Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề Kiểm tra giữa kì I_Ngữ Văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.98 KB, 2 trang )

PHÒNG GD&ĐT
TRƯỜNG ……….
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian: 90’ ( Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh ..................................................................
Lớp:......................Trường:.......................................................
Số báo danh:...........................
Giám thị 1: ......................................
Giám thị 2: ......................................
Số phách: ........................................
%------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Điểm Chữ ký giám khảo: Số phách
I/ TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ( 3 điểm).
Câu 1: Ý nghĩa truyện Con Rồng cháu Tiên là gì?
A. Giải thích sức mạnh của dân tộc B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang
C. Giải thích nguồn gốc, giống nòi dân tộc D. Giải thích sức mạnh của dân tộc
Câu 2: Chủ đề của văn bản là gì
A. Là đoạn văn quan trọng nhất trong của văn bản.
B. Là tư tưởng, quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản.
C. Là nội dung cần được làm sáng tỏ trong văn bản.
D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
Câu 3: Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc?
A. Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi đất nước được lâm nguy
B. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần chống giặc ngoại xâm.
C. Sức mạnh thần thần kì của tinh thần lao động, yêu nước.
D. Đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữa nước.
Câu 4: Từ phức gồm bao nhiêu tiếng?
A. Một tiếng B. Hai tiếng C. Nhiều hơn hai D. Hai hoặc nhiều hơn hai
Câu 5: Thạch Sanh là mẫu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
A. Người dũng sĩ B. Người bất hạnh C. Người thông minh D. Người ngốc nghếch


Câu 6: Sức hấp dẫn của truyện “Em bé thông minh” chủ yếu được tạo ra từ đâu?
A. Hành động nhân vật B. Ngôn ngữ nhân vật
C. Tình huống truyện D. Lời kể của truyện
Câu 7: Từ “lẫm liệt” có nghĩa là:
A. To lớn, khác thường B. Hùng dũng, oai nghiêm C. Gan dạ, anh hùng D. Anh hùng, to lớn
Câu 8: Khi cần hỏi thăm sức khỏe ông bà, em phải làm gì?
A. Viết một bài văn miêu tả B. Viết một bài văn miêu tả về bản thân
C. Viết một bức thư gửi cho ông bà D. Viết một bài văn miêu tả về ông bà
Câu 9: Nối nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp
Cột A (Tên truyện) Nối A - B Cột B (kết truyện)
1. Thạch Sanh 1 --- a. Đánh đuổi hết giặc ngoại xâm, lên ngôi vua
2. Sự tích hồ Gươm 2 --- b. Cưới được công chúa và được truyền ngôi
3. Bánh chưng, bánh
giầy
3 --- d. Cưỡi ngựa bay về trời
4. Thánh Gióng 4 --- c. Được vua cha truyền ngôi vì làm vừa ý vua
%-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------II/
TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Em hiểu thế nào là kết thúc có hậu? Nếu là Thạch Sanh trong truyện cổ tích ‘Thạch Sanh”, em
có tha tội cho mẹ con Lí Thông không? Vì sao?
Câu 2: Trong các truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, em thích nhân vật nào nhất? vì sao?

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Học sinh khoanh tròn chữ cái đứng trước mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Riêng câu 9: 1 điểm
(nối đúng mỗi cột 0,25 điểm)
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
C D B D A C B C
Câu 9: 1 --- b 2 --- a 3 --- c 4 --- d

II. Tự luận (7 điểm)
* Nội dung: (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Kết thúc có hậu: người hiền lành, chính nghĩa, lương thiện.. cuối cùng sẽ được hạnh phúc.
- Tùy lựa chọn của học sinh. Tuy nhiên yêu cầu giải thích lí do một cách thuyết phục.
Câu 2: (4 điểm)
Học sinh có thể tự do chọn một nhân vật mà mình yêu thích trong truyền thuyết hoặc cổ tích đã học.
Tuy nhiên cần giải thích lí do yêu thích theo nội dung gợi ý về nhân vật:
+ Nguồn gốc, tính tình, tài năng
+ Phẩm chât và hành động
+ Vai trò, quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác trong truyện
* Hình thức: (1 điểm) Trình bày sạch đẹp, lời văn trong sáng rõ ràng, câu văn đúng cấu trúc ngữ pháp,
không sai lỗi chính tả.



×