Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

PHONG CÁCH, PHƯƠNG PHÁP, CÁCH TIẾP CẬN HIỆU QUẢ VỀ LÃNH ĐẠO CỦA TẬP ĐOÀN AEON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.22 KB, 7 trang )

Đề tài:
PHONG CÁCH, PHƯƠNG PHÁP, CÁCH TIẾP CẬN HIỆU QUẢ VỀ LÃNH ĐẠO
CỦA TẬP ĐOÀN AEON
Môn học: Lý thuyết tổ chức & quản trị
Giảng viên:
Học viên thực hiện: Nguyễn Kỳ Đức
Lớp: Quản trị Tài chính MFM3
---------------------------------------------------------------------------------------------------I.

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY, DOANH NGHIỆP:
 AEON hiện là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới
với 179 liên doanh trong và ngoài nước Nhật Bản. Được thành lập từ năm 1758,
với lịch sử trải dài trên 250 năm, Tập đoàn AEON là một trong những nhà bán lẻ
lâu đời nhất tại Nhật Bản. Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Tập đoàn
AEON duy trì một cam kết không hề thay đổi đó là luôn đặt ra tiêu chí “Khách
hàng là trên hết”. Nguyên tắc cơ bản của Tập đoàn AEON chính là hướng tới một
xã hội thịnh vượng, ổn định và hòa bình thông qua hoạt động bán lẻ. Với trách
nhiệm đó, Tập đoàn AEON đã có được lòng tin của khách hàng cũng như mở
rộng hoạt động kinh doanh không chỉ tại Nhật Bản mà còn tại các quốc gia khác
trong khu vực Châu Á trong một khoảng thời gian dài.
Ngày nay, Tập đoàn AEON là một trong những công ty kinh doanh bán lẻ lớn nhất

với 16,498 trung tâm và cửa hàng phục vụ trên 12 mảng kinh doanh khác nhau. Bên cạnh
đó, họ còn sở hữu các chỉ số liên kết ấn tượng về quy mô và hiệu quả hoạt động tại Nhật
Bản cũng như ở các quốc gia khác.
 AEON Vietnam
Vốn điều lệ: 192,383,000 đô-la Mỹ.
Vốn đăng ký đầu tư: 204,648,000 đô-la Mỹ.
Quy mô công ty: 550 nhân viên (tính đến 07/10/2013).
Công ty TNHH AEON Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ năm 2009 dưới hình
thức văn phòng đại diện (01/12/2009 – 10/07/2012). Ngày 07/10/2011: Được sự chấp


thuận từ UBND Tp.Hồ Chí Minh, Công ty TNHH AEON Việt Nam chính thức được
thành lập, đầu tư cho các hoạt động về xây dựng, tổ chức, quản lý và kinh doanh các mô
hình Trung tâm thương mại, Trung tâm bách hóa tổng hợp và Siêu thị hiện đại. Đây được


xem là phương hướng kinh doanh chủ đạo. Ngoài ra AEON còn thực hiện các hoạt động
kinh doanh khác liên quan đến xuất nhập khẩu, thương mại và nghiên cứu.
 Từ những nét chung về doanh nghiệp này, ta có thể thấy rằng họ sẽ yêu cầu những
người quản lý có tính chất linh hoạt cao, dễ dàng thay đổi theo từng điều kiện khác
II.

nhau và phải am hiểu về mô hình cũng như định hướng của công ty.
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ:
Trải qua hàng trăm năm hoạt động, tôn chỉ lấy “Niềm tin và Ước muốn của khách

hàng” làm trọng tâm được AEON xem là yếu tố cốt lõi. Nhân viên AEON nỗ lực hết
mình để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.Sứ
mệnh muôn đời mà AEON mong muốn duy trì là mang đến sự hài lòng tối đa cho khách
hàng của mình theo 3 triết lý cơ bản:
 ”Hòa bình“ Mọi hoạt động của AEON đều hướng đến mục đích theo đuổi sự phát
triển thịnh vượng tạo nền hòa bình ổn định.
 ”Con người“ AEON luôn tôn trọng và đề cao phẩm chất và giá trị của con người,
cũng như luôn cố gắng thúc đẩy việc xây dựng những những mối quan hệ gắn bó
trong cùng một tập thể.
 ”Cộng đồng“ AEON không ngừng cống hiến hết mình góp phần tạo nên sự gắn
kết phát triển bền vững của cộng đồng.
Và theo đó, tất cả các quyết định, phương pháp trong việc điều hành đều dựa trên 3
triết lý cơ bản đó.
1. Yếu tố bên ngoài:
 Việt Nam hiện tại là một thị trường rất màu mỡ đối với các công ty bán lẻ minh

chứng là ngành hàng này đã có sự tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần
đây. Tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) trong giai đoạn 2013-2018 là 10,97%. Tổng
doanh thu bán lẻ cũng dự kiến sẽ đạt 180 tỷ USD vào năm 2020, tương đương
mức tăng 26,6% từ năm 2018. Đồng nghĩa với việc AEON đã, đang và sẽ gặp
phải sự cạnh tranh rất khốc liệt đến từ các đối thủ khác trong ngành hàng tiêu
dùng nhanh, siêu thị từ cả trong nước lẫn ngoài nước như là Công ty Thương mại
Sài Gòn - TNHH MTV, Công ty Thương mại Hà Nội, Công ty cổ phần Trung tâm
thương mại Lotte Việt Nam,…
Một trong những yếu tố quyết định việc thành bại chính là người lãnh đạo. Người đầu
tàu lúc này phải biết thích nghi với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường thương mại để
từ đó giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh, tạo ra giá trị và phát triển hơn nữa. Tất cả


đều được thể hiện qua 3 chỉ số chính mà người lãnh đạo cần phải đạt được cùng AEON
như sau:
 Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất (tổng tài sản, tổng
doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn).
 Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các
bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng.
 Mức độ nhận biết và sự hài lòng với các sản phẩm/ dịch vụ của công ty thông qua
khảo sát người tiêu dùng; Khảo sát chuyên gia đánh giá vị thế của các công ty
trong ngành; và Khảo sát doanh nghiệp về quy mô thị trường, lao động, vốn, tốc
độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm.
 AEON hướng đến một xã hội vững bền cùng với hệ thống của mình, trên cơ sở
những nguyên tắc của AEON “Theo đuổi Hòa bình, Tôn trọng Nhân quyền và
Đóng góp cho Cộng đồng địa phương”, lấy trọng tâm là “quan điểm của khách
hàng”. Với nhận thức về một “Xã hội ít Các-bon”, “Bảo tồn Sinh thái”, “Sử dụng
hợp lý Tài nguyên Thiên nhiên” và “Giải quyết các vấn đề xã hội” như những
nguyên tắc chủ đạo, họ hướng tới một tầm nhìn toàn cầu và hành động phù hợp
với văn hóa địa phương.

Chính vì thế nên một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với người lãnh đạo
AEON chính là đạo đức đối với môi trường, xã hội và con người. Việc tạo ra giá trị cho
cộng đồng và tự nhiên và điều tất yếu phải có và đi đôi song song với các mục tiêu khác
trong kinh doanh.
2. Yếu tố bên trong:
 AEON đặt ra mục tiêu trở thành một thương hiệu đáng tin cậy nhằm tạo ra sự
khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời tranh thủ được sự tin tưởng và
trung thành của khách hàng. Và để duy trì sự trung thành này, không cách nào hơn
toàn thể nhân viên AEON phải nỗ lực tập trung không ngừng trong việc kiến tạo
nên những giá trị mới cho khách hàng. Vậy một AEON trong tương lai sẽ như thế
nào? Ví dụ nếu khách hàng cảm thấy không hài lòng với những quy định, điều
luật mà họ cảm thấy vô lý, việc những con người AEON cần phải làm là phấn đấu
tạo ra những điều tốt đẹp hơn cho khách hàng, khẳng định một vị thế rõ ràng và
luôn thực hiện đúng các giá trị cốt lõi của AEON. Thông qua triết lý kinh doanh
“Tất cả những gì ta thực hiện, đều vì khách hàng”. Đây được xem là một triết lý
bất dịch mà AEON sẽ không bao giờ thay đổi, ngay cả trong công cuộc luôn tìm


ra các con đường mới. Chưa bao giờ thỏa mãn với những thành công hiện tại, liên
tục dấn bước để tìm ra những con đường nâng cao chất lượng cuộc sống khách
hàng – Đó là truyền thống của AEON, là sứ mạng của AEON, đồng thời còn
khẳng định rằng AEON luôn có mặt để đáp ứng tất cả các nhu cầu cần thiết của
những khách hàng tiềm năng. AEON thiết lập “Bộ quy tắc ứng xử” như một công
cụ để làm sáng tỏ hơn con đường AEON phải đi trong tương lai. “Bộ quy tắc ứng
xử” này giúp làm rõ hơn những quy tắc cơ bản cho những hành động mà AEON
cần thực hiện nhằm mang lại lợi ích cho những “khách hàng AEON kỷ nguyên
mới”.
Vì thế nên, người lãnh đạo phải có trách nhiệm ghi nhớ, duy trì, phát triển những triết
lý từ bao đời nay của công ty. Họ cần luôn luôn nhắc nhở cho cấp dưới về việc lắng nghe
khách hàng; Điều sẽ định nghĩa cách phục vụ, công cuộc xây dựng hệ thống và việc tạo

ra giá trị của bản thân doanh nghiệp.
 Về công nghệ, AEON cung cấp toàn diện các cơ sở thiết bị, quầy bán hàng, sản
phẩm và dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, sáng tạo những không
gian mua sắm thoải mái thú vị nhằm góp phần đem đến khách hàng một lối sống
phong phú hơn.
 Về nhân lực, AEON tạo ra một môi trường làm việc trẻ trung và năng động, mọi
người làm việc với nhau và hỗ trợ lẫn nhau theo cách tốt nhất. Với một môi
trường làm việc như vậy, nhân viên cũng luôn phải học hỏi và rèn luyện để có thể
bắt kịp với tốc độ phát triển của công ty.
Do đó, người quản lý nhất định phải tính hợp tác cao; tạo cơ hội chia sẻ và thảo luận
về mọi ý tưởng để có thể đạt được các mục tiêu chung. Thông qua những công việc được
đảm nhận, cấp dưới của họ sẽ trưởng thành hơn từng ngày nhờ việc xử lý các sự cố và
giải quyết vấn đề trong công việc. Công việc với mức độ thử thách hợp lý sẽ tạo thêm
động lực phấn đấu hơn cho mọi người.
Cùng cần phải lưu ý rằng môi trường làm việc cùng sự tương tác giữa các đồng
nghiệp và cấp trên sẽ hỗ trợ, tạo cảm thấy thoải mái và yêu thích khi làm việc mỗi ngày.
Bên cạnh đó, nhân viên cũng cần các cơ hội để phát triển kỹ năng, bổ sung kiến thức
thông qua các chương trình đào tạo và các cuộc họp định hướng nội bộ với Ban giám
đốc.
III.

PHONG CÁCH, PHƯƠNG PHÁP, CÁCH TIẾP CẬN VỀ LÃNH ĐẠO PHÙ
HỢP:


Xét theo tất cả các yêu cầu từ các phần ở trên thì phong cách lãnh đạo dân chủ là phù
hợp nhất. Người lãnh đạo theo phong cách dân chủ thường tham khảo ý kiến của cấp
dưới về các hành động và quyết đinh định được đề xuất và khuyến khích sự tham gia của
họ, yêu cầu là họ phải có lòng tình và hi vọng vào nhân viên của mình. Loại người lãnh
đạo này nên là những nhà lãnh đạo tự quyết định nhưng có tham khảo ý kiến của cấp

dưới trước khi hành động.
Nguyên nhân của việc sự chọn phong cách lãnh đạo dân chủ này đến chủ yếu từ yếu
từ 2 điểm đặc biệt của nhân viên thuộc hệ thống AEON:
 Họ là những người có tinh thần hợp tác, sẵn lòng cộng tác với người khác không
có nghĩa là phủ nhận tài năng, cá tính của mình. Tuy nhiên một nhân viên có cá
tính như thế này sẽ phát huy năng lực cao nhất nếu được lãnh đạo theo phương
pháp dân chủ, và họ rất cần ít sự lãnh đạo.
 Họ là những người thích lối sống tập thể, thường thích được làm việc trong tập
thể, anh em, bạn đòng nghiệp. Phương pháp dân chủ là cách tốt nhất để lãnh đạo
họ. Họ cần rất ít sự giám sát mà vẫn phát huy được năng lực tối đa và họ làm việc
vì mục đích của tập thể là chủ yếu. Họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu được làm
việc trong môi trường tập thể, đoàn kết, gắn bó và hữu nghị.
Ví dụ như: Vào mùa hè AEON tổ chức đi di lịch cho nhân viên của mình thì người
lãnh đạo có thể ước lượng được tổng ngân sách dành cho hoạt động đó của toàn công ty
rồi quyết định. Thì sau khi quyết định được những cái chính yếu cấp độ 1 rồi thì tất cả
những cái chính yếu ở cấp độ 2 trong vấn đề triển khai chi tiết thì cấp trên hoàn toàn có
thể áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ để những người phụ trách hoạt động về du lịch,
tập thể của công ty cũng như nhân viên tham gia quyết định các nội dung chi tiết.
Một trong những nội dung chi tiết đó có thể là đi đâu với lượng ngân sách đã đề ra sẵn
thì cấp dưới có thể chọn ra một số địa điểm; sau đó người lãnh đạo có thể lấy ý kiến tập
thể để các vị trí quản lý, cán bộ phụ trách hoạt động du lich và nhân viên có thể tham gia
biểu quyết phương án phù hợp nhất.
Ngoài ra, các yếu tố khác như trang phục, lịch trình hay các hoạt động vui chơi tập thể
hoàn toàn có thể để cho nhân sự ở trong công ty tham gia biểu quyết, đánh giá, bình
chọn. Tại sao lại như vậy? Các hoạt động du lịch nhìn chung ngoài việc là để tạo cho mọi
người cảm giác thoải mái, nghỉ ngơi sau một năm làm việc thì cũng góp phần để xây


dựng nét văn hóa cũng như là để hoàn thiện năng lực cho nhân viên. Đồng thời tổ chức
bình chọn, đánh giá sẽ giúp cho người lãnh đạo có thêm điều kiện để rèn luyện các kỹ

năng, kiến thức của mình và hiểu hơn về nhân viên./


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]

[4] Lưu Đan Thọ (2016), Quản trị học trong xu thế hội nhập, Những vấn đề cốt yếu của
quản trị



×