Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Hiệu quả cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh hùng vương, tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.81 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
***

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG GIANG

HIỆU QUẢ CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
– CHI NHÁNH HÙNG VƢƠNG, TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
***

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG GIANG

HIỆU QUẢ CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
– CHI NHÁNH HÙNG VƢƠNG, TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng (hƣớng Ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HOÀNG ĐỨC

TP. Hồ Chí Minh – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS HOÀNG ĐỨC. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chƣa công bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc
đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính Tác
giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn trong tài liệu. Ngoài ra, trong
luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ số liệu của các tác giả
khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình.
Tp HCM, Ngày …. tháng 12 năm 2019

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG GIANG


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU………………….…….......1

1.1.

Lý do chọn đề tài……………………………………………………………..1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………….1
1.2.1 Mục tiêu chung………………………………………………………...2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể…………………………………………………………2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu…………………………………………………………..3

1.4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………..3
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………………3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………...3

1.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu

……………………………………………….....4

1.6.

Ý nghĩa của đề tài……………………………………………………….........4
1.7.1. Về mặt khoa học………………………………………………………4

1.7.2. Về mặt thực tiễn…………………………………………………….....4

1.7.

Dự kiến kết cấu các chƣơng……………………………………………….....5

TÓM TẮT CHƢƠNG 1………………………………............................................5
CHƢƠNG 2: NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM VÀ
NHỮNG DẤU HIỆU VỀ KÉM HIỆU QUẢ TRONG CHO VAY SẢN XUẤT
KINH DOANH ĐỐI VỚI KHCN………………………………………………....6
2.1.

Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam– Chi nhánh Hùng

Vƣơng………………………………………………………………………………..6
2.1.1 Ngân Hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam…………………………6


2.1.2 Ngân Hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hùng
Vƣơng………………………………………………………………………………..8
2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển……………………………..8
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức…………………………………………….....9
2.1.2.3. Định hƣớng phát triển từ năm 2020 – 2025……………….10
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam
Chi nhánh Hùng Vƣơng từ năm 2015 - 2018……………………………………...11
2.3 Dấu hiệu về nhận diện và cảnh báo hiệu quả cho vay sản xuất kinh doanh đối
với KHCN tại VCB Hùng Vƣơng………………………………………………….13
TÓM TẮT CHƢƠNG 2…………………………………………………………..16
CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY SẢN XUẤT KINH
DOANH ĐỐI VỚI KHCN TẠI CÁC NHTM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU………………………………………………………………………………..17
3.1.

Hiệu quả cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại các

NHTM……………………………………………………………………………...17
3.1.1. Hiệu quả đối với nền kinh tế………………………………………...17
3.1.2. Hiệu quả đối với ngân hàng …………………………………….......18
3.1.3. Hiệu quả đối với khách hàng………………………………………..19
3.2.

Các phƣơng pháp đo lƣờng hiệu quả cho vay sản xuất kinh doanh đối với

khách hàng cá nhân tại NHTM…………………………………………………….20
3.2.1. Đo lƣờng qua các chỉ tiêu định lƣợng….…………………………….21
3.2.2 Đo lƣờng qua các chỉ tiêu định tính…………………………………..24
3.3.

So sánh sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh đối với KHCN tại một số

NHTM tại Việt Nam……………………………………………………………….25
3.4.

Khảo lƣợc các nghiên cứu có liên quan…………………………………….26

3.5.

Các phƣơng pháp nghiên cứu và trình bày số liệu………………………….27

TÓM TẮT CHƢƠNG 3…………………………………………………………..27

CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY SẢN XUẤT KINH
DOANH ĐỐI VỚI KHCN TẠI VCB CN HÙNG VƢƠNG……………………28


4.1. Thực trạng cho vay sản xuất kinh doanh đối với KHCN tại VCB Hùng
Vƣơng………………………………………………………………………………28
4.3. Đánh giá chung về thực trạng cho vay sản xuất kinh doanh đối với KHCN tại
VCB Hùng Vƣơng giai đoạn 2013 – 2018…………………………………………32
4.3.1. Kết quả đạt đƣợc……………………………………………………..32
4.3.2. Hạn chế, tồn tại………………………………………………………32
4.3.3. Nguyên nhân hạn chế………………………………………………...33
TÓM TẮT CHƢƠNG 4………………………………………………………......33
CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI VCB CHI NHÁNH HÙNG VƢƠNG

……………34

5.1. Nhóm giải pháp do bản thân VCB Chi nhánh Hùng Vƣơng tổ chức thực hiện.35
5.1.1. Giải pháp hoàn thiện các nội dung của hoạt động cho vay sản xuất
kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại VCB Chi nhánh Hùng
Vƣơng………………………………………………………………………………36
5.1.2. Giải pháp về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động cho
vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại VCB Chi nhánh Hùng
Vƣơng………………………………………………………………………………37
5.1.3. Giải pháp về quy trình hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với
khách hàng cá nhân tại VCB Chi nhánh Hùng Vƣơng…………………………….39
5.2. Kiến nghị……………….……………………………………………………...41
5.2.1. Đối với Ngân Hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam……………….42
5.2.2 Đối với Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam – CN TP HCM…………...43

5.2.3 Đối với KHCN vay vốn……………………………………………....43
5.3. Hạn chế của đề tài và gợi ý hƣớng nghiên cứu tiếp theo……………………...43
TÓM TẮT CHƢƠNG 5…………………………………………………………..43
KẾT LUẬN………………………………………………………………………..44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT
BIDV

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ Phát triển Việt Nam

CBTD

Cán bộ thẩm định

CN

Chi nhánh

CNTT

Công nghệ thông tin

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nƣớc


HDKD

Hoạt động kinh doanh

KHCN

Khách hàng cá nhân

KKH

Không kỳ hạn

NH

Ngắn hạn

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

PGD

Phòng giao dịch

Sacombank

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín

SPDV


Sản phẩm dịch vụ

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TDH

Trung dài hạn

TSBD

Tài sản bảo đảm

TSC

Trụ sở chính

TTTM

Tài trợ thƣơng mại

VCB

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank………………………………………....7
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu tài chính của VCB Hùng Vƣơng từ 2015 – 2018……….11
Bảng 2.3 Dƣ nợ cho vay sản xuất kinh doanh tại VCB Hùng Vƣơng từ 2015 –
2018………………………………………………………………………………...13
Bảng 2.4 Số lƣợng KH vay sản xuất kinh doanh tại VCB Hùng Vƣơng qua các
năm…………………………………………………………………………………14
Bảng 4.1: Tỷ lệ cho vay sản xuất kinh doanh theo ngành nghề……………............28
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trƣởng của dƣ nợ cho vay sản xuất kinh doanh đối với
KHCN với tốc độ tăng trƣởng tín dụng của VCB Hùng Vƣơng và toàn
ngành………………….............................................................................................29


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Dƣ nợ cho vay SXKD đối với KHCN so với tổng dƣ nợ………………..14
Hình 2.3: Bảng số lƣợng khách hàng tăng trƣởng qua từng năm………………….15
Hình 3.1. Hiệu quả đối với nền kinh tế của cho vay sản xuất kinh doanh đối với
khách hàng cá nhân tại các NHTM………………………………………………...17
Hình 3.2. Hiệu quả đối với ngân hàng của cho vay sản xuất kinh doanh đối với
khách hàng cá nhân tại các NHTM………………………………………………...18
Hình 3.3. Hiệu quả đối với khách hàng của cho vay sản xuất kinh doanh đối với
khách hàng cá nhân tại các NHTM………………………………………………...19
Hình 3.4. Các phƣơng pháp đo lƣờng hiệu quả cho vay sản xuất kinh doanh đối với
khách hàng cá nhân tại NHTM………………………………………………….....21
Hình 4.1. Tốc độ tăng trƣởng của dƣ nợ cho vay sản xuất kinh doanh đối với KHCN
với tốc độ tăng trƣởng tín dụng của VCB Hùng Vƣơng và toàn
ngành……………………………………………………………………………….30
Hình 5.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh
đối với khách hàng cá nhân tại VCB Chi nhánh Hùng Vƣơng…………………….35



TÓM TẮT
Hiệu quả của hoạt động cho vay là nhân tố hàng đầu trong sự tồn tại và phát
triển của ngành Ngân Hàng. Ngày nay với sự phát triển của ―tín dụng bán lẻ‖ tập
trung vào các cá thể nhỏ lẻ, cùng với sự tạo điều kiện phát triển của Chính Phủ đối
với sự phát triển của hộ kinh doanh sản xuất, thì sản phẩm cho vay sản xuất kinh
doanh đối với KHCN luôn đƣợc các Ngân hàng hƣớng đến. Theo thống kê của Hiệp
hội Doanh Nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cả nƣớc hiện có trên 3,5 triệu hộ đƣợc cấp
mã số thuế và có hơn 2 triệu hộ sản xuất nhỏ lẻ. Với khoảng trên 5,5 triệu hộ kinh
doanh, ƣớc tính tổng tài sản khoảng trên 655 nghìn tỷ đồng, tạo ra khoảng trên 2,2
triệu tỷ đồng doanh thu, nộp 12.362 tỷ đồng tiền thuế, giải quyết 7,945 triệu lao
động. Vì vậy đối tƣợng khách hàng là các hộ kinh doanh là nhóm khách hàng tìm
năng của Vietcombank Hùng Vƣơng và các Ngân Hàng Thƣơng Mại nói riêng.
Luận văn nghiên cứu về Hiệu quả cho vay sản xuất kinh doanh đối với KHCN tại
Ngân Hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam Chi nhánh Hùng Vƣơng, TP HCM.
Mục tiêu của nghiên cứu là nhận diện, đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay sản
xuất kinh doanh đối với KHCN của VCB Hùng Vƣơng; sự ảnh hƣởng của cho vay
sản xuất kinh doanh đối với nền kinh tế, đối với Ngân Hàng, đối với chính khách
hàng; từ đó đề ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng
cũng nhƣ nâng cao hiệu quả mà hoạt động cho vay này mang lại. Bằng các lý luận,
minh chứng về hiệu quả của hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với KHCN,
tác giả đã đánh giá một cách khách quan về những mặt ƣu và nhƣợc điểm của sản
phẩm cho vay này. Qua những thực tế công tác tại vị trí Cán bộ tín dụng bán lẻ tại
VCB Hùng Vƣơng, tác giả nhận thấy hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối
với KHCN rất dễ xảy ra rủi ro tín dụng vì những đặc tính khó quản lý mục đích sử
dụng vốn vay cũng nhƣ kiểm soát hoạt động kinh doanh của Khách hàng. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây thì tốc độ tăng trƣởng của hoạt động cho vay sản
xuất kinh doanh luôn gấp nhiều lần so với tốc độ tăng trƣởng chung của toàn ngành.
Vì vậy, qua luận văn này, tác giả đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín



dụng trong việc cho vay sản xuất kinh doanh đối với KHCN tại VCB nói chung và
VCB Hùng Vƣơng nơi tác giả đang công tác nói riêng.
ABSTRACT
The effectiveness of lending activities is the leading factor in the existence
and development of the banking industry. Today with the development of "retail
credit" focusing on small individuals, together with facilitating the development of
the Government for the development of production business households, lending
products production and business for science and technology are always directed by
the banks. According to statistics of the Vietnam Association of Small and Medium
Enterprises, there are currently over 3.5 million households granted tax codes and
more than 2 million small-scale production households. With over 5.5 million
business households, the total assets estimated to be over 655 trillion VND,
generating over 2.2 million billion VND in revenue, paying VND 12,362 billion in
taxes, solving 7,945 million employees. Therefore, customers who are business
households are the potential customers of Vietcombank Hung Vuong and
Commercial Banks in particular. Research dissertation on the efficiency of business
loans for science and technology at Vietnam Joint Stock Commercial Bank for
Foreign Trade of Vietnam Hung Vuong Branch, Ho Chi Minh City. The objective
of the study is to identify and evaluate the effectiveness of business loans for
science and technology of VCB Hung Vuong; the influence of business loans to the
economy, the Bank, to the customers themselves; From there, propose solutions to
limit risks in credit activities as well as improve the efficiency that this lending
activity brings. By theories and evidence of the effectiveness of business lending
activities for science and technology, the author has objectively evaluated the
advantages and disadvantages of this loan product. Through the practical work at
the position of Retail Credit Officer at VCB Hung Vuong, the author found that
business lending to science and technology is very vulnerable to credit risk because
of the difficult characteristics to manage. the purpose of using the loan as well as

control of the business activities of the Customer. However, in recent years, the


growth rate of business lending activities has always been many times higher than
the overall growth rate of the whole industry. Therefore, through this thesis, the
author proposes measures to limit credit risks in business and production loans to
science and technology at VCB in general and VCB Hung Vuong where the author
is working in particular.


1

CHƢƠNG 1:
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý do chọn đề tài

Trong xu thế kinh tế ngày càng phát triển, thì môi trƣờng cạnh tranh ngày trở
nên khốc liệt và gay gắt. Để tồn tại và phát triển đƣợc xong xu hƣớng chung của
Việt Nam và thế giới thì ắt hẳn các doanh nghiệp, tổ chức phải nâng cao hiệu quả
trong hoạt động kinh doanh. Không nằm ngoài xu thế chung của thị trƣờng, các
ngân hàng tại Việt Nam đang trong thời kỳ thay đổi để phát triển nhằm nâng cao
hiệu mang lại cho nền kinh tế. Để kinh doanh mang lại hiệu quả, thì tất cả các ngân
hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hùng
Vƣơng (VCB) nói riêng, luôn không ngừng đổi mới, tạo ra những sản phẩm dịch
vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân.
Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu, truyền thống và mang lại lợi nhuận
cao cho các ngân hàng. Với nhu cầu của ngƣời dân ngày một đa dạng, các giải
pháp tài chính luôn đƣợc ra đời để đáp ứng kịp thời và đầy đủ với mọi loại hình

kinh doanh. Đặc biệt hơn là trong xu hƣớng kinh tế ngày càng khuyến khích nhân
dân khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi nhuận cho nền kinh tế, mô hình
sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ tăng trƣởng nhanh chóng với tính hiệu quả cao và ít rủi
ro, mang lại dấu hiệu sang cho nền kinh tế nƣớc nhà. Cùng hòa nhịp với xu thế
trên, Ngân Hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam (VCB) đã đƣa ra sản phẩm Cho
vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân. Qua đó với sự hỗ trợ trực tiếp
về vốn từ Ngân Hàng, các cá nhân, hộ gia đình có thể dễ dàng khởi động và mở
rộng công việc kinh doanh của mình.
Qua hơn 10 năm áp dụng sản phẩm mới dành riêng cho nhóm khách hàng cá
nhân và hộ kinh doanh, hoạt động cho vay Khách hàng hộ kinh doanh đã có đóng
góp không nhỏ trong tăng trƣởng dƣ nợ bán lẻ.Theo báo cáo của lãnh đạo ngân
hàng Nhà nƣớc, tín dụng đến cuối năm 2018 tăng khoảng 14% so với cuối năm
2017, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng của cho vay sản xuất kinh doanh đối với KHCN
tại VCB cũng nhƣ VCB Hùng Vƣơng cao hơn gấp nhiều lần. Cùng với sự cạnh


2

tranh khốc liệt giữa các NHTM đang có những ƣu đãi cũng nhƣ tập trung phát triển
lĩnh vực này và khi cả nƣớc đang trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng, hội nhập kinh tế quốc tế, và đối diện với thời kỳ công nghiệp
4.0 sắp đến, Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam (VCB) cũng đang đứng
trƣớc những cơ hội và thử thách lớn.
Qua những nhìn nhận thực tế, sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh đối với
khách hàng cá nhân mặc dù đã mang lại những hiệu quả tích cực cho Ngân Hàng
TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung nhƣng vẫn còn
những vấn đề bất cập, những mặt tồn tại, hạn chế có thể gây nên rủi ro cho hoạt
động kinh doanh. Đây chính là lý do tác giả đã chọn đề tài ―Hiệu quả trong cho vay
sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Ngoại
Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vƣơng‖ làm báo cáo luận văn thạc sĩ.

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Vấn đề nghiên cứu chung của đề tài đó là nâng cao hiệu quả của hoạt động cho
vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng Thƣơng Mại.
Làm thế nào để kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối
với khách hàng cá nhân để mang lại hiệu quả tốt nhất cho ngân hàng đó chính là
mục tiêu của đề tài.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Với mục tiêu cụ thể của đề tài đó là hiệu quả của hoạt động cho vay sản xuất
kinh doanh đối với KHCN tại nơi tác giả công tác là Ngân Hàng TMCP Ngoại
Thƣơng Việt Nam Chi nhánh Hùng Vƣơng. Hoạt động cho vay này đã mang lại
những hiệu quả gì cho Chi nhánh Hùng Vƣơng nói chung và VCB nói riêng, hay
hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đã mang lại những lợi ích gì cho nền kinh
tế cũng nhƣ KHCN vay vốn. Thực trạng cho vay sản xuất kinh doanh dành cho
KHCN tại VCB Hùng nhƣ thế nào, và hiện tại hoạt động cho vay đang còn những
vƣớng đọng chƣa giải quyết đƣợc, hay những dấu hiệu cảnh báo cho thấy sự kém


3

hiệu quả trong cho vay sản xuất kinh doanh đối với KHCN. Đề tài gồm những nội
dung nghiên cứu sau:
Thứ nhất: Thống kê lại những điểm cơ bản, những lý luận trong hoạt động cho
vay tại các Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối
với khách hàng cá nhân tại VCB nói riêng
Thứ hai: Phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động cho vay sản xuất kinh
doanh đối với khách hàng cá nhân tại VCB từ năm 2015 – 2018, ảnh hƣởng của

đề tài đối với nền kinh tế, đối với ngân hàng, đối với chính KHCN vay vốn.
Thứ ba: Những giải pháp và kiến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu
quả trong quá trình cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại
VCB.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với KHCN đã mang lại những lợi
ích gì đối với nền kinh tế, đối với Ngân Hàng và chính khách hàng vay vốn?
Những giải pháp nào có khả năng áp dụng trong việc nâng cao hiệu quả tín dụng
trong hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với KHCN của Ngân hàng TMCP
Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vƣơng?
1.4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về đối tƣợng đó là hiệu quả của hoạt động cho vay sản xuất
kinh doanh đối với KHCN tại NHTM
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1.

Phạm vi về không gian

Nguồn số liệu thu thập từ các KHCN có quan hệ tín dụng với VCB Chi nhánh
Hùng Vƣơng
1.4.2.2.

Phạm vi về thời gian


Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập đƣợc trong giai đoạn từ năm 2015
đến năm 2018


4

1.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phƣơng pháp ―nghiên cứu định tính‖ là phƣơng pháp đƣợc
dùng kèm với rất nhiều phƣơng pháp nghiên cứu mà điểm chung thƣờng là khai
thác dữ liệu ở dạng ngôn từ hơn là số liệu. Các phép biểu diễn và suy luận bằng
xác suất đƣợc thay bằng chủ đề, phân loại và đánh giá chủ quan.
Nghiên cứu định tính có thể giúp tìm hiểu hoạt động của con ngƣời và giúp
hiểu ý nghĩa mà con ngƣời đã gắn cho các sự kiện mà họ đã trải nghiệm và lý
giải.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: Phƣơng pháp thống kê,
Phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, phƣơng pháp tham
khảo ý kiến chuyên gia,....
1.6.

Ý nghĩa của đề tài
1.6.1. Về mặt khoa học

Đề tài về mặt khoa học, luận văn làm rõ những nội dung cơ bản về hiệu quả hoạt
động cho vay sản xuất kinh doanh đối với KHCN của NHTM đã giúp đỡ nền kinh
tế và chính khách hàng cá nhân mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra đề tài còn giúp các
NHTM hoàn thiện hơn về quy trình cho vay, các chuẩn mực trong hồ sơ vay

vốn,… đối với hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với KHCN.
1.6.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài đã phân tích, đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay sản xuất kinh
doanh đối với khách hàng cá nhận tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam
(VCB) nói riêng trong giai đoạn 2015 – 2018, và đề những những giải pháp nhằm
hạn chế rủi ro, và phát triển sản phẩm. Qua đó, đề tài có ý nghĩa thực tiễn rất lớn
đối với VCB cao hiệu quả trong hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh và đề ra
những phƣơng pháp chuẩn mực để đánh giá khách hàng.
Ngoài ra để tài còn tổng hợp các cơ sở luận về hoạt động cho vay nói chung và
cho vay sản xuất đối với khách hàng cá nhân của các ngân hàng trong hệ thống
ngân hàng Việt Nam. Điều này có thể giúp các tác giả cũng nhƣ các đọc giả có thể
sử dụng để tham khảo và rút kinh nghiệm trong công tác tín dụng của bản thân


5

1.7.

Dự kiến kết cấu của các chƣơng

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 2: NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM VÀ
NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO VỀ KÉM HIỆU QUẢ TRONG CHO VAY
SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐI VỚI KHCN.
CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY SẢN XUẤT KINH
DOANH ĐỐI VỚI KHCN CỦA NHTM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY SẢN XUẤT KINH
DOANH ĐỐI VỚI KHCN TẠI VCB CHI NHÁNH HÙNG VƢƠNG, TP HCM
CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG
CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

TẠI VCB CHI NHÁNH HÙNG VƢƠNG, TP HCM
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 tiến hành giới thiệu tổng quan về sự cần thiết của đề tài nghiên cứu,
mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, sơ lƣợc về
phƣơng pháp nghiên cứu tiếp cận, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu và khái quát đƣợc
kết cấu của đề tài nghiên cứu.


6

CHƢƠNG 2
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM VÀ NHỮNG
DẤU HIỆU CẢNH BÁO VỀ KÉM HIỆU QUẢ TRONG CHO VAY
SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐI VỚI KHCN
2.1.

Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh

Hùng Vƣơng, TP Hồ Chí Minh
2.1.1. Ngân Hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (tên giao dịch Joint Stock
Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam) (Vietcombank) đƣợc thành lập và
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại
hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam). Là ngân hàng thƣơng mại Nhà
nƣớc đầu tiên đƣợc Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá,
Vietcombank chính thức hoạt động với tƣ cách là một ngân hàng thƣơng mại cổ
phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông
qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu
Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức đƣợc niêm yết tại Sở Giao dịch
Chứng khoán TPHCM.

Qua hơn 56 năm xây dựng và trƣởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp
quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nƣớc, phát huy tốt vai trò
của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong
nƣớc, đồng thời tạo những ảnh hƣởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu
vực và toàn cầu.
Vietcombank hiện có hơn 560 chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại
diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nƣớc gồm: Trụ sở chính tại Hà Nội; 111 Chi
nhánh; 441 PGD; 04 Công ty con ở trong nƣớc (Công ty Cho thuê tài chính, Công
ty chứng khoán, Công ty Kiều hối, Công ty Cao ốc Vietcombank 198); 03 Công ty
con ở nƣớc ngoài (Công ty Vinafico Hongkong, Công ty chuyển tiền Vietcombank
tại Mỹ, Ngân hàng con tại Lào); 01 Văn phòng đại diện tại phía Nam; 01 Văn


7

phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Mỹ; 03 Đơn vị sự nghiệp:
Trƣờng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Hà
Nội và 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Hồ Chí Minh; 04 Công ty liên doanh, liên
kết.
Bảng 2.1 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIETCOMBANK

Nguồn: Báo cáo thường niên 2018 của Vietcombank
Với khẩu hiệu ―Together for the future‖ ―Chung niềm tin vững tƣơng lai‖
Vietcombank luôn hƣớng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động,
Vietcombank liên tục đƣợc các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là ―Ngân hàng
tốt nhất Việt Nam‖. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt


8


Nam có mặt trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do
Tạp chí The Banker công bố. Năm 2018, trong danh sách ―100 nơi làm việc tốt nhất
Việt Nam năm 2018‖ (do Công ty Anphabe - đơn vị tƣ vấn tiên phong về giải pháp
thƣơng hiệu nhà tuyển dụng và môi trƣờng làm việc hạnh phúc tại Việt Nam và
Intage – Công ty nghiên cứu thị trƣờng hàng đầu Nhật Bản công bố), Vietcombank
đƣợc bình chọn xếp thứ 1 toàn ngành ngân hàng, xếp thứ 2 toàn thị trƣờng Việt
Nam với thứ hạng tăng thêm 2 bậc so với năm 2017 và trong Top 50 doanh nghiệp
Việt có thƣơng hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất.
Bằng trí tuệ và tâm huyết của hơn 16.800 nhân viên, Vietcombank đang và sẽ
luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu
đến năm 2020 đƣa Vietcombank trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong
300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và đƣợc quản trị theo các thông
lệ quốc tế tốt nhất.
2.1.2. Ngân Hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hùng
Vƣơng
2.1.2.1.

Lịch sử hình thành và phát triển

Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh
Hùng Vƣơng (Sau này gọi là VCB Hùng Vƣơng), dƣới đây là một số thông tin tổng
quan: Tên cũ trƣớc 01/01/2017: VCB Chi nhánh Phú Thọ. Tên sau 01/01/2017:
Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vƣơng. Địa chỉ chi
nhánh: 664 Sƣ Vạn Hạnh, Phƣờng 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vƣơng đƣợc
thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 11/12/2006. Tiền thân của VCB
Hùng Vƣơng là VCB Phú Thọ.
Các dịch vụ tại VCB Hùng Vƣơng bao gồm: Dịch vụ cho vay, Dịch vụ huy
động vốn, In sao kê tài khoản, Kiểm đếm tiền, Lập lệnh chuyển tiền và Sec,

Chuyền tiền lƣơng theo lô, Dịch vụ thẻ, ……Các dịch vụ ngân hàng quốc tế.
Hơn 12 năm hình thành và phát triển. VCB Hùng Vƣơng đã luôn hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ từ Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam giao phó. Hội


9

nghị Tổng kết năm 2018, Vietcombank Hùng Vƣơng vinh dự đƣợc trao tặng giải
thƣởng hoàn thành tốt tiêu biểu là kết quả cho một chặng đƣờng đầy gian nan và
vất vả của cả tập thể nhân viên của.
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trƣờng
kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao… Vietcombank Hùng Vƣơng luôn là
sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo
khách hàng cá nhân.
Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank Hùng
Vƣơng đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank Hùng Vƣơng phát
triển ngày một bền vững.
2.1.2.2.

Cơ cấu tổ chức

Vietcombank Hùng Vƣơng có cơ cấu tổ chức nhƣ sau:
Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Hùng Vƣơng có ba bộ phận chính: Ban giám
đốc, các phòng ban nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc (bao gồm các phòng giao
dịch).
Các phòng ban nghiệp vụ gồm Phòng Khách Hàng Bán Lẻ, Phòng Khách Hàng
Doanh Nghiệp, Phòng Dịch Vụ Khách Hàng, Phòng Quản Lý Nợ, Phòng Kế Toán,
Phòng Hành Chính Nhân Sự, Phòng Ngân Quỹ, cùng 4 Phòng giao dịch (PGD
Cách Mạng Tháng Tám, PGD Lê Đại Hành, PGD Nguyễn Sơn, PGD Đầm Sen).
Trong đó:

Phòng Quan hệ Khách hàng (Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp và Phòng
Khách Hàng Bán Lẻ) là bộ phận đầu mối phụ trách quan hệ với khách hàng; thực
hành tiếp thị và nhận nhu cầu của khách hàng, là bộ phận phân tích và lập báo cáo
đề xuất tín dụng, đồng thời chịu trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng.
Phòng Quản lý Nợ là bộ phận thực hiện các bƣớc sau hiện giải ngân tín dụng,
tiến hành hạch toán kế toán, phát hành bảo lãnh, LC,... Bên cạnh đó thực hiện việc
lƣu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng.


10

Bên cạnh Phòng Quan Hệ Khách Hàng thực hiện các công tác tín dụng, các
PGD của VCB đều có Bộ Phận Tín Dụng, tuy nhiên sẽ bị hạn chế trong thẩm
quyền đã đƣợc Ban giám đốc phê duyệt.
Hội đồng tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cấp tín dụng, đồng
thời xem xét đề xuất tín dụng lên HĐQT đối với các khoản cấp tín dụng vƣợt thẩm
quyền TGĐ/GĐ, và đề xuất các biện pháp xử lý các vấn đề khác liên quan đến hiện
quả đầu tƣ và an toàn vốn đối với các khoản tín dụng, bảo lãnh và đầu tƣ trong hệ
thống.
2.1.2.3.

Định hướng phát triển từ năm 2020 – 2025

Năm 2019, cùng với VCB, VCB Hùng Vƣơng sẽ tiếp tục thực hiện phƣơng
châm hành động ―Chuyển đổi – Hiệu quả - Bền vững‖ và đổi mới quan điểm chỉ
đạo điều hành ―Kỷ cƣơng – Hành động – Trách nhiệm‖ tập trung vào các định
hƣớng lớn sau đây:
Chuyển đổi trọng tâm ba trụ cột kinh doanh: Bán lẻ, Dịch vụ, Đầu tƣ (kinh
doanh vốn), trong đó: Bán lẻ: Tập trung tăng trƣởng tín dụng bán lẻ, tín dụng tại
các PGD, bán chéo trong bán lẻ. Thu dịch vụ: Tăng mạnh tỷ trọng thu nhập phi tín

dụng, trọng tâm là thu từ dịch vụ, nâng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ theo tiến độ đề
án thu dịch vụ, coi đây là trụ cột trọng tâm trong năm 2019 và năm 2020. Đầu tƣ
kinh doanh vốn: đẩy mạnh quy mô đầu tƣ mua giấy tờ có giá, trái phiếu do các
TCTD khác phát hành, trái phiếu trung hạn của Chính phủ, chính quyền địa
phƣơng.
Tiếp tục thực hiện nguyên tắc ―Mua buôn – Bán lẻ‖, trong đó:
- Về nguồn vốn: Chú trọng khai thác nguồn vốn bán buôn (giá trị lớn, chi phí
huy động vốn thấp), đồng thời với tăng tỷ lệ huy động vốn bán lẻ cao hơn năm
2018. Chú trọng tăng trƣởng nguồn vốn giá rẻ (tiền gửi VNĐ KKH, tiền gửi ngoại
tệ).
- Về tín dụng: Tăng trƣởng tín dụng ngay từ những tháng đầu năm. Tập trung
tăng trƣởng tín dụng bán lẻ, tín dụng tại các PGD. Kiểm soát tăng trƣởng tín dụng
bán buôn, tập trung dƣ nợ vào các ngành định hƣớng mở rộng, các khách hàng có


11

tình hình tài chính lành mạnh và khả năng chống đỡ rủi ro cao, khách hàng sử dụng
tổng thể các sản phẩm, dịch vụ của VCB.
Xây dựng lộ trình và đẩy mạnh rút giảm dƣ nợ đối với: DNNN có tình hình tài
chính suy giảm; dƣ nợ tiềm ẩn rủi ro; dƣ nợ có lãi suất thấp và hiệu quả tổng thể
không cao; dƣ nợ không có TSBĐ/tài sản bảo đảm thấp; dƣ nợ TSBĐ đủ giá trị thế
chấp theo định giá nhƣng là tài sản khó định giá thực, TSBĐ giảm giá trị nhanh,
TSBĐ khó bán, khó chuyển nhƣợng.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Ngoại

2.2.

Thƣơng Việt Nam Chi nhánh Hùng Vƣơng từ năm 2015 – 2018
Trong những năm gần đây, biến động kinh tế đã ảnh hƣởng đến sự phát triển của

ngành ngân hàng nói chung và Vietcombank cũng nhƣ Vietcombank Hùng Vƣơng
nói riêng. Tuy vậy, song song với quá trình phát triển, Vietcombank đã nỗ lực vƣợt
qua nhiều khó khăn để đạt đƣợc những thành quả nhất định thể hiện qua bảng 2.2
sau:
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính của VCB Hùng Vƣơng 2015 – 2018
Đvt: tỷ VNĐ, triệu USD
Chỉ tiêu/Năm

2015

2016

2017

2018

Huy động vốn

6,027

7,553

8,840

10,108

Huy động vốn bình quân

5,572


6,725

8,052

9,428

Huy động KKH bình quân

1,187

1,670

1,998

2,563

Dƣ nợ tín dụng

3,061

4,716

6,100

8,150

Dƣ nợ tín dụng bình quân

2,645


3,484

5,553

7,192

Số dƣ bảo lãnh bình quân

280

272

393

504

Nợ xấu

0.04

9.42

4.64

5.47

Nợ nhóm 2

1.75


0.74

10.95

43.49

Doanh số thanh toán xuất nhập

231

297

327

388


12

khẩu lũy kế
Số lƣợng thẻ tín dụng phát hành
lũy kế

689

858

1,156

1,611


Doanh số TT&SD thẻ lũy kế

662

1,039

1,973

1,729

ĐVCNT lũy kế

113

133

140

179

134.06

164.44

239.91

325.13

Lợi nhuận trƣớc thuế lũy kế


Nhìn chung, hoạt động huy động vốn bám sát định hƣớng chỉ đạo, điều hành
kinh doanh: Rút giảm huy động vốn lãi suất cạnh tranh; Gia tăng tỷ trọng nguồn
vốn không kỳ hạn và nguồn vốn ngoại tệ; Chú trọng phát triển khách hàng bán
buôn mới. Tín dụng tăng trƣởng tốt ngay từ đầu năm; Cơ cấu tín dụng chuyển dịch
theo đúng định hƣớng: mở rộng tín dụng bán lẻ, giảm dƣ nợ bán buôn hiệu quả
thấp; tăng tín dụng bán lẻ tại PGD và cải thiện số lƣợng khách hàng bán buôn tín
dụng mới.Chất lƣợng tín dụng đƣợc kiểm soát chặt chẽ; Đẩy mạnh công tác xử lý
thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý dự phòng rủi ro. Kinh doanh dịch vụ tăng trƣởng tốt,
các tỷ suất sinh lời cải thiện; Lợi nhuận trƣớc thuế đạt kết quả cao; Vốn hóa lớn
nhất so với các TCTD niêm yết.
Nhìn chung, giai đoạn 2015 - 2018, hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Hùng
Vƣơng của VCB diễn ra khá tốt và đã gặt hái đƣợc nhiều thành công vƣợt trội so
với những năm trƣớc. Đáng chú ý là các chỉ tiêu HĐKD chính bao gồm: HĐV, tín
dụng và lợi nhuận đều đã hoàn thành vƣợt mức kế hoạch.
Tuy nhiên, khi so sánh với các Chi nhánh trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh có thể
thấy mức tăng trƣởng của một số chỉ tiêu tại VCB Hùng Vƣơng vẫn thấp hơn khá
nhiều so với các Chi nhánh cùng địa bàn.
Ngoài ra các chỉ tiêu Kiều hối, BATT và Bancassurance lần lƣợt xếp ở vị trí
chƣa cao.
Thực tế này đòi hỏi VCB Hùng Vƣơng cần thiết phải nỗ lực và cố gắng nhiều
hơn nữa trong hoạt động kinh doanh những năm tới để có thể hoàn thành các chỉ


13

tiêu kế hoạch đƣợc giao. Đồng thời, VCB Hùng Vƣơng cần thiết phải có sự đột phá
trong công tác huy động nguồn vốn giá rẻ, nhất là trong giai đoạn kinh tế Tp. Hồ
Chí Minh nói riêng và nên kinh tế Việt Nam nói chung đang trên đà tăng trƣởng
tốt, nguồn vốn nhàn rỗi cũng nhƣ nhu cầu thanh toán gia tăng đáng kể do thu nhập

và đời sống các chủ thể kinh tế có sự chuyển biến tích cực.
2.3.

Dấu hiệu về nhận diện và cảnh báo hiệu quả cho vay sản

xuất kinh doanh đối với KHCN tại VCB Hùng Vƣơng
Cùng hòa nhập theo xu hƣớng phát triển của thị trƣờng, VCB cũng nhƣ VCB
Hùng Vƣơng nói chung đều thay đổi và cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm và
hƣớng đến ―Tín dụng bán lẻ‖. Với xuất phát điểm là Ngân Hàng TMCP 100% vốn
Nhà Nƣớc, VCB là một trong những ngân hàng dành đa phần nguồn vốn của mình
cho các đối tƣợng khách hàng tổ chức, và là một trong những ngân hàng hàng đầu
về Ngoại Hối. Tuy nhiên những năm gần đây, VCB nói chung và VCB Hùng
Vƣơng nói riêng đã có những thay đổi chiến lƣợc trong phân khúc khách hàng đó là
tập trung vào khối khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh. Theo thống kê của Hiệp hội
Doanh Nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cả nƣớc hiện có trên 3,5 triệu hộ đƣợc cấp mã
số thuế và có hơn 2 triệu hộ sản xuất nhỏ lẻ. Hiện tại VCB đã triển khai sản phẩm
dành riêng cho các đối tƣợng này là sản phẩm ―Kinh Doanh Tài Lộc‖. Qua 05 năm
triển khai, VCB đã có những thành tính rất tốt về tăng trƣởng tín dụng. Cụ thể:
Dƣ nợ cho vay sản xuất kinh doanh tại VCB Hùng Vƣơng qua 04 năm gần nhất
đƣợc xác định là:
Bảng 2.3: Dƣ nợ cho vay sản xuất kinh doanh tại VCB Hùng Vƣơng
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ

2015

tiêu/Năm

2016/2015


2017/2016

2018/2017

ST

TT (%)

ST

TT (%)

ST

TT(%)

Cá nhân

22

45

104 %

95

111%

303


218%

Doanh

2.534

3.307

30%

3.940

20%

4.750

21%

Tổng dƣ nợ 2.556

3.352

31%

4.035

20%

5.053


21%

nghiệp


×