B. Lý luận khoa học
C. Tình cảm, ý chí
D. Hệ tư tưởng
3CBD1001H114. Phép biện chứng xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới có quan hệ với

nhau như thế nào?
A. Có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau và vận động, biến đổi không ngừng theo các quy luật
khách quan.
B. Tồn tại cô lập, tĩnh tại, không vận động, biến đổi, không có sự chuyển hoá về chất giữa chúng.
C. Sự liên hệ, vận động, biến đổi của các sự vật, hiện tượng do những lực lượng siêu tự nhiên quy
định
D. Sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là ngẫu nhiên, hỗn độn, không có quy luật.
3CBD1001N115. Hình thức nào dưới đây được xem là đỉnh cao của phép biện chứng?
A. Phép biện chứng thời cổ đại
B. Phép biện chứng duy tâm của Hê ghen
C. Phép biện chứng duy vật Mác - Lênin
D. Phép biện chứng của Hê-ra-cơ-lit
3CBD1001N116. Tư duy siêu hình phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn nào của lịch sử văn minh
nhân loại?
A. Thời nguyên thuỷ
B. Thời cổ đại
C. Thời cận đại
D. Thời hiện đại


3CBD1001H117. Người được V.I.Lênin coi là « ông tổ” của phép biện chứng trong triết học Hy
Lạp cổ đại?
A. Pla-tôn
B. A-ri-xtốt
C. Hê-ra-cơ-lít
D. E-pi-quya
3CBD1001H118. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin thì cơ sở của mối liên hệ giữa các sự
vật, hiện tượng là:
A. Do sự quy ước của con người để mô tả sự gắn kết của các sự vật, hiện tượng.
B. Tính thống nhất vật chất của thế giới.

C. Sự phản ánh của thế giới
D. Không gian và thời gian
3CBD1001H119. Mối liên hệ chủ yếu giữa nước ta với các quốc gia khác trong WTO là?
A. Kinh tế
B. Chính trị
C. Văn hoá
D. Bảo vệ môi trường
3CBD1001H120. Nguyên tắc phương pháp luận chủ yếu nào được rút ra từ việc tìm hiểu nguyên
lý về mối liên hệ phổ biến của triết học Mác – Lênin?
A. Nguyên tắc khách quan
B. Quan điểm toàn diện
C. Quan điểm phát triển
D. Quan điểm phân tích và giải quyết mâu thuẫn
3CBD1001N121. Quan điểm nào dưới đây là quan điểm biện chứng về sự phát triển:
A. Sự phát triển do Thượng đế tạo nên
B. Phát triển là sự vận động có định hướng từ thấp lên cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện
C. Sự phát triển theo đường thẳng hoặc chỉ là sự lặp lại tuần hoàn
D. Phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về lượng
3CBD1001H122. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, sự khác nhau giữa vận động và phát
triển?
A. Vận động và phát triển là hai quá trình độc lập tách rời nhau
B. Phát triển là một trường hợp đặc biệt của vận động. Đó là sự vận động đi lên và có sự xuất hiện
của cái mới.
C. Vận động là nội dung, sự phát triển là hình thức
D. Vận động thuộc về lượng, phát triển thuộc về chất
3CBD1001N123. Nguyên tắc phương pháp luận chủ yếu được rút ra từ việc nghiên cứu nguyên lý
về sự phát triển của triết học Mác – Lênin?
A. Nguyên tắc khách quan
B. Quan điểm toàn diện
C. Quan điểm phát triển

D. Quan điểm lịch sử - cụ thể


3CBD1001H124. Vì sao cái riêng lại phong phú, đa dạng hơn cái chung?
A. Vì cái riêng tồn tại nhiều vẻ
B. Vì cái riêng tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng riêng lẻ khác
C. Vì ngoài những thuộc tính, đặc điểm gia nhập vào cái chung, cái riêng còn tồn tại những cái
đơn nhất.
D. Vì cái riêng là sự vật, còn cái chung chỉ là thuộc tính
3CBD1001H125. Ví dụ nào dưới đây là sự ngẫu nhiên?
A. Trái đất quay xung quanh mặt trời và tự quay xung quanh trục của nó.
B. Vật chất luôn gắn liền với vận động.
C. Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh
D. Trường đẹp thì trò ngoan
3CBD1001H126. Trong quá trình sản xuất vật chất thì yếu tố nào được coi là hình thức xã hội
của lực lượng sản xuất?
A. Kết cấu hạ tầng
B. Quan hệ sản xuất
C. Quan hệ sự sở hữu về tư liệu sản xuất
D. Cơ sở hạ tầng
3CBD1001A127. Xét về mặt bản chất thì chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế - xã hội như
thế nào?
A. Có nền khoa học công nghệ phát triển
B. Có quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
C. Có sự phân hoá giai cấp thành hai giai cấp thống trị và bị trị.
D. Có nền sản xuất hàng hoá, theo cơ chế thị trường
3CBD1001H128. Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá?
A. Quy luật giá trị thăng dự
B. Quy luật giá trị
C. Quy luật tiết kiệm thời gian lao động

D. Quy luật tăng năng suất lao động
3CBD1001N129. Phạm trù nào dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa
dẫn tới sự thay đổi căn bản về chất của sự vật?
A. Điểm nút
B. Độ
C. Bước nhảy
D. Tiến hoá
3CBD1001A130. Sự thống nhất của các mặt đối lập gắn liền với trạng thái nào của các sự vật,
hiện tượng trong thế giới khách quan?
A. Sự vật đang vận động và biến đổi
B. Sự vật, hiện tượng đang trong quá trình tiêu vong
C. Sự vật, hiện tượng đang trong quá trình được sinh ra
D. Sự vật, hiện tượng đang trong trạng thái đứng im tương đối


3CBD1001H131. Phủ định biện chứng là:
A. Sự thay thế cái cũ bằng cái mới
B. Phủ định một lần là tiêu diệt sự vật, không tạo tiền đề cho sự phát triển của chúng.
C. Phủ định có kế thừa và tạo điều kiện cho sự phát triển tiếp theo của sự vật
D. Cả a,b,c đều sai
3CBD1001N132. Theo quan điểm duy vật biện chứng, xu hướng của sự phát triển được mô
phỏng như thế nào ?
A. Đường thẳng tiến lên
B. Đường hình sin
C. Đường “xoáy ốc”
D. Đường tròn khép kín
3CBD1001H133. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, thực tiễn là:
A. Toàn bộ hoạt động tinh thần của con người
B. Toàn bộ hoạt động vật chất của con nhằm cải biến giới tự nhiên
C. Toàn bộ hoạt động có mục đích của con nhằm cải biến đời sống xã hội

D. Toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử -xã hội của con người nhằm cải biến
tự nhiên và xã hội
3CBD1001N134. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, nhận thức cảm tính bao gồm những
hình thức nào?(Xếp theo thứ tự từ thấp lên cao)
A. Kinh nghiệm, tình cảm, ý chí
B. Khái niệm, phán đoán, suy luận
C. Cảm giác, tri giác, biểu tượng
D. Cảm giác, tình cảm, tri giác
3CBD1001H135. Trong thời đại ngày nay, nhân tố nào đã và đang trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp?
A. Nhà nước
B. Chính trị
C. Khoa học
D. Công nghệ hiện đại
3CBD1001H136. Trường hợp nào dưới đây dẫn đến sự kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản
xuất?
A. Quan hệ sản xuất lạc hậu hoặc bị áp đặt vượt trước thực trạng của lực lượng sản xuất
B. Quan hệ sản xuất được áp đặt chủ quan duy ý chí, vượt trước thực trạng của lực lượng sản xuất
C. Quan hệ sản xuất thống nhất với lực lượng sản xuất
D. Quan hệ sản xuất thích ứng với thực trạng của lực lượng sản xuất
3CBD1001A137. Nước ta quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN, thực chất là bỏ qua những gì?
A. Nền sản xuất TBCN
B. Nền văn minh TBCN
C. Sự thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN
D. Việc xác lập kiến trúc thượng tầng TBCN


3CBD1001N138. Trong xã hội có giai cấp thì hình thái ý thức xã hội nào có tác động mạnh mẽ và
chi phối các hình thái ý thức xã hội khác?
A. Đạo đức

B. Tôn giáo
C. Chính trị
D. Nghệ thuật
3CBD1001H139. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con và bản chất con người?
A. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội
B. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội
C. Con người là sản phẩm, đồng thời là chủ thể của lịch sử
D. Cả A, B, C
3CBD1001N140. Vai trò của lãnh tụ đối với phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân
(chọn đáp án sai)?
A. Thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tiến bộ xã hội
B. Là người sáng lập các tổ chức chính trị -xã hội của quần chúng và là linh hồn của các tổ chức
đó
C. Lãnh tụ của mỗi thời đại chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ đặt ra của thời đại đó
D. Lãnh tụ là người có sức mạnh bẩm sinh, huyền bí
3CBD1001H141. Ý thức xã hội là sự phản ánh:
A. Giới tự nhiên, xã hội và tư duy
B. Hiện thực khách quan
C. Tồn tại xã hội
D. Hoạt động sản xuất vật chất
3CBD1001H142. Hiểu thế nào là tính độc lập tương đối của ý thức xã hội?
A. Ý thức xã hội khi được hình thành lại có quy luật phát triển riêng, song vẫn phụ thuộc vào tồn
tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội.
B. Ý thức xã hội có tính độc lập riêng, hoàn toàn không phụ thuộc vào tồn tại xã hội
C. Ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội
D. Ý thức xã hội và tồn tại xã hội là 2 phạm trù hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau
3CBD1001H143. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, cách mạng xã hội là (chọn đáp án
sai)?
A. Sự biến đổi căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội
B. Lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị phản động

C. Phương thức chuyển từ hình thái kinh tế -xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế -xã hội mới
cao hơn
D. Là sự lật đổ chính quyền do một bộ phận của giai cấp thống trị tiến hành nhưng không làm thay
đổi bản chất của chế độ đó.
3CBD1001N144. Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội?
A. Do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiến bộ và quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu
B. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị
C. Sự trưởng thành của giai cấp lãnh đạo cách mạng, đại diện cho phương thức sản xuất mới tiến
bộ hơn
D. Do giai cấp thống trị không thể tiếp tục thống trị như trước được nữa.


3CBD1001H145. Khi phân tích về sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc đầu thế kỷ XX,
V.I.Lênin đã nêu ra khả năng xảy ra và thắng lợi của cách mạng vô sản ở đâu?
A. Ở các nước tư bản phát triển
B. Ở các nước tư bản trung bình, thậm chí chưa qua giai đoạn phát triển TBCN
C. Ở các nước tư bản châu Âu
D. Ở các nước nghèo phương Đông
3CBD1001N146. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về vai trò của cách mạng xã hội?
A. Để điều hoà các xung đột giai cấp
B. Thúc đẩy sản xuất phát triển
C. Thay đổi chế độ chính trị
D. Cách mạng xã hội là một trong những phương thức, động lực của sự phát triển xã hội
3CBD1001N147. Những phẩm chất cơ bản của lãnh tụ một phong trào cách mạng tiến bộ (chọn
đáp án sai)?
A. Có tri thức khoa học uyên bác
B. Có năng lực tập hợp, tổ chức quần chúng nhân dân
C. Gắn bó mật thiết với quần chúng, hy sinh vì lợi ích của quần chúng nhân dân
D. Phải có một sức mạnh bẩm sinh, siêu nhiên, thần bí
3CBD1001H148. Trong đấu tranh giai cấp thì giai cấp nào giữ vai trò lãnh đạo cách mạng?

A. Giai cấp bị bóc lột
B. Giai cấp đại diện cho quyền lợi chính trị của xã hội
C. Giai cấp đại diện cho các lực lượng tiến bộ của xã hội
D. Giai cấp đối lập với giai cấp thống trị, thống nhất lợi ích với giai cấp bị trị và đại diện cho
phương thức sản xuất tiến bộ.
3CBD1001N149. Quan điểm siêu hình về sự phủ định?
A. Sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động, phát triển
B. Xoá bỏ hoàn toàn cái cũ, chấm dứt sự phát triển của chúng
C. Phủ định là điều kiện, tiền đề cho sự phát triển của sự vật
D. Sự phủ định tự thân do việc giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật
3CBD1001N150. Điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp:
“Mặt đối lập là những mặt, tính chất, đặc điểm, thuộc tính có khuynh hướng biến đổi…..và tồn tại
khách quan bên trong các sự vật, hiện tượng”
A. Khác nhau
B. Trái ngược nhau
C. Đối lập nhau
D. Gắn bó với nhau


II. HỌC PHẦN KINH TẾ - CHÍNH TRỊ
3CBD1001N151. Sản xuất hàng hóa là:
A. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để tiêu dùng.
B. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để giao nộp.
C. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất.
D. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi, để bán.
3CBD1001H152. Sản xuất hàng hóa và sản xuất tự cấp, tự túc là:
A. Khác nhau.
B. Giống nhau.
C. Làm tiền đề cho nhau.
D. Phụ thuộc nhau.

3CBD1001H153. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
A. Phân công lao động xã hội; phân công lao động quốc tế.
B. Phân công lao động xã hội; sự phụ thuộc về kinh tế giữa những người sản xuất.
C. Phân công lao động xã hội; sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất.
D. Xã hội có giai cấp
3CBD1001H154. Phân công lao động xã hội là:
A. Sự phân chia xã hội thành các ngành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội.
B. Sự phân chia lao động xã hội thành các vùng khác nhau của nền sản xuất xã hội.
C. Sự phân chia lao động xã hội thành các ngành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội.
D. Sự phân chia lao động quốc gia thành các ngành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội.
3CBD1001N155. Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa là:
A. Giá trị sử dụng và công dụng.
B. Giá trị sử dụng và giá trị.
C. Giá trị và giá trị trao đổi.
D. Giá trị và giá cả.
3CBD1001H156. Giá trị sử dụng của hàng hóa là:
A. Giá trị của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của con người.
B. Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của sản xuất.
C. Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số giá trị của con người.
D. Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của con người.
3CBD1001A157. Giá trị hàng hóa là:
A. Hao phí lao động xã hội của người tiêu dùng hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
B. Hao phí xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
C. Hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
D. Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
3CBD1001H158. Giá trị trao đổi là:
A. Quan hệ về lượng mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác.
B. Quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị này đổi lấy giá trị khác.
C. Quan hệ tỷ lệ về chất mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác.
D. Quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác.



3CBD1001N159. Mục đích của nhà sản xuất hàng hoá là:
A. Giá trị sử dụng.
B. Công dụng.
C. Lợi ích.
D. Giá trị.
3CBD1001H160. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là:
A. Lao động cụ thể và lao động phức tạp.
B. Lao động cụ thể và lao động giản đơn.
C. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
D. Lao động phức tạp và lao động trừu tượng.
3CBD1001A161.Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là:
A. Hai mặt của cùng một sản phẩm.
B. Hai mặt của cùng một hàng hóa.
C. Hai loại lao động khác nhau.
D. Hai mặt của cùng một lao động sản xuất hàng hóa.
3CBD1001A162.Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh:
A. Tính chất tư nhân và tính chất lao động.
B. Tính chất tư nhân và tính chất xã hội.
C. Tính chất tư nhân và tính chất sử dụng.
D. Tính chất tư nhân và tính chất xã hội tiêu dùng.
3CBD1001H163. Lượng giá trị của hàng hóa được đo lường bằng:
A. Thời gian lao động cá biệt cần thiết.
B. Thời gian lao động giản đơn.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Thời gian lao động cần thiết.
3CBD1001A164. Thời gian lao động xã hội cần thiết là:
A. Thời gian lao động cao nhất của các nhà sản xuất cùng một loại hàng hóa trên thị trường.
B. Thời gian lao động trung bình của các nhà sản xuất các loại hàng hóa trên thị trường.

C. Thời gian lao động giản đơn của các nhà sản xuất cùng một loại hàng hóa trên thị trường.
D. Thời gian lao động trung bình của các nhà sản xuất cùng một loại hàng hóa trên thị trường.
3CBD1001A165. Thời gian lao động xã hội cần thiết có thể do thời gian lao động cá biệt của nhà
sảnxuất:
A. Cung ứng nhiều loại hàng hóa khác nhau cho thị trường quyết định.
B. Cung ứng một loại hàng hóa cho thị trường quyết định.
C. Cung ứng đại bộ phận một loại hàng hóa cho thị trường quyết định.
D. Cung ứng đại bộ phận một loại dịch vụ cho thị trường quyết định.
3CBD1001H166. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
A. Năng suất lao động và lao động phức tạp.
B. Năng suất lao động; lao động giản đơn và lao động phức tạp.
C. Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
D. Năng suất lao động và cường độ lao động.


3CBD1001N167. Lao động giản đơn và lao động phức tạp là:
A. Hai loại lao động giống nhau.
B. Cùng loại lao động.
C. Hai loại lao động khác nhau.
D. Hai loại công việc khác nhau.
3CBD1001A168. Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động là:
A. Khác nhau nhưng có điểm giống nhau.
B. Khác nhau hoàn toàn.
C. Giống nhau.
D. Cả A và C.
3CBD1001H169. Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động có điểm giống nhau là:
A. Đều làm cho số lượng sản phẩm tăng lên trong cùng một đơn vị.
B. Đều làm cho giá cả sản phẩm tăng lên trong cùng một đơn vị thời gian.
C. Đều làm cho chất lượng sản phẩm tăng lên trong cùng một đơn vị thời gian.
D. Đều làm cho số lượng sản phẩm tăng lên trong cùng một đơn vị thời gian.

3CBD1001A170. Tăng năng suất lao động sẽ làm cho:
A. Giá trị một đơn vị hàng hóa tăng.
B. Giá trị một đơn vị hàng hóa không đổi.
C. Giá trị một đơn vị hàng hóa giảm.
D. Giá trị một đơn vị sản phẩm giảm.
3CBD1001H171. Tăng cường độ lao động không làm thay đổi:
A. Giá cả của một đơn vị hàng hóa.
B. Lượng giá trị của các hàng hóa.
C. Giá trị trao đổi của một đơn vị hàng hóa.
D. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.
3CBD1001A172. Cấu thành lượng giá trị một đơn vị hàng hóa (W).
A. W=c + p + m.
B. W=c + v + p.
C. W=k + v + m.
D. W=c + v + m.
3CBD1001N173. Tiền tệ ra đời là do:
A. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất hàng hóa.
B. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
C. Quá trình phát triển lâu dài của lưu thông hàng hóa.
D. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và phân phối hàng hóa.
3CBD1001A174. Sự phát triển của các hình thái giá trị bao gồm:
A. Hình thái giá trị giản đơn; hình thái giá trị chung; hình thái tiền tệ.
B. Hình thái giá trị giản đơn; hình thái giá trị thu hẹp; hình thái giá trị chung; hình thái tiền tệ.
C. Hình thái giá trị giản đơn; hình thái giá trị mở rộng; hình thái giá trị chung; hình thái tiền tệ.
D. Hình thái giá trị mở rộng; hình thái giá trị chung; hình thái tiền tệ.


3CBD1001H175. Bản chất tiền tệ là:
A. Một loại sản phẩm được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung.
B. Một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật trao đổi.

C. Một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung.
D. Tiền giấy và tiền đúc
3CBD1001H176. Các chức năng của tiền tệ là:
A. Thước đo giá trị
B. Thước đo giá trị; phương tiện lưu thông; phương tiện thanh toán; phương tiện cất trữ; tiền tệ thế
giới.
C. Thước đo giá trị; phương tiện lưu thông; phương tiện thanh toán; phương tiện mua bán.
D. Thước đo giá trị; phương tiện thanh toán.
3CBD1001H177. Công thức của lưu thông hàng hóa khi tiền làm môi giới trong trao đổi là:
A. T – H – T.
B. T – H – T’.
C. H – T – H.
D. Cả A và B.
3CBD1001A178. Quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở:
A. Hao phí lao động cá biệt cần thiết.
B. Hao phí lao động giản đơn cần thiết.
C. Hao phí lao động xã hội cần thiết.
D. Hao phí lao động phức tạp cần thiết.
3CBD1001H179. Quy luật giá trị vận động thông qua:
A. Giá trị thị trường.
B. Giá cả thị trường.
C. Giá trị trao đổi.
D. Trao đổi.
3CBD1001H180. Ngoài giá trị, giá cả thị trường còn phụ thuộc vào:
A. cạnh tranh.
B. cạnh tranh, sức mua của đồng tiền.
C. cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền.
D. cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền, giá trị.
3CBD1001A181. Tác dụng của quy luật giá trị là:
A. Điều tiết sản xuất và giá cả hàng hóa; kích thích cải tiến kỹ thuật; làm phân hóa những người

sản xuất hàng hóa.
B. Điều tiết sản xuất hàng hóa; kích thích cải tiến kỹ thuật; làm phân hóa những người sản xuất
hàng hóa.
C. Điều tiết trao đổi và lưu thông hàng hóa; kích thích cải tiến kỹ thuật; làm phân hóa những người
sản xuất hàng hóa.
D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa; kích thích cải tiến kỹ thuật; làm phân hóa những
người sản xuất hàng hóa.


×