Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIỂU LUẬN QUY LUẬT LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.07 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ - CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
QUY LUẬT LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN
VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

Giảng viên hướng dẫn : PGS, TS Vũ Anh Tuấn
Môn :Những NLCB của CNMác-Lê Nin (NC)
Nhóm thực hiện: Nhóm H

Tp. Hồ Chí Minh Tháng 5 năm 2020

1


Danh sách nhóm H
1. Trần Văn Trung
- MSSV: HCMVB120202251
2. Phạm Thị Sương
- MSSV: HCMVB120202197
3. Trần Quốc Huy
- MSSV: HCMVB120202230
4. Nguyễn Thị Huyền Trang - MSSV: HCMVB120202246
5. Đinh Thị Kiều My
- MSSV: HCMVB120202246
6. Đoàn Thị Ngọc Yến
- MSSV: HCMVB120202231
7. Trần Thị Mỹ
- MSSV: HCMCD20202099


8. Trần Thị Kim Ngọc
- MSSV: HCMVB120202249
9. Nguyễn Quốc Hương
- MSSV: HCMVB120202238
10. Nguyễn Hồng Trang
- MSSV: HCMVB120202244
11. Nguyễn Thị Hồng Hòa - MSSV: HCMVB120202237
12. Trần Thị Huyền Trân
- MSSV: HCMVB120202258

2


MỤC LỤC
MỘT SỐ KÝ TỰ HỌC THUẬT VÀ CHỮ VIẾT TẮT............................................ 4
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 5
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................... 6
PHẦN I. GIÁ TRỊ THẶNG DƯ, LỢI NHUẬN THEO QUAN ĐIỂM CN MÁCLÊ NIN......................................................................................................................... 6
1.GIÁ TRỊ THẶNG DƯ:..................................................................................................6
2. SỰ HÌNH THÀNH LỢI NHUẬN TRONG NỀN KT TBCN.............................................6
2.1 CHI PHÍ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA.................................................................6
2.2 LỢI NHUẬN..............................................................................................................7
3. PHÂN BIỆT LỢI NHUẬN VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ........................................................7
PHẦN II. QUY LUẬT LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN................................................. 8
1. LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN.................................8
2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUY LUẬT LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN..........................................9
3. TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN.................................................9
PHẦN III. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU QUY LUẬT LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN. 11
1. LÝ LUẬN...................................................................................................................11
2. THỰC TIỄN TÌNH HÌNH CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TẠI VIỆT NAM HIỆN

NAY.............................................................................................................................. 11
2.1. KHÁI NIỆM...........................................................................................................11
2.2 BIỆN PHÁP HẠN CHẾ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH....................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 13

MỘT SỐ KÝ TỰ HỌC THUẬT VÀ CHỮ VIẾT TẮT
- Ký tự học thuật:
3


+ c: Tư bản bất biến hay giá trị tư liệu sản xuất
+ v: Tư bản khả biến: giá trị sức lao động hay tiền công của người lao động
+ m: giá trị thặng dư: Phần giá trị dôi ra mà người đầu tư thu được
+ W: giá trị hàng hóa: W= c+v+m
+ k: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, k=c+v
+ p: lợi nhuận: Kết quả quá trình sx kinh doanh, p = Tổng Doanh thu - Tổng chi phí
+ p': Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo % giữa lợi nhuận thu được và vốn đầu tư
p'= x 100% = x 100%
+(): Tỷ suất lợi nhuận bình qn là tỷ số tính theo % giữa tổng số giá trị thặng dư và
tổng tư bản đầu tư. () = x 100%
+ : Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của những số vốn bằng nhau dù đầu
tư vào những ngành khác nhau. = x k
- Chữ viết tắt:
+ HH: Hàng hóa
+ QMSX: Quy mơ sản xuất
+ KH: Khách hàng
+ LNBQ: Lợi nhuận bình quân
+ TLSX: Tư liệu sản xuất
+ SX KD: Sản xuất kinh doanh
+ DN: Doanh nghiệp

+ CPSX: Chi phí sản xuất
+ TBCN: Tư bản chủ nghĩa
+ CTKLM: Cạnh tranh không lành mạnh

Lời mở đầu

4


Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thời đại nền kinh tế thị trường phát
triển như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi người làm kinh tế đều phải
hiểu rõ và nắm bắt nhu cầu thị trường, đặc biệt là các quy luât kinh tế thị trường như:
quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ, quy
luật lợi nhuận bình quân ..., mỗi quy luật vừa có sự liên kết hữu cơ với những quy luật
khác vừa có vai trị riêng trong nền kinh tế. VD: trong quy luật cạnh tranh, có 2 hình
thức là cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh khác ngành, và trong quá trình
cạnh tranh lại sinh ra quy luật lợi nhuận bình qn, đó là u cầu tất yếu của cạnh
tranh, là quy luật sinh ra khi các nhà tư bản tranh nhau giành giật miếng bánh lợi
nhuận.
Được sự phân công và hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Anh Tuấn- Giáo viên bộ mơnkhoa Kinh tế Chính trị- trường Đại học Kinh tế TPHCM - nhóm H với 12 bạn sinh
viên tiến hành nghiên cứu và phân tích đề tài tiểu luận: Quy luật lợi nhuận bình quân?
và Ý nghĩa nghiên cứu.
Mục tiêu tiểu luận hướng tới phân tích nguồn gốc ra đời của quy luật lợi nhuận bình
quân, sự liên hệ giữa lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất trong tình hình kinh tế
của Việt Nam, những tác động tích cực, tiêu cực và giải pháp trong thời gian tới.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên chưa thể nghiên cứu và phân tích sâu hơn về đề
tài, những nghiên cứu chỉ mang tính cung cấp kiến thức thêm cho các bạn sinh viên
khoa Kinh tế chính trị nói riêng và những người mong muốn tìm hiểu thêm kiến thức
về kinh tế nói chung.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Vũ Anh Tuấn- Giáo viên bộ mơn- khoa

Kinh tế Chính trị- trường Đại học Kinh tế TPHCM người thầy đã truyền tải tình yêu
và kiến thức mơn Kinh tế chính trị đến các bạn sinh viên và đồng thời cảm ơn đến tập
thể nhóm H gồm 12 sinh viên đã làm việc nhóm thật xuất sắc để hoàn thành bài tiểu
luận!
Xin chân thành cảm ơn!

Phần Nội dung
5


Phần I. Giá trị thặng dư, lợi nhuận theo quan điểm CN Mác-Lê Nin
C.Mác (1818-1883) và F. Ăng (1820-1895) là hai nhà tư tưởng vĩ đại đã có
cơng sáng lập chủ nghĩa Mác, vũ khí tư tưởng sắc bén của giai cấp cơng nhân trên
tồn thế giới, tác phẩm vĩ đại nhất của hai ông là bộ tư bản, theo như Lê-Nin viết về
tác phẩm này là "tác phẩm kinh tế chính trị học nổi tiếng nhất của thế kỷ chúng ta",
trong tác phẩm này, những phát kiến vĩ đại nhất của ơng đó là học thuyết về giá trị
thặng dư và chỉ ra nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận chính là xuất phát từ giá trị
thặng dư, quy luật kinh tế cơ bản của TBCN.
1.Giá trị thặng dư:
Được Marx xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số tiền nhà tư bản
bỏ ra. Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức TLSX (tư
liệu sản xuất) gọi là tư bản bất biến (c) và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là
tư bản khả biến.(v). Tuy nhiên, người lao động đã đưa vào hàng hóa một lượng giá trị
lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động, phần dư ra đó gọi là
giá trị thặng dư (m).
Hay nói đơn giản Giá trị thặng dư chính là giá trị do công nhân làm thuê lao
động sản sinh ra vượt quá giá trị sức lao động của họ nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt
hết.
VD: Giả sử một người lao động trong một giờ làm ra được giá trị sản phẩm là 1000
đồng. Đến giờ thứ hai trở đi, trên cơ sở sức lao động đã bỏ ra ở giờ thứ nhất, người lao

động đó sẽ làm ra được 1100 đồng. Số tiền chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư sức
lao động hay m = 100 đồng và bị nhà tư bản chiếm đoạt.
2. Sự hình thành lợi nhuận trong nền KT TBCN
Lợi nhuận là kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là
chênh lệch giữa Doanh thu và chi phí nên trước tiên để hiểu được quá trình nhà tư bản
tạo ra lợi nhuận ta sẽ tìm hiểu về chi phí SX TBCN
2.1 Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
Nếu gọi giá trị hàng hóa là W, thì W = c + v + m. Đây là những chi phí LĐ thực
tế của xã hội để sản xuất hàng hóa. Nhưng đối với nhà tư bản, để SX hàng hóa, họ chỉ
cần chi phí một lượng tư bản để mua TLSX (c) và mua sức lao động (v). Chi phí đó
gọi là chi phí sản xuất TBCN, được ký hiệu là k: k = c + v
Vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của những TLSX và
giá cả sức lao động đã tiêu dùng để SX ra hàng hóa cho nhà tư bản.
Nếu dùng k để chỉ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa thì cơng thức W = c + v + m sẽ
chuyển hoá
thành: W = k + m.
- Giữa chi phí sản xuất TBCN và giá trị hàng hóa khác nhau cả về chất và lượng:
+ Về chất: Chi phí sản xuất TBCN chỉ là sự chi phí về tư bản; cịn giá trị hàng hóa là
chi phí thực tế (Chi phí về lao động xã hội cần thiết để SX ra hàng hóa) của xã hội để
sản xuất ra hàng hóa.
+ Về lượng: Chi phí sản xuất TBCN (k = c + v) luôn nhỏ hơn chi phí thực tế, tức là
giá trị của hàng hóa (W = c + v + m)
6


Đối với nhà tư bản, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là giới hạn thực tế của lỗ lãi kinh
doanh nên họ ra sức “tiết kiệm” chi phí sản xuất này bằng mọi cách, chi phí càng nhỏ,
lợi nhuận thu được càng lớn. Do chi phí ứng trước k= c+v nên để thu được lợi nhuận
cao nhất, nhà TB khơng ngừng cải tiến máy móc, thiết bị để kéo dài thời gian sử dụng,
tận dụng năng suất tối đa của máy móc đồng thời phải tăng v, tức là tăng sự chiếm

đoạt giá trị thặng dư m của công nhân bằng cách chiếm đoạt m tuyệt đối (tăng độ dài
ngày lao động, cường độ lao động), hoặc m tương đối (tăng năng suất lao động công
nhân), đồng thời dùng nhiều cách để tăng doanh thu nhằm đạt được lợi nhuận tối đa.
2.2 Lợi nhuận
Lợi nhuận (p): Là giá trị thặng dư (m) khi được quan niệm là con đẻ của toàn
bộ tư bản ứng trước (k), là kết quả hoạt động của toàn bộ TB và là mục tiêu cuối cùng
mà nhà TB hướng tới trong quá trình đầu tư vào SXKD.
Bản chất của lợi nhuận:
- Giá trị hàng hoá(W) là: W = c + v +m
- Chi phí SX TBCN (k) là: K = c + v
Do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hố và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, nên
sau khi bán hàng hoá theo đúng giá trị, nhà tư bản không chỉ bù lại đủ số tiền đã ứng
ra, mà còn thu được một số tiền lời ngang bằng m. Số tiền lời này gọi là lợi nhuận( p).
Công thức tính lợi nhuận: p = W- k.
Cơng thức W = k + m chuyển thành W = k + p, có nghĩa là giá trị hàng hóa tư bản chủ
nghĩa bằng chi phí SX TBCN cộng với lợi nhuận.
Vậy bản chất của lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nó
phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của CNTB. Cái khác nhau giữa bỏ m và p ở chỗ,
khi nói m là hàm ý so sánh nó với v, cịn khi nói p lại hàm ý so sánh với (c + v); p và
m thường khơng bằng nhau, p có thể cao hơn hoặc thấp hơn m, phụ thuộc vào giá cả
bán hàng hóa do quan hệ cung – cầu quy định. Nhưng xét trên phạm vi tồn xã hội,
tổng số lợi nhuận ln ngang bằng tổng số giá trị thặng dư.
3. Phân biệt lợi nhuận và giá trị thặng dư
+ Giống nhau:
Lợi nhuận (p) và giá trị thặng dư (m) đều có chung một nguồn gốc là kết quả
lao động không công của công nhân.
+ Khác nhau:
- Giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chất là sự chiếm đoạt lao
động không công của công nhân,
- Lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư , nó

làm cho người ta hiểu lầm rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao dộng làm thuê
tạo ra. Nguyên nhân của hiện tượng đó là:
 Sự hình thành chi phí SX TBCN đã xóa nhồ sự khác nhau giữa c và v.
 Do chi phí SX TBCN ln nhỏ hơn chi phí SX thực tế, cho nên nhà tư bản
chỉ cần bán hàng hoá cao hơn CP SXTBCN và có thế thấp hơn giá trị hàng hố là đã
có lợi nhuận rồi.

7


Phần II. Quy luật Lợi nhuận bình quân
1. Lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận bình quân
- Lợi nhuận bình quân (LNBQ): Là lợi nhuận bằng nhau của những số vốn
bằng nhau dù đầu tư vào những ngành khác nhau hay nói cách khác là sự phân chia
chiếc bánh lợi nhuận giữa các nhà TB trong quá trình SXKD.
Công thức LNBQ ( )= (tỷ suất LNBQ) x k (tư bản ứng trước)
- Tỷ suất LNBQ () là tỷ số theo % giữa tổng số giá trị thặng dư (và tổng tư bản
đầu tư (Công thức tỷ suất LNBQ: () =
Ta thấy mục tiêu cuối cùng của nhà TB là tối đa hóa lợi nhuận, nên trong q trình
kinh doanh, các nhà tư bản đầu tư đa ngành, tìm kiếm những ngành có tỷ suất lợi
nhuận cao để đầu tư tư bản vào và chấp nhận chia sẽ lợi nhuận với các nhà tư bản
nghành khác để cùng nhau hưởng lợi, trong q trình vừa hợp tác đó, giữa các ngành
và trong nội bộ ngành lại có sự cạnh tranh để tranh giành ưu thế hơn về phần mình.
Ví dụ: Trong xã hội có ba ngành sản xuất cơng nghiệp khác nhau: cơ khí, dệt, da; tư
bản đầu tư đều là 100; tỷ suất giá trị thặng dư đều là 100%. Tư bản ứng trước đều chu
chuyển hết giá trị vào sản phẩm. Nhưng do tính chất kinh tế, kỹ thuật mỗi ngành khác
nhau nên cấu tạo hữu cơ của các xí nghiệp cũng rất khác nhau. Nếu số lượng giá trị
thặng dư của xí nghiệp nào tạo ra cũng bằng lợi nhuận nó thu được thì tỷ suất lợi
nhuận sẽ rất khác nhau. Xem bảng dưới đây:
Ngành sản xuất:

- Chi phí sản xuất TBCN:
M (m’=100%)
- Giá trị hàng hóa:
P’ ngành(%)
P' (%)
- Giá cả sản xuất :
Cơ khí
Dệt
Da
80c+20v
70c+30v
60c+40v
20
30
40
120
130
140
20
30
40
30
30
30
130
130
130
Trong trường hợp trên, ngành da là ngành có tỷ suất LN cao nhất, tư bản ở các
ngành khác sẽ chuyển sang làm cho QMSX của ngành da mở rộng, sản phẩm của
ngành da nhiều lên, cung SP của ngành da lớn hơn cầu, giá cả sẽ hạ xuống, tỷ suất LN

giảm.
Ngược lại, QMSX ở những ngành mà tư bản di chuyển đi sẽ bị thu hẹp, cung nhỏ
hơn cầu, giá cả sẽ cao hơn, dẫn đến tỷ suất LN tăng. Như vậy, sự tự do di chuyển tư
bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi tỷ suất LN của ngành và dẫn đến hình
thành tỷ suất lợi nhuận ngang nhau, mỗi ngành đều nhận được tỷ suất lợi nhuận 30%.
Đó là tỷ suất lợi nhuận chung hay tỷ suất lợi nhuận bình quân, ký hiệu là p'.
-> Vậy để tìm hiểu về quy luật LNBQ ta sẽ tìm hiểu về quy luật cạnh tranh là cơ sở
hình thành lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận bình quân.
8


2. Cơ sở hình thành quy luật lợi nhuận bình quân
Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người SXKD hàng
hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi về SX và tiêu thụ HH, để thu lợi nhuận
cao nhất. Cạnh tranh xuất hiện và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa
và là cơ sở hình thành quy luật lợi nhuận bình qn vì:
Trong nền sản xuất TBCN, có hai hình thức cạnh tranh: Cạnh tranh trong nội
bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong
cùng một ngành, cùng SX ra một loại hàng hóa bằng cách thường xuyên cải tiến kỹ
thuật, nâng cao năng suất lao động (NSLĐ), làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa xí
nghiệp SX ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa đó để thu được lợi nhuận siêu
ngạch.
-> Kết quả cạnh tranh: Hình thành nên giá trị xã hội (giá tri thị trường) của từng loại
hàng hóa. Điều kiện sản xuất trung bình trong một ngành thay đổi do kỹ thuật sản xuất
phát triển, NSLĐ tăng lên, giá trị xã hội (giá trị thị trường) của hàng hóa giảm
xuống.Tuy nhiên, trong các đơn vị sản xuất khác nhau, do điều kiện sản xuất (điều
kiện kỹ thuật, tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề cơng nhân...) khác nhau, cho nên
hàng hóa có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hóa phải bán
theo giá trị xã hội tức là giá trị thị trường.

+ Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các ngành SX khác nhau
bằng cách tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tức là phân phối tư
bản (c và v) vào các ngành SX khác nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn,
tức là nơi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
-> Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành là : Hình thành tỷ suất lợi nhuận bình
quân, và giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất.
-> KẾT LUẬN: Trong giai đoạn cạnh tranh tự do của TBCN, khi giá trị thặng dư
chuyển hóa thành lợi nhuận bình qn thì giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản
xuất và quy luật giá trị cũng biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.
3. Tác động của quy luật lợi nhuận bình quân
Quy luật lợi nhuận bình qn tác động thơng q q trình cạnh tranh của CNTB,
trong q trình cạnh tranh, bên nào có ưu thế hơn sẽ nhận được lợi nhuận cao hơn,
song xét dưới góc độ tồn xã hội , cạnh tranh ln tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực
đến nền Kinh tế, tuy nhiên mặt tích cực vẫn chiếm ưu thế hơn.
- Tích cực:
+ Cạnh tranh điều chỉnh cung - cầu HH trên thị trường:
 Khi cung một lượng HH nào lớn hơn cầu, cạnh tranh giữa những người bán làm
cho giá cả thị trường giảm xuống, chỉ những cơ sở kinh doanh nào đủ khả năng cạnh
tranh cải tiến công nghệ, trang bị kỹ thuật, phương thức quản lý, hạ được giá bán sản
phẩm mới có thể tồn tại.
 Khi cung một hàng hóa nào đó thấp hơn cầu, HH đó trở nên khan hiếm trên thị
trường, giá cả tăng lên tạo ra lợi nhuận cao hơn mức bình quân, khi đó người
kinh doanh sẽ đầu tư vốn xây dựng thêm cơ sở sản xuất mới hoặc nâng cao năng
lực của những cơ sở sản xuất sẵn có.

9


Đó là động lực quan trọng nhất làm tăng lượng vốn đầu tư cho SXKD nâng cao năng
lực sản xuất trong tồn xã hội .

+ Cạnh tranh góp phần loại bỏ những nhà sản xuất kém hiệu quả, công nghiệp
lạc hậu, giá thành cao, thúc đẩy sự phát triển không ngừng của xã hội. Góp phần tạo
nên sự sống động trong nền kinh tế buộc các nhà SX phải luôn nhạy bén sáng tạo,
thường xuyên cải tiến kỹ thuật công nghệ mới, đổi mới tổ chức quản lý…làm tăng
NSLĐ, giảm CPSX, nâng cao chất lượng hàng hóa, thúc đẩy việc đáp ứng yêu cầu xã
hội ngày càng tốt hơn về chất. VD: Saigon Co.op không ngừng mở rộng mạng lưới
bán lẻ với 127 siêu thị trên cả nước. Sự lớn mạnh của nhà bán lẻ nội này thể hiện rõ
khi cùng một ngày tổ chức khai trương 4 siêu thị. Thậm chí, trong vịng 1 tháng đơn vị
này liên tục đưa vào hoạt động thêm 5 siêu thị Co.opmart, 2 cửa hàng thực phẩm
Co.op Food, 7 cửa hàng bách hóa hiện đại Co.op Smile, 2 cửa hàng tiện lợi 24/7
Cheers. Tương tự, Tổng Cơng ty Thương mại Sài Gịn cũng phát triển mạnh hệ thống
bán lẻ. Ngoài trung tâm thương mại, siêu thị, Tổng Cơng ty Thương mại Sài Gịn còn
phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi (Satrafoods), hệ thống cửa hàng ăn uống (Satra
F&B). Trong đó, sự phát triển mạnh nhất phải kể đến hệ thống Satrafoods với gần 200
cửa hàng.
- Tiêu cực:
+ Để đối phó với một môi trường cạnh tranh, các công ty làm mọi cách để trở
nên hùng mạnh, to lớn thông qua sát nhập và mua lại (M&A). Sau đó, khi họ đã nuốt
chửng những đối thủ của mình, họ ở vị thế có thể ảnh hưởng đến giá cả. Không chỉ
vậy, một công ty lớn hơn được tơn trọng hơn và có thể có quyền lực chính trị lớn hơn.
Tuy nhiên, điều này lại gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Ví dụ, khi BP mở rộng
việc thu mua các công ty dầu khi như Amoco, Richfield và Castrol, công ty này lâm
vào nợ trầm trọng, sau đó, để lấy lại khoản tiền này, ban quản trị quyết định giảm chi
tiêu bảo dưỡng các nhà máy lọc dầu. Năm 2005, những cắt giảm này gây ra vụ nổ tại
Taxas City và làm 15 người chết, 180 người bị thương.
+Sự tăng trưởng nóng của những tập đoàn này cũng gây ra những vấn đề khác
cho cơng chúng. Hàng loạt những tập đồn lớn hay ngân hàng q lớn đến mức khó
có điều gì làm lung lay được chúng, điều này có nghĩa nền kinh tế của quốc gia sẽ phụ
thuộc vào chúng và chỉnh phủ thì sẵn sàng trả một khoản tiền lớn để ngăn cản sự sụp
đổ của những đế chế này. Từ góc nhìn của người làm tài chính, điều này thực sự có lợi

cho họ vì họ biết chính phủ sẽ cứu trợ với bất kì giá nào, nên họ có thể tạo ra những
khoản đầu tư nhiều rủi ro hơn. Nhưng với cơng chúng, nó có nghĩa là hàng tỉ đồng
thuế sẽ bị chi ra để cứu những tập đoàn tư nhân.
+ Gây ra đổ vỡ thị trường, tham nhũng, cạnh tranh không lành mạnh và kéo
theo sự tụt hậu nói chung của cả nền kinh tế.
+Sự tham gia của các tập đoàn Đa quốc qua và những tập đoàn lớn với tiềm lực
kinh tế và kinh nghiệm kinh doanh lâu đời là thách thức không nhỏ đối với các nhà
kinh doanh trong nước. VD: Có thể kể đến như việc Berli Jucker mua lại Metro Cash
& Carry Vietnam. Đây là hợp đồng mua bán và sáp nhập lớn nhất từ trước đến nay tại
Việt Nam. Sau đó khơng lâu, Central Group Thái Lan mua lại Nguyễn Kim cùng BigC
Vietnam. Lotte Mart (Hàn Quốc) khá thành công với hàng loạt các siêu thị và trung
tâm thương mại khắp cả nước. Emart cũng chính thức gia nhập sân chơi tại TPHCM
với trung tâm mua sắm trị giá 60 triệu USD. Từ Nhật Bản, Aeon từng bước mở rộng

10


mạng lưới cả nước 5 trung tâm; Takashimaya cũng đã hiện diện tại vị trí đắc địa trung
tâm TPHCM

Phần III. Ý nghĩa nghiên cứu Quy luật Lợi nhuận bình quân

1. Lý luận
Nghiên cứu Quy luật LNBQ không chỉ cho ta thấy mối quan hệ nội bộ ngành
và khác ngành của các nhà tư bản trong việc giành giật lợi nhuận với nhau nó cịn
vạch rõ bản chất tồn bộ giai cấp tư sản đang bóc lột tồn bộ giai cấp cơng nhân. Vì
vậy muốn giành thắng lợi, giai cấp cơng nhân phải đoàn kết lại, đấu tranh với tư cách
là một giai cấp, kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị.
- Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa quan trọng là nhà nước cần có chính sách, luật
pháp khuyến khích cạnh tranh lành mạnh sẽ có tác dụng cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản

lý sản xuất, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất
2. Thực tiễn tình hình cạnh tranh khơng lành mạnh tại Việt Nam hiện nay
2.1. Khái niệm
Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh
là hành vi của DN trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và
các chuẩn mực khác trong KD, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi
ích hợp pháp của DN khác. Cụ thể, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sau bị
cấm:
­ Xâm phạm thơng tin bí mật trong KD dưới các hình thức sau đây: Tiết lộ, sử  dụng
thơng tin bí mật trong KD mà khơng được phép của chủ sở hữu thơng tin đó.
­ Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của DN khác bằng hành vi đe dọa hoặc
cưỡng ép để buộc họ khơng giao dịch hoặc ngừng giao dịch với DN đó;
­ Cung cấp thơng tin khơng trung thực về DN khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp
đưa thơng tin khơng trung thực về  DN gây  ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài
chính hoặc hoạt động kinh doanh của DN đó.
­ Gây rối hoạt động KD của DN khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm
gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của DN đó.
­ Lơi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây: So sánh hàng hóa, dịch vụ
của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng khơng chứng
minh được nội dung;
­ Bán hàng hóa, cung  ứng dịch vụ dưới giá thành tồn bộ  dẫn đến hoặc có khả  năng
dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.…
2.2 Biện pháp hạn chế cạnh tranh không lành mạnh
- Về phía Nhà nước:

11


Hoàn thiện quy định pháp luật về CTKLM: Cần pháp điển hóa hệ thống pháp
luật về CTKLM theo hướng thống nhất các quy định giữa các văn bản và sửa đổi các

quy định khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay; Xây dựng ban hành Nghị
định hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2018 theo hướng đảm bảo tính hiệu quả, thực thi
bằng việc bổ sung hướng dẫn một số nội dung còn thiếu; Tiếp thu các quy định của
pháp luật các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới, hướng đến một văn bản
hướng dẫn dễ hiểu, khoa học và chính xác; Thống nhất các quy định về hành vi
CTKLM trong các văn bản luật chuyên ngành, cụ thể hành vi CTKLM trong lĩnh vực
sỡ hữu trí tuệ trong Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi quảng cáo nhằm CTKLM trong Luật
Quảng cáo, hành vi khuyến mại trong Luật Thương mại…
Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực cạnh tranh.Theo đó, mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về
cạnh tranh không lành mạnh là 2 tỷ đồng.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị
trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của DN.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu
của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính.
­ Về phía các doanh nghiệp:
Cần tn thủ  các quy định của pháp luật về  kinh doanh nói chung, các chính
sách về cạnh tranh. Trong xu thế mới, việc tn thủ pháp luật, cạnh tranh lành mạnh,
đây cũng là một cách để  xây dựng thương hiệu trên thị  trường. Đẩy mạnh quan tâm,
xúc tiến việc đăng ký bảo hộ  nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng cơng nghiệp theo quy
định của Luật Sở hữu trí tuệ về các nội dung thuộc chỉ dẫn hàng hóa. Mặt khác, tự xây
dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chun nghiệp và dài hạn như xây dựng và
quảng bá thương hiệu; xây dựng những kênh phân phối mới, các sản phẩm mới; khai
thác lợi thế cạnh tranh của riêng mình.
     ­ Về phía người tiêu dùng:
Người tiêu dùng cần có cái nhìn đúng đắn và chính xác về  hàng hóa, sản phẩm mình
sử dụng. Tuyệt đối khơng sử dụng và loại ra danh sách tiêu dùng của mình những sản
phẩm hàng hóa kém chất lượng, vi phạm pháp luật, có dấu hiệu CTKLM. Nếu phát
hiện những sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm của hành vi CTKLM có thể lên án và vận
động người tiêu dùng khác khơng sử dụng, tạo sức ép cho DN vi phạm, từ đó đẩy lùi

các hành vi CTKLM.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin. Nxb CTQG, 2009
2. PGS. TS Vũ Anh Tuấn, Giáo trình Lịch sử các học thuyết Kinh tế. Nxb Thanh niên,
2012
3. PGS. TS Vũ Anh Tuấn, Giáo trình Bài tập ứng dụng mơn học Kinh tế Chính trị .
Nxb Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2019
4. www.hoctap24h.vn
5.www.loigiaihay.com

13


14


15



×