Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Đề tài khảo sát ảnh hưởng của dịch Covid 19 đối với đời sống của cán bộ y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.92 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA ĐIỀU DƯỠNG VÀ KỸ THUẬT Y HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH
COVID-19 ĐẾN CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH, KINH TẾ,
SỨC KHỎE CỦA CÁN BỘ Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ CẦN
THƠ

THỜI GIAN THỰC HIỆN: 29/4/2020 – 12/5/2020

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THS.
NGUYỄN TẤN ĐẠT THS.
NGUYỄN VIỆT PHƯƠNG

LỚP SINH VIÊN THỰC HIỆN
ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA K30

Cần Thơ, Năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA ĐIỀU DƯỠNG VÀ KỸ THUẬT Y HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH
COVID-19 ĐẾN CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH, KINH TẾ,
SỨC KHỎE CỦA CÁN BỘ Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ
CẦN THƠ



THỜI GIAN THỰC HIỆN: 29/4/2020 – 12/5/2020

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THS.
NGUYỄN TẤN ĐẠT THS.
NGUYỄN VIỆT PHƯƠNG

LỚP SINH VIÊN THỰC HIỆN
ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA K30

Cần Thơ, Năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng em đã nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ từ
nhiều phía.
Trước hết chúng em xin được gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến THS.

NGUYỄN TẤN ĐẠT VÀ THS NGUYỄN VIẾT PHƯƠNG , người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo chúng em, đặc biệt là trong những bước khó khăn nhất của đề tài.

Một lời cảm ơn sâu sắc nhất em xin gửi đến thầy cô khoa Điều dưỡng và kỹ thuật Y
học, trường đại học Y Dược Cần Thơ đã hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý lãnh đạo và tập thể các anh, chị đồng
nghiệp tại các cơ sở y tế đã tham gia thực hiện khảo sát.
Mặc dù đã có nhiều có gắng để tổng hợp và phân tích các vấn đề trong khảo sát
đánh giá ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng nhóm không tránh khỏi thiếu sót,
mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến hoàn thiện hơn.


i


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài “Khảo sát sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19
đến gia đình, kinh tế, sức khỏe của cán bộ y tế tại thành phố Cần Thơ” là công trình
nghiên cứu của riêng chúng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn..................................................................................................................................................... i
Lời cam đoan............................................................................................................................................... ii
Mục lục......................................................................................................................................................... iii
Danh sách bảng.......................................................................................................................................... iv
Danh sách hình, biểu đồ........................................................................................................................... v
Danh mục từ viết tắt................................................................................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................ 3
1.1 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIÊM PHỔI DO COROAVIRUS................................................... 3
1.2 TÌNH HÌNH MẮC BỆNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM........................................ 5
1.3 CÁC NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT LIÊN QUAN NỘI DUNG ẢNH HƯỞNG CỦA

DỊCH COVID-19 ĐẾN CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH, LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM,
KINH TẾ, TÂM LÝ SỨC KHỎE CỦA CÁN BỘ Y TẾ............................................................ 9
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................... 14
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................................................... 14
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................. 14

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................................................... 15
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU........................................................................................ 20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.................................................................................... 21
3.1. ĐẶC ĐIỂM CÁN BỘ Y TẾ........................................................................................................ 21
3.2. MÔ TẢ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH,
LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM, KINH TẾ, TÂM LÝ SỨC KHỎE CỦA CÁN BỘ Y
TẾ................................................................................................................................................................... 26
3.3. MÔ TẢ BƯỚC ĐẦU CÁC ĐỀ XUẤT CỦA CÁN BỘ Y TẾ VỀ ẢNH HƯỞNG
CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN CHÍNH PHỦ, NGÀNH Y TẾ................................................. 35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC

iii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1: Một số quốc gia/vùng lãnh thổ có từ 30.000 người mắc Covid-19 trở lên 6
Bảng 3.1. Đặc điểm về dân tộc của đối tượng nghiên cứu....................................................... 22
Bảng 3.2. Đặc điểm về tôn giáo của đối tượng nghiên cứu..................................................... 22
Bảng 3.3. Đặc điểm về địa dư của đối tượng nghiên cứu......................................................... 22
Bảng 3.4. Đặc điểm về hộ khẩu của đối tượng nghiên cứu..................................................... 23
Bảng 3.5. Đặc điểm về tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu.............................. 23
Bảng 3.6. Trình độ chuyên môn của đối tượng nghiên cứu..................................................... 24
Bảng 3.7. Vị trí công tác của đối tượng nghiên cứu................................................................... 25
Bảng 3.8. Thời gian công tác của đối tượng nghiên cứu.......................................................... 25
Bảng 3.9. Tác động của đại dịch Covid-19 đến công việc và việc làm của gia đình....26
Bảng 3.10. Tác động của đại dịch Covid-19 đến cuộc sống gia đình.................................. 27
Bảng 3.11. Tác động của COVID-19 đến lương thực thực phẩm của gia đình ................28
Bảng 3.12. Tác động của đại dịch COVID-19 đến lương thực và kinh tế......................... 30

Bảng 3.13. Tác động của COVID-19 đến cảm xúc, sức khỏe và chăm sóc y tế..............31
Bảng 3.14. Tác động của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe tinh thần khi thực hiện giãn

cách xã hội.................................................................................................................................................. 32
Bảng 3.15. Tác động tích cực của đại dịch COVID-19............................................................. 34

iv


DANH SÁCH HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Hình ảnh cấu trúc của Coronavirus................................................................................. 3
Hình 1.2: Tình hình dịch Covid-19 trên thế giới, cập nhật lúc 19h ngày 04/05/2020.....5
Hình 1.3: Tình hình dịch Covid-19 tại khu vực ĐNA.................................................................. 7
Hình 1.4: Biểu đồ theo dõi số ca mắc mới theo ngày................................................................... 8
Hình 1.5: Biểu đồ theo dõi số người cách ly đến 6h ngày 17/05/2020.................................. 8
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu.............................................................. 21
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ từng nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu................................................ 21
Biểu đồ 3.3: Đặc điểm về kinh tế của đối tượng nghiên cứu.................................................. 24
Biểu đồ 3.4: Số năm làm việc của đối tượng nghiên cứu......................................................... 25

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BYT
CK
LHPN
SARS-CoV-2

: Bộ Y tế

: Chuyên khoa
: Liên hiệp phụ nữ
: Severe acute respiratory syndrome corona virus 2
: Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
SARS-CoV-2 (tên gọi cũ là nCoV) là một chủng vi rút corona mới trước đây chưa
từng được xác định trên người. Đến nay đã xác định được 6 chủng vi rút Corona có khả
năng lây nhiễm ở người và SARS- CoV-2 là thành viên thứ bảy. Ba trong số các
vi rút này bao gồm: SARS-CoV-1, MERS-CoV và SARS-CoV-2 có thể gây bệnh nặng;
bốn chủng khác gồm HKU1, NL63, OC43 và 229E, có liên quan đến các triệu chứng hô
hấp nhẹ như sốt và đau họng, xảy ra chủ yếu vào mùa đông và đầu mùa xuân. Vi rút
corona có thể gây viêm phổi trực tiếp do vi rút hoặc do vi khuẩn thứ phát. Ba chủng vi rút
corona gây bệnh nặng, gây ra các vụ dịch lớn về qui mô và mức độ tổn thương bao gồm:
vi rút corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng được phát hiện vào năm 2002 được gọi
là SARS-CoV-1; tiếp đến là vi rút corona gây hội chứng viêm đường hô hấp

Trung Đông được phát hiện vào năm 2012 được gọi là MERS-CoV; và gần đây nhất là
vi rút corona gây bệnh viêm phổi ở Vũ Hán được phát hiện vào giữa tháng 12/2019
được gọi là SARS-CoV-2 (Bộ Y tế-Quyết định số 181/QĐ-BYT, 2020).
Đại dịch Covid-19 được xem như là một cú sốc mang tính toàn diện đối với hoạt
động kinh tế, xã hội, tâm lý con người. Đại dịch Covid-19 xâm nhập vào Việt Nam cuối
tháng 1-2020 đã tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống xã hội và làm đảo lộn những thói
quen sinh hoạt đời thường của người dân. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ngưng trệ, lao
động mất việc làm, nhất là khu vực kinh tế phi chính thức là điều dễ nhận thấy nhất.
Một số tập đoàn, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp liên quan đến các mặt hàng xuất nhập khẩu không chỉ

thiếu vật tư mà còn do ách tắc, khó khăn thủ tục ở cửa khẩu. Nhiều cửa hàng, hộ gia đình
kinh doanh cá thể các mặt hàng không thiết yếu cũng phải dừng hoạt động

để phòng, tránh dịch lây lan. Những chuyển biến theo hướng tiêu cực này nhanh chóng
tác động đến thị trường lao động, việc làm, các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đặc biệt là rất
đông người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ, làng nghề, hộ kinh doanh cá
thể, …
Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong công tác phòng,
chống dịch và điều trị bệnh nhân Covid-19; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức
hiểu biết đúng về dịch Covid-19 được triển khai rộng khắp toàn xã hội nhưng bầu tâm
lý lo lắng thái quá đã dẫn đến hành vi thiếu hợp tác khai báo y tế, trốn tránh cách ly,
phân biệt, kỳ thị xã hội, xúc phạm, xa lánh, lập rào chắn đường đi vẫn tồn tại ở nhiều
cấp độ trong đời sống xã hội. Đáng quan tâm hơn là, một số cá nhân do thiếu hiểu biết,
lợi dụng hiện tượng dịch bệnh đã xuyên tạc, bịa đặt, đưa thông tin sai, dẫn đến xã hội
hình thành luồng tin đồn không đúng về tình hình dịch bệnh ở các địa phương, về
người mắc Covid-19 và nhân thân của họ, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người
bệnh và gia đình, gây hoang mang trong cộng đồng, xã hội (Nguyễn Đức Chiện, 2020)
1


Đại dịch Covid-19 được xem là thảm họa toàn cầu mà nhân loại phải đối diện kể từ
sau thế chiến lần thứ II. Đại dịch này đã tác động toàn diện đến mọi lĩnh vực đời sống xã
hội như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, tôn giáo... Đồng hành cùng
“cuộc chiến” cam go này không thể thiếu lực lượng y bác sĩ, những “chiến sĩ áo trắng”
luôn ở tuyến đầu, ngày đêm thầm lặng để cùng với chính quyền và nhân dân đẩy lùi dịch
bệnh, đảm bảo sức khỏe cho mọi người dân. Và họ cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề dưới
những tác động của Covid-19. Điều đó đòi hỏi phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp
đánh giá, ứng phó kịp thời, nhằm giảm thiểu hệ lụy tiêu cực tới xã hội và nhóm đối tượng
này (), vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Khảo sát


sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến cuộc sống gia đình, kinh tế, sức khỏe của
cán bộ y tế tại thành phố Cần Thơ” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến cuộc sống gia đình, lương thực,
thực phẩm, kinh tế, tâm lý sức khỏe của cán bộ y tế tại thành phố Cần Thơ.
2. Mô tả bước đầu các đề xuất của cán bộ y tế về ảnh hưởng của dịch Covid19 đến chính phủ, ngành y tế và đơn vị công tác.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIÊM PHỔI DO CORONAVIRUS
1.1.1. Coronavirus là gì?
Virus corona là loại virus mới thuộc chủng corona (ký hiệu 2019-nCoV hoặc
nCoV), chưa từng được phát hiện trước đây. Nó được xem xuất phát từ thành phố Vũ
Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc (Hệ thống tiêm chủng VNVC, 2020).
Có 7 loại virus Corona, trong đó, 4 loại không nguy hiểm là 229E, NL63, OC43
và HKU1; hai loại khác là MERS-CoV và SARS-CoV, nguy hiểm hơn và từng gây ra
đại dịch toàn cầu (Hệ thống tiêm chủng VNVC- Giải mã thông tin về virus Corona,
2020). 2019 – nCoV là chủng thứ bảy trong họ coronavirus có khả năng lây bệnh cho
người với trình tự bộ gen được báo cáo là giống từ 75-80% của SARS – CoV (Hệ
thống tiêm chủng VNVC - Viêm phổi cấp do virus Corona, 2020).

Hình 1.1: Hình ảnh cấu trúc của Coronavirus
(Nguồn: Hệ thống tiêm chủng VNVC- Giải mã thông tin về virus Corona, 2020) Các
Coronavirus là các RNA virus kích thước trung bình, có tên bắt nguồn từ hình dạng giống
như vương miện đặc trưng của chúng (Corona tiếng La tinh nghĩa là vương miện). Những
virus này có bộ gen lớn nhất được biết đến trong các loại RNA virus, với

chiều dài từ 27 đến 32 kb.

Bộ gen mã hóa bốn hoặc năm loại protein cấu trúc: S, M, N, HE và E. HCoV229E, HCoV-NL63 và SARS-CoV sở hữu bốn gen mã hóa các protein S, M, N và E
tương ứng, trong khi HCoV-OC43 và HCoV-HKU1 chứa gen thứ năm mã hóa protein
HE.
● Protein spike (S) tạo thành các gai đặc trưng trong "vương miện" coronavirus. Nó
bị glycosyl hóa mạnh, có thể tạo thành một homotrimer, và là receptor giúp gắn và hợp
nhất với màng tế bào vật chủ. Các thành phần của protein S là kháng nguyên chính

3


kích thích kháng thể trung hòa, cũng như là mục tiêu quan trọng của tế bào lympho
gây độc tế bào.
● Protein M đóng vai trò quan trọng trong sự lắp ráp virus.
● Protein nucleocapsid (N) liên kết với bộ gen RNA để tạo thành nucleocapsid.
Nó có thể tham gia vào quá trình điều hòa tổng hợp RNA của virus và có thể tương tác
với protein M trong quá trình nảy chồi của virus.
● Các glycoprotein hemagglutinin-esterase (HE) chỉ được tìm thấy trong các
Betacoronavirus, HCoV-OC43 và HKU1. Hợp chất hemagglutinin liên kết với
neuraminic acid trên bề mặt tế bào chủ, có thể cho phép sự hấp phụ ban đầu của virus
vào màng. Các gen HE của coronavirus có trình tự tương đồng trình tự với
glycoprotein cúm C và có thể phản ánh sự tái hợp sớm giữa hai loại virus.
● Protein E: Chức năng của nó không được biết đến, mặc dù, trong SARS-CoV,
protein E cùng với M và N là cần thiết để lắp ráp và giải phóng virus (Phan Kim Châu
Mẫn, 2020).
1.1.2. Đường lây của Coronavirus
Các Coronavirus có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn ra từ
đường hô hấp người bị nhiễm bệnh hoặc gián tiếp qua tiếp xúc với các chất tiết của
người bệnh qua đồ vật, môi trường xung quanh. Miễn dịch phát triển ngay sau khi bị
nhiễm trùng nhưng dần dần mất đi theo thời gian. Tái nhiễm là phổ biến, có lẽ là do sự
tạo thành đáp ứng miễn dịch yếu, cũng có thể là do biến đổi kháng nguyên trong loài.

1.1.3. Triệu chứng thường gặp khi nhiễm Coronavirus
Người nhiễm 2019-nCoV có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, có thể
diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong; đặc biệt ở những
người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch (Hệ thống tiêm chủng
VNVC-Giải mã thông tin về virus Corona, 2020).
1.1.4. Một số biện pháp bảo vệ và phòng ngừa Coronavirus
Theo hướng dẫn được ban hành ngày 21/1/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Giám
sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona, hiện nay chưa có biện
pháp phòng bệnh đặc hiệu. Các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu bao gồm:


Tuyên truyền cho người dân về bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus Corona
(2019-nCoV) và các biện pháp phòng bệnh, cũng như cách thức tự theo dõi sức
khỏe, khai báo khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, đặc biệt cho những người đến
Việt Nam từ vùng có dịch hay những người từ Việt Nam đến vùng có dịch.

 Người có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt,
ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người.
 Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần tiếp xúc với
người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
4


 Khi ho hoặc hắt hơi, che miệng và mũi bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm
giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.
 Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên
mắt, mũi, miệng.
 Thường xuyên súc họng bằng dung dịch sát khuẩn.
 Tăng cường thông khí nơi làm việc, nhà ở, trường học, cơ sở y tế, … bằng cách
mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.

 Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng
các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn.


Tăng cường sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp
lý, luyện tập thể thao.

 Nếu thấy triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus corona,
phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị
kịp thời (Bộ Y tế - Quyết định số 181/QĐ-BYT, 2020).
1.2. TÌNH HÌNH MẮC COVID-19 TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Trên thế giới
Tính đến ngày 04/05/2020, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 3.582.893 ca nhiễm
virus corona chủng mới, 248.567 người qua đời vì Covid-19 và 1.160.132 ca hồi phục.
Đến nay, Mỹ vẫn đứng đầu với 1.188.826 ca nhiễm. Thứ nhì là Tây Ban Nha với
247.122 ca nhiễm. Ý đứng thứ 3 với 210.717 ca nhiễm, Anh đứng thứ 4 với 186.599 ca
nhiễm. Tiếp theo là Pháp với 168.693 ca nhiễm ( />
Hình 1.2: Tình hình dịch Covid-19 trên thế giới, cập nhật lúc 19h ngày 04/05/2020
(Nguồn: Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 / SYT Đà Nẵng)
5


Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế cập nhật lúc 16 giờ 30 ngày 17/05/2020, trên
thế giới có 4.736.104 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 313.498 trường hợp tử
vong. Một số quốc gia/vùng lãnh thổ có từ 30.000 người mắc Covid-19 trở lên:

Bảng 1.1: Một số quốc gia/vùng lãnh thổ có từ 30.000 người mắc Covid-19 trở lên
(Nguồn: Bộ Y tế, cập nhật lúc 16 giờ 30 ngày 17/05/2020)
Quốc gia/vùng lãnh
thổ

Mỹ

Trường hợp
mắc
1.507.798

Trường hợp Tỷ lệ tử vong
tử vong
90.113
6.0

Nga

281.752

2.631

0.9

Tây Ban Nha

276.505

27.563

10.0

Anh

240.161


34.466

14.4

Italy

224.760

31.763

14.1

Brazil

233.511

15.662

6.7

Pháp

179.365

27.625

15.4

Đức


176.244

8.027

4.6

Thổ Nhĩ Kỳ

148.067

4.096

2.8

Iran

118.392

6.937

5.9

Ấn Độ

91.314

2.897

3.2


Peru

88.541

2.523

2.8

Trung Quốc

82.947

4.633

5.6

Canada

75.864

5.679

7.5

Bỉ

54.989

9.005


16.4

Ả Rập Xê-út

52.016

302

0.6

Mexico

47.144

5.045

10.7

Hà Lan

43.870

5.670

12.9

Chile

41.428


421

1.0

Pakistan

40.151

873

2.2

Ecuador

32.763

2.688

8.2

Thụy Sỹ

30.572

1.879

6.1

6



1.2.2. Khu vực Đông Nam Á

Hình 1.3: Tình hình dịch Covid-19 tại khu vực ĐNA
(Nguồn: Bộ Y tế, cập nhật lúc 9h30 ngày 16/05/2020)
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế cập nhật lúc 9 giờ 30 ngày 16/05/2020, tình
hình dịch Covid-19 tại khu vực Đông Nam Á như sau: tổng số ca mắc là 66.136 ca và
có 2.078 ca tử vong do Covid-19. Singapore là quốc gia có tổng số ca mắc Covid-19
cao nhất khu vực ĐNA với 26.819 ca nhiễm, thứ nhì là Indonesia với 16.496 ca nhiễm
và số ca tử vong là 1.076 ca (cao nhất khu vực), thứ 3 là Philippines có 12.091 ca
nhiễm ( />1.2.3. Tại Việt Nam
Tính đến 18 giờ ngày 17/05/2020, Việt Nam có 320 ca mắc Covid-19, trong đó có
260 ca đã được điều trị khỏi bệnh và không có trường hợp tử vong do Covid-19 .
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch
COVID-19, trong số các bệnh nhân đang điều trị ( />- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 4 ca.
- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 12 ca.
Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 17/5: 31 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm
trong cộng đồng.
7


Hình 1.4: Biểu đồ theo dõi số ca mắc mới theo ngày
(Nguồn: Bộ Y tế, cập nhật ngày 17/05/2020)
Tình trạng cách ly: tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang
được theo dõi sức khỏe (cách ly): 9.161 người, trong đó ( />- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 302 người
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 7.179 người
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 1.680 người

Hình 1.5: Biểu đồ theo dõi số người cách ly đến 6h ngày 17/05/2020

(Nguồn: Bộ Y tế, cập nhật ngày 17/05/2020)
1.2.4. Tại Cần Thơ
Tại thành phố Cần Thơ, tính đến 17h00 ngày 17/5/2020:
8


- Số trường hợp cách ly tập trung: 06 người. Lũy tích đến nay có 901 trường
hợp hoàn thành cách ly tập trung 14 ngày, trở về địa phương.
- Số trường hợp theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà và cơ sở lưu trú trên địa bàn:
- hiện có 06 người. Lũy tích đến nay có 2.173 người hoàn thành 14 ngày theo
dõi sức khỏe, cách ly tại nhà và cơ sở lưu trú.
- Cần Thơ hiện không còn bệnh nhân COVID-19.

-

Số trường hợp điều trị khỏi: 02 trường hợp, BN145 và BN154 đã xuất viện. Cả
hai trường hợp này đều đáp chuyến bay VN0050 của Hãng hàng không
VietnamAirlines, từ Anh về tới sân bay Cần Thơ ngày 22/3/2020 (Sở Y tế Cần
Thơ, 2020).

1.3. CÁC NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT LIÊN QUAN NỘI DUNG ẢNH HƯỞNG
CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH, LƯƠNG THỰC, THỰC
PHẨM, KINH TẾ, TÂM LÝ SỨC KHỎE CỦA CÁN BỘ Y TẾ
1.3.1. Các nghiên cứu, khảo sát trong nước
1.3.1.1. Khảo sát ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đối với người dân Hà Nội
Ngày 27/3, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội cho biết cơ quan
này đang phát phiếu khảo sát đánh giá những tác động của dịch COVID-19 đối với
người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cụ thể, người dân cung cấp thông tin theo nội dung phiếu khảo sát trong các
đường link sau:







Đối với người dân sống trên địa bàn Hà Nội là đường link
gồm 20 câu hỏi.
Đối với học sinh, sinh viên học trên địa bàn Hà Nội là đường link:
gồm 18 câu hỏi.

Đối với người lao động/quản lý trong doanh nghiệp/hộ sản xuất kinh doanh

trên địa bàn Hà Nội là đường link: gồm 16 câu hỏi. Theo thông
tin của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội, việc khảo sát sẽ thực hiện
trong khoảng 10 ngày hoặc đến khi đạt đến số lượng đủ để phân tích.
Những thông tin do người dân cung cấp được giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho mục
đích nghiên cứu, đánh giá những tác động của dịch bệnh COVID-19 đến tình hình kinh
tế-xã hội của thành phố Hà Nội (Nhật Anh, 2020)
1.3.1.2. Khảo sát nhanh “Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới hoạt động của các
tổ chức xã hội tại Việt Nam”
Ngày 17/4 tại Hà Nội, Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) đã
công bố Báo cáo kết quả khảo sát nhanh “Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới hoạt
động của các tổ chức xã hội tại Việt Nam”. Khảo sát bao gồm 5 mục tiêu:

9


1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới các tổ chức xã hội
(TCXH)

2. Tìm hiểu những khó khăn, thách thức của dịch tới hoạt động và vận hành
của tổ chức
3. Tìm hiểu những sáng kiến vượt qua khủng hoảng dịch bệnh của các tổ chức
4. Đánh giá nhu cầu hỗ trợ về nâng cao năng lực ứng phó khủng hoảng của các
tổ chức
5. Đánh giá mức độ các nguy cơ với trẻ em trong mùa dịch
Đã có 101 tổ chức xã hội hoạt động tại Việt Nam tham gia thực hiện khảo sát này.
Dựa trên kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu MSD đã đưa ra một số đề xuất nhằm giảm
thiểu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid–19 và khắc phục hậu đại dịch, bao gồm:
+ Nhấn mạnh vai trò hợp tác giữa Chính phủ và thúc đẩy phối hợp giữa khối TCXH
và Chính phủ và các bên liên quan khác để kịp thời ứng phó và giải quyết các
thách thức trong xã hội thời kỳ khủng hoảng. Các TCXH tham gia giám sát xã hội
trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19, cùng nhau dự thảo khuyến nghị thư
gửi Chính phủ đề nghị tăng cường giúp đỡ trẻ em trong khủng hoảng
+ Song song là tăng cường nâng cao năng lực, chia sẻ thông tin về kế hoạch, chiến
lược ứng phó khẩn cấp, nâng cao năng lực ứng phó trong giai đoạn khủng hoảng;
+ Đồng thời, tìm hiểu, phát triển chiến lược huy động nguồn lực, đa dạng nguồn

lực cho các TCXH: tăng cường vai trò hợp tác đối tác chiến lược với doanh
nghiệp, gây qũy trong cộng đồng để nâng cao hiệu quả vận hành và bền vững
tài chính của tổ chức
+ Bên cạnh đó, tăng cường và đầu tư giải pháp ứng dụng công nghệ để chuyển
đổi tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của TCXH trong thời kỳ công
nghệ số
+ Ngoài ra, thúc đẩy hành động chung giữa các TCXH nhằm đảm bảo những hoạt
động kịp thời, ý nghĩa và có trách nhiệm trong công tác hỗ trợ nhóm dễbị tổn
thương vượt qua đại dịch COVID-19 (Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam,
2020, )
1.3.1.3. Khảo sát vượt qua các thách thức đại dịch Covid-19 của doanh nghiệp du lịch


Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) và Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân
(Ban IV - thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính của Thủ tướng) đã tổ
chức “Khảo sát vượt qua các thách thức của đại dịch Covid-19” đối với các doanh
nghiệp du lịch trong cả nước về những khó khăn thách thức của đại dịch Covid-19.
Khảo sát này được thực hiện trên cơ sở phối hợp với Grant Thornton Ltd. (Việt Nam)
và Báo điện tử VnExpress.

10


Nhằm cập nhật tình hình kinh doanh của ngành, hiểu được những khó khăn của
các doanh nghiệp, qua đó báo cáo Chính phủ về tình trạng của các doanh nghiệp trong
đại dịch và đưa ra các kiến nghị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch
Covid-19. Thời gian thực hiện khảo sát đến hết ngày 17/04/2020 (Sở Du lịch Quảng
Ninh, 2020, )
1.3.1.4. Khảo sát trực tuyến và nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19
đối với đời sống, việc làm của người lao động và tổ chức công đoàn
Ngày 15/4, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành kế hoạch khảo sát
trực tuyến và nghiên cứu tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đánh giá ảnh hưởng
của dịch Covid-19 đối với đời sống, việc làm của công nhân, viên chức, người lao
động và tổ chức công đoàn.
Mục đích của nghiên cứu: dự báo những tác động dài hạn về tâm lý, thái độ, niềm
tin của người lao động; về sự ổn định công việc và đời sống gia đình, chăm sóc và phát
triển con cái; về các hành vi lệch chuẩn liên quan đến lối sống, ứng xử, sự chống đối,
tệ nạn xã hội, an ninh trật tự; về tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp; phát hiện các mô hình hay, cách làm tốt của cơ sở trong ứng
phó hiệu quả với dịch Covid -19, từ đó rút ra bài học, nhân rộng đối với các cấp công
đoàn trong đối phó dịch bệnh, khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai.
Đối tượng nghiên cứu: là công nhân, viên chức, người lao động thuộc nhiều loại
hình, lĩnh vực; cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn, tổ chức công đoàn. Các đơn vị

tham gia khảo sát được phân thành 2 nhóm:





Nhóm 1 – Theo nhóm ngành: nhóm ngành chế biến nông, lâm, thủy sản;
Dệt may – Da giày; Điện - Điện tử; Xây dựng; Giao thông – vận tải; Du
lịch - dịch vụ; Y tế; Giáo dục; Tài chính – thương mại.
Nhóm 2 – Theo loại hình daonh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước/ cổ phần
hóa; doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp FDI; riêng nhóm
ngành y tế, giáo dục phân thành khu vực công lập và ngoài công lập. Ba là,

theo loại hình kinh tế lao động: tập trung ở khu vực chính thức; bổ sung
thêm một lượng nhất định lao động phi chính thức (xe ôm, grap, giao
hàng, nhân viên phục vụ nhà hàng…).
Quy mô thực hiện khảo sát: 2.068 mẫu bằng phiếu hỏi online (bao gồm: 1800 lao
động khu vực chính thức, 100 lao động khu vực phi chính thức, 168 cán bộ công đoàn
cơ sở và cán bộ công đoàn cấp huyện/ ngành - địa phương/ khu công nghiệp, khu chế
xuất) và 1.000 mẫu bằng phiếu hỏi thực tế (bao gồm: 608 phiếu trắc nghiệm, 320
người tham gia các thảo luận nhóm, 72 phỏng vấn sâu).
Thời gian thực hiện khảo sát:

11


 Giai đoạn 1, khảo sát trực tuyến (online) nhằm nắm bắt nhanh, đánh giá sơ
bộ tình hình việc làm, đời sống của công nhân, viên chức, người lao động
và tổ chức công đoàn.
 Giai đoạn 2, khảo sát trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở các địa

phương chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid 19 phân theo khu vực Bắc –
Trung – Nam.
+ Đối với cán bộ công đoàn: />+ Đối với người lao động: [4].
1.3.1.5. Hội LHPN Việt Nam khảo sát ảnh hưởng của dịch Covid-19 lên đời sống
phụ nữ
Tại Công văn số 4243/ĐCT-CSLP ngày 13/4/2020 của Đoàn Chủ tịch Trung
ương Hội LHPN Việt Nam, về việc triển khai và tham gia khảo sát online về tác động
của dịch Covid-19. Mục tiêu của cuộc khảo sát: đánh giá nhanh tác động, ảnh hưởng
của đại dịch Covid-19 đối với hội viên, phụ nữ và nhân dân, từ đó tổng hợp tình hình,
phản ánh kịp thời ý kiến của các tầng lớp phụ nữ đến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam trong kỳ họp Quốc hội sắp tới.
Đối tượng tham gia khảo sát được chia thành 7 nhóm:
- Cán bộ, công chức
- Lao động có hợp đồng
- Lao động không có hợp đồng
- Chủ doanh nghiệp
- Hộ buôn bán, kinh doanh nhỏ
- Sinh viên
- Cán bộ Hội LHPN
Thời gian thực hiện khảo sát đến hết ngày 18/04/2020, đường link truy cập:
(Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2020,
)
1.3.2. Các nghiên cứu, khảo sát trên thế giới
1.3.2.1. Nghiên cứu đưa ra các biện pháp bảo vệ nhân viên y tế khỏi nhiễm SARSCoV-2
Nghiên cứu của tác giả Ferioli M. và cộng sự nhằm đưa ra các khuyến nghị dựa
trên các bằng chứng thực tế trong việc sử dụng đúng các thiết bị hỗ trợ hô hấp có hoặc
không có xâm lấn, từ đó bảo vệ nhân viên y tế tránh nhiễm SARS-CoV-2. Kết quả
nghiên cứu cho thấy một số phương pháp như liệu pháp oxy, HFNC, CPAP và NIV là
các phương pháp hỗ trợ không xâm lấn có nguy cơ cao phát tát virus ra môi trường bên
ngoài. Mặc dù nguy cơ lây nhiễm cao khi thực hiện các thủ thuật này tuy nhiên khi

12


NVYT tuân thủ tốt các chỉ dẫn sử dụng PPE rất có hiệu quả trong việc bảo vệ NVYT
tránh nhiễm virus SARS-CoV-2 (Ferioli M, 2020). Trong một nghiên cứu tại đại dịch
SARS tại Hong Kong, khi các NVYT sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ như găng tay,
quần áo bảo hộ sử dụng một lần, kính bảo hộ và khẩu trang thì không ai trong số các
NVYT bị nhiễm virus, ngượi lại những NVYT bỏ qua ít nhất một trong các thiết bị
phòng hộ trên đều bị nhiễm virus (Seto WH, 2020).
1.3.2.2. Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của dân số chung tại trung Quốc trong
đại dịch Covid-19
Nghiên cứu của tác giả Cuiyan Wang và cộng sự về sự khỏe tâm thần của dân số
chung tại Trung Quốc trong đợt đại dịch Covid-19 được chia thành 2 đợt khảo sát nhỏ:
đợt 1 thực hiện ngay trong đợt bùng phát dịch và đỉnh điểm của dịch; đợt 2 thực hiện
sau đó 4 tuần. Nội dung khảo sát bao gồm: nhân khẩu học, triệu chứng, kiến thức, mối
quan tâm và biện pháp phòng ngừa bệnh Covid-19.
Tham gia nghiên cứu có 1738 người đến từ 190 thành phố của Trung Quốc (1210
người trả lời khảo sát đợt 1, 861 người trả lời khảo sát đợt 2; 333 người trả lời tham gia
cả hai đợt khảo sát). Tác động tâm lý và tình trạng sức khỏe tâm thần được đánh giá
bởi thang đo trầm cảm, lo âu và căng thẳng (DASS-21).
Kết quả khảo sát ban đầu ghi nhận căng thẳng từ trung bình đến nặng, lo lắng và
trầm cảm được tương ứng là 8,1%, 28,8% và 16,5%. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng
ghi nhận được một số yếu tố bảo vệ tránh những lo lắng trong tình hình dịch bệnh Covid19 đang diễn biến phức tạp như: mức độ tin cậy vào bác sĩ cao, nhận thấy khả năng sống
sốt cao, không có nhiều rủi ro khi nhiễm Covid-19, hài lòng với tình trạng sức khỏe hiện
tại và có biện pháp phòng hộ các nhân. Qua nghiê cứu cho thấy, đối tượng dễ bị tác động
tâm lý nhất trong đại dịch Covid-19 là người trẻ và học sinh, vì vậy chính phủ cần phổ
biến thêm nhiều kiến thức về bệnh cũng như cách phòng chống, ngăn chặn sự lây lan của
bệnh. Mặt khác, chính phủ cần đảm báo đáp ứng kịp thời các dịch vụ và hàng hóa thiết
yếu, hỗ trợ người dân kịp thời để chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Covid-19
(Cuiyan Wang, 2020, />

13


CHƯƠNG 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Cán bộ y tế đang công tác tại các cơ sở y tế.
Thời gian thực hiện: 29/4/2020 – 12/5/2020
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu
Cán bộ y tế tham gia công tác liên tục trong thời gian khảo sát.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
Cán bộ y tế không điền đầy đủ thông tin
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích.
2.2.2 Cỡ mẫu
Dự kiến tối thiểu 5 cán bộ y tế/sinh viên.
Số lượng thu thập thực tế là 360.
Số lượng phân bố các cán bộ theo hộ khẩu thường trú là:
- Cần Thơ: 17
- Vĩnh Long: 30
- Tiền Giang: 19
- Bến Tre: 10
- Long An: 15
- Trà Vinh: 1
- Hậu Giang: 8
- Sóc Trăng: 81
- Bạc Liêu: 8
- Cà Mau: 30
- Kiên Giang: 21

- An Giang: 12
- Đồng Tháp: 74
- Bình Thuận: 13
- Tây Ninh: 17
- Bà Rịa-Vũng Tàu: 3
- Hà Giang: 1
2.2.3. Công cụ và phương pháp thu thập dữ liệu
Bộ câu hỏi tự điền thông qua công cụ Google Form

14


2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: tính theo tuổi dương lịch ghi trong chứng minh nhân dân/thẻ căn cước
của đối tượng. Chia các nhóm =<25, 26-35, 36-45, 46-55.
- Giới: chia thành 2 nhóm nam và nữ.
- Dân tộc: chia thành 5 nhóm:
+ Kinh
+ Khmer
+ Hoa
+ Chăm
+ Khác
- Tôn giáo: chia thành 9 nhóm
+ Không tôn giáo
+ Đạo phật
+ Đạo thiên chúa
+ Đạo tin lành
+ Đạo cao đài
+ Đạo hòa hảo

+ Đạo hồi
+ Khác

- Hộ khẩu thường trú: chia thành 14 nhóm
+ Thành phố Cần Thơ
+ Vĩnh Long
+ Tiền Giang
+ Bến Tre
+ Long An +
Trà Vinh +
Hậu Giang

+ Sóc Trăng
+ Bạc Liêu
+ Cà Mau
+ Kiên Giang
+ An Giang +
Đồng Tháp +
Khác
- Nơi cư trú: chia thành 2 nhóm
+ Thành thị (phường)
15


+ Nông thôn (xã, thị trấn)
- Tình trạng kinh tế: theo xác nhận của địa phương, chia thành 5 nhóm
+ Giàu
+ Khá
+ Đủ ăn/trung bình
+ Cận nghèo

+ Nghèo
- Tình trạng hôn nhân: chia thành 5 nhóm
+ Độc thân
+ Đã kết hôn/chung sống như vợ chồng
+ Ly hôn/li dị
+ Góa vợ/chồng
+ Khác
- Trình độ chuyên môn: chia thành 8 nhóm
+ Tiến sĩ/CKII
+ Thạc sĩ/CKI
+ Bác sĩ

+ Dược sĩ
+ Điều dưỡng
+ Nữ hộ sinh
+ Hộ lý

+ Khác
- Vị trí công tác: chia thành 5 nhóm
+ Đơn vị thuộc khối dự phòng
+ Đơn vị thuộc khối khám, chữa bệnh
+ Cơ sở giáo dục và đào tạo ngành y
+ Khối hành chánh (hành chánh tổng hợp, kế toán…)
+ Khác
- Đơn vị công tác
- Thâm niên công tác
- Trực tiếp tham gia chống dịch:
+ Có
+ Không
2.3.2 Tác động của đại dịch COVID-19 đền đời sống, tâm lý của cán bộ y tế

* Tác động đến việc làm
Chọn một trong các giá trị
Có (tôi);
16


Có (gia đình);
Không;
Không áp dụng
Phân tích sự ảnh hưởng trên 2 nhóm là
+ Có gồm ảnh hưởng đến bản thân cán bộ y tế và gia đình
+ Không là các nhóm còn lại
- Các nội dung khảo sát như sau:
+ Bị sa thải khỏi công việc hoặc phải đóng cửa kinh doanh riêng
+ Giảm giờ làm việc hoặc bị xáo trộn.
+ Phải sa thải hoặc nhân viên nghỉ phép hoặc làm việc tại nhà nhưng dưới sự
giám sát của cơ quan/công ty…
+ Phải tiếp tục làm việc mặc dù tiếp xúc gần với những người có thể bị nhiễm
bệnh (ví dụ: khách hàng, bệnh nhân, đồng nghiệp).
+ Dành nhiều thời gian để khử trùng tại nhà do tiếp xúc gần gũi với những
người có thể bị nhiễm bệnh tại nơi làm việc.
+ Tăng khối lượng công việc hoặc trách nhiệm công việc.
+ Khó khăn về mặt thời gian để làm tốt công việc vì cần phải chăm sóc mọi
người trong nhà.
+ Khó khăn về thời gian để chuyển sang làm việc tại nhà.
+ Cung cấp chăm sóc trực tiếp cho những người mắc bệnh (ví dụ: bác sĩ, y tá,
trợ lý chăm sóc bệnh nhân, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh…).
+ Cung cấp dịch vụ chăm sóc hỗ trợ cho những người mắc bệnh (ví dụ: nhân
viên hỗ trợ y tế, chăm sóc, quản lý).
* Tác động đên cuộc sống gia đình:

+ Chăm sóc trẻ em hoặc giữ trẻ không có sẵn khi cần thiết
+ Khó khăn trong việc chăm sóc trẻ em trong nhà.
+ Xung đột nhiều hơn với trẻ em hoặc khắc khe (gay gắt) hơn trong kỷ luật đứa
trẻ hoặc trẻ em.
+ Phải tiếp quản việc dạy hoặc hướng dẫn trẻ.
+ Gia đình hoặc bạn bè đã phải chuyển vào nhà của bạn.
+ Phải di chuyển hoặc di dời nơi ở/nơi sống.
+ Tăng tranh luận bằng lời nói hoặc xung đột với đối tác hoặc vợ / chồng.
+ Tăng xung đột thể xác với đối tác hoặc vợ.
+ Tăng tranh luận bằng lời nói hoặc xung đột với (những) người lớn khác ở nhà.
+ Tăng xung đột thể xác với (những) người lớn khác ở nhà.
+ Gia tăng xung đột thể xác ở trẻ em trong nhà.
* Tác động đến lương thực thực phẩm
17


×