Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

GIÁO TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẢO QUẢN MMTB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.06 MB, 62 trang )

CÔNG TY TNHH MTV MÁY XÂY DỤNG MATEC
37/8 Phan Văn Hớn – P. Tân Thới Nhất – Q.12-Tp.hcm

GIÁO TRÌNH
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
BẢO QUẢN MMTB

LƯU HÀNH NỘI BỘ

1


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

MỤC LỤC
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ MMTB

Trang
3

PHẦN A : MÁY MÓC THIẾT BỊ
Chương I

: Máy phát điện

4

Chương II

: Máy nén khí trục vít


7

Chương III : Máy nén khí piston

9

Chương IV : Máy chấn sắt

11

Chương V

13

: Máy chấn sắt thuỷ lực cầm tay.

Chương VI : Máy uốn sắt

15

Chương VII : Máy hàn cơ

17

Chương VIII : Máy hàn điện tử

18

Chương IX : Máy trộn bê tông


19

Chương X

20

: Máy cắt sắt bàn 350 mm

Chương XI : Máy đầm cóc

21

Chương XII : Máy đầm dùi xăng

22

PHẦN B : XE CƠ GIỚI
Chương I
Chương II

: Xe nâng hàng ( Forklift )
: Xe xúc lật (Bobcat )

23
27

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA VỀ VIỆC SỬ DỤNG MMTB TẠI CÁC CT CỦA HBC
Phần I

: Vị trí đặt máy không đảm bảo và không đúng cách


30

Phần II

: Máy không được che chắn và che chắn không đúng cách

32

Phần III

: Đấu nối nguồn điện không đúng cách

38

Phần IV

: Di chuyển máy không đúng cách

40

Phần V

: Sử dụng không đúng cách

41

Phần VI

: Không kiểm tra và bảo quản máy trong quá trình sử dụng


43

Phần VII

: Đóng gói đóng kiện hàng hoá không đúng cách

51

Phần VIII

: Che chắn và kê máy đúng cách

52

Phần IX

: Đảm bảo an toàn cho người và MMTB

56

Phần X

: Đóng gói đóng kiện hàng hoá đúng cách

57

2



GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
MỘT SỐ MMTB

3


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

PHẦN A : MÁY MÓC THIẾT BỊ
CHƯƠNG I
MÁY PHÁT ĐIỆN
I . MỤC ĐÍCH :
Hướng dẫn các bước thực hiện vận hành, bảo dưỡng và các cảnh báo nguy cơ của máy phát điện.
II . TRÁCH NHIỆM :
Giám sát kỹ thuật công tác vận hành MPĐ và có trách nhiệm áp dụng đúng theo hướng dẫn này.
III . HƯỚNG DẪN :
Cách thực hiện

Hình minh họa

PHẦN 1: CẢNH BÁO NGUY HIỂM
1. Khí xả
- Không đặt van xả khí quay về hướng có
nhiều người đi lại.
- Không được chạy máy phát điện trong khu
vực kín
- Đảm bảo thông gió đầy đủ


Điện

2.
-

Ngắt CB nguồn và dừng máy phát điện trước
khi đấu các đầu dây.
Đóng nắp hộp đấu dây, siết chặt tất cả các
vít trước khi chạy máy.
Không chạm vào mạch điện bên trong khi
máy phát điện đang hoạt động.

3. Tiếp địa
- Máy phát điện phải được nối mass ( tiếp địa)
xuống đất để không gây nguy hiểm khi máy
phát rò rỉ điện.
4. Các bộ phận quay
- Không được chạm vào các bộ phận quay ở
bên trong khi máy chạy, rất nguy hiểm
- Đóng và khóa tất cả các cửa của máy phát
điện trước khi vận hành.
- Chỉ tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa khi máy
ngưng hoạt động .
4


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

5. Hỏa hoạn
- Nhiên liệu và dầu bôi trơn rất dễ cháy trong

những điều kiện nhiệt độ cao
- Khi châm nhiên liệu, dầu bôi trơn phải đảm
bảo động cơ đã ngừng hoạt động.
- Cấm hút thuốc hoặc sử dụng những chất
gây cháy nổ khi châm nhiên liệu.
- Lau sạch chỗ nhiên liệu vương vãi.
PHẦN 2: CÁC CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG
1. Bảo quản
- Máy phát điện phải được đặt trên bề mặt
bằng phẳng cách mặt đất tối thiểu 8 cm,
- Nếu sử dụng máy phát điện ngoài trời phải
có mái che tránh nước chảy vào máy gây
cháy, chập các thiết bị điện bên trong máy
phát điện.
- Nếu đặt máy không đúng tư thế gây chấn
động mạnh có thể hư hỏng các bộ phận,
giảm tuổi thọ máy phát điện.
2. Bỏng nhiệt
- Không được chạm vào các bộ phận toả nhiệt
của máy khi đang hoạt động.
- Chỉ tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa sau khi
tắt máy ít nhất 30 phút .
3. Sử dụng Ắcquy
- Ắc quy có thể sinh ra khí cháy, cẩn trọng để
tránh cháy nổ
- Khi nối dây, không để cực dương chạm vào
cực âm, nó có thể gây ra cháy nổ
- Khi bảo dưỡng và sửa chữa máy phát điện,
cần phải ngắt dây tiếp mát.
- Tránh tiếp xúc với dụng dịch điện phân

4. Trách nhiệm của người vận hành
- Nhân viên không được vận hành MPĐ trong
tình trạng mệt mỏi, mất tỉnh táo hoặc say
rượu.
5. Đấu nối dây điện
- Phải là người có chuyên môn về điện mới
được phép đấu nối nguồn điện.
- Trường hợp đấu đường dây không đúng sẽ
gây ra tình trạng chập các thiết bị điện gây
cháy nổ, hỏa hoạn.

5


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

PHẦN 3 : CÁC BƯỚC VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN
1. Các bước chuẩn bị hoạt động
a. Yêu cầu môi trường đặt máy khi máy để
ngoài trời
-

Đặt máy ở vị trí khô ráo, ít bụi

-

Không đặt máy ở nơi trực tiếp với ánh nắng
mặt trời và phải có mái che.

-


Đặt máy phát trên bề mặt bằng phẳng.
b. Khi máy sử dụng trong nhà

-

Đặt máy nơi thoáng gió.

-

Cần có một đường ống dẫn khí thải ra ngoài.

-

c. Kiểm tra trước khi chạy máy
Kiểm tra dầu bôi trơn : Tháo thước thăm
dầu ra và lau sạch rồi cắm lại để kiểm tra
mức dầu. Mức dầu đạt là dầu tới vạch trên
của thước đo. Khi châm dầu bôi trơn phải chú
ý sử dụng đúng chủng loại.

-

Kiểm tra mức nhiên liệu : Phải đủ nhiên
liệu trước khi chạy máy .

-

Kiểm tra nước làm mát : Nước làm mát
phải đầy đủ, nếu thấy thiếu nước phải bổ

sung, đồng thời kiểm tra độ căng dây curoa
quạt gió xem đủ độ căng không.

d. Trình tự vận hành
- Sau khi đã tiến hành và hoàn thành các bước
kiểm tra nếu không có hiện tượng bất thường
nào thì tiến hành nổ máy theo các bước sau :
➢ Ngắt toàn bộ tải tiêu thụ ra khỏi máy phát
bằng cách ngắt CB.
➢ Cho động cơ hoạt động không tải ổn định từ
1 – 3 phút .
➢ Nếu không có bất thường thì kết nối các thiết
bị tiêu thụ điện với máy phát bằng cách đóng
CB cung cấp cho tải.
Chú ý: Nếu động cơ không nổ được sau 3 lần
đề liên tục thì phải đợi 1 phút sau mới được
khởi động lại. Không được đề liên tục sẽ làm
hỏng acquy.

6


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

CHƯƠNG II
MÁY NÉN KHÍ TRỤC VÍT
I . MỤC ĐÍCH :
Hướng dẫn các bước thực hiện vận hành, bảo dưỡng và các cảnh báo nguy cơ của máy nén khí.
II . TRÁCH NHIỆM :
Giám sát kỹ thuật công tác vận hành MNKTV và có trách nhiệm áp dụng đúng theo hướng dẫn

này.
III . HƯỚNG DẪN :
Cách thực hiện

Hình minh họa

PHẦN 1: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

-

-

-

-

Chọn nơi khô ráo sạch sẽ vững chắc để đặt
máy nén khí
Mặt bằng đặt máy không có dầu mỡ hoặc
hoá chất dễ cháy
Chỉ những người có trách nhiệm và đã được
hướng dẫn vận hành mới được phép sử dụng
máy
Không cho phép máy hoạt động khi chưa lắp
hệ thống bảo vệ dây curoa truyền động ,
không có van an toàn , rờ le áp suất không
chính xác.
Đấu nối nguồn điện cho động cơ phải được
thực hiện qua cầu dao đóng ngắt
Động cơ điện phải được nối tiếp đất

Khi có hư hỏng ở các bộ phận chịu áp lực,
phải báo cho bộ phận có trách nhiệm sửa
chữa, không được tự ý sửa chữa.
Không cho phép sửa chữa , bảo trì khi máy
đang hoạt động .

PHẦN 2 : NHỮNG CHÚ Ý KHI VẬN HÀNH MÁY
-

Dừng máy ngay lập tức khi xảy ra bất kì âm
thanh khác thường ;
Không được nới lỏng ống dẫn, không mở
bulông và ốc khi có áp suất.
Châm thêm khi mức dầu dưới vạch quy
định.

7


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

PHẦN 2 : CÁC BƯỚC VẬN HÀNH MÁY NÉN KHÍ TRỤC VÍT (MNKTV)
1. Các bước chuẩn bị hoạt động
-

Nguồn điện vào hệ thống: 380V/ 3pha/ 50Hz

-

Kiểm tra toàn bộ các phụ tùng kèm theo như:

áp kế, van an toàn, các loại van và tiến hành
xả nước ngưng trong bình.
Kiểm tra hộp bao che dây curoa, dây tiếp
đất động cơ, mức dầu bôi trơn MNK ở mức
cho phép.
Kiểm tra và duy trì mức dầu nằm giữa vạch
thăm dầu.
Xả bình chứa khí 4 tiếng hay 8 tiếng mỗi lần
phụ thuộc vào độ ẩm của không khí.

-

-

2. Vận hành
- Đóng cầu dao điện, ấn nút khởi động máy
chạy, chú ý các biểu hiện bất thường trong
quá trình chạy máy.
- Kiểm tra áp lực làm việc hoạt động (có tải,
không tải) đúng với cài đặt ban đầu
- Không vận hành máy quá thông số quy định
của Cơ quan đăng kiểm.
3. Kết thúc vận hành
- Ngắt cầu dao điện, vệ sinh máy

8


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB


CHƯƠNG III
MÁY NÉN KHÍ PISTON
I . MỤC ĐÍCH :
Hướng dẫn các bước thực hiện vận hành bảo dưỡng máy nén khí piston
II . TRÁCH NHIỆM :
Giám sát kỹ thuật công tác vận hành máy nén khí piston và có trách nhiệm áp dụng đúng theo
hướng dẫn này.
III . HƯỚNG DẪN :
Cách thực hiện

Hình minh họa

PHẦN 1: CÁC BƯỚC VẬN HÀNH
Kiểm tra :
- Kiểm tra lượng dầu bôi trơn trong đầu nén
(đối với đầu nén dùng dầu để bôi trơn) nằm
trong khoảng giữa 2 vạch đỏ của mắt dầu
hoặc nằm trong vạch tròn trong của mắt dầu.
- Bầu lọc gió phải sạch sẽ và lắp đúng qui
định để ngăn không cho bụi bẩn lọt vào
động cơ.
- Đồng hồ báo áp suất: Phải hoạt động tốt để
đảm bảo an toàn.
- Van an toàn: Phải hoạt động tốt để đảm bảo
an toàn
- Phải đặt máy trên một mặt phẳng tránh tình
trạng để máy bị nghiêng làm ảnh hưởng đến
vấn đề bôi trơn của động cơ
- Định kỳ thay dầu mới trong vòng 2 tháng 1
lần ( trường hợp máy hoạt động liên tục)

Đấu điện vào nguồn điện
- Mạng điện 3 pha phải dùng MCCB
- Dùng dây điện có tiết diện đủ lớn, phù hợp
với công suất của máy nén khí.
- Đóng điện chạy thử để kiểm tra chiều quay
của động cơ có đúng chiều ghi trên động cơ
không.
- Trên phần bảo vệ pu-li luôn có khí mát được
thổi trực tiếp vào đầu nén để làm mát xylanh và piston.
- Nếu động cơ quay ngược chiều, ngắt điện,
đảo 2 dây pha bất kỳ trong 3 dây pha lửa
cho nhau là được.
Điều chỉnh rơ-le áp suất.
- Việc điều chỉnh áp suất của máy nén khí
piston có thể được thực hiện trên rơ-le hoặc
trên bảng điện tử (đối với hệ tự động). Dưới
đây là hướng dẫn chỉnh áp suất đối với máy
9


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

-

-

-

sử dụng rơ-le cơ thông thường:
Dùng tua-vít để mở nắp của rơ-le, vặn ốc

theo chiều quay của kim đồng hồ để tăng áp
và ngược chiều kim đồng hồ để giảm áp
(một số loại rơ-le có cách chỉnh ngược lại).
Việc chỉnh áp phải được tiến hành thông
qua việc theo dõi kết quả sau mỗi lần chỉnh
bằng cách chạy máy và quan sát đồng hồ áp
hiển thị lúc rơ-le ngắt để có sự điều chỉnh
phù hợp.
Mở van xả nước ở đáy bình định kỳ 2 tới 3
ngày 1 lần để tránh nước ngưng lâu ngày
làm ô xy hóa bình chứa.

10


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

CHƯƠNG IV
MÁY CHẤN SẮT
I . MỤC ĐÍCH :
Hướng dẫn các bước thực hiện vận hành bảo dưỡng máy chấn sắt
II . TRÁCH NHIỆM :
Giám sát kỹ thuật, nhân viên vận hành máy chấn sắt và có trách nhiệm áp dụng đúng theo hướng
dẫn này.
III . HƯỚNG DẪN :
Cách thực hiện

Hình minh họa

PHẦN 1: KIỂM TRA TRƯỚC KHI HOẠT ĐỘNG

I . Kiểm tra trước khi hoạt động
-

Việc kiểm tra phải thực hiện trước khi khởi
động
1. Nhớt/mỡ bôi trơn

-

-

-

-

-

-

Phải đảm bảo nhớt, mỡ bôi trơn trong cốt
trục truyền động, khung dao chấn sắt, ru lo
để đảm bảo máy hoạt động bình thường
2. Dây curoa:
Phải đủ độ căng để truyền hết công suất từ
động cơ đến các trục truyền động
3 . Khung dao chấn sắt:
Phải phẳng đều hai mặt tránh tình trạng
cong vênh.
4 . Ru lô chấn :
Không được quá mòn để có khe hở thích hợp

5 . Bệ dao chấn:
Siết thật chặt bệ dao chấn không được để
lệch với hướng dao chấn đi xuống.
6 . Miếng canh:
Làm bằng nhôm hoặc bằng đồng phải tránh
cong vẹo và cân chỉnh để có khe hở thích
hợp với khung dao chấn.
7 . Động cơ:
Kiểm tra động cơ (motor) không bị rò rỉ
điện ra bên ngoài để đảm bảo an toàn.
Vệ sinh động cơ sạch sẽ, thường xuyên vô
vecni cách điện.
Động cơ phải chạy đúng chiều.
8 . Thân máy:
Đặt trên một mặt phẳng tránh tình trạng bị
nghiêng.

11


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

Các nắp chụp bảo vệ thân máy ( motor, dây
curoa) phải đầy đủ đảm bảo an toàn.
Kiểm tra các bulong trên toàn thân máy đặc
biệt là bulong của dao chấn.
9. CB ( công tắc mở máy, cầu dao) luôn
luôn được kiểm tra tránh tình trạng mất pha.
II . Khởi động máy:
-


Kiểm tra tất cả các chi tiết trước khi khởi
động máy.
1 . Nhấn nút ON của contact máy hoặc cầu
dao để khởi động máy.
2 . Chấn sắt theo qui định cho phép tránh
tình trạng quá tải.
III . Tắt máy:
Nhấn nút OFF của contact hoặc CB, cầu
dao điện để tắt máy.
IV . Bảo dưỡng máy sau khi sử dụng:
- Ngắt toàn bộ nguồn điện đi vào máy.
- Vệ sinh máy sạch sẽ.
- Kiểm tra tổng quát tình trạng máy.
-

12


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

CHƯƠNG V
MÁY CHẤN SẮT THUỶ LỰC CẦM TAY
I . MỤC ĐÍCH :
Hướng dẫn các bước thực hiện vận hành bảo dưỡng máy chấn sắt thuỷ lực cầm tay
II . TRÁCH NHIỆM :
Giám sát kỹ thuật, nhân viên vận hành máy chấn sắt thuỷ lực cầm tay có trách nhiệm áp dụng đúng
theo hướng dẫn này.
III . HƯỚNG DẪN :
Cách thực hiện


Hình minh họa

PHẦN 1: KIỂM TRA TRƯỚC KHI HOẠT ĐỘNG
I . Kiểm tra trước khi hoạt động
- Việc kiểm tra phải thực hiện trước khi khởi
động
1. Bệ dao chấn sắt:
- Phải phẳng đều hai mặt tránh tình trạng
cong vênh.
2. Dao chấn:
- Không được quá mòn, đảm bảo chấn sắt tốt
trong quá trình sử dụng .
- Kiểm tra các bulong trên toàn thân máy đặc
biệt là bulong của dao chấn
- Kiểm tra sự rò rỉ nhớt ra bên ngoài không,
nếu có phải kiểm tra ron máy có bị xì nhớt
không rồi đến kiểm tra phốt.
- Mở bu long ở vị trí châm nhớt ra kiểm tra,
mức nhớt cách miệng châm nhớt khoảng 23cm là đạt yêu cầu.
3 . Motor :
- Kiểm tra động cơ (motor) có bị rò rỉ điện ra
bên ngoài không để đảm bảo an toàn.
- Vệ sinh động cơ sạch sẽ, thường xuyên vô
vecni cách điện.
- Kiểm tra chổi than: Phải còn sử dụng tốt,
không để chổi than quá mòn.
LƯU Ý:
- Phải đặt máy trên một mặt phẳng, tránh bị
nghiêng.

- Chỉ được cắt sắt nhỏ hơn phi 25
- Máy chấn sắt thủy lực cầm tay dùng để
phục vụ chỉnh sửa kết cấu như cắt tề các
phần thép đã đưa vào kết cấu bị dư ra, hoặc
dùng trong trường hợp sửa chữa, cắt thép đã
vào cấu kiện.
- Không dùng máy cắt sắt thủy lực cầm tay để
13


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

gia công thép có cường độ làm việc cao như
máy chấn bàn.
II . Khởi động máy :
- Kiểm tra tất cả các chi tiết trước khi khởi
động máy.
1 . Cắm rắc cắm vào nguồn điện 1
pha/220V. Nhấn nút ON để khởi động máy.
2 . Chấn sắt theo qui định cho phép tránh
tình trạng quá tải.
III . Tắt máy:
Nhấn nút OFF hoặc CB, cầu dao điện để tắt
máy.
IV . Bảo dưỡng máy sau khi dử dụng:
- Cắt toàn bộ nguồn điện đi vào máy.
- Vệ sinh máy sạch sẽ , để nơi khô ráo
- Kiểm tra tổng quát tình trạng máy.

14



GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

CHƯƠNG VI
MÁY UỐN SẮT
I . MỤC ĐÍCH :
Hướng dẫn các bước thực hiện vận hành bảo dưỡng máy uốn sắt
II . TRÁCH NHIỆM :
Giám sát kỹ thuật, nhân viên vận hành máy uốn sắt và có trách nhiệm áp dụng đúng theo hướng
dẫn này.
III . HƯỚNG DẪN :
Cách thực hiện

Hình minh họa

PHẦN 1: KIỂM TRA TRƯỚC KHI HOẠT ĐỘNG
I . Kiểm tra trước khi hoạt động
- Việc kiểm tra phải thực hiện trước khi khởi
động
1 . Nhớt mỡ bôi trơn
Phải đảm bảo nhớt, mỡ bôi trơn trong cốt
trục truyền động, ru lo để đảm bảo máy hoạt
động bình thường.
2 . Dây curoa :
Phải đủ độ căng để truyền hết công suất từ
động cơ đến các trục truyền động.
3 . Tay uốn sắt:
- Phải phẳng đều hai mặt tránh tình trạng cong
vênh.

4 . Cốt uốn :
Không được quá mòn .
5 . Công tắc hành trình :
Phải hoạt động tốt
6 . Nhông truyền:
- Phải còn hoạt động tốt không bị gãy hoặc
dập bề mặt răng.
7 . Động cơ:
- Kiểm tra động cơ (motor) không bị rò rỉ
điện ra bên ngoài để đảm bảo an toàn..
- Vệ sinh động cơ sạch sẽ, thường xuyên vô
vecni cách điện .
- Động cơ phải chạy đúng chiều.
8 . Thân máy:
- Đặt trên một mặt phẳng tránh tình trạng bị
nghiêng.
- Các nắp chụp bảo vệ thân máy (motor, dây
curoa) phải đầy đủ đảm bảo an toàn.
- Kiểm tra các bulong trên toàn thân máy
9. CB ( công tắc mở máy, cầu dao) luôn
luôn được kiểm tra tránh tình trạng mất pha.

15


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

II . Khởi động máy :
- Kiểm tra tất cả các chi tiết trước khi khởi
động máy.

1 . Nhấn nút ON hoặc cầu dao để khởi động
máy.
2 . Uốn sắt theo qui định cho phép tránh tình
trạng quá tải.
III . Tắt máy:
Nhấn nút OFF hoặc CB, cầu dao điện để tắt
máy.
IV . Bảo dưỡng máy sau khi sử dụng
- Cắt toàn bộ nguồn điện đi vào máy.
- Vệ sinh máy sạch sẽ.
- Kiểm tra tổng quát tình trạng máy.

16


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

CHƯƠNG VII
MÁY HÀN CƠ
I . MỤC ĐÍCH :
Hướng dẫn các bước thực hiện vận hành bảo dưỡng máy máy hàn cơ
II . TRÁCH NHIỆM :
Giám sát kỹ thuật, nhân viên vận hành máy hàn cơ và có trách nhiệm áp dụng đúng theo hướng dẫn
này.
III . HƯỚNG DẪN :
Cách thực hiện

Hình minh họa

PHẦN 1: KIỂM TRA TRƯỚC KHI HOẠT ĐỘNG

I . Kiểm tra trước khi hoạt động
Việc kiểm tra phải thực hiện trước khi mở
máy
1 .Cuộn dây :
- Kiểm tra sự rò rỉ điện ra bên ngoài để đảm
bảo an toàn cho người sử dụng.
- Vệ sinh sạch sẽ cuộn dây
- 2. Tay quay:
- Kiểm tra tay quay có hoạt động hay không
3 . Cầu dao:
Kiểm tra sự thông mạch của công tắc tơ
4 . Phíp hàn:
Phải còn hoạt động tốt để đảm bảo an toàn.
5 . Quạt làm mát:
- Phải còn hoạt động tốt để tản nhiệt cho máy
hàn.
II . Khởi động máy :
- Bật CB ở vị trí ON sau đó kéo cần gạt về vị
trí ON để khởi động máy.
III . Tắt máy:
- Tắt CB tổng, kéo cần gạt về vị trí OFF
IV . Bảo dưỡng máy sau khi sử dụng:
- Cắt toàn bộ nguồn điện đi vào máy.
- Vệ sinh máy sạch sẽ.
- Tất cả các thiết bị điện phải đảm bảo che
chắn cẩn thận, tránh tiếp xúc với nước
-

17



GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

CHƯƠNG VIII
MÁY HÀN ĐIỆN TỬ
I . MỤC ĐÍCH :
Hướng dẫn các bước thực hiện vận hành bảo dưỡng máy hàn điện tử
II . TRÁCH NHIỆM :
Giám sát kỹ thuật, nhân viên vận hành máy hàn điện tử và có trách nhiệm áp dụng đúng theo
hướng dẫn này.
III . HƯỚNG DẪN :
Cách thực hiện

Hình minh họa

PHẦN 1: KIỂM TRA TRƯỚC KHI HOẠT ĐỘNG
I . Kiểm tra trước khi hoạt động
- Việc kiểm tra phải thực hiện trước khi mở
máy
1 . Bo nguồn :
- Kiểm tra sự rò rỉ điện ra bên ngoài để đảm
bảo an toàn cho người sử dụng.
2. CB:
- Phải hoạt động tốt.
3 . Nút điều chỉnh điện áp:
- Đảm bảo hoạt động tốt để điều chỉnh dòng
điện phù hợp với điều kiện sử dụng
4 . Đồng hồ báo cường độ dòng điện:
Đảm bảo hoạt động tốt, tránh tình trạng quá
tải.

Lưu ý:
Trong quá trình sử dụng phải để máy nơi
khô thoáng, tuyệt đối không để nước dính
vào máy.
II . THAO TÁC TRÊN MÁY:
1 . Mở máy:
- Bật CB về vị trí ON sau đó điều chỉnh
cường độ điện áp cho phù hợp với điều kiện
làm việc của máy hàn.
2 . Tắt máy :
- Đẩy công tắc về vị trí OFF, cắt nguồn điện
chính đi vào máy.
Sắp xếp cuộn dây lại cho gọn gàng.
III . TẮT MÁY:
Nhấn nút OFF của contact hoặc CB, cầu
dao điện để tắt máy.
IV . CÁCH BẢO DƯỠNG MÁY SAU KHI
SỬ DỤNG:
- Vệ sinh toàn bộ máy.
- Tất cả các thiết bị điện phải đảm bảo che
chắn cẩn thận, tránh tiếp xúc với nước

18


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

CHƯƠNG IX
MÁY TRỘN HỒ
I . MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn các bước thực hiện vận hành bảo dưỡng máy máy trộn hồ
Áp dụng việc thực hiện công tác cho tất cả các công trình.
II . TRÁCH NHIỆM :
Giám sát kỹ thuật công tác vận hành máy trộn hồ và có trách nhiệm áp dụng đúng theo hướng dẫn
này.
III . HƯỚNG DẪN :
Cách thực hiện

Hình minh họa

PHẦN 1: KIỂM TRA TRƯỚC KHI HOẠT ĐỘNG
I . Kiểm tra trước khi hoạt động
Việc kiểm tra phải thực hiện trước khi mở
máy
1 . Motor
- Kiểm tra sự rò rỉ điện ra bên ngoài để đảm
bảo an toàn cho người sử dụng.
2. Contact/CB:
- Phải hoạt động tốt
3 . Dây curoa
- Kiểm tra độ căng của dây, và dây phải còn
sử dụng tốt.
4 . Bồn trộn bê tông :
- Phải sạch sẽ, không để bê tông bám vào
5 . Nhông :
- Đảm bảo hoạt động tốt
6 . Khung bảo vệ :
- Phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng,
không bị móp.
II . KHỞI ĐỘNG MÁY:

1 . Mở máy:
- Bật CB về vị trí ON
- Kéo CB về vị trí OFF
2 . Tắt máy :
- Kéo CB về vị trí OFF
IV . CÁCH BẢO DƯỠNG MÁY SAU KHI
SỬ DỤNG:
- Cắt toàn bộ nguồn điện đi vào máy
- Vệ sinh máy sạch sẽ( tuyệt đối không để bê
tông bám vào) .
- Kiểm tra tổng quát tình trạng máy.
-

19


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

CHƯƠNG X
MÁY CẮT SẮT BÀN 350 MM
I . MỤC ĐÍCH :
Hướng dẫn các bước thực hiện vận hành bảo dưỡng máy cắt sắt bàn 350mm
II . TRÁCH NHIỆM :
Giám sát kỹ thuật, nhân viên vận hành máy cắt sắt bàn 350mm và có trách nhiệm áp dụng đúng
theo hướng dẫn này.
III . HƯỚNG DẪN :
Cách thực hiện

Hình minh họa


PHẦN 1: KIỂM TRA TRƯỚC KHI HOẠT ĐỘNG
I . Kiểm tra trước khi hoạt động
Việc kiểm tra phải thực hiện trước khi mở
máy
- Kiểm tra sự rò rỉ điện ra bên ngoài để đảm
bảo an toàn cho người sử dụng.
- Kiểm tra công tắc có bị mất pha hoặc chạm
chập gì không
- Kiểm tra dây điện có bị vướng hoặc bị bể
dây không nhằm đảm bảo an toàn cho người
sử dụng.
- Kiểm tra đá cắt còn sử dụng được hay
không
- Kiểm tra nắp đậy dây curoa
- Kiểm tra bàn kẹp
II . Khởi động máy
1 . Mở máy:
- Bật CB về vị trí ON
- Kéo CB về vị trí OFF
2 . Tắt máy :
- Kéo CB về vị trí OFF
III . Thao tác trên máy
- Đưa sắt vào đúng vị trí của bàn kẹp sau đó
bật công tắc cho máy hoạt động
- Khi thao tác tuyệt đối không ngồi vuông góc
với lưỡi dao cắt
- Không được dùng lưỡi dao cắt để mài các
thiết bị khác như: Mũi khoan…..
- Không được sử dụng dao cắt quá mòn
IV . bảo dưỡng máy sau khi sử dụng:

- Cắt toàn bộ nguồn điện đi vào máy
- Vệ sinh toàn bộ máy, che đậy cẩn thận
không để máy nơi ẩm ướt tránh tiếp xúc với
nước.
-

CHƯƠNG XI
20


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

MÁY ĐẦM CÓC
I . MỤC ĐÍCH :
Hướng dẫn các bước thực hiện vận hành bảo dưỡng máy đầm cóc
II . TRÁCH NHIỆM :
Giám sát kỹ thuật, nhân viên vận hành máy đầm cóc và có trách nhiệm áp dụng đúng theo hướng
dẫn này.
III . HƯỚNG DẪN :
Cách thực hiện

Hình minh họa

PHẦN 1: KIỂM TRA TRƯỚC KHI HOẠT ĐỘNG
I . Kiểm tra trước khi hoạt động
1 . Nhớt bôi trơn:
- Mức nhớt bôi trơn phải đạt mức giới hạn
tránh vượt quá hoặc thấp hơn mức này.
- Nhớt động cơ là nhớt SAE- 40
2 . Mức nhiên liệu:

- Đảm bảo mức nhiên liệu trong thùng cho
máy hoạt động bình thường, tuyệt đối không
để nhiên liệu cạn quá mức.
3 . Bầu lọc gió:
- Phải sạch sẽ và lắp đúng qui định để ngăn
không cho bụi bẩn lọt vào động cơ.
4 . Bugi:
- Đảm bảo đánh lửa tốt, không để muội than,
dầu nhớt bám vào.
5 . Hệ thống khí xả:
- Miệng ống xã phải sạch sẽ, bộ giảm âm các
ống nối phải được gắn chặt và còn tốt.
6 . Bộ chế hoà khí:
- Phải hoạt động tốt giúp tiết kiệm được
nhiên liệu
7 . Piston:
Phải còn sử dụng tốt
8 . Dây curoa :
Phải còn sử dụng tốt
9 . Mặt đầm :
- Phải còn sử dụng tốt, không được cong
vênh.
II . Khởi động máy
1 . Khởi động:
- Bật công tắc về vị trí ON mở bướm ga và
bướm gió sau đó giựt máy nổ.
2 . Tắt máy :
- Khoá xăng xuống bình xăng con lại cho
máy nổ khoảng 5 phút sau đó bật công tắc
về vị trí OFF tắt máy.

IV . CÁCH BẢO DƯỠNG MÁY SAU KHI
SỬ DỤNG:
- Vệ sinh sạch sẽ máy.
- Kiểm tra tổng quát tình trạng máy.
- Cất giữ máy nơi khô ráo.

CHƯƠNG XI
21


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

MÁY DÙI XĂNG
I . MỤC ĐÍCH :
Hướng dẫn các bước thực hiện vận hành bảo dưỡng máy đầm dùi xăng
Áp dụng việc thực hiện công tác cho tất cả các công trình.
II . TRÁCH NHIỆM :
Giám sát kỹ thuật công tác vận hành máy đầm dùi xăng và có trách nhiệm áp dụng đúng theo
hướng dẫn này.
III . HƯỚNG DẪN :
Cách thực hiện

Hình minh họa

PHẦN 1: KIỂM TRA TRƯỚC KHI HOẠT ĐỘNG
I . Kiểm tra trước khi hoạt động
1 . Nhớt bôi trơn:
- Mức nhớt bôi trơn phải ngang miệng của lổ
châm nhớt, tránh vượt quá hoặc thấp hơn
mức này.

- Nhớt động cơ là nhớt SAE- 40
2 . Mức nhiên liệu:
- Đảm bảo mức nhiên liệu trong thùng cho
máy hoạt động bình thường , tuyệt đối
không để nhiên liệu cạn quá mức.
3 . Bầu lọc gió:
- Phải sạch sẽ và lắp đúng qui định đẻ ngăn
không cho bụi bẩn lọt vào động cơ.
4 . Bugi:
- Đảm bảo đánh lửa tốt, không để muội than,
dầu nhớt bám vào.
5 . Hệ thống khí xả:
- Miệng ống xã phải sạch sẽ, bộ giảm âm các
ống nối phải được gắn chặt và còn tốt.
6 . Bộ chế hoà khí:
- Phải hoạt động tốt giúp tiết kiệm được
nhiên liệu
7 . Piston:
phải còn sử dụng tốt
II . Khởi động máy
1 . Khởi động:
- Bật công tắc về vị trí ON mở bướm ga và
bướm gió sau đó giựt máy nổ.
2 . Tắt máy :
- Khoá xăng xuống bình xăng con lại cho
máy nổ khoảng 5 phút sau đó bật contact về
vị trí OFF tắt máy.
IV . Cách bảo dưỡng máy sau khi sử dụng:
- Vệ sinh sạch sẽ máy.
- Kiểm tra tổng quát tình trạng máy.

- Cất giữ máy nơi khô ráo.
22


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

PHẦN B : XE CƠ GIỚI
CHƯƠNG I
XE NÂNG HÀNG ( FORKLIFT )
I . MỤC ĐÍCH :
Hướng dẫn các bước thực hiện vận hành bảo dưỡng xe nâng hàng
II . TRÁCH NHIỆM :
Giám sát kỹ thuật, nhân viên vận hành xe nâng hàng và có trách nhiệm áp dụng đúng theo hướng
dẫn này.
III . HƯỚNG DẪN :
Cách thực hiện

Hình minh họa

PHẦN 1: CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG XE NÂNG HẠ
- Người được đào tạo phải chấp hành các qui
định sau :
- Trang bị bảo hộ lao động phải đầy đủ như quần
áo gọn gàng, nón bảo hộ, giầy phải đảm bảo
còn tốt.
- Biết sử dụng những dụng cụ chữa cháy và trang
bị cứu thương khi cần thiết .
- Không được để máy nổ khi châm nhiên liệu.
- Không được hút thuốc lá bên cạnh thùng nhiên
liệu.

- Ngắt toàn bộ công tắc máy khi châm nhiên liệu.
- Phải biết và hiểu thuần thục các tín hiệu điều
khiển bằng tay giữa người lái và người phụ lái
- Xe nâng chỉ làm việc tại những nơi đã được qui
định.
- Không được cho xe nâng hạ vào những vùng dễ
cháy hoặc vùng kín thiếu ánh sáng .
- Không được them hoặc bớt bộ phận nào vào xe.
- Không được mở nắp két nước khi động cơ còn
nóng .Nếu cần mở nắp két nước phải dùng giẻ
nhiều lớp, đứng lệch vào một bên tránh nước
nóng văng vào mặt , sau đó mở nhẹ từ từ nắp
két nước .
- Kiển tra tiến hành bảo dưỡng xe nâng hạ trước
hoặc sau mỗi ca làm việc. Nếu phát hiện thấy
hư hỏng phải tiến hành sửa chữa xong mới cho
xe hoạt động.
- Phải tuyệt đối phòng tránh lật xe. Xe nâng hạ
hàng hoá rất dễ bị lật hơn khi không có hàng
- Tránh cho xe cua, quẹo đột ngột ở các mặt
23


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

-

-

-


-

-

-

-

-

nghiêng
Lên xuống xe phải đúng thao tác kỹ thuật
Luôn luôn giữ cho xe sạch sẽ, quần áo, giầy
dép, tay cần điều khiển, bàn đạp ly hợp, phanh,
ga không được dính dầu mỡ hay các chất gây
trơn trượt .
Khi khởi động động cơ phải ngồi ngay ngắn
vào ghế trên cabin và cần số phải ở vị trí trung
gian.
Khi cho xe khởi động phải bóp còi và quan sát
thật chắc chắn là không có người hoặc chướng
ngại vật ngăn cản.
Phải kiểm tra phanh, ly hợp và cần nâng hạ.
Khi vận chuyển hàng hoá không cho phép nhân
viên vịn, giữ hàng hóa.
Không được cho xe đi vào nơi mà tầm nhìn bị
che khuất. Khi xe vào khúc cua phải đi chậm,
bóp còi cho người biết.
Luôn luôn quan sát về hướng xe chạy

Không được đùa nghịch khi lái xe
Phải quan sát phần đuôi xe nâng khi xe vào
đường cua quẹo, luôn luôn giữ phần đuôi xe có
khoảng cách an toàn khi cua quẹo.
Cho xe đi lùi khi tầm nhìn phía trước hàng rào
bị che khuất
Nơi làm việc phải có đầy đủ ánh sáng theo qui
định
Thường xuyên kiểm tra khoảng cách an toàn
của các bộ phận xe với các chướng ngại vật
xung quanh đặt biệt là với hành lang an toàn
điện .
Khoảng cánh an toàn tối thiểu :
+ 1.5 m với đường dây điện có điện thế 1 KV
+ 2.0 m với đường dây điện có điện thế 1-20
KV
+ 4.0 m với đường dây điện có điện thế 35110KV
+ 5.0 m với đường dây điện có điện thế 150220 KV
+ 6.0 m với đường dây điện có điện thế 300 KV
+ 9.0 m với đường dây điện có điện thế 500 KV
Khi có hàng cho xe đi tiến khi lên dốc và cho
xe đi lùi khi phải xuống dốc .
Phải luôn luôn quan sát và kiểm tra độ cứng
24


GIÁO TRÌNH :Hướng dẫn sử dụng và bảo quản MMTB

-


-

của bề mặt đường.
Khi xe lên dốc hoặc xuống dốc phải nâng hạ
càng cho phù hợp với khoảng cách qui định
(15-20cm)
Sử dụng côn, ga, số nhịp nhàng tránh rung giật
đột ngột.
Không được cho xe làm việc quá tải trọng định
mức
Không được nâng, hạ hàng hoá khi pallet hoặc
thùng hàng bị gãy, mục nát
Không đến gần khu vực xe khi nâng hạ hàng
hoá.
Không được làm cong xoắn hay biến dạng càng
nâng hạ.
Luôn luôn kiểm tra chốt khoá càng cho chắc
chắn và đúng vị trí .
Giảm vận tốc khi đến gần khu vực để hàng hoá.
Luôn luôn kiểm tra khoảng cách 2 càng cho
phù hợp với kích thước pallet hay kiện hàng.
Không được phép bốc dỡ hàng hoá khi hàng
hóa còn trên xe.
Không được nâng hạ hàng hoá cao hơn kích cỡ
mặt nạ của xe.
Nghiêm cấm dùng xe nâng hạ dùng để chuyên
chở người .

PHẦN 2 : CÁC CHÚ Ý KHI VẬN HÀNH
-


Phải kéo thắng tay hoàn toàn và cần nâng hạ ở
vị trí trung gian trước khi khởi động động cơ.

-

Phải tập trung trong khi vận hành. Chú ý người
đi bộ và công nhân đang ở trong khu vực khi lái
xe nâng.

-

Chạy xe với tốc độ thấp và đảm bảo an toàn khi
di chuyển ở những nơi có tầm nhìn hạn chế.

-

Khi vận hành xe nâng trong nhà phải được
thông gió tốt

PHẦN 3 : CÁC BƯỚC VẬN HÀNH
Kéo thắng tay.
Đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian
Tra chìa vào ổ khóa
Bật chìa khóa sang vị trí “ON”
GHI CHÚ :
Không được khởi động motor đề nhiều hơn 10
25



×