Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Đặc sắc của nhịp điệu truyện Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.78 KB, 40 trang )

MỤC LỤC

1


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Nhằm khắc sâu những hiểu biết về Truyện Kiều, đặc biệt là tìm hiểu về nhịp
điệu Truyện Kiều, tôi đã tham khảo một số tài liệu sau:
- Cuốn Thi pháp Truyện Kiều của giáo sư Trần Đình Sửu – NXB GD - 2003.
- Cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc NXB Thanh niên – 2001.
- Cuốn Giảng văn Truyện Kiều của Đặng Thanh Lê – NXB GD – 2000.
Sau khi tham khảo tài liệu trên, tôi thấy mỗi tác giả đều có sự sáng tạo riêng
nhưng lại chưa có những điểm nhấn để khắc sâu cho học sinh thông qua giảng dạy
văn học ở trường THPT.
Truyện Kiều giúp học sinh tìm hiểu thêm về đặc điểm nhịp điệu Truyện
Kiều, giọng điệu, hệ thống từ ngữ, các điệp từ, cấp độ từ ngữ, cấp độ câu, cấp độ tổ
chức văn bản tác phẩm và cấp độ thể loại. Chính vì vậy, tôi thấy cần thiết để thực
hiện sáng kiến này. Nó sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao vốn từ ngữ, từ đó
học sinh có thể sử dụng nó một cách điêu luyện.
2. Tên sáng kiến
ĐẶC SẮC CỦA NHỊP ĐIỆU TRUYỆN KIỀU

2


3. Tác giả sáng kiến
- Họ tên: Hoàng Thị Hằng
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Tường – Vĩnh
Phúc.
- Số điện thoại: 0961441686


- E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Hoàng Thị Hằng, Trường THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
-

Giáo dục

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
-

Tháng 3,4/2018.

7. Mô tả bản chất của sáng kiến
-

Về nội dung của sáng kiến:

3


A – MỞ ĐẦU
I_ Lý do chọn đề tài:
Nếu tính thời gian theo cách của Nguyễn Du, có lẽ người Việt phải sống những
đêm trống canh dài bằng cả trăm năm. Truyện Kiều không phải keo loan, nhưng đã
nối những sợi tơ lòng muôn thế hệ còn bền chặt gấp mấy lần thứ keo thần thoại.
Truyện Kiều vô cùng đồ sộ với 3254 câu thơ. Truyện tuyệt vời ở chỗ, đã đi vào
lòng người bằng chính cái giai điệu sẵn có của mình – một thứ nhịp điệu vô cùng
giàu có, khả năng biểu hiện gần như trùng khớp với tiếng lòng của nhân dân. Tư
tưởng có lớn, có hay mà âm điệu tồi, thì câu thơ cũng coi là bỏ. Là một thành tựu

nghệ thuật nổi bật của Truyện Kiều, nhịp điệu cần được nghiên cứu sâu sắc hơn, để
người đọc tiếp cận gần hơn với những kết luận khoa học chuẩn xác, chứ không
phải chỉ dừng lại ở những ấn tượng, những cảm giác – tuy giàu có, nhưng lại vô
cùng mơ hồ.
Truyện Kiều đã đi vào lòng người từ lâu, nhưng với một phạm trù khó khăn
như thế này, người viết trước nay vẫn sợ rằng nếu như đi sâu nghiên cứu, sẽ làm
hỏng đi chính những ấn tượng cảm tính mơ hồ tuyệt diệu mà câu thơ Kiều mang
lại. Tuy nhiên, Truyện Kiều lại làm dày thêm vốn kinh nghiệm nghiên cứu khoa
học, hi vọng đưa đến những kết luận ban đầu xác đáng.
II_ Mục đích nghiên cứu:
Nổi bật nhất trong Truyện Kiều chính là nhịp điệu. Hầu hết các nhà
nghiên cứu như Phan Ngọc, Trần Đình Sửu hoặc giáo sư Nguyễn Lộc, học giả Đào
Duy Anh, khi xem xét Truyện Kiều đều ít nhiều đề cập đến – có thể gọi thẳng tên
nó, chỉ ra đặc điểm và biểu hiện cụ thể. Phan Ngọc đưa ra những lời nhận xét
tương đối xác đáng về cách gieo vần, ngắt nhịp, phối thanh, dùng từ... của câu thơ
Kiều, từ đó khẳng định Nguyễn Du là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ. Giáo
4


sư Trần Đình Sửu cũng nghiên cứu rất nhiều phương diện nhỏ lẻ của nhịp điệu thơ
Kiều nhưng không khái quát thành một chương mục riêng hay thành cơ sở lí thuyết
căn bản về nhịp điệu tác phẩm. Bởi vậy sáng kiến này là điểm nhấn để khắc sâu
cho học sinh thông qua giảng dạy văn học ở trường THPT.
III _ Phạm vi tư liệu:
Tôi tiến hành khảo sát phân loại dựa trên văn bản Truyện Kiều – NXB GD –
1995 do giáo sư Thạch Giang biên soạn và chú giải.
IV_ Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp thống kê – phân loại
2. Phương pháp so sánh
3. Phương pháp phân tích – bình giảng

V_ Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm:
Gồm 3 phần lớn:


Mở đầu.



Nội dung.



Kết luận và kiến nghị

5


B - NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ NHỊP ĐIỆU
I. Khái niệm và một số vấn đề lí thuyết
1. Khái niệm
1.1. Từ điển Tiếng Việt
- Theo Từ điển Tiếng Việt - NXB Đà Nẵng.
+ Nhịp điệu là sự lặp lại một cách tuần hoàn các âm mạnh và nhẹ, sắp xếp
theo những hình thức nhất định.
+ Nhịp độ được hiểu là độ nhanh của bản nhạc, bài hát hay mức độ tiến
triển của sự việc.
- Như ta đã thấy, “nhịp độ” và “nhịp điệu” được định nghĩa tương đối giống
nhau. Tuy nhiên, “nhịp điệu” được nhấn mạnh hơn ở yếu tố “nhịp”, còn “nhịp độ”
lại được nhấn mạnh ở yếu tố “độ”. Điều này sẽ càng trở nên rõ nét khi ta nghiên

cứu nhịp điệu nghệ thuật trong mối quan hệ với các yếu tố nghệ thuật gần gũi với
nó.
1.2. Từ điển thuật ngữ văn học
- Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “nhịp điệu” được định nghĩa là một
phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật trong văn học, dựa trên sự
lặp lại có tính chất chu kì, cách quãng hoặc luân phiên của các yếu tố.
- Như vậy, nhịp điệu với tư cách là một phương diện nghệ thuật, đặc trưng
bởi chức năng thể hiện “sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới”. Nhịp điệu ấy đã tạo nên
những cảm xúc thẩm mĩ mới mẻ, đã thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn, của tác
phẩm như thế nào?
6


- Đó là những khác biệt lớn giữa nhịp độ và nhịp điệu nghệ thuật mà tôi
muốn phân biệt.
2. Một số vấn đề lí thuyết
2.1. Vấn đề thuật ngữ
- “Nhịp điệu” là một trong những thuật ngữ dễ nhầm lẫn. Nó thường được sử
dụng lẫn với các thuật ngữ khác, về bản chất là tương đối gần gũi về chức năng,
đặc điểm, như nhịp độ, nhạc điệu, ngữ điệu...
2.1.1. Nhạc điệu và nhịp điệu
- Khi đi tìm hiểu đặc điểm về hình thức nghệ thuật của các tác phẩm – đặc
biệt là tác phẩm trữ tình, có một hiện tượng phổ biến xảy ra là có sự đồng quy hai
khái niệm “nhịp điệu” và “nhạc điệu”.
- Tuy vậy, các nhà thơ thường đánh đồng hai khái niệm đó. Họ rất chú trọng
nhịp điệu, bởi thơ có hay chỉ nhờ hai yếu tố là từ và nhịp điệu.
Vì vậy, nhạc điệu chính là cấu tạo ngữ âm của lời văn nghệ thuật. Khi xem
xét nhạc điệu, chỉ có thể dừng lại ở những cấp độ cao hơn như: tư tưởng, hình
tượng, cốt truyện...
Sự phân biệt này chỉ mang tính tương đối, nhằm xác lập một định nghĩa

ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể về nhịp điệu tác phẩm.
2.1.2. Nhịp điệu và nhịp độ
Đây là hai thuật ngữ đã được nhắc đến và so sánh sơ bộ ở phần định nghĩa.
- “Nhịp điệu” là thuật ngữ khá gắn bó với bút pháp nhà văn.
- Nhịp độ chú ý đến lượng của hiện thực sự việc ấy, sự kiện ấy đã diễn ra
được bao lâu, còn nhịp điệu chú ý đến chất của hiện thực.

7


Nhưng nhịp độ chỉ là công cụ, trong khi nhịp điệu lại có thể “ tạo ra cảm
giác của vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ
thuật”.
Như vậy, nhịp điệu là thuật ngữ khác biệt hoàn toàn với nhạc điệu và nhịp
độ: mang những đặc trưng và sắc thái thẩm mĩ riêng biệt nhưng vẫn có sự tương
đồng hay quan hệ qua lại lẫn nhau trong phạm vi tác phẩm.
2.2. Một số vấn đề thể loại
Khái niệm của “nhịp điệu” thực chất thuộc về lí luận kiểu tác phẩm trữ tình
– cụ thể là thể loại thơ “Nhịp điệu là lực lượng chủ yếu, năng lực chủ yếu của
thơ”...(Maiacopxki). Nhưng thực ra, nhịp điệu vẫn là độc quyền, là sở trường, là
thế mạnh của tác phẩm trữ tình.
Truyện Kiều là một tác phẩm truyện thơ Nôm, cho nên, về mặt lí thuyết, nhịp
điệu của nó sẽ là nhịp điệu của tác phẩm tự sự. Do vậy, nhịp điệu trên thực tế là
nhịp điệu của nhà thơ – nhịp điệu của một tác phẩm trữ tình. Truyện Kiều có một
dung lượng đồ sộ dường ấy, lại có thể có một đời sống lâu bền và gắn bó đậm sâu
với tâm hồn người Việt, tựa như những vần ca dao thâm thúy.
Có thể nói, Truyện Kiều mang cái cốt của một tác phẩm tự sự, nhưng lại có
cái hồn của một tác phẩm trữ tình. Nhịp điệu của Truyện Kiều là nhịp điệu của tác
phẩm Cung oán ngâm.
Cái tài của Nguyễn Du là đã khiến cho người Việt quên đi rằng truyện Nôm

nói chung và Truyện Kiều nói riêng là tác phẩm tự sự. Đọng lại trong trái tim họ, là
những nhịp điệu trữ tình. Truyện Kiều lớn không chỉ ở tư tưởng, mà còn vĩ đại bởi
thứ nhịp điệu giản dị mà mê hồn đó!

8


II. Khảo sát và phân loại
1. Tiêu chí và phương pháp khảo sát, phân loại
1.1. Khảo sát, phân loại chỉ có tính tương đối
Sau khi thực hiện khảo sát ban đầu, tôi nhận thấy rằng nhịp điệu của Truyện
Kiều được thể hiện trên nhiều cấp độ.
Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn tiêu chí khảo sát thống kê chỉ mang tính chất
tương đối, nghĩa là khảo sát sơ bộ và sử dụng số ước đoán gần đúng.
Tôi hi vọng sẽ có dịp khảo sát được sâu sắc và kĩ lưỡng hơn trong một vài báo
cáo sáng kiến kinh nghiệm khác.
1.2. Khảo sát điểm
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tiến hành so sánh Truyện Kiều với Truyện
Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự và so sánh với ca dao (trích từ “ Tục ngữ ca dao Việt
Nam” do Mã Giang Lân tuyển chọn và giới thiệu – NXB Giáo dục – 1998)...
1.3. Sử dụng những số liệu các công trình nghiên cứu đi trước
- Tìm hiểu và sử dụng những số liệu từ các công trình nghiên cứu đi trước, tôi
đã có dịp tham khảo cuốn Từ điển Truyện Kiều do học giả Đào Duy Anh biên soạn
– NXB VHTT - 2000.
- Ngoài ra, tôi còn sử dụng các số liệu trong cuốn Thi pháp Truyện Kiều của
giáo sư Trần Đình Sửu – NXB GD – 2003 và cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn
Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc – NXB TN – 2001.
Đây là một số tiêu chí và phương pháp cơ bản khi tôi tiến hành thống kê khảo
sát tác phẩm.


9


2. Khảo sát
2.1. Các phương diện cần khảo sát
- Nhịp điệu của một tác phẩm được thể hiện trên nhiều cấp độ.
- Chúng tôi chia nhịp điệu Truyện Kiều gồm 4 cấp độ.
. Cấp độ từ ngữ
. Cấp độ dòng thơ
. Cấp độ tổ chức văn bản tác phẩm
. Cấp độ thể loại
2.2. Khảo sát, phân loại
2.2.1. Cấp độ từ ngữ
a, Từ láy
- Truyện Kiều có tổng số 507 từ láy âm trên tổng 3254 câu thơ.
b, Điệp từ
b1. Các điệp từ biểu thị diễn biến thời gian
- “ Vội” và “ Vội vàng”.
.“ Vội” xuất hiện 20 lần trong tác phẩm.
.“Vội vàng” đứng ở đầu câu: 7/17.
- “ Bỗng” xuất hiện 14 lần.
- “ Thoắt” xuất hiện 17 lần.
- “ Trót” xuất hiện 7 lần.
- “ Kíp” và “ kịp”.

10


. “ Kíp” xuất hiện 7 lần.
. “ Kịp” xuất hiện 6 lần.

- “Đã” và “đà”.
. “ Đã” xuất hiện 265 lần.
. “ Đà” xuất hiện 35 lần.
b2. Các từ ngữ phiếm định
- “ Ai” xuất hiện 108 lần.
- “ Ấy” xuất hiện 45 lần.
b3. Hệ thống các từ ngữ chỉ sự tan vỡ, trôi dạt
- “Trôi” xuất hiện 8 lần.
- “ Rơi” xuất hiện 11 lần.
- “ Rời” xuất hiện 4 lần.
- “ Rụng” và “ rụng rời” xuất hiện 16 lần.
- “Lìa” xuất hiện 6 lần.
- “Tan”.
. Xuất hiện độc lập trong câu 13 lần.
. Xuất hiện trong các kết hợp từ 11 lần.
- “ Tàn’’ xuất hiện 17 lần.
- “ Buồn”
. Xuất hiện độc lập 9 lần.
. Xuất hiện trong các từ ghép hay từ láy 2 lần.

11


- “ Sầu” xuất hiện 24 lần.
- “ Não” xuất hiện 5 lần.
b4. Các hư từ thường gặp
- “Thì” xuất hiện 94 lần.
- “Mà” xuất hiện 101 lần.
c, Thành ngữ chéo và các ngữ đối xứng
- Có khoảng 300 câu xuất hiện thành ngữ chéo và ngữ đối xứng trong tác phẩm.

2.2.2.

Cấp độ dòng thơ
a, Cắt nhịp

- Nhịp 3/3: 80 câu/1627 câu lục.
- Nhịp 4/4: 132 câu/1627 câu bát.
- Nhịp 1/5: 28 câu/1267 câu lục bát.
- Nhịp 6/2: 8 câu/1267 câu bát.
- Nhịp 3/3/2: 23 câu/1267 câu bát.
b, Đảo ngữ
- Có khoảng 100 câu thơ được sử dụng phép đảo ngữ (đảo trang).
c, Đối ngẫu
- Có 862 câu có đối trong tổng số 3254 câu, khoảng 27%
2.2.3. Cấp độ tổ chức văn bản tác phẩm
a, Một số môtíp hình thành quen thuộc

12


a1. Nước mắt
- Truyện Kiều có 18 khái niệm chỉ nước mắt.
- Số lần xuất hiện: 38 lần.
a2. Hoa
- Có 137 từ “ hoa” xuất hiện trong 127 câu thơ.
a3. Trăng
b, Một số môtíp
b1. Chia tay và chia li
- Chia tay: 6 lần các nhân vật gặp gỡ rồi chia tay.
- Chia ly : Truyện Kiều có 3 cuộc chia ly và một chia tay mang tính chất của

một cuộc chia tay.
b2. Nhớ nhà
b3. Nhân vật ngồi một mình
2.2.4.

Cấp độ thể loại
a, Các câu thơ thất vận
“Tin nhà ngày một vắng tin
Mặn tình cát lũy nhạt tình tao khang”
b, Một số câu thơ có lối gieo vần đặc biệt

Vần lưng của câu bát lại rơi vào giữa một từ láy âm hoặc một từ ghép, tách nó
ra 2 vế, do đó nhịp thơ phá vỡ cấu trúc quen thuộc.

13


Ví dụ:
“Chày sương chưa viện cầu Lam
Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng?”
Hoặc:
“Trót vì tay đã nhúng chàm
Dại rồi còn biết khôn làm sao đây?”

14


CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM NHỊP ĐIỆU TRUYỆN KIỀU
I. Nhịp điệu là một phương diện phản ánh giọng điệu nghệ thuật của tác
phẩm

1. Vấn đề giọng điệu và giọng điệu Kiều
1.1. Giọng điệu
Giọng điệu là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt, giọng điệu
gắn với phong cách nhà văn, gắn với bản sắc, cái giọng trời phú của mỗi cây bút,
mà thuật ngữ quen dùng là “ tone” hay “ tông”
Phan Ngọc là người đầu tiên xác lập một thuật ngữ đậm “phong cách” trong
văn học trung đại.
Nhà văn chỉ là người có phong cách, có bản lĩnh và bản sắc riêng khi họ có
gan từ bỏ cái truyền thống mà mình đã tiếp thu hết sức đầy đủ, để trên cơ sở ấy,
xây dựng một truyền thống mới.
Giọng điệu luôn tồn tại song hành cùng với phong cách nhà văn. Chính vì vậy,
không còn một sự ràng buộc quyền uy nào đủ mạnh để kìm chân những trí thức ở
trong khuôn phép cũ nữa. Họ tung hô tất cả, sống theo sở cầu, viết theo sở nguyện.
Văn học trung đại Việt Nam cuối thế kỉ XIX, trở thành một biểu tượng của
khát vọng giải thoát bản ngã, thốt lên tiếng nói đòi quyền sống, quyền tự do dân
chủ cho con người.
1.2. Giọng điệu nghệ thuật cảm thương trong Truyện Kiều
- Đầu tiên cần khẳng định rằng giọng điệu cảm thương là giọng điệu cơ bản
của Nguyễn Du.
- Bàn về giọng điệu Truyện Kiều giáo sư Trần Đình Sửu nhận định: “ Giọng
điệu cơ bản của Truyện Kiều là giọng điệu cảm thương”.
15


- Sự lặp lại của các môtíp, hình ảnh, từ ngữ cấu trúc câu... đã tạo nên một nhịp
điệu đặc biệt rõ nét của Truyện Kiều trong khi biểu hiện giọng điệu cảm thương.
2. Nhịp điệu là một phương diện phản ánh giọng điệu cảm thương trong
Truyện Kiều
Nhịp điệu không đơn giản là sự lặp lại, nhưng sự lặp đi lặp lại một vài yếu tố
nghệ thuật lại góp phần tạo nên nhịp điệu tác phẩm.

2.1. Môtíp nước mắt và nỗi buồn
Truyện Kiều là một trong những truyện Nôm mà nhân vật khóc nhiều nhất.
Hầu như mọi nhân vật trong truyện đều tuôn những dòng lệ cay đắng, quằn quại.
Nhân vật khóc nhiều nhất của tác phẩm là Thúy Kiều. Tiếng khóc của nàng là
tiếng khóc đau đớn nhất, dai dẳng nhất, như một nỗi oán hận, một niềm thương
cảm lớn của Nguyễn Du dành cho những kiếp người khổ đau.
Hầu như chưa có một biến cố nào mà Kiều lại không khóc, và lần nào khóc
cũng là một tâm sự lớn, một nỗi đau lớn, quằn quại, dày xéo thành những vết
thương lòng.
Dường như với những tiếng khóc và những giọt nước mắt, Nguyễn Du đã tạo
ra nhịp điệu của lòng cảm thương trong Truyện Kiều. Mộng Liên đường chủ nhân:
“Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy,
khiến ai đọc cũng phải thấm thía, đau đớn như đứt ruột”... Ngay ở đầu truyện,
chẳng phải nỗi đau đó đã được nhắc đến sao?
“ Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Không chỉ là một tiếng khóc lớn, Truyện Kiều còn là một nỗi buồn lớn, một nỗi
sầu dài. Nhưng nỗi buồn sầu trong Truyện Kiều có một ý vị rất đậm đà, nó làm cho
16


người ta dễ bị cảm, bị lây, rồi trở thành kẻ “đồng bệnh” – như có một thứ dây tơ
ràng buộc.
Nguyễn Du 11 lần tả nỗi buồn. Lần nào cũng mang màu sắc riêng, đây là cái
buồn lưu luyến trong veo của buổi đầu gặp gỡ:
“Bóng tà như giục cơn buồn
Khách đà lên ngựa người còn nghé theo”...
Cảnh vật càng lúc càng rộng ra bát ngát, xa thêm nghìn trùng, nổi nênh phiêu
dạt trăm chiều, dữ dội hãi hùng, ảo mờ đến tuyệt vọng. Con người như chìm ngập
trong mình và trong cảnh.

Như vậy, có thể thấy Nguyễn Du nhìn sự vật bằng một ý niệm buồn thương sầu
tủi, tư duy về sự vật cũng bằng chính nỗi buồn thương sầu tủi ấy
2.2. Hệ thống từ ngữ cảm thân hay những tiếng kêu thương
Giọng điệu trữ tình cảm thương nổi bật của Truyện Kiều được tạo nên bởi một
hệ thống khá dày với những lời than thân, tiếc thân, xót duyên, tủi phận.
Có thể chia những câu thơ Kiều này thành hai loại: Loại “ kêu” và loại
“thương”.
Nếu như tiếng kêu là sự phản ứng lại hiện thực đen bạc, nỗi căm phẫn lớn lao
ẩn chứa, bật lên thành tiếng kêu, tiếng chì chiết đay đả như muốn hỏi tội, muốn lật
tung cái chế độ xã hội bẩn thỉu ấy, cái xã hội ghê tởm ấy, cái số mệnh nghiệt ngã
ấy thì tiếng thương là nhịp điệu của nỗi đau – một nỗi đau dài cả thể xác và tinh
thần của con người bị vùi dập.
Còn tiếng thương tạo ra một âm điệu xót xa của ca dao than thân, ca dao phản
ánh, thể hiện một con mắt, một bàn tay trân trọng con người, xót thương con
người, một trái tim nhân hậu của con người nghệ sĩ Nguyễn Du.
17


Truyện Kiều là một tiếng kêu thương đứt ruột của thời đại mà trong đó những
tiếng kêu thương than thở báo hiệu những số phận người cực kì đau khổ. Chủ đề
Truyện Kiều là hướng tới vấn đề con người phổ quá, vượt lên giới tính, tài năng,
bẩm phú.
Tiếng kêu thương còn bật ra từ con tim độc giả khi đứng trước những sự thực
thương tâm, trước những thân phận bọt bèo chìm nổi, bị đày đọa và vùi dập trăm
đường.
Chính tính chất uyển chuyển của lục bát đã đem lại khả năng này cho Truyện
Kiều, và cùng với bút pháp “ trốn chủ từ”, Nguyễn Du đã làm cho Truyện Kiều
thấm đẫm giọng điệu cá nhân, thẫm đẫm xúc cảm của một trái tim nhân hậu.

2.3. Hệ thống từ ngữ chỉ sự tan nát, rơi rụng

Truyện Kiều có một độ lớn những từ ngữ chỉ sự tan nát, rơi rụng, chia lìa.
Chúng góp phần tạo ra giọng điệu cảm thương của tác phẩm.
“ Tan” xuất hiện 24 lần trong khi “hợp” chỉ là 6 lần, cho thấy một sự chênh
lệch quá lớn, một sự chênh lệch không phải ngẫu nhiên mà xuất phát từ cảm thức
về sự tan nát, chia lìa của Nguyễn Du.
Kiều lúc là “hoa”, lúc là “cánh bèo”, lúc là “cành hồng”, lúc lại là “mây”...
Kiều không phải là phù du nhưng cũng đã hòa vào làm một với cỏ cây sự vật.

Kết luận: Có thể nói Truyện Kiều có giọng điệu cảm thương rõ nét và bằng
nhịp điệu của từ ngữ, đặc biệt là các điệp từ, giọng điệu cảm thương đã được hình
dung tương đối đầy đủ và chính xác. Đó là lí do vì sao nói: nhịp điệu Truyện Kiều
là một phương diện biểu hiện giọng điệu tác phẩm.

18


II. Nhịp điệu là phương thức biểu hiện thời gian nghệ thuật
1. Là phương thức tồn tại của thế giới vật chất, thời gian cũng như không
gian, đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản ánh như là một yếu tố
của nó.
Nhịp điệu Truyện Kiều là phương thức biểu hiện thời gian nghệ thuật của tác
phẩm.
2. Nhịp điệu biểu hiện thời gian nghệ thuật trong tác phẩm
2.1. Các điệp từ biểu thị thời gian
a, “Vội” và “vội vàng”
Với mật độ xuất hiện tương đối lớn (37 lần) “ vội” và “vội vàng” tạo ra một
nhịp điệu thời gian hết sức khẩn trương và gấp gáp như đang thôi thúc người đọc.
Có cái vội của sự trễ tràng, của sự chuẩn bị không chu đáo:
“Buộc yên quảy gánh vội vàng”
“ Chỉnh nghi tiếp sứ vội vàng”

“ Vội vàng sắm sửa chọn ngày”
Với nhân vật chính diện, Nguyễn Du đặc biệt ưu ái những chữ “vội” của sự
đam mê cho tình yêu của Kim – Kiều. Tất cả không phải là cái vội vàng qua loa
thiếu chu đáo, mà là tất cả những sôi nổi bồng bột của tình yêu hoa niên. Có cảm
giác sau mỗi chữ “vội” thoát thai dưới ngòi bút Nguyễn Du, là bao nâng niu, cẩn
trọng giữ gìn dành cho nhân vật. Nguyễn Du bỗng trở thành một nhà văn chủ
nghĩa, một tiểu hóa công.
Với nhân vật phản diện, chữ “vội” có một sắc thái khác hẳn. “Vội” chuyển
thành sự vội vàng, sự chuẩn bị thiếu chu đáo, một hành động mờ ám, một sự cuống
quýt. “Vội” không chỉ là một từ đơn thuần. “Vội” còn là phương thức tư duy, là
19


cách sử dụng của Nguyễn Du. Nhiều khi nhân vật không cần vội, không đáng vội,
nhưng vẫn được Nguyễn Du hạ một chữ “vội” hay “vội vàng”. Rõ ràng, con người
dù có bạo dạn sôi nổi sống cho tình yêu đến đâu cũng không thể ra ngoài mấy chữ
tam cương ngũ thường.
Nguyễn Du là đứa con trung thành của nguyên tắc đạo đức truyền thống, nhưng
cũng là con đẻ của thời đại ông. Luồng gió tự do dân chủ, khát vọng sống đã kết
tinh nên Kim – Kiều. “Vội” có thể nói là phát hiện mang bản quyền của Nguyễn
Du.
b, “Bỗng” và “đâu”
b1. Trong Truyện Kiều, “bỗng” xuất hiện ít hơn “ vội” và “vội vàng”, chỉ có 14 lần,
nhưng lại là một từ giàu giá trị tạo thành nhịp điệu, và rất đắc dụng cho Nguyễn Du
tạo nên những đường zíc zắc nhịp điệu, những đường gấp khúc thời gian biến ảo.
“Bỗng” chỉ xuất hiện 14 lần nhưng đều ở những điểm nút, những bước chuyển
quan trọng của cốt truyện, từ đó, thay đổi hẳn tính chất của nhịp điệu tác phẩm, tạo
nên một nhịp điệu mới, một ấn tượng mới.
Nguyễn Du đã tích cực nâng cao thay đổi nhịp điệu đời sống, nhằm đi gần hơn
với hiện thực khách quan, tạo ra những bước ngoặt, những đường zíc zắc nhịp điệu

đời phóng túng.
b2. “Đâu” là một điệp từ xuất hiện với tần số lớn trong Truyện Kiều. Nó diễn tả
một cái gì vô lí, một cái gì ở ngoài tầm dự đoán và kiểm soát hiện thực của con
người.
“ Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi”
“Bỗng đâu lại thấy một người”
“Đâu” thể hiện nhịp điệu hư vô định mệnh của thời gian, một thứ nhịp điệu
“nghịch với hạnh phúc của con người” và có sự trấn áp con người ghê gớm. “Đâu”
20


cũng thể hiện sự bế tắc của Nguyễn Du trong khi lí giải và hóa giải hiện thực, làm
cho tác phẩm đôi khi nhuốm màu sắc siêu hình.
c, “Thoắt”
Xuất hiện với tần số tương đối lớn ( 17 lần ) trong tác phẩm. Nếu như “đâu”
với phù bình thanh và âm “âu” tạo ra cảm giác hoang mang thì “thoắt” tạo ra cảm
giác một cái gì luôn chuyển động, không thể nắm bắt một cái gì nhanh gọn, mau lẹ
như một chớp mắt. “Thoắt” góp phần đẩy nhanh nhịp điệu thời gian của tác phẩm,
tăng thêm cường độ cho hiện thực, cải thiện hiện thực nhàm tẻ thành một hiện thực
sống động hơn.

21


CHƯƠNG III:

ĐẶC SẮC CỦA NHỊP ĐIỆU TRUYỆN KIỀU

I. Cấp độ từ ngữ
Từ ngữ là một trong những yếu tố tạo nên nhịp điệu của Truyện Kiều

1. Từ láy
1.1. Số lượng
Tổng số: 507 từ láy âm
1.2. So sánh với Hoa Tiên và ca dao
Số lượng từ láy khảo sát trên 500 câu lục bát của cả ba tác phẩm:
Là: Hoa Tiên: >=126/500
Truyện Kiều: >= 126/500
Ca dao: >=54/500
Truyện Kiều cũng như các tác phẩm Nôm sau này đã phát huy cao độ tiềm năng
tạo nhịp và sức biểu cảm mạnh mẽ của ca dao, không còn chú tâm vào giọng điệu
kể, giãi bày như ca dao nữa, mà đi sâu vào hình thức nghệ thuật để biểu hiện nội
dung tư tưởng.
Đặc sắc của từ láy âm trong ca dao là tuy dùng rất ít nhưng rất sáng tạo:
“Tơ tằm đã vấn thì vương
Đã trót dan díu thì thương nhau cùng”
Hoa Tiên dù là một trong những truyện Nôm xuất sắc nhất, vẫn không sao sánh
được với tầm vóc Truyện Kiều.

22


1.3. Những sáng tạo trong sử dụng từ láy của Nguyễn Du
- Nguyễn Du sử dụng từ láy ở vị trí khác tương đối nhiều làm cho câu thơ trở
nên lạ, mới có nhịp điệu khác hẳn so với những câu thơ sử dụng từ láy ở vị trí
thông thường.
- Nguyễn Du là người đầu tiên sử dụng từ láy 3 âm tiết, 4 âm tiết trong văn học
trung đại Việt Nam. Hơn thế nữa, chúng đều được đặt đầu câu, tạo nên một ấn
tượng cực kì đậm nét:
“Hớt hơ hớt hải trước sau tìm quàng”
“ Sạch sành sanh vét cho đời túi tham”

Nguyễn Du đã làm công việc của rất nhiều nhà thơ sau này sẽ làm, nhưng trước
Nguyễn Du và cùng thời với Nguyễn Du, chỉ có ông là người duy nhất và quan
trọng hơn, không phải ai làm mà làm gì mới quan trọng.
2. Điệp từ
2.1. Những từ ngữ chỉ thời gian
2.2. Hư từ chỉ thời gian
Đây là yếu tố quan trọng có tác dụng hình thành một cách rõ nét nhịp điệu của
tác phẩm.
3. Thành ngữ chéo và thành ngữ đối xứng
3.1. Về mặt số lượng, tôi xin không được nhắc lại. Xin xem lại mục II chương
I.
3.2. Cấu trúc ngữ đối xứng và thành ngữ chéo
- Đặc điểm: Thường là một thành ngữ gồm 4 từ, chia làm hai vế cân xứng nhau,
có ý đối nhau, có thể là đối chỉnh hoặc đối chọi.
23


- V1= V2= danh từ
Ví dụ: “Dập dìu tài tử giai nhân”.
3.3. Tác động của thành ngữ chéo và ngữ đối xứng
- Tạo ra sự nhịp nhàng cho nhịp điệu, tăng cường năng lượng cho nhịp điệu.
- Tạo ra những khả năng biểu hiện đa dạng và phong phú cho câu thơ.
Chính vì vậy, có thể kết luận rằng thành ngữ chéo và ngữ đối xứng là một
trong những sáng tạo mới mẻ tăng cường đáng kể lượng nhịp điệu cho câu thơ
Truyện Kiều. Cũng chính ở điểm này, Nguyễn Du gần dân gian nhất nhưng cũng
bộc lộ những nét phong cách độc đáo nhất. Tiếp thu, kế thừa và sáng tạo, đó dường
như là con đường đi của một thiên tài.
II. Cấp độ câu
1. Đảo ngữ
Có khoảng hơn 100 câu thơ trong Truyện Kiều sử dụng lối đảo ngữ. Đảo ngữ là

biện pháp biến đổi vị trí các thành phần trong câu, tạo ra năng lượng mới cho câu
thơ. Có thể chia các câu thơ sử dụng đảo ngữ thành những loại sau:
- Loại 1: Vị trí được đảo lên đầu câu là một từ láy:
“Ngổn ngang gò đống kéo lên”
- Loai 2: Vị ngữ được đảo là một từ ghép:
“Tiếng Kiều nghe lọt bên kia”
- Loại 3: Trạng ngữ được đảo lên trên
“Đinh ninh hai mặt một lời song song”
Với các hình thức đảo trên, Truyện Kiều trở nên tương đối phong phú. Khi sử
dụng đảo ngữ, Nguyễn Du có dụng ý:
24


- Tăng cường ấn tượng và nhấn mạnh cảm giác, hơn là tăng cường hiểu biết về
sự vật sự việc trong câu thơ. Có lẽ vì thế mà Nguyễn Du sử dụng phép đảo vị ngữ
là từ láy tương đối nhiều. Từ láy với tất cả khả năng gợi tả gợi cảm và âm điệu
tuyệt vời của nó, là một phương thức đắc dụng để ghi sâu những cảm giác vào tâm
hồn người đọc.
- Làm phong phú nhịp điệu, tăng khả năng diễn đạt cho câu thơ khiến cho câu
thơ biến hóa linh hoạt. Đảo ngữ làm thay đổi những cấu trúc thông thường và sự
linh hoạt hóa của nhịp điệu câu thơ.
Có thể nói, ở thời của Nguyễn Du, sử dụng đảo ngữ đến mức nhuần nhuyễn như
ông không phải là nhiều. Nguyễn Du đã đổ cả bóng chiều xuống một câu thơ:
“Tà tà bóng ngả về tây”
Một vài ấn tượng chưa đủ để nói lên sáng tạo của Nguyễn Du trong nghệ thuật
sử dụng đảo ngữ, nhưng đủ để nói lên rằng sự tinh tế tài hoa mới là thiết cốt của tài
năng!
2. Cắt nhịp câu thơ
2.1. Những nhịp cơ bản và năng lượng cắt nhịp của câu thơ lục bát
- Nhịp cơ bản là nhịp đôi ( nhịp chấn)

. Câu lục: 2/2/2
2/4
. Câu bát: 4/4
2/2/2/2
Phần lớn ca dao đều cắt nhịp như thế này, tạo thành một nguồn mạch nhịp
nhàng dồi dào miên viễn suốt mấy ngàn năm lịch sử. Điều này có thể do:

25


×