Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TẠI ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.54 KB, 58 trang )

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TẠI ĐÀ NẴNG
Trong khuôn khổ của chương trình
“Mạng lưới các Thành phố Châu Á có khả năng chống chịu với Biến đổi
Khí hậu” – Hợp phần Việt nam
Thực hiện bởi: Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường
Với sự hỗ trợ của: ISET và NISTPASS

Hà nội, 09 - 2009
1


I. MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu
Quỹ Rockefeller, được thành lập năm 1913, nhằm hỗ trợ các hoạt động trên khắp thế giới
mở rộng các cơ hội cho người nghèo hay những người dễ bị tổn thương và hỗ trợ để đảm
bảo rằng các lợi ích của toàn cầu hoá được chia sẻ một cách rộng rãi hơn. Trong vòng 4
năm tới, Quỹ Rockefeller sẽ hỗ trợ một nhóm các thành phố cỡ trung bình ở Châu Á xây
dựng các công cụ và biện pháp thực tế để ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nghèo và
quản lý sự đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng. Chương trình sẽ được thực hiện tại các
thành phố ở Ấn độ, Việt nam, In-đô-nê-xia và Thái lan để giúp các thành phố này chuẩn
bị các kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ba thành phố ở Việt nam đã được lựa chọn cho giai đoạn hiện tại của chương trình Mạng
lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với Biến đổi khí hậu (ACCCRN) là
Đà Nẵng, Cần Thơ và Quy Nhơn. Tại mỗi thành phố, chính quyền địa phương là cơ quan
chỉ đạo các hoạt động của dự án với sự hỗ trợ của các đối tác quốc gia và quốc tế. Các đối
tác này sẽ tiến hành các nghiên cứu dựa trên các tri thức khoa học sẵn có tốt nhất về biến
đổi khí hậu ở Việt nam và dự báo các tác động đối với địa phương do những thay đổi
trong tương lai. Tại mỗi thành phố, dự án sẽ làm việc với các tổ chức địa phương tham
gia tích cực vào việc ứng phó với tính dễ bị thổn thương do khí hậu. Dự án sẽ nâng cao


nhận thức về các tác động của khí hậu trong tương lai và về năng lực và các giải pháp
thích ứng của các cơ quan địa phương. Dự án cũng sẽ thử nghiệm một chiến lược thích
ứng có tính đổi mới tại mỗi thành phố. Một số nghiên cứu bổ xung cần thiết sẽ được hiện
với mục đích cung cấp các tri thức đặc thù, mới cho chính quyền địa phương. Dự án sẽ
làm việc với các sở chuyên môn của mỗi thành phố để hỗ trợ trong việc lồng ghép các bài
học vào công tác lập kế hoạch của họ.
Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường (IWE) thuộc Viện Khoa học Thủy Lợi Việt Nam là
một trong những cơ quan đối tác của dự án thông qua bản hợp đồng đánh giá tính đễ bị
tổn thương cấp thành phố tại Quy Nhơn và Đà Nẵng với Viện Chiến lược và Chính sách
Khoa học và Công nghệ (NISTPASS) – đơn vị điều phối hợp phần nghiên cứu của dự án
tại Việt Nam . Đánh giá được thực hiện chính bởi IWE với sự hỗ trợ và cố vấn kỹ thuật
của các chuyên gia Viện Nghiên cứu chuyển đổi xã hội và môi trường (ISET), Hoa Kỳ.
Đánh giá cũng dựa trên các kết quả nghiên cứu về kịch bản BĐKH do Viện Khí tượng
Thủy Văn và Môi trường (IMHEN) thuộc Bộ tài nguyên và Môi trường và và Thủy văn
do Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (SIWRR) cung cấp và đánh giá tính đễ bị tổn
thương tại cấp cộng đồng do tổ chức Challenge to Change (CtC) thực hiện.
1.2 Mục tiêu đánh giá:
o Xác định được các khu vực, mức độ, đối tượng và ngành dễ bị tổn thương
với tác động của biến đổi khí hậu
o Xác định được nguồn/nguyên nhân dẫn đến tình trạng dễ bị tổn thương của
các khu vực/ngành có mức độ tổn thương cao.
2


o Xác định các vấn đề nghiên cứu bổ sung cần thực hiện trong giai đoạn tiếp
theo của dự án.
Báo cáo này chỉ đề cập đến việc đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH, trong đó bao
gồm các tác động do khí hậu gây ra trong hiện tại cũng như biến đổi khí hậu trong tương
lai, mà không đề cập đến việc đánh giá nguyên nhân gây ra BĐKH cũng như các biện
pháp giảm thiểu BĐKH.

II. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1 Phạm vi
Việc đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH được thực hiện tại cấp thành phố cho thành
phố Đà Nẵng tới năm 2020.
2.2 Phương pháp đánh giá
Hiện nay có rất nhiều các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương khác nhau, phụ
thuộc vào quy mô, mức độ và mục tiêu đánh giá. Sau khi trao đổi với ISET, phương pháp
tiếp cận đánh giá sau đây đã được thống nhất để áp dụng tại Đà Nẵng như sau:

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Đánh giá tính đễ bị tổn
thương do các yếu tố khí
hậu gây ra trong hiện tại

Đánh giá tính dễ bị tổn
thương do biến đổi khí
hậu trong tương lai

- Các tài liệu thu thập
- Kết quả hội thảo SLD 1
(2/2009),
- Kết quả đánh giá tính
DBTB tại cộng đồng của
CtC

- Các kịch bản phát triển
các ngành của thành phố;
- Kế hoạch và quy hoạch

phát triển thành phố;
- Kịch bản biến đổi khí
hậu do IMHEN cung cấp
và mô hình thủy văn do
SIWRR cung cấp

Ma trận đánh giá tính
DBTT do khí hậu trong
hiện tại

Phân tích đưa ra các vấn đề
DBTT bởi BĐKH trong
tương lai

3


2.3 Chương trình đánh giá
Chương trình đánh giá tại Đà Nẵng được thực hiện theo 3 giai đoạn:
- Chuẩn bị đánh giá (30/6 – 3/7/2009): Chuẩn bị các nội dung thu thập số liệu, hệ thống
câu hỏi phỏng vấn, kế hoạch đi thực địa, …
- Đi thực địa (5-12/7/2009): Thu thập số liệu, xử lý, phân tích số liệu thô, chuẩn bị và hội
thảo phản hồi các kết quả nghiên cứu ban đầu.
- Viết báo cáo: viết dự thảo báo cáo, sau đó gửi cho cơ quan đầu mối dự án tại Đà Nẵng,
NISTPASS và IMHEN để đóng góp ý kiến, sau đó hoàn thiện thành bản cuối cùng.
2.4 Tổ chức thực hiện
- IWE là cơ quan chủ trì cho việc đánh giá tính dễ bị tổn thương tại thành phố Đà Nẵng;
-

NISTPASS là cơ quan điều phối các hoạt động nghiên cứu của dự án trong đó có hợp

phần đánh giá tính dễ bị tổn thương do IWE thực hiện;

-

Sở Ngoại Vụ thành phố Đà Nẵng là cơ quan đầu mối tại địa phương, tham gia cùng và
hỗ trợ IWE trong quá trình nghiên cứu thực địa, thu thập số liệu từ các cơ quan ban
ngành liên quan trong thành phố Đà Nẵng. Sở cũng là đầu mối trong việc phối hợp
với với các Sở liên quan để đưa ra các nhận xét, góp ý của thành phố về các kết quả
nghiên cứu và báo cáo đánh giá tính dễ bị tổn thương.

2.5 Các hạn chế trong quá trình đánh giá:
-

Năm 2009 là năm gần cuối của kỳ kế hoạch (kỳ 2001 -2010 hoặc 2006-2010), các báo
cáo hiện trạng từng ngành thường được đánh giá từ lâu, báo cáo quy hoạch, kế hoạch
chưa đến kỳ thực hiện cho giai đoạn tiếp.

-

Biến đổi khí hậu xảy ra một cách từ từ nên rất khó cảm nhận trong thời gian ngắn.
Trong khi đó, các quy hoạch phần lớn mới chỉ đề cập đến năm 2010 và tầm nhìn tới
năm 2020.

-

Kịch bản BĐKH (nước biển dâng, lượng mưa, nhiệt độ) mới chỉ đưa ra các giá trị
trung bình năm hoặc tháng mà chưa đưa ra được thời gian, số lần xuất hiện trong năm
cũng như cường độ khi xuất hiện.

-


Mô hình xác định vị trí và mức độ ngập lụt của thành phố dựa trên trận lũ đặc biệt lớn
năm 1998 xảy ra tại thành phố chỉ đưa ra trường hợp khi mực nước biển dâng 100cm,
trong khi kịch bản mực nước biển dâng trung bình của thành phố do IMHEN cung cấp
đến năm 2020 khoảng 12 cm và việc đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH cho
thành phố chỉ đến năm 2020.

-

Thiếu các nghiên cứu cơ bản làm cơ sở quy hoạch phát triển, thiếu hệ thống các cơ sở
dữ liệu đối với các ngành của thành phố, số liệu không nhất quán trong các tài liệu thu
thập thập được.

III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
3.1 Giới thiệu vùng dự án

4


Thành phố Đà Nẵng là hạt nhân trong địa bàn vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, là
cửa ngõ quốc tế thứ 3 của Việt Nam. Phía Bắc thành phố là dãy núi Bạch Mã - biên giới
tự nhiên với tỉnh Thừa Thiên - Huế; phía Tây Bắc có ngọn núi Mang, ngã ba biên giới
giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam; phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam; và
phía Đông giáp biển Đông.
Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 1.257,3 km2 (chiếm 3,8% diện tích cả nước)
gồm 8 quận, huyện. Diện tích đất đai chủ yếu tập trung vào 2 huyện Hòa Vang và Hoàng
Sa (chiếm 80% diện tích thành phố). Trong khi đó dân số lại tập trung tại khu vực 6 quận
nội thành với 689 nghìn người, chiếm 86,7% tổng dân số toàn thành phố (năm 2007:
805,4 nghìn người bằng 0,94% dân số cả nước).
Thành phố Đà Nẵng có 5 quận ven biển (Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà và

Ngũ Hành Sơn) trải dài khoảng 70 km, có vịnh nước sâu với các cửa ra biển như Liên
Chiểu, Tiên Sa với diện tích ngư trường khoảng 15.000km2. Thêm vào đó, Đà Nẵng có
vùng lãnh hải thềm lục địa từ thành phố trải ra 125 km tạo thành vành đai nước nông rộng
lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển.
Thành phố Đà Nẵng có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, đa dạng và phức tạp gồm:
núi cao, đồi thấp, đồng bằng ven biển, và đồng bằng ven sông. Vùng núi cao và dốc tập
trung ở phía Tây và Tây Bắc có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ
những đồng bằng hẹp.
Thời tiết khí hậu của Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu của khu vực Duyên hải Miền
Trung, là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam, được chia
làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa diễn ra từ tháng IX đến tháng XII,
mùa khô từ tháng I đến tháng VIII. Điều này kết hợp với đặc điểm địa hình làm cho Đà
Nẵng hội tụ đầy đủ các thiên tai đặc trưng của khu vực (bão, mưa lớn, nắng nóng.....).
Những năm gần đây, nét nổi bật nhất trong quá trình phát triển thành phố Đà Nẵng là tốc
độ đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng. Năm 1997, tỷ trọng cơ cấu kinh tế
trong GDP như sau: nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ lần lượt đạt:
9,7% - 35,2% -55,1%. Đến năm 2007, tỷ lệ này đạt: 4,1% – 46,9% – 49,1%. Đến 2010,
dự kiến sẽ đạt: 3,4% - 47,5% - 49,1%. Theo định hướng phát triển đến năm 2020 tỷ lệ này
đạt: 1,6% - 42,7%- 55,7%. Như vậy, thành phố Đà Nẵng đang phát triển thành thành phố
Công nghiệp và Dịch vụ.
3.2 Thực trạng khí hậu và diễn biến của biến đổi khí hậu
3.2.1 Đặc điểm chung
Thành phố Đà Nẵng nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, thừa hưởng chế độ bức xạ
năng lượng mặt trời rất phong phú của vùng nhiệt đới, đồng thời chịu sự chi phối mạnh
của các hoàn lưu gió mùa, tín phong và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhiễu động nhiệt
đới như: bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, ...
Khí hậu thành phố Đà Nẵng có thể phân chia thành 2 vùng theo đặc điểm địa hình: vùng
đồng bằng ven biển và vùng trung du, miền núi : (i) Vùng đồng bằng ven biển có nền
nhiệt độ cao, mưa nhiều với 2 thời kỳ: khô hạn kéo dài từ tháng II đến tháng VIII và mưa
lớn dồn dập từ tháng IX đến tháng XII ; (ii) Vùng trung du, miền núi có nền nhiệt độ thấp

hơn, lượng mưa nhiều hơn so với vùng ven biển. Đây cũng là vùng thường xuyên bị ảnh
hưởng của lũ quét.

5


Hoàn lưu khí quyển có vai trò quan trọng trong việc hình thành khí hậu Đà Nẵng và là
nguyên nhân cơ bản làm cho các yếu tố khí hậu thay đổi theo mùa. Mùa mưa diễn ra
trong 4 tháng, từ tháng IX đến tháng XII, tuy nhiên, mưa tập trung chủ yếu vào tháng X
và tháng XI (chiếm đến 40 - 60% tổng lượng mưa năm). Cũng trong 2 tháng này, mưa to,
lụt lớn thường xuyên xảy ra trên các sông với tổng số trận lũ đạt từ báo động I trở lên
chiếm 80% số trận lũ trong năm. Mùa khô kéo dài từ tháng I đến tháng VIII, trong đó kiệt
nhất là từ tháng I đến tháng IV. Tổng lượng mưa trong 4 tháng này chỉ chiếm khoảng 8%
lượng mưa năm. Hai tháng tiếp sau đó có mưa tiểu mãn, nhưng đến tháng VII và VIII, gió
nóng Tây Nam kéo dài làm cho lượng bốc hơi mạnh tạo nên thời kỳ kiệt nhất của các
dòng sông và đây cũng là thời kỳ xâm nhập mặn nặng nhất trong năm.
Một số đặc trưng cơ bản của khí hậu Đà Nẵng như sau:
-

Mùa đông không lạnh lắm do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tới đây đã bị suy yếu.
Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 12 ở vùng đồng bằng ven biển từ 21.5-22oC, ở
vùng núi độ cao 500m như tại đỉnh đèo Hải Vân khoảng 19oC, núi cao 1500m như tại
đỉnh Bà Nà khoảng 12-13oC.

-

Vào Mùa hè, các tháng 6, 7 là các tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình khoảng
29oC ở vùng đồng bằng ven biển, 25-26oC ở vùng núi có độ cao 500m, và khoảng
19oC ở vùng núi có độ cao 1500m.


-

Hàng năm, trung bình thành phố chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1 cơn bão hoặc áp thấp
nhiệt đới có gió mạnh từ cấp 6 trở lên . Lượng mưa năm ở các nơi thuộc Đà Nẵng vào
loại lớn so với các nơi khác trong khu vực cũng như trong toàn quốc. Tổng lượng mưa
trung bình năm phổ biến từ 2000 đến 2700mm. Tổng lượng mưa tăng dần về phía
Bắc, Tây Bắc và tăng theo độ cao (đỉnh Bà Nà có năm lượng mưa đạt trên 5000 mm)

-

Tổng số giờ nắng : trung bình năm 2211 giờ, lớn nhất 2523 giờ.

-

Độ ẩm trung bình năm: 82 %.

-

Tốc độ gió trung bình năm: 1,78 m/s.

-

Độ ẩm tương đối thấp nhất: 35,7%.

-

Độ ẩm tương đối trung bình: 78%.

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Bộ)
3.2.2 Diễn biến một số các đặc trưng khí hậu, khí tượng

a. Nhiệt độ
Hình 3.1 và 3.2 thể hiện biến trình nhiệt độ và Nhiệt độ trung bình trượt 5 năm của trạm
Đà Nẵng. Theo đó, nhiệt độ trung bình trong năm thường ở mức 25-260C. Trong toàn
chuỗi số liệu đo (1976 – 2006) số năm có nhiệt độ trung bình đạt từ 260C trở lên là 7 năm
bắt đầu từ năm 1987, trong khi đó chỉ tính riêng từ 1997-2006 đã xuất hiện 4 năm. Xu
hướng tăng dần nhiệt độ trung bình năm rất rõ rệt được thể hiện ở đường nhiệt độ trung
bình trượt 5 năm trong Hình 3.2.

6


7

Năm

Hình 3.2: Nhiệt độ trung bình trượt 5 năm tại Đà Nẵng

2002-2006

2001-2005

2000-2004

1999-2003

1998-2002

1997-2001

1996-2000


1995-1999

1994-1998

1993-1997

1992-1996

1991-1995

Ttrung bình

1990-1994

1976
1977
1978
1979
1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990

1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006

26.0

1989-1993

1988-1992

1987-1991

1986-1990

1985-1989

1984-1988


1983-1987

1982-1986

1981-1985

1980-1984

1979-1983

1978-1982

1977-1981

1976-1980

Ttb (oC)

T(độ C)

BIẾN TRÌNH NHIỆT ĐỘ 1976-2006 TẠI ĐÀ NẴNG

38.0

36.0

34.0

32.0


30.0

28.0

`

24.0

22.0

20.0

Năm
Tcao nhất tháng TB

Hình 3.1: Biến trình nhiệt độ 1976 – 2006 tại Đà Nẵng

Nhiệt độ trung bình trượt 5 năm tại Đà Nẵng

26.1

26.0

25.9

25.8

25.7


25.6

25.5

25.4

25.3

25.2

25.1


b. Gió
Hướng gió thịnh hành ở Đà Nẵng từ tháng IX đến tháng III năm sau là Bắc, Đông và Tây
Bắc. Tháng IV là tháng chuyển mùa gió thịnh hành có hướng Đông. Từ tháng V đến
tháng VIII hướng gió chính là Đông và Tây Nam.
Tần suất xuất hiện gió với tốc độ trên 40m/s là dưới 2% và trên 20m/s là dưới 4%. Hình
3.3 chỉ ra trong vòng 20 năm (1976 – 1995) không có đợt gió nào có tốc độ lớn nhất vượt
quá 35 m/s, nhưng chỉ trong vòng hơn 10 năm gần đây (từ 1996 đến nay) đã có tới 2 lần
xuất hiện tốc độ gió vượt 35m/s (vào các năm 1996 và 2006). Thêm vào đó, cũng trong
giai đoạn này tần xuất xuất hiện các đợt gió có giá trị nhỏ nhất của tốc độ gió mạnh nhất
dưới 15m/s là 3 lần, trong khi cả giai đoạn trước chỉ xuất hiện 1 lần. Điều này cho thấy
mức độ bất thường của diễn biết tốc độ gió cũng tăng lên trong thời gian vừa qua.
Tốc độ gió mạnh nhất năm trạm Đà Nẵng
45
40
35

Vmax(m/s)


30
25
20
15
10
5

20
08

20
06

20
04

20
02

20
00

19
98

19
96

19

94

19
92

19
90

19
88

19
86

19
84

19
82

19
80

19
78

19
76

0


Năm

Hình 3.3- Tốc độ gió mạnh nhất năm trạm Đà Nẵng
c. Nắng
Hình 3.4 và 3.5 thể hiện tổng số giờ nắng trung bình các năm và tổng số giờ nắng trượt 5
năm giai đoạn 1976 – 2008. Theo thống kê này, tổng số giờ nắng trung bình hàng năm
tại Đà Nẵng là khoảng 2200 giờ, tuy nhiên thông số này có dấu hiệu giảm dần trong
những năm gần đây.

8


Số giờ nắng trong năm trạm Đà Nẵng
3000

Số giờ nắng (giờ)

2500
2000
1500
1000
500

2008

2006

2004


2002

2000

1998

1996

1994

1992

1990

1988

1986

1984

1982

1980

1978

1976

0


Năm

Hình 3.4. Tổng số giờ nắng năm trạm Đà Nẵng

Số giờ nắng TB 5 năm tại Đà Nẵng
2500

Số giờ nắng (giờ)

2400
2300
2200
2100
2000
1900
98-2002
99-2003
2000-2004
2001-2005
2002-2006
2003-2007
2004-2008

95-99
96-2000
97-2001

86-90
87-91
88-92

89-93
90-94
91-85
92-96
93-97
94-98

76-80
77-81
78-82
79-83
80-84
81-85
82-86
83-87
84-88
85-89

1800

Thời kỳ

Hình 3.5 Số giờ nắng trung bình trượt 5 năm tại Đà Nẵng
d. Bốc hơi
Tại Đà Nẵng, tổng lượng bốc hơi năm trung bình tại Đà Nẵng 1143mm, cao nhất là trong
thời kỳ gió Tây Nam khô nóng chi phối phổ biến từ tháng V đến tháng VIII và thường đạt
từ 100 đến 120mm, ngoại lệ có tháng đạt trên 200mm, như tháng 8 năm 1986 ( đạt
226.5mm ). Trong các tháng mùa mưa và đầu mùa mưa lượng nước bốc hơi thấp, trung

9



bình trong mỗi tháng chỉ đạt từ 60 đến 70mm. Có năm, lượng nước bốc hơi trong thời kỳ
này chỉ đạt 40mm/tháng. Từ 1994-2002, lượng bốc hơi có xu hướng giảm, nhưng từ
2003-2008 lại có xu hướng tăng (Hình 3.6).

Tổng lượng bốc hơi năm trạm Đà Nẵng
1400.0

Lượng bốc hơi (mm)

1200.0
1000.0
800.0
600.0
400.0
200.0

19
76
19
78
19
80
19
82
19
84
19
86

19
88
19
90
19
92
19
94
19
96
19
98
20
00
20
02
20
04
20
07

0.0

Năm

Hình 3.6. Tổng lượng bốc hơi năm trạm Đà Nẵng
e. Lượng mưa:
Tổng lượng mưa trung bình năm của thành phố Đà Nẵng phổ biến từ 2000 đến 2700mm,
tăng dần về phía Bắc, Tây Bắc và tăng theo độ cao. Mùa mưa diễn ra trong 4 tháng, từ
tháng IX đến tháng XII. Mưa tập trung chủ yếu vào tháng X và tháng XI (chiếm đến 40 60% tổng lượng mưa năm). Cũng trong 2 tháng này, mưa to gây ngập lụt lớn thường

xuyên trên các sông với tổng số trân lũ đạt từ báo động I trở lên chiếm 80% số trận lũ
trong năm.
Theo số liệu thống kê, tổng lượng mưa năm và mưa các tháng mùa lũ không có gì khác
biệt lớn. Tuy nhiên, xu hướng về tần suất xuất hiện các năm mưa lớn được thể hiện như
trên Hình 3.7, theo đó, giai đoạn 19 năm ( 1976 – 1994) chỉ có 3 năm có lượng mưa trung
bình năm đạt trên 2500mm, nhưng giai đoạn 14 năm (1995 – 2008) đã có tới 6 năm đạt
trên 2500 mm, trong đó năm có lượng mưa lớn nhất là năm 1999 với tổng lượng mưa
năm là 3895mm.

10


Lượng mưa năm và lượng mưa các tháng mùa lũ tại Đà Nẵng
4500.0
4000.0
3500.0
R(mm)

3000.0
2500.0
2000.0
1500.0
1000.0
500.0
2008

2006

2004


2002

2000

1998

1996

1994

1992

1990

1988

1986

1984

1982

1980

1978

1976

0.0
Năm

Mưa năm

Mưa th9-12

Hình 3.7. Tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa lũ trạm Đà Nẵng
f. Chế độ thủy văn – hải văn
- Mạng lưới sông ngòi và chế độ thủy văn:
Các sông thuộc thành phố Đà Nẵng bao gồm: Sông Yên, sông Lạc Thành, sông La Thọ,
sông Vĩnh Điện, sông Hàn, sông Túy Loan và sông Cu Đê. Các sông này chủ yếu nằm
trong lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Chế độ thủy văn của các sông này chịu sự chi phối
trực tiếp bởi chế độ mưa trên toàn lưu vực. Phần lớn lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn nằm
trên địa phận Quảng Nam, chỉ có lưu vực sông Cu Đê và Túy Loan nằm trên địa phận Đà
Nẵng. Ngoài sông Cu Đê, sông Hàn tiếp nhận lượng dòng chảy của các sông còn lại.
Sông Cu Đê: nằm ở phía Bắc thành phố Đà Nẵng, có tổng diện tích lưu vực là 472 km2
đổ ra vịnh Đà Nẵng. Ở thượng nguồn có 2 sông nhánh là sông Bắc và sông Nam. Ở hạ
lưu gần sát cửa sông còn có sông nhánh Gia Tròn từ phía Nam đổ vào. Sông Bắc bắt
nguồn từ dãy núi Bạch Mã có diện tích lưu vực là 129 km2 và sông Nam bắt nguồn từ các
dãy núi cao Ca Nhong - Khe Xương, Mang, có diện tích lưu vực là 116,5 km2. Tổng
chiều dài sông chính (gồm sông Bắc và sông Cu Đê) chỉ có 38 km. Đoạn 12 km ở hạ lưu
từ trụ sở UBND xã Hòa Bắc đến cửa Nam Ô - Thủy Tú có độ dốc nhỏ nên thường xuyên
bị nhiễm mặn trong mùa khô.
Sông Hàn: Sông Hàn đổ ra vịnh Đà Nẵng, chỉ dài 7 km, là hợp lưu của sông Cầu Đỏ Cẩm Lệ và sông Vĩnh Điện. Sông Cầu Đỏ - Cẩm Lệ là hợp lưu của sông Yên và sông
Túy Loan, chảy qua các xã Hòa Tiến, Hòa Thọ, Hòa Châu huyện Hòa Vang, Hòa Xuân
thuộc quận Cẩm Lệ và 2 phường Khuê Trung, Hòa Cường quận Hải Châu. Sông Vĩnh
Điện: Cách Giao Thủy 16 km về phía hạ lưu, sông Thu Bồn phân lưu, chia nước theo
sông Câu Lâu đổ về Cửa Đại và theo sông Vĩnh Điện đổ về Cửa Hàn. Trên lãnh thổ thành
phố, sông Vĩnh Điện chảy qua xã Hòa Phước, Hòa Xuân (Hòa Vang) và phường Hòa Quí,
Bắc Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn).

11



Hình 3.8. Sơ đồ hệ thống sông thành phố Đà Nẵng
Sự phân bố dòng chảy trong năm rất không đều, phần lớn lượng dòng chảy tập trung
trong mùa mưa lũ. Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX đến tháng XII, nhưng dòng chảy lũ tập
trung chủ yếu trong 2 tháng X, XI. Tổng dòng chảy trong các tháng mùa lũ chiếm từ 70%
đến 80% tổng lượng dòng chảy trong năm.
Hàng năm, trên các sông của Thành phố trung bình xuất hiện 3 đợt lũ, trong đó khu vực
Tây nam Thành phố- tức là khu vực tiếp giáp với Quảng Nam có sông Yên đổ vào, theo
số liệu tại trạm Ái Nghĩa (S. Yên) có 2 trận lũ đạt từ BĐII trở lên, trong đó có 1 trận đạt
từ BĐIII trở lên. Những trận lũ lớn chủ yếu tập trung vào tháng X, XI.
- Hải văn : Thành phố Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của nhật triều không đều. Thời gian
nhật triều trong tháng là khoảng 20 ngày. Biên độ nhật triều từ 1,2 – 1,5 m. Vào mùa
mưa, các trận mưa trùng với biên độ của triều cường có thể gây ra sự chênh lệch giữa
đỉnh triều với mực nước cao nhất thông thường từ 0,4-1.0 m.
3.2.3 Kịch bản biến đổi khí hậu.
Kết quả tính toán các kịch bản biến đổi khí hậu cho thành phố Đà Nẵng do IMHEN cung
cấp được trình bày trong các Bảng 3.9, 3.10, 3.11:
Bảng 3.9. Kết quả tính toán mức độ ngập lụt tại thành phố Đà Nẵng do nước biển
dâng ứng với các kịch bản phát thải A1FI, A2 và B2
(so với mực nước biển trung bình thời kỳ 1980 – 1999)
Năm
Kịch bản
Mực nước
(cm)
Diện tích
ngập (km2)

2020
A1FI


A2

2050
B2

11,6 11,8

11,7

2,4

2,4

2,4

A1FI

A2

2070
B2

33,4 30,8 30,1
3,2

3,1

12


3,0

A1FI

A2

2100
B2

57,1 48,9 45,8
4,2

3,8

3,6

A1FI

A2

B2

102 85,9 73,7
5,8

5,1

4,7



Bảng 3.10. Mức tăng nhiệt độ trung bình (OC) so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999
cho thành phố Đà Nẵng ứng với các kịch bản phát thải cao (A1FI, A2) và trung bình (B2)

Kịch bản

Cao nhất của nhóm
kịch bản cao (A1FI)

Trung bình của nhóm
kịch bản cao (A2)

Trung bình của nhóm
kịch bản vừa (B2)

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

Thời kỳ
trong năm

2020

2050

2070

2100

XII-II

0,6


1,8

2,9

4,2

III-V

0,6

1,7

2,9

4,1

VI-VIII

0,4

1,2

2,0

2,9

IX-XI

0,5


1,6

2,6

3,8

Năm

0,5

1,6

2,6

3,8

XII-II

0,6

1,4

2,1

3,5

III-V

0,6


1,3

2,1

3,4

VI-VIII

0,4

1,0

1,4

2,4

IX-XI

0,5

1,2

1,9

3,2

Năm

0,5


1,2

1,9

3,1

XII-II

0,6

1,3

1,8

2,5

III-V

0,6

1,2

1,7

2,4

VI-VIII

0,4


0,9

1,2

1,7

IX-XI

0,5

1,2

1,6

2,2

Năm

0,5

1,2

1,6

2,2

Bảng 3.11. Mức thay đổi tỷ lệ lượng mưa (%) so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999
cho thành phố Đà Nẵng ứng với các kịch bản phát thải cao (A1FI, A2) và trung bình
(B2)

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

Thời kỳ
trong năm

2020

2050

2070

2100

XII-II

-0,7

-2,1

-3,4

-5,0

III-V

-1,3

-3,9

-6,4


-9,3

VI-VIII

2,0

6,2

10,1

14,6

IX-XI

2,5

7,6

12,4

18,0

Năm

1,2

3,8

6,2


9,0

Trung bình của nhóm

XII-II

-0,7

-1,7

-2,5

-4,1

kịch bản cao (A2)

III-V

-1,3

-3,0

-4,7

-7,7

Kịch bản

Cao nhất của nhóm

kịch bản cao (A1FI)

13


Trung bình của nhóm
kịch bản vừa (B2)

VI-VIII

2,0

4,8

7,4

12,2

IX-XI

2,5

5,9

9,2

15,0

Năm


1,2

3,0

4,5

7,4

XII-II

-0,7

-1,5

-2,1

-2,9

III-V

-1,3

-2,8

-3,9

-5,5

VI-VIII


2,1

4,5

6,2

8,6

IX-XI

2,6

5,5

7,6

10,6

Năm

1,3

2,8

3,8

5,3

3.3 Thiên tai, hiểm họa do khí hậu và xu thế của nó trong tương lai
Các thiên tai và hiểm họa do khí hậu gây ra ở thành phố Đà Nẵng được phân ra như sau:

Bão: Trung bình, hàng năm thành phố Đà nẵng chịu ảnh hưởng của 1 cơn bão hoặc áp
thấp nhiệt đới. Mùa mưa bão tại Đà nẵng nói riêng và các tỉnh miền trung nói chung bắt
đầu từ tháng VIII đến tháng XI, tập trung nhiều nhất vào tháng X và XI. Một số năm, bão
đến sớm hơn (tháng VI,VII) nhưng tần suất không cao (dưới 8%).
Tuy nhiên, những cơn bão trái mùa (sớm hơn hoặc muộn hơn) hay nói cách khác là
những cơn bão hoạt động không theo quy luật thường gây ra những thiệt hại vô cùng lớn
về người và tài sản cho địa phương (ví dụ cơn bão Chan Chu xảy ra vào tháng 5/2006 đã
làm 227 ngư dân Việt Nam thiệt mạng, trong đó có 74 ngư dân của Đà nẵng).
Trong một vài năm gần đây, bão xuất hiện với cường độ rất lớn. Điển hình là cơn bão
Xangsane (10/2006) đổ bộ trực tiếp vào thành phố Đà Nẵng với sức gió cấp 12, giật trên
cấp 13, 14. Đây là một trong những cơn bão mạnh có sức tàn phá rất lớn, làm 33 người
chết, 289 người bị thương, 14.138 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 42.691 ngôi nhà bị hư hỏng
nặng. Cơ sở hạ tầng điện lực, bưu điện, giáo dục, y tế, các cơ sở sản xuất, phương tiện
thuỷ sản, doanh nghiệp … bị thiệt hại nặng nề. Tổng thiệt hại về kinh tế lên đến 5.290 tỷ
đồng.
Các tác động chính thứ cấp của bão tại Đà Nẵng gồm: mưa, gió lớn gây ngập lụt; lũ quét
và xói lở bờ sông, bờ biển.

14


Lũ quét: Do đặc điểm địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn (3/4 diện tích), độ cao
khoảng từ 700-1.500m, độ dốc lớn (>400m), hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, lượng
mưa lớn nên thành phố Đà Nẵng thường xuyên phải đối mặt với lũ quét. Các vùng
chịu ảnh hưởng của lũ quét gồm các xã nằm ở phía tây, dọc theo hai sông Tuý Loan
và Cu Đê, diện tích 50km2 gồm 7 xã, phường với 2140 hộ dân thuộc huyện Hoà Vang
và Quận Liên Chiểu, trong đó chủ yếu là huyện hoà Vang với 6 xã. Cụ thể, đầu tháng
11/1999, lũ quét lịch sử đã xảy ra ở các địa phương phía Tây của thành phố đã gây tổn
thất nặng nề về tình mạng, tài sản của nhân dân và của nhà nước. Đợt lũ này đã làm 37
người chết, tổng thiệt hại kinh tế đến 611 tỷ đồng. Trong các năm gần đây, số lần xuất

hiện lũ quét dọc các sông Cu Đê, sông Tuý Loan thường xuyên hơn làm đảo lộn đời
sống nhân dân vùng ven sông.
Xói lở bờ sông: Từ năm 1998-2006, tình trạng xói lở đất xảy ra thường xuyên tại các
cửa sông, sụt lở đất ở bờ sông. Đặc biệt, bão lũ tháng 11 năm 1999 đã gây ra 8 điểm
xói lở nghiêm trọng với tổng chiều dài 7,97km, chiều rộng trung bình của vết xói lở từ
0,5-15m. Nhiều khu vực ven sông bị xói lở nặng nề như sông Cu Đê, sông Túy Loan,
Hòa Phú, Hòa Khương, Hoà Phong, Hòa Tiến, Hòa Châu và Hòa Cường với tổng
chiều dài 7,6km.
Xói lở bờ biển: Các đoạn bờ biển bị xói lở gồm có khu vực cạnh Nhà máy xi măng
Hải Vân, Trạm nghiền xi măng Hải Vân, khu du lịch Xuân Thiều và các đoạn bãi biển
Thanh Khê, Thanh Bình, Bắc Mỹ An, Non Nước, trạm T18. Theo dự báo của Ban Chỉ
huy PCLB và TKCN, nếu tình hình biến đổi khí hậu diễn biến như hiện nay, ở một số
địa phương quận Liên Chiểu, quận Sơn Trà, quận Thanh Khê và quận Ngũ hành Sơn
sẽ bị xâm thực mạnh hơn.
Nguồn: Phỏng vấn và các Báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và TKCN TP. Đà
Nẵng

Mưa lớn: đây là dạng thiên tai nguy hiểm thứ hai cho thành phố Đà Nẵng. Hàng năm, ở
Đà nẵng cũng như các tỉnh ven biển miền Trung đều xuất hiện những đợt mưa to đến rất
to, kéo dài trong vài ba ngày, với tổng lượng mưa mỗi đợt từ 100 đến 500mm. Có nhiều
đợt tổng lượng mưa đạt từ 1000 đến trên 2000mm, như đợt mưa đầu tháng 11 và đầu
tháng 12 năm 1999. Mưa to kéo dài trên diện rộng thường gây ra lũ quét, ngập lụt, sạt lở
núi, xói lở bờ sông, bờ biển. Riêng trong nội thành, mưa to thường gây ra ngập úng, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường và dân sinh. Như vậy, mưa lớn là tiền đề của các
thiên tai thảm hoạ đã và đang tác động trực tiếp tới đời sống, dân sinh kinh tế xã hội và sự
phát triển bền vững của thành phố Đà nẵng.
Với vị trí địa lý nằm ở vùng hạ du, cửa tiêu thoát nước trực tiếp của các con sông đổ ra
biển, do đó Đà Nẵng có nguy cơ ngập lụt cao khi có mưa lớn kết hợp với nước biển dâng
trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Tác động thứ cấp chính nguy hiểm nhất của mưa lớn là hiện tượng lũ quét, ngập lụt, bên

cạnh đó còn có các tác động đáng kể như xói lở bờ sông, sạt lở đất và gây ô nhiễm môi
trường.

15


Thành phố Đà Nẵng nằm ở hạ du của hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Tuý Loan
và sông Cu Đê, là nơi thoát lũ của các hệ thống sông này. Vùng hạ du có diện tích nhỏ
hẹp so với tổng diện tích cả lưu vực (ví dụ sông Vu Gia-Thu Bồn, diện tích vùng đồng
bằng hạ du chỉ chiếm 10% tổng diện tích lưu vực). Bên cạnh đó, các con sông này có độ
dốc lớn nên nước lũ từ thượng nguồn tập trung về hạ du rất nhanh. Các cửa sông thoát
nước ở vùng hạ du lại kém nên thường xuyên bị lũ, lụt ngập với thời gian dài. Theo thống
kê của Ban Chỉ huy PCLB và TKCN thành phố Đà nẵng, trong 10 năm trở lại đây, Đà
nẵng phải đương đầu với nhiều trận lũ lớn.
Lũ đặc biệt lớn năm 1998 với đỉnh lũ đo được tại Ái Nghĩa là 10,37 m, thấp hơn lũ lịch sử
năm 1964 chỉ có 0,19 m đã làm 32 người chết, làm sập và trôi 158 ngôi nhà, 19,029 nhà
cửa bị ngập sâu. Tổng thiệt hại 182,3 tỷ đồng.
Lũ đặc biệt lớn năm 1999: đỉnh lũ đo được tại Cẩm Lệ là 4,28 m, xấp xỉ bằng mức lũ lịch
sử năm 1964. Mưa với cường độ lớn đã gây ra lũ quét lịch sử trên các sông Cu Đê và Tuý
loan. Lũ làm chết 37 người, 61 người bị thương, cuốn trôi và làm sập 4.579 ngôi nhà, làm
ngập sâu 46.333 ngôi nhà. Cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, nông nghiệp, điện, bưu
chính… bị thiệt hại nặng nề. Tổng thiệt hại là 611 tỷ đồng.
Trận lũ đặc biệt lớn năm 2007 đã làm chết 03 người, 03 người bị thương, làm ngập 28.269
ngôi nhà với 108.000 khẩu, 9.500 tấn lúa bị trôi, 760 ha rau màu bị ngã đổ, cơ sở hạ tầng
giao thông, thuỷ lợi bị hư hỏng nặng. Tổng thiệt hại là 1.524 tỷ đồng.
Nguồn: Báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và TKCN TP. Đà Nẵng tại Hội thảo SLD
2/2009

Hạn hán: Nắng nóng và gió Tây trong mùa khô làm cho nền nhiệt độ cao, lượng bốc hơi
lớn kéo dài kết hợp với việc các con sông không trữ được nước trong mùa mưa do các lưu

vực sông có địa hình dốc, ngắn gây nên tình trạng hạn hán rất nghiêm trọng tại Đà Nẵng.
Với đặc điểm khí hậu có 2 mùa rõ rệt trong năm, mùa mưa và mùa khô, trong đó mùa khô
từ tháng I đến tháng VIII, Đà Nẵng thường phải đối mặt với hạn hán kéo dài trong các
tháng mùa khô. Từ tháng I đến tháng IV là khô kiệt nhất, mưa ít, hạn hán kéo dài. Tổng
lượng mưa trong 4 tháng này chỉ chiếm khoảng 8% lượng mưa năm.
Tháng VII và VIII là thời kỳ khô kiệt do nắng nóng và gió Tây Nam kéo dài nhiều ngày,
mưa ít, lượng nước bốc hơi mạnh. Điều này làm lưu lượng dòng chảy bị giảm mạnh tạo
điều kiện cho hiện tượng mặn xâm nhập sâu vào các con sông.
Hạn hán có ảnh hưởng rõ rệt tới sản xuất nông nghiệp và cấp nước của thành phố. Các
năm trước đây, trung bình, thành phố có khoảng 700 ha thường xuyên bị hạn. Diện tích
này tập trung ở vùng quận Ngũ Hành Sơn và xã Hoà Tiến huyện Hoà Vang, phường Hoà
Xuân quận Cẩm Lệ. Theo dự báo, nếu tình hình khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp như
hiện nay, hạn hán sẽ kéo dài hơn về thời gian và trầm trọng hơn về mức độ, có khả năng
vùng Hoà Quý, Hoà Hải sẽ không trồng được lúa Hè Thu, phải chuyển đổi loại cây trồng
trên 500 ha.
Xâm nhập mặn: Xâm nhập mặn thường xuất hiện đồng thời với hạn hán. Nếu hạn càng
nặng thì mức độ xâm nhập mặn càng cao và thường xảy ra mạnh nhất vào các tháng khô
hạn nhất. Tình trạng xâm nhập mặn sâu và kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản
xuất trên 700 ha đất nông nghiệp dọc theo lưu vực sông Vĩnh Điện và sông Yên. Tình
hình trên sẽ tác động đến đời sống 50.000 người dân các xã Hoà Quý, Hoà Hải, Hoà
Xuân, Hoà Tiến, Hoà Khương, Hoà Phong... Dòng chảy cạn kiệt trên sông Yên, mặn xâm
16


nhập sâu đến đập An Trạch đe doạ và làm trầm trọng thêm mức độ thiếu nước ngọt cấp
cho nông nghiệp, công nghiệp và cho sinh hoạt của thành phố. Nếu tính đến khả năng
thiếu nước trên nhánh sông Ái Nghĩa thì tình hình sẽ trầm trọng hơn nhiều. Hơn 700.000
người dân nội thành thiếu nước sinh hoạt, hàng ngàn cơ sở sản xuất, dịch vụ bị đình trệ
sản xuất sẽ là thảm họa cho đời sống và sự phát triển của thành phố.
Nhiệt độ tăng: Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, Đà Nẵng có một nền nhiệt độ

cao và ít biến động trong năm. Biến trình năm của nhiệt độ không khí trung bình vùng
ven biển Đà nẵng có dạng một đỉnh, cực đại vào tháng VI, VII hoặc tháng VIII, cực tiểu
vào tháng I. Từ tháng I nhiệt độ bắt đầu tăng cho đến tháng VIII, sau đó giảm dần cho đến
cho đến tháng I năm sau. Nhiệt độ trung bình từ tháng V đến tháng VIII tại Đà Nẵng rất
cao (hơn 280C), kết hợp với hạn hán và bốc hơi mạnh sẽ làm cho sự tăng nhiệt độ do
BĐKH là một thảm họa.
3.4 Tác động của thiên tai, hiểm họa bởi khí hậu
Bảng Ma trận sau được tổng hợp từ các tài liệu thu thập trong quá trình đánh giá tính dễ
bị tổn thương của thành phố Đà Nẵng đối với thiên tai/thảm họa do khí hậu gây ra:

17


Bảng 3.12. Ma trận đánh giá tính dễ bị tổn thương cho thành phố Đà Nẵng

Các loại thiên
tai chính

Tác động

Địa điểm tác động

Toàn thành phố. Trong đó
các khu vực bị ảnh hưởng
nặng:
- Q. Sơn Trà: Thọ Quang,
Mân Thái, An Hải, Phước
Mỹ
- Q. Thanh Khê: Thanh Khê
Đông, Thanh khê Tây,

Thanh Lộc Đán, Xuân Hoà
Bão

Mưa, gió lớn,
ngập lụt

- Q. Liên Chiểu: Hòa Minh,
Hòa Liên, Hoà Khánh, Hoà
Hiệp Nam, Hoà Hiệp Bắc
- Q. Ngũ Hành Sơn: Hòa
Hải, Hòa Quý, Bắc Mỹ An;
- H. Hòa Vang: Hòa
Khương, Hòa Châu, Hòa
Phước, Hòa Tiến, Hòa
Nhơn, Hòa Phong, Hòa
Liên, Hòa Ninh, Hòa Phú,

Nhóm dễ bị tổn thương

Tác động đối với tính
mạng con người/ sinh
kế/thu nhập

Tác động đối với cơ sở hạ
tầng

- Gây chết người (đặc biệt Giao thông: Sạt lở, phá hủy
là trẻ em).
ta luy đường (đường mới
- Người già, trẻ em;

- Đổ nhà cửa, nhà xưởng Q. Sơn Trà, đường ven
- Người tàn tật, gia đình
biển Q. Liên Chiểu gần
sản xuất công nghiệp,
chính sách;
xưởng chế biến thủy, hải sông Cu Đê, Nguyễn Tất
- Ngư dân;
Thành, các tuyến đường
sản, đình trệ sản xuất;
- Nông dân
- Mất, hư hỏng tài sản, tàu tỉnh lộ 601,604, 602 đi Bà
- Nhóm lao động tự do;
Nà), sạt lở núi gây ách tắc
bè đánh cá.
GT (đường 602 đi Bà Nà)
- Nhóm dân làm nghề chế
- Nhà xưởng tại các khu
biến hải sản;
công nghiệp bị phá hủy. - Điện: đổ cột, đứt dây, hư
hỏng TBA (Thanh Khê,
- Nhóm dân sinh sống
- Thiệt hại hoa màu;
Liên Chiểu và Hòa Vang)
bằng các dịch vụ du lịch
- Thiệt hại đối với cây
- Thông tin liên lạc: gãy trụ
- Nhóm dân sống ở hạ lưu
xanh thành phố và cây
ăng ten, đứt dây điện, cột
hồ chứa

rừng.
cáp đổ (Thanh Khê và Hòa
- Sập các chuồng, đầm
Vang)
chăn nuôi;
- Thủy lợi và đê điều: sạt
- Giảm thu nhập từ du
lở kênh mương, đê, kè,
lịch;
công trình bị cuốn trôi
- Phát sinh dịch bệnh
(Ngũ hành Sơn, Liên
- Người nghèo;

18


trong và sau lũ.

Hòa Bắc;

Chiểu, Hòa Vang);

- Q. Cẩm Lệ: Hòa Xuân,
Hòa Thọ Đông, Hòa Thọ
Tây

- Hệ thống cây xanh thành
phố (nhiều hàng cây 100
tuổi bị đổ.


- Q. Hải Châu: Thanh Bình

- Hệ thống cấp nước: bay
mái che, hỏng cửa, vỡ
kính, sập tường rào bảo vệ,
vỡ đường ống ( Sơn Trà,
Liên Chiểu)
- Trường học, bệnh viện,
trạm y tế, chợ bị hư hỏng,
tốc mái (Liên Chiểu, Hòa
Vang, Hải Châu, Thanh
Khê)
- Rừng bị gãy đổ.

Xói lở sông: Sông Yên,
sông Cu Đê, sông Vĩnh
Điện và sông Túy Loan.

- Người nghèo, nông dân
sống ven sông, ngư dân
ven biển;

- H. Hòa Vang: Hòa Tiến,
Hòa Phong, Hòa Khương,
Hòa Châu, Hòa Thọ, Hòa
Xói lở bờ sông, bờ
Nhơn, Hòa Phú, Hòa Bắc,
biển
Hòa Liên;


- Đổ nhà cửa gây chết
người,
- Mất đất đô thị, mất đất
khu dân cư và đất SX
nông nghiệp.

- Giao thông: Xói gây sạt
lở một số đoạn đường ven
biển (đường ven biển Q.
Ngũ Hành Sơn, Q. Liên
Chiểu);

- Thiệt hại hoa màu,
- Sập các chuồng chăn
nuôi

- Q. Liên Chiểu: Hòa Hiệp
Bắc, Hòa Hiệp Nam;

- NTTS: Vỡ các ao, đầm
nuôi ống

19

- Thủy lợi: sạt lở đê sông,
đê biển (Q. Liên Chiểu:
Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp
Nam); sạt lở kênh (H. Hòa



- Q. Ngũ Hành Sơn: Hòa
Phú, Hòa Hải, Hòa Quý;

- Mất tài sản: tàu bè đánh Vang, Q. Ngũ Hành Sơn);
cá,

Xói lở bờ biển:
- Q. Ngũ Hành Sơn, Q. Sơn
Trà, Q. Thanh Khê

- Du lịch: giảm lượng
khách du lịch
- Mất đất đô thị, nông
thôn và đất sản xuất.

Q. Liên Chiểu (đặc biệt
Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp
Nam)

Lũ quét

Mưa lớn

Các huyện xã nằm ven núi
Sơn Trà và các xã nằm dọc
sông Tuý Loan, Cu Đê
thuộc huyên Hoà Vang,
Liên Chiểu và ven núi
gồm:- Huyện Hòa Vang:

Xã Hòa Phú, Hòa Liên,
Hòa Ninh, Hòa Nhơn, Hòa
Khương, Hòa Bắc, Hòa
Phong. - Quận Liên Chiểu
(Khu Du lịch Suối Lương),
lưu vực sông Kim Liên

- Người dân sống ven núi - Gây chết người (đặc
ven sông, đặc biệt là dân biệt là trẻ em).
nghèo
- Đổ nhà cửa
- - Người dân tộc thiểu số - Sập các chuồng chăn
- Người già, phụ nữ, trẻ
em, người tàn tật

nuôi
- Cuốn trôi tài sản

- Người dân sống ở hạ lưu - Thiệt hại hoa màu,
hồ chứa.
nương rẫy.
- Phát sinh dịch bệnh
trong và sau lũ.
- Bồi lấp khu dân cư, đất
sản xuất.

- Quận Sơn Trà: Các khu
dân cư ở chân núi, các khu
du lịch ở các suối nhỏ Sơn
Trà.


- Giao thông: Sạt lở đường,
sạt lở núi gây ách tắc GT
(H. Hòa Vang: các tuyến
đường tỉnh lộ 601,604, 602
đi Bà Nà),
- Thủy lợi và đê điều: sạt
lở kênh mương, đê, kè,
công trình bị cuốn trôi
(Liên Chiểu, Hòa Vang);
- Phá hủy cơ sở hạ tầng du
lịch (nhà hàng, khách sạn,
các khu du lịch, nghỉ mát
trên núi như khu Bà Nà
huyện Hòa Vang.
- Bồi lấp,cơ sở hạ tầng.
- Bồi lấp đối với cơ sở hạ

20


tầng về thủy lợi và đê điều.

- Q. Liên Chiểu: Hoà Hiệp
Nam, Hoà Hiệp Bắc
- Q. Ngũ Hành Sơn: Hòa
Hải, Hòa Quý,;

Ngập lụt


- H. Hòa Vang: Hòa
Khương, Hòa Châu, Hòa
Phước, Hòa Tiến, Hòa
Nhơn, Hòa Phong, Hòa
Liên, Hòa Ninh;
- Q. Cẩm Lệ: Hòa Xuân,
Hòa Thọ Đông, Hòa Thọ
Tây.

- Nhóm người nghèo,
người già, trẻ em, người
tàn tật.

- Gây chết người (đặc biệt - Giao thông: Rạn nứt,
là trẻ em).
bong tróc mặt đường.

- Gia đình chính sách;

- Vỡ, tràn nước ao nuôi
thủy sản;

- Nông dân;
- Ngư dân;
- Nhóm lao động tự do;
- Nhóm dân làm nghề chế
biến hải sản;
- Nhóm dân sinh sống
bằng các dịch vụ du lịch


Xói lở sông: Các con sông: - Người nghèo, nông dân
Hàn, Vĩnh Điện, Cẩm Lệ,
sống ven sông;
Quá Giáng, Yên, Túy Loan, - Người già, trẻ em,
Xói lở bờ sông, sạt
Cu Đê và Lỗ Đông, nhưng
người tàn tật
lở đất
nặng nhất trên Sông Yên và
Sông Cu Đê:

- Thiệt hại hoa màu;

- Thủy lợi: Sạt lở, bồi lấp
kênh mương.
- Các cơ sở hạ tầng khác.

- Tăng chi phí khám chữa
bệnh do ô nhiễm vệ sinh
môi trường trong và sau
ngập lụt
- Giảm thu nhập từ du
lịch;

- Giảm/mất diện tích canh - Giao thông: Sạt lở, phá
tác và đất thổ cư;
hủy ta luy đường (các
- Thiệt hại lúa, hoa màu; tuyến đường tỉnh lộ
601,604, 602 đi Bà Nà); sạt
- Sập các chuồng chăn

lở núi gây ách tắc GT
nuôi;
(đường 602 đi Bà Nà)
- Thủy lợi: sạt lở bờ, đê

- H. Hòa Vang: Hòa Tiến,

21


sông, kênh tưới tiêu);

Hòa Phong, Hòa Khương,
Hòa Châu, Hòa Thọ, Hòa
Nhơn, Hòa Phú, Hòa Bắc,
Hòa Ninh;

- Các cơ sở hạ tầng khác.

- Q. Liên Chiểu: Hòa Hiệp
Bắc;
- Q. Ngũ Hành Sơn: Hòa
Quý, Hòa Hải;

Các xã phường trong vùng
ngập lụt, lũ quét, vùng cửa
sông Cu Đê và Sông Hàn.

- Trẻ em, người già, phụ
nữ, người tàn tật, người

nghèo.

Các vùng ven biển.

- Dịch bệnh, sức khỏe,
các bệnh liên quan đến
nguồn nước;
- Tăng chi phí chăm sóc
sức khỏe, vệ sinh môi
trường

Ô nhiễm môi
trường

- Giảm năng suất lao động
- Chi phí quản lý, vận
hành các hệ thống tiêu
thoát nước tăng

22


- Ngũ Hành Sơn: Hòa
Quý, Hòa Hải;

Hạn hán

- Nông dân,
- Người nghèo;


- Nước sinh hoạt nhiễm
mặn;

- Hòa Vang: Hòa Ninh,
Hòa Sơn, Hòa Nhân, Hòa
Bắc, Hòa Phú, Hòa
Phong, Hòa Tiến, Hòa
Khương, Hòa Phong;

- Giảm năng suất cây
trồng, nuôi trồng thủy sản
nước ngọt;

- Q. Cẩm lệ: P. Hòa Xuân

- Thiếu nước phục vụ
công nghiệp.

- Thiếu nước cho người
và vật nuôi;

- Dễ nhiễm các loại dịch
bệnh do hạn hán kết hợp
với nhiệt độ cao.

23


Vùng cửa sông Cu Đê,
Sông Hàn, sông Cẩm Lệ,

sông Yên dưới đập An
Trạch

Xâm nhập
mặn

- Các hộ dân khai thác sử
dụng nước ngầm từ giếng
khơi, giếng khoan
- Các hộ sản xuất nông
nghiệp,

- Thiếu nước sinh hoạt
làm phát sinh các bệnh
liên quan đến nguồn
nước;
- Giảm sản lượng cây
trồng;

- Các xí nghiệp sản xuất
công nghiệp (dệt, nhuôm), - Thiếu nước phục vụ SX
chế biến thủy sản.
công nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, chế biến thủy
sản.
- Giảm chất lượng sản
phẩm công nghiệp và
thủy sản.

24



3.5 Các vấn đề trong tương lai do BĐKH tại thành phố Đà Nẵng
3.5.1 Các tác động đối với cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị
Khí hậu và thời tiết đặc trưng của Đà Nẵng ảnh hưởng đến hầu hết các cơ sở hạ tầng
(CSHT) của thành phố. Nhưng qua kết quả điều tra, phỏng vấn, 3 loại hình thiên tai có tác
động lớn nhất đến cơ sở hạ tầng gồm: bão, mưa lớn, nhiệt độ cao và CSHT bị ảnh hưởng
nhiều nhất gồm: hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống thoát nước, hệ thống đê
biển, hệ thống thủy lợi. Các tác động bao gồm:
-

Sạt lở: đường giao thông, đê biển, các công trình thủy lợi.

-

Phá vỡ kết cấu: bong tróc mặt đường giao thông, đê kè, đổ cột điện, đứt dây điện, hư
hỏng hoặc cuốn trôi công trình đầu mối hệ thống thủy lợi cấp nước (bay mái che,
hỏng cửa, đổ nhà quản lý, sập tường bảo vệ…), vỡ kênh tiêu thoát, vỡ đường ống cấp
nước, phá hủy cơ sở hạ tầng du lịch (nhà hàng, khách sạn…);

-

Giảm tuổi thọ công trình: nhiệt độ cao làm tăng co giãn các kết cấu, thiết bị, nhiệt độ
cao làm tăng lượng tiêu thụ điện năng ảnh hưởng đến sức chịu tải của đường dây và
máy biến áp điện, lũ lụt đem theo nhiều các chất gây ăn mòn công trình.

Trong tương lai, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới hầu hết các khu vực, các ngành kinh tế
và người dân trong thành phố. Nhưng các ngành và vùng có nguy cơ và dễ bị tổn thương
nhất bao gồm:
Hệ thống Giao thông:

a. Hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông
Đà Nẵng có đầy đủ các loại hình giao thông bao gồm: đường bộ, đường hàng không,
đường sắt và đường thủy (sông, biển).
Đường bộ: Mang lưới đường bộ tại thành phố Đà Nẵng có tổng chiều dài là 508.564km
gồm đường quốc lộ: 69.326km; đường liên tỉnh: 99.916km và đường đô thị 339.322km
(không tính đường liên huyện, đường xã, đường thôn, xóm…). Quốc lộ 1A và quốc lộ
14B là đường liên tỉnh/thành phố. Hệ thống giao thông nội thị và nông thôn được kết nối
đồng bộ, đặc biệt thành phố đã nhựa hoá và bê tông hoá trên 90% hệ thống giao thông
nông thôn, tạo điều kiện cho các khu vực nông thôn, miền núi phát triển.
Sân bay: thành phố có sân bay quốc tế Đà Nẵng và sân bay Nước Mặn (sân bay quân sự,
hiện tại đã chuyển mục đích sử dụng thành khu dịch vụ và phát triển đô thị). Sân bay
hàng không quốc tế Đà Nẵng là một trong ba cảng hàng không của Việt Nam có cửa khẩu
quốc tế, có qui mô lớn thứ ba sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và sân bay quốc tế Nội
Bài; nằm cách trung tâm thành phố 5 km, sân bay có hai đường băng, có khả năng cho hạ
cách các loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320.. có khả năng tiếp nhận 400.000
tấn hàng hóa và 2.5 triệu hành khách/năm. Hàng tuần, tại sân bay Đà Nẵng có khoảng 84
chuyến bay nội địa, 6-8 chuyến bay quốc tế đến Hồng Kông, Thái Lan, Campuchia,
Singapore…
Đường sắt: đường sắt Hà Nội - Hồ chí Minh đi gần song song với quốc lộ 1A với chiều
dài 42km qua địa phận thành phố từ ga Lăng Cô đến huyện Hoà Vang. Ga Đà Nẵng là
một trong các ga chính của cả nước với chức năng: ga hàng, hành khách, tác nghiệp kỹ
thuật, đưa đón khách, ga kỹ thuật lập tàu và hàng hoá trên địa bàn thành phố. Theo quy
hoạch của thành phố và Bộ Giao thông Vận tải, nhà ga chính sẽ dời ra phía Tây Bắc thành

25


×