Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Bài giảng Công nghệ chế tạo máy (Học phần 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 44 trang )

CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
(Học phần 2)
Số đơn vị học trình: 04
Lý thuyết: 58 tiết
Thực hành: 0 tiết
Kiểm tra: 02 tiết
Đồ án môn học: 02 tuần


KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ 
ĐIỂN HÌNH
• Những chi tiết máy giống nhau về hình dáng 
và kết cấu công nghệ được gia công bằng 
các biện pháp công nghệ như nhau
• Qui trình công nghệ chung để gia công các 
chi tiết máy đó gọi là qui trình công nghệ 
điển hình


MỤC ĐÍCH CỦA QUI TRÌNH 
CÔNG NGHỆ ĐIỂN HÌNH
• Tiết kiệm thời gian chuẩn bị công nghệ
• Giảm bớt các tài liệu giống nhau về nội dung
• Chuyên môn hóa sản xuất, nâng cao tính loạt 
để tăng năng suất chế tạo.


Nghiên cứu qui trình công nghệ 
của các chi tiết điển hình sau:
+ Các chi tiết dạng hộp
+ Các chi tiết dạng càng


+ Các chi tiết dạng bạc
+ Các chi tiết dạng trục
+ Các chi tiết dạng bánh răng


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
• Đặc điểm, yêu cầu kỹ thuật và tính công 
nghệ trong kết cấu
• Vật liệu và phôi
• Qui trình công nghệ
• Biện pháp thực hiện các nguyên công chính
• Các phương pháp kiểm tra


Chương 1
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHI TIẾT DẠNG HỘP 
I. Đặc điểm chi tiết dạng hộp



 Là chi tiết cơ sở  để đảm bảo vị trí tương quan giữa các chi 
tiết trong cơ cấu.
 Có  hình  khối  rỗng,  xung  quanh  có  các  thành  vách,  có  nhiều 
gân gờ và các phần lồi lõm khác nhau.
 Có các mặt phẳng cần gia công với độ chính xác khác nhau và 
cũng có các bề mặt không cần gia công.
 Có một hệ lỗ cần gia công với độ chính xác khác nhau.


 Lỗ chính xác để lắp ghép với gối  ổ (yêu cầu chính xác cao 

về vị trí tương quan, kích thước)



Lỗ không chính xác để kẹp chặt các chi tiết (lỗ lắp bu lông 
nền, lỗ ghép nắp ổ...)


1. Những yêu cầu kỹ thuật chính
  Độ chính xác kích thước: 


Các lỗ chính thường yêu cầu đạt độ chính xác cấp 6 ÷ 8, đôi 
khi cao hơn khoảng cấp 5. Nhám bề mặt Ra = 2,5÷0,63 µm, 
đôi khi cao hơn Ra   0,32 µm.



Các mặt phẳng thường yêu cầu đạt độ chính xác cấp 8 ÷ 9, 
đôi khi là cấp 7. Nhám bề mặt Ra = 5÷1,25 µm.

 Độ chính xác hình dáng hình học:


Sai số hình dáng các lỗ thường 0,5 ÷ 0,7 dung sai đường kính 
lỗ.

 Độ chính xác vị trí tương quan giữa các bề mặt gồm:



Độ không phẳng và độ không song song của các mặt phẳng 
chính khoảng 0,05 ÷ 0,1 mm trên toàn bộ chiều dài.




Độ không vuông góc giữa mặt đầu và tâm lỗ lấy trong 
khoảng 0,01÷0,05 mm /100mm bán kính.



Độ không vuông góc của các mặt phẳng lấy trong khoảng 
0,05÷0,2 mm /100mm chiều dài.



Độ không vuông góc của của các tâm lỗ khoảng 0,02÷0,06 
mm (cặp bánh răng côn, trục vít ­ bánh vít).



Dung sai độ đồng tâm của các lỗ đồng trục bằng ½ dung sai 
đường kính lỗ nhỏ nhất.



Dung sai độ song song của các tâm lỗ bằng dung sai khoảng 
cách tâm các lỗ.



2. Vật liệu và phôi
2.1. Vật liệu

 Vật  liệu  chế  tạo  các  chi  tiết  dạng  hộp  yêu  cầu  phải  có  tính 
đúc tốt.
 Thường dùng: gang xám, thép đúc, thép tấm, hợp kim nhôm…
2.1. Phôi
 Phôi đúc:
• Đúc trong khuôn cát
• Đúc trong khuôn kim loại
• Đúc áp lực


 Chú ý: Phôi đúc nguội không đều gây biến dạng nhiệt và  ứng 
suất dư          khử ứng suất dư trước khi gia công
 Phôi hàn:
• Kiểu thô (hàn ghép thành hộp mới gia công)
•  Kiểu  tinh  (hàn  ghép  các  tấm  thép  qua  gia  công  sơ  bộ 
thành hộp sau đó gia công tinh cả hộp)
 Phôi dập: (hộp kích thước nhỏ, hình dạng đơn giản loạt 
lớn, hàng khối)
• Dập nóng: thép
• Dập nguội: kim loại màu 


3. Tính công nghệ trong kết cấu:

 Phải có hình dáng hình học đảm bảo gia công toàn bộ hộp từ 
một chuẩn thống nhất.
 Đảm bảo khả năng gia công mặt phẳng và các mặt đầu của 

lỗ bằng một hành trình chạy dao.
 Hạn chế việc có nhiều kích thước lỗ và kích thước ren.
 Tránh phải cạo, rà các mặt phẳng và mặt lỗ.
 Đảm bảo các mặt đầu của lỗ phải vuông góc với đường tâm 
lỗ ở hành trình vào cũng như hành trình ra của dụng cụ cắt.

 Các lỗ dùng xỏ bulông, lỗ có ren dùng kẹp chặt nên là lỗ tiêu 
chuẩn.


II. Trình tự công nghệ gia công
2.1. Chuẩn định vị:
 Chuẩn thô:

 Có thể chọn là các lỗ chính của hộp:


 Có thể chọn là mặt trong của hộp không gia công:

 Có thể chọn là mặt ngoài hoặc gân gờ có sẵn của hộp:


 Chuẩn tinh:
 Phương án 1: Mặt phẳng kết hợp với 2 lỗ vuông góc với mặt 
phẳng đó.


 Phương án 2: Hệ 3 mặt phẳng vuông góc.

  Ngoài  ra  có  thể  kết  hợp  hai  sơ  đồ  trên  hoặc  sử  dụng  các 

kết cấu có sẵn của hộp làm chuẩn tinh.


2.2. Trình tự gia công:

 Khi gia công hộp nên tuân theo trình tự sau:
 Gia công mặt chuẩn.

 Gia công các lỗ chính.
 Kiểm tra trung gian.
 Gia các bề mặt còn lại.
 Tổng kiểm tra.


 Gia công mặt chuẩn
Gia công mặt phẳng chuẩn

Gia công mặt phẳng đáy định vị bằng 2 mũi tâm 
kết hợp chốt tỳ chống xoay


Gia công mặt lỗ chuẩn: Thường gia công trên máy khoan cần 
ngang


• Với sản xuất loạt lớn hàng khối: Dùng máy khoan nhiều trục 
để gia công đồng thời các lỗ.

• Với sản lượng nhỏ: Gia công bằng lấy dấu thực hiện trên máy 
khoan đứng, hộp cỡ lớn gia công trên máy doa ngang.

 Chú ý: Khi gia công lỗ chuẩn phải gia công trên 1 lần gá, tiến 
hành tuần tự khoan, khoét, doa và phải dùng bạc dẫn tháo nhanh.


Bạc dẫn tháo nhanh


 Gia công các lỗ chính của hộp




×