Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tác phẩm của Levitan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.27 KB, 6 trang )

Là một trong những tác phẩm thành công nhất trong sự
nghiệp hội hoạ của Levitan, được đánh giá là mốc son khẳng
định vị trí và tài năng của ông trong giới hoạ sĩ Nga. Thậm
chí, bức tranh đã tạo ấn tượng tới mức khiến nhiều người vì
quá cảm khái mà cho rằng, chỉ nên tính niên đại sáng tác
của Levitan từ bức tranh này- “Tu viện yên tĩnh”.
“Tu viện yên tĩnh” được Levitan vẽ năm 1890, ý tưởng hình
thành khi ông đến thăm thành phố Iurievet- một thành phố
cổ nằm dọc bờ sông. Tại đây, những nhà thờ cổ kính, những
hồ nước phẳng lặng, trầm mặc được phủ lên lớp bèo tấm
xanh, mà mỗi khi ánh mặt trời chiếu xuống tạo thành những
vệt màu xanh biếc… đã có sức hút mãnh liệt với Levitan. Mỗi
buổi chiều, ông thường ngồi bên bờ lắng nghe tiếng chuông
của toà tu viện bên kia hồ- một toàn tu viện với nhiều
truyền thuyết nằm trong rừng, giữa những cây tùng và bách
mà dưới ánh sáng mặt trời, chúng ánh lên thành những
chiếc bóng màu thiên thanh. Và trong cái âm thanh văng
vẳng của tiếng chuông nguyện ngắn, dần dần đã nảy sinh ý
đồ của bức tranh. Trong những bức phác thảo đầu tiên của
ông, người ta không thấy dáng vẻ cụ thể của một bức tranh
phong cảnh. Có lẽ, hình ảnh rõ nét nhất trong những bức
phác thảo ấy là hình dáng những chiếc cầu mỏng manh dẫn
vào tu viện. Bởi đó chính là nét chi tiết mà Levitan thích
nhất.
Tuy nhiên, “Tu viện yên tĩnh” lại không được vẽ tại Iurievet,
và cảnh trí mà sau này chúng ta thấy trong bức tranh cũng
không phải chỉ ở Iurievet. Nó là tổng hợp của nhiều lần quan
sát, qua nhiều những bản phác thảo ghi ở nhiều nơi khác
nhau của Levitan. Với những bức phác thảo mới, ông đã vội
vã trở về Plexo. Ông cảm thấy Iurievet vẫn chưa đủ chất liệu
để ông hoàn thành tác phẩm. Và những gì Levitan cảm thấy


không đủ khi ở Iurievet đã được ông bổ sung bằng những
quan sát trên núi Soborernaia. Tại đây, ông đã chọn cho bức
tranh một bao quát có kiến trúc nhà thờ và tháp chuông
hình nón cổ kính. Levitan đã xây dựng bức tranh với lòng
say mê và sự nhẫn nại hiếm thấy. Và có một điều hầu như
chưa bao giờ xảy ra- chính Levitan cũng rất thích bức tranh.
Sau khi hoàn thành , “Tu viện yên tĩnh” được đưa tới trưng
bày ở triển lãm tranh lưu động năm 1891 và đã gây một ấn
tượng lớn tại đây. Người ta đã dùng tới những từ ngữ mà
mới nghe qua có cảm giác như hơi quá khích và cường điệu
để mô tả lại không khí thời điểm ấy- khi bức tranh của
Levitan xuất hiện- báo chí “tranh nhau” khen ngợi, còn người
xem thì khâm phục nó. Những người mà chỉ mới đó không
lâu “gào lên” rằng đối với nghệ thuật, tài năng của Levitan
đã chấm dứt rồi thì nay, lại bắt đầu “gào lên” rằng tài năng
của Levitan chỉ mới bắt đầu. Những người mà mới đó không
lâu nhận xét khả năng của Levitan không có gì nổi bật hơn
đội ngũ chung các hoạ sĩ vẽ tranh phong cảnh Nga, thì nay
phán lại rằng Levitan đã để lộ cho người ta thấy tài năng
không gì sánh nổi của ông. Người ta đã khen, đã ca ngợi “Tu
viện yên tĩnh” đến mức có cảm giác bao nhiêu ngôn từ cũng
là không đủ…
Tuy nhiên, là bức tranh gây được tiếng vang nhất, nhưng
“Tu viện yên tĩnh” cũng là bức hoạ gặp nhiều sóng gió nhất.
Ngay sau khi được đưa ra trưng bày ít lâu thì một người bạn
học cùng trường đã tung ra tin Levitan đã vay mượn chủ đề
của hắn để làm nên bức tranh tuyệt vời “Tu viện yên tĩnh”.
Lời vu khống đã ngay lập tức có tác dụng. Levitan cảm thấy
bực mình, những sự ngờ vực luôn khiến bản thân ông cảm
thấy bị tổn thương. Là người luôn xây dựng tác phẩm từ

những ấn tượng, tranh phác thảo và ký hoạ, nên thật tức
cười nếu Levitan phải dựa vào người bạn- một hoạ sĩ không
có gì nổi bật, lấy cần cù bù tài năng- để lấy cảm hứng cho
tranh của ông. Tuy nhiên, cuối cùng mọi việc cũng được
phân tỏ. Trong khi Levitan có đầy đủ bằng chứng là những
tấm ảnh ông chụp tại toà tu viện bên hồ ở Iurievet- nguồn ý
tưởng hình thành nên một “Tu viện yên tĩnh”, thì người bạn
kia chỉ có duy nhất một bức tranh xám ngoét, với những khu
rừng tối sẫm và nổi lên là một cái nhà nhỏ bé, mô típ dòng
sông Vonga thì có thể bắt gặp ở rất nhiều bức tranh của
những hoạ sĩ đương thời. Và khi người ta đặt hai bức tranh
cạnh nhau với ý nghĩ bức tranh xám ngoét kia là ý tưởng cho
bức “Tu viện yên tĩnh” đã khiến người ta phải bật cười thành
tiếng.
Sau này, người xem một lần nữa gặp lại nét vẽ, cách phối
màu và bố cục của “Tu viện yên tĩnh” phảng phất trong bức
“Tiếng chuông chiều”. Tuy nhiên, sau hai bức hoạ này,
Levitan đã không bao giờ còn quay lại với những chủ đề
tương tự.
Nói đến tranh của Levitan thì cũng nên nhắc đến bức
MùaThu Vàng nổi tiếng của ông.
[Only registered and activated users can see links] ([Only
registered and activated users can see links])
Mùa thu trên tranh của Levitan rất đa dạng .Không thể tính
hết được nhũng ngày thu mà ông vẽ tranh. Levitan đã để lại
gần 100 bức tranh về mùa thu chưa kể đến những bản phác
họa, chúng được tạo nên bằng những hình ảnh quen thuộc
từ thuở ấu thơ_nhũng đụn cỏ khô hiện ra đen thẫm từ dòng
sông nhỏ uốn quanh những dòng xóay lá của những cây
bạch dương vàng lẻ loi, rơi chậm chạp trong bầu trời còn

chưa trở gió, hay như trên 1 nền băng mỏng cơn mưa sụt
sùi trên những rừng cây đã đẵn. Nhưng ở tất cả những
phong cảnh này bất cứ điều gì cũng diễn tả,truyền đạt tốt
hơn hết là nỗi buồn của sự chia ly với những ngày trút
lá,những đám cỏ mục, những tiếng ong rít khẽ dưới mặt trời
đầu đông giá lạnh,lờ mờ sưởi ấm cho mặt đất.
Bức tranh “mùa thu vàng” của Levitan có lẽ tạo nên 1 ấn
tượng thanh thản nhất,đó là sự hòa nhịp 1cách hài hòa
,tuyệt diệu giữa thuốc màu và vải vẽ .Tất cả ở bức tranh này
dường như biểu diễn 1bài hát bằng làn hơi hội họa thể hiện
sự tiếp xúc nhợt nhạt giữa bầu trời lam,nóng bức mùa
hè;dòng sông phớt xanh,lạnh lẽo của chiều thu sâu thẳm và
những thân cây vàng rực hay đỏ thắm với vạt ruộng xanh
ngọc bích đằng xa xa .
Những sắc màu vàng,đỏ,xanh lơ…đó là “cầu vồng” của quê
hương và Levitan cả đời đã tìm đến sự thấu hiểu kết cấu của
bản giao hưởng này, và rốt cuộc sự nhận thức của ông đã
đạt đến tận cùng.Ông đã tìm ra sự hòa hợp cần thiết và mỗi
nét vẽ của ông đã được biểu lộ 1 cách trong sáng, vẹn toàn
và đúng đắn.
Tranh phong cảnh của Levitan là chứng minh của những
bước chân chúng ta trong cuộc sống trên mặt đất .Chúng đã
đi vào đời thường 1 cách nào đó thật dễ cảm nhận biết bao
như 1 khu rừng thưa, 1 dòng sông hay 1 con đường.Ngừơi
nghệ sỹ đã nối chúng ta gần lại với thiên nhiên bằng vẻ đẹp
của chính nó 1 cách mầu nhiệm, đã dạy chúng ta biết đánh
giá và giữ gìn khoảnh khắc tuyệt đẹp mà mãi mãi làm say
đắm tâm hồn.
Sự cuốn hút kỳ diệu của tranh của Levitan là vì chúng rất
dung dị và chúng ta dễ dàng nhận biết ở cảnh của bình minh

hay hoàng hôn,ở cái mà chúng ta chiêm ngưỡng_mùa xuân
với vẻ tươi mát,trong sáng tinh khiết;mùa thu vàng rực,đỏ
thắm với âm hưởng của xanh lơ.
Levitan đã dựa vào ai trong sự nghiệp sáng tác của mình?Sự
khổ hạnh và những thi tứ nổi tiếng của Perova,chất trữ tình
sâu đậm của Savrasova và tài năng lỗi lạc của Polenova, tất
cả những sự liên quan tuyệt vời ấy cho người nghệ sỹ đã
cùng đem đến cho Levitan tầm hiểu biết rộng rãi, cảm xúc
thiết thực của ngừời họa sỹ trong sự nghiệp lao động cao
quý của mình.
[Only registered and activated users can see links] ([Only
registered and activated users can see links])
Hoa súng (Nenuphars)-1895
Nhiều người quan niệm rằng, đối với một người hoạ sĩ, lời
khen quý báu nhất đối với họ, đó là khi tác phẩm của họ
được người xem ban tặng cho 3 chữ: “Vẽ như thật”. Tuy
nhiên, Levitan lại không nằm trong số đó, ông cho rằng, “vẽ
như thật” không chứng minh được bức tranh đó là một tác
phẩm nghệ thuật. Hay nói một cách khác đi, muốn chứng
minh một bức tranh là một tác phẩm nghệ thuật không phải
chứng minh bằng cách đó, bởi nghệ thuật không phải là ở
đó.
Tuy nhiên, nhiều người lại vin vào cớ ấy mà đưa ra lời nhận
xét rằng, Levitan không có đủ khả năng tạo nên được một
bức tranh như thế, rằng những lời ông nói về cái gọi là
“quan điểm” thực ra chỉ là một sự bao biện. Họ bắt đầu bình
phẩm, lên tiếng và quy kết cho ông “tội danh” là quá phóng
khoáng và khái quát trong bút pháp. Thậm chí, người ta còn
công kích và giễu cợt ông bằng cả một bài thơ châm biếm
đăng trên tờ “Báo Petecbua”. Và hãy xem, Levitan đã đáp

trả lại những những người ấy bằng gì.
Đó là vào cuộc Triển lãm tranh lưu động năm 1896, Levitan
đã đem tới triển lãm nhiều những bức hoạ khác nhau của
ông. Nếu như bức “Mùa thu vàng” là một tác phẩm mang
tính khái quát cao độ, là sự cô đọng trong tình cảm cũng
như những ấn tượng của hoạ sĩ, thì bức “Tháng ba” lại thể
hiện sự trong sáng, nhẹ nhàng, với nét vẽ phóng khoáng về
một khung cảnh mùa đông tuyết trắng. Trong khi đó, bức
“Gió lành” lại miêu tả cả một vùng nước mênh mông xa tắp,
với một bầu trời trong xanh, điểm tô những áng mây trắng…
Tuy nhiên, trong lần triển lãm đó, bức hoạ tạo được ấn
tượng đặc biệt sâu sắc với người xem lại không phải những
bức hoạ trên, mà đó là bức “Hoa súng”- bức hoạ được
Levitan vẽ vào năm 1895.
Không giống như những bức tranh khác của Levitan, ấn
tượng ban đầu mà “Hoa súng” tạo ra cho người xem lại là sự
phân vân. Phân vân không phải vì sự thể hiện trong bức
tranh, mà là về “nguồn gốc xuất thân” của người tạo ra bức
tranh ấy. Hầu như không ai nghĩ được tác giả của bức tranh
lại có thể là Levitan- một hoạ sĩ xưa nay vẫn được định hình
trong lòng người xem là hoạ sĩ có nét vẽ “quá phóng khoáng
và khái quát”. Trong khi đó, “Hoa súng” lại được vẽ với
phong cách hoàn toàn khác. Người ta có cảm giác, tác giả
của nó phải là một người cầu kỳ, điềm tĩnh… Nhưng cầu kỳ
và điềm tĩnh tới mức nào thì không ai nói được một cách rõ
ràng, nhưng chắc chắn- với họ, người ấy với Levitan không
thể có sự dính líu nào đến nhau được. Tuy nhiên, rõ ràng đó
là một tác phẩm của Levitan, với chữ ký quen thuộc của ông
ở một góc của bức tranh. Vậy là, sau sự phân vân, người ta
bắt đầu thốt lên những lời khen ngợi: “Những lá cây đẹp như

trong mộng tưởng, tưởng chừng như những góc cong cong
của nó đã nổi hẳn ra mặt phẳng của tranh. Tới nỗi, bạn phải

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×