Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng đối với hệ thống cây trồng vùng lưu vực sông Phó Đáy, tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.49 KB, 6 trang )

Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 3/2019

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Sơn Dương, 2011-2015. Báo cáo công tác
phòng chống thiên tai, lụt bão.
2. Đài khí tượng thủy văn khu vực Việt Bắc.
Chuỗi số liệu khí tượng thủy Tuyên Quang giai đoạn

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011. Kịch bản
biến đổi khí hậu, nước biển dâng
4. Cục Thống kê Tuyên Quang. Niên giám thống
kê tỉnh Tuyên Quang: 2011-2014.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang,
2012. Kế hoạch hành động triển khai chương trình mục
tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang.

1980-2015.

Phản biện: TS. Nguyễn Văn Thiết

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG ĐỐI VỚI
HỆ THỐNG CÂY TRỒNG VÙNG LƢU VỰC SÔNG PHÓ ĐÁY,
TỈNH TUYÊN QUANG
Impact of Climate Change and Adaptive Solution for Plant System
in The Pho Day River Basin, Tuyen Quang Province
1


Nguyễn Văn Giáp & Đỗ Thị Lan
Ngày nhận bài: 10.04.2019

2

Ngày chấp nhận: 29.04.2019
Abstract

Research results on the impacts of climate change on crop systems in the area of Pho Day river basin, Tuyen
Quang province show that by 2015, climate change has reduced the area and productivity of some major crops.
rice, corn and peanuts. The main reason is due to natural disasters and abnormal weather changes while people
still use old varieties and cultivation methods. The study also selected and proposed a number of new varieties
into the agricultural crop system adapting to climate change in the area of Pho Day river basin, namely BG1,
P.4199 and peanut variety L19. These are crop varieties that have good productivity and growth in climate
change conditions.
Keywords: Climate change, cropping systems, rice, corn, peanuts, Pho Day river.
*

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những
vấn đề đang được quan tâm, ngày càng có tác
động mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp và đời
sống của con người ở nhiều quốc gia, trong đó
có Việt Nam. Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm
đối với các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, lượng
mưa. Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng
1. Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên
2. Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm - Đại

học Thái Nguyên

như nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại, bão lụt,
hạn hán đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các vùng lưu
vực sông.
Các nhà khoa học đánh giá Việt Nam là nước
đứng thứ 13 trong số 16 nước hàng đầu thế giới
chịu tác động mạnh của BĐKH, trong đó, nông
nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng sẽ chịu
tác động nặng nề nhất do BĐKH và nước biển
dâng. Tổng sản lượng sản xuất trồng trọt có thể
giảm từ 1 - 5%, năng suất các cây trồng chính có
thể giảm đến 10%, đặc biệt đối với sản xuất lúa
[1]. Nằm trong bối cảnh chung đó, vùng lưu vực

47


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 3/2019

sông Phó Đáy, tỉnh Tuyên Quang cũng bị tác
động của BĐKH.
Thích ứng cây trồng là biện pháp cần thiết để
nền nông nghiệp có thể đứng vững trước các
hình thái BĐKH. Nông dân sẽ gặp phải những
khó khăn mà trước đó họ chưa có kinh nghiệm
như thời tiết thay đổi cực đoan, nhiệt độ trung

bình tăng cao, số ngày nắng nóng kéo dài, rét
đậm rét hại xuất hiện thường xuyên, mùa vụ lại
có khuynh hướng rút ngắn, bức xạ mặt trời mạnh
hơn, các áp lực về hạn, ẩm ngày càng cao và sự
xuất hiện nhiều đối tượng sâu bệnh hại mới.
Nghiên cứu này đánh những tác động của biến
đổi khí hậu đến hệ thống cây trồng và đề xuất giải
pháp thích ứng nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất
nông nghiệp của vùng lưu vực sông Phó Đáy,
tỉnh Tuyên Quang.
2. NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU



PHƯƠNG

PHÁP

2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Phương pháp kế thừ và đi u tr
Các tài liệu, số liệu thứ cấp được thu thập
gồm: Các văn bản, tài liệu liên quan đến BĐKH
của địa phương, c ác báo cáo hàng năm của
ngành nông nghiệp về tình hình sản xuất nông
nghiệp khu vực. Sử dụng công cụ đánh giá
nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA).
b. Phương pháp thực nghi m
* Thí nghi m 1: Nghiên cứu giải pháp thích
ứng với BĐKH đối với cây l

- Các giống lúa thử nghiệm gồm: BC15,
và BG1.
- Thời gian, địa điểm bố trí thí nghiệm: Vụ
Xuân 2015 tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang.
- Phương pháp bố trí thí nghi m: Theo kiểu
khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại. Diện
2
tích ô thí nghiệm là 10 m (5m × 2m). Khoảng
cách giữa các ô trong cùng lần nhắc lại là 10 cm
và giữa các lần nhắc lại là 30 cm.
- Chỉ tiêu và các phương pháp đánh giá:
Được
thực
hiện
theo
QCVN
01-55:
2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của
giống lúa, gồm các chỉ tiêu: Thời gian sinh
trưởng, chiều cao cây, số hạt trên bông, tỷ lệ lép,
năng suất hạt…[2]
48

* Thí nghi m 2: Nghiên cứu giải pháp thích
ứng với BĐKH đối với cây ngô
- Các giống ngô thử nghiệm gồm: LVN61,
HT119, và P.4199.
- Thời gian, địa điểm bố trí thí nghiệm: Vụ

Đông Xuân 2015 tại xã Bình Yên, huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang.
- Yếu tố thí nghiệm: Với mỗi giống ngô, tiến
hành đồng thời 2 thí nghiệm: Có tưới nước và
không có tưới nước.
- Phương pháp bố trí thí nghi m: Các giống
ngô được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh,
2
3 lần nhắc lại. Diện tích ô 14m (5m × 2,8m).
Khoảng cách giữa các lần nhắc lại 1m. Các
giống được gieo liên tiếp nhau, gieo 4 hàng/ô.
- Chỉ tiêu và các phương pháp đánh giá:
Được thực hiện theo QCVN 01-56 :
2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của
giống ngô, gồm các chỉ tiêu: Mật độ trồng, ngày
gieo, ngày mọc, ngày chín, chiều cao cây, chiều
cao đóng bắp, số bắp/cây, đường kính bắp, số
hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, khối lượng 1.000 hạt,
năng suất hạt khô...[3]
* Thí nghi m 3: Nghiên cứu giải pháp thích
ứng với BĐKH đối với cây lạc
- Các giống lạc thử nghiệm: L19, TK10, TB25,
và L14.
- Thời gian, địa điểm bố trí thí nghiệm: Vụ
Đông Xuân 2015 tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang.
- Phương pháp bố trí thí nghi m: Theo khối
ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô
2

7,5m (5m × 1,5m), mặt luống rộng 1,2m, rãnh
0,3m. Khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 0,3m.
- Chỉ tiêu và các phương pháp đánh giá:
Được thực hiện theo QCVN 01-57 : 2011/
BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo
nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc,
gồm các chỉ tiêu: Ngày gieo, ngày mọc, ngày ra
hoa, thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, màu
sắc vỏ hạt, số quả/cây, số quả chắc/cây, tỷ lệ
quả 1 hạt, tỷ lệ quả 3 hạt, khối lượng 100 quả,
khối lượng 100 hạt, tỷ lệ hạt/quả (%), năng suất
quả khô, khả năng chịu hạn, úng [4].
c. Phương pháp xử lý số li u
Phương pháp phân tích định tính: Dựa vào
nguồn số liệu phỏng vấn người dân để phân tích


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 3/2019

định tính các vấn đề liên quan đến môi trường,
BĐKH, giống cây trồng, những khó khăn, các đề
xuất khắc phục. Số liệu thí nghiệm được xử lý
bằng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm
thống kê SPSS.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hƣởng của BĐKH đến lúa, ngô và
lạc trồng tại vùng lƣu vực sông Phó Đáy
Trong số các loại cây trồng, lúa là loại cây

trồng chủ đạo, mang lại kinh tế cho địa phương
và các vùng đất ven lưu vực sông Phó Đáy,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Trong giai
đoạn từ năm 2011-2015, nhìn chung diện tích

trồng lúa của huyện Sơn Dương có xu hướng
tăng từ 6.434,9 ha trong năm 2011 đạt 11.679,1
ha trong năm 2015.
Năm 2012, cơn bão và lốc xoáy xảy ra vào
ngày 21/4/2012 trên địa bàn là nguyên nhân chính
đã gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp
nói chung và cây lúa nói riêng tại khu vực này; đặt
biệt là năng suất lúa đã bị giảm chỉ còn 58,9 tạ/ha
so với năm 2011 (đạt 60,6 tạ/ha). Trong gia năm
2013-2015, diện tích lúa có tăng và giữ ở mức
tương đối ổn định trên 11.000 ha; nhưng năng
suất lúa cũng chỉ đạt trên 59 tạ/ha thấp hơn so với
năm 2011 do ảnh hưởng của 3 cơn bão và mưa
to thường xuyên xảy ra (Bảng 1) [5].

Bảng 1. Diện tích và năng suất lúa của huyện Sơn Dƣơng giai đoạn 2011 - 2015
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)

2011
6.434,9
60,6

2012

6.386,1
58,9

2013
11.690,0
59,6

2014
11.070,0
59,6

2015
11.679,1
59,3

(Nguồn: Phòng Nông nghi p và PTNT huy n Sơn Dương)[6]
Sau cây lúa, ngô là cây trồng quan trọng thứ
2 ở khu vực. Trong giai đoạn từ năm 2011 2015, diện tích trồng ngô có xu hướng tăng
mạnh từ 1.939,9 ha trong năm 2011 lên 4.300 ha
trong năm 2014 và giảm nhẹ còn 4.074 ha trong
năm 2015. Mặc dù diện tích trồng ngô tăng,
nhưng năng suất ngô lại giảm mạnh từ 92,5 tạ/ha

trong năm 2011 xuống chỉ còn trên 45 tạ/ha trong
suốt giai đoạn từ năm 2013-2015. Một trong
những nguyên nhân lớn nhất là do trên địa bàn
thường xuyên xảy ra mưa to kèm gió lốc và lũ
vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô; rét đậm,
rét hại vào mùa đông đã ảnh hưởng đến năng
suất của cây ngô (Bảng 2) [5].


Bảng 2. Diện tích và năng suất ngô của huyện Sơn Dƣơng giai đoạn 2011-2015
Năm
Diện tích(ha)
Năng suất(tạ/ha)

2011
1.939,9
92,5

2012
2.070,1
87,0

2013
3.491,3
45,5

2014
4.300,0
45,3

2015
4.074,1
45,2

(Nguồn: Phòng Nông nghi p và PTNT huy n Sơn Dương)[6]
Ngoài lúa và ngô là 2 cây trồng chủ lực, lạc là
cây trồng có năng suất và diện tích lớn so với
các loại cây hoa màu khác. Cũng do ảnh hưởng

của điều kiện thời tiết khí hậu (trận bão xảy ra
vào ngày 21/4/2012) đã làm giảm diện tích và

năng suất lạc so với năm 2011. Trong giai đoạn
từ 2013-2015, mặc dù diện tích lạc có tăng lên
nhưng cũng giống như đối với cây lúa và ngô,
năng suất lạc ở các năm này vẫn thấp hơn so
với năm 2011 (Bảng 3) [5].

Bảng 3. Diện tích và năng suất lạc của huyện Sơn Dƣơng giai đoạn 2011-2015
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)

2011
146,8
22,0

2012
127,9
18,0

2013
785,0
21,1

2014
450,0
21,4


2015
502,4
21,8

(Nguồn: Phòng Nông nghi p và PTNT huy n Sơn Dương)[6]
49


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 3/2019

3.2 Đề xuất giống cây trồng thích ứng với
BĐKH tại vùng lƣu vực sông Phó Đáy
l

3.2.1. Khả năng thích ứng củ một số giống
với BĐKH

Qua đánh giá và phân tích, giống BG1 có
chiều cao cây cao hơn 10cm và thời gian sinh
trưởng ngắn hơn 8 ngày so với giống BC15.
Giống BG1 ít bị nhiễm sâu, bệnh hơn so với
giống BC15; đặc biệt giống BG1 chưa bị
nhiễm rầy nâu và đạo ôn, trong khi đó giống

BC15 đã bị nhiễm nặng với 2 loại dịch hại
này. Giống BG1 có khả năng chịu rét, chịu
hạn khá hơn so với giống BC15. Giống BG1
2

có số bông/m , số hạt/bông, tỷ lệ lép thấp hơn
và cho năng suất cao hơn giống BC15. Như
vậy, giống BG là lựa chọn thích hợp đưa vào
cơ cấu giống cây trồng trong khu vực lưu vực
sông Phó Đáy. Đối với vụ Xuân, thời vụ gieo
thích hợp là cuối tháng 1, đầu tháng 2, mật độ
2
55 - 60 khóm/m (Bảng 4).

Bảng 4. Năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2015
2

Giống
BC15
BG1

Bông/m
284±4,5
330±5,0

Số hạt/bông
144±5,03
160±6,02

Tỷ lệ lép (%)
24,5±0,45
18,2±0,70

NSTT (tạ/ha)
54,8±0,36

63,4±0,65

Ghi ch : Giá trị trung bình ± Độ l ch chuẩn, NSTT: năng suất thực thu
3.2.2. Khả năng thích ứng củ một số giống
ngô với BĐKH
Trong diều kiện tưới nước, các giống có chiều
cao cây biến động từ 215cm (giống P.4199) đến
225cm (giống LVN61). Còn trong điều kiện không
tưới, chiều cao cây có xu hướng giảm, biến động
từ 186,8cm đến 196,9cm. Giống P.4199 là giống
có chênh lệch chiều cao thấp nhất là 8,4%, tiếp
đến là giống HT119 (13,1%) và giống LVN61
(17,0%). Hầu hết các giống có xu hướng giảm số
lá trong điều kiện hạn, các giống có sự chênh
lệch giữa tưới và không tưới sẽ có khả năng chịu
hạn tốt hơn. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy,
giống HT119 và giống P.4199 có khả năng chịu
hạn tốt hơn so với giống LVN61.
Trong điều kiện có tưới, số bắp bình quân ở
các giống ngô thí nghiệm là 1 - 1,1 bắp/cây.
Giống HT119 và giống P.4199 có tỷ lệ bắp cao

(1,1 bắp). Trong điều kiện không tưới, số bắp
trên các giống giảm còn 0,79 - 0,93 bắp/cây.
Giống P.4199 là giống có tỷ lệ bắp/cây cao nhất
(0,93%). Chiều dài bắp của các giống trong điều
kiện có tưới dao động từ 18,5 - 22,5cm. Trong
điều kiện không tưới, chiều dài bắp giảm, còn
dao động từ 11,6 - 14,2cm. Giống HT119 và
giống P.4199 có chiều dài bắp và đường kính

bắp lớn hơn so với giống địa phương đang sử
dụng LVN61 trong cả thí nghiệm có tưới và thí
nghiệm không tưới. Trong điều kiện có tưới, bình
quân số hạt/hàng của các giống dao động từ 32 35 hạt/hàng và số hàng/bắp dao động từ 14 - 16
hàng/bắp. Trong điều kiện không có tưới, các giá
trị này giảm, bình quân số hạt/hàng của từ 22 24 hạt/hàng và số hàng/bắp dao động từ 13
hàng/bắp (Bảng 5).

Bảng 5. Một số chỉ tiêu của các giống ngô trồng trong vụ Đông Xuân 2015 tại Sơn Dƣơng
Các chỉ tiêu đánh giá
2

Mật độ trồng (cây/m )
Số bắp/cây
Chiều dài bắp (cm)

50

Có tưới
Không tưới
Có tưới
Không tưới
Có tưới
Không tưới

LVN61
5,1±0,40
5,2±0,55
1,0±0,45
0,77±0,07

18,5±0,45
11,5±0,55

Giống
HT119
5,2±6,11
5,3±0,62
1,1±0,45
0,85±0,12
20,2±0,70
13,7±0,70

P.4199
5,2±0,45
5,2±0,61
1,1±0,55
0,93±0,06
22,5±0,50
14,3±0,36


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 3/2019

Các chỉ tiêu đánh giá
Đường kính bắp (cm)
Bình quân số hạt/hàng
Số hàng/bắp
Trọng lượng bình quân

1.000 hạt (g)

LVN61
4,3±0,65
2,9±0,65
32,3±4,5
22,7±0,6
13,6±3,51
12,8±0,80
271,3±0,61
223,7±0,65

Có tưới
Không tưới
Có tưới
Không tưới
Có tưới
Không tưới
Có tưới
Không tưới

Giống
HT119
4,5±0,45
3,4±0,45
35±4,50
24,2±0,55
14,6±5,03
13,0±5,00
283,5±0,45

239,3±0,55

P.4199
4,3±0,55
3,5±0,45
35,3±5,50
24,6±0,47
16,3±5,50
13,3±0,45
286,4±0,55
240,2±0,70

Ghi ch : Giá trị trung bình ± độ l ch chuẩn
Đối với giống HT119 và giống P.4199, mức
độ chênh lệch của các chỉ tiêu giữa thí nghiệm
tưới và không tưới là thấp hơn so với giống trồng
phổ biến LVN61. Chứng tỏ 2 giống này có khả
năng chịu hạn tốt hơn giống LVN61.
Các giống có năng suất cao có sự chênh
lệch năng suất thấp hơn giống có năng suất
thấp. Vụ Xuân năm 2015 có diễn biến thời tiết
phức tạp, hạn hán kéo dài. Vào đầu vụ, thời tiết
khô hạn kéo dài, không có mưa đã ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển của cây con.

Trong giai đoạn trỗ cờ, thời tiết khô nóng kéo
dài ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn. Tuy
nhiên, so với các giống LVN61, giống HT119 và
P4199 (đặc biệt là giống P4199) có nhiều ưu
điểm vượt trội hơn về năng suất, khả năng

chống chịu. Đánh giá tổng thể trên đồng ruộng,
giống ngô HT119 và P4199 cho bắp to, dài và
đều hơn. Giống có khả năng chống đổ tốt, có
ưu điểm là chịu hạn, hạt kín đều múp bắp, cây
sinh trưởng khỏe, dễ chăm sóc, phù hợp với
điều kiện địa phương (Bảng 6).

Bảng 6. Năng suất các giống ngô trong điều kiện có tƣới và không tƣới
trong vụ Đông Xuân 2015 tại Sơn Dƣơng
Giống

Tưới (tạ/ha)

LVN61
HT119
P.4199
CV
LSD0,05

65,21±0,1
b
72,82±0,06
a
73,43±0,06
0,11
0,16

c

Không tưới (tạ/ha)

c

34,90±0,06
44,57±0,07ª
b
44,25±0,05
0,16
0,13

Chênh lệch giữa tưới so với
không tưới (%)
46,48
38,79
39,72

Ghi ch : Giá trị trung bình ± độ l ch chuẩn; Theo cột, các số có các chữ cái ( ,b,c) theo s u giống
nh u thì khác nh u không có ý nghĩ thống kê ở độ tin cậy 95%.
3.2.3. Khả năng thích ứng củ một số giống
lạc với BĐKH
Thời gian sinh trưởng của các giống lạc dao
động từ 122 - 126 ngày, trong đó 2 giống L19
và TK10 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất
122 ngày, giống TB25 có thời gian sinh trưởng
124 ngày và giống L14 có thời gian sinh
trưởng dài nhất 126 ngày. Như vậy cả 3 giống
mới đều có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so

với giống đối chứng L14 từ 2 - 4 ngày.
- Chiều cao cây biến động giữa các giống từ
52,4 - 62,3cm; trong đó giống L14 và L19 cao

nhất (đạt 62,2 - 62,3cm), giống TB25 có chiều
cao cây thấp nhất (52,4cm).
- Số hạt/quả: 3 giống L19, L14, TK10 quả có 2
hạt chiếm chủ yếu (từ 86,2 - 88,7%), giống TB25
có tỷ lệ quả 3 hạt đạt 58,8% phù hợp với đặc
điểm của giống.
51


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 3/2019

- Tỷ lệ hạt/quả của các giống tương đối cao đạt
từ 68 - 72% và biến động giữa các giống không
lớn, trong đó giống L14 có tỷ lệ cao nhất (72%),
giống TB25 có tỷ lệ hạt/quả thấp nhất (68%).
- Năng suất thực thu của giống L19 cao nhất
(cao hơn giống L14 là 0,6 tạ/ha, tương đương
101,8%). Năng suất thực thu của giống TK10
thấp hơn giống L14 là 1,8 tạ/ha, tương đương

94,5%. Năng suất giống TB25 thấp nhất, thấp
hơn giống L14 là 3,8 tạ/ha tương đương với
88,3%. Năng suất thực thu so với năng suất lý
thuyết của các giống biến động không lớn từ
69,1 - 72% (Bảng 7).
Như vậy, giống lạc L19 là giống thích nghi
tốt với điều kiện địa phương và cho năng suất
cao nhất.


Bảng 7. Một số chỉ tiêu của các giống lạc thí nghiệm vụ Đông Xuân 2019 tại Sơn Dƣơng
Giống

L19

TK10

TB25

L14 (ĐC)

Số cây/m (cây)

27,5±0,55

26,2±0,6

25,5±0,45

27,5±0,55

Số quả/cây (quả)

16,4±0,60

15,6±0,45

14,3±0,65


15,6±0,6

Số quả chắc/cây (quả)

15,1±0,45

14,5±0,6

12,3±0,61

14,5±0,7

P100 quả (gam)

150,6±4,04

155,0±4,58

181±4,58

152,6±6,02

P100 hạt (gam)

56,0±5,56

55,6±4,5

54,6±4,5


61,0±6,55

Năng suất lý thuyết (tạ/ha)

46,6±3,51

43,7±0,66

41,8±0,75

45,2±0,55

Năng suất thực thu (tạ/ha)

33,3±0,61

30,7±0,7

28,7±0,65

32,5±0,60

Chỉ tiêu
2

Ghi ch : Giá trị trung bình ± độ l ch chuẩn, ĐC: đối chứng
4. KẾT LUẬN

2. QCVN 01-56:2011/ BNNPTNT Quy chuẩn kỹ


Kết quả đánh giá tác động của biến BĐKH đến
hệ thống cây trồng vùng lưu vực sông Phó Đáy,
tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2011-2015 đã ghi
nhận BĐKH có ảnh hưởng rõ đến năng suất của
lúa, ngô và lạc.
Đề xuất giống cây trồng nông nghiệp thích
ứng với BĐKH vùng lưu vực sông Phó Đáy như
sau: Giống lúa BG1 cho năng suất cao, khả năng
chịu hạn, chịu rét tốt hơn so với giống BC15. Đối
với vụ Xuân, thời vụ gieo thích hợp là cuối tháng
2
1, đầu tháng 2, mật độ 55 - 60 khóm/m . Giống
ngô P.4199 và giống lạc L19, có khả năng chịu
hạn tốt và thích hợp với trồng tại vùng lưu vực
sông Phó Đáy.

thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử
dụng của giống ngô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

7. Nguyễn Thị Tố Trân, 2014. Biến đổi khí hậu và
các giải pháp thích ứng ở lĩnh vực trồng trọt,

1. QCVN 01-55:2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử
dụng của giống lúa.

52


3. QCVN 01-57:2011/ BNNPTNT Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử
dụng của giống lạc.
4. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Sơn Dương (2011 - 2015), Báo cáo công tác
phòng chống thiên t i, lụt bão.
5. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Sơn Dương (2011 - 2015), Báo cáo kết quả
thực hi n sản xuất nông lâm nghi p hàng năm.
6. Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang (2011 2015), Báo cáo Kết quả ứng dụng tiến bộ k thuật mới
trong trồng trọt.

/>
Phản biện: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng



×