Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.12 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ ÁNH CHUNG

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRONG
ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10

Đà Nẵng - 2020


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY

Phản biện 1: TS. Lê Bảo
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Quang Huy

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
ngành Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 01 tháng 03 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những
vấn đề then chốt trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thì nguồn vốn ngân sách
nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, đóng vai trò chủ lực, làm nền tảng cho
các hoạt động đầu tư của đất nước nói chung và đầu tư của các cơ
quan, doanh nghiệp nhà nước nói riêng.
Trong những năm qua, công tác quản lý, điều hành chi NSNN
trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh đã có
những đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển KT-XH của
huyện, phát huy được thế mạnh của địa phương, giải quyết công ăn
việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết
quả đạt được, công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của huyện
Vĩnh Thạnh vẫn còn nhiều hạn chế, kể cả trong công tác lập kế
hoạch, thực hiện kế hoạch cũng như các khâu chuẩn bị đầu tư, thẩm
định dự án. Thực trạng này là do thiếu sót trong công tác quản lý,
điều hành chung của huyện, trong đó có phần thiếu sót về quản lý chi
ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Vĩnh Thạnh trong thời gian qua. Vì vậy việc quản lý chi NSNN
trong đầu tư xây dựng cơ bản như thế nào để đảm bảo đạt được hiệu
quả cao nhất, triệt để tiết kiệm, khắc phục tình trạng nợ công trong
đầu tư kéo dài, chi đầu tư công không đảm bảo, sai quy định của
Luật NSNN đang là vấn đề được Đảng và chính quyền địa phương
hết sức coi trọng và quan tâm.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Quản lý chi Ngân

sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện


2
Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chi NSNN
trong đầu tư xây dựng cơ bản để đề xuất các giải pháp để hoàn thiện
quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước
của chính quyền cấp huyện đối với chi NSNN trong đầu tư xây dựng
cơ bản.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tư
xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vĩnh
Thạnh phù hợp với định hướng phát triển của Tỉnh trong thời gian
tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Nội hàm công tác quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB gồm
những vấn đề gì?
- Công tác quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên
địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định như thế nào? Có những
thành công, hạn chế gì?
- Giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN trong
đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình
Định?



3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và
thực tiễn về công tác quản lý của chính quyền cấp huyện đối với chi
đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp huyện.”
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Địa bàn nghiên cứu được giới hạn ở
huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
+ Về nội dung, đề tài luận văn chỉ tập trung nghiên cứu quản
lý của chính quyền huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đối với
các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN cấp huyện cho
phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn.
+ Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng được thực hiện
cho giai đoạn 2014 - 2018. Các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn
từ nay đến năm 2023.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
5.2. Phương pháp phân tích
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu đạt được trong luận văn góp phần hệ thống
hóa cơ sở lý luận về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước cấp huyện trong điều kiện hiện nay.
7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu
8. Tổng quan tài liệu
9. Bố cục của đề tài
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước
trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Chương 2. Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước


4
trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh
Bình Định giai đoạn 2014 - 2018.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN trong đầu tư
xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC TRONG ĐẦU TƢ XDCB
1.1.1. Một số khái niệm
* Khái niệm Chi ngân sách nhà nước:
* Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản
* Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
* Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
cấp huyện:
Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp huyện là
quá trình mà chính quyền cấp huyện sử dụng nguồn ngân sách nhà
nước được chính quyền cấp trên (trung ương, tỉnh) cấp, đưa vào sử
dụng cho mục đích đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bản tỉnh.
* Khái niệm quản lý
Quản lý là quá trình với mục đích tác động một cách có định
hướng và có tổ chức của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý.
* Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước
Quản lý chi ngân sách nhà nước là quá trình thực hiện có hệ
thống các biện pháp phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm
phục vụ chi tiêu cho bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà

nước.


5
* Khái niệm quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước cấp huyện
Quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện là quá trình đơn
vị cấp huyện vận dụng các quy luật khách quan, sử dụng hệ thống
các phương pháp tác động đến hoạt động chi đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn NSNN nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
1.1.2. Đặc điểm của chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN
- Chiếm tỷ trọng lớn
- Vốn đầu tư xây dựng thuộc sở hữu của Nhà nước
- Được cấp và sử dụng theo quy trình, thủ tục
- Công tác giám sát phức tạp, đa dạng
1.1.3. Nguyên tắc quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB
1.1.4. Vai trò của quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRONG ĐẦU TƢ XDCB Ở CẤP
HUYỆN
1.2.1. Lập dự toán chi NSNN trong đầu tƣ XDCB
- Nội dung
Dự toán dùng cho đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước cấp huyện cần được xây dựng sao cho phù hợp với kế hoạch
phát triển về kinh tế, xã hội cũng như kế hoạch 5 năm của tỉnh, cũng
như đảm bảo tuân thủ Luật Đầu tư công và các chương trình được
trung ương ưu tiên theo trật tự nhất định.
Các chính quyền cấp huyện đưa vào sử dụng các nguồn thu tới
từ xử lý, sắp xếp lại nhà cửa và đất đai thuộc quyền sở hữu của Nhà
nước để dùng cho đầu tư xây dựng cơ bản. Các dự toán chi cho hoạt

động xây dựng cơ bản phải được lập và tổng hợp rõ ràng trong dự
toán chi đầu tư phát triển của huyện. Ngoài ra, huyện cũng cần lập


6
báo cáo để giải trình cụ thể thêm về các nguồn thu cũng như về như
chi đầu tư từ các nguồn khác.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Dự toán phù hợp với qui định của nhà nước
+ Dự toán sát với thực tế của địa phương
+ Tỷ lệ hoàn thành dự toán NSNN
+ Số lần phải điều chỉnh dự toán; số tiền phải điều chỉnh
1.2.2. Phân bổ và giao dự toán chi NSNN trong đầu tƣ
XDCB
Một là, phân bổ, giao dự toán chi NSNN.
Hai là, quản lý chấp hành dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
NSNN cấp huyện.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư được phân bổ
Vốn đầu tư thực hiện = vốn đầu tư thực hiện của công tác xây
lắp + vốn đầu tư thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị +
chi phí khác
+ Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện năm nay so với năm trước = vốn
đầu tư thực hiện năm nay/vốn đầu tư thực hiện năm trước .100%
1.2.3. Kiểm soát chi NSNN trong đầu tƣ XDCB
Mục đích của việc kiểm soát chi NSNN trong đầu tư XDCB là
đảm bảo cho việc sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN đạt hiệu quả
cao nhất, đúng với các quy định pháp luật hiện hành, giúp tham mưu
UBND nắm sát và đánh giá đúng tình hình sử dụng vốn, tiến độ giải
ngân và những tồn tại, khó khăn trong quá trình đầu tư vốn.

- Nguồn lực kiểm sát chi XDCB
Chức năng của từng bộ phận trong bộ máy kiểm soát chi XDCB
như sau:


7
UBND cấp huyện:
Cơ quan tài chính cấp huyện:
Chủ đầu tư:
- Cơ chế chính sách kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN
Các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách
nhà nước hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà
nước theo hướng dẫn của Bộ tài chính và Kho bạc Nhà nước trong
quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Các khoản thanh toán về cơ
bản theo nguyên tắc chi trả trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước
Chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản chỉ được
thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã có trong dự toán ngân sách được giao.
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền qui
định.
- Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người
được ủy quyền quyết định chi.
- Sử dụng vốn, kinh phí NSNN để đầu tư xây dựng cơ bản, mua
sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải
qua đấu thầu hoặc thẩm định giá phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm
định giá theo qui định của pháp luật.
1.2.4. Quyết toán chi NSNN trong đầu tƣ XDCB
Quyết toán NSNN được thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc nhìn lại quá trình chấp hành ngân sách qua một năm,
rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực bổ sung cho công tác lập

ngân sách cũng như chấp hành ngân sách những chu trình tiếp theo.
Nguyên tắc quyết toán ngân sách nhà nước:
Số liệu trong báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải chính
xác, trung thực và đầy đủ.


8
Số quyết toán chi ngân sách nhà nước là số chi đã thực thanh
toán hoặc đã được phép hoạch toán chi theo qui định.
Báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB
phải theo đúng nội dung trong dự toán được giao và theo mục lục
ngân sách; báo cáo quyết toán năm phải có thuyết minh nguyên nhân
tăng giảm các khoản chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB so
với dự toán.
Số liệu quyết toán
Số liệu trong báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải chính
xác, trung thực và đầy đủ.
Số quyết toán chi NSNN là số chi đã thực thanh toán hoặc đã
được phép hạch toán chi theo qui định.
Nội dung
Báo cáo quyết toán chi NSNN trong đầu tư XDCB phải theo
đúng nội dung trong dự toán được giao và theo mục lục ngân sách;
báo cáo quyết toán năm phải có thuyết minh nguyên nhân tăng giảm
các khoản chi NSNN trong đầu tư XDCB so với dự toán.
- Tiêu chí đánh giá:
Tỷ lệ vốn đầu tư được quyết toán so với dự toán = vốn đầu tư
được quyết toán/Dự toán x 100%
Tỷ lệ nợ đọng XDCB năm nay so với năm trước = khối lượng
nợ đọng XDCB năm nay/ Khối lượng nợ động XDCB năm trước x
100%.

1.2.5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về chi NSNN trong
đầu tƣ XDCB
Trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về chi
NSNN trong đầu tư XDCB, đánh giá theo tiêu chí sau:
- Số lượt kiểm tra, thanh tra


9
- Số công trình được thanh tra, kiểm tra, xử lý;
- Số vụ vi phạm được phát hiện
- Số tiền vi phạm được xử lý
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI NSNN
TRONG ĐẦU TƢ XDCB
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa phƣơng
1.3.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý chi NSNN
cấp huyện
1.3.3. Các quy định của Nhà nƣớc
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC TRONG ĐẦU TƢ XDCB Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ
ĐỊA PHƢƠNG
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC TRONG ĐẦU TƢ XDCB TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TƢ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI CỦA HUYỆN VĨNH THẠNH
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vĩnh Thạnh là một huyện miền núi do điều kiện hoàn lưu gió
mùa kết hợp với vị trí địa lý và điều kiện địa hình, đặc biệt là dãy
Trường Sơn có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khí hậu của huyện.

Huyện rộng 700,8 km².
2.1.2. Điều kiện kinh tế


10
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Vĩnh Thạnh năm 2017
ĐVT:%
Thành phần

Nông – lâm –

Công nghiệp,

Thƣơng mại –

ngƣ nghiệp

tiểu thủ công

dịch vụ

nghiệp
Tỷ lệ

50,12

4,05

45,83


Kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng định hướng, đa số các chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt
so với kế hoạch.
2.1.3. Điều kiện xã hội
Tính đến năm 2017, dân số trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh là
28.921 người, với số nam là 14.269 và nữ là 14.632 nữ. Dân số tập
trung chủ yếu ở nông thôn, có tới 23.420 trong tổng số dân sống ở
nông thôn.
2.2. THỰC TRẠNG BỘ MÁY VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CHI
NSNN HUYỆN VĨNH THẠNH
2.2.1. Tổ chức bộ máy
- UBND huyện Vĩnh Thạnh:
- Cơ quan tài chính cấp huyện:
- KBNN huyện Vĩnh Thạnh:
- Chủ đầu tư:


11

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Phòng tài chính – Kế hoạch
huyện Vĩnh Thạnh
2.2.2. Nguồn nhân lực quản lý chi NSNN trong đầu tƣ
XDCB
Nguồn nhân lực quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB phân
lớn có trình độ đại học và trên đại học. Họ là những người có năng
lực, phẩm chất đạo đức.
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NSNN TRONG ĐẦU TƢ
XDCB TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THẠNH GIAI ĐOẠN
2014-2018
2.3.1. Thực trạng lập dự toán chi NSNN trong đầu tƣ XDCB

Trong những năm qua, việc lập dự toán chi đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước của huyện Vĩnh Thạnh đã tuân thủ Luật
NSNN. Tuy nhiên, chất lượng của dự toán còn thấp, tinh thần sử


12
dụng tiết kiệm chi đầu tư xây dựng cơ bản chưa được thực hiện rõ
trong dự toán. Trong dự toán ngân sách nhà nước, dự toán chi đầu tư
xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng.
Bảng 2.2. Dự toán chi ngân sách huyện năm 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Dự toán 2017

Dự toán
Chỉ tiêu

Chi đầu tư
XDCB

2018

Số Tỉnh

huyện giao

giao

40,245

27,525


Dự toán 2016

Số

Số

Số huyện

huyện

Tỉnh

giao

giao

giao

50,000

30,258

50,850

(Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Vĩnh Thạnh)
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện chi đầu tƣ XDCB từ NSNN
tại huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2014 - 2018
Năm


Dự toán

Thực hiện

Thực hiện/dự

(Triệu đồng)

(Triệu đồng)

toán (%)

2014

58.239

92.175

158,27

2015

63.226

107.184

169,52

2016


63.439

112.468

177,28

2017

80.239

126.286

157,39

2018

92.150

138.450

150,24

Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Vĩnh Thạnh
Tại huyện Vĩnh Thạnh, năm 2014 chi đầu tư XDCB đạt 92.175
triệu đồng, thực hiện 158,27% so với dự toán và đến năm 2016 đạt
112,468 triệu đồng, tương ứng 177,28% so với dự toán năm. Nguyên
nhân tăng so với dự toán là do tăng chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử


13

dụng đất và vốn đầu tư từ năm 2015 chuyển sang.
2.3.2. Thực trạng phân bổ và giao dự toán chi NSNN trong
đầu tƣ XDCB
Bảng 2.5: Vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc tại
huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2014-2018
Chi đầu tƣ
XDCB
(Triệu đ)
61.01
70.02
79.27
86.25
103.53

Năm
2014
2015
2016
2017
2018

Tổng chi ngân
sách (Triệu đ)

Tỷ lệ XDCB/NS
(%)

126.12
143.56
162.97

175.02
200.45

48,37
48,96
45,51
49,28
51,65

Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Vĩnh Thạnh
Bảng 2.6: Tình hình chi NSNN trong đầu tƣ XDCB theo
ngành kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2014 – 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Công nghiệp
Nông nghiệp
Giao thông
Văn hóa – du
lịch
Giáo dục
Khoa
học
công nghệ
Nhà ở
Phát

thanh

2014
254,69

357,78
280,34
83,26

2015
260,18
276,82
251,11
105,20

2016
310,22
296,34
274,51
86,31

2017
391,01
302,45
295,37
122,29

2018
323,36
300,52
282,82
160,95

235,88
16,09


243,54
9,83

256,74
15,32

294,4
14,28

226,1
51,34

36,71

23,45

35,19

33,69

69,52

21,97

31,77

38,93

22,17


51,15


14
Năm
truyền hình
Y tế
Quản lý nhà
nước, an ninh
quốc phòng
Khác
Tổng

2014

2015

2016

2017

2018

104,64

95,6

108,11


116,15

182,78

289,85

197,86

244,64

246,34

304,83

10,79
1.692

16,64
1.512

34,69
1.705

16,85
1.865

69,66
2.013

Nguồn: Phòng Tài chính- KH huyện Vĩnh Thạnh

Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư được phân bổ phản
ánh mức độ kết quả đạt được của chi đầu tư XDCB từ NSNN tại
huyện. Số liệu cho thấy tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư
được phân bổ không ổn định qua các năm, bình quân giai đoạn 2014
– 2018 đạt 94,24%. Điều này cho thấy rằng chi đầu tư XDCB từ
NSNN tại huyện hiện nay vẫn chưa đạt được kết quả cao, vẫn còn
tình trạng kế hoạch vốn đầu tư giao trong năm bị hủy bỏ hoặc
chuyển sang năm sau.
Bảng 2.8: Tình hình thực hiện giao kế hoạch vốn đầu tƣ
XDCB trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2014-2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm

Kế hoạch vốn đầu tƣ
Vốn XDCB huyện

Vốn XDCB tỉnh

quản lý

quản lý

2014

42.826

50.550

2015


53.757

55.866

2016

58.228

65.466

2017

89.752

83.619

2018

103.557

96.109


15
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB
huyện Vĩnh Thạnh năm 2014- 2018)
Năm 2018, tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển tăng và cao nhất
giai đoạn 2014-2018, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng
kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần cho huyện thực hiện
các Chương trình mục tiêu quốc gia.

2.3.3. Thực trạng kiểm soát chi NSNN trong đầu tƣ XDCB
Chấp hành dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn
này được thực hiện theo kế hoạch hằng năm. Việc quản lý NSNN
theo kế hoạch hằng năm cho phép Sở Tài chính tính toán tương đối
sát nguồn lực tài chính, có thể chủ động bố trí chi phù hợp cho từng
lĩnh vực. Ngoài ra, chấp hành dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản
cũng thuận tiện cho đơn vị thụ hưởng ngân sách, ít phải điều chỉnh
dự toán và nếu có điều chỉnh thì mức độ điều chỉnh không lớn so với
dự toán được duyệt.
Bảng 2.10: Tổng hợp tình hình nợ khối lƣợng XDCB bằng
vốn NSNN huyện Vĩnh Thạnh
Số dự án
thiếu vốn
Năm

thanh
toán
(dự án)

Số tiền nợ
động
(Triệu
đồng)

Số vốn bố trí
thanh toán
trong năm
tiếp theo
(Triệu đồng)


Số tiền
thanh toán
(Triệu
đồng)

2014

31

45.526,862

31

20.035

2015

36

45.186,667

35

23.500

2016

72

85.059,682


58

45.000

2017

68

56.783,585

40

31.275

2018

70

56.637,883

42

33.690

Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Vĩnh Thạnh


16
Nhìn chung, số công trình thiếu vốn thanh toán phụ thuộc vào

ngân sách của địa phương và kế hoạch vốn, năm 2016, do nguồn thu
ngân sách gặp khó khăn nên số công trình thiếu vốn thanh toán cho
khối lượng đầu tư đã hoàn thành lên đến 72 hạng mục với tổng số
tiền là hơn 85.059 triệu đồng và giảm đến năm 2018 còn 70 công
trình thiếu vốn thanh toán.
Nhìn chung, công tác kiểm soát đã được chú trọng hơn, đã
mang lại những hiệu quả và cũng còn tồn tại những hạn chế.
2.3.4. Thực trạng quyết toán chi NSNN trong đầu tƣ XDCB
Nhìn chung, công tác quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản
trong đó khâu kế hoạch vốn còn chưa tốt, kế hoạch luôn có sự điều
chỉnh, bổ sung, một số nguồn thu được ghi kế hoạch như nguồn cấp
quyền sử dụng đất nguồn thu vào chậm nên việc tỷ lệ giải ngân thấp;
tiến độ chi đầu tư xây dựng cơ bản rất chậm nên tạo áp lực kiểm soát
thanh toán cho kho bạc nhà nước trong những tháng cuối năm.
Bảng 2.12: Tình hình quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn
thành trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2014 - 2018
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Công trình hoàn Công trình đƣợc thẩm tra phê Chênh
duyệt

thành bàn giao

lệch

Tổng

Tổng

Tổng


Giá trị

Giá trị

số

mức đầu

số

đề nghị

quyết toán

quyết

đƣợc duyệt



toán
2014

38

100.208

31

130.655


130.015

98

2015

41

104.488

18

81.259

81.186

73

2016

28

58.163

55

167.795

167.207


303

2017

48

206.519

36

95.102

95.219

117


17
2018

69

218.728

63

199.920

199.780


140

Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Vĩnh Thạnh
Bảng 2.13: Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản của huyện
Vĩnh Thạnh giai đoạn 2014-2018
Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

123

71

87

110

102

1.348,568


1.652,557

1.876,086

2.303,259

2.646,635

82

58

76

86

83

41

13

11

24

19

45.526,862


45.186,667

Tổng số công
trình XDCB
Tổng số chi
(tỷ đồng)
Số công trình
hoàn thành
Số công trình
dở dang
Số nợ đọng
(triệu đồng)

56.637,88
85.059,682 56.783,585
3

Nguồn: Phòng Tài chính huyện Vĩnh Thạnh
2.3.5. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về chi
NSNN trong đầu tƣ XDCB
Tổng cộng trong giai đoạn này có 379 dự án được kiểm tra ,
trong đó có 281 dự án hoàn thành đúng tiến độ chiếm 74,1% số dự
án được rà soát, kiểm tra và còn 25,9% số dự án chưa hoàn thành
đúng tiến độ. Hoạt động thanh tra, kiểm tra đầu tư XDCB từ NSNN
cũng được tiến hành theo quy định của Trung ương. Qua kiểm tra đã
phát hiện nhiều đơn vị sai phạm, đã kiến nghị thu hồi NSNN số tiền
là 7.074,553 triệu vào năm 2018. Qua đây cho thấy lãng phí trong
đầu tư XDCB từ NSNN ở các dự án đầu tư còn lớn.
Tại huyện cũng thực hiện xử lý các trường hợp vi phạm.



18
Bảng 2.15: Tình hình xử lý các trƣờng hợp vi phạm
Năm
Số dự án
kiểm tra

2014

2015

2016

2017

2018

92

65

70

76

76

19

12


10

11

10

16

7

8

8

9

Số trường
hợp vi
phạm
Số vụ
được xử

Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Vĩnh Thạnh
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ
BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THẠNH
2.4.1. Những thành công
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Bộ máy quản lý chi đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN tại

huyện có thể nói chủ yếu là bộ máy của phòng Tài chính – kế hoạch,
KBNN huyện và các Chủ đầu tư (phòng Kinh tế & Hạ tầng, phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Giáo dục và Đào tạo,
UBND các xã và thị trấn và đặc biệt là Ban QLDA ĐTXD huyện).
- Thực tế tại KBNN huyện trong những năm qua chủ yếu chỉ
mới kiểm tra sự đầy đủ tính hợp lý của hồ sơ. Còn việc kiểm tra dự
toán hầu như là chưa thực hiện được. - Quyết toán vốn đầu tư thời
gian qua còn chậm so với quy định. Hầu hết các dự án hoàn thành
bàn giao đưa vào sử dụng có thời gian quyết toán chậm nhiều tháng.
- Chưa có chế tài để buộc các nhà thầu, Chủ đầu tư phải quyết
toán đúng giá trị khối lượng. Nhà thầu cố tình đưa tăng giá trị quyết


19
toán lên.
- Các quy trình kiểm tra, giám sát chưa được xây dựng và ban
hành một cách khoa học, đầy đủ, kịp thời. Còn thiếu sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong kiểm tra việc quản
lý vốn đầu tư XDCB.
Ngoài ra còn tồn tại những hạn chế:
Công tác quy hoạch, chủ trương đầu tư còn bị xem nhẹ.
Kỷ luật chấp hành chưa thực sự nghiêm minh.
Tình trạng thất thoát làm lãng phí nguồn ngân sách.
Công tác quyết toán chưa triệt để.
Công tác giám sát cộng đồng còn yếu.
Nguyên nhân của những mặt hạn chế
Nguyên nhân khách quan:
Điều kiện tự nhiên:
Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương:
Luật và các quy định có liên quan:

Vốn đầu tư còn hạn chế:
Nguyên nhân chủ quan:
Năng lực đội ngũ cán bộ: năng lực yếu kém của chủ đầu tư
cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu
quả đầu tư. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ luôn thiếu và trình độ không
đồng đều trong khi đó khối lượng công việc thường xuyên phát sinh
tăng luôn là vấn đề bức xúc của ngành gây gặp nhiều khó khăn, chất
lượng không cao.
Kỷ cương, kỷ luật: Kỷ cương, kỷ luật hành chính chưa nghiêm;
hiện tượng công chức, viên chức vi phạm thời gian, kỷ luật lao động
còn xảy ra, dẫn đến hiệu quả, hiệu lực quản lý của cơ quan nhà nước
thấp.


20
Chính sách phát triển: Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành
trong hệ thống chính trị chưa đồng bộ.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NSNN TRONG
ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
VĨNH THẠNH
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng và nhiệm vụ phát triển KTXH Vĩnh Thạnh giai đoạn 2019-2023
Mục tiêu phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội với các chỉ tiêu
cụ thể:
- Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành 13.200 tỷ đồng. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 13,3%.
- Thu ngân sách tăng bình quân 12%/năm.
- 100% xã đạt chuẩn xã văn hóa, thị trấn đạt văn minh đô thị;
100% đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học, 100 % trường đạt chuẩn

quốc gia.
- 100% xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia mới về y tế. Duy trì
100% trạm y tế xã-thị trấn có bác sỹ. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm
y tế toàn dân đạt 100%. Tăng dân số tự nhiên hàng năm dưới 1%.
- Về môi trường: Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh khu
vực đô thị 100%, nông thôn 100%, tăng dần tỷ lệ sử dụng nước sạch
theo chuẩn Bộ Y tế; tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt khu vực đô thị là
100%.
3.1.2. Quan điểm, định hƣớng hoàn thiện quản lý chi NSNN
trong đầu tƣ XDCB của huyện Vĩnh Thạnh


21
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI
NSNN TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN VĨNH THẠNH TRONG THỜI GIAN ĐẾN
3.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi NSNN trong đầu
tƣ XDCB
Theo Luật NSNN, lập dự toán NSNN phải căn cứ vào chủ
trương, chính sách, nhiệm vụ phát triển KT-XH, an ninh, quốc phòng
của địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo.
Lập dự toán phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình
hình thực hiện kế hoạch ngân sách của các năm trước, đặc biệt là của
năm báo cáo.
3.2.2. Hoàn thiện phân bổ và giao dự toán chi NSNN trong
đầu tƣ XDCB
Công tác phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư cần được chú
trọng và hoàn thiện hơn. Chi NSNN hàng năm cho đầu tư XDCB có
khối lượng rất lớn và ngày càng cao.
Phân bổ kế hoạch đúng tạo ra thanh toán vốn đầu tư nhanh,

thanh toán vốn đầu tư nhanh và đúng chế độ tạo tiền đề cho quyết
toán nhanh gọn và ngược lại.
3.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN trong đầu tƣ
XDCB
- Việc thu nhận đầy đủ hồ sơ quyết toán đã buộc các chủ dự án
phải thực hiện đầy đủ các quy định của điều lệ xây dựng cơ bản hiện
hành.
- Nội dung thẩm tra, xét duyệt quyết toán đã thúc đẩy việc thực
hiện các chính sách, chế độ trong đầu tư, cụ thể là: thẩm tra việc thực
hiện giá xây dựng ở từng giai đoạn, thẩm tra khối lượng không thực
tế và khối lượng bên ngoài thiết kế dự toán có tác động hạn chế tình


22
trạng vừa thiết kế vừa thi công, thẩm tra xét duyệt việc thực hiện tính
các trị số dự toán.
- Thẩm tra xét duyệt quyết toán cho thấy rõ việc sử dụng các
nguồn vốn Nhà nước có hợp lý hay không.
3.2.4. Hoàn thiện quyết toán chi NSNN trong đầu tƣ XDCB
Công tác quyết toán chi cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng
bộ giữa các cơ quan cấp phát vốn, thanh toán vốn và đơn vị chủ đầu
tư, Ban quản lý dự án trong việc kiểm tra, đối chiếu xác nhận số liệu
vốn đầu tư đã cấp phát, thanh toán cho công trình.
3.2.5. Giải pháp tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, và xử lý
kịp thời các vi phạm trong quản lý chi NSNN trong đầu tƣ
XDCB
Một là, xác định rõ trách nhiệm của các bên trong việc triển
khai công tác kiểm tra, thanh tra sử dụng vốn.
Hai là, công tác kiểm tra, thanh tra phải được thực hiện một
cách thường xuyên và toàn diện suốt quá trình thực hiện dự án đầu tư

qua tất cả các khâu và tất cả các đối tượng liên quan đến dự án, đồng
thời kết hợp với việc kiểm tra đột suất để đảm bảo tính khách quan.
Ba là, kết quả của công tác kiểm tra, thanh tra cần được công
khai, rút kinh nghiệm cho công tác quản lý chi NSNN trong đầu tư
XDCB.
3.2.6. Các giải pháp khác
a. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch trong đầu tư XDCB bằng
nguồn vốn NSNN
Một là, trong khi chờ UBND tỉnh giao kế hoạch vốn thì UBND
huyện nên chủ động rà soát và lên kế hoạch đẩy nhanh công tác khảo
sát, thiết kế và lập dự toán các dự án nằm trong lộ trình đầu tư trung
hạn được duyệt để khi có quyết định giao vốn của UBND tỉnh có thể


23
triển khai thực hiện ngay.
Hai là, chú trọng nâng cao chất lượng trong việc lập phương án
phân bổ vốn đầu tư.
Ba là, UBND huyện cần có cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối
với việc lập kế hoạch vốn để các chủ đầu tư lập kế hoạch vốn sát
đúng với khả năng thực hiện và tình hình thực hiện đầu tư.
b. Nâng cao trách nhiệm, năng lực và trình độ chuyên môn
của đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB huyện
Vĩnh Thạnh
- Có chiến lược đào tạo chi tiết và đào tạo lại đội ngũ cán bộ
quản lý nhà nước trong lĩnh vực này cho phù hợp với đòi hỏi của
thực tiễn;
- Khuyến khích và phát triển đội ngũ tư vấn, giám sát, thiết kế
có trình độ theo hướng chuyên nghiệp, chuyên môn hóa qua hình
thức thi tuyển;

- Có kế hoạch tuyển dụng và thu hút nhân lực có chất lượng
cao;
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải thực hiện một cách
thường xuyên...
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nƣớc và các Bộ, Ban, Ngành
3.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Bình Định
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3


×