Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

MẪU TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.19 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG VĂN ĐỒNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI BỀN VỮNG
HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Thừa Thiên Huế, Năm 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG VĂN ĐỒNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI BỀN VỮNG
HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG

CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
MÃ SỐ: 60440217

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG SƠN

Thừa Thiên Huế, Năm 2018


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kinh tế sinh thái có nguồn gốc từ kinh tế tự nhiên. Hoạt động kinh tế
chủ yếu của con người là khai thác các sản phẩm tự nhiên. Nền kinh tế này
kéo dài nhất trong lịch sử nhân loại. Cùng với sự phát triển của lao động và
ngôn ngữ, con người dần biết trồng trọt và chăn nuôi. Nền nông nghiệp
hữu cơ dần thay thế nền nông nghiệp săn bắt và hái lượm. Trong nông
nghiệp, con người đã biết dùng phân hữu cơ để tăng độ phì nhiêu của đất;
sử dụng biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh; biết dựa vào hệ sinh
thái để chọn giống phù hợp. Hệ sinh thái nhân tạo hình thành do có sự tác
động một cách sáng tạo của con người. Vì vậy nền kinh tế sinh thái đang
được người dân sử dụng rộng rãi.
Quá trình phát triển kinh tế và môi trường có mối quan hệ hữu cơ
với nhau. Vì vậy mô hình kinh tế sinh thái đã sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên, đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và giữ cân
bằng sinh thái trong phát triển kinh tế xã hội làm cho năng suất ổn định,
tăng tính chống chịu, tính cân bằng, tính tự trị, tính thích nghi và tính đa
dạng phát huy được trong quá trình canh tác.
Huyện Bảo Lâm là một đơn vị hành chính gắn liền với quá trình
hình thành, phát triển của tỉnh Lâm Đồng. Trong những năm gần đây,
huyện Bảo Lâm tập trung chú trọng phát triển kinh tế công nghiệp – dịch
vụ mà chưa thực sự quan tâm đến kinh tế của người dân trong địa bàn, chủ
yếu sinh sống dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, họ không thể một sớm
một chiều chuyển đổi sinh kế sang hướng khác. Với địa hình của huyện
Bảo Lâm thuộc vùng sơn nguyên tương đối bằng phẳng. Độ cao trung bình

900m so với mặt biển. Mặc dù không có nhiều núi cao (Tiou Hoan
1.444m, BNom Quanh 1.131m, BNom RLa 1.271m), chủ yếu là đồi núi,
dân số chủ yếu hoạt động trong nông nghiệp, ngành nông lâm nghiệp
chiếm 43,6% trong cơ cấu GDP. Tuy nhiên hoạt động nông lâm nghiệp của
người dân mang tính tự phát, hoạt động sản xuất con người còn thiếu bền
vững và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Trước thực trạng trên, chính quyền địa phương cần có những giải
pháp để phát huy nguồn lực trong quá trình phát triển nông nghiệp của
vùng, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng giá trị phát triển kinh tế xã hội.
Do đó, việc “ Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kinh tế
sinh thái bền vững huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng” mang lại ý nghĩa
khoa học và thực tiễn giúp cho người dân nơi đây phát triển sản xuất theo
hướng bền vững.

1


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở đánh giá các mô hình thực trạng để đề xuất các mô hình
kinh tế sinh thái cho huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng theo hướng phát triển
bền vững.
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở mục tiêu đề ra, nhiệm vụ của đề tài là:
- Tổng quan các cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài và lãnh thổ
nghiên cứu.
- Điều tra các mô hình kinh tế sinh thái trên địa bàn nghiên cứu.
- Khái quát các đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số mô
hình kinh tế.

- Đề xuất một số mô hình kinh tế sinh thái bền vững cho huyện Bảo
Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
* Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần củng cố cơ sở lý luận về thực trạng
các mô hình KTST đang áp dụng tại địa bàn. Đồng thời, đề tài cũng góp
phần làm sáng tỏ thêm quy luật phân hóa lãnh thổ và cơ sở đề xuất mô hình
kinh tế sinh thái theo hướng bền vững ở địa bàn nghiên cứu.
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu đáng tin cậy, giúp
cho các chuyên gia về quy hoạch phát triển mô hình kinh tế sinh thái tham
khảo khi hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bảo
Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Giới hạn về không gian
Đề tài được thực hiện trong phạm vi của huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm
Đồng.
* Giới hạn về thời gian
Các số liệu được đưa vào nghiên cứu được điều tra, thu thập đến năm
2017.
* Giới hạn về nội dung
2


Đề tài tập trung phân tích hiệu quả KT - XH và môi trường của một
số mô hình kinh tế sinh thái trên địa bàn nghiên cứu.
Đề xuất các mô hình KTST bền vững sẽ dựa vào mô hình KTST đặc
trưng có sẵn trên cơ sở phân tích hiệu quả KT - XH và môi trường để hoàn
thiện chúng.
6. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1. Các quan điểm tiếp cận
- Quan điểm hệ thống
- Quan điểm tổng hợp
- Quan điểm sinh thái
- Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
- Quan điểm phát triển bền vững
6.2. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu
- Phương pháp bản đồ
- Phương pháp thực địa
- Phương pháp phỏng vấn điều tra
- Phương pháp chuyên gia
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm các nhân tố sinh thái huyện Bảo Lâm, tỉnh
Lâm Đồng.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững mô hình
kinh tế sinh thái huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Chương 1:
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.1. Mô hình kinh tế sinh thái
Mô hình kinh tế sinh thái (KTST) là một lĩnh vực mới đã được đề xuất
vào thập niên 60 của thế kỷ XX (1969). Qua nhiều năm, nhiều khái niệm về mô
hình KTST được diễn giải với nhiều góc nhìn khác nhau.
Mô hình KTST là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm

của rừng, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các
diện tích đất thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái theo cộng
đồng dân cư tại địa phương (PCARRD, 1979).
Mô hình KTST có vai trò quan trọng với tài nguyên và môi trường, kinh
3


tế - xã hội và dân sinh kinh tế.
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình kinh tế sinh
thái
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình kinh tế sinh thái
bao gồm: Các nhân tố tự nhiên như đất, khí hậu, nước địa hình, sinh vật…
và các nhân tố kinh tế xã hội như dân cư, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu
thụ…
1.1.3. Vấn đề phát triển bền vững
Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được nhu cầu
hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ tương lai…”. Nói cách khác, phát triển bền vững phải đảm
bảo có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được
bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã
hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm
mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.2.1. Tình hình nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế sinh thái trên
thế giới
1.2.2. Tình hình nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế sinh thái ở Việt
Nam
1.2.3. Tình hình nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế sinh thái ở tỉnh
Lâm Đồng
1.2.4. Tình hình nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế sinh thái ở

huyện Bảo Lâm
1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
MÔI TRƯỜNG
1.4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu thực trạng đề xuất mô hình KTST trên lãnh thổ
nghiên cứu được thực hiện theo quy trình gồm 5 bước chính như sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Bước 2: Thu thập tài liệu
Bước 3: Phân chia các tiểu vùng sinh thái lãnh thổ
Bước 4: Phân tích thực trạng các mô hình KTST
Bước 5: Đề xuất các mô hình KTST bền vững trên địa bàn

4


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI HUYỆN BẢO LÂM,
TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI TỰ NHIÊN
2.1.1. Đặc điểm các nhân tố sinh thái tự nhiên
- Vị trí địa lý: Huyện Bảo Lâm có tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ
11021’36’’ - 11055’37’’ vĩ độ Bắc và từ 107 028’57’’ - 107058’07’’ kinh độ
Đông và có vị trí như sau:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Đăk Nông,.
+ Phái Nam giáp tỉnh Bình Thuận.
+ Phía Đông giáp huyện Di Linh.
+ Phía Tây giáp các huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và thành phố
Bảo Lộc.
- Địa chất: Những quá trình kiến tạo, cấu trúc địa chất và mẫu chất vùng
nghiên cứu được thể hiện rõ trong các tài liệu địa chất hiện có:

Vùng này nằm trong đới Đà Lạt, thời tiền sử đã từng bị lún xuống giữa kỷ
Jura và được trầm tích biển nông thuộc hệ tầng Bản Đôn bao phủ. Qua các hoạt
động macma phun trào, chủ yếu vào thời kỳ cuối Mezozoi, những trầm tích này ở
nhiều nơi chịu sự biến đổi nhiệt và chuyển dịch mạnh mẽ theo các nếp uốn địa
chất. Thời kỳ giữa đến cuối Cenzoi, bazan olivin kiềm của hệ tầng Túc Trưng bao
phủ hầu hết trầm tích Jura, do đó trầm tích sông phân bố hạn chế dọc bờ sông và
những khối trầm tích đá sót và deluvi phân bố khắp nơi trong các thung lũng.
- Địa hình của huyện Bảo Lâm được chia làm 3 dạng địa hình chính:
núi cao, đồi thấp và thung lũng ven sông.
+ Dạng địa hình núi cao: Là khu vực có độ dốc lớn (trên 20 0), chủ
yếu có nguồn gốc xâm nhập jura – creta (granite, dacite,..) hoặc các trầm
tích (phiến sa, phiến sét,…), diện tích khoảng 59.780 ha, chiếm 40,9%.
+ Dạng địa hình đồi núi thấp đến trung bình: Là các dải đồi hoặc núi
ít dốc (<200), có độ cao trung bình 800m, ở dạng địa hình này phần lớn có
nguồn gốc phun trào bazan, diện tích khoảng 79.102 ha, chiếm 53,4%.
+ Dạng địa hình thung lũng: Diện tích: 7.461 ha, chiếm 4,7 % tổng
diện tích toàn huyện, phân bố ven các sông, suối lớn.
- Khí hậu: Tỉnh Lâm Đồng nói chung, huyện Bảo Lâm nói riêng nằm trong
vùng khí hậu xích đạo nhiệt đới gió mùa.
2.1.2. Phân vùng sinh thái tự nhiên khu vực nghiên cứu
Việc phân chia các tiểu vùng cảnh quan ở đây được thực hiện chủ
yếu theo phương pháp từ dưới lên. Căn cứ vào mức độ phân hóa của các
yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thực vật... mà phân chia ra ba tiểu
vùng, trong đó có một tiểu vùng sinh thái cảnh quan đồi thấp, 1 tiểu vùng
sinh thái cảnh quan đồi trung bình, 1 tiểu vùng sinh thái cảnh quan đồi cao.
5


2.2. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI NHÂN VĂN
2.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội

- Dân số: Năm 2016 dân số là 116.754 người (mật độ 80 người/km2),
phân bố trên địa bàn 14 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 13 xã.
- Giáo dục đào tạo: Mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo được sắp xếp cơ bản
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Y tế: Công tác y tế thời gian qua đã được tăng cường về cơ sở vật chất,
trang thiết bị, thuốc men và cán bộ y tế, mạng lưới cơ sở y tế ngày càng được
củng cố và mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động.
- Năng lượng: Địa bàn huyện đang sử dụng nguồn điện lưới thông qua
trạm biến áp 220/110/10KV – 2x63MVA.
- Bưu chính viễn thông: Mạng lưới bưu chính – viễn thông đang từng bước
phát triển mạnh, ngày càng được hiện đại hóa với kỹ thuật tiên tiến, chất lượng
thông tin được nâng cao.
- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Với sự đầu tư ngày càng nhiều của
Trung ương, tỉnh và sự tham gia của các thành phần kinh tế, ngành CN – TTCN
phát triển đa dạng, phong phú, từ các nhà máy công nghiệp có tầm cỡ quốc gia và
đầu tư đến các sản phẩm có trình độ công nghiệp hiện đại đến những sản phẩm
thủ công.
- Thương mại, dịch vụ và du lịch: Như đã nói, huyện Bảo Lâm là một
huyện có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh Lâm Đồng, là đầu
mối giao lưu với các huyện, các tỉnh bạn, nằm trên các trục giao thông quan trọng,
có điều kiện tự nhiên thuận lợi trong phát triển nông lâm ngư nghiệp và nhiều
thắng cảnh đẹp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch.
2.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng
- Giao thông vận tải: Tổng các tuyến giao thông đường bộ của huyện Bảo
Lâm là 960 km.
- Đường thủy: Toàn huyện hiện có 21 hồ chứa nước lớn nhỏ với tổng
diện tích khoảng 937 ha, 01 đập phục vụ tưới cho khoảng 2.400 ha đất
trồng cây cà phê, chè, mắc ca…; và hệ thống sông suối chằng chịt, tổng
chiều dài lên đến 2.550 km.
2.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Thực trạng phát triển đô thị: Địa bàn huyện hiện tại có 14 xã trong đó
có 1 thị trấn với tổng dân số đô thị là 18.392 người chiếm 15,8% dân số
toàn huyện. Tổng điện tích đô thị 115,01 ha. Mật độ dân số đô thị tập trung
đông nhất ở xã Lộc An 383 người/km2 thấp nhất là xã Lộc Bảo, Lộc Lâm và
Lộc Bắc 14 người/km2.
Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn: Huyện Bảo Lâm gồm 13
xã ở khu vực nông thôn (dân số 98.362 người), chiếm 84,2 % dân số toàn
thành phố.
6


2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Huyện Bảo Lâm là một trong những trung tâm công nghiệp, nông
lâm nghiệp của tỉnh Lâm Đồng, có diện tích rộng lớn, điều kiện thuận lợi
cho việc xây dựng một đô thị đa dạng và hiện đại.
Chương 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔ
HÌNH KINH TẾ SINH THÁI HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG
3.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ SINH
THÁI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân loại mô hình kinh tế sinh thái
- Phân loại mô hình KTST dựa vào cơ sở cấu trúc, cơ sở chức năng,
cơ sở KT – XH, cơ sở sinh thái.
3.1.2. Đặc điểm và hiệu quả của các mô hình
a.Vườn – Rừng (VR)
* Hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình
- Chi phí đầu tư cho mô hình thấp, tốn ít công lao động. Trong vườn rừng
kết hợp trồng hoa màu tạo thu nhập thường xuyên cho các hộ nông dân.
- Người nông dân thu một khoản lớn sau thu hoạch rừng.

- Giải quyết việc làm cho lao động gia đình và địa phương.
Bảng 3.1: Chi phí đầu tư và thu nhập cho 1 ha đối với một số thành
phần trong mô hình Vườn - Rừng
(Đơn vị: triệu đồng)
Chi phí
Thu nhập
Chu
kỳ
Chi phí Tổng Thu
kinh Tổng
bình
thu
nhập
Loại Cây
Vật
doan
chi
Công
quân 1 nhập bình

h
phí
ha/nă
quân 1
(năm)
m
ha/năm
Tràm
5
17

10
7,0
3,4
50,0
10
Cây ăn quả
10
300
100
200
30
3750
375
Cây cà phê
15
525
300
225
35
2280
150
Cây chè
15
375
144
231
25
1290
86
Sắn

1/2
2,0
1,5
0,5
4
17
34
Chuối
1
1,5
1
0,5
1,5
32
3,2
Bí đỏ
1/2
1,2
1
0,2
2,4
7
14
Ngô
1
5
2,5
2,5
5
18

18
* Ý nghĩa môi trường của mô hình
7


Đối với mô hình VR thì khả năng bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước
và chống ô nhiễm môi trường tương đối tốt. Do người dân không sử
dụng thuốc hóa học, rừng điều hòa khí hậu. Việc mở rộng mô hình Vườn
rừng giúp tăng thêm diện tích rừng, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi
trọc theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước.
b. Vườn – Rừng – Chuồng (VRC)
* Hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình
- Đa dạng sản phẩm, bao gồm cả sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi.
Sản phẩm từ mô hình này có giá cao trên thị trường nên thu nhập từ mô
hình này tương đối cao và thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau trong mô
hình này. Vì vậy sẽ thu hút sự tham gia của nhiều hộ dân. Giải quyết rất
tốt nhu cầu lao động cho địa phương.
- Tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong vùng.
Bảng 3.2: Chi phí đầu tư và thu nhập cho 1 ha đối với một số thành
phần trong mô hình Vườn - Rừng - Chuồng
(Đơn vị: triệu đồng)
Chi phí
Thu nhập
Chu
kỳ
Chi phí Tổng Thu
kinh Tổng
bình
thu
nhập

Loại Cây
Vật
doan
chi
Công
quân 1 nhập bình

h
phí
ha/nă
quân 1
(năm)
m
ha/năm
Tràm
5
16,5
8,5
8
3,3
60,0
12
Cây ăn quả
10
240
90
150
24
4750
475

Cây cà phê
15
450
250
200
30
3300
220
Cây chè
15
375
144
231
25
1440
96
Sắn
1/2
1,5
1
0,5
3
17,5
35
Chuối
1
1,5
1
0,5
1,5

32
3,2
Bí đỏ
1/2
1,5
1
0,5
3
8,5
14
Ngô
1
6
3,5
2,5
6
20,5
20,5
Lợn
1/2
110
35
75
220
130
260

2
127
37

90
63,5
170
85
Gia cầm
1/3
9
1
8
27
17
51

1
90
30
60
90
230
230
* Ý nghĩa môi trường của mô hình
- Đối với rừng thì khả năng bảo vệ đất và nguồn nước rất tốt. Đối
8


với vườn khả năng bảo vệ nguồn nước không cao do diện tích canh tác
hẹp và thường xuyên thay đổi các loại cây trồng theo mùa vụ.
- Khả năng chống ô nhiễm môi trường tương đối , không sử dụng
thuốc hóa học.
- Việc mở rộng mô hình VRC giúp tăng thêm diện tích rừng, góp

phần phủ xanh đất trống, hạn chế vấn đề xói mòn đất.
c. Vườn – Ao – Chuồng (VAC)
* Hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình
Thu nhập từ mô hình này tương đối cao và từ nhiều nguồn khác
nhau trong mô hình. Tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương.
- Có nhiều khả năng để lan rộng, đất có độ ẩm thích hợp cho nhiều
loại cây trồng. Sản phẩm của mô hình rất đa dạng và sự hỗ trợ giữa các
thành phần rất lớn. Hiệu quả cao cả về mặt kinh tế lẫn giải quyết tốt nhu
cầu lao động cho các thành viên trong gia đình và người dân trong vùng.
Bảng 3.3: Chi phí đầu tư và thu nhập cho 1 ha đối với một số thành
phần trong mô hình Vườn - Ao – Chuồng
(Đơn vị: triệu đồng)

Loại Cây

Cây cà phê
Cây chè
Cây ăn quả
Chuối
Bí đỏ
Lợn

Gia cầm


Chu
kỳ
kinh
doan
h

(năm)
15
15
10
1
1/2
1/2
2
1/3
1

Chi phí
Tổng
chi
phí

Công

Vật


375
375
240
1,5
1,5
110
127
9
9


240
144
90
1
1
35
37
1
4

135
231
150
0,5
0,5
75
90
8
5

Thu nhập
Chi phí Tổng Thu
bình
thu
nhập
quân 1 nhập bình
ha/nă
quân 1
m

ha/năm
25
4440
290
25
1440
96
24
5000
500
3
5
10
3
5
10
220
130
260
63,5
170
85
27
17
51
9
27
27

* Ý nghĩa môi trường của mô hình

Việc trồng xen canh và đa dạng các loại cây trong vườn giúp chăm
9


sóc và cải tạo đất tốt. Khả năng bảo vệ nguồn nước rất tốt do nằm ở vùng
trũng và có ao nuôi cá nên vấn đề nước tưới được đảm bảo. Khả năng
chống ô nhiễm môi trường tốt vì không sử dụng các loại thuốc hóa học do
nhu cầu tiêu thụ thực phẩm hằng ngày của gia đình. Việc mở rộng mô
hình VAC sẽ gây ra một áp lực lên rừng như việc phá hoang mở rộng diện
tích sản xuất.
d. Rừng – Vườn – Ao – Chuồng (RVAC)
* Hiệu quả kinh tế - Xã hội của mô hình
Mô hình có quy mô lớn, tận dụng được diện tích đất hoang hóa của
địa phương. Đa dạng hóa sản phẩm góp phần tăng thu nhập đáng kể cho
người dân và có tác dụng phát triển vốn rừng bảo vệ môi trường, chống
xói mòn đất. Giữa các thành phần trong mô hình có tác động hỗ trợ nhau,
giảm chi phí đầu vào. Nhu cầu của thị trường về các sản phẩm chăn nuôi
và trồng trọt lớn. Giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Bảng 3.4: Chi phí đầu tư và thu nhập cho 1 ha đối với một số thành
phần trong mô hình Rừng - Vườn - Ao - Chuồng
(Đơn vị: triệu đồng)
Chi phí
Chu
kỳ
kinh Tổng
Loại Cây
Vật
doan
chi
Công


h
phí
(năm)
Tràm
5
16,5
8,5
8
Cây ăn quả
10
280
90
190
Cây cà phê
15
385
240
145
Cây chè
15
385
154
231
Sắn
1/2
1,5
1
0,5
Chuối

1
1,5
1
0,5
Bí đỏ
1/2
1,5
1
0,5
Ngô
1
6
3,5
2,5
Lợn
1/2
200
70
130

2
200
45
155
Gia cầm
1/3
10
2
8


1
110
30
80
* Ý nghĩa môi trường của mô hình
10

Thu nhập
Chi phí Tổng Thu
bình
thu
nhập
quân 1 nhập bình
ha/nă
quân 1
m
ha/năm
3,3
65
13
28
4350
435
25,7
4800
320
25,7
1440
96
3

15
30
1,5
30
30
3
5,5
11
6
19
19
400
210
420
100
340
170
30
17
51
110
200
200


- Đối với rừng, vườn có khả năng bảo vệ nguồn đất rất tốt
- Bảo vệ nguồn nước: Vào những năm đầu khi rừng chưa khép tán
khả năng bảo vệ nguồn nước là không có. Tuy nhiên khi rừng đã khép tán
thì khả năng bảo vệ nguồn nước là rất tốt. Đối với vườn thì khả năng bảo
vệ nguồn nước không cao do diện tích canh tác hẹp. Chuồng trại nếu như

không có biện pháp xử lý tốt sẽ dễ gây ô nhiễm nguồn nước. Ao cá nằm ở
vùng trũng nên khả năng tích nước và bảo vệ nước rất tốt.
- Chống ô nhiễm môi trường: Khả năng chống ô nhiễm môi trường
của mô hình tương đối tốt. Đối với vườn và rừng không sử dụng các loại
thuốc hóa học do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm hằng ngày của gia đình.
Ngoài ra rừng còn giúp điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất và điều hòa khí
hậu.
Việc mở rộng mô hình VACR giúp tăng thêm diện tích rừng, góp
phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo đúng chủ trương, đường lối của
Đảng và nhà nước. Tuy nhiên quản lý vật nuôi đòi hỏi cần có những biện
pháp bảo vệ rừng khi cây còn nhỏ.
e. Vườn – Chuồng
* Hiệu quả kinh tế – xã hội của mô hình
Sản phẩm của mô hình tương đối và có sự hỗ trợ giữa các thành
phần lớn. Thu nhập từ mô hình này không cao do chưa chú trọng đầu tư,
chưa áp dụng kỹ thuật, sản xuất mang tính tự cung tự cấp, ít có sản phẩm
ra thị trường. Giải quyết tốt nhu cầu lao động cho các thành viên trong gia
đình.
Bảng 3.5. Chi phí đầu tư và thu nhập cho 1 ha đối với một số thành phần
trong mô hình Vườn - Chuồng
(Đơn vị: triệu đồng)

Loại Cây

Cây cà phê
Cây chè
Cây ăn quả
Lợn

Gia cầm


Chu
kỳ
kinh
doan
h
(năm)
15
15
10
1/2
2
1/3

Chi phí
Tổng
chi
phí

Công

Vật


525
375
300
70
100
10


300
144
100
20
20
2

225
231
200
50
80
8

11

Thu nhập
Chi phí Tổng Thu
bình
thu
nhập
quân 1 nhập bình
ha/nă
quân 1
m
ha/năm
35
4800
320

25
1440
96
30
6750
675
140
85
170
100
270
135
27
16
48


* Ý nghĩa môi trường của mô hình
- Khả năng bảo vệ đất của mô hình không cao.
- Đối với vườn thì khả năng bảo vệ nguồn nước tương đối tốt do
canh tác cây công nghiệp dài ngày và trồng xen cây ăn quả, nhưng thiếu
nước vào mùa khô do không có ao cung cấp nước tưới. Chuồng trại nếu
như không có biện pháp xử lý tốt sẽ dễ gây ô nhiễm nguồn nước.
- Khả năng chống ô nhiễm môi trường tốt vì không sử dụng các loại
thuốc hóa học do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm hằng ngày của gia đình.
3.1.3. Đánh giá chung về mô hình kinh tế sinh thái
- Các chỉ tiêu đánh giá về kinh tế (3 tiêu chí): Chi phí, thu nhập, lãi
suất đầu ra.
- Các chỉ tiêu đánh giá về xã hội (1 tiêu chí): Giải quyết việc làm.
- Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả môi trường (3 tiêu chí): Khả năng

bảo vệ đất, nước, khả năng chống ô nhiễm.
3.1.4. Kết quả đánh giá hiệu quả của các mô hình kinh tế sinh thái
Bảng 3.6. Kết quả điểm tính theo trọng số của các mô hình Kinh tế sinh
thái trên địa bàn nghiên cứu
1
2
3
4
5

Tên mô hình
VAC
RVAC
VC
RVC
VR

Mức độ bền vững
2
2
3
2
2

+ Trong số các mô hình ở mức tương đối bền vững, xếp theo thứ tự
từ cao xuống thấp là: VAC, VR, RVC, RVAC.VC.
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI BỀN VỮNG
HUYỆN BẢO LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG
3.2.1. Cơ sở khoa học đề xuất các mô hình kinh tế sinh thái ở địa bàn
nghiên cứu

* Căn cứ vào mức độ thích hợp của các tiểu vùng kinh tế sinh thái
đối với sự phát triển của các loại hình sử dụng
* Căn cứ đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của các
mô hình kinh tế sinh thái ở địa bàn nghiên cứu
* Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất
12


* Căn cứ định hướng phát triển mô hình kinh tế sinh thái của tỉnh
Lâm Đồng
3.2.2. Đề xuất các mô hình kinh tế sinh thái bền vững cho địa bàn
nghiên cứu
a. Tiểu vùng sinh thái cảnh quan đồi thấp (I).
Mô hình Rừng – Vườn – Ao – Chuồng được đề xuất xây dựng ở tiểu
vùng đồi thấp. Mô hình này có thể phát triển thành các trang trại do hộ
nông dân hoặc các tổ chức quản lý.
- Rừng: Thường phân bố ở khu vực đồi, có khi tách rời với nơi ở.
Cây rừng chủ yếu là keo, tràm và thông,… chiếm khoảng 15 – 20% diện
tích mô hình.
- Vườn: Thành phần trong vườn cũng tương tự mô hình RVC. Trồng
cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê trong những năm đầu trồng cây
ngắn ngày cung cấp lương thực, thực phẩm trước mắt, lấy “ngắn” nuôi dài.
Diện tích vườn chiếm từ 40 – 50% diện tích mô hình.
- Ao cá được bố trí ở trung tâm để có thể làm mát không khí và cung
cấp nước tưới. Diện tích ao chiếm khoảng 10 – 20% diện tích mô hình.
- Chuồng được xây dựng kế ao để tận dụng thức ăn dư thừa cho cá.
Chăn nuôi ở đây chủ yếu là lợn, trâu, bò, gà vịt để tận dụng nguồn lương
thực thực phẩm dư thừa. Chuồng chiếm 10 – 15% diện tích mô hình.
b. Tiểu vùng sinh thái cảnh quan đồi trung bình (II).
Với tiểu vùng sinh thái này thì mô hình được lựa chọn là Vườn – Ao

– Chuồng . Đặc điểm và thành phần mô hình như sau:
- Vườn nhà và chuồng trại phân bố ở địa hình tương đối bằng phẳng,
đất đai thường phù hợp với một số loại cây công nghiệp dài ngày như chè,
cà phê, trồng xen cây ăn quả, hoa màu, rau đậu. Vườn cung cấp thức ăn cho
gia súc, cá.
- Ao nuôi cá bố trí ở khu vực trũng, nền đất thấp hoặc tụ thủy để
thuận tiện cho việc tích nước và giữ nước. Ao có khả năng tưới vào mùa
khô đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
- Chuồng có hai loại: Chuồng nuôi gia súc, chuồng nuôi gia cầm.
Chuyên cung cấp phân bón cho cây trồng.
c. Tiểu vùng sinh thái cảnh quan đồi cao (III)
Mô hình được lựa chọn cho tiểu vùng sinh thái cảnh quan này là Rừng –
Vườn – Chuồng với các đặc điểm như sau:
- Rừng: Với chức năng vừa phòng hộ vừa khai thác kinh tế sẽ mang
lại hiệu quả kinh tế và môi trường rất tốt. Cây rừng được bố trí ở phần đỉnh
núi và sườn núi từ 40 – 60% diện tích. Gồm các loại cây như keo, tràm,
thông,…
13


- Vườn: Thành phần vườn trong mô hình này có thể phát triển thành
vườn đồi và vườn nhà. Vườn đồi có thể trồng xung quanh chân núi với các
loại cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Vườn nhà có thể bố trí những
khu vực tương đối bằng phẳng với các loại cây như chuối, dứa, bí, khoai,
sắn, ngô,…
Cây ngắn ngày trước hết cung cấp lương thực đáp ứng nhu cầu trước
mắt cho người dân, cung cấp rau xanh,… Ngoài ra, khi mới bắt đầu trồng
rừng thì cây ngắn ngày cũng là lớp thảm che phủ, chống xói mòn khi cây
rừng chưa khép tán. Vườn chiếm khoảng 30 – 40% diện tích mô hình.
- Chuồng: Chuồng ở đây ngoài những vật nuôi như trâu, bò có thể

chăn thả dê và lợn rừng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời tăng
cường lượng phân bón cho trồng trọt. Chuồng chiếm khoảng 10 – 20% diện
tích mô hình.
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH KINH
TẾ SINH THÁI BỀN VỮNG Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
- Giải pháp về nguồn vốn
- Giải pháp đưa khoa học – công nghệ vào sản xuất
- Giải pháp tổ chức và quản lý sản xuất
- Giải pháp thị trường – thương mại
- Giải pháp môi trường sinh thái
- Giải pháp về chính sách

14


KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng và xây dựng cơ sở khoa học
cho đề xuất các mô hình kinh tế sinh thái huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
có thể rút ra một số kết luận như sau:
- Đề tài đã tổng hợp qua các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến vấn đề nghiên cứu. Đưa ra các chỉ tiêu đánh giá về kinh tế, xã hội,
môi trường để từ đó làm cơ sở xác định, so sánh hiệu quả các mô hình.
- Đề tài nghiên cứu được đặc điểm của các nhân tố sinh thái (bao
gồm nhân tố sinh thái tự nhiên và nhân tố sinh thái nhân văn) ở huyện
Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
- Trên cơ sở những đặc trưng về các yếu tố sinh thái tự nhiên của
địa bàn nghiên cứu, đề tài đã thành lập được bản đồ phân vùng sinh thái
cảnh quan địa bàn nghiên cứu với ba tiểu vùng sinh thái như sau: Tiểu
vùng sinh thái cảnh quan đồi thấp với diện tích 45.716,19 ha, tiểu vùng

sinh thái cảnh quan đồi trung bình với diện tích 89.760,51 ha và tiểu vùng
sinh thái cảnh quan đồi cao với diện tích 10.866,19 ha.
- Đề tài đã phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức và mức độ bền vững của các mô hình KTST tại địa bàn nghiên
cứu. Để từ đó xây dựng bộ tiêu chí đánh giá theo hướng phát triển bền
vững với 7 tiêu chí, bao gồm: Chi phí, thu nhập, lãi suất đầu ra, giải quyết
việc làm, khả năng bảo vệ đất, nước, khả năng chống ô nhiễm.
- Căn cứ vào kết quả phân tích hiệu quả KT - XH và mức độ bền
vững của các mô hình KTST trên địa bàn nghiên cứu, tác giả đề xuất một
số mô hình KTST phù hợp với các tiểu vùng sinh thái cảnh quan trên cơ
sở các mô hình có sẵn, từ đó bổ sung cho hoàn thiện hơn như sau:
+ Tiểu vùng sinh thái cảnh quan đồi thấp là mô hình RVAC.
+ Tiểu vùng sinh thái cảnh quan đồi trung bình là mô hình VAC.
+ Tiểu vùng sinh thái cảnh quan đồi cao là mô hình RVC.
- Đề xuất được 6 giải pháp nhằm định hướng xây dựng và phát triển
các mô hình KTST ở địa bàn nghiên cứu, bao gồm các giải pháp về nguồn
vốn, khoa học - công nghệ, tổ chức và quản lý sản xuất, thị trường thương mại, môi trường sinh thái và chính sách.
15


2. Kiến nghị
Vùng huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng sản xuất với nhiều mô hình
kinh tế sinh thái khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay hiệu quả sản xuất chưa
cao, chưa được đầu tư đúng mức, kỹ thuật còn lạc hậu, mức sống người
dân chưa cao so với các địa bàn khác của tỉnh. Do đó, để phát triển mô
hình kinh tế sinh thái bền vững cần phải:
- Thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển mô hình KTST các cấp
lãnh thổ, ổn định đời sống nhân dân trong vùng. Mời các chuyên gia tư
vấn khoa học, kết hợp với việc đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khuyến
nông khuyến lâm có tâm huyết và đủ hiểu biết trong việc tổ chức và sử

dụng đất của lãnh thổ.
- Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ, nên
tập trung phát triển cây rừng, cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi theo
hướng hàng hóa ở quy mô nông trường, trang trại và đồng thời tạo thị
trường tiêu thụ sản phẩm ổn định.
- Diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn khá nhiều nên chuyển đổi
sang mục đích khác như trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất kết hợp trồng
các cây ngắn ngày bằng cách giao đất, hỗ trợ vốn cho người dân nhằm
đảm bảo chức năng phòng hộ lẫn kinh tế.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt xây dựng
hệ thống công trình thủy lợi, nâng cao và sửa chữa đường giao thông.
Đồng thời có các chính sách ưu đãi đến thu hút vốn đầu tư của các doanh
nghiệp để tạo điều kiện sản xuất phát triển.
- Trên cơ sở xác lập mô hình KTST bền vững để sản xuất đạt hiệu
quả kinh tế cao hơn mà không làm cạn kiệt tài nguyên và môi trường. Qua
một số mô hình thí điểm, tiến hành đánh giá hiệu quả KT - XH và môi
trường, từ đó nhân rộng ra đại trà.

16



×