Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tông kết Xây dụng trường chuẩn quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.07 KB, 23 trang )

UBND HUYỆN MƯỜNG ẢNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ẢNG NƯA
––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Ẳng Nưa, ngày 9 tháng 10 năm 2010
BÁO CÁO
TỔNG KẾT 10 NĂM XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA
GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
Căn cứ Quyết định số 32/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ giáo dục và Đào
tạo về việc ban hành qui chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Căn cứ kế hoạch chuẩn quốc gia của xã Ẳng Nưa.
PHẦN THỨ NHẤT
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU
XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2001-2010
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
1. Đặc điểm về địa lý, kinh tế - xã hội
- Xã Ẳng Nưa là xã vùng thấp của huyện Mường Ảng, Phía Đông giáp với thị
trấn Mường Ảng, phía Tây giáp với xã Nà Tấu huyện Điện Biên, phía Nam giáp với xã
Ẳng Cang, phía Bắc giáp với xã Mường Đăng, toàn xã có 11 bản. với tổng diện tích đất
tự nhiên là 249,8 ha, địa hình tương đối thuận lợi. Tính đến tháng 10 năm 2009 dân số
của xã Ẳng Nưa hơn 3000 người, bao gồm 3 dân tộc Thái, H’Mông, Kinh trong đó dân
tộc Thái chiếm khoảng 95% dân số.
- Hệ thống giao thông liên bản, liên xã tương đối thuận lợi tuy nhiên hiện nay mới
chỉ là hệ thống đường cấp phối. Hệ thống điện phục vụ dân sinh chưa hoàn thiện. Đời
sống nhân dân đã được cải thiện song kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nghề nông nên thu
nhập bình quân đầu người còn thấp do đó tỉ lệ hộ đói nghèo còn cao. Xã thuộc vùng hỗ
trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-
CP.


2. Đặc điểm về truyền thống cách mạng, văn hóa, giáo dục.
Về văn hoá giáo dục, Ẳng Nưa có truyền thống văn hoá lâu đời luôn giữ bản sắc
của dân tộc, truyền thống văn hoá của địa phương. Giáo dục đã có những phát triển
đáng kể, quy mô mạng lưới trường, lớp và học sinh đã ổn định, con em đồng bào dân
tộc được tạo điều kiện học tập. Tuy nhiên, với đặc điểm 100% học sinh là người dân
tộc thiểu số; hơn 70% học sinh là con em các hộ nghèo; sự quan tâm đến việc học hành
của con em ở một số bộ phận dân cư còn hạn chế. Giao thông không thuận tiện là
những trở ngại và thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu PCGD của xã.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với xã
vùng núi khó khăn thuộc chương trình 135, chương trình 30a. Đặc biệt là được sự quan
tâm của các cấp uỷ, chính quyền địa phương , đời sống của nhân dân được nâng lên,
nhận thức về công tác giáo dục có sự chuyển biến tích cực. Nhu cầu học cao hơn, Sự
nghiệp Giáo dục và Đào tạo không ngừng phát triển đã góp phần vào việc đào tạo
nguồn nhân lực cho địa phương trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Năm học 2010-2011, xã có 3 trường học, trong đó: 1 trường mầm non, 1 trường
TH, 1 trường THCS. Bên cạnh đó xã còn có Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động
thường xuyên đáp ứng nhu cầu học tập, nhu cầu về văn hóa của nhân dân.
3. Những thuận lợi, khó khăn:
1. Về thuận lợi.
- Chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia được quán triệt trong toàn xã tạo ra
quyết tâm rất cao trong cấp ủy Đảng, chính quyền, các nhà trường và toàn xã hội; đặc
biệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện mục tiêu trường chuẩn quốc
gia.
- Công tác chuẩn quốc gia được quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND - UBND
huyện; Đảng ủy, HĐND - UBND xã; Cụ thể có Nghị quyết của UBND huyện, xã, kế
hoạch thực hiện công tác chuẩn quốc gia trong năm.
- Ban chỉ đạo chuẩn quốc gia đã được kiện toàn kịp thời, có phân công nhiệm vụ
cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo chuẩn quốc gia đã xây dựng
kế hoạch chi tiết, khoa học; triển khai thực hiện cụ hiệu quả; tổ chức kiểm tra, đánh giá,
sơ kết, tổng kết kịp thời.

- Điều kiện kinh tế, văn hoá - xã hội đã có bước phát triển, đời sống nhân dân
được cải thiện làm cho nhu cầu và điều kiện học tập của con em các dân tộc trong xã
được nâng lên.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được trang bị đồng bộ, đảm bảo cho dạy
và học.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm cao, đối
với nghề nghiệp.
- Việc huy động duy trì số lượng học sinh thường xuyên đạt chỉ tiêu theo kế
hoạch giao.
- Chất lượng giáo dục được nâng lên từng bước, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp năm
sau cao hơn năm trước.
- Công tác xã hội hóa giáo dục từng bước được được đẩy mạnh. Nhận thức của
cấp uỷ, chính quyền địa phương và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò và nhiệm vụ
về công tác chuẩn quốc gia có nhiều chuyển biến rõ rệt.
- Công tác chỉ đạo của địa phương đã có nhiều kinh nghiệm sau những năm thực
hiện mục tiêu PCGD –THĐĐT.
2. Khó khăn.
2
- Xã Ẳng Nưa thuộc diện khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo theo tiêu chí mới còn
cao. Phong tục tập quán, nhận thức của nhân dân ở một số bộ phận nhân dân về công
tác Giáo dục còn hạn chế, do đó còn ảnh hưởng lớn đến công tác huy động, duy trì số
lượng và đảm bảo tỷ lệ chuyên cần, cũng như chưa có sự quan tâm đầy đủ đến điều kiện
học tập của học sinh.
- Học sinh vùng cao còn hạn chế nhiều về ngôn ngữ, sự tiếp cận xã hội ít, phần
nào ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dạy và học.
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 10 NĂM THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƯỜNG
CHUẨN QUỐC GIA( 2001- 2010)
*Công tác quán triệt, triển khai ,ban hành văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Quán triệt triển khai thực hiện đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết, Nghị định của
Đảng, Quốc hội và Chính phủ, tỉnh Điện Biện đã ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo

thực hiện nhiệm vụ chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2001-2010.
Đảng ủy chính quyền xã luôn quan tâm tới công tác xây dựng trường chuẩn quốc
gia, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, nhà nước và của toàn dân.
Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Tỉnh, của huyện, Ban chỉ đạo chuẩn quốc gia
xã đã ban hành kịp thời hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện ; hướng dẫn xây dựng kế
hoạch hoạt động hàng năm; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, định hướng những
giải pháp thực hiện .
phối kết hợp giữa Giáo dục nhà trường với Đoàn thanh niên và Hội Phụ nữ về việc
thực hiện công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo việc
dạy học trong hè, phụ đạo, giúp đỡ học sinh học yếu, kém trong năm học và trong hè để
đảm bảo chất lượng giáo dục theo tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Hoàn thiện hồ sơ
theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
* Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân xã có nhiều thay đổi. Công
tác xã hội hoá luôn được xã quan tâm chỉ đạo. Xã đã có những Chỉ thị, Nghị quyết quan
trọng nhằm phát động phong trào xã hội hoá giáo dục. Nhiều phong trào góp phần thúc
đẩy giáo dục phát triển như phong trào gửi áo ấm tình thương cho học sinh vùng cao,
thanh niên tình nguyện đi vùng cao dạy học, xây dựng xã hội học tập, gia đình, dòng
họ. Đóng góp lương thực hỗ trợ học sinh bán trú. Các Sở, Ban, Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế xã hội đã tích cực tham gia vận động trẻ em trong độ
tuổi ra lớp, tặng quà, tặng học bổng, quyên góp quần áo, sách vở, dụng cụ học tập cho
học sinh, đặc biệt là ủng hộ tiền của, công sức xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học.
Trong những năm qua, phong trào khuyến học được đẩy mạnh, hướng vào các
nhiệm vụ trọng tâm, góp phần hỗ trợ giáo dục phát triển: Hỗ trợ, giúp đỡ các bản còn
nhiều khó khăn, động viên khuyến khích kịp thời những học sinh có hoàn cảnh khó
khăn, học sinh nghèo vươn lên rèn luyện, học tập tốt, chăm lo cải thiện đời sống và học
tập của học sinh bán trú, góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục và đào tạo, đẩy
nhanh tiến độ trường chuẩn quốc gia và nâng cao chất lượng giáo dục.
Có thể thấy, trong những năm qua cấp uỷ, chính quyền trong xã quan tâm, chỉ đạo
cụ thể sâu sắc về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia. Chính quyền và nhân dân
3

tập hợp tất cả các nguồn lực để huy động học sinh tới trường, nâng cao tỷ lệ chuyên
cần, hỗ trợ học sinh nghèo, vùng khó khăn đi học và đẩy mạnh đã có kết quả cao, góp
phần tích cực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Xã.
* Nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức cho các lực
lượng trong xã hội về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Có các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức, để tăng thêm sự hiểu biết
trong cộng đồng về mục tiêu, nội dung , phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu
học.
Nhà trường phối hợp chặt chẽ với các bậc cha mẹ học sinh theo cơ chế phân công
hợp tác cùng gia đình giáo dục con em, đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa nhà
trường – giáo viên và gia đình thông qua các hình thức trao đổi thông tin như: Họp giáo
viên và gia đình, ghi sổ liên lạc.
Tổ chức các hoạt động giáo dục cụ thể: Giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật, tổ
chức các giờ ngoại khóa, hội khỏe phù đổng, tổ chức kết nghĩa với đơn vị bạn, các
phong trào uống nước nhớ nguồn, kết hợp vởi các tổ chức đoàn thể, tổ chức các cuộc thi
tìm hiểu về lịch sử Đảng, Bác Hồ, truyền thống vẻ vang của dân tộc.
* Kết quả đạt được trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010
1.Kết quả huy động học sinh hàng năm:
Các tiêu
chuẩn
2001-
2002
2002-
2003
2003-
2004
2004-
2005
2005-
2006

2006-
2007
2007-
2008
2008
- 2009
2009-
2010
Tỷ lệ 6 tuổi
vào lớp 1
69/72
=95,8%
58/58
=100%
67/67
=100%
44/44
=100%
55/55
=100 %
59/59
=100%
50/50
=100%
53/53
=100%
53/53
=100%
Huyđộngtr
ẻ 6-10tuổi

303/379
=80%
311/380
=82%
320/377
=85%
393/346
=88%
316/328
=96.3%
313/318
=98,4%
317/320
=99,1%
280/280
=100%
278/278
=100%
Tổng số trẻ
11 TNTH
58/79
=73,4%
76/91
=83,5%
72/78
=92,3%
89/93
=95,6%
55/57
=96,4%

59/59
=100%
63/63
=100%
44/44
=100%
44/44
=100%
2. Cơ sở vật chất trường lớp học:
Năm học Tổng số Kiên cố Bán kiên cố Tạm
2001-2002 18 18
2002-2003 16 16
2003-2004 16 16
4
2004-2005 16 16
2005-2006 14 8 6
2006-2007 14 8 4 2
2007-2008 14 8 4 2
2008-2009 14 8 6
2009-2010 14 8 6
2010-2011 14 8 6
3. Đội ngũ giáo viên:
Năm học
Tiểu học
Tổng
số
Trên
chuẩn
Đạt
chuẩn

GVG
Cấp trường
GVG cấp
huyện, tỉnh
2001-2002 20 1 19 5
2002-2003 19 1 18 6
2003-2004 19 1 19 10
2004-2005 19 7 12 10 7
2005-2006 19 12 7 12 7
2006-2007 19 11 8 14 5
2007-2008 20 17 3 12 10
2008-2009 20 17 3 5 10
2009-2010 19 16 3 5 10
2010-2011 19 16 3
5
*Chất lượng học sinh.
Chất lượng giáo dục:
Năm học Số lớp
Số học
sinh
Chất lượng giáo dục
Giỏi Khá
Đạt yêu
cầu
Chưa
đạt
2001 - 2002 18 379 18 56 305 0
2002 - 2003 16 380 19 57 304 0
2003 - 2004 16 374 18 56 300 0
2004 - 2005 16 346 27 59 260 0

2005 - 2006 14 316 25 54 237 0
2006 - 2007 14 310 28 62 120 0
2007 - 2008 14 280 28 61 191 0
2008 - 2009 13 270 27 81 162 0
2009 - 2010 12 278 28 83 167 0
4. Những hạn chế yếu kém, nguyên nhân và trách nhiệm của từng cấp, từng ngành,
các đoàn thể trong tổ chức thực hiện công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Các ban ngành thiếu sự quan tâm đến giáo dục. Do vậy nhà trường gặp không ít
khó khăn trong vận động và duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng dạy học.
Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ đói nghèo theo tiêu chí mới còn
cao,học sinh vùng cao còn hạn chế về tiếng việt, giao thông đi lại khó khăn phần nào
ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dạy học.
5. Bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo chỉ đạo,tổ chức thực hiện công tác xây dựng
trường chuẩn quốc gia.
Công tác xây dựng trường Chuẩn Quốc gia của trường đạt được mục tiêu kế hoạch
đề ra là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể nhân dân trong xã. Trường
tiểu học là hạt nhân, là lực lượng nòng cốt tham mưu cho huyện xã. Chúng ta phải tăng
cường tuyên truyền vận động nhân dân về truyền thống hiếu học của dân tộc ta, đồng
thời thấy được việc cho con em tới lớp tới trường học để nâng cao trình độ, coi trọng
việc mở mô hình dạy 2 buổi/ ngày để học sinh có nhiều thời gian học tập vui chơi tập
thể.
Tăng cường hơn nữa về cơ sở vật chất cho công tác dạy và học.
6
Tăng cường công tác xã họi hóa giáo dục tạo ra xã hội học tập, tuyên truyền về
giáo dục để có thể huy động trẻ trong độ tuổi ra trường ra lớp đạt tỉ lệ cao nhất.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ các bộ giáo viên công nhân viên trong nhà
trường.
PHẦN THỨ HAI
PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU
XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2011-2020

I. Mục tiêu.
Tiếp tục nâng cao nhận thức về công tác xây dựng trường Chuẩn Quốc gia, tiếp tục
quán triệt thực hiện quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT, ngày 24/10/ 2005,v/v ban
hành qui chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp uỷ, chính
quyền, các cấp và của người dân. Xác định rõ những khó khăn trong giai đoạn 2011-2020 là:
- Duy trì củng cố vững chắc trường Chuẩn Quốc gia mức I. Phấn đấu Chuẩn Quốc
gia mức II vào năm 2015.
- Huy động 100% trẻ 5 tuổi vào lớp mẫu giáo, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt tỷ lệ 100%.
Tỷ lệ trẻ 11 tuổi HTCTTH hàng năm đạt 95% trở lên.
- Trường học phải khẳng định được vai trò và vị trí của mình. Phải thực sự trở thành “
Trung tâm chính trị, giáo dục, văn hoá’’ ở xã. Thực sự trở thành “Nhà trường của dân, do
dân, vì dân’’ tạo niềm tin tưởng trong nhân dân.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: Tăng cường công tác tuyên truyền để khơi dậy
tinh thần, sức mạnh của toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục để thực hiện thắng
lợi mục tiêu xây dưng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả
công tác phối hợp giữa nhà trường với Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, các ban ngành đoàn thể
vận động và tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền. Nâng cao năng lực, trách nhiệm
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền, Ban chỉ đạo xã trong việc tổ chức thực
hiện nhiệm vụ.
- Thường xuyên kiện toàn, bổ sung, hoàn thiện hệ thống Ban chỉ đạo từ xã đến
bản; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, thường xuyên đánh giá hoạt động
của từng thành viên. Xác định rõ trách nhiệm của cán bộ chủ chốt, đảng viên, trưởng
thôn bản đối với việc thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tăng cường sự phối
hợp giữa các cấp, Ban ngành, đoàn thể trong quá trình thực hiện các mục tiêu xây dựng
trường chuẩn quốc gia.
- Nhà trường, đặc biệt là Hiệu trưởng trường học phải làm tốt chức năng tham mưu
cho cấp uỷ, chính quyền xã về lập kế hoạch thực hiện. Phân công và điều hành hoạt
động của của nhà trường. Huy động và phối hợp các lực lượng cùng vào cuộc nhằm

nâng cao chất lượng giáo dục.
7
- Nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập: Huy động, duy trì số lượng học sinh đi
học chuyên cần ở tất cả các lớp phấn đấu đạt từ đạt 98% trở lên. Không để tình trạng
học sinh bỏ học, nghỉ học... đặc biệt vào những thời điểm mùa vụ, ngày mưa rét, lễ tết…
- Tập trung chỉ đạo, tổ chức nâng cao chất lượng các hoạt động của loại hình
trường lớp nội trú, bán trú dân nuôi trong đó chú trọng quản lý và tổ chức hoạt động
học tập, hoạt động tập thể, đời sống nội trú cho học sinh, đảm bảo nền nếp và có tác
dụng giáo dục thiết thực.
- Nâng cao chất lượng dạy học các giờ chính khoá, tăng cường hướng dẫn, bồi
dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên trường học về công tác quản lý, chỉ đạo chuyên
môn và tổ chức các hoạt động giáo dục. Đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với
đối tượng học sinh.
- Tiếp tục tổ chức dạy học phụ đạo trong năm học, trong hè cho học sinh học chưa
đạt Chuẩn kiến thức kỹ năng, học sinh chưa đủ điều kiện công nhận HTCTTH. Phấn
đấu 100% số lớp được học 2 buổi/ngày. Đặc biệt đối với các học sinh nội trú, bán trú
dân nuôi phải tổ chức tốt việc quản lý, hướng dẫn học sinh học buổi tối.
- Duy trì và nâng cao chất lượng trường Chuẩn Quốc gia mức I và từng bước phấn
đấu các tiêu chí trường Chuẩn Quốc gia Mức II.
- Tăng cường cơ sở vật chất,chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên. Tăng cường đầu
tư, tập trung các nguồn lực cho thực hiện xây dựng trường Chuẩn Quốc gia.
- Bố trí hợp lý, sử dụng có hiệu quả đội ngũ CBQL, giáo viên để các trường đảm
bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu bộ môn. Tập trung bồi dưỡng CBQL, giáo viên để
nâng chuẩn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
- Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục. Làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính
quyền, Ban chỉ đạo cấp xã.
- Phát huy mạnh mẽ và hiệu quả vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội Khuyến học,
các đoàn thể,các thành viên của BCĐ các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng
trường chuẩn quốc gia. Tăng cường công tác tuyên truyền, khơi dậy tinh thần, nguồn lực
của toàn xã hội để cổ vũ, ủng hộ, tham gia vào công tác giáo dục, thực hiện mục tiêu xây dựng

Chuẩn Quốc gia mức độ II.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của cấp Uỷ Đảng, Chính quyền,
đoàn thể và các bản. Tập trung kiểm tra các đơn vị bản còn yếu về công tác chuẩn quốc
gia. Xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực giáo dục.
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình huy động, duy trì số
lượng, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần. Tập trung chỉ đạo tốt việc vận động học sinh bỏ
học ra lớp. Kịp thời nắm bắt những diễn biến bất thường về huy động, duy trì số lượng
học sinh để có biện pháp chỉ đạo, giải quyết.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về chế độ họp, báo cáo, cập nhật thông tin về
các tiêu chí về chuẩn quốc gia.
1.Chỉ tiêu :
8
Xã Ẳng Nưa đã đạt chuẩn quốc gia mức I năm 2007. Hiện tại vẫn tiếp tục
duy trì bền vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn quốc gia mức I. Nhà trường
đã và đang tiép tục phấn đấu các tiêu chí CQG mức II:
Năm học 2008-2009 phấn đấu 2 tiêu chí: Chuẩn về đội ngũ Quản lý
Công tác XHHGD
Năm học 2009-2010 phấn đấu 2 tiêu chí: Chuẩn về đội ngũ Quản lý
Công tác XHHGD
Năm học 2010-2011 phấn đấu 2 tiêu chí: Chất lượng đội ngũ GV
CSVC và trang thiết bị Dạy-Học
Phấn đấu xây dựng hoàn thiện các tiêu chí Chuẩn Quốc gia mức II vào năm 2015.
2. Kế hoạch thực hiện.
2.1 Huy động học sinh:
Các
tiêu
chuẩn
2011-
2012
2012

2013
2013
2014
2014
2015
2015
2016
2016
2017
2017
2018
2018
2019
Tỷ lệ 6
tuổi vào
lớp 1
57/57
=100%
57/57
=100%
76/76
=100%
75/75
=100%
69/69
=100%
61/61
=100%
57/57
=100%

60/60
=100%
Tổng
số trẻ
11
TNTH
62/62
=100%
56/56
=100%
53/53
=100%
52/52
=100%
54/54
=100%
57/57
=100%
56/56
=100%
76/76
=100%
2.2 Đội ngũ giáo viên:
Năm học
Tiểu học
Tổng
số
Trên
chuẩn
Đạt

chuẩn
GVG
Cấp trường
GVG cấp
huyện, tỉnh
2010-2011 20 17 3 5
2011-2012 20 18 2 6
2013-2014 23 21 2 10
9

×