Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Về thời điểm ghi nhận đầu tiên loài sâu keo Spodoptera frugiperda (Smith) (Lepidoptera: Noctuidae) ở Việt Nam và tên Tiếng Việt của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.33 KB, 4 trang )

Tổng hợp

BVTV - Số 4/2019

Kết quả đánh giá qua 3 thí nghiệm diện hẹp
cho thấy hiệu lực của chế phẩm phòng trừ bọ xít
hại nhãn chín muộn tại các xã: Đại Thành (Quốc
Oai), Song Phương và An Thượng (Hoài Đức),
đều đạt hiệu lực phòng trừ bọ xít trên 80% sau
14 ngày xử lý.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
- Chế phẩm sinh học Beauveria bassiana BX1
có hiệu quả cao trong phòng trừ bọ xít hại nhãn
chín muộn tại vùng Hà Nội, hiệu lực phòng trừ
đạt 68,3- 87,7% sau 14 ngày xử lý trong điều
kiện phòng thí nghiệm, đạt 61,3- 84,2% sau 14
ngày xử lý ngoài nhà lưới.
- Hiệu quả phòng trừ bọ xít hại nhãn chín
muộn trên đồng ruộng của chế phẩm BX1 đạt
trên 80% sau 14 ngày phun ở liều lượng 10
kg/lần phun và phun kép 2 lần, cách nhau 7-10
ngày vào thời điểm nhãn ra nụ hoa rộ.
4.2 Đề nghị

tại Hà Nội và phụ cận, tạo sản phẩm an toàn cho
tiêu dùng và xuất khẩu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Thùy, 2004. Công nghệ sinh học
trong bảo vệ thực vật, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội
2. Nguyễn Ngọc Tú, Nguyễn Cửu Thị Hương


Giang, 1997. Bảo vệ cây trồng từ các chế phẩm từ vi
nấm, Nhà Xuất Bản Nông nghiệp TP, Hồ Chí Minh,
155 Trang.
3. Lin Qing-yuan, 2005. Study on Controlling
Tessaratoma papillosa Drury By Using Beauverria
bassiana, General Station of Forest Diseases and
Pests Control and Quarantine of Fujian Province,
Fuzhou 350003, Fujian, China
4. Xu Yao-chang, 2005. Control effect of
Beauveria bassiana Bbt1 strain and some other
chemical pesticides on Tessaratoma papillosa Drury,
Forest Diseases and Insect Pests Control and
Quarantine Station of Zhangzhou, Zhangzhou, Fujian
363000, China

Nghiên cứu sử dụng rộng rãi chế phẩm sinh
học BX1 để phòng trừ bọ xít hại nhãn chín muộn

Phản biện: PGS.TS. Lê Văn Trịnh

VỀ THỜI ĐIỂM GHI NHẬN ĐẦU TIÊN LOÀI SÂU KEO Spodoptera frugiperda
(Smith) (Lepidoptera: Noctuidae) Ở VIỆT NAM VÀ TÊN TIẾNG VIỆT CỦA NÓ
Phạm Văn Lầm
Viện Bảo vệ thực vật
Giống Spodoptera (Lep.: Noctuidae) ở trên
thế giới đã phát hiện được 25 loài. Loài sâu keo
Spodoptera frugiperda là một trong 4 loài thuộc
giống Spodoptera gây hại cây trồng có tầm
quan trọng kinh tế lớn (Niaz et al., 2018). Loài
sâu keo S. frugiperda có nguồn gốc tại vùng

nhiệt đới, cận nhiệt đới châu Mỹ. Loài côn trùng
này có mặt ở phần lớn các nước tây bán cầu, từ
phía nam Ca-na-đa đến Chi-lê và Ác-hen-ti-na
(Luginbill, 1928; Midega et al., 2018; Todd and
Poole, 1980).
Tại Brazil, sâu keo S. frugiperda gây giảm tới
60

34% năng suất ngô hạt dẫn đến tổng thiệt hại
hàng năm tới 400 triệu đô la Mỹ. Sâu keo
S. frugiperda hàng năm gây tổn thất hơn 500
triệu đô la Mỹ cho các vùng đông nam và duyên
hải Atlantic của Hoa Kỳ (Ganiger et al., 2018).
Sâu non của loài sâu keo S. frugiperda có tính
đa thực, có thể sử dụng hơn 100 loài thuộc nhiều
họ thực vật để làm thức ăn. Sâu keo
S. frugiperda là loài côn trùng cánh vảy có khả
năng di cư xa. Trưởng thành có thể bay được
trên 100 km trong một đêm (Johnson, 1987). Do
đó, loài côn trùng này đã trở thành loài ngoại lai


Tổng hợp
xâm lấn gây hại nghiêm trọng trên cây ngô và
một số cây trồng khác thuộc họ hòa thảo ở nhiều
nơi trên thế giới. Vào đầu năm 2016 đã ghi nhận
sự xâm lấn của loài sâu keo S. frugiperda tới
vùng Trung tâm và phía Tây của châu Phi. Đến
cuối năm 2016 và năm 2017 nó đã lây lan tới các
vùng phía Nam, phía Đông và phía Bắc của châu

Phi (Goergen et al., 2016; FAO, 2017).
Tại Việt Nam, ngày 19-2-2019 Cục Bảo vệ
thực vật có công văn số 351/BVTV-TV về điều
tra và theo dõi sâu keo S. frugiperda. Trong công
văn có đoạn ghi “Đây là loài sâu hại mới chưa
phát hiện tại Việt Nam, được cảnh báo có khả
năng phát tán vào Việt Nam và…”.
Tuy nhiên, tại Hội nghị Khoa học toàn Quốc
lần thứ ba về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
được tổ chức ở Hà Nội vào ngày 22 tháng 10
năm 2009 có một công bố kết quả nghiên cứu
năm 2008 về sâu hại cỏ thảm. Trong công bố
này có kết quả điều tra thành phần sâu hại cỏ
thảm trồng tại Phú Diễn (Hà Nội). Theo kết quả
nghiên cứu này, đã phát hiện được 17 loài sâu
hại cỏ thảm ở điểm nghiên cứu. Trong số những
loài sâu hại đã phát hiện hại cỏ thảm, có 3 loài
phát sinh rất phổ biến, với tần suất xuất hiện đạt
từ 50% trở lên (được ký hiệu với 3 dấu cộng
“+++”). Đó là các loài Spodoptera frugiperda
(Smith), Herpetogramma phaeopteralis (Guenee)
và Gryllotalpa africana Pal de Beauvois (Nguyễn
Thị Kim Oanh, Vũ Thị Phượng, 2009). Tên khoa
học của các loài sâu hại cỏ thảm trong công bố
này được GS.TS. Brandenburg giám định
(GS.TS. Brandenburg làm việc tại Trung tâm
Nghiên cứu và Giáo dục môi trường cỏ thảm ở
Bắc Carolina, Hoa Kỳ). Như vậy, loài sâu keo
S. frugiperda đã được ghi nhận từ năm 2008 và
là một trong 3 loài phổ biến trên cỏ thảm tại Phú

Diễn, Hà Nội.
Công bố nêu trên được đăng tải trong tập báo
cáo khoa học của một Hội nghị Khoa học toàn
Quốc lần thứ ba về Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật do Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật tổ
chức định kỳ. Bài đăng đã được phản biện và tập
Báo cáo khoa học này được xuất bản chính thức
(nhà xuất bản Nông nghiệp). Tập báo cáo khoa
học của Hội nghị Khoa học toàn Quốc (không
phải hội thảo) do Viện Sinh thái và Tài nguyên
Sinh vật in ấn và phát hành là một tài liệu có giá

BVTV - Số 4/2019
trị tham khảo khoa học. Tập báo cáo khoa học
này là những công bố khoa học nghiêm túc, có
giá trị khoa học, giá trị pháp lý và giá trị tham
khảo khoa học. Điều này có nghĩa là công bố về
sự xuất hiện của sâu keo S. frugiperda trên cỏ
thảm ở Phú Diễn năm 2009 là hoàn toàn có giá
trị khoa học. Nếu có nhà nghiên cứu côn trùng
nào đó viết tổng quan về côn trùng hại cây trồng
hoặc nghiên cứu chuyên sâu về loài sâu keo S.
frugiperda ở Việt Nam thì chắc chắn người đó sẽ
phải tham khảo và trích dẫn công bố khoa học
nêu trên mới được cho là đã tham khảo đầy đủ
tài liệu tiếng Việt.
Tuy nhiên, lại có ý kiến đánh giá thấp giá trị
khoa học, giá trị pháp lý và giá trị tham khảo
khoa học của công bố khoa học nêu trên, thậm
chí coi công bố khoa học nêu trên không có giá

trị, nghĩa là không công nhận sự ghi nhận về loài
sâu keo S. frugiperda trên cỏ thảm ở Việt Nam
năm 2008.
Cơ sở để tin kết quả nghiên cứu trong một
công bố khoa học là phương pháp nghiên cứu.
Công bố khoa học nêu trên có phương pháp
nghiên cứu đúng, việc giám định tên khoa học do
một GS.TS. nước ngoài tiến hành. Điều này tự
nói lên rằng kết quả nghiên cứu của công bố
khoa học nói trên hoàn toàn đáng tin cậy.
Ngoài tài liệu nêu trên, loài sâu keo
S. frugiperda với tên là “sâu ăn lá” cũng đã được
đưa vào chương III của cuốn sách “Côn trùng và
động vật hại nông nghiệp Việt Nam” - sách chỉ
viết về các loài côn trùng và động vật gây hại
chính đã ghi nhận trên cây trồng phổ biến ở Việt
Nam. Cuốn sách này được Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông
nghiệp Việt Nam) phối hợp với Hội Côn trùng học
Việt Nam tổ chức biên soạn. Cuốn sách này
được 37 nhà nghiên cứu côn trùng (TS, PGS,
GS) trong cả nước tham gia biên soạn và do
GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh, GS.TS. Hà Quang
Hùng, GS.TS. Nguyễn Thị Thu Cúc, GS.TS.
Phạm Văn Lầm làm chủ biên. Sách này được
nhà xuất bản Nông nghiệp in năm 2012.
Vào tháng 2 năm 2019, trên cây ngô vụ
xuân ở nhiều nơi đã xuất hiện một loài sâu ăn
lá với mật độ cao. Một số cán bộ kỹ thuật cũng
như nông dân trồng ngô tại vài tỉnh khẳng định

loài sâu keo hại trên cây ngô này đã xuất hiện
61


Tổng hợp
trong vài năm nay. Loài sâu ăn lá này được
xác định chính là sâu keo S. frugiperda. Các
cán bộ kỹ thuật này nói rằng họ cứ nghĩ đó là
loài sâu cắn nõn ngô (Mythimna loreyi) đã có
lâu nay ở Việt Nam, nên không quan sát kỹ về
đặc điểm hình thái của sâu. Điều này góp thêm
dẫn liệu rằng sâu keo S. frugiperda đã xuất
hiện ở Việt Nam trước tháng 2 năm 2019, chứ
không phải như công văn số 351/BVTV-TV ký
ngày 19-2-2019 của Cục Bảo vệ thực vật
khẳng định “Đây là loài sâu hại mới chưa phát
hiện tại Việt Nam,…”.
Về tên tiếng Việt của loài sâu keo S.
frugiperda trong công văn số 351/BVTV-TV
ngày 19-2-2019 của Cục Bảo vệ thực vật đã ghi
“Sau khi xem xét về phân loại, tập tính gây
hại,… đề nghị tên tiếng Việt của loài sâu này là
sâu keo mùa Thu”. Rất hoan nghênh việc đặt
tên tiếng Việt ngay lập tức cho loài sâu hại này
vì hiện nay còn rất nhiều loài côn trùng hại nói
riêng và sinh vật hại nói chung trên các cây
trồng ở nước ta (kể cả loài bản địa) vẫn chưa
được gọi tên tiếng Việt.
Nhưng, tên tiếng Việt “sâu keo mùa Thu” (từ
“thu” được viết hoa theo công văn số 351/BVTVTV) không có gì liên quan đến phân loại, tập tính

gây hại của loài sâu keo S. frugiperda như giải
thích trong công văn số 351/BVTV-TV. Tên “sâu
keo mùa Thu” trong công văn số 351/BVTV-TV là
dịch từ tên tiếng Anh “fall armyworm”. Tên tiếng
Anh này với từ “fall” có thể xuất phát từ sự phát
sinh/gây hại vào mùa thu tại châu Mỹ (quê
hương của nó), nhưng cũng có thể không phải
vậy, vì từ “fall” không chỉ có nghĩa là mùa thu, mà
có nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào từ khác
đi cùng với từ “fall”.
Tên tiếng Việt được đặt cho các sâu hại
dựa vào tiếng nước ngoài và tên latinh của loài
nói chung là rất tốt. Tuy nhiên, tên tiếng Anh
của côn trùng dịch sang tiếng Việt theo nghĩa
từ điển trong nhiều trường hợp sẽ không đúng
bản chất của loài côn trùng. Thí dụ, cụm từ
tiếng Anh “the family Reduviidae consists…” đã
được dịch theo nghĩa từ điển là “Reduviidae
gia đình bao gồm…”; cụm từ “kissing bugs” là
tên tiếng Anh của một loài bọ xít hút máu
(Triatoma rubrofasciata) đã được dịch theo
nghĩa từ điển là “hôn lỗi”; tên tiếng Anh của
62

BVTV - Số 4/2019
loài rệp giường mê-hi-cô là “mexican bed bug”
đã được dịch theo nghĩa từ điển là “mexico
giường lỗi”; cụm từ tiếng Anh “the word "bug"
strictly refers only to the large order of
insects…” đã được dịch theo nghĩa từ điển là

“từ "lỗi" nghiêm chỉnh chỉ đề cập đến thứ tự lớn
của côn trùng (Hemiptera)…” (Tạp chí Da liễu
Online, 2001). Các cụm từ tiếng Anh liên quan
đến côn trùng được dịch theo kiểu ghép nghĩa
từ điển như nêu trên thì quả thật rất nực cười
và không ai hiểu là gì?
Ngay sau khi công văn số 351/BVTV-TV
ngày 19-2-2019 của Cục Bảo vệ thực vật
được gửi tới các địa phương đã có câu hỏi
được nêu ra là “Nó (=sâu keo S. frugiperda)
phát sinh vào mùa thu mà bây giờ bắt đi điều
tra thì làm gì có?”. Như vậy, khi gọi loài
S. frugiperda là “sâu keo mùa Thu” đã làm
nảy sinh ý nghĩ rằng loài sâu keo này phát
sinh gây hại vào mùa thu hàng năm. Điều này
cho thấy cụm từ tiếng Việt “sâu keo mùa Thu”
dùng để gọi tên cho loài S. frugiperda là
không ổn, gây hiểu nhầm cho cán bộ kỹ thuật
ở địa phương về thời gian xuất hiện trong
năm của loài côn trùng hại này là vào mùa
thu. Tương tự, cũng đã có sự hiểu nhầm do
tên gọi tiếng Việt cho loài “Laodelphax
striatellus”. Nhưng sự hiểu nhầm này lại về
kích thước cơ thể của loài “Laodelphax
striatellus”. Loài rầy này trước đây trong làng
BVTV Việt Nam đã được biết đến với tên là
“rầy xám” hay “muội xám”. Cách đây 10 năm,
một cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định
gọi loài “Laodelphax striatellus” với tên “rầy
nâu nhỏ”. Ngay sau đó, tác giả bài viết này đã

nhận được mẫu những cá thể của loài rầy nâu
(Nilaparvata lugens) có kích thước cơ thể nhỏ
từ vài địa phương gửi tới với câu hỏi những
mẫu đó có phải là “rầy nâu nhỏ”?
Có ý kiến cho rằng dùng cụm từ “sâu keo
mùa thu” để gọi tên cho loài “S. frugiperda” và
“rầy nâu nhỏ” để gọi cho loài “Laodelphax
striatellus” là để hội nhập quốc tế. Thật khó hiểu
ý kiến này? Sử dụng tên gọi tiếng Việt cho côn
trùng sao cho chuẩn xác, dễ hiểu, không gây
hiểu nhầm và vẫn giữ nguyên tên tiếng Anh của
nó (khi cần trao đổi quốc tế) thì có gì ảnh hưởng
đến hội nhập quốc tế? Thí dụ, đối với loài


Tổng hợp

BVTV - Số 4/2019

“Laodelphax striatellus” gọi là “rầy xám” hay
“muội xám” và vẫn dùng tên tiếng Anh là “small
brown planthopper” thì hoàn toàn không ảnh
hưởng đến hội nhập quốc tế.
Có không ít loài côn trùng ngoại lai thường
được sử dụng nguồn gốc của loài để gọi tên
tiếng Việt (bất kể trong tên tiếng Anh có từ chỉ
địa danh xuất xứ hay không). Thí dụ, loài
Ceratitis capitata được gọi là ruồi đục quả địa
trung hải, loài Bactrocera tsuneonis được gọi là
ruồi đục quả nhật bản, loài Zabrotes

subfasciatus được gọi là mọt đậu mê-hi-cô,…
Như trên đã nêu, loài sâu keo S. frugiperda có
nguồn gốc tại vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới
châu Mỹ. Vậy tại sao không gọi là “sâu keo
châu Mỹ” mà lại gọi là “sâu keo mùa Thu” như
trong công văn số 351/BVTV-TV ngày 19-22019 của Cục Bảo vệ thực vật?
Tác giả bài viết này thấy rằng để chính xác
hơn và tránh gây hiểu nhầm về thời gian phát
sinh của loài sâu keo S. frugiperda thì cần phải
gọi tên tiếng Việt của loài sâu keo S. frugiperda
là “sâu keo châu Mỹ”. Khi trao đổi với nhiều
nhà nghiên cứu côn trùng lớn tuổi của Việt Nam
về tên gọi này của loài sâu keo S. frugiperda thì
tất cả đều ủng hộ quan điểm là cần phải gọi loài
sâu keo S. frugiperda là “sâu keo châu Mỹ”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Côn trùng và động vật hại nông nghiệp Việt
Nam, 2012. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: 124-126.
2. Nguyễn Thị Kim Oanh, Vũ Thị Phượng, 2009.
Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.
Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ ba, Hà Nội, 2210-2009. Nxb Nông nghiệp: 1490-1498.
3. FAO, 2017. Briefing note on FAO actions on fall
armyworm in Africa.
4. Ganiger
P.C.,
H.M.
Yeshwanth,
K.
Muralimohan,

N. Vinay,
A.R.V.
Kumar,
K.
Chandrashekara,
2018.
Current
Science,
Vol.115(4): 621-623.
5. Goergen G., P.L. Kumar, S.B. Sankung,
A. Togola, M. Tamò, 2016. PLoS ONE,
11(10):e0165632.doi:10.1371/journal.pone.0165632.
6. Hôn lỗi (Triatoma) và da. Tạp chí Da liễu
Online, 2001, số 7 (1): 6.
7. Johnson S. J., 1987. International Journal of
Tropical Insect Science, 8(4-5-6): 543-549.
8. Luginbill P., 1928. Technical Bulletin United
States Department of Agriculture, Vol. 34:1-91.
9. Midega C.A.O., J.O. Pittchar, J.A. Pickett, G.W.
Hailu, Z.R. Khan, 2018. Crop Protection, 105: 10-15.
10. Niaz U., A.Khan, M.U. Javed, M.Atif, Shahabud-Din, 2018. J. Agric. Sci. Bot., 2(3):1-4.
11. Todd E.L., R.W. Poole, 1980. Ann. Entomol.
Soc. Am., 73:722-738.

SÂU ĐỤC LÁ CÀ CHUA NAM MỸ ĐÃ XUẤT HIỆN TẠI TỈNH SƠN LA
Nguyễn Văn Liêm, Đào Thị Hằng
Viện Bảo vệ thực vật
Xuất xứ và lây lan của sâu đục lá cà chua
Nam Mỹ
Loài sâu đục lá cà chua Nam Mỹ, Tuta

absoluta (Meyrick) (Lepidoptera: Gelechiidae), có
nguồn gốc ở Pê-ru thuộc Nam Mỹ, đã trở thành
một trong các sâu hại chính trên cà chua ở các
nước Nam Mỹ từ những năm 1960 (Souza et al.,
1983), đây cũng là sâu hại cà chua cực kỳ nguy
hiểm ở các nước thuộc khu vực này (Guillemaud
et al., 2015).

Tại châu Á, loài này được phát hiện có mặt tại
Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2009 (Kilic, 2010), Đến nay,
chúng đã có mặt ở hầu khắp các nước thuộc khu
vực Trung và Tây Nam châu Á (Biondi et al.,
2018).Tại khu vực Nam Á, chúng đã xâm lấn vào
Nepal năm 2016, đã lây lan đến miền Tây Ấn Độ
vào năm 2014 và đến miền Đông nước này vào
năm 2017 (Sankarganesh et al., 2017) và đã có
mặt tại Băng-la-đét vào năm 2016. Đến nay, loài
này đã hiện diện ở 16 quốc gia ở châu lục này
63



×