Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

báo cáo kết quả nghiên cứu,ứng dụng sáng kiến một số phương pháp nhằm giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung ở trường tiểu học vân hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.86 KB, 20 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM DƯƠNG
TƯỜNG TIỂU HỌC VÂN HỘI

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018-2019
Tên sáng kiến: “Một số phương pháp nhằm giúp học sinh học tốt
bài thể dục phát triển chung ở trường tiểu học Vân Hội”
Tác giả sáng kiến: Hà Ngọc Kiên
Chức vu: Giáo viên
Đơn vị:Trường Tiểu học Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh
Phúc

1.
2.
3.

HỒ SƠ GỒM CÓ:
Đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp huyện.
Báo cáo kết quảnghiên cứu, ứng dụng sáng kiến.
Giấy cứng nhận sáng kiến cấp cơ sở.

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU,
DỤNG
SÁNG KIẾN
TamỨNG
Dương
năm 2019


BÁO CÁO KẾT QUẢ


NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Bộ môn TDTT có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các trường học
nói chung và bậc THPT nói riêng. Nó là một trong năm mặt giáo dục hiện nay:
Đức – Trí – Thể - Mĩ – Lao động. TDTT đã góp phần tích cực để giáo dục rèn
luyện học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, có tinh thần sáng suốt,
minh mẫn, có thể chất cường tráng.
Trong TDTT nói chung thì hệ thống giáo dục thể chất là một bộ phận
quan trọng của nền giáo dục XHCN, chỉ thị của ban bí thư Trung ương Đảng đã
nêu rõ “đất nước ta trong giai đoạn hiện nay, vấn đề khôi phục tăng cường sức
khỏe cho nhân dân nhằm góp phần xây dựng cho con người mới phát triển toàn
diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam
XHCN”.
Trong phạm trù hoạt động TDTT nói chung thì giáo dục thể chất mà đặc
biệt là giáo dục thể chất đối với lứa tuổi học sinh trong trường học là yếu tố cấp
thiết nhất, nó đã được đặt ra trong các nghị quyết về giáo dục thể chất của Bộ
GD-ĐT đó là kế hoạch phát triển giáo dục thể chất trong trường học các cấp từ
năm học 1993 đến nay, các nhiệm vụ cụ thể là “Công tác giáo dục thể chất trong
trường học góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới phát
triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng
về đạo đức, sẵn sàng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để đáp ứng
nhu cầu phát triển của xã hội cũng như ý thức học tập và rèn luyện của học sinh
trong thời đại mới”.
Để đi đến thành công trong mọi lĩnh vực, yêu cầu đầu tiên là chúng ta phải có
thể chất cường tráng, có sức khỏe dồi dào, sức khỏe là vốn quý. Vẻ đẹp hình thể
của con người, lịch sử phát triển khoa học đã thừa nhận rằng: Chỉ có tập luyện
bằng động tác, các bài tập có định hướng thì mới có khả năng đáp ứng được
những mong muốn của con người. Khi xã hội ngày càng phát triển thì có vấn đề
rất cần quan tâm và có lẽ không ai phủ nhận một tác nhân thúc đẩy quan trọng
nhất đó là con người, một chủ thể sinh học xã hội. Giáo dục thể chất là một vấn

đề của xã hội được phổ biến nhất, phục vụ cho nhu cầu phát triển và hoàn thiện
của con người. Bởi vậy, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức rõ sức khỏe
của con người là tài sản quốc gia, nhà nước có trách nhiệm quản lý và phát triển
nguồn tài sản ấn chứa trong một con người đó.
Xuất phát từ vấn đề trên, qua nhiều năm làm công tác giảng dạy tôi đã rút
ra được một số kinh nghiệm và cụ thể hóa bằng đề tài : “Một số phương pháp
nhằm giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung ở trường tiểu học
Vân Hội”
2. Tên sáng kiến
“Một số phương pháp nhằm giúp


học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung ở trường tiểu học Vân Hội”
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Hà Ngọc Kiên
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường tiểu học Vân Hội – Tam dương – Vĩnh
Phúc.
- Số điện thoại: 0962 689 777. E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
- Cá nhân : Hà Ngọc Kiên
- Đơn vị công tác: Trường tiểu học Vân Hội
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Giáo dục thể chất – Cấp Tiểu học
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
- Ngày 20 tháng 09 năm 2018 đến ngày 28 tháng 02 năm 2019
7. Mô tả bản chất sáng kiến
Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục tiểu học: “Giáo dục toàn diện nhân
cách con người lao động chủ động, sáng tạo” thì môn thể dục đóng một vai trò
rất quan trọng. Đặc biệt ở bậc tiểu học, môn thể dục nhằm giúp học sinh hình
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về thể chất,

thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Môn thể dục là một trong những bộ phận của nền giáo
dục, góp phần làm thay đổi mọi mặt của giáo dục toàn diện có ảnh hưởng rất lớn
tới các mặt giáo dục khác, có vị thế hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho
học sinh phát triển một cách hài hòa về thể chất, thể lực, tinh thần để tham gia
vào cuộc sống sản xuất và bảo vệ Tổ quốc.
Vai trò của giáo dục thể chất trong nhà trường có ý nghĩa hết sức to lớn
trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người. Đồng thời góp phần nâng
cao thể lực giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh, làm phong phú đời
sống văn hóa tinh thần và giáo dục con người mới, tăng cường và giữ vững an
ninh quốc phòng.
Ngoài việc giảng dạy cho các em có được một sức khoẻ thật tốt, giáo viên
còn phải luôn giáo dục cho học sinh trong nhà trường qua từng tiết học như: tính
dũng cảm, tính trung thực, tính tự giác, tính tích cực, tính khiêm tốn,… cho nên
phân môn thể dục ở bậc tiểu học chiếm một vị trí hết sức quan trọng và không
thể thiếu trong giáo dục con người mới theo hướng phát triển toàn diện về: Đức
– trí – thể – mỹ.
Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của môn thể dục thì “Bài thể dục
phát triển chung” chiếm vai trò khá quan trọng: Bài thể dục phát triển chung
nhằm phát triển thể lực, tạo sự hứng thú cho học sinh tập luyện, hình thành
những kỹ năng vận động và có sự tác động trực tiếp tích cực đến việc rèn luyện


sức khỏe và ý chí phẩm chất đạo đức cho người học hết sức to lớn. Tiếp tục duy
trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại thường
xuyên luyện tập và thi đấu các môn thể thao, góp phần phát triển giáo dục thể
chất, tăng cường sức khỏe, góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng
chống các loại dịch bệnh như: Cảm cúm do thời tiết thay đổi và tiêu chảy cấp
cho học sinh trong trường học. Phát hiện và tuyển chọn những em có tài năng
thể thao, bổ sung cho lực lượng vận động viên năng khiếu tham gia hội khỏe

phù đổng do ngành giáo dục và đào tạo tổ chức hàng năm. Bài thể dục phát triển
chung có tác động lên cơ thể các em, làm cho cơ thể các em chuyển biến về hình
thái chức năng theo chiều hướng tích cực là một trong những mặt giáo dục có ý
nghĩa nêu cao tầm vóc, sức khỏe cho học sinh phát triển tốt hơn. Đối với giáo
viên thể dục hiện nay rèn luyện cho các em có đầy đủ sức khỏe là rất quan trọng
tạo cho các em có được một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng.
Môn thể dục ở trường tiểu học nói chung, bài thể dục phát triển chung nói riêng
rất quan trọng trong việc giảng dạy và giáo dục các em.
Vậy để học sinh yêu thích và học tốt bài thể dục phát triển chung với vai
trò là người giáo viên dạy chuyên thể dục tôi luôn băn khoăn suy nghĩ nhằm tìm
ra biện pháp hợp lý nhất để dạy tốt nên tôi quyết định lựa chọn sáng kiến: “Một
số phương pháp nhằm giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung ở
trường tiểu học Vân Hội″.
7.1.

Về nội dung của sáng kiến:

Trong quá trình dạy học các động tác thường giải quyết các nhiệm vụ sau:
+ Tạo một “vốn vận động ban đầu” làm cơ sở cho các hoạt động tiếp theo,
cao hơn, khó hơn.
+ Dùng các bài tập “dẫn dắt” hoặc như các phương tiện để tác động có
chủ đích đến sự phát triển các năng lực thể chất riêng.
+ Hình thành và đạt đến một mức độ hoàn thiện cần thiết các kỹ năng và
kỹ xảo vận động cơ bản cần có trong cuộc sống hàng ngày, lao động, thể thao và
các lĩnh vực hoạt động khác.
Vậy trong quá trình giảng dạy động tác cho học sinh về bài thể dục phát
triển chung của các khối lớp cấp tiểu học tôi lựa chọn một số phương pháp để
khắc phục sự nhàm chán, tăng tính hiệu quả của bài tập, tạo hứng thú cho các
em tập luyện hăng say hơn. Các phương pháp áp dụng trong quá trình giảng dạy
Thể dục thể thao nói chung và bài thể dục phát triển chung nói riêng:

- Phương pháp giảng giải: Yêu cầu khi thực hiện phương pháp này
+ Giảng giải phải có sức thuyết phục, tạo ra sự chú ý theo dõi của học
sinh
+ Giúp học sinh có nhận thức đúng, hình thành biểu tượng đúng, chính
xác về động tác.
+ Giảng giải cần ngắn gọn, chính xác để học sinh dễ hiểu, dễ thực hiện


+ Giảng giải cần kết hợp với tín hiệu, khẩu lệnh dứt khoát, rõ ràng
+ Thường xuyên đàm thoại với học sinh, giúp học sinh phát huy tính tích
cực sáng tạo.
- Phương pháp làm mẫu: Yêu cầu khi thực hiện phương pháp này
+ Động tác làm mẫu cần đúng, chính xác, đẹp và hoàn chỉnh
+ Động tác phức tạp có thể làm mẫu nhiều lần, từ chậm đến nhanh, có thể
làm mẫu từng phần của kỹ thuật.
+ Chọn vị trí làm mẫu thích hợp để toàn bộ học sinh có thể quan sát được
chi tiết kỹ thuật.
- Phương pháp giảng dạy hoàn chỉnh
+ Ưu điểm: Học sinh tạo được cảm giác về toàn bộ kỹ thuật, toàn bộ động
tác, dễ nắm vững kỹ thuật, động tác theo yêu cầu.
+ Nhược điểm: Đối với những động tác và kỹ thuật phức tạp thì phương
pháp này kém hiệu quả.
- Phương pháp giảng dạy phân đoạn
+ Ưu điểm: Học sinh dễ dàng nắm bắt được chi tiết kỹ thuật động tác,
từng phần động tác, thích hợp với giảng dạy động tác khó.
+ Nhược điểm: Học sinh khó khăn khi hoàn thiện kỹ thuật động tác.
- Phương pháp tập luyện
Đây là phương pháp sử dụng thường xuyên nhất, đó chính là dùng các
hình thức tập luyện. Thông qua quá trình tập luyện học sinh nắm vững kết cấu
và chuyển động của động tác, có cảm giác cơ bắp đúng, dùng sức thích hợp qua

đó phát triển toàn diển các năng lực thể chất.Trong giờ học thể dục thường thể
hiện dưới 3 hình thức tập luyện cơ bản đó là:
+ Hình thức tập luyện lặp lại
+ Hình thức tập luyện biến đổi
+ Hình thức trò chơi và thi đấu.
+ Tập luyện theo nhóm, tổ.
Ngoài các hình thức tập luyện cơ bản đó, tôi còn áp dụng với các hình
thức khác làm cho giờ học thêm phong phú và hấp dẫn đặc biệt đối với bài thể
dục phát triển chung:
+ Tập luyện trên nền nhạc có sẵn
+ Tập luyện theo tiếng trống
+ Tập luyện với cờ, hoa, quạt hoặc dụng cụ đeo tay khác
- Phương pháp sửa chữa động tác sai: Muốn sửa chữa sai sót kỹ thuật
cho học sinh phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai sót đó:


+ Nguyên nhân dẫn đến sai sót:
 Học sinh chưa nắm vững các yêu cầu, chưa nắm chắc kỹ thuật, tập
luyện chưa đúng phương pháp, thiếu tự tin, lo lắng, sợ hãi....
 Việc chuẩn bị thể lực, sức khỏe, vốn kỹ năng còn thấp so với yêu
cầu.
 Giáo viên sử dụng phương pháp tập luyện chưa phù hợp với đối
tượng học sinh, dụng cụ sân bãi chưa đúng quy cách...
+ Phương pháp sửa chữa động tác sai:
 Giáo viên cần quan sát kỹ, điều chỉnh nội dung học, có phương
pháp sửa chữa phù hợp.
 Sửa chữa kết hợp với động viên, tạo sự tự tin giúp học sinh phát
huy cao nhất năng lực vận động, mạnh dạn hoàn thành bài tập đưa
ra.
 Nếu sai sót sảy ra đồng loạt, nên cho học sinh ngừng tập luyện,

phân tích lại kỹ thuật động tác.
 Giáo viên cần có biện pháp trực tiếp uốn nắn kỹ thuật, nhắc nhở kịp
thời sẽ giúp học sinh nhanh chóng sửa chữa các thiếu sót của mình.
7.2.

Một số giải pháp giúp cho học sinh thích tập bài thể dục

Trong môn thể dục để có được một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em
niềm say mê, hứng thú trong học tập, tập luỵện, nắm vững được nội dung bài
học, không cần ghi lý thuyết, thực hiện động tác một cách chính xác, hoàn hảo
không có dấu hiệu chán nản, mệt mỏi... phải đảm bảo tốt chất lượng môn học.
Chương trình thể dục nghiên cứu về các động tác phức tạp đòi hỏi phải có
sự khéo léo, uyển chuyển, nhanh nhẹn, dẻo dai nhưng phải dứt khoát. Đó là một
thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh trong giảng dạy, huấn luyện và tập luyện:
 Giúp học sinh thấy được lợi ích của việc học thể dục
Luyện tập thể thao mang lại nhiều lợi ích cho con người như sức khỏe, trí
tuệ. Cung cấp kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, môi trường,… hình thành thói
quen tập luyện cùng với các hoạt động giáo dục khác góp phần giáo dục toàn
diện cho học sinh, đồng thời tạo nên môi trường phát triển tự nhiên, gây được
không khí vui tươi, lành mạnh.
Thể dục Thể thao (TDTT) góp phần hình thành nhân cách của học sinh,
cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo
điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại. TDTT giúp chúng ta
có được sức khỏe tốt, từ đó có thể học tập tốt, tham gia các hoạt động của nhà
trường và xã hội đạt hiệu quả cao. TDTT góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục, giúp các em trở thành con người có ích cho xã hội. Khi tham gia các hoạt
động TDTT đòi hỏi học sinh phải có tính kỷ luật cao, tinh thần và trách nhiệm
trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà, trung thực. Chính



vì vậy TDTT góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách học sinh.
Luyện tập TDTT thường xuyên có kế hoạch giúp các em có một nếp sống lành
mạnh, vui tươi, học tập và làm việc khoa học. Tập luyện TDTT thường xuyên,
đúng phương pháp khoa học sẽ làm cho cơ thể phát triển, thể hiện ở sức nhanh,
sức bền độ đàn hồi và linh hoạt của cơ tăng lên, làm tăng hệ thống miễn dịch, tốt
cho tim mạch....
Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 5 các em đang ở
giai đoạn phát triển về chiều cao, cân nặng nếu được kết hợp với tập luyện đúng
phương pháp sẽ phát triển một cách toàn diện về thể chất và con người.
 Tạo cho học sinh có hứng thú say mê ham thích học bài thể dục
phát triển chung
Khi học bài thể dục phát triển chung thường dễ gây cho học sinh tâm lý
nhàm chán và tập theo kiểu chống đối vì vậy tạo hứng thú cho học sinh là rất
quan trọng và cần thiết. Cụ thể như:
+ Tạo mối quan hệ thân thiện, gắn bó với học sinh bằng những lời động
viên khích lệ.
+ Tính chất các tiết học thể dục vui vẻ, thoải mái bằng việc sử dụng kết
hợp nhiều hình thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả: Thi đua nhau, hoạt động
“chơi mà học”, “chơi mà luyện tập thể dục thể thao”, “cùng làm huấn luyện
viên”,…
Ví dụ: Khi dạy bài thể dục: “Động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn
thân – trò chơi: Lăn bóng bằng tay” – giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức
tổ chức dạy học: Thi đua nhau luyện tập theo nhóm 4 học sinh; thi tập nhanh, tập
đẹp theo tổ,…

Động tác vươn thở


+ Tập bài thể dục với cờ, hoa,....


Tập bài thể dục với cờ lớp 3

Trò chơi “Lăn bóng bằng tay” lớp 4
Ví dụ: Khi dạy bài thể dục: Ôn 5 động tác của bài thể dục – trò chơi “kết
bạn” – giáo viên có thể cho học sinh xem băng hình hoặc tranh ảnh để phân tích
kỹ từng động tác giúp học sinh tập đúng, đều, đẹp,…


Trò chơi Kết bạn
 Giáo viên chuẩn bị tốt các điều kiện, nội dung của bài dạy
Trước giờ dạy giáo viên cần kiểm soát sân bãi, kiểm tra sự an toàn của
học sinh, cần nắm chắc những diễn biến sức khoẻ hoạt động học tập, lao động,
sinh hoạt, kết quả của bài trước những thay đổi tổ chức học tập, những vấn đề
chung của lớp và những em cá biệt. Từ đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch mức độ
hình thức, phương pháp lên lớp.
Khi hướng dẫn một nội dung nào đó trong tiết dạy, giáo viên phải phối
hợp tốt với cán sự lớp để giúp giáo viên điều khiển lớp tập, giáo viên đi quan sát
sửa chữa, uốn nắn, giúp đỡ những em tập chưa hoàn chỉnh đặc biệt cần chú
trọng đến khâu bảo hiểm để phòng ngừa chấn thương cho các em.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải phối hợp tốt với nhà trường,
gia đình, y tế địa phương để các em có sức khoẻ tốt, có sự đảm bảo an toàn khi
luyện tập.
 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực
của học sinh
* “Giải thích kỹ thuật” một cách hợp lý
Trong giải thích kĩ thuật TDTT việc vận dụng phương pháp giải thích là
giúp học sinh hiểu được mục đích, nắm được kĩ thuật từng phần động tác, tạo
điều kiện cho học sinh tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kĩ thuật, qua đó nhằm
hình thành biểu tượng chung về động tác cho học sinh. Thường khi giải thích kĩ
thuật phải diễn ra đồng thời với làm mẫu động tác.

Ví dụ: Khi giải thích động tác “tay” của bài Thể dục phát triển chung
giáo viên vừa giải thích vừa làm mẫu:


Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời hai tay đưa từ
dưới lên cao vỗ tay vào nhau trên đỉnh đầu, căng ngực, mắt nhìn thẳng.
Nhịp 2: Kéo hai tay xuống đồng thời nắm bàn tay vị trí ngang vai, sao cho
hai khuỷu tay hướng xuống dưới, hai bàn tay nắm hờ ngang bằng vai.
Nhịp 3: Hai tay đưa sang ngang, lòng bàn tay ngửa, ngực căng, mắt nhìn
thẳng.
Nhịp 4: Về tư thế cơ bản hay tư thế đứng nghiêm
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên.
Lời giải thích của giáo viên cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. Việc giải
thích cần được chú ý giúp học sinh nắm vững nét cơ bản của kĩ thuật, qua đó
nhằm củng cố kĩ năng, kĩ xảo vận động, tránh được những sai sót mắc phải trong
luyện tập, đánh giá được ý thức thực hiện bài tập của học sinh. Vì vậy quá trình
giải thích kĩ thuật của giáo viên có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giảng dạy.
Ví dụ: Động tác vươn thở, vặn mình, toàn thân, thăng bằng, điều hòa thì
cần hô nhịp chậm, ở động tác chân, tay, nhảy cần hô nhịp nhanh hơn.
* Giáo viên làm mẫu phải rõ ràng, chính xác, dễ quan sát thấy.
Khi làm mẫu, giáo viên phải thể hiện đúng giúp học sinh nắm được kĩ
thuật cơ bản của động tác. Lần đầu làm mẫu là rất quan trọng vì hình ảnh đầu
tiên về động tác là hình ảnh mà các em có ấn tượng sâu sắc nhất, dễ nhớ nhất.
Khi giảng dạy những động tác mới, phức tạp giáo viên phải làm mẫu 2 đến 3
lần. Làm mẫu lần thứ nhất cả động tác hoàn chỉnh với tốc độ bình thường, đúng
nhịp, giúp học sinh có khái niệm sơ bộ với toàn bộ động tác. Khi làm mẫu lần
hai cố gắng thực hiện chậm, đối với chỗ quan trọng, giáo viên có thể vừa làm
động tác vừa nói để nhắc nhở sự chú ý của học sinh. Làm mẫu lần ba như lần
thứ nhất, làm với tốc độ bình thường phải hoàn chỉnh chính xác.



Làm mẫu phải kết hợp giải thích, nhắc học sinh quan sát những khâu chủ
yếu, các yếu lĩnh kỹ thuật. Khi giảng dạy phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn
mạnh điểm chủ yếu, then chốt của động tác và có tác dụng kích thích sự hứng
thú của học sinh khi thực hiện bài tập. Khi hướng dẫn học sinh bài Thể dục phát
triển chung nên sử dụng hình thức làm mẫu “soi gương” nghĩa là đứng đối diện
với học sinh, mặt và hướng động tác của giáo viên là mặt và hướng động tác của
học sinh.
Ví dụ: Muốn hướng dẫn học sinh làm động tác “tay phải dang ngang,
chân phải đứng trên mũi bàn chân” thì giáo viên làm động tác ngược lại như:
“Tay trái dang ngang, chân trái đứng trên mũi bàn chân”. Cần chú ý tính tự
nhiên của động tác và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác.
* Tổ chức các hình thức tập luyện phong phú, phù hợp, hấp dẫn
Khi ôn tập động tác đã học, GV cần thay đổi hình thức tập luyện để học
sinh không bị nhàm chán. Trước hết giáo viên cho cả lớp ôn lại, nêu những động
tác khó và trọng tâm của động tác sau đó chia lớp luyện tập theo nhóm và phân
khu vực cho học sinh tự tập luyện có sự chỉ huy của nhóm trưởng. Để đánh giá
hiệu quả của việc tập luyện theo nhóm giáo viên nên tổ chức thi đua giữa các
nhóm. Nhóm hoặc em nào tập tốt giáo viên nên ghi nhận và biểu dương trước
lớp còn nhóm hoặc cá nhân nào chưa tốt giáo viên nhận xét, bổ sung và rút kinh
nghiệm trước lớp.
Khi đã tập tương đối thuần thục cơ bản động tác giáo viên nên cho các em
tập luyện theo băng đĩa nhạc để gây hứng thú cho học sinh, làm cho giờ học
thêm sinh động.
Ví dụ: Khi dạy bài thể dục phát triển chung, trò chơi “thỏ nhảy” – giáo
viên có thể sử dụng nhiều hình thức luyện tập phong phú, hấp dẫn: Thi đua nhau
tập theo nhóm – thi trình diễn bài thể dục đều, đẹp,…


Trò chơi Thỏ nhảy

* Kiểm tra, đánh giá kết quả giờ dạy phù hợp với học sinh: Cần kiểm tra
kết quả đạt được của học sinh một cách nhẹ nhàng, động viên, khích lệ học sinh,
để các em tích cực luyện tập thu được kết quả tốt. Không chê những em chưa
tập được mà động viên các em cố gắng luyện tập để có được sức khoẻ tốt.
 Ví dụ về một tiết dạy đạt hiệu quả
– GV đưa phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của
học sinh là cho các em chạy nhẹ nhàng quanh sân tập, hướng dẫn các em hít thở
đều sau đó quay mặt vào nhau để xoay các khớp.
– Thay vào các cách khởi động thông thường thì GV đã cho các em chơi
một trò chơi “tìm người chỉ huy” để tất cả các em đều được tham gia vận động
tích cực.
– GV gọi 2 HS lên thực hiện, 1 em nhận xét. GV bổ sung đánh giá.
– Lần 1: Tập từng động tác, lần 2-3 tập liên hoàn 2 động tác theo nhịp hô
của GV hoặc cán sự, GV chú ý sửa sai cho học sinh một cách nhẹ nhàng không
mắng chửi hay tức giận, nhắc nhở các em tập trung chú ý và học hỏi thêm ở bạn
để tạo cho các em tâm lý thoải mái để tiếp thu bài, tránh gây áp lực cho hs.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):
- Không có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
9.1. Đối với nhà trường:
- Vào đầu năm học nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh, tổ chức
cho y tế xã kiểm tra sức khoẻ cho học sinh để các em có một sức khoẻ tốt trong
học tập.
- Nhà trường liên hệ thường xuyên gia đình có con em khuyết tật, đặc biệt
một số em bị bệnh tim.
+ Trong lớp có em bị bệnh tim hoặc khuyết tật nhẹ thì giáo viên không
yêu cầu các em tham gia tích cực khi tập.
+ Tổ chức cho học sinh chơi nhằm tao sự hứng thú trong giờ thể dục.
9.2. Đối với giáo viên:
- GV thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh về tình hình học tập

con em và giờ giấc học tập, theo dõi tình trạng sức khỏe của học sinh nhằm phát
hiện sớm các em có sưc khỏe yếu .... từ đó có hướng giải quyết phù hợp.
- Trước giờ dạy cần nắm chắc những diễn biến sức khoẻ hoạt động học
tập, lao động, sinh hoạt, kết quả của bài trước những thay đổi tổ chức học tập,
những vấn đề chung của lớp và những em cá biệt. Từ đó kịp thời điều chỉnh kế
hoạch mức độ hình thức, phương pháp lên lớp.


- Trước giờ dạy giáo viên kiểm tra sân bãi, kiểm tra sự an toàn của học
sinh.
- Khi hướng dẫn học sinh chơi trò chơi giáo viên phải phối hợp tốt với cán
sự lớp để giúp giáo viên điều khiển lớp tập, giáo viên đi quan sát sửa chữa, uốn
nắn, gíup đỡ những em tập chưa hoàn chỉnh đặc biệt cần chú trọng đến khâu bảo
hiểm để phòng ngừa chấn thương cho các em.
- Giáo viên hướng dẫn phân tích, tập mẫu cho cả lớp quan sát rồi mới cho
lớp tập.
- Hướng dẫn học sinh xem tranh, phân tích kỹ thuật ngắn gọn, dễ hiểu đặt
biệt là những động tác khó.
- Giáo viên làm mẫu 2 lần cho lớp xem vừa chơi mẫu vừa phân tích kỹ
thuật cho lớp nghe và giáo dục học sinh, tinh thần học tập cũng như tác dụng của
bài tập.
- Giáo viên gọi 1 tổ lên tập thử , cho lớp quan sát, GV cùng học sinh nhận
xét tuyên dương.
- Giáo viên điều khiển lớp tập , giáo viên vừa làm trọng tài vừa đi quan sát
sửa sai cho các em .
- Giáo viên cho cán sự lớp điều khiển lớp tập , giáo viên đi giúp đỡ học
sinh sửa sai.
- Chia nhóm cho các tổ chơi theo từng khu vực đảm bảo an toàn, qui định
thời gian cụ thể cho các em tập , giáo viên nhắc nhở học sinh tập luyện và sửa
sai.

- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi nhằm tạo sự thoải mái hứng thú cho
học sinh.
* Ví dụ tham gia các trò chơi

Trò chơi Mèo đuổi chuột


Trò chơi Hoàng Anh – Hoàng Yến
Trò chơi Kết bạn:
Trò chơi Bịt mắt bắt dê

Dành cho Lớp 1:
+ Nhảy ô tiếp sức.
+ Kéo cưa lừa xẻ.


Dành cho Lớp 2 :
+ Bỏ khăn.

+ Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau.

Dành cho lớp 3


+ Thỏ nhảy.

+ Chuyển đồ vật.

Dành cho lớp 4
+ Nhảy lướt sóng



+ Lăn bóng bằng tay.

- Trong giảng dạy cần phải phát huy tính tích cực của học sinh bằng các
biện pháp thi đua, thi đấu, biểu dương khen thưởng, cần nâng cao tính tự giác
khả năng tự quản của học sinh để phát huy tính chủ động tích cực trong học tập.
- Tăng cường đổi mới cách tổ chức dạy học theo nhóm, để các em thi đua
với nhau, nhận xét lẫn nhau kiểm tra theo dõi bạn, để mang tính tích cực, tính tự
giác trong học tập.
9.3. Đối với học sinh:
- Để các em học tốt môn thể dục và ham thích tập luyện mà đặc biệt là
học tốt kỹ năng luyện tập các em cần:
+ Thường xuyên luyện tập để nâng cao sức khoẻ và hoàn thành tốt các trò
chơi mà giáo viên dạy.
+ Các em phải có tính trung thực trong luyện tập cũng như trong khi chơi
trò chơi và biết vận dụng vào cuộc sống.
+ Tổ chức tập theo nhóm ở nhà để rèn luyện thêm kỹ năng khi tâp.


+ Các em phải có tính bảo quản đồ dùng của giáo viên và chính của các
em.
+ Tham gia đầy đủ các cuộc vui chơi, dã ngoại, do nhà trường tổ chức.
+ Cần phải có trang phục thể dục để tập luyện thoại mái và tự tin hơn .
9.4. Đối với phụ huynh học sinh:
- Cần phải quan tâm nhiều đến sức khoẻ của các em để các em có đủ sức
khoẻ tập luyện hàng ngày.
- Chuẩn bị trang phục, dụng cụ thể dục cho các em.(giày ba ta, dép quai
hậu)
- Thường xuyên nhắc các em nên rèn luyện thêm ở nhà để tăng cường

thêm sức khoẻ, sự dẻo dai, phát triển cơ thể một cách cân đối, toàn diện hơn.
- Tạo cho các em vui chơi sau thời gian học tập và tập luyện mệt mỏi.
- Thường xuyên liên lạc với giáo viên thẽo dõi nề nếp học tập của con em
mình.
9.5. Đối với y tế địa phương:
- Công tác y tế cũng rất quan trọng trong giảng dạy môn thể dục nói
chung rèn luyện kỹ năng chơi trò chơi nói riêng thường xuyên kiểm tra sức khoẻ
định kỳ cho các em để giúp giáo viên giảng dạy phát hiện sớm những em bị
bệnh hoặc các nguyên nhân khác gây ra mệt mỏi không tham gia tập luyện hoặc
các hình thức vận động khác.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy bản thân tự tin và chủ
động hơn khi dạy bài “Thể dục phát triển chung”, tiết dạy trở nên sôi nổi, học
sinh tích cực học tập và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện.
Đối với học sinh khá giỏi các em học nhiệt tình, chuẩn xác hơn, với học
sinh yếu cũng tham gia tích cực hơn, tiến bộ rõ rệt hơn và hòa đồng với các bạn
trong lớp.
10. Đánh giá lợi ích thu được
Tính thật thà, trung thực, tính khiêm tốn của học sinh cũng được thể hiện
rõ rệt. Qua đó các em đã biết vận dụng để tự tập luyện hàng ngày rèn luyện sức
khỏe, tiến hành khảo sát, đánh giá thu được kết quả như sau:

Khối

Tổng số học sinh

Thực hiện tốt
bài Thể dục


Thực hiện được

1-2-3-4-5

718

625 em = 87%

93 em = 13%

bài thể dục


* Không có học sinh chưa hoàn thành môn học.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể
cả áp dụng thử (nếu có): Các giải pháp đưa ra đã đem lại hiệu quả giáo dục rõ
rệt, sự tương tác hài hòa giữa người dạy và người học ngày càng gần gũi và thân
thiện hơn:
+ Hiệu quả trong quá trình thực hiện bài tập
Khả năng tiếp thu các kỹ thuật, động tác cũng dễ dàng.
Học sinh tập luyện với một tâm lý, trạng thái thoải mái hơn
Thực hiện các động tác đều, đẹp chính xác
Học sinh làm chủ trong quá trình tập luyện các động tác của mình
+ Lợi ích đem lại cho người tập
 Dễ dàng tập luyện, không cần nhiều dụng cụ, tốn ít thời gian
 Phù hợp với mọi lứa tuổi, một mình cũng tập luyện tốt
 Nếu tập luyện hàng ngày vào buổi sáng sẽ tốt cho sức khỏe
 Tăng cường thể chất, nâng cao thể lực cho học sinh
 Tạo môi trường học tập, rèn luyện bổ ích, an toàn.

 Tự tập ở trường, ở nhà hay bất cứ đâu
 Tăng sự tự tin, giảm strees, ngăn ngừa bệnh tật.
11. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu.
Số
TT
1

Tên tổ chức/cá
nhân
Hà Ngọc Kiên

Phạm vi/Lĩnh vực

Địa chỉ

áp dụng sáng kiến

Trường Tiểu học
Vân Hội

Giáo dục thể chất
Cấp Tiểu học

Vân Hôi, ngày 05 tháng 03 năm 2019

Vân Hội, ngày 01 tháng 03 năm 2019

Thủ trưởng đơn vị


Tác giả sáng kiến

Phùng Đắc Vinh

Hà Ngọc Kiên




×