Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ảnh hưởng của một số loài thuốc trừ nấm đến tỷ lệ nảy mầm, sự phát triển của tản nấm và khả năng hình thành bào tử của nấm Beauveria bassiana (Bals.) Vuill

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.91 KB, 9 trang )

Kết quả nghiên cứu khoa học

BVTV - Sè 1/2018

7. Manjunath T.M., V.S. Bhatnagar, C.S. Pawar
and S. Sithanantha, 1989. Economic importance of
Heliothis spp. in India and assesment of their natural
enemies and host plants. Proceeding of the Workshop
on the Biological Control of Heliothis: Increasing the
effectiviness of natural enemies. Nov.11-15, 1985.
New Delhi, India, pp. 197-228.
8. Nasreen Abida and Ghulam Mustafa, 2000.
Biology of Helicoverpa armigera (Hübner) reared in
laboratory on natural diet. Pakistan Journal of
Biological Sciences: 3(10): 1668-1669.
9. Smith Pardo A. H., 2014. The Old World Bollworm
Helicoverpa
armigera
(Hübner)
(Lepidoptera:

Noctuidae: Heliothinae) Its Biology, Economic
importance and Its recent Introduction into the Weastern
Hemisphere. Boletin del Musio Entomólogico, Francisco
Luis Gallego, Vol. 6(1): 18-28.
10. Venette R.C., E.E. Davis, J. Zaspel, H. Heisler,
and M. Larson, 2003. Mini Risk Assessment Old World
bollworm,
Helicoverpa
armigera
(Hübner)


(Lepidoptera: Noctuidae). Cooperative Agricultural
Pest Survey, Animal and Plant Health Inspection
Service, US Department of Agriculture.

Phản biện: GS.TS.NCVCC. Phạm Văn Lầm

ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỐC TRỪ NẤM ĐẾN TỶ LỆ NẢY MẦM,
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẢN NẤM VÀ KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH BÀO TỬ
CỦA NẤM Beauveria bassiana (BALS.) VUILL
Effect of Commercial Fungicides on Conidial Germination, Vegetative Growth
and Sporulation of Entomopathogenic Fungi Beauveria bassiana (Bals.) Vuill
1

Huỳnh Hữu Đức và Trần Văn Hai
Ngày nhận bài: 03.01.2018

2

Ngày chấp nhận: 26.02.2018
Abstract

Entomopathogenic fungus Beauveria bassiana, a natural enemy of many species of insects, is an important
biological agent to apply in the programme of Integrated Pest Management (IPM). To have a suitable strategy of
using B. bassiana, we need to have basic knowledge about the compatibility of B. bassiana fungi with pesticides,
specifically fungicides. Using B. bassiana, which was divided and selected with high toxicity, quick growth to
evaluate the compatibility with fungicides at three concentrations (½ × RD), (1 × RD) and (2 × RD); (RD:
Recommended dose) on conidial germination, vegetative growth and sporulation in the in-vitro condition. Most
fungicides have a negative effect on vegetative growth and germination of B. bassiana fungi (Propiconazole +
Tricyclazole, Azoxytrobin + Difenoconazole, Hexaconazole, Fenbuconazole, Picoxystrobin, Mancozeb and
Kasugamycin), only three active ingredients, such as Metalaxyl, Fenoxanil, Validamycin, are ineffective to fungi at

low concentration (½ × RD). Collected data in this research, which is the basis to recommend for applying
successfully B. bassiana entomopathogenic fungi as a biocontrol agent in the IPM programmes.
Keywords: Beauveria bassiana, Integrated Pest Management (IPM)

1. ĐĂT VẤN ĐỀ *
Một tập hợp đa dạng của vi sinh vật khác
nhau hiện đang được xem xét như là các tác
nhân sinh học kiểm soát côn trùng như: virus, vi
1. Nghiên cứu sinh ngành Bảo vệ thực vật, Khoa
Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại
học Cần Thơ.
2. Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và
Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.

42

khuẩn, nguyên sinh động vật và nấm. Trong đó,
giới nấm theo ước tính của các nhà khoa học có
khoảng 1,5 triệu loài (Hawksworth, 2001), với
khoảng 110.000 loài được mô tả (Kirk et al.,
2008). Trong số này, 700 loài trong 90 chi được
công nhận là tác nhân gây bệnh côn trùng
(Roberts and Humber, 1981) và khoảng 170 sản
phẩm kiểm soát dịch hại đã được phát triển dựa
trên ít nhất 12 loài nấm gây bệnh côn trùng (De
Faria and Wraight, 2007). Như vậy, nấm ký sinh


Kết quả nghiên cứu khoa học
côn trùng là kẻ thù tự nhiên của nhiều loài côn

trùng, cung cấp một tác nhân sinh học quan
trọng của hệ sinh thái góp phần kiểm soát dịch
hại nhưng ít tác động tiêu cực với môi trường
(Vestergaard et al., 2003). Các nghiên cứu tập
trung phát triển và ứng dụng các loài ký sinh côn
trùng thuộc Hyphomycetes trong đó có nấm
Beauveria bassiana. Nấm Beauveria bassiana là
loài nấm ký sinh gây bệnh trên côn trùng được
quan tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng như
là tác nhân phòng trừ sinh học do có phổ ký chủ
rộng, ký sinh gây chết nhiều loại côn trùng gây
hại cây trồng nông lâm nghiệp. Nấm Beauveria
bassiana gây bệnh trên 700 loài côn trùng thuộc
bộ cánh cứng (Coleoptera), cánh nửa
(Hemiptera), cánh đều (Homoptera), cánh bằng
(Isoptera), và sâu non của bộ cánh vẩy
(Lepidoptera) (Dembilio et al., 2010; Phạm Thị
Thùy, 2004)
Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến chiến lược quản lý côn trùng
bằng nấm ký sinh đó là tập quán sử dụng thuốc
hóa học để quản lý dịch hại cây trồng. Trong đó,
việc sử dụng thuốc hóa học trừ nấm để phòng
trừ nấm bệnh gây hại cây trồng làm ảnh hưởng
đến hiệu lực của nấm ký sinh côn trùng. Do vậy,
mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh
hưởng của một số thuốc diệt nấm đến sự nảy
mầm bào tử vô tính, sinh trưởng và hình thành
bào tử của nấm ký sinh B. bassiana, một tác
nhân phòng trừ sinh học quan trọng được sử

dụng trong các chương trình quản lý dịch hại
tổng hợp (IPM).
2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguồn nấm ký sinh: Chủng nấm
Beauveria bassiana ký sinh côn trùng được thu
thập từ côn trùng ngoài tự nhiên và được tuyển
chọn tại phòng thí nghiệm phát triển chế phẩm sinh
học, Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp
và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
2.2 Môi trƣờng nuôi cấy: Môi trường SDAY3
(Sabouraud Dextrose Agar Yeast + khoáng chất):
10g pepton, 40g dextrose, 2g yeast extract, 2g
NaNO3, 1g KH2PO4, 0,5g MgSO4.7H2O, 20g agar,
1000ml nước cất, pH 6,5.
2.3 Chuẩn bị dung dịch bào tử nấm B.
bassiana
Bào tử nấm được thu nhận sau 15 ngày nuôi
o
cấy ở nhiệt độ 27 C trên môi trường SDAY3. Dung
dịch bào tử được thu nhận bằng cách cạo lớp bào
tử phát triển trên môi trường nuôi cấy với 5 ml

BVTV - Sè 1/2018
dung dịch 0.05% Tween 20. Dung dịch bào tử
được lắc đều để tách bào tử bằng máy vortex tạo
thành dung dịch đồng nhất, sau đó dùng lam đếm
đếm mật độ bào tử trên buồng đếm hồng cầu.
2.4 Kiểm tra sự nảy mầm của nấm B.
bassiana
Đánh giá tỷ lệ nẩy mầm theo phương pháp của

Bugeme et al. (2008) có cải tiến. Trải đều 0,1 ml
6
dịch bào tử (10 bào tử/ml trong dung dịch nước
cất thanh trùng có chứa 0,05% Tween 20) trên
các lame có phủ một lớp môi trường nuôi cấy
SDAY3 làm đối chứng và môi trường SDAY3 có bổ
sung thêm thuốc trừ nấm ở ba nồng độ (½ ×
LKC), (1 × LKC) và (2 × LKC), đặt ở nhiệt độ
phòng và trong điều kiện tối. Mỗi mẫu phân lập
thực hiện trên bốn lame tương ứng với bốn lần lặp
lại. Tỷ lệ bào tử nẩy mầm (%) được đánh giá 2 giờ
một lần trong vòng 24 giờ dưới kính hiển vi
OLYMPUS DP20 với độ phóng đại 400 lần. Quan
sát bốn thị trường/lame. 25 bào tử/thị trường, tổng
số bào tử quan sát là 400 cho mỗi mẫu phân lập.
2.5 Đánh giá ảnh hƣởng của các loại thuốc
trừ nấm đối với sự sinh trƣởng và phát triển
của nấm ký sinh côn trùng B. bassiana
Tên hoạt chất và tên thương mại của các loại
thuốc trừ nấm bệnh sử dụng trong nghiên cứu
được trình bày trong bảng 1.
Thí nghiệm được thực hiện theo phương
pháp của Hokkanen and Kotiluoto, 1992; Amutha
et al., 2010 và Usha et al., 2014. Thí nghiệm
được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, năm lần lặp lại
tương ứng với năm đĩa petri. Các công thức gồm
10 loại thuốc trừ nấm và công thức đối chứng
không xử lý thuốc. Môi trường SDAY 3 được hấp
o
khử trùng ở nhiệt độ 121 C trong 25 phút, để

o
nguội khoảng 50 C, sau đó cho từng loại thuốc
khảo nghiệm vào môi tường nuôi cấy với ba
nồng độ (½ × LKC), (1 × LKC) và (2 × LKC);
(LKC: Liều Khuyến Cáo). Sau đó, cho 10 ml hỗn
hợp môi trường và thuốc vào đĩa petri và cấy
nấm Beauveria bassiana có đường kính 10 mm
vào giữa đĩa môi trường hỗn hợp và đặt ở nhiệt
độ phòng. Các chỉ tiêu theo dõi sau 15 ngày nuôi
cấy và 24 ngày nuôi cấy gồm:
Đường kính khuẩn lạc (cm): cách hai ngày đo
chỉ tiêu sự phát triển của khuẩn lạc bằng cách lấy
trung bình đường kính trên hai trục của khuẩn lạc
theo công thức:
d=

(d1 + d2)
2

Trong đó: d1 và d2 là độ dài hai đường chéo
phần khuẩn lạc phân bố
43


Kết quả nghiên cứu khoa học

BVTV - Sè 1/2018

Tính phần trăm sự phát triển của sợi nấm bị
ức chế so với đối chứng theo công thức:


T=

20 [VG] + 80 [SP]
100

(C - T)
x 100
I=
C
Trong đó: I: % khuẩn lạc bị ức chế
C: đường kính khuẩn lạc được đo ở nghiệm
thức đối chứng
T: đường kính khuẩn lạc được đo ở nghiệm
thức xử lý thuốc
(Theo công thức Abbott, 1925)
Ảnh hưởng của thuốc được đánh giá theo
bốn cấp độ: (Usha et al., 2014)

Trong đó: T: là giá trị hiệu chỉnh của tốc độ
tăng trưởng đường kính khuẩn lạc và khả năng
tăng trưởng sinh sản để phân loại sản phẩm
VG: là phần trăm tốc độ tăng trưởng đường
kính khuẩn lạc và SP là phần trăm hình thành
bào tử so với đối chứng.
Các giá trị T để phân loại về hiệu quả của sản
phẩm hóa học trên các loại nấm như: 0 - 30 (rất ảnh
hưởng), > 30 - 45 (ảnh hưởng), > 45 - 60 (ảnh
hưởng trung bình) và > 60 (không ảnh hưởng).


Bảng 1. Tên hoạt chất và tên thƣơng mại của các loại thuốc thí nghiệm

Hoạt chất

Thuốc trừ nấm
bệnh

Liều khuyến cáo
(ml / lít)

Propiconazole + Tricyclazole

Tillage super 525SE

1 ml

Azoxytrobin + Difenoconazole

Amistartop 325SC

1 ml

Hexaconazole

Tecvil 50SC

1 ml

Fenbuconazole


Indar 240SC

1,1 ml

Picoxystrobin

Aproach 250SC

1,6 ml

Mancozeb

TaiYou 20SC

1,56 ml

Metalaxyl

Mataxyl 500WP

1,50 ml

Fenoxanil

Dithane M - 45 80WP

3,125 ml

Validamycin


Validan 5SL

3,75 ml

Kasugamycin

Kasumin 2SL

5 ml

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả sự phát triển của khuẩn lạc nấm
được trình bày ở bảng 2 và hình 1(a,b) cho thấy
sau 15 ngày thử thuốc, ở hai công thức chứa
hoạt chất Propiconazole + Tricyclazole,
Azoxytrobin + Difenoconazole và Hexaconazole
cho kết quả ức chế hoàn toàn sự phát triển
đường kính tản nấm Beauveria bassiana ở cả ba
nồng độ thử nghiệm. Công thức chứa hoạt chất
Fenbuconazole, Mancozeb và Kasugamycin có
ảnh hưởng tương đối cao đối với sự phát triển
đường kính tản nấm B. bassiana ở cả ba nồng
44

Tên thương mại

độ, khi tăng nồng độ lên (2 × LKC) thì cả ba hoạt
chất Fenbuconazole, Mancozeb và Kasugamycin
có khả năng ức chế sự sinh trưởng cao lần lượt
là (89%, 80% và 57%) so với hai nồng độ còn lại.

Ba công thức chứa hoạt chất Metalaxyl,
Fenoxanil và Validamycin ít ảnh hưởng tới sự
phát triển đường kính tản nấm B. bassiana ở hai
nồng độ thuốc (½ × LKC) và (1 × LKC), chỉ gây
ức chế đường kính tản nấm phát triển trung bình
ở nồng độ (2 x LKC) (24% - 45%). Hoạt chất
Validamycin ít ảnh hưởng đến sự phát triển của
nấm B. bassiana ở cả ba nồng độ.


Kết quả nghiên cứu khoa học

BVTV - Sè 1/2018
gần như cho kết quả ức chế tương đương nhau
ở cả ba nồng độ khảo nghiệm. Hoạt chất
Fenoxanil cho khả năng ức chế hình thành bào
tử thấp nhất ở nồng độ (½ × LKC) so với các
hoạt chất còn lại.

1

2

Ghi chú: (½ × LKC) , (LKC) và (2 × LKC)

3
1

2


3

Ghi chú: (½ × LKC) , (LKC) và (2 × LKC)
Hình 1(a). Ảnh hƣởng của sáu loài thuốc trừ
bệnh ở ba dãy nồng độ đối với sự phát triển của
nấm Beauveria bassiana tại thời điểm 15 NSKC
Kết quả mật độ bào tử nấm Beauveria
bassiana hình thành sau 15 ngày sau khi cấy
(NSKC) cho thấy các hoạt chất gây ức chế khuẩn
lạc nấm phát triển cao thì có khả năng hình thành
bào tử thấp (bảng 2). Ba hoạt chất Propiconazole
+ Tricyclazole, Azoxytrobin + Difenoconazole và
Hexaconazole gây ức chế hoàn toàn sự phát
triển của nấm, dẫn đến không hình thành bào tử,
hoạt chất Fenbuconazole tuy tản nấm có phát
triển nhưng không thể hình thành bào tử và bị ức
chế hoàn toàn. Các hoạt chất còn lại đều bị ức
chế hình thành bào tử cao (trên 50%) ở hai nồng
độ (1 × LKC) và (2 × LKC). Tuy nhiên, ba hoạt
chất Picoxystrobin, Mancozeb và Kasugamycin
có khả năng ức chế cao ngay cả ở nồng độ (½ ×
LKC). Hai hoạt chất Metalaxyl và Validamycin

Hình 1(b). Ảnh hƣởng của bốn loài thuốc trừ
bệnh ở ba dãy nồng độ và nghiệm thức đối
chứng đối với sự phát triển của nấm
Beauveria bassiana tại thời điểm 15 NSKC
Thang đánh giá độ độc của thuốc trừ nấm
gây bệnh cây trồng đối với nấm ký sinh ký sinh
côn trùng B. bassiana được tính theo công

thức tính của theo công thức tính của Usha et
al. (2014) cho thấy sáu hoạt chất
Propiconazole + Tricyclazole, Azoxytrobin +
Difenoconazole,
Hexaconazole,
Fenbuconazole, Picoxystrobin và Mancozeb
ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng và phát
triển của nấm B. bassiana ở cả ba nồng độ.
Hoạt chất Kasugamycin có ảnh hưởng đến
sinh trưởng của nấm ở mức độ ảnh hưởng tại
hai nồng độ (½ × LKC) và (1 × LKC) và tăng
khả năng ức chế lên mức độ rất ảnh hưởng tại

45


Kết quả nghiên cứu khoa học

BVTV - Sè 1/2018

nồng độ (2 × LKC). Trong điều kiện thí nghiệm
ba hoạt chất Metalaxyl, Fenoxanil và
Validamycin không ảnh hưởng sinh trưởng và
phát triển của nấm B. bassiana ở nồng độ thấp

(½ × LKC) và ảnh hưởng trung bình cho đến
mức độ ảnh hưởng ở hai nồng độ (1 × LKC) và
(2 × LKC). (bảng 3).

Bảng 2. Ảnh hƣởng của các nồng độ thuốc trừ bệnh đến tỷ lệ nẩy mầm,

sự phát triển tản nấm và mật độ bào tử của nấm Beauveria bassiana
o
(ở điều kiện T = 28 ± 2 C, H = 72 ± 4)

Hoạt chất

Propiconazole
+ Tricyclazole
Azoxytrobin +
Difenoconazole

Hexaconazole

Fenbuconazole

Picoxystrobin

Mancozeb

Metalaxyl

Fenoxanil

Validamycin

Kasugamycin
Đối chứng
Mức ý nghĩa
CV (%)


Nồng độ

½ × LKC
1 × LKC
2 × LKC
½ ×LKC
1 × LKC
2 × LKC
½ × LKC
1 × LKC
2 × LKC
½ × LKC
1 × LKC
2 × LKC
½ × LKC
1 × LKC
2 × LKC
½ × LKC
1 × LKC
2 × LKC
½ × LKC
1 × LKC
2 × LKC
½ × LKC
1 × LKC
2 × LKC
½ × LKC
1 × LKC
2 × LKC
½ × LKC

1 × LKC
2 × LKC
-

Tỷ lệ nẩy mầm (%)
sau 24 giờ (TB ±
SD)
0m
0m
0m
0m
0m
0m
3,2 ± 0,04 lm
0m
0m
16,2 ± 0,09 j
17,8 ± 0,03 j
6,4 ± 0,04 kl
51,6 ± 0,09 h
36,8 ± 0,03 i
36,2 ± 0,03 i
35,2 ± 0,09 i
20,6 ± 0,04 j
12,2 ± 0,03 jk
96,4 ± 0,01ab
90,4 ± 0,04 bcd
81,6 ± 0,11 de
83,4 ± 0,01 d
72,8 ± 0,03 ef

67,8 ± 0,03 ef
93,8 ± 0,01 abc
90,4 ± 0,04 bcd
85,4 ± 0.07 cd
83,4 ± 0.05 de
59,8 ± 0,05 gh
48,2 ± 0,02 hi
98,6 ± 0,01 a
*
8,39

Đường kính khuẩn lạc (cm)

Mật độ bào tử
7
2
(x10 /cm )

(TB ± SD)

(%)
Ức chế

(TB ± SD)

0l
0l
0l
0l
0l

0l
0l
0l
0l
1,37 ± 0,04 j
1,29 ± 0,05 j
0,62 ± 0,57 k
2,99 ± 0,07 g
2,56 ± 0,04 h
2,49 ± 0,04 h
2,54 ± 0,09 h
2,09 ± 0,05 i
1,30 ± 0,07 j
4,87 ± 0,07 c
4,15 ± 0,05 d
3,39 ± 0,02 f
4,12 ± 0,03 d
3,92 ± 0,04 de
3,72 ± 0,03 e
5,23 ± 0,06 b
5,15 ± 0,06 b
4,72 ± 0,08 c
3,91 ± 0,02 de
3,14 ± 0,05 fg
2,33 ± 0,04 hi
5,80 ± 0,06 a
*
4,74

100

100
100
100
100
100
100
100
100
75
76
89
45
53
54
59
66
80
21
33
45
24
28
32
16
17
24
28
42
57
0,0

-

0k
0k
0k
0k
0k
0k
0k
0k
0k
0k
0k
0k
1,36 ± 0,12 gh
1,05 ± 0,13 hi
0,38 ± 0,03 j
2,04 ± 0,18 f
1,58 ± 0,21 g
0,57± 0,05 i
6,75 ± 0,23 b
3,83 ± 0,15 d
2,65 ± 0,28 e
7,09 ± 0,25 ab
4,02 ± 0,16 d
2,78 ± 0,30 e
5,34 ± 0,71 c
4,83 ± 0,78 cd
2,94 ± 0,41 e
2,94 ± 0,39 e

2,16 ± 0,78 f
1,17 ± 0,17 h
8,85 ± 0,15 a
*
0,99

(%)
Ức
chế
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
85
88
96
77
82
94
24
57
70

20
55
69
40
45
67
67
76
87
0,0
-

Ghi chú: Trong cùng một cột các số trung bình có cùng chữ theo sau giống nhau thì không khác
biệt nhau qua phép thử TUKEY HSD; *: Khác biệt có ý nghĩa mức 5%. LKC: Liều Khuyến Cáo

46


Kết quả nghiên cứu khoa học

BVTV - Sè 1/2018

Bảng 3. Đánh giá độ độc của các loại thuốc trừ nấm bệnh với nấm ký sinh côn trùng B. bassiana
Hoạt chất
Propiconazole + Tricyclazole
Azoxytrobin + Difenoconazole
Hexaconazole
Fenbuconazole
Picoxystrobin
Mancozeb

Metalaxyl
Fenoxanil
Validamycin
Kasugamycin

(½ x LKC)
*
Rất ảnh hưởng (0)
Rất ảnh hưởng (0)
Rất ảnh hưởng (0)
Rất ảnh hưởng (5)
Rất ảnh hưởng (23)
Rất ảnh hưởng (27)
Không ảnh hưởng (77)
Không ảnh hưởng (79)
Không ảnh hưởng (65)
Ảnh hưởng (41)

Nồng độ
(1 x LKC)
Rất ảnh hưởng (0)
Rất ảnh hưởng (0)
Rất ảnh hưởng (0)
Rất ảnh hưởng (5)
Rất ảnh hưởng (19)
Rất ảnh hưởng (21)
Ảnh hưởng trung bình (48)
Ảnh hưởng trung bình (51)
Ảnh hưởng trung bình (60)
Ảnh hưởng (31)


(2 x LKC)
Rất ảnh hưởng (0)
Rất ảnh hưởng (0)
Rất ảnh hưởng (0)
Rất ảnh hưởng (2)
Rất ảnh hưởng (13)
Rất ảnh hưởng (9)
Ảnh hưởng (35)
Ảnh hưởng (39)
Ảnh hưởng (42)
Rất ảnh hưởng (19)

Độ độc của thuốc tính theo công thức Usha et al. (2014) với các cấp độ: 0-30 (rất ảnh hưởng), > 30-45 (ảnh hưởng),
>45-60 (ảnh hưởng trung bình) và > 60 (không ảnh hưởng) (công thức tính được nêu trong mục 2.3 thí nghiệm 2.6

Kết quả thí nghiệm trên phù hợp với các nhận
định của Ambethgar et al. (2010) cho rằng hoạt
chất Hexaconazole có ảnh hưởng ức chế hoàn
toàn nấm Beauveria bassiana ở các nồng độ thí
nghiệm dưới liều khuyến cáo 10 lần, liều khuyến
cáo và trên liều khuyến cáo 10 lần, hoạt chất
Propiconazole và Tricyclazole chỉ gây ức chế nấm
B. bassiana ở nồng độ khuyến cáo và nồng độ cao
hơn liều khuyến cáo 10 lần. Theo kết quả nghiên
cứu của Gatarayiha et al. (2010) thì Azoxytrobin
gần như vô hại với nấm Beauveria bassiana, tuy
nhiên do thuốc trong thử nghiệm lại kết hợp
Azoxytrobin + Difenoconazole (Amistartop 325SC)
nên rất ảnh hưởng với nâm B. bassiana. Hoạt chất

Mancozeb xuất hiện khả năng ức chế nấm ở nồng
độ khuyến cáo. Loria et al. (1983) kết luận rằng
hoạt chất Mancozeb có khả năng ức chế nấm B.
bassiana ở trong điều kiện phòng thí nghiệm và
ngoài thực tế. Theo Pandey và Kanaujia (2009) thì
hoạt chất Validamycin không gây ức chế sự sinh
trưởng và phát triển của nấm B. bassiana ở dãy
nồng độ thí nghiệm (5000, 2500, 1000, 500, 300,
200, 150 và 100 ppm). Tương tự, Trần Văn Hai và
cs. (2008), Võ Thi Thu Oanh (2010) cũng kết luận
rằng hoạt chất Validamycin cũng ít ảnh hưởng cho
sự sinh trưởng và phát triển của nấm B. bassiana ở
nồng độ khuyến cáo.
4. KẾT LUẬN
Đa số thuốc trừ bệnh có ảnh hưởng bất lợi
đến sự phát triển và nẩy mầm của nấm B.
bassiana ở cả ba nồng độ khảo sát
(Propiconazole + Tricyclazole, Azoxytrobin +
Difenoconazole, Hexaconazole, Fenbuconazole,
Picoxystrobin, Mancozeb và Kasugamycin).
Ngoài trừ, ba hoạt chất Metalaxyl, Fenoxanil,

Validamycin không ảnh hưởng đối với nấm ở
nồng độ thấp (½ × LKC), nhưng vẫn gây ảnh
hưởng đến nấm B. bassiana ở cấp độ ảnh
hưởng và ảnh hưởng vừa ở hai nồng độ còn lại.
Khuyến cáo nông dân cần thận trọng khi xử lý
thuốc trừ bệnh cây trồng và nấm ký sinh côn
trùng để không làm ảnh hưởng hiệu quả của
nấm ký sinh trên côn trùng gây hại.

TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Ambethgar, V., Swamiappan M., Rabindra R. J.
and Rabindran R.,2010. Effect of selected fungicides
on in vitro vegetative growth of Beauveria bassiana
(Balsamo) Vuillemin, a pathogen of rice leaf folders.
Journal of Biological Control 24(1): 85-87
2. Amutha, M., Gulsar Banu J., Surulivelu T. and
Gopalakrishnan N.,2010. Effect of commonly used
insecticides on the growth of white Muscardine fungus,
Beauveria bassiana under laboratory conditions.
Journal of Biopesticides 3: 143 - 146.
3. Bugeme, D. M., Maniania N.K., Knapp M. and
Boga H.I.,2008. Effect of temperature on virulence of
Beauveria bassiana and Metarhizium anisopliae
isolates to Tetranychus evansi. Exper Appl Acarol. 46:
275–285
4. De Faria, M. R. and Wraight S. P., 2007.
Mycoinsecticides
and
mycoacaricides:
a
comprehensive list with worldwide coverage and
international classification of formulation types.
Biological Control 43:237-256
5. Dembilio, O., Quesada-Moraga E., SantiagoAlvarez C. and Jacas J. A., 2010. Potential of an
indigenous strain of the ento- mopathogenic fungus
Beauveria bassiana as a biological control agent
against the red palm weevil, Rhynchophorus
ferrugineus. Journal of Invertebrate Pathology
104:214-221


47


Chỉ đạo sản xuất

BVTV - Sè 1/2018

6. Gatarayiha, M. C., Laing M. D., Miller R. M.,
2010. In vitro effects of flutriafol and azoxystrobin on
Beauvaria bassiana and its efficacy against
Tetranychus urticae. Pest Management Science
66(7):773-778.
7. Hawksworth, D. L., 2001. The magnitude of
fungal diversity: the 1.5 million species estimate
revisited. Mycological Reseach 105:1422–1432
8. Hokkanen, H. M. T. and Kotiluoto R., 1992.
Bioassay of the side effects of pesticides on Beauveria
bassiana and Metarhizium anisopliae: standardized
sequential testing procedure. IOBC/WPRS Bulletins
11(3): 148-151.
9. Kirk, P. M., Cannon P. F., Minter D. W., Stalpers
J. A., 2008. Dictionary of the fungi, 10th edn. CAB
International, Wal- lingford, UK.
10. Loria, R., Galaini S. and Roberts D. W., 1983.
Survival of Inoculum of the Entomopathogenic Fungus
Beauveria bassiana as Influenced by Fungicides.
Environmental Entomology 12(6): 1724-1726.
11. Pandey, A. K., and Kanaujia K. R., 2009. Effect
of different fungicides on growth, sporulation and

germination of Beauveria bassiana (Balsamo)
Vuillemin. International Journal of Plant Protection
2(1): 4-7.
12. Phạm Thị Thùy, 2004. Công nghệ sinh học
trong bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Đại học quốc gia

Hà Nội. 335 trang.
13. Roberts, D. W., and Humber R. A., 1981.
Entomogenous fungi. In: Cole GT, Kendrick B, (Eds.),
14. Trần Văn Hai, 2008. Ứng dụng chế phẩm sinh
học từ nấm có ích để phòng trừ sâu ăn lá, bọ cánh
cứng (sùng đất) hại rễ cây trồng cạn cho vùng đất
giồng cát tỉnh Trà Vinh. Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp tỉnh, Đại học Cần Thơ.
15. Võ Thị Thu Oanh, 2010. Nghiên cứu các đặc
tính sinh học và đánh giá độc tính của các mẫu phân
lập nấm Beauveria và Metarhizium ký sinh trên trùng
gây hại. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Trường Đại Học
Nông Lâm. Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Usha, J., Naren Babu M. and Padmaja V.,
2014. Detection of compatibilty of entomopathogenic
fungus Beauveria bassiana (Bals.) vuill. with
pesticides, fungicides and botanicals. International
journal of plant animal and environmental sciences
4(2): 2231-4490
17. Vestergaard, S., Cherry A., Keller S. and Goettel
M., 2003. Safety of hyphomycete fungi as microbial
control agents. In: Hok- kanen HMT, Hajek AE (eds)
Environmental impacts of microbial insecticides. Kluwer
Academic Publishers, Dordrecht: 35-62


Phản biện: TS. Ngô Vĩnh Viễn

THÔNG BÁO KẾT QUẢ HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC
BẢO VỆ THỰC VẬT CÁC TỈNH PHÍA NAM NĂM 2017
Cục Bảo vệ thực vật

Ngày 05/12/2017 Trung tâm Bảo vệ thực
vật (BVTV) phía Nam đã tổ chức Hội nghị
“Tổng kết công tác BVTV năm 2017, kế
hoạch công tác năm 2018” tại Thành phố Mỹ
Tho, tỉnh Tiền Giang.

48

Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo Cục BVTV,
Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn các tỉnh Tiền Giang, Lãnh đạo Chi cục
Trồng Trọt và BVTV các tỉnh phía Nam; Viện
nghiên cứu lúa ĐBSCL, Trường đại học Cần


Chỉ đạo sản xuất
Thơ, ĐH Tiền Giang, Lãnh đạo một số doanh
nghiệp kinh doanh thuốc BVTV; phóng viên Đài
phát thanh truyền hình tỉnh Vĩnh Long, Đài phát
thanh truyền hình tỉnh Tiền Giang, Thông tấn xã
Việt Nam tại Tiền Giang.
Chủ trì Hội nghị gồm các đồng chí: Phó Cục
trưởng Cục BVTV Lê Văn Thiệt, Phó Giám đốc

Sở Nông nghiệp và PTNT Tiền Giang Lê Minh
Khánh và Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam
Lê Quốc Cường.
Hội nghị đã nghe Báo cáo Tổng kết công tác
BVTV năm 2017, kế hoạch công tác năm 2018
do Trung tâm BVTV phía Nam trình bày cùng các
tham luận, báo cáo sau:
- Tình hình sâu năn và công tác quản lý sâu
năn hại lúa của Chi cục Trồng Trọt và BVTV Kiên
Giang;
- Kết quả công tác quản lý Bọ xít muỗi và
bệnh thán thư hại điều của Chi cục Trồng Trọt và
BVTV Bình Phước;
- Báo cáo kết quả dự án huấn luyện IPM cho
3 tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang giai
đoạn 2015-2017 của Tổ Chức GIZ phối hợp với
Trung tâm BVTV phía Nam;
- Báo cáo nội dung và tiến độ thực hiện
chương trình Cùng Nông dân bảo vệ môi trường
giai đoạn 2017-2021 của Ban điều hành chương
trình Cùng Nông dân bảo vệ môi trường.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về
tình hình dịch hại trên một số cây trồng như lúa,
cây điều, cây khoai mì, đăc biệt về nguy cơ
bùng phát dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn
lá lúa trong năm 2018 qua số liệu phân tích tỷ lệ
rầy mang virus trong tháng 12 của Trung tâm
BVTV phía Nam. Do vậy việc tuân thủ lịch
xuống giống “Né rầy” của Cục BVTV là rất quan
trọng, tuy nhiên việc xuống giống lúa còn phải

quan tâm đến nguồn nước; Bên cạnh bệnh VLLXL lúa, các dịch hại khác cũng cần quan tâm
như sâu năn, rầy xanh đuôi đen, rầy bông, bệnh
đạo ôn, bệnh bạc lá lúa. Các biện pháp phòng
chống sâu bệnh bằng gải pháp thúc đẩy ứng
dụng IPM trên diện rộng, công tác quản lý sử
dụng thuốc BVTV có vai trò lớn trong việc kiểm
soát sự bùng phát của dịch hại, an toàn vệ sinh
thực phẩm và môi trường; Công tác thúc đẩy
sản xuất nông sản an toàn phục vụ xuất khẩu
và liên kết sản xuất nông sản, đặc biệt cây ăn
quả cũng được đề cặp đến.
Phó Cục trưởng Lê Văn Thiệt đánh giá cao
thành tích của Trung tâm Vùng cùng với Chi cục
Trồng trọt và BVTV các tỉnh đã đạt được, Công
tác dự tính dự báo tốt, phát hiện bệnh VL- LXL

BVTV - Sè 1/2018
sớm giúp Cục BVTV chỉ đạo kịp thời nhờ đó diện
tích nhiễm VL – LXL đã giảm xuống đáng kể góp
phần quan trọng vào bảo vệ sản xuất, đảm bảo
an ninh lương thực, trong năm 2017. Công tác
chuyển giao khoa học kỹ thuật: 1 phải 5 giảm, 3
Giảm 3 tăng, Công nghệ sinh thái …đã tập hợp
được nông dân sản xuất theo chuỗi đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó có sự phối
hợp tốt giữa ngành với các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh thuốc BVTV trong thời gian qua
thể hiện qua Chương trình “Cùng nông dân bảo
vệ môi trường” giai đoạn 2, với sự đồng thuận
của 16 đơn vị sản xuất kinh doanh thuốc BVTV.

Cho đến nay, một số tỉnh đã triển khai mô hình
cùng Nông dân bảo vệ môi trường rất tốt như
tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên trong công tác, ngành
BVTV cũng còn gặp phải một số khó khăn: tình
hình biến đổi khí hậu dẫn đến diễn biến sâu bệnh
phức tạp hơn; Nông dân sử dụng thuốc rất bất
cập, mặc dù được hướng dẫn theo 4 đúng
nhưng chưa tuân thủ; lực lượng cán bộ BVTV
cấp cơ sở còn mỏng, khó khăn trong công tác
điều tra phát hiện.
Để tiếp tục phát huy thành tích đạt được,
khắc phục khó khăn, tiếp tục bảo vệ sản xuất và
ứng phó biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm
trọng, Cục BVTV yêu cầu Chi cục Trồng trọt và
BVTV các tỉnh lưu ý thực hiện tốt các nội dung
sau đây:
1) Thiết lập, củng cố hệ thống bẩy đèn, tăng
cường công tác điều tra phát hiện, dự tính dự
báo, chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh gây hại cây
trồng; Trên cây lúa chú ý đến muỗi hành, bệnh
VL – LXL, bệnh đạo ôn. Năm nay tình hình lũ
vừa phải đã cung cấp lượng phù sa cho đất, cần
khuyến cáo nông dân sạ thưa, bón phân cân đối.
2) Các tỉnh Đông Nam Bộ năm vừa qua bị bọ
xít muỗi và thán thư trên điều rất nặng. Tỉnh Bình
Phước đã có nhiều nổ lực trong công tác phòng
chống dịch hại trên cây điều, đã đưa ra các giải
pháp quản lý và tập huấn nông dân nhận biết bọ
xít muỗi rất tốt, cần tiếp tục quan tâm công tác
quản lý dịch hại trên cây điều.

3) Bệnh khảm trên khoai mì: giống HL –
S11 đang khảo nghiệm chưa được phép đưa
vào sản xuất vì vậy cán bộ kỹ thuật tỉnh cần
khuyến cáo nông dân không mua, trao đổi và
sử dụng giống này.
4) Bộ đã khẳng định và công nhận Tiến bộ kỹ
thuật 3 tăng 3 giảm. Đối với chương trình IPM
(chương trình mục tiêu quốc gia): sắp tới sẽ tập
huấn IPM trên các loại cây trồng bằng nguồn
kinh phí vay của WorldBank
49


Tổng hợp

BVTV - Sè 1/2018

5) Triển khai và thực hiện tốt đề án IPM trên
cây trồng, quản lý bọ cánh cứng hại dừa bằng
biện pháp sinh học, dự án VnSat và chương trình
“Cùng nông dân bảo vệ môi trường”.
6) Bộ NN&PTNT đã giao cho Cục BVTV quản

lý về phân bón. Cục BVTV đang xây dựng
chương trình, biên soạn bộ tài liệu tập huấn khảo
nghiệm, lấy mẫu phân bón, để sớm triển khai tập
huấn cho Chi TT& BVTV cục các tỉnh.

TRỒNG, HƢỚNG DẪN VÀ KHUYẾN CÁO TRỒNG CÂY NGŨ SẮC
Lantana camara LÀ HÀNH VI PHẠM PHÁP

Phạm Văn Lầm
Hội Côn trùng học Việt Nam
Cây ngũ sắc có tên khoa học là Lantana
camara L. (Camara vulgaris Benth., Lantana
scabrida Ait., Lantana mexicana Turner, Lantana
mixta Medik.,…). Cây ngũ sắc có vị trí phân loại
như sau: giới thực vật Plantae, ngành
Spermatophyta, lớp Dicotyledonae, bộ Lamiales,
họ Verbenaceae, chi Lantana, loài Lantana
camara L. Cây ngũ sắc còn có các tên Việt Nam
khác như cây hoa ngũ sắc, bông ổi, thơm ổi,
trâm ổi,…

Cây ngũ sắc Lantana camara
Cây ngũ sắc là cây bụi lâu năm, có mùi thơm,
kích thước trung bình (chiều cao 2-5 m). Thân
gần thẳng đứng, hoặc giống thân bò, đôi khi
giống thân leo (leo lên cây thân gỗ thấp hoặc cây
thân bụi khác, leo được nhờ điểm bám là gai trên
thân, nhánh thân hoặc lá cây). Cây ngũ sắc có
bộ rễ khỏe, với một rễ cái và nhiều rễ phụ. Thân
cây có 4 cạnh, đôi khi có gai. Thường thường có
50

nhiều thân cùng mọc khỏi mặt đất. Lá mọc đối,
có hình ô van hoặc hình mũi giáo rộng với chiều
dài 2-12 cm và chiều rộng 2-6 cm. Mép lá có
răng cưa. Mặt lá từ màu xanh vàng đến màu
xanh, xù xì, có lông tơ nhỏ. Lá bốc ra mùi hăng
khi nghiền nát. Hoa nhỏ sặc sỡ nhiều màu, có

cuống, mọc dày thành cụm với 20-40 hoa,
đường kính cụm hoa khoảng 4 cm. Cụm hoa có
thể màu vàng, da cam, trắng, tím nhạt, hồng
hoặc đỏ. Quả dạng quả hạch, hình tròn nhỏ, màu
xanh sau thành màu tía và cuối cùng có màu
xanh đen. Mỗi quả thường có 2 hạt. Theo
APFISN (2017), một cây trưởng thành mỗi năm
có thể sản sinh được 12.000 hạt và hạt cây ngũ
sắc vẫn có thể sống sót khi cho qua lửa nóng
nhất. Hạt tươi có sức nảy mầm thấp, nhưng sức
nảy mầm gia tăng đáng kể khi hạt được đi qua
đường tiêu hóa của chim hoặc động vật gặm
nhấm, cáo. Nhiệt độ đất cao và cường độ chiếu
sáng mạnh sẽ kích thích sự nảy mầm của hạt.
Cây ngũ sắc có sức chịu đựng đối với sự biến
động rộng của các điều kiện sinh thái, thích ứng
với nhiều kiểu môi trường sống. Do đó, loài thực
vật này bắt gặp ở nhiều môi trường sống khác
nhau như đất hoang, đất rìa rừng, dải đất dọc bãi
biển, những sinh cảnh bị phá vỡ như mép đường
bộ, mép đường sắt, đất rừng sau cháy hay sau
đốn hạ cây, đất nông nghiệp. Cây ngũ sắc có thể
mọc ở bóng râm, nhưng sinh triển tốt nhất ở nơi
không có bóng râm. Nó không thể xâm lấn rừng
kín chưa bị tác động, nhưng có thể sinh trưởng
phát triển ở rìa rừng và lan nhanh khi những
khoảng trống rìa rừng gia tăng. Nghiên cứu của




×