Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh trong dạy học chương sinh sản – sinh học 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 52 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong đổi mới giáo dục, ở hầu khắp các nước trên thế giới, người ta rất quan
tâm đến phát triển năng lực cho học sinh thông qua các môn học, thể hiện đặc biệt
rõ nét trong quan điểm trình bày kiến thức và phương pháp dạy học thông qua
chương trình, sách giáo khoa.
Ở Việt nam, nghị quyết số 29, Hội nghị Trung ương 8 Khoá XI về đổi mới
căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm
vụ và giải pháp, trong đó có nhấn mạnh: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các
yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất,
năng lực của người học.
Khoa học có vai trò quan trọng trong giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện
nay của đất nước. Do đó, chiến lược giảng dạy và phát triển năng lực (NL) khoa
học cho học sinh (HS) là rất quan trọng trong dạy học. Năng lực khoa học là một
trong những năng lực đánh giá PISA. Trong chương trình giáo dục trung học phổ
thông (THPT), quá trình dạy học các môn Khoa học tự nhiên nói chung, môn Sinh
học nói riêng có nhiều ưu thế trong việc phát triển NL khoa học cho học sinh.
Khảo sát thực tiễn dạy học hiện nay cho thấy nhiều giáo viên (GV) mong
muốn phát triển NL khoa học cho HS. Tuy nhiên đa số GV còn lúng túng vì chưa
thực sự hiểu về NL khoa học cũng như chưa biết cách thiết kế, tổ chức các hoạt
động dạy học, hoạt động giáo dục nhằm phát triển NL khoa học cho HS.
Một trong những hướng rèn luyện NL khoa học cho học sinh là vận dụng
chu trình 5E. Theo Inquiry & 5E Instructional Model,p1; ″Mô hình giảng dạy học
5E thúc đẩy việc học tập tích cực, hợp tác, HS được tham gia nhiều hơn nghe và
đọc. HS được phát triển kỹ năng, phân tích và đánh giá bằng chứng, trải nghiệm và
thảo luận. HS hợp tác với những người khác để giải quyết các vấn đề và lên kế
hoạch điều tra. Nhiều HS thấy rằng họ học tốt hơn khi họ làm việc với những
người khác trong môi trường hợp tác. Khi hoạt động, học tập hợp tác hướng tới
việc tìm hiểu khoa học, HS thành công trong việc khám phá riêng của mình. Họ
luôn đặt câu hỏi, quan sát, phân tích, giải thích, rút ra kết luận và đặt câu hỏi mới.”.
Ở trường phổ thông, có thể xem dạy học Sinh học là tổ chức các hoạt động
nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng từ đó triển các phẩm chất và NL cho HS. Sinh


học là môn khoa học thực nghiệm, mang tính đặc thù riêng của khoa học Sinh học
nên chứa đựng nhiều tiềm năng để phát triển NL khoa học.
Trong chương trình Sinh học 11 THPT, chương Sinh sản có nhiều điều thú vị,
liên quan tới thế giới xung quanh, gợi cho học sinh hứng thú tìm hiểu kiến thức và
giải thích hiện tượng thực tế.
Qua phân tích cấu trúc, nội dung chương: “Sinh sản” kết hợp với thực tiễn
dạy học của bản thân, tôi thấy có thể phát triển NL khoa học cho HS trong quá
trình dạy học chương này.
1


Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần nhỏ giúp GV tiếp
cận chương trình, sách giáo khoa mới đồng thời phát triển NL khoa học cho HS,
tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học
sinh trong dạy học chương Sinh sản – Sinh học 11 THPT”.
Điểm mới trong đề tài của tôi là: Thiết kế các hoạt động dạy học chương
Sinh sản (Sinh học 11- THPT) theo chu trình học 5E nhằm phát triển năng lực
nghiên cứu khoa học cho học sinh.

PHẦN II: NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm năng lực khoa học
Năng lực khoa học được thể hiện qua việc HS có kiến thức khoa học và sử
dụng các kiến thức để nhận ra các vấn đề khoa học, giải thích các hiện tượng khoa
học và rút ra các kết luận trên cơ sở chứng cứ về các vấn đề liên quan đến khoa
học; Hiểu những đặc tính của khoa học như một dạng tri thức của loài người và là
hoạt động tìm tòi , khám phá của con người; Nhận thức được vai trò của khoa học;
Sẵn sàng tham gia như một công dân tích cực, vận dụng hiểu biết khoa học vào
giải quyết các vấn đề liên quan.
Các khái niệm về năng lực khoa học qua các kì PISA cũng có sự thay đổi.

Nếu PISA 2003, kiến thức thức khoa học chỉ đề cập đến sự hiểu biết khoa học để
đưa ra các kết luận về tự nhiên, thì PISA 2006, kiến thức khoa học được bổ sung
thêm kiến thức về mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ.
1.2. Cấu trúc NL khoa học theo quan điểm PISA
Qua tham khảo một số tác giả khác, tôi thấy việc xác định cấu trúc NL khoa
học theo quan điểm PISA có thể dựa vào các căn cứ sau:
1.2.1. Căn cứ vào các thành tố cấu thành gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ
+ Kiến thức, kĩ năng khoa học gồm:
- Kiến thức về bản chất khái niệm, nội dung lý thuyết của thế giới tự nhiên mà
khoa học được hình thành.
- Tri thức của các tiến trình mà các nhà khoa học dùng để hình thành nên tri thức
khoa học.
- Hiểu khoa học như một bài thực hành.
+ Thái độ của con người đối với khoa học gồm:
- Hứng thú với khoa học và công nghệ.
- Sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của khoa học.
2


- Trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững. (Với an toàn môi trường và dân số
khỏe mạnh)
1.2.2. Căn cứ vào các bước để thực hiện các năng lực đó
Theo đánh giá PISA, NL khoa học gồm 3 mức độ, tương ứng với 3 mức độ
chính là 3 giai đoạn để hình thành NL khoa học cho HS.
- Giải thích hiện tượng khoa học: nhận biết, cung cấp, đánh giá, giải thích cho một
loạt các hiện tượng tự nhiên và công nghệ. NL này đòi hỏi HS phải nhớ lại kiến
thức thích hợp trong một tình huống nhất định và sử dụng nó để giải thích một hiện
tượng quan tâm.
- Đánh giá và lập kế hoạch nghiên cứu khoa học. Đây là NL cần thiết để báo cáo
kết quả khoa học, phụ thuộc vào khả năng phân biệt câu hỏi khoa học từ các kiến

thức khác nhau trong điều tra. NL này đòi hỏi phải có kiến thức đặc trưng về
nghiên cứu khoa học.
- Giải thích dữ liệu và bằng chứng khoa học. NL này đòi hỏi phải sử dụng các
công cụ toán học để phân tích hoặc tổng hợp dữ liệu và khả năng sử dụng các
phương pháp để chuyển đổi dữ liệu. NL này bao gồm cả việc truy cập thông tin
khoa học, đưa ra và đánh giá lập luận, kết luận cơ bản dựa trên bằng chứng khoa
học.
1.2.3. Căn cứ vào các biểu hiện của NL
Từ dấu hiệu nhận biết một người có NL khoa học theo dự thảo PISA 2015
thì biểu hiện của một người có năng lực khoa học đó là:
- Sử dụng tri thức khoa học để giải thích, đánh giá và đưa ra các yêu cầu khoa học
và diễn giải dữ liệu trong một loạt các tình huống phức tạp đòi hỏi yêu cầu cao của
nhu cầu nhận thức.
- Đưa ra kết luận từ nhiều vùng dữ liệu khác nhau, trong nhiều hoàn cảnh và cung
cấp mối quan hệ nhân quả.
- Luôn phân biệt được các câu hỏi khoa học và phi khoa học, giải thích mục đích
điều tra và kiểm soát các biến có liên quan.
- Chuyển đổi dữ liệu, giải thích dữ liệu phức tạp và chứng minh độ tin cậy và chính
xác của các số liệu khoa học.
- Xử lí các tình huống không quen thuộc và phức tạp.
- Phát triển lí luận và đánh giá các giải thích, mô hình, giải thích các dữ liệu và
thiết kế thử nghiệm đề xuất trong một loạt các bối cảnh cá nhân, địa phương và
toàn cầu.
1.3. Các giai đoạn trong chu trình 5E
Đa số tác giả cho rằng chu trình 5E gồm 5 giai đoạn sau:
3


- Engage (khích thích động cơ học tập): Tiếp cận kiến thức và tham gia vào
khái niệm mới thông qua các hoạt động ngắn làm tăng tính tò mò.

- Exploration (khám phá): Cung cấp cơ sở chung của các hoạt động trong
đó các khái niệm hiện tại là xác định và thay đổi khái niệm được tạo điều kiện.
- Explanation (giải thích): Tập trung vào một khía cạnh cụ thể, chứng minh
khái niệm, kỹ năng xử lý, hoặc hành vi. Giai đoạn này tạo cơ hội cho giáo viên trực
tiếp giới thiệu một khái niệm, quá trình, hoặc kỹ năng để hướng dẫn học sinh
hướng tới một sự hiểu biết sâu sắc hơn.
- Elaboration/Extension (mở rộng): Phát triển sâu hơn, rộng hơn sự hiểu
biết và ứng dụng
- Evaluation (đánh giá): Học sinh đánh giá sự hiểu biết của mình và giáo
viên đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
Hoạt động của GV và HS trong chu trình 5E được thể hiện qua bảng sau
Bảng 1. Hoạt động của GV và HS trong chu trình học 5E
Giai đoạn

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Đưa ra các tình huống, vấn đề, - Hình thành kết nối giữa kiến
Kích thích
câu hỏi tạo hứng thú cho học thức đã có với kiến thức sẽ học.
động cơ
sinh tham gia vào học các nội
học tập
dung khoa học.
- Đưa ra các yêu cầu khám phá.
Khám phá

- Khuyến khích HS hoạt động.
- Quan sát, lắng nghe.


- Chủ động khám phá và thực
hiện các hoạt động khám phá,
thí nghiệm.
- Xác định và phát triển các
khái niệm, quy trình .

Giải thích

GV giới thiệu và chuẩn hóa các - HS giải thích các khái niệm
thuật ngữ, các định nghĩa, khái mới từ quá trình khám phá.
niệm và giải thích các quy trình.
- HS thể hiện các kiến thức mới
bằng lời nói, hành động chứng
minh.

Mở rộng/
khắc sâu
kiến thức

GV đóng vai trò là cố vấn giúp
HS đúc kết những nội dung trọng
tâm, khắc sâu bài học; tạo cơ hội
học sinh mở rộng kiến thức.

Đánh giá

- HS sử dụng kiến thức vào các
tình huống mới để mở rộng
kiến thức và hiểu sâu hơn các

khái niêm.

GV đánh giá kiến thức năng lực, HS tự đánh giá kiến thức và kỹ
kỹ năng của HS qua đánh giá năng của mình (thông qua công
quá trình và đánh giá tổng kết.
cụ GV thiết kế).
4


2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi tiến hành dùng phiếu khảo sát ý kiến
của 20 GV tâm huyết với nghề, luôn trăn trở với sự đổi mới giáo dục ở một số
trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm thu thập số liệu cụ thể về thực trạng
vận dụng chu trình 5E trong dạy học Sinh học; việc phát triển NL khoa học cho
HS. (Phần phụ lục)
Qua các số liệu điều tra (phần phụ lục) tôi nhận thấy:
- Tuy chưa được biết đến chu trình học 5E nhưng trong thực tế giảng dạy,
GV có sử dụng một số E ở các hoạt dạy học khác nhau. Giai đoạn 1: Kích thích
động cơ học tập có 75% GV có sử dụng để mở đầu bài học. Giai đoạn 2: Khám
phá có 70% GV sử dụng để tổ chức hoạt động dạy học cho HS. Đặc biệt sử dụng
nhiều nhất là giai đoạn 3 (Giải thích), 100% GV đều giải thích bài học cho HS sau
mỗi phần tìm hiểu kiến thức mới, một số có đan xen phần giải thích của HS. Giai
đoạn 4: Mở rộng mức độ thường xuyên ít hơn tùy thuộc vào nội dung bài học. Đối
với giai đoạn đánh giá, GV thực hiện đánh giá qua hình thức hỏi bài cũ, kiểm tra
15 phút hoặc các bài kiểm tra định kì. Một số ít đánh giá thông qua hoạt động của
HS trong hoạt động học tập.
- Đa số thầy cô cho rằng thiếu tài liệu hướng dẫn về chu trình dạy học 5E và
cách vận dụng chu trình 5E vào thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học; GV chưa được
tập huấn về chu trình dạy học 5E. Điều đó sẽ khiến cho cả GV và HS gặp phải khó
khăn như sắp xếp thời gian, ổn định vị trí tổ chức…

- Hầu hết GV đều nhận thức được sự cần thiết của việc phát triển NL khoa
học cho HS. Tuy nhiên đa số GV còn lúng túng vì chưa hiểu rõ khái niệm NL khoa
học, các yếu tố cấu thành NL khoa học cũng như chưa tìm ra các biện pháp cụ thể
để phát triển NL khoa học cho HS.
- Đa số GV đánh giá NL khoa học của HS ở mức trung bình. Vì vậy, tôi có
thể khẳng định rằng việc vận dụng chu trình 5E để thiết kế các hoạt động dạy học
nhằm phát triển NL khoa học cho HS là vấn đề rất quan trọng và cần thiết.
3. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHOA HỌC CHO
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “SINH SẢN " – SINH HỌC 11

Trong giới hạn của đề tài này, tôi chỉ mới thiết kế được các hoạt động để
phát triển NL khoa học cho học sinh theo chu trình 5E.
3.1. Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương Sinh sản – Sinh học 11
3.1.1. Mục tiêu chương Sinh sản – Sinh học 11
Sau khi học xong chương này, HS có khả năng :
* Kiến thức
- Trình bày được các hình thức sinh sản ở động vật và thực vật.
5


- Giải thích được cơ chế của mỗi hình thức sinh sản.
- Nêu được những ứng dụng của các hình thức sinh sản vào thực tiễn.
- Giải thích được chiều hướng tiến hóa trong sinh sản ở ĐV, TV.
- Giải thích được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật.
- Trình bày được các biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế
hoạch ở người. Giải thích được cơ sở khoa học của mọt số biện pháp.
* Kĩ năng: HS được rèn luyện các kỹ năng sau:
- Kĩ năng học tập : Sưu tầm tài liệu, tự học, tự nghiên cứu SGK và tài liệu tham
khảo.
- Kĩ năng tư duy : So sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận, khái quát hóa.

- Kỹ năng khoa học : Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, quan sát, làm thí nghiệm.
* Thái độ
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ các loài ĐV, TV.
- Có ý thức trong tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân.
* Năng lực: HS được phát triển các năng lực sau:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL giao tiếp và hợp tác, NL tự học
- NL thực hành, NL khoa học, NL đọc hiểu kiến thức sinh học…
3.1.2. Cấu trúc, nội dung chương Sinh sản – Sinh học 11
Chương Sinh sản gồm 2 phần chính là Sinh sản ở thực vật và Sinh sản ở
động vật, nội dung được trình bày trong 7 bài và thường được học trong 7 tiết học.
Phần

Bài học

A.Sinh sản Bài 41: Sinh sản vô
ở thực vật tính ở thực vật

Số tiết

Tóm tắt nội dung

1

- Khái niệm sinh sản, các hình thức
sinh sản vô tính ở thực vật.
- Cở sở khoa học của phương pháp
nhân giống vô tính (từ cơ quan
sinh dưỡng.)
- Vai trò và ứng dụng của sinh sản
vô tính đối với đời sống con người.


Bài 42 : Sinh sản
hữu tính ở thực vật

1

- Khái niệm sinh sản hữu tính ở
thực vật.
- Ưu điểm của sinh sản hữu tính
đối với sự phát triển của thực vật.
- Quá trình hình thành hạt phấn và
túi phôi; Sự thụ tinh kép.

6


Bài 43 : Thực hành
nhân giống vô tính ở
thực vật bằng giâm,
chiết, ghép

1

- Cơ sở khoa học của phương pháp
giâm, chiết, ghép.
- Các bước tiến hành của phương
pháp giâm, chiết, ghép.
- Vai trò của phương pháp nhân
giống vô tính.


B.Sinh sản Bài 44 : Sinh sản vô
ở thực vật tính ở động vật

1

- Khái niệm sinh sản vô tính ở
động vật.
- Các hình thức sinh sản vô tính ở
động vật.
- Cơ chế sinh sản vô tính ở động
vật (cơ chế nguyên phân.)
- Ưu điểm và nhược điểm của sinh
sản vô tính ở động vật.

Bài 45 : Sinh sản
hữu tính ở động vật

1

- Ba giai đoạn của quá trình sinh
sản hữu tính.
- Cơ chế sinh sản hữu tính.
- Các hình thức thụ tinh ở động vật,
ưu thế của thụ tinh trong và thụ
tinh ngoài.
- Đặc điểm hình thức đẻ trứng và
đẻ con ở động vật.

Bài 46 : Cơ chế điều
hòa sinh sản


1

- Cơ chế điều hòa sinh tinh.
- Cơ chế điều hòa sinh trứng.
- Ảnh hưởng của thần kinh và môi
trường sống đến quá trình sinh tinh
và sinh trứng.

Bài 47 : Điều khiển
sinh sản ở động vật
và sinh đẻ có kế
hoạch ở người

1

- Một số biện pháp điều khiển sinh
sản ở động vật.
- Khái niệm sinh đẻ có kế hoạch,
nguyên nhân phải sinh đẻ có kế
7


hoạch.
- Các biện pháp tránh thai phổ biến
và cơ chế tác dụng của chúng.
Từ các đặc điểm trên, cấu trúc nội dung chương Sinh sản được khái quát dưới
dạng sơ đồ như sau:
Sinh sản


Vô tính

Hữu
tínhHữu
tính

TV

Cấp cơ thể

ĐV

TV

Cấp cơ thể

ĐV

- CQ sinh
dưỡng
- Bàotử
chuyên
biệt

Do một cơ
thể thực
hiện, không
có sự đổi
mới VCDT


- CQ sinh
dưỡng
- TB
chuyên
biệt

Hình thành
giao tử do
GP + NP

Hình thành
giao tử do
GP

Hình
thành
giao tử
do GP

Hình
thành hợp
tử do thụ
tinh
đơn/kép

Hình thành
hợp tử do
thụ tinh
đơn/kép


Hình
thành
hợp tử
do thụ
tinh

3.2. Vận dụng chu trình 5E để thiết kế các hoạt động học tập chương Sinh sản
( Sinh học 11 THPT)
CHỦ ĐỀ 1: SINH SẢN Ở THỰC VẬT (3 tiết)
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Xác định được dấu hiệu chung, bản chất của các khái niệm cơ bản: sinh sản, sinh
sản vô tính, sinh sản bào tử, sinh sản sinh dưỡng, ghép mắt, chiết cành, giâm cành,
nuôi cấy tế bào, mô thực vật; sinh sản hữu tính của TV.
- Trình bày cơ sở khoa học và biện pháp nhân giống vô tính ở TV.
- Giải thích vai trò của sinh sản vô tính với sự duy trì nòi giống và tăng nhanh số cá
thể tốt phục vụ cho cuộc sống của con người, tạo được giống không nhiễm bệnh và
thuần chủng.
8


- Phân biệt được hạt phấn và tinh tử (giao tử đực);
- Phân biệt được túi phôi và noãn cầu.
- Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.
- Giải thích được ý nghĩa hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật.
1.2. Kĩ năng
- Hình thành được kĩ năng chọn cành tốt để giâm, chiết và chọn mắt để ghép.
- Chuẩn bị được gốc ghép phù hợp về tuổi, khả năng phát triển.
- Thực hiện được các phương pháp nhân giống vô tính: giâm cành, ghép cành và
ghép chồi.

- Chăm sóc tốt cành giâm, cành chiết và cây ghép để có kết quả cao.
- Thực hiện được thụ phấn nhân tạo cho cây bằng cách tự thụ hoặc giao phấn.
1.3. Thái độ
Có ý thức bảo tồn nguồn gen của các loài TV quí hiếm.
1.4. Định hướng năng lực hình thành
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL giao tiếp và hợp tác, NL tự học
- NL thực hành, NL khoa học, NL đọc hiểu kiến thức sinh học…
2. Mô tả các mức độ nhận thức và năng lực hình thành
Nội dung
1. Sinh sản vô
tính ở TV

Nhận biết
Xác định được
dấu hiệu
chung, bản
chất của các
khái niệm cơ
bản: sinh sản,
sinh sản vô
tính, sinh sản
bào tử, sinh
sản sinh
dưỡng, ghép
mắt, chiết
cành, giâm
cành, nuôi cấy
tế bào, mô

Thông hiểu

- Mô tả
được chu
trình sinh
sản của rêu
và một số
hình thức
sinh sản tự
nhiên của
TV.
- Xác định
cơ sở khoa
học và biện
pháp nhân
giống vô tính
ở TV

Vận dụng
- Biết cách chọn
cành tốt để giâm,
chiết và chọn mắt
để ghép.
- Chuẩn bị được
gốc ghép phù hợp
về tuổi, khả năng
phát triển.
- Thực hiện được
các phương pháp
nhân giống vô
tính: giâm cành,
ghép cành và

ghép chồi.

Vận dụng cao
- Giải thích vai
trò của sinh sản
vô tính với sự
duy trì nòi giống
và tăng nhanh số
cá thể tốt phục
vụ cho cuộc
sống của con
người, tạo được
giống không
nhiễm bệnh và
thuần chủng.

9


thực vật

- Chăm sóc tốt
cành giâm, cành
chiết và cây ghép
để có kết quả cao.
- Thực hiện được
thụ phấn nhân tạo
cho cây bằng
cách tự thụ/giao
phấn.


- Xác định
2. Sinh sản
hữu tính ở TV được dấu hiệu
chung, bản
chất của khái
niệm sinh sản
hữu tính ở TV.

- Phân biệt
được hạt
phấn và tinh
tử; túi phôi
và noãn cầu
cầu.

- Giải thích được
ý nghĩa hiện
tượng thụ tinh
kép ở thực vật.

- Thực hiện
được thụ phấn
nhân tạo cho cây
bằng cách tự thụ
hoặc giao phấn.

- Mô tả được
sự phát triển
của hạt phấn

và túi phôi;
sự thụ tinh
kép ở TV
theo hình
42.1, 42.2
(SGK)

3. Biên soạn câu hỏi và bài tập
3. 1. Nhận biết, thông hiểu
3.1.1. Hãy xác định những cây nào trong số mẫu vật/hình ảnh (lá cây thuốc bỏng,
cây đào, cây xoài, cây sắn, dây khoai lang, rau muống, cây cam, cây bưởi, cà rốt,
cây dâm bụt, …) có thể sử dụng phương pháp nhân giống giâm/chiết/ ghép/ nuôi
cấy mô.
3.1.2. Sinh sản vô tính là gì? Sinh sản vô tính có những ưu và nhược điểm gì?
Làm thế nào để khắc phục các nhược điểm của nhân giống vô tính?
3.1.3. Vẽ chu trình sống của rêu chỉ ra giai đoạn nào là sinh sản bằng bào tử.
3.1.4. Liệt kê các hình thức thụ phấn ở hoa và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
thụ phấn.

10


3.1.5. Quan sát video và vẽ lại quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa từ quá
trình hình thành giao tử cho đến thụ phấn và thụ tinh.
3.1.6. Thế nào thụ tinh kép? Thụ tinh kép có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát
triển của cây?
3.1.7. Sinh sản hữu tính là gì? Sinh sản hữu tính có những đặc trưng cơ bản nào?
3.1.8. Hãy nêu quá trình hình thành quả và hạt.
3.2. Vận dụng
3.2.1. Hãy đọc thông tin trong SGK trang 167 - 170 và mô tả lại quá trình thực

hiện các phương pháp nhân giống đối với loại cây đó bằng cách hoàn thành PHT
Cách tiến
Cơ sở khoa
Phương pháp
Loại cây
Dụng cụ
hành
học
Giâm
Chiết
Ghép
Nuôi cấy mô
3.2.2.Tại sao giâm cành người ta thường chọn cành bánh tẻ? Vì sao khi giâm cành
cần chọn cành có cả mắt và chồi?
3.2.3. Tại sao khi giâm và ghép cành, phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép?
3.2. 4. Tại sao đối với cây ăn quả lâu năm như cam, bưởi,… và một số cây cảnh
(hoa hồng) người ta sử dụng phương pháp chiết cành mà không trồng từ hạt?
3.2.5. Phân tích ưu, nhược điểm của sinh sản bằng bào tử.
3.2.6. Giải thích vì sao thực vật có hình thức sinh sản vô tính ít đa dạng về mặt di
truyền?
3.2.7. Vì sao ở thực vật sinh sản vô tính cây con thường giống mẹ? Hãy phân tích
những ưu và nhược điểm của sinh sản vô tính ở thực vật.
3.2.8. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi có những đặc điểm giống nhau và
khác nhau như thế nào?
3.2.9. Vì sao nói sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của sinh vật?

11


3.2.10. Hãy nêu sự khác nhau giữa quả xanh và quả chín về hình thái, sinh lý. Qua

đó chỉ ra cách phân biệt trái cây chín tự nhiên và trái cây chín ép do sử dụng chất
kích thích.
3.2.11. Tại sao khi quả xanh có vị chua và cứng còn quả chín có vị ngọt, mềm?
3.2.12. Theo em, lạc là loài có hình thức sinh sản nào? Chúng ta nên gọi củ lạc hay
quả lạc?
3.2.13. Hãy cho biết hình thức thụ phấn ở cây lạc? Quá trình hình thành quả và hạt.
3.3. Vận dụng cao
3.3.1. Hãy tìm hiểu kĩ thuật giâm cành trên trên internet hoặc kinh nghiệm từ các
nhà làm vườn, thực hành giâm cành ở cây sắn, khoai lang, rau muống; Giâm lá ở
cây thuốc bỏng; Chiết, ghép cây cam, bưởi.
3.3.2. Hiện nay trên thế giới nhiều giống cây trồng biến đổi gen được tạo ra và
nhân lên hàng loạt, điều này đem lại một lượng sản phẩm nông nghiệp không nhỏ.
Em có quan điểm như thế nào về vấn đề trên?
3.3.3. Tại sao trong chu trình sống của rêu có sự thụ tinh giữa tinh dịch và trứng
nhưng rêu vẫn được xếp vào sinh sản bằng bào tử?
3.3.4. Vì sao sử dụng các phương pháp nhân giống vô tính mang lại nhiều thành
công cho ngành nông nghiệp?
3.3.5. Ông bà ta có câu: “ Khen cho con bướm khôn ngoan, hoa thơm bướm đậu
hoa tàn bướm bay.” Câu nói này còn thể hiện ý nghĩa sinh học gì?
3.3. 6. Bác Thao có một trang trại trồng hồng, do nhu cầu thị trường ưa thích loại
quả không hạt, đồng thời nguồn cung trên thị trường đang thiếu hụt cần rất nhiều
hồng chín. Nếu là nhà khoa học, em có thể hướng dẫn bác Thao cách sản xuất quả
không hạt và cách làm cho quả nhanh chín như thế nào?
3.3.7. Tại sao sau khi lạc nở hoa người nông dân phải vun đất vào gốc cây, tạo
thành luống?
3.3. 8. Em hãy đề xuất phương pháp làm tăng năng suất cây lạc, hạn chế hạt lép.
II. Tiến trình dạy học
A.Kích thích động cơ học tập

12



Cây bưởi trồng bằng
phương pháp chiết cành

Cây bưởi ban đầu

Cây bưởi trồng bằng
phương pháp gieo hạt

Trong hình trên, từ một cây bưởi người ta đã nhân giống theo hai cách, đó
là gieo hạt và chiết cành. Hãy so sánh kết quả các cây con từ hai hình thức sinh
sản trên. Theo em, khi trồng cây ăn quả, người làm vườn nên sử dụng phương
pháp nhân giống nào? Tại sao?
B. Khám phá và giải thích
1. Tìm hiểu về sinh sản vô tính
* Một số thuật ngữ
- Bào tử (n) : Loại tế bào của một số ĐV và TV cấp thấp, sau khi tách khỏi cơ thể
mẹ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp phát triển thành cá thể mới, bảo đảm sự sinh sôi,
lưu giữ nòi giống.
- Thể bào tử (2n): là thể 2n có khả năng giảm phân tạo bào tử.
- Thể giao tử (n):Bào tử trải qua nguyên phân tạo nên một cơ thể mới gọi là thể
giao tử (n)
- Giâm: là cắt một đoạn cành có đủ mắt, cắm xuống đất ẩm cho cành đi bén rễ,phát
triển thành cây mới.
- Chiết: là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
- Ghép: là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một
cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.
Hoạt động 1
Khám phá sinh sản sinh dưỡng và các phương pháp nhân giống vô tính

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV chuẩn bị một số mẫu vật Nhiệm vụ 1: Hãy xác định những cây nào trong
hoặc hình ảnh: lá cây thuốc số mẫu vật/hình ảnh có thể sử dụng phương
bỏng, cây đào, cây xoài, cây pháp nhân giống giâm/chiết/ ghép/ nuôi cấy mô.
sắn, dây khoai lang, rau
Hãy đọc thông tin trong SGK trang 167 - 170
muống, cây cam, cây bưởi, cà
và mô tả lại quá trình thực hiện các phương
13


rốt, cây dâm bụt, …

pháp nhân giống đối với loại cây đó bằng cách
hoàn thành vào PHT số 1.

- GV yêu cầu HS hoạt động
nhóm từ 4 - 6 người, thực hiện Nhiệm vụ 2: Thực hành giâm cành ở cây sắn,
nhiệm vụ 1.
khoai lang, rau muống. Giâm lá ở cây thuốc
bỏng. Chiết, ghép cây cam, bưởi.
- GV yêu cầu HS báo cáo và
kết luận kiến thức.
Giải thích
- HS hoạt động nhóm thực HS thực hiện nhiệm vụ 3, trả lời câu hỏi:
hành nhiệm vụ 2 (GV có thể
- Tại sao giâm cành người ta thường chọn cành

chiếu video để HS thực hành).
bánh tẻ? Vì sao khi giâm cành cần chọn cành có
Giải thích:
cả mắt và chồi?
- GV tổ chức cho HS trình - Tại sao khi giâm và ghép cành, phải cắt bỏ hết
bày sản phẩm và trả lời câu lá ở cành ghép?
hỏi.
- Tại sao đối với cây ăn quả lâu năm như cam,
- GV kết luận kiến thức bằng bưởi,… và một số cây cảnh (hoa hồng) người ta
cách đưa ra bảng 2. Các sử dụng phương pháp chiết cành mà không
phương pháp nhân giống vô trồng từ hạt?
tính.
- Sinh sản vô tính là gì? SSVT có những ưu và
- GV yêu cầu HS thực hiện nhược điểm gì? Làm thế nào để khắc phục các
nhiệm vụ 3
nhược điểm của nhân giống vô tính?
- Hiện nay trên thế giới nhiều giống cây trồng
biến đổi gen được tạo ra và nhân lên hàng loạt,
điều này đem lại một lượng sản phẩm nông
nghiệp không nhỏ. Em có quan điểm thế nào về
vấn đề trên?
Phiếu học tập số 1
Phương pháp

Loại cây

Dụng cụ

Cách tiến


Cơ sở khoa

hành

học

Giâm
Chiết
Ghép
Nuôi cấy mô
14


Hoạt động 2
Khám phá sinh sản bằng bào tử
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV chiếu video về chu trình sống của Rêu.
/>9OSY
Yêu cầu HS quan sát và thực hiện nhiệm vụ 4
* Giải thích

HS quan sát video, thực hiện nhiệm
vụ 4: Vẽ chu trình sống của Rêu chỉ
ra giai đoạn nào là sinh sản bằng bào
tử.

GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ 5

- GV trình bày chu trình sống của rêu và * Giải thích
dương xỉ
HS thực hiện nhiệm vụ 5: Trả lời các
câu hỏi
- Tại sao trong chu trình sống của rêu
có sự thụ tinh giữa tinh dịch và trứng
nhưng rêu vẫn được xếp vào sinh sản
bằng bào tử.

Hình 1. Chu trình sống của rêu

- Tại sao dương xỉ và rêu thường sống
ở nơi đất ẩm ướt?
Hình 2. Chu trình sống của dương xỉ

- Phân tích ưu, nhược điểm của sinh
sản bằng bào tử?

C. Đánh giá
Sinh sản vô tính ở thực vật

Bình và Linh đều có sở thích tìm hiểu về thế giới thực vật. Lần này 2 bạn đã
sưu tầm được các hình ảnh và thảo luận về sự hình thành cây con và các hình thức
sinh sản vô tính ở thực vật.

15


Hình 3. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật


1. Quan sát hình 3 hãy cho biết hình thức sinh sản vô tính nào tương ứng với từng
nhóm thực vật?
Hướng dẫn
Hình thức sinh sản vô tính

Nhóm TV
Rêu

Sinh sản bằng bào tử

Khoai tây, gừng

Sinh sản sinh dưỡng bằng thân củ

Cỏ gấu

Sinh sản sinh dưỡng bằng thân rễ

Lá bỏng

Sinh sản sinh dưỡng bằng lá

2. Vì sao ở thực vật sinh sản vô tính cây con thường giống mẹ? Hãy phân tích
những ưu và nhược điểm của sinh sản vô tính ở thực vật.
Hướng dẫn
- Cây con giống bố mẹ do chỉ nhận được vật chất di truyền (ADN, NST) từ mẹ qua
cơ chế nguyên phân)
- Ưu điểm SS vô tính ở TV: Cây con luôn giống cây mẹ nên nhân giống vô tính
được ứng dụng để bảo tồn các nguồn gen quý của giống.
- Nhược điểm; Cây con kém đa dạng về mặt di truyền nên khả năng thích nghi

kém, giống nhanh thoái hóa.
3. Vì sao sử dụng các phương pháp nhân giống vô tính mang lại nhiều thành công
cho ngành nông nghiệp?
Hướng dẫn
Vì SSVT giúp nhân nhanh các giống cây trồng trong thời gian ngắn và
thường duy trì được các đặc điểm quý của giống.
4. Quan sát hình 3, xác định các đặc điểm của hai hình thức sinh sản vô tính ở thực
vật bằng cách ghép cột 1 với cột 2 cho phù hợp và ghi kết quả vào cột 3.
Hình thức sinh sản
1. Bằng bào tử
2. Sinh dưỡng

Đặc điểm

Kết quả

A. a. Là hình thức sinh sản không có sự hợp 1………….
nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
2………….
B. b. Cơ thể mới sinh ra từ bào tử, bào tử được
hình thành trong túi bào tử
C. c. Cơ thể mới sinh ra từ các phần sinh
dưỡng của cơ thể (Lá, cành, thân củ, rễ…)
16


D. d. Giữ nguyên được tính trạng di truyền
giống bố mẹ nhờ nguyên phân
E. e. Có sự xen kẽ thế hệ giữa giao tử thể và
bào tử thể

F. g. Bào tử được phát tán nhờ gió, côn trùng,
động vật
Hướng dẫn
1. b,e,g. 2.a,c,d.
5. Quan sát hình 3 hãy giải thích vì sao thực vật có hình thức sinh sản vô tính ít đa
dạng về mặt di truyền?
Hướng dẫn
Do cây con chỉ nhân được vật chất di truyền từ cây mẹ
Tiểu kết

Bảng 2. Các phương pháp nhân giống vô tính
Phương
pháp

Dụng cụ
- Mẫu: lá cây thuốc
bỏng, cây sắn, dây
khoai lang, rau
muống,…

Giâm

Chiết

- Vật dụng: dao, kéo;
chậu đất ẩm.

Tiến hành
- Giâm cành: Cắt thân của 1 trong các cây sắn, rau
ngót, cây dâu, khoai lang, rau muống,… thành nhiều

đoạn, mỗi đoạn dài chừng 10 – 15 cm và có số lượng
chồi bằng nhau. Đem các đoạn cắm nghiêng cho đầu
dưới vào đất ẩm, một phần ở trên mặt đất.
- Giâm lá: cắt một lá cây lá bỏng rồi dặt nó xuống đất
ẩm. Theo dõi sự xuất hiện các cây mới từ mép của
phiến lá.

- Mẫu vật: cây đào,
Khoanh vỏ → chuẩn bị đất bó bầu → chiết cành→
cây xoài non 1-2 năm cắt cành chiết → hạ bầu chiết.
tuổi, cây cam, cây
bưởi.
- Dụng cụ: dao, kéo
sắc, dây nilon

Ghép

- Mẫu vật: cây đào,
cây xoài non 1-2 năm
tuổi, cây cam, cây
bưởi.
- Dụng cụ: dao, kéo
sắc, dây nilon

- Ghép cành: dung dao sắc cắt vát, gọn và sạch gốc
ghép và cành ghép để cho bề mặt tiếp xúc của cành
ghép áp thật sát vào mặt vát của gốc ghép. Cắt bỏ tất
cả các lá có trên cành ghép và loại bỏ bớt chừng 1/3
số lá trên gốc ghép. Tiếp theo phải buộc thật chặt
cành ghép với gốc ghép để cho dòng mạch gỗ dễ dàng

di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép.
17


- Ghép chồi: rạch lớp vỏ trên gốc ghép thành hình chữ
T ( ở đoạn than muốn ghép) dài khoảng 2cm. Dùng
sống dao tách vỏ theo vết rạch một khoảng đủ để đặt
mắt ghép. Chọn một chồi mới nhú trên cành ghép
(chồi ngủ) làm chồi ghép. Dùng dao sác cắt gọn lớp
vỏ kèm theo một phần gỗ ở chân mắt ghép. Đặt mắt
ghép vào chỗ đã nạy vỏ, sao cho lớp vỏ của gốc ghép
và chồi ghép sát nhau ở đầu chữ T. Vỏ của gốc ghép
phủ lên vỏ của chồi ghép. Buộc áp vỏ gốc ghép vào
chồi ghép và để cho phần gỗ của chồi ghép áp sát vào
phần gỗ của gốc ghép giúp cho dòng mạch gỗ di
chuyển dễ dàng từ than gốc ghép sang chồi ghép. Chú
ý không buộc đè lên chồi ghép

Nuôi cấy

/>


- Sinh sản của thực vật là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển
liên tục của loài, gồm sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và
giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
- Các hình thức sinh sản vô tính:
+ Sinh sản bào tử.
+ Sinh sản sinh dưỡng: bằng thân củ, thân rễ.

- Phương pháp nhân giống vô tính: ghép chồi, ghép cành; giâm cành; nuôi cấy tế
bào và mô thực vật.
2.Tìm hiểu về sinh sản hữu tính
* Một số thuật ngữ
Hạt phấn: là các hạt bào tử đực của thực vật có hoa, nằm trong túi phấn.
Túi phôi: là bào tử cái của thực vật có hoa, nằm trong noãn.

18


Hoạt động 1
Khám phá quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
Nhiệm vụ 1

GV yêu cầu HS hoạt động nhóm từ Thử thách 1: ghép tranh các giai đoạn hình
4-6 người, thực hiện nhiệm vụ 1
thành hạt phấn, túi phôi
- GV sẽ đặt ra 3 thử thách, các
nhóm hoàn thành mỗi thử thách sẽ
Thử thách 2: Ông bà ta có câu: “ Khen cho
nhận được 1 phần thưởng.
con bướm khôn ngoan, hoa thơm bướm
- GV yêu cầu HS quan sát video và đậu hoa tàn bướm bay.” Câu nói này còn
vẽ lại quá trình sinh sản hữu tính ở thể hiện ý nghĩa sinh học gì?
thực vật có hoa từ quá trình hình
Thử thách 3: Liệt kê các hình thức thụ
thành giao tử cho đến thụ phấn và

phấn ở hoa; các yếu tố ảnh hưởng đến quá
thụ tinh.
trình thụ phấn.
- Video hình thành hạt phấn, túi
Giải thích:
phôi.
- HS sử dụng sản phẩm sơ đồ đã vẽ trình
/>bày quá trình hình thành giao tử cho đến
=jVRKZ0iSsLI
thụ phấn và thụ tinh ở thực vật có hoa.
- Video quá trình thụ phấn và thụ
- Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
tinh.
có những đặc điểm giống nhau và khác
nhau như thế nào?
=Qpd5htZ4YEg
- Thế nào thụ tinh kép? Thụ tinh kép có ý
nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của
cây.
- Sinh sản hữu tính là gì? Sinh sản hữu tính
có những đặc trưng cơ bản nào?
- Vì sao nói sinh sản hữu tính làm tăng khả
năng thích nghi của sinh vật?
Hoạt động 2
Khám phá sự hình thành quả và hạt
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK Nhiệm vụ 2

trang 165, 166 và thực hiện nhiệm vụ
19


2.

- Hãy nêu quá trình hình thành quả và
hạt.

- Bác Nam có một trang trại trồng cam,
do nhu cầu thị trường ưa thích loại quả
không hạt, đồng thời nguồn cung trên
thị trường đang thiếu hụt cần rất nhiều
cam chín. Là một nhà khoa học, em
hãy chỉ hướng dẫn bác Nam cách sản
xuất quả không hạt và cách làm cho
quả nhanh chín.

- Hãy nêu sự khác nhau giữa quả xanh
và quả chín về hình thái, sinh lý. Qua
đó chỉ ra cách phân biệt trái cây chín tự
nhiên và trái cây chín ép do sử dụng
chất kích thích

Giải thích
- GV yêu cầu HS giải thích nhiệm vụ Giải thích
2.
HS thực hiện nhiệm vụ 3, trả lời câu
hỏi sau:
- Thực hiện nhiệm vụ 3.

Tại sao khi quả xanh có vị chua và
cứng còn quả chín có vị ngọt, mềm.
C. ĐÁNH GIÁ
Củ lạc hay quả lạc?
Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây
công nghiệp ngắn ngày. Trong các cây ngắn ngày được
trồng ở Việt Nam, cây lạc có vị trí rất quan trọng. Đó vừa là
cây thực thẩm, vừa là cây có dầu giá trị cao. Sản phẩm từ lạc
có nguồn prôtêin cao, phù hợp là thức ăn tốt cho người và
gia súc, là nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.
Từ xa xưa, chúng ta đã rất quen thuộc với các món ăn dân dã từ lạc như: sữa
lạc, lạc rang, kẹo lạc, …Mà chúng ta vẫn hay gọi với cái tên quen thuộc củ lạc.
1. Theo em, lạc là loài có hình thức sinh sản nào? Chúng ta nên gọi củ lạc hay quả
lạc?
Hướng dẫn

20


Lạc là loài có hình thức sinh sản hữu tính. Sau khi thụ phấn, hoa phát triển
thành một ống thân dài hướng xuống đất với đầu ống là các củ (quả) lạc, sẽ xuyên
thẳng xuống đất rồi giấu mình dưới đó để lớn lên. Vì vậy ta nên gọi là quả lạc.
2. Hãy cho biết hình thức thụ phấn ở cây lạc? Quá trình hình thành quả và hạt.
Hướng dẫn
Lạc là cây thuộc họ đậu, có hoa lưỡng tính và thường tự thụ phấn. Sau khi
thụ phấn, hoa phát triển thành một ống thân dài hướng xuống đất với đầu ống là
các quả lạc, sẽ xuyên thẳng xuống đất rồi dấu mình dưới đó để lớn lên.
3. Tại sao sau khi lạc nở hoa người nông dân phải vun đất vào gốc cây, tạo thành
luống.

Hướng dẫn
Do quả lạc dấu mình dưới đất và phát triển nhờ dinh dưỡng trong đất
4. Em hãy đề xuất phương pháp làm tăng năng suất cây lạc, hạn chế hạt lép.
Hướng dẫn
- Bón phân cân đối

- Bón vôi thường xuyên

- Kỹ thuật tưới nước cho lạc

- Mật độ gieo trồng thích hợp

- Kỹ thuật che phủ nilon

- Biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp….

*Tiểu kết
- Sinh sản hữu tính là sự hợp nhất của giao tử đực (n) và giao tử cái (n) thành hợp
tử (2n) khởi đầu của cá thể mới.
- Sinh sản hữu tính ở thực vật được thực hiện trong hoa:
Sự hình thành giao tử ở thực vật → thụ phấn → thụ tinh (thụ tinh kép) →
hình thành quả và hạt.
+ Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, nhân thứ nhất hợp nhất
với trứng tạo thành hợp tử, nhân thứ hai kết hợp với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế
bào tam bội (3n). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín (thực vật có hoa)
D. Mở rộng
Viết báo: Mỗi HS về nhà tự nghiên cứu về 1 thành tựu và ứng dụng trong sinh sản
của thực vật.
-


Ứng dụng và thành tựu về sinh sản vô tính trên thế giới và trong nước.
Ứng dụng làm quả chín nhanh hay chín chậm trong thực tế.
21


-

Ứng dụng tạo quả không hạt.

CHỦ ĐỀ 2: SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT (4 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở động vật. Phân biệt
được các hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở động vật.
- Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật bậc cao: hình thành tinh
trùng; hình thành trứng; thụ tinh tạo hợp tử; phát triển phôi thai; sự đẻ trứng, để
con.
- Nêu được những ứng dụng SSVT ở ĐV.
- Giải thích được chiều hướng tiến hóa trong SSHT ở ĐV.
- Phân tích được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật.
- Nêu được cấu tạo và biết cách bảo vệ các cơ quan của hệ sinh dục ở người, biết
cách phòng/ chống các bệnh liên quan đến đường sinh dục.
- Vận dụng hiểu biết về sinh sản của động vật vào thực tiễn đời sống (điều hòa số
con, điều khiển sinh sản, kế hoạch hóa gia đình,…).
2. Kĩ năng
- Hình thành được kĩ năng hệ thống hóa khái niệm SS ở ĐV.
- Phân biệt được chu kì rụng trứng, các biện pháp tránh thai ở người.
3. Thái độ
Có ý thức chăm sóc sức khỏe SS ĐV; chăm sóc sức khỏe SS của bản thân.
1.4. Định hướng năng lực hình thành

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL giao tiếp và hợp tác, NL tự học
- NL thực hành, NL khoa học, NL đọc hiểu kiến thức sinh học…
2. Mô tả các mức độ nhận thức và năng lực hình thành
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

1. Sinh sản vô Nêu khái niệm Phân biệt được Nêu được những
tính ở ĐV
SSVT.
các hình thức ứng dụng SSVT
SSVT ở ĐV.
ở ĐV.

22


2. Quá trình SS Nêu khái niệm Phân biệt được
HT ở ĐV
SSHT.
các hình thức
SSHT ở ĐV.
3. Cơ chế điều
hòa SS


Trình bày sơ đồ
mô tả cơ chế
điều hoà sinh
tinh, sinh trứng

4. Điều khiển
SS ở ĐV và
sinh đẻ có kế
hoạch ở người

- Giải thích chiều
hướng tiến hóa
trong SS HT ĐV.
- Phân tích được
cơ chế điều hòa
sinh sản ở động
vật.
Phân biệt được
chu kì rụng
trứng, các biện
pháp tránh thai ở
người.

- Vận dụng hiểu
biết về sinh sản
của động vật vào
thực tiễn đời sống
(điều hòa số con,
điều khiển sinh

sản, kế hoạch hóa
gia đình,…).

3. Biên soạn câu hỏi và bài tập
3. 1. Nhận biết, thông hiểu
3.1.1. Quan sát hình ảnh 46.1 và 46.2 trang 179,180 SGK và vẽ sơ đồ cơ chế điều
hòa quá trình sinh tinh, sinh trứng.
3.1. 2. Hãy cho biết tác động của hoocmon đến quá trình sinh sản ở động vật.
3.1.3. Rối loạn sản xuất hoocmon FSH, LH và testostêrôn có ảnh hưởng quá trình
sinh tinh hay không, tại sao?
3.1.4. Sự sinh sản của động vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của môi trường?
3.1.5. Thế nào là điều khiển sinh sản trong sản xuất? Các biện pháp điều khiển. Cơ
sở khoa học của các biện pháp đó.
3.1.6. Điều khiển giới tính của đàn con có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi?
3.1.7. Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên là gì? Tại sao phải
giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản?
3.1.8. Kế hoạch hóa gia đình là gì? Tại sao phải kế hoạch hóa gia đình? Nêu các
biện pháp thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
3.1.9. Những biện pháp tránh thai nào vừa an toàn và hiệu quả mà hiện nay được
áp dụng nhiều?
3.1.10. Hiện tượng thằn lằn bị đứt đuôi; tôm, cua, chân và càng bị gãy tái sinh
được chân và càng mới, có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Vì sao?
23


3.2. Vận dụng
3.2.1. Tại sao ở động vật bậc cao không có hình thức sinh sản vô tính: phân đôi,
nảy chồi, phân mảnh?
3.2.2. Vì sao thụ tinh ngoài phải thực hiện trong môi trường nước?
3.2.3. Vì sao thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài?

3.2.4. Giải thích đặc điểm thích nghi của ĐV với mỗi hình thức thụ tinh?
3.2.5. Cừu Dolly được sinh ra nhờ hình thức sinh sản nào?
3.2.5. Cừu Dolly có mấy người mẹ? Vì sao?
3.2.6. Nêu lên cơ chế của thuốc tránh thai và liên hệ tới cơ chế điều hòa quá trình
sinh tinh và sinh trứng.
3.2.7. Tuổi dậy thì có nên dùng thuốc tránh thai nội tiết không? Tại sao?
3.2.8. Sử dụng biện pháp triệt sản nữ để tránh mang thai ngoài ý muốn của nữ ở
tuổi vị thành niên có phải là biện pháp tránh thai tối ưu không? Vì sao?
3.2.9. Em hãy đề xuất một số biện pháp làm giảm tỉ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên?
3.2.10. Biện pháp đình sản ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người? Biện
pháp này áp dụng cho lứa tuổi nào? Vì sao?
3.2.11. Nếu tất cả các loài động vật trên Trái Đất đều sinh sản bằng hình thức sinh
sản vô tính thì chuyện gì sẽ xảy ra?
3.2.12. Mỗi lần cá chép cái đẻ 15 - 20 vạn trứng vào các cây thủy sinh nhưng chỉ
vài chục con lớn lên thành cá trưởng thành. Em giải thích tại sao?
3.2.13. Tại sao mỗi lần sinh thú đẻ con chỉ sinh từ 1 đến 7, 8 con nhưng tỉ lệ con
non sống sót là rất lớn?
3.2.14. Tại sao phụ nữ uống viên thuốc tránh thai có thể tránh thai? Giải thích?
3.3. Vận dụng cao
3.3.1. Trong thực tế thì nhân bản vô tính đã có những đóng góp nào đáng kể cho y
học và nông nghiệp? Đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp
này.
3.3.2. Hãy mô tả quy trình nhân bản Cừu Dolly bằng sơ đồ.
3.3.3. Em hãy giải thích vì sao cừu Dolly có tuổi thọ thấp hơn cừu bình thường?
3.3.4. Em hãy dự đoán triển vọng ứng dụng kỹ thuật nhân bản vô tính ở động vật
trong kỷ nguyên hiện tại?
3.3.5. Phân tích lí do vì sao nhiều quốc gia trên thế giới cấm nhân bản vô tính ở
người?
3.3.6. Giải thích vì sao khi phụ nữ mang thai thì không có kinh nguyệt?
24



3.3.7. Theo WHO, một trong những nguyên nhân gây tăng hiện tượng vô sinh/
hiếm muộn hiện nay là do ảnh hưởng của môi trường sống. Em hãy nêu quan điểm
của mình về vấn đề này.
3.3.8. Chị Hải có thai được 2 tháng, từ lúc mang bầu chị không thấy xuất hiện kinh
nguyệt, Chị rất lo lắng nên đã đến phòng khám sản khoa để hỏi Bác sĩ. Hãy tưởng
tượng nếu em là người Bác sĩ sản khoa đó em sẽ giải thích như thế nào cho chị
Mai?
3.3.9. Trong chăn nuôi heo nái việc chậm động dục làm giảm khả năng sinh con,
giảm số con nên người ta sử dụng hoocmon để gây động dục hàng loạt đó là
hoocmon Protasglandin do tử cung tiết ra và FSH và LH. Em có tán thành với cách
làm đó không? Tại sao?
3.3.10. Tại sao phải cấm xác định giới tính của thai nhi người?
3.3.11. Bạn Nam bị bỏng nặng, bác sĩ chẩn đoán để đảm bảo về thẩm mỹ thì nên
thực hiện thay thế lớp da bị tổn thương. Nam để ý thấy bác sĩ lấy một mảnh da rất
nhỏ của mình mang đi. Sau một tuần, Nam được tiến hành ghép lớp da mới vào cơ
thể. Nam thắc mắc không biết các bác sĩ làm thế nào để có được lớp da mới này?
Là bác sĩ, em hãy giải thích giúp Nam.
II. Tiến trình dạy học
A. Kích thích động cơ học tập
Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao, mỗi đàn đều có ong chúa, ong
thợ, ong non... và có sự phân công công việc rõ ràng. Ong chúa là con ong cái duy
nhất có quyền đẻ trứng trong đàn ong, cơ thể dài và to hơn các ong đực, ong thợ,
cánh ngắn hơn thân, có nhiệm vụ đẻ trứng nhưng không làm ra mật. Vào mùa sinh
sản, ong chúa đẻ từ 1 -2 nghìn trứng mỗi ngày và cứ thế trong suốt 5-6 năm. Ong
chúa sẽ đẻ trứng vào các ngăn do ong thợ xây sẵn. Những quả trứng được thụ tinh
sẽ nở ra các ong thợ (2n) có nhiệm vụ lấy mật, nuôi ấu trùng, bảo vệ tổ, thường
sống 2 - 6 tháng. Còn những quả trứng không được thụ tinh sẽ nở thành các ong
đực (n) làm nhiệm vụ giao phối với ong chúa.

Theo em, hình thức sinh sản của loài Ong là gì? Ngoài ra còn có các hình
thức sinh sản nào ở động vật?
B. Khám phá, giải thích, đánh giá
1. Sinh sản ở động vật
Thuật ngữ
- Phân đôi: là hình thức sinh sản từ 1 cơ thể mẹ tách thành 2 cơ thể con, giống hệt
cơ thể mẹ ban đầu.

25


×