Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

XÂY DỰNG PHẦN MỀM ĐIỀU KHIỂN – GIÁM SÁT MÁY ÉP GẠCH TRONG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

NGUYỄN TRUNG KIÊN

XÂY DỰNG PHẦM MỀM ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT MÁY ÉP GẠCH TRONG DÂY CHUYỀN SẢN
XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

THÁI NGUYÊN, THÁNG 6 NĂM 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
Đề tài:

XÂY DỰNG PHẦN MỀM ĐIỀU KHIỂN –
GIÁM SÁT MÁY ÉP GẠCH TRONG DÂY CHUYỀN SẢN
XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRUNG KIÊN
Lớp : Tự động hóa K14A, hệ chính quy
Giáo viên hướng dẫn : ThS. ĐỖ THỊ MAI

Thái Nguyên Tháng 6 năm 2020




LỜI NÓI ĐẦU
Gạch xây là một bộ phận cấu thành quan trọng của ngôi nhà hoặc một công
trình kiến trúc dân sự. Một năm, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, cả
nước ta tiêu thụ từ 20 – 22(tỷ viên), nếu cứ với đà phát triển này, đến năm 2020
lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 40 tỷ viên, một số lượng khổng lồ, để đạt được
mức này, lượng đất xét phải tiêu thụ vào khoảng 600 triệu m 3 đất sét tương đương
với 30.000 ha đất canh tác, bình quân mỗi năm mất 2500 ha đất canh tác. Riêng
năm 2020 mất 3150 ha đất. Không những vậy, gạch nung còn tiêu tốn rất nhiều
năng lượng: Than, củi, đặc biệt là than đá, quá trình này thải vào bầu khí quyển của
chúng ta một số lượng lớn khí độc không chỉ ảnh hưởng tới môi trường sức khỏe
của con người mà còn làm giảm tới năng suất của cây trồng, vật nuôi. Chính vì vậy,
theo quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày
01/08/2001, phải phát triển gạch không nung thay thế gạch đất nung từ 10% - 15%
vào năm 2005 và 25% - 30% vào năm 2010, xóa bỏ hoàn toàn gạch đất nung thủ
công năm 2020.
Vì vậy công nghệ sản xuất gạch không nung từ cát, mạt đá, xi măng, … đồng
thời tận dụng được các nguồn phế thải xây dựng và công nghiệp giải quyết được tất
cả các vấn đề của gạch nung và góp phần cải thiện môi trường xanh, sạch, đẹp.
Tại Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản tỷ lệ vật liệu xây dựng không nung chiếm tới hơn
70% thị phần, một số nước phát triển trên thế giới đang có xu hướng giảm gạch đất sét
nung xuống chỉ còn 30% - 50% và xu hướng thay thế toàn bộ bằng gạch không nung.
Ở nước ta, tỷ lệ sử dụng gạch không nung rất thấp, đến thời điểm này tỷ lệ
gạch không nung mới chiếm 4% - 5% sản lượng gạch toàn quốc – mặt khác tỷ lệ
gạch nung thủ công lại chiếm tới 70% - 100% tùy theo từng địa phương.
Trên cơ sở những vẫn đề đã đưa ra, đồ án: “Xây dựng phầm mềm điều khiển giám sát máy ép gạch trong dây chuyền sản xuất gạch không nung” được hình thành.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo thuộc khoa Tự Động Hóa đã
hướng dẫn em hoàn thiện đồ án tốt nghiệp. Đặc biệt em xin cảm ơn sâu sắc đến


3


giảng viên Th.S Đỗ Thị Mai - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá
trình làm và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có cố gắng song do kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế,
kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đồ án không tránh khỏi thiếu sót, Vậy nên em rất
mong nhận được sự , đánh giá, góp ý của các thầy cô để đồ án của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2020
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN TRUNG KIÊN

4


MỤC LỤC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC.................................................................................................................. 1
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................................... 3
MỤC LỤC..................................................................................................................................................... 5
...................................................................................................................................................................... 6
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................................................. 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................................................ 8
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN........................................................................................................................... 9
1.1. Tổng quan............................................................................................................................................ 9
1.1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................................................... 9
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................ 9
1.1.3. Mục tiêu của đề tài........................................................................................................................ 9

1.2. Khái quát về gạch không nung............................................................................................................. 9
1.2.1. Phân loại gạch không nung......................................................................................................... 10
1.2.2. Vai trò của gạch không nung trong xây dựng...............................................................................13
1.2.3. Thực trạng sản xuất gạch không nung trên Thế giới và Việt Nam................................................15
1.2.4. Những ưu điểm và hạn chế của gạch không nung hiện nay..........................................................17
1.3. Tổng quan về dây truyền sản xuất gạch không nung...........................................................................18
1.3.1. Đặc điểm công nghệ.................................................................................................................... 19
1.3.2. Sơ đồ khối dây truyền công nghệ sản xuất gạch không nung.......................................................20
1.3.3. Sơ đồ công nghệ hệ thống........................................................................................................... 21
1.3.4. Sơ đồ quy trình sản xuất gạch không nung.................................................................................. 21
1.3.5. Các bước làm gạch...................................................................................................................... 23
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH - THIẾT KẾ HỆ THỐNG................................................................................. 24
2.1. Giới thiệu về máy ép gạch................................................................................................................. 24
2.1.1. Sơ đồ cấu trúc máy ép gạch......................................................................................................... 24
2.1.2. Các cơ cấu trong máy ép gạch..................................................................................................... 24
2.1.3. Nguyên lý hoạt động của máy ép gạch........................................................................................25
2.1.4. Các yêu cầu điều khiển cho máy ép gạch..................................................................................... 26
2.1.5. Các lỗi có thể xảy ra với hệ thống và giải pháp khắc phục...........................................................26
2.1.6. Thông số cần điều khiển – giám sát............................................................................................. 26
2.2. Sơ đồ................................................................................................................................................. 30
2.2.1 Sơ đồ mạnh động lực................................................................................................................... 30
2.2.2. Sơ đồ mạch điều khiển................................................................................................................ 31
2.2.3. Sơ đồ đấu nối PLC ngoại vi......................................................................................................... 32
2.3. Lựa chọn thiết bị điều khiển - giám sát............................................................................................... 33
2.3.1. Thiết bị cấp trường...................................................................................................................... 33
2.3.1.1. Thiết kế hệ thống thủy lực cho máy ép gạch.............................................................................33
2.3.1.2. Tính chọn thiết bị động lực cho hệ thống thủy lực....................................................................39
2.3.1.3. Thiết kế mạch truyền động điện cho các cơ cấu........................................................................47
2.3.1.4. Lựa chọn aptomat tổng............................................................................................................. 55
2.3.1.5. Thống kê thiết bị chung cho mạch động lực..............................................................................55

2.3.2. Thiết bị cấp điều khiển................................................................................................................ 56
2.3.2.1. Lựa chọn Modul PLC.............................................................................................................. 57
2.3.2.2. Lựa chọn Modul mở rộng......................................................................................................... 58
2.2.3. Thiết bị giám sát......................................................................................................................... 58
CHƯƠNG III. ĐIỀU KHIỂN - GIÁM SÁT MÁY ÉP GẠCH KHÔNG NUNG...........................................59
3.1. Phần mềm lập trình Tia PORTAL V14............................................................................................... 59
3.1.1. Các tính năng của phần mềm TIA PORTAL V14.........................................................................59
3.2.2. Cài đặt phần mềm TIA PORTAL V14......................................................................................... 60
3.2. Bảng tag liên kết................................................................................................................................ 60
3.2.1. Bảng địa chỉ vào/ra cho PLC....................................................................................................... 60
3.2.2. Bảng tag liên kết PLC với WINCC............................................................................................. 62
3.3. Điều khiển......................................................................................................................................... 63
3.3.1. Chương trình khối OB1 ( chương trình chính )............................................................................65

5


3.3.2. Chương trình Khối FC1 ( chương trình Auto ).............................................................................69
3.3.3. Chương trình Khối FC2 ( chương trình Manu )...........................................................................75
3.3.4. Chương trình khối FC3 ( chương trình mô phỏng )......................................................................82
3.3.5. Chương trình khối FC4 ( giả lập tín hiệu analog )........................................................................86
3.4. Giám sát............................................................................................................................................ 86
3.4.1. Khai báo tag sử dụng giao diện WinCC với PLC S7- 1200..........................................................86
3.4.2. Bảng trạng thái............................................................................................................................ 87
3.4.3. Bảng điều khiển.......................................................................................................................... 87
3.4.4. Giao diện chương trình WinCC hoàn thiện..................................................................................88
3.4.5. Giao diện chế độ AUTO.............................................................................................................. 89
3.4.6. Giao diện chế độ MANU............................................................................................................ 89
3.4.7. Nguyên lý hoạt động của toàn bộ hệ thống..................................................................................90
KẾT LUẬN................................................................................................................................................. 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................ 92

6


DANH MỤC HÌNH ẢNH

7


DANH MỤC BẢNG BIỂU

8


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan
1.1.1. Đặt vấn đề.
Trong thời gian qua tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đi cùng đó là nhu cầu
xây dựng các công trình kiến trúc văn hóa , cao ốc, khách sạn, chung cư,…càng
phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng nói chung và gạch ngói nói
riêng cho các công trình là hết sức to lớn. Theo đánh giá của hội vật liệu xây dựng
Việt Nam hơn 20 năm qua ngành công nghiệp vật liệu xây dựng nước ta đã được
đầu tư phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm đáp
ứng được nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu trong đó gạch sét nung có vai
trò quan trọng được phát triển sản xuất từ thành thị đến nông thôn và miền núi sản
lượng từ hơn 3,4 tỷ viên 1990 lên 25 tỷ viên năm 2012, dự báo 2020 lên 40 tỷ viên.
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài.
Nếu toàn bộ nhu cầu gạch xây dựng đều tập trung vào gạch đất sét nung thì
gần 10 năm nữa chúng ta sẽ đào đi 1 tỷ m3 mà phần lớn là đất canh tác. Điều này

ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên đất nước. Không những thế trong quá trình
sản xuất gạch truyền thống làm tiêu tốn năng lượng than, của để nung thảy lượng
khí độc lớn làm ảnh hưởng đến môi trường, có hại sức khỏe con người, giảm năng
suất cây trồng. Bởi vậy nhu cầu về 1 công nghệ mới thân thiện với môi trường là hết
sức cần thiết và cấp bách.
1.1.3. Mục tiêu của đề tài.
Hiện nay, công nghệ sản xuất vật liệu không nung đang được nhiều nước
phát triển trên Thế Giới áp dụng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá
trình khai thác, sản xuất và mang nhiều hiệu quả tích cực: tận dụng nguồn nguyên
liệu rẻ tiền, giá thành VLXD thấp,… Ngoài ra công nghệ này còn mang hiệu quả
cao trong nghành xây dụng và lợi ích người tiêu dùng. Vì vậy công nghệ gạch
không nung phù hợp với xu thế phát triển toàn cầu.
1.2. Khái quát về gạch không nung
Gạch không nung là loại gạch xây dựng mà sau khi gia công định hình không
cần phải sử dụng nhiệt nung nóng đỏ viên gạch cũng tự đóng rắn đạt để các chỉ số
về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước ... Độ bền của viên gạch không nung

9


được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần
kết dính của chúng. Bản chất của sự liên kết tạo hình trong gạch không nung là do
các phản ứng hoá đá xảy ra trong hỗn hợp tạo gạch, nhờ đó sẽ làm tăng dần độ bền
của gạch theo thời gian.

Hình 1. 1. Gạch không nung
Gạch không nung ở Việt Nam đôi khi còn được gọi là gạch block/blốc, gạch
bê tông, gạch block bê tông ...; tuy nhiên với cách gọi này thì không phản ánh đầy
đủ khái niệm về gạch không nung. Mặc dù gạch không nung được dùng phổ biến
trên thế giới nhưng hiện ở Việt Nam gạch không nung vẫn chiếm tỉ lệ thấp.

1.2.1. Phân loại gạch không nung
Hiện nay trên thị trường trong nước, gạch không nung thường được phân loại
và gọi tên riêng chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu và phụ gia chính sử dụng cũng
như công nghệ ép viên. Theo đó, có những loại gạch không nung sau :
- Gạch xi măng cốt liệu: Gạch xi măng cốt liệu còn gọi là gạch blốc (block),
được tạo thành từ xi măng và một trong số hoặc nhiều các cốt liệu sau đây: mạt đá,
cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất ... Loại gạch này thường
có cường độ chịu lực tốt (trên 80 kg/cm²), khả năng chống thấm và cách âm cách

10


nhiệt tốt, tỉ trọng lớn (thường trên 1.900 kg/m³, nhưng nếu tạo kết cấu lỗ thì sẽ có
thể cho khối lượng thể tích nhỏ hơn 1.400 kg/m³).

Hình 1. 2. Gạch xi măng cốt liệu dạng lỗ
Đây là loại gạch được khuyến khích sử dụng nhiều nhất và được ưu tiên phát
triển mạnh nhất. Nó đáp ứng rất tốt các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu, môi trường,
phương pháp thi công. Loại gạch này dễ sử dụng, có thể dùng vữa thông thường để
gắn kết các viên gạch với nhau.
Gạch xi măng cốt liệu có tỉ trọng cao thường được sử dụng trong xây dựng
công trình cao tầng vì lý do chính là tạo đối trọng, kết cấu vững chắc với cường độ
cao. Với những công trình không cần đối trọng lớn, có thể dùng gạch xi măng cốt
liệu kết cấu lỗ có khối lượng thể tích nhỏ mà vẫn đảm bảo được độ bền, không nặng
và sự vững chãi cho công trình. Ví dụ: Những công trình cần sản phẩm gạch có
cường độ 75 kg/cm² với gạch đất nung phải dùng loại đặc tỷ trọng 1.800 kg/m³,
nhưng nếu dùng gạch không nung xi măng cốt liệu chỉ cần dùng loại kết cấu lỗ rỗng
tỷ trọng 1.400 kg/m³ cường độ có thể đạt trên 100 kg/cm².
-


Gạch không nung bê tông nhẹ: Có hai dòng sản phẩm hình thành khi sản

xuất gạch không nung bê tông nhẹ tùy thuộc vào quy trình sản xuất và nguyên liệu,
11


đó là gạch bê tông nhẹ bọt (CLC - Cellular Lightweight Concrete) và gạch bê tông
khí chưng áp (AAC - Autoclaved Aerated Concrete).

Hình 1. 3. Gạch bê tông nhẹ V- block
+ Gạch bê tông nhẹ bọt (CLC): Sản suất bằng công nghệ tạo bọt, khí trong
kết cấu nên tỷ trọng viên gạch giảm đi nhiều (từ 350 kg/m3 có khả năng cách ly
nhiệt hoàn toàn đến 800 kg/m3), nên nó đã trở thành đặc điểm ưu việt nhất của loại
gạch này. Thành phành cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt
hữu cơ hoặc vô cơ [14, 15]. Một số sản phẩm CLC của Việt Nam đã được kiểm
định chất lượng vượt TCXDVN: 2004 về cường độ chịu nén đối với tỷ trọng 800
kg/m3 (D800).
+ Gạch bê tông khí chưng áp (AAC): Được rất nhiều nước trên thế giới ứng
dụng rộng rãi với rất nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường, siêu nhẹ, bền,
tiết kiệm năng lượng hóa thạch do không phải nung đốt truyền thống, bảo ôn, chống
cháy, cách âm, cách nhiệt, chống thấm rất tốt so với vật liệu đất sét nung. Nó còn
được gọi là gạch bê tông siêu nhẹ vì tỷ trọng chỉ bằng 1/2 hoặc thậm chí là chỉ bằng
1/3 so với gạch đất nung thông thường do kết cấu khí chiếm 80% thể tích viên gạch
đó là lý do nó có thể nổi trên mặt nước, cách âm vượt trội và cách nhiệt hay chống
cháy tốt. Do bề mặt viên gạch khá mịn nên khi xây xong tường thường không phải
trát vữa mà bả sơn luôn. Thành phành cơ bản của AAC cũng bao gồm: Xi măng, tro
bay nhiệt điện, cát mịn, vôi, nước và phụ gia tạo bọt.
12



Về độ chịu lực của gạch không nung bê tông bọt với gạch bê tông khí nếu có
cùng cường độ chịu lực (Mác) gạch bê tông bọt nặng 1000kg thì bê tông khí chưng
áp là 800kg.
Gạch bê tông nhẹ được sử dụng khá nhiều ở các công trình dân sự xây nhà hay xây
thêm tầng.
Các loại gạch không nung khác: Nguồn nguyên liệu để tạo ra các loại gạch
không nung khác sử dụng trong dân gian thường là xỉ than, đất đồi núi chất lượng
thấp, phế thải công nghiệp, phế thải xây dựng ... và phụ gia là vôi bột để tạo sự
đông kết, đóng rắn. Trong thực tế và tùy điều kiện kinh tế, người ta cũng có thể bổ
sung thêm xi măng để tăng độ bền cơ học của gạch. Công nghệ tạo viên thường là
thủ công, đổ khuôn và nén bằng tay hoặc nện chày gỗ nên các loại gạch này có độ
chịu lực yếu, lực nén thấp và độ hút nước cao. Ngoài ra, cũng có thể trực tiếp sử
dụng một số đá khoáng có sẵn trong tự nhiên để làm gạch như từ đá chẻ, đá ong, đá
silicat …

Hình 1. 4. Các loại gạch không nung khác
1.2.2. Vai trò của gạch không nung trong xây dựng
Theo Quyết định 1469/QĐ-TTg ngày 22/08/2014 về việc Phê duyệt Quy
hoạch phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030, việc đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung nói
chung và gạch không nung nói riêng có mức độ cơ giới hóa và tự động hóa cao, tiết
kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường.
Định hướng đầu tư vật liệu không nung: Tiếp tục đầu tư mới và mở rộng các
cơ sở sản xuất vật liệu không nung để có tổng công suất thiết kế trên toàn quốc đạt
khoảng 6 tỷ viên quy tiêu chuẩn/năm. Giai đoạn 2016 – 2020, tiếp tục đầu tư mới và
13


mở rộng các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng không nung để đạt tổng công suất
thiết kế trên toàn quốc đạt khoảng 13 tỷ viên quy tiêu chuẩn/năm.

Gạch không nung, gạch nhẹ, có khả năng chống thấm, chống nóng, chống
ồn, không bị rêu mốc, ăn mòn bởi thời tiết. Quá trình sản xuất gạch không nung ít
thải ra khí độc hại, sử dụng ít nguyên liệu mà chủ yếu dùng phế thải làm nguyên
liệu, giảm chi phí, tiết kiệm nguyên liệu than.
Một trong những lợi thế lớn nhất của loại gạch này là nó cho phép người xây
dựng có thể thu nhỏ trước khi chúng được đặt lên tường. Nguy cơ co rút, nứt rất
thấp và có khả năng chịu nước tốt, giúp tăng năng suất ngành xây dựng.
So với gạch nung truyền thống, gạch không nung ưu việt hơn rất nhiều vì
vốn đầu tư ban đầu chỉ bằng 30 – 40% so với gạch nung lò tuynel và mặt bằng để
phục vụ sản xuất hoặc lưu kho chỉ bằng 1/5 so với gạch nung truyền thống (Trích
“Vật liệu không nung – Yếu tố cơ bản của ngành xây dựng xanh”, Báo Kinh tế và
Dự báo – Báo điện tử của Bộ kế hoạch và Đầu tư). Thời gian từ lúc viên gạch được
sản xuất và đưa vào sử dụng chỉ bằng 1/3 so với gạch nung. Điều quan trọng là yếu
tố tiết kiệm năng lượng và hiệu suất sử dụng dây chuyền thiết bị của gạch không
nung cao hơn hẳn. Được tích hợp nhiều yếu tố thuận lợi cộng với những nghiên
cứu, thử nghiệm dây chuyền công nghệ ngày càng được cải tiến nên giá thành sản
xuất có thể cạnh tranh so với gạch nung thông thường.
Gạch không nung được ưu đãi về thuế và các chính sách của Nhà nước. Đặc
biệt, việc lắp đặt, tháo dỡ dây chuyền, thiết bị sản xuất cực kỳ năng động, tiện dụng
và nhanh gọn, có thể lắp đặt và sản xuất ở bất cứ đâu, gần công trình xây dựng – từ
đó giảm tối đa thời gian sản xuất và chi phí vận chuyển. Dây chuyền, thiết bị sản
xuất có thể lắp đặt ngay trong khu dân cư vì không ô nhiễm môi trường và có thể
sản xuất liên tục 3 ca/ngày.
Viên gạch không nung có độ đồng nhất cao và không biến dạng do không trải
qua khâu nung nên tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất lao động cho nhà thầu
(giảm 1/3 thời gian, diện tích dây dựng và giảm chi phí vật liệu gắn kết).

14



1.2.3. Thực trạng sản xuất gạch không nung trên Thế giới và Việt Nam
a.

Xu hướng phát triển gạch không nung trên thế giới.

Hiện nay các nước đã và đang phát triển đều xem sản xuất và sử dụng vật
liệu không nung là xu hướng tất yếu của xây dựng trong tương lai. Rất nhiều quốc
gia trên Thế giới đã có những chính sách riêng nhằm hỗ trợ cho việc phát triển loại
vật liệu thân thiện này dần thay thế vật liệu nung truyền thốngTại châu Âu và các
nước phát triển ở châu Á, từ thập niên 60 của thế kỷ trước, ngành sản xuất vật liệu
không nung đã phát triển mạnh, đến nay đã gần thay thế hoàn toàn gạch đất sét
nung. Vật liệu không nung chiếm thị phần ngày càng lớn do chính phủ nhiều quốc
gia sớm có những chính sách hỗ trợ để loại vật liệu này có thể cạnh tranh với vật
liệu nung. Điển hình như Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm sản xuất, sử dụng gạch
đất sét nung ở 170 thành phố từ năm 2003. Thái Lan không ban hành chính sách
khuyến khích vật liệu không nung, nhưng quản lý chặt việc sử dụng đất đai, do đó
vật liệu nung có giá cao hơn rất nhiều vật liệu không nung. Bên cạnh đó, yếu tố thị
trường điều tiết khiến công nghiệp vật liệu không nung ở Thái Lan rất phát triển,
như bê tông nhẹ đã có cách đây 10 năm. Tại Ấn Độ, gạch không nung đang có xu
hướng trở thành vật liệu phổ biến thứ hai sau gạch nung, chiếm khoảng 24% tổng
vật liệu xây dựng.
Tại các nước phát triển, vật liệu không nung chiếm khoảng 60% tổng vật liệu
xây dựng, gạch đất sét nung chỉ chiếm khoảng 10 – 15%. Tại Mỹ, những chương
trình xây dựng xanh đang có chiều hướng tăng với tốc độ đáng kể do chính sách ưu
đãi và khuyến khích của chính quyền địa phương và liên bang, có tới 1/3 các công
trình xây dựng thương mại mới là các công trình xanh, hoàn toàn xây dựng bởi vật
liệu thân thiện với môi trường như vật liệu không nung. Trong 5 năm tới, hoạt động
xây dựng xanh của khu vực thương mại dự kiến tăng gấp 3 lần, trị giá tới 120 – 145
tỷ USD trong xây dựng mới (Trích “Vật liệu không nung: Cần thay đổi thói quen sử
dụng”, Báo xây dựng – Báo điện tử Bộ xây dựng).

b. Nhu cầu vật liệu không nung ở Việt Nam
Theo thống kê của Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, sau 4 năm thực hiện
chương trình theo Quyết định số 1469/QÐ-TTg (trước đây là 567/QĐ-TTg) về việc
Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định

15


hướng đến năm 2030, tổng công suất thiết kế vào ba loại sản phẩm chính, gồm:
Gạch xi măng cốt liệu, gạch bê tông khí chưng áp (AAC) và gạch bê tông bọt đạt 6
tỷ viên quy tiêu chuẩn (QTC), trong đó có 13 nhà máy sản xuất AAC, 17 nhà máy
sản xuất 8 bê tông bọt, hơn 1.000 dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu công
suất hơn 10 triệu viên QTC/năm và một số chủng loại VLXKN khác.
Để có được kết quả đó, trong thời gian qua, nhiều địa phương, doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất gạch ngói đã có nhiều nỗ lực trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất
và thực hiện các dự án VLXKN.
Ví dụ, trên địa bàn huyện Tây Sơn – Bình Định đã có 191 lò gạch, ngói nung
thủ công tháo dỡ, chấm dứt hoạt động (gồm 190 lò có công suất dưới 650 ngàn
viên/năm; 1 lò có công suất trên 650 ngàn viên/năm); trong đó có 147 lò nằm trong
khu dân cư, 44 lò nằm trong khu sản xuất tập trung và trong cụm công nghiệp …
Tính đến thời điểm hiện tại, ở Bình Định đã có 16 dự án sản xuất gạch không nung
với tổng công suất hơn 250 triệu viên/năm, tổng vốn đăng ký đầu tư gần 50 tỉ đồng.
Trong số này đã có 3 nhà máy đi vào hoạt động, 12 dự án đang giải phóng mặt bằng
và triển khai xây dựng … Theo kế hoạch, đến hết ngày 31/12/2016 sẽ chấm dứt
hoàn toàn hoạt động của các lò nung thủ công trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tại Quảng Ninh, một số công trình nhà chung cư cũng đang được doanh
nghiệp sử dụng khoảng 30% là vật liệu gạch không nung. Tòa nhà thương mại cao
18 tầng do Công ty LICOGI 18.1 (Bộ Xây dựng) thiết kế và thi công ở Thành phố
Hạ Long, theo các kỹ sư, từ tầng thứ 3 trở lên, đơn vị đã sử dụng toàn bộ vật liệu
ngăn tường bằng gạch không nung. Nhiều hộ dân ở huyện Đông Triều – Quảng

Ninh cũng đang có xu hướng xây nhà có sử dụng gạch không nung.
Gạch không nung hiện nay đã hiện hữu trên rất nhiều công trình trọng điểm,
điển hình như Keangnam Hà Nội, Landmard Tower, Habico Tower, Khách sạn
Horison, Hà Nội Hotel Plaza, sân vận động Mỹ Đình, làng Việt kiều Châu Âu, …
Trước đó, các văn bản của Chính phủ, Bộ Xây dựng cũng quy định rõ, các
công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sách đều phải sử dụng gạch không nung.
Khu đô thị loại 3, các công trình cao 9 tầng trở lên đều được khuyến cáo sử dụng ít
nhất 30% gạch không nung.

16


Với kết cấu nhẹ, chống thấm tốt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hiện
trạng không có nguồn nguyên liệu đất sét để sản xuất gạch nung như hiện nay thì
gạch không nung có những ưu điểm không hề nhỏ so với gạch nung truyền thống.
(Theo “Tình hình sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung tại một số địa
phương”, Trung tâm thông tin – Viện Vật liệu xây dựng – Bộ xây dựng (VIBM)).
1.2.4. Những ưu điểm và hạn chế của gạch không nung hiện nay
Gạch không nung là sản phẩm hiện đại và ngày càng được sử dụng nhiều
trong xây dựng để thay thế cho những loại gạch thông thường khác. Gạch không
nung có nhiều ưu điểm vượt trội hơn gạch nung thông thường. Ở trên thế giới gạch
không nung được sử dụng rất nhiều, nhưng ở Việt Nam, từ năm 2014 trở lại đây,
gạch không nung mới bắt đầu nở rộ và dần khẳng định vị trí của mình trong ngành
xây dựng.
a. Ưu điểm của gạch không nung.
Khi sản xuất gạch không nung, nguyên liệu không sử dụng đất nông nghiệp,
do đó không ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp để canh tác. Ngoài ra, quy
trình sản xuất gạch không nung không trải qua giai đoạn nung đốt, nên sẽ không sử
dụng đến nhiên liệu đốt, vì thế nên tiết kiệm được nhiên liệu, tránh được tình trạng
phá rừng tràn lan và không gây ô nhiễm môi trường.

Nguyên liệu để sản xuất gạch không nung hết sức phong phú, đa dạng như
đất, mạt đá, bột đá, cát vàng, xi măng, ... là nguồn nguyên liệu có ở hầu hết các tỉnh
thành trong cả nước.
Dây chuyền sản xuất gạch sử dụng ít công nhân, do các khâu hầu hết được tự
động hoá, điều này tiết kiệm được chi phí nhân công.
Khả năng chịu lực có thể đáp ứng theo nhu cầu sử dụng lớn. Gạch không
nung có thể chịu được lực với cường độ từ 30 – 40MPa trở lên (trong đó gạch nung
chỉ đạt ≤ 10MPa). Đối với những công trình hoặc những vùng tường không yêu cầu
cường độ, việc sản xuất gạch không nung có thể thay đổi để giảm bớt lượng xi
măng nhằm giảm chi phí.
Gạch không nung có khả năng cách âm tốt, cách nhiệt tốt và chống thấm cao.
Điều này hoàn toàn phù hợp vào kết cấu của viên gạch và cấp phối vữa bê tông.
Kích thước gạch không nung có nhiều loại, tùy vào nhu cầu của khách hàng để có thể

17


sản xuất, có những viên có kích thước lớn, làm cho việc xây dựng trở nên nhanh hơn,
giảm được chi phí nhân công nhưng vẫn đạt được tiến độ nhanh hơn cho công trình.
Có nhiều chủng loại, đa dạng về kích thước, nhưng khi sử dụng thì sử dụng một
kích thước chính và những chi tiết phụ, làm cho công trình đạt được tính thẩm mỹ cao.
Ngoài ra, sử dụng gạch không nung thông thường để lát vỉa hè mang lại hiệu
quả cao. Trong quá trình thi công vỉa hè, dùng gạch lát không nung không cần phải
trát mạch, tiết kiệm được vật liệu, nhân công và giảm thời gian thi công cho công
trình, ngoài ra việc thoát nước cũng dễ dàng hơn. Vỉa hè sau khi lát gạch xong có
thể sử dụng được ngay lập tức mà không cần đợi. Lát vỉa hè bằng gạch này có thể
thi công được ở mọi thời tiết, kể cả trời mưa. Kiểu dáng, hoa văn, màu sắc viên
gạch rất đa dạng, tính thẩm mỹ cao.
b. Nhược điểm của gạch không nung.
Một số loại gạch không nung có tỷ trọng cao hơn so với gạch đất nung. Do

sử dụng một phần nguyên liệu là cát, đá làm nguyên liệu khiến cho nhu cầu khai
thác cát và đá tăng cao. Tuy trong quá trình sản xuất và thi công ít ô nhiễm nhưng
các nguyên liệu thứ phẩm như xi măng, bột nhôm, ... cũng ảnh hưởng tới môi
trường.
Giá thành sản xuất một số loại gạch không nung vẫn cao hơn so với gạch
nung truyền thống. Hiện tại, gạch không nung mới gia nhập thì trường Việt Nam
chưa lâu, người dân chưa quen dùng.
Trên đây là một số ưu điểm và nhược điểm của gạch không nung, nhưng qua
đó ta thấy, gạch không nung chủ yếu mang lại nhiều ưu điểm hơn nhược điểm, vì
thế sử dụng gạch không nung sẽ là một lựa chọn tất yếu của vật liệu xây dựng cho
tương lai.
1.3. Tổng quan về dây truyền sản xuất gạch không nung
Với tiêu chí sản xuất thân thiện với môi trường, nguồn nguyên liệu ổn định,
sẵn có và đa dạng, sản phẩm chất lượng tốt với giá thành cạnh tranh được với gạch
đất sét nung.Một thế hệ vật liệu xây dựng loại mới ra đời từ việc kế thừa những đặc
tính, tập quán và thói quen sử dụng sản phẩm của những công nghệ sản xuất gạch
đất xét nung truyền thống.
Bằng cách tổng hợp những cơ chế Polyme vô cơ, Polyme hữu cơ và quá trình

18


khoáng hóa trong một hệ khép kín, tạo nên một hệ polyme hữu cơ làm chất phân tán
và phụ gia hoạt tính vô cơ làm mầm kết tinh sớm. Quy trình sản xuất gạch không
qua nung hay sấy, sản phẩm sớm đạt cường độ cao, trong vòng 5 – 7 ngày có thể sử
dụng được.
1.3.1. Đặc điểm công nghệ
Đây là công nghệ sản xuất vật liệu xây mới với những tính năng ưu việt:
- Thiết bị được thiết kế và chế tạo hoàn toàn trong nước với mức độ tự động
hóa hoàn chỉnh.

- Nguyên liệu chủ yếu hầu như có sẵn ở tất cả các địa phương: phụ gia, xi
măng và các mạt đá, …
- Giá thành rẻ hơn gạch đất xét nung truyền thống vì sử dụng hàm lượng xi
măng rất thấp và có thể sử dụng các phế liệu gốc silic như mạt đá, xỉ than nhiệt
điện,…
- Hình dáng và kích thước sản phẩm tương tự gạch đất sét nung truyền
thống với các tính chất cơ lý tính tương tự gạch đất sét nung cùng loại, do đó không
thay đổi tập quán sử dụng của đa số người dân.
- Thay đổi được công nghệ xây: có thể dán các viên gạch lại với nhau bằng
nước xi măng loãng từ đó:
+ Giảm chi phí vữa xây.
+ Giảm thời gian xây tới 4 lần.
+ Có thể thi công hoàn thiện sau khi dán không cần trát.
+ Có thể luồn dây điện, dây điện thoại, …dễ dàng suốt chiều dài bức tường
xuyên qua các lỗ trong viên gạch không cần đục, cắt tường.
+ Lợi nhuận cao hơn gạch đất sét do giá thành rẻ và được miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp đến 13 năm và được vay vốn ưu đãi theo quy định của chính phủ.
+ Chi phí đầu tư thấp, chỉ bằng 25% - 30% chi phí sản xuất gạch tuynel cùng
công suất.
- Hoàn toàn có thể chuyển giao đổi công nghệ cho các lò gạch đất sét nung
thủ công truyền thống do chi phí đầu tư thấp.
- Phù hợp với chiến lược phát triển vật liệu xây không nung của chính phủ.
- Toàn bộ thiết bị được thiết kế chế tạo trong nước, tạo việc làm cho các nhà
máy sản xuất thiết bị phụ trợ.

19


Đối với môi trường, tham gia giải quyết một số vấn đề ô nhiễm môi trường
như xử lý chất thải rắn trong công nghiệp, hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính,

giảm thiểu khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong quá trình sản xuất,
bảo vệ được nguồn nước ngầm do hạn chế khai thác đất sét để sản xuất gạch đất sét
nung.
Về phương diện kinh tế, tiết kiệm được một lượng lớn tài chính vào đầu tư
ban đầu (thiết bị, công nghệ), khả năng nguồn nguyên liệu phong phú hơn và giá
thành rất cạnh tranh với những sản phẩm truyền thống, thời gian thu hồi vốn nhanh.
Không thất thoát ngoại tệ nhập khẩu máy, toàn bộ thiết bị được sản xuất trong nước
và có đăng ký bản quyền.
Mô hình sản xuất gạch không nung hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với Việt
Nam.
1.3.2. Sơ đồ khối dây truyền công nghệ sản xuất gạch không nung

Hình 1. 5. Sơ đồ khối dây truyền công nghệ sản xuất gạch không nung
Trong dây truyền này: Đá loại 1 và đá loại 2 được đưa vào 2 phễu đá tương
ứng nhờ máy xúc sau đó được đưa vào buồng cân để định lượng. Sau khi cân xong
đá được vận chuyển đến máy trộn nhờ gầu nâng. Tại máy trộn đá cùng với xi măng
từ xilo xi măng và nước được trộn đều. Nguyên liệu từ máy trộn sau đó được đưa
vào máy tạo hình nhờ băng tải. Tại máy tạo hình, sau khi được cấp palet nhờ máy
cấp palet nguyên liệu được đưa vào khuôn và được ép nhờ hệ thống thủy lực và cơ

20


cấu rung tạo với lực ép lớn tạo ra những viên gạch blook đồng đều, gạch sau đó
được đưa ra máy chuyển gạch.
1.3.3. Sơ đồ công nghệ hệ thống.

Hình 1. 6. Sơ đồ công nghệ hệ thống.
1.3.4. Sơ đồ quy trình sản xuất gạch không nung


Hình 1. 7. Quy trình sản xuất gạch không nung
Công nghệ sản xuất gạch không nung là một công nghệ hiện đại. Gạch được
sản xuất theo công nghệ này hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, chất lượng
và có nhiều tính năng vượt trội so với các loại gạch truyền thống như: hệ số dẫn
nhiệt thấp, chống cháy tốt, có kích thước hình học lý tưởng. Đặc biệt hơn nữa, công
21


nghệ sản xuất này thân thiện với môi trường, nhà máy sản xuất không khói, không
bụi, không chất thải làm ảnh hưởng đến môi trường, bảo vệ được nguồn tài nguyên
đất.
(1) Cấp nguyên liệu:
+ Nguyên liệu : cát, mạt đá, xỉ than, nước,xi măng.
+ Quy trình : Sử dụng các phễu chứa liệu, băng tải liệu, cân định lượng, bộ
phận cài đặt phối liệu. Sau khi nguyên liệu được cấp đầy vào các phễu ( nhờ vào
máy xúc), chỉ một phần nguyên liệu được đưa xuống bàn cân theo công thức phối
trộn đã cài đặt từ trước (cấp phối bê tông đã quy định). Qua khâu này, nguyên liệu
được cấp theo công thức phối trộn đã cài đặt.
(2) Máy trộn nguyên liệu:
+ Thiết bị : Máy trộn
+ Quy trình : Cùng với các cốt liệu (mạt đá, cát, xỉ nhiệt điện, phế thải công
nghiệp, …) nước và xi măng được đưa vào máy trộn một cách hoàn tự động theo
quy định cấp phôi. Sau đó nguyên liệu được trộn ngấu đều theo thời gian cài đặt.
Hỗn hợp sau khi phối trộn được tự động đưa vào ngăn phân chia nguyên liệu ở khu
vực máy tạo hình (hay máy ép tạo blook(4)) nhờ hệ thống băng tải.
(3) Đây là khu vực chứa khay (palet) làm đế trong quá trình ép và chuyển gạch
thành phẩm ra khỏi dây truyền. Khay (palet) này có thể làm bằng gỗ ép, tre ép,
… nhưng tốt nhất là làm bằng nhựa tổng hợp siêu bền, chịu lựu nén, rung động
lớn.
(4) Máy ép gạch(Tạo hình):

+ Thiết bị : Máy ép gạch (tạo hình)
+Quy trình : Nhờ vào hệ thống thủy lực, máy hoạt động theo cơ chế ép kết hợp
với rung tạo ra lực ép rất lớn để hình thành nên các viên gạch blook đồng đều, đạt
chất lượng cao và ổn định. Cùng với việc phối trộn nguyên liệu, bộ phận tạo hình
nhờ ép rung này là hai yếu tố vô cùng quan trọng để tạo ra sản phẩm theo như ý
muốn.
(5) Tự động ép mặt: Đây là bộ phận giúp tạo màu bề mặt cho gạch tự chèn. Nó sẽ
trở nên không cần thiết nếu ta không muốn sản xuất gạch tự chèn, gạch trang
trí.
(6) Tự động chuyển gạch: Đây là máy tự động chuyển và xếp từng khay gạch vào
vị trí định trước một cách tự động. Nhờ đó mà ta có thể chuyển gạch vừa sản
xuất ra để dưỡng hộ hoặc tự động chuyển vào máy sấy tùy theo mô hình sản
xuất.
22


1.3.5. Các bước làm gạch
-

Bước 1: Loại đất được sử dụng làm gạch sẽ được hong khô đến khi còn

12%÷15% độ ẩm. Việc hong khô đất sẽ dựa trên các nguồn năng lượng có sẵn trong
nhà xưởng.
-

Bước 2: Sau khi đất đã hong khô sẽ được nghiền nát và phối trộn với các

chất phụ gia tối độ min£0.5mm. Nguyên liệu đất sẽ chiếm 80%, còn lại là chất phụ
gia. Để việc nghiền và trộn phụ gia được đều cần phải thực hiện bằng thiết bị
nghiền trộn liên hợp.

-

Bước 3: Tiếp sau đó là ủ hỗn hợp đất đã trộn với vôi từ 15%÷18%. Chúng ta

có thể thực hiện ủ trong nhà xưởng nhưng với điều kiện nền phải làm bằng xi măng
hoặc bê tông.
-

Bước 4: Sau khi ủ đất với vôi tiếp tục ủ với cát, chất thải xây dựng và các

loại phụ gia ướt khác. Để tăng độ kết dính nên sử dụng thiết bị trộn, định lượng 3
khô 2 ướt.
Bước 5: ép định hình tạo lỗ mù trên máy ép với lực ép đơn vị cho viên gạch là
550÷650(kg/cm2). Đây là công đoạn quyết định đến chất lượng gạch.
Kết luận : Qua chương 1, em đã tìm hiểu tổng quan về được gạch không
nung về phân loại, vài trò, thực trạng sản xuất cũng như ưu nhược điêm của
gạch không nung, ngoài ra tìm hiểu về dây chuyền sản xuất gạch không nung.
Qua đó hiểu biết được những vấn đề cơ bản để tiến hành xây dựng các sơ đồ
mạch, lựa chọn các thiết bị điêu khiển - giám sát.

23


CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH - THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1. Giới thiệu về máy ép gạch
Máy ép gạch là một máy nằm trong dây truyền sản xuất gạch không nung.
Dây truyền sản xuất gạch không nung gồm 6 bộ phận liên kết với nhau, có chức
năng tạo ra những viên gạch từ các nguyên liệu ban đầu là xi măng, cát, đá, phụ gia.
Máy ép gạch (máy tạo hình) là một thành phần quan trọng nhất trong dây
kích cỡ khác nhau nhưng nhìn chung các cơ cấu và nguyên lý hoạt động là như

nhau. Truyền sản xuất gạch không nung( nó còn được gọi là máy chính).
Tùy vào năng suất của từng dây truyền mà máy ép gạch có các loại khác nhau.
2.1.1. Sơ đồ cấu trúc máy ép gạch

Hình 2. 1. Sơ đồ cấu trúc máy ép gạch
2.1.2. Các cơ cấu trong máy ép gạch
a) Cơ cấu ép gạch
Đây là cơ cấu quan trọng nhất trong máy ép gạch, nó có nhiệm vụ ép nguyên
liệu thành khối gạch (blook), dưới lực ép của xylanh thủy lực và cơ cấu rung tạo ra
lực ép rung lớn ( cỡ 80 tấn) giúp cho gạch được tạo đảm bảo yêu cầu về chất lượng
và độ thẩm mỹ.
Cơ cấu ép gạch gồm có: xylanh ép gạch, động cơ cơ cấu rung.

24


b) Cơ cấu chuyển gạch
Cơ cấu chuyển gạch có nhiệm vụ chuyển gạch ra bên ngoài sau khi nó được
cơ cấu cấp palllet đẩy ra khỏi máy ép. Gạch được băng tải chuyển dần ra phía người
công nhân để vận chuyển đi dưỡng hộ, đóng gói.
Cơ cấu chuyển gạch gồm có: Động cơ cơ cấu băng tải chuyển gạch.
c) Cơ cấu cấp pallet (Khay)
Cơ cấu cấp pallet có nhiệm vụ cấp pallet cho máy ép gạch đồng thời đẩy
palet (palet đã có gạch) ra khỏi máy ép để tiếp chuẩn bị cho mẻ ép mới.
Cơ cấu cấp pallet rất đơn giản gồm 1 xylanh cấp pallet và kết cấu cơ khí để
vừa vận chuyển lần lượt các palet vào máy ép vừa đẩy palet đã có gạch ra khỏi máy
ép.
d) Cơ cấu cấp liệu
Cơ cấu cấp liệu có nhiệm vụ đưa liệu vào khuôn theo từng mẻ.
Cơ cấu cấp liệu gồm có: Khoang chứa liệu, xylanh cấp liệu, và khoang cấp

liệu, động cơ và cơ cấu lắc.
2.1.3. Nguyên lý hoạt động của máy ép gạch
Trước khi ấn nút hoạt động thì khoang chứa liệu phải chứa đầy liệu, palet
phải được cấp vào máy đồng thời palet trong khoang chứa palet phải đầy đủ đảm
bảo cấp đủ khay trong suốt quá trình hoạt động khuôn đã hạ xuống palet.
Ấn nút khởi động xylanh nạp liệu đẩy ra đẩy liệu vào khuôn đồng thời động
cơ của cơ cấu lắc hoạt động để đảm bảo liệu được cấp đầy đủ và đồng đều khuôn
(đây là một trong các giai đoạn quyết định đến chất lượng và sự đồng đều giữa các
viên gạch). Sau đó xylanh nạp liệu thu về để chuẩn bị cho mẻ tiếp theo.
Sau khi liệu được cấp đầy đủ và đồng đều vào khuôn đồng thời xylanh nạp
liệu đã về vị trí ban đầu lúc này xylanh ép hạ xuống đồng thời mô tơ thủy lực cơ cấu
rung hoạt động tạo ra lực ép lớn để ép các khối liệu trong khuôn định hình thành các
look (các viên gạch). Yêu cầu lực ép và rung phải đủ mạnh nếu không sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng viên gạch.
Sau khoảng 5s ép và rung xylanh nâng hạ khuôn nâng khuôn lên tiếp theo
xylanh ép thu về.

25


×