Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI 12 lớp 10 TIẾT 1 công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.18 KB, 10 trang )

GIÁO ÁN
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10

BÀI 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
(Tiết 1)
A. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu được: Thế nào là tình yêu? Thế nào là tình yêu chân chính? Từ đó HS có
những hiểu biết về những điều cần tránh trong tình yêu của nam và nữ thanh niên.
2. Về kỹ năng
- Học sinh sử dụng những kiến thức đã học để nhận xét, đánh giá một số quan niệm
sai lầm trong tình yêu.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định trong những tình huống về những
điều nên tránh trong tình yêu nam nữ thanh niên.
3. Về thái độ
- Biết đồng tình và ủng hộ những quan điểm, hành động đúng và tiến bộ, đồng thời
biết phê phán những nhận thức và hành vi sai lệch, sai trái trong tình yêu.
- Có thái độ đúng mực trong tình yêu, xây dựng tình yêu trong sáng, lành mạnh.
4. Năng lực
- Năng lực quan sát, tự nhận thức.
- Năng lực xử lý tình huống và giải quyết vấn đề.
- Năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên


- PPDH: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận lớp, thảo luận
nhóm.
- PTDH:
+ SGK GDCD lớp 10, sách giáo viên GDCD lớp 10
+ GV có thể sử dụng thêm một số tranh, ảnh tư liệu dạy học liên quan đến nội


dung bài học
+ GV có thể sử dụng kết hợp các tài liệu, phương tiện nói trên với các phần mềm
dạy học như MS.PowerPoint,…với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học như
máy vi tính, máy Projector, màn chiếu…
2. Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa GDCD lớp 10

3. Bảng mô tả các cấp độ nhận biết của nội dung bài học
Cấp độ
Nhận biết
Thông hiểu
Nội dung

Vận dụng
Cấp độ Cấp độ
thấp
cao

Khái niệm tình yêu Nắm được khái
niệm tình yêu

Lấy
dụ



Khái niệm tình yêu Nắm được khái So sánh được tình Lấy
chân chính
niệm tình yêu chân yêu chân chính với dụ
chính
tình yêu vụ lợi




C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. KHỞI ĐỘNG


1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nhân phẩm và danh dự có quan hệ như thế nào? Phân biệt tự trọng và
tự ái? Cho ví dụ minh họa?
3. Dạy bài mới
Các em thân mến!
Trong những ngả đường dẫn đến hạnh phúc thì những trải nghiệm trong tình yêu,
hôn nhân và gia đình luôn là những trải nghiệm tràn đầy những cảm xúc yêu
thương. Nơi đó- chúng ta được nhận và cho, được yêu thương và được thương
yêu.Những cảm xúc ấy sẽ khơi dậy, nuôi dưỡng và thổi bùng lên trong mỗi
chúng ta bản lĩnh, niềm tin và tình yêu vào cuộc sống.
Làm thế nào để tình yêu, hôn nhân và gia đình mang đến cho chúng ta hạnh
phúc? Chúng ta sẽ cùng nhau tình hiểu bài tiếp theo Bài 12 Công dân với tình
yêu hôn nhân và gia đình.
Hôm nay chúng ta sẽ học tiết 1, tìm hiểu về tình yêu,tình yêu chân chính.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tình yêu
Mục tiêu:
Học sinh nắm được khái niệm tình yêu.
Cách thức tổ chức: Thuyết trình, đàm thoại.
Sản phẩm: Học sinh trình bày qua kết quả trả lời.
Thời gian:13 phút

Hoạt động của GV

Hoạt động
của học sinh

Ghi bảng /trình chiếu
/Đồ dùng dạy học

Bước 1: GV yêu cầu
đọc bài thơ Nhớ trang
76-77 SGK.
- GV: Cho HS thảo luận
nhóm tìm hiểu khái
niệm về tình yêu, chia

- Quan sát
SGK

1. Tình yêu
a. Tình yêu là gì?


năng/Năng
lực cần đạt
Năng lực
nhận thức,
trình bày sử
dụng ngôn
ngữ, phân
tích, tổng



lớp thành 4 nhóm, nêu
câu hỏi.
+ Nhóm 1, 2: Hãy nêu
một số ca dao, tục ngữ,
câu thơ nói về tình yêu.
+ Nhóm 3: Qua những
câu thơ, ca dao, tục ngữ,
bài hát tình yêu có biểu
hiện gì?
+ Nhóm 4: Em hãy nêu
một vài quan niệm về
tình yêu mà em biết?

hợp.

- Lắng
nghe,thảo
luận cặp đôi
để trả lời câu
hỏi.

Bước 2: Học sinh đọc
thơ
- HS cả lớp thảo luận,
ghi ý kiến và đại diện
nhóm trả lời, các nhóm
còn lại bổ sung.
Bước 3: GV dẫn dắt hỏi

khái niệm tình yêu, đưa
ra một số câu hỏi liên
quan:
- Theo các em, tình yêu
có vai trò như thế nào
trong đời sống tình cảm
của con người?
- Các em hãy chỉ ra một
số phẩm chất đạo đức
thường bộc lộ trong tình
yêu?
- Theo em biểu hiện của
tình yêu có đa dạng
phong phú hay không?
- Nếu không có sự rung
cảm, quyến luyến sâu
sắc giữa hai người khác
giới thì giữa họ có thể
có tình yêu hay không?

- Học sinh ghi - Tình yêu là sự rung
bài
cảm, quyến luyến sâu
sắc giữa hai người khác
giới. Ở họ có sự phù
hợp về nhiều mặt làm
cho họ có nhu cầu gần
gũi, gắn bó, với nhau, tự
nguyện sống vì nhau và
sẵn sàng hiến dâng cho

nhau cuộc sống của
mình.
- Học sinh
trao đổi và
nêu ý kiến cá
nhân


- Tình yêu có mang tính
giai cấp không? Lấy ví
dụ chứng minh?
Bước 4: Học sinh trả
lời, chất vấn, bổ sung.
Bước 5: GV nhận xét,
kết luận, chuẩn kiến
thức.

- HS ghi bài

- Quan niệm cơ bản về
tình yêu:
+ Tình yêu mang tính
xã hội.
+ Tình yêu mang tính
giai cấp. (Xem lại
phần này)

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình yêu chân chính
Mục tiêu: Học sinh hiểu được tình yêu chân chính
Cách thức tổ chức: Đàm thoại, thảo luận nhóm.

Sản phẩm: Học sinh trình bày kết quả qua trả lời.
Thời gian:12 phút
Hoạt động của GV

Hoạt động của
học sinh

Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu
được khái niệm về tình yêu. Vậy
khi yêu chúng ta nên làm gì? Và
như thế nào mới được gọi là tình
yêu chân chính chúng ta sẽ tìm
hiểu qua phần b.
Bước 1: GV chia nhóm thảo luận - Học sinh nhận
câu hỏi:
nhiệm vụ
- GV cho HS thảo luận tình huống
để tìm hiểu thế nào là tình yêu
chân chính và biểu hiện của tình
yêu chân chính.
A và B chơi thân với nhau từ khi - Học sinh làm

Ghi bảng/Trình
chiếu/Đồ dùng
dạy học
b. Thế nào là
một tình yêu
chân chính?



năng/năng
lực cần đạt
Kĩ năng
thảo luận
nhóm,quản
lí thời gian,
trình bày
ngôn ngữ.


còn học trung học phổ thông. Hai
người thường xuyên quan tâm
giúp đỡ nhau trong cuộc sống và
học tập. Cả hai đều được vào đại
học và đến năm cuối của trường
đại học, họ chính thức tuyên bố
với bạn bè và gia đình về tình yêu
của họ.
Theo em, đây là tình yêu chân
chính hay tình yêu có sự vụ lợi?
Vì sao? Em cảm nhận như thế nào
về tình yêu của hai bạn trong tình
huống được nêu?
Một tình yêu chân chính phải có
những biểu hiện cơ bản nào?
(Mỗi nhóm có 3 phút)
Bước 2: Học sinh thảo luận, đại
diện nhóm trả lời.

việc nhóm


- Lắng nghe,
thảo luận cặp
đôi, chất vấn, bổ
sung

- Học sinh lắng
nghe, trả lời

Bước 3: GV nhận xét, bổ sung và - Học sinh lắng
kết luận:
nghe
Một tình yêu chân chính phải có
những biểu hiện cơ bản sau:
- Tình cảm chân thực, sự quyến
luyến, gắn bó giữa hai người khác
giới.
- Quan tâm sâu sắc đến nhau và
sẵn sàng hi sinh cho nhau để đạt
được những ước mơ hoài bão tốt
đẹp.
- Có lòng vị tha, cao thượng, bao
dung và sự cảm thông lẫn nhau.
GV hỏi: Từ những biểu hiện nói
trên, em hãy cho biết thế nào là
một tình yêu chân chính?
Bước 4: Học sinh trả lời câu hỏi
- Học sinh trả lời
nêu ý kiến cá nhân
Bước 5: Giáo viên nhận xét, kết

luận, chuẩn kiến thức.

- Ghi bài

Tình yêu chân
chính là tình yêu


trong sáng và
lành mạnh, phù
hợp với các
quan niệm đạo
đức tiến bộ của
xã hội.

Hoạt động 3: Tìm hiểu những điều nên tránh trong tình yêu
Mục tiêu: Nắm được những điều nên tránh trong tình yêu.
Cách thức tiến hành: Thảo luận nhóm
Sản phẩm: Học sinh trình bày kết quả qua trả lời.
Thời gian:15 phút
Hoạt động của GV

Hoạt động của
học sinh

Bước 1: GV chia nhóm thảo luận
tình huống.(Tình huống in trên
phiếu học tập, mỗi nhóm có 5
phút thảo luận và trình bày)
Phần này em cần chia nhóm

phù hợp trong lớp, thông thường
học sinh ngồi 2 dãy 12 bàn nếu
em phân 3 nhóm sẽ khó đồng
đều thành viên nhóm
Nhóm 1: Tình huống 1
Tú và Hà đã yêu nhau từ lúc học
lớp 8 được 5 năm. Cách đây một
tháng. Tú gặp Mai. Biết Mai có
tình cảm với mình, hơn nữa Tú
phát hiện ra gia đình Mai rất giàu
có . Tú đã quyết định chia tay Hà
để quay sang tán tỉnh Mai. Hiện
nay Tú và Mai đang yêu nhau và
chuẩn bị làm đám cưới. Bị bỏ rơi

- Học sinh nhận
nhiệm vụ

- Lắng nghe,thảo
luận cả lớp

Ghi bảng/Trình
chiếu/Đồ dùng
dạy học
c. Một số điều
nên tránh trong
tình yêu của
nam nữ thanh
niên



năng/năng
lực cần đạt
Kĩ năng
thảo luận
nhóm, quản
lí thời gian,
trình bày
ngôn ngữ.


một cách phủ phàng, Hà đã vô
cùng đau khổ, trong lúc quẩn trí,
Hà tìm đến cái chết.
- Theo em tình yêu mà Tú dành
cho Mai có phải là tình yêu chân
chính hạy không? Tại sao?
Nhóm 2: Tình huống như nhóm 1
Tú và Hà đã yêu nhau từ lúc học
lớp 8 được 5 năm. Cách đây một
tháng Tú gặp Mai. Biết Mai có
tình cảm với mình, hơn nữa Tú
phát hiện ra gia đình Mai rất giàu
có . Tú đã quyết định chia tay Hà
để quay sang tán tỉnh Mai. Hiện
nay Tú và Mai đang yêu nhau và
chuẩn bị làm đám cưới. Bị bỏ rơi
một cách phủ phàng, Hà đã vô
cùng đau khổ, trong lúc quẩn trí,
Hà tìm đến cái chết.

- Nếu có thể cho Hà một lời
khuyên lúc này, em sẽ nói gì với
Hà?
- Theo em Tú và Hà yêu nhau từ
lúc còn lớp 8 thì có quá sớm hay
không?
Nhóm 3: Tình huống 2:
sau khi ngỏ lời yêu Hoa và được
Hoa nhận lời, Tùng đòi hỏi phải
quan hệ tình dục. Hoa đã từ chối
và nói rằng chuyện đó chỉ xảy ra
sau khi chính thức kết hôn. Hùng
cho rằng Hoa đã không yêu Hùng
thật lòng. Theo Hùng, khi hai
- Trả lời câu hỏi
người thực sự yêu nhau thì người
ta phải hiến dâng cho nhau tất cả.
Em đánh giá như thế nào về đòi
hỏi và lập luận của Hùng?
Bước 2: Học sinh thảo luận, trả
lời
- Đại diện nhóm lên trả lời


- Các nhóm khác lắng nghe, nhận
xét, bổ sung
Bước 3: GV nhận xét, kết luận.
Những điều nên trách trong tình
- Ghi bài
yêu nam nữ là:

- Yêu đương quá sớm
- Yêu một lúc nhiều người
- Quan hệ tình dục trước hôn nhân
Bước 4: GV chuẩn kiến thức, ghi
bảng.
Phần ni giáo viên nên tích hợp
nội dung giáo dục giới tính, sức
khỏe sinh sản vị thành niên

- Yêu đương quá
sớm.
- Yêu một lúc
nhiều người, yêu
để chứng tỏ khả
năng chinh phục
bạn khác giới
hoặc yêu vì mục
đích vụ lợi.
- Quan hệ tình
dục trước hôn
nhân.

Hoạt động 4: Củng cố, luyện tập
Thời gian: 3 phút (Nên chuẩn bị một số câu hỏi trắc nghiệm để tạo hứng thú cho
học sinh khi trả lời)
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
a. Tại sao nên tránh việc yêu đương quá sớm?
b. Vì sao không nên quan hệ sớm hoặc quan hệ tình dục trước hôn nhân?
c. Hãy kể tên một số bệnh dễ lan truyền và lây nhiễm qua đường tình dục?
Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp

Thời gian: 1 phút
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm bài tập 1,2 trang 86 SGK.
Đọc và tìm hiểu trước phần tiếp theo của bài học.
Hoạt động 6: Nhận xét, đánh giá tiết học
Thời gian: 1 phút

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn


Ưu điểm:
- Giáo án đảm bảo chuẩn kến thức kỹ năng.
- Sữ dụng kết hợp nhiều phưng pháp dạy học khác nhau trong đó có sử dụng
phương pháp dạy học tích cực như thảo luận nhóm
- Tình huống thảo luận phù hợp mang tính thực tế, tạo hứng thú cho học sinh
học tập
- Giáo án thể hiện rõ ràng các bước và các hoạt động, phân bố thời gian hợp lý
Nhược điểm
- Khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cần chú ý phân số lượng nhóm
trong một lớp cho phù hợp
- Một số nội dung kiến thức cần tích hợp giáo dục về giới tính, sức khỏe
sinh sản vị thành niên phù hợp



×