Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

CHuyên đề how to make the lesson looking back and project more interesting and effective

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 26 trang )

" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

2

I. Lý do chọn chuyên đề.

2

II. Mục tiêu nghiên cứu.

2

III. Nhiệm vụ nghiên cứu.

3

IV. Phương pháp nghiên cứu.

3

V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3


PHẦN II: NỘI DUNG

3

I. Cơ sở lý luận.

3

II. Cơ sở thực tiễn.

4

III. Thực trạng nghiên cứu.

4

IV. Biện pháp thực hiện.

5

1. Chuẩn bị

5

2. Tiến trình thực hiện

5

V. Kết quả ứng dụng.


21

VI. Kết luận

21

VII. Kiến nghị

22

VIII. Giáo án minh họa.
IX. Tài liệu tham khảo.

23
26

-----------------------------------------------------------------------

1

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".

CHUYÊN ĐỀ
"How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".

***********************
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ.
Ngày nay ngoại ngữ rất quan trọng mà đặc biệt là môn Tiếng Anh, Tiếng Anh không
những giúp ta tiếp thu nền khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, nó còn giúp ta tiếp thu
những tinh hoa văn hoá của nhân loại. ngoài ra nó còn là chiếc cầu nối hoà bình, hữu nghị
giữa các nước trên thế giới, giúp các dân tộc hiểu nhau hơn, thân thiện hơn.
Mục tiêu giáo dục trong thời kì hiện nay là giáo dục học sinh phát triển toàn diện, và
tập trung vào việc phát huy tính tích cực, năng động và sáng tạo của học sinh. các em được
học đầy đủ kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong đó ngoại ngữ là môn học
không thể thiếu được, Để đạt được mục tiêu này phải đổi mới phương pháp dạy học theo
định hướng lấy học sinh làm chủ thể hoạt động dạy học, khuyến khích các hoạt động học
tập tích cực, chủ động và sáng tạo.
Việc dạy và học Tiếng Anh hiện nay trong trường THCS là rèn luyện cho học sinh
có năng lực giao tiếp thông qua bốn kĩ năng như Nghe - Nói - Đọc - Viết nên học sinh cần
phải lĩnh hội đủ các kỹ năng mới thực hiện tốt được quá trình giao tiếp. Bên cạch đó từ
mới và kỹ năng sử dụng ngữ pháp thì không thể xem nhẹ được trong quá trình giao tiếp.
Để các em có thể vận dụng từ mới, các cấu trúc ngữ pháp vào viết, nghe và giao tiếp
...trong các tiết học đặc biệt là ở tiết cuối cùng của mỗi bài - Looking Back and Projects trong chương trình sách giáo khoa mới của BGD và ĐT đang triển khai đại trà với lớp 6 và
thí điểm đối với lớp 7,8,9 mà không bị nhàm chán thì người giáo viên phải tìm tòi và sáng
tạo các thủ thuật vào mỗi tiết dạy để lôi quấn được học sinh tham gia vào tiết học một cách
sôi nổi và đạt được hiệu quả cao mà không gây áp lực cho học sinh trong việc học tập.
Qua những năm áp dụng phương pháp đổi mới trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở
trường THCS với chương trình thay sách, đã có nhiều thầy cô giáo có những kinh nghiệm
sáng kiến phục vụ tích cực cho công tác dạy bộ môn Tiếng Anh và cho từng kỹ năng riêng.
Tuy nhiên trong quá trình áp dụng và giảng dạy theo phương pháp mới, chương trình thay
sách mới, tôi đã gặp và còn nhiều trăn trở, luôn suy nghĩ và tìm hướng giải quyết vấn đề
mà tôi thấy rất cần thiết với thực tế học sinh đó là nhớ được từ mới, nắm chắc ngữ pháp
Tiếng Anh một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng bài kiểm tra cũng như nâng cao
chất lượng dạy học môn Tiếng Anh và đây cũng chính là điều kiện để nâng cao chất lượng
đại trà bộ môn.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Với vấn đề đặt ra như vậy, ngay từ năm học đầu tiên học SGK mới (NH: 2015 2016), bản thân tôi là giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trường THCS đã không
ngừng nghiên cứu tìm tòi ra những phương pháp giúp học sinh ôn tập củng cố các từ mới,
các cấu trúc đã học để vận dụng vào giao tiếp thông qua tiết học Looking Back and
Projects và áp dụng thực hiện ngay từ năm 2015 - 2016 đến nay, với đối tượng nghiên cứu
là học sinh đang học sách giáo khoa chương trình mới mà tôi đang trực tiếp giảng dạy
2

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tôi viết chuyên đề này nhằm chia sẻ kinh nghiệm
nhỏ của mình để góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của dạy và học ôn tập từ mới, các cấu trúc
ngữ pháp để vận dụng trong giao tiếp của học sinh hiện nay.
- Tìm hiểu về phương pháp và xu hướng dạy học theo chương trình và phương pháp
mới cho học sinh.
- Thực tế việc triển khai dạy học trương trình SGK Tiếng Anh mới cho học sinh ở
trường THCS Yên Phương hiện nay.
- Những giải pháp trong dạy học tiết Looking Back and Projects cho học sinh
trong dạy học Tiếng Anh.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, ôn tập, tổng hợp, phân loại tài
liệu,…Nhằm xây dựng cơ sở lí luận của chuyên đề nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tổng kết kinh nghiệm, trao đổi thảo
luận nhóm.
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh các khối 6,7,8 đang học SGK mới của trường THCS Yên Phương.

2. Phạm vi nghiên cứu.
Do xuất phát từ thực tế dạy và học Tiếng Anh của thầy và trò trường chúng tôi nên
chuyên đề này tôi chỉ nghiên cứu giới hạn theo chương trình sách Giáo Khoa Tiếng Anh
THCS mới hiện nay.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong tiết dạy ôn tập của 1 Unit thì việc ôn tập từ mới, ngữ pháp và pháp giao tiếp
không chỉ được thông qua nhiều hình thức khác nhau và bài học được củng cố bằng những
trò chơi, và sơ đồ tư duy. mà việc ôn tập từ mới, ngữ pháp còn được thông qua những bài
tập kết hợp với việc dạy nhiều kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng thông hiểu, kỹ năng vận dụng,...
Để dạy tiết Looking Back and Project có hiệu quả, giáo viên cần linh động chọn
phương pháp và kỹ thuật dạy sao cho đạt mục đích yêu cầu của bài học, học sinh thì biết
vận dụng các từ mới, các cấu trúc ngữ pháp ở các tiết học trước để giải bài tập riêng biệt,
bài tập ngữ pháp lồng ghép hoặc giao tiếp. Ngoài ra giáo viên cũng cần cho học sinh hiểu
tầm quan trọng của việc học từ mới và ngữ pháp. Từ đó các em có thể sử dụng ngôn ngữ
một cách có ý nghĩa và diễn đạt được đúng điều mà mình muốn giao tiếp. Quan trọng nhất
là học sinh hiểu được hình thái và ý nghĩa của những điểm ngữ pháp, từ mới đang học để
có thể sử dụng qua các hình thức nghe - nói - đọc - viết. Đồng thời các em thể hiện được
kiến thức ngôn ngữ mà mình đã được học qua các bài kiểm tra và có thể đạt kết quả tốt.
3

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Hiện nay có rất nhiều sách, tài liêu tham khảo, cũng như giáo trình bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ, tài liệu chuẩn kiến thức cho từng khối lớp học để giáo viên dạy
tiếng Anh tham khảo và cũng là tài liệu hỗ trợ tích cực trong phương pháp giảng dạy mới
của môn tiếng Anh. Bên cạnh đó giáo viên cũng được tham gia các lớp học bồi dưỡng

nghiệp vụ do Sở Giáo Dục Đào Tạo, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo tổ chức, hoặc tham gia
sinh hoạt chuyên môn cụm, triển khai chuyên đề do phòng Giáo dục tổ chức,...nhằm giúp
giao lưu đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ tiếp cận và sử dụng phương pháp mới đạt hiệu
quả nhất. Tuy nhiên chúng ta khó áp dụng giống nhau cho các đối tượng học sinh ở tất các
các trường, mà đòi hỏi mỗi giáo viên ở từng trường phải biết chọn lọc, sử dụng phương
pháp phù hợp với trình độ học sinh, từng đối tượng học sinh và cơ sở vật chất của từng
trường.
Với chương trình sách giáo khoa cũ thì mỗi đơn vị bài học được chia từ 5 đến 6 tiết
với từng kĩ năng riêng biệt nhưng với sách giáo khoa mới hiện nay thì từ lớp 6 đến lớp 9
mỗi đơn vị bài học được chia 7 lesson: Lesson 1 là phần Getting started, Lesson 2 là phần
A closer look 1, Lesson 3 là phần A closer look 2, Lesson 4 là phần Communication,
Lesson 5 là phần Skills 1, Lesson 6 là phần Skills 2 và Lesson 7 là phần Looking back
and project. Các em được học riêng từng kỹ năng và cấu trúc ngữ pháp trong từng tiết một
rồi đến tiết Looking back and project là tiết ôn tập củng cố lại các kiến thức cơ bản đã
học ở các tiết trước. Để tiết học Looking back and project hay và hiệu quả thì việc phân
loại và chọn lọc các hoạt động, các kỹ thuật giảng dạy để vận dụng phù hợp vào từng bài
tập là việc quyết định sự thành công và hiệu quả của tiết dạy. Bên cạnh đó việc thiết kế
bước củng cố bài học sau phần giảng dạy là điều cần thiết để kiểm tra mức độ hiểu bài và
vận dụng của học sinh bằng các bài tập cụ thể. Để các em vận dụng vào bài kiểm tra đạt
kết quả tốt. Chính vì lẽ đó mà tôi đã có nhiều trăn trở và trao đổi với một số đồng nghiệp
của mình nghĩ ra một vài thủ thuật giúp học sinh luyện tập và đạt được kết quả thông qua
tiết học Looking back and project. Vì vậy tôi đã viết chuyên đề " How to make the
lesson: Looking back and Project more interesting and effective".
III. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình dạy và học Tiếng Anh, ôn tập củng cố kiến thức là một hoạt động
dạy học không thể thiếu trong bất kì một đơn vị bài học nào. Việc ôn tập và củng cố kiến
thức không chỉ đơn thuần là việc giúp học sinh nhớ nghĩa của từ, của cấu trúc ngữ pháp
thông qua các bài tập mà còn là việc giúp các em áp dụng được từ và các cấu trúc ngữ
pháp vào trong giao tiếp ngôn ngữ.
Các thủ thuật trong chuyên đề này cũng đã được đề cập đến nhiều trong các tài liệu

hướng dẫn dạy ở bộ môn Tiếng Anh hay các sáng kiến kinh nghiệm khác. Tuy nhiên làm
thế nào để áp dụng các thủ thuật đó một cách có hiệu quả thì đòi hỏi giáo viên phải biết
cách chọn lọc và tổ chức thực hiện các thủ thuật ấy một cách hiệu quả, linh hoạt. Có thủ
thuật phù hợp với bài dạy này nhưng lại không phù hợp đối với bài học khác. Tuy nhiên để
áp dụng vào thực tế cho phù hợp và sinh động hiệu quả cao thì còn tuỳ thuộc vào phương
tiện giảng dạy của từng tiết học cũng như sự linh hoạt của giáo viên để biến mỗi hoạt động
ôn tập và củng cố kiến thức thành trò chơi lý thú để lôi cuốn học sinh gây cho các em sự
hứng thú học tập và nhớ kiến thức lâu hơn. Các trò chơi sẽ hấp dẫn hơn nếu giáo viên đưa
4

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".
học sinh vào các tình huống thực tế trong cuộc sống và kích thích sự sáng tạo của học sinh
bên cạnh đó trong quá trình giảng dạy giáo viên kết hợp với công nghệ thông tin, sử dụng
trình chiếu Powerpoint sẽ làm cho tiết học thú vị và hấp dẫn hơn. Đối với các tiết dạy
truyền thống thì giáo viên cần chuẩn bị nhiều hơn bằng các giáo cụ trực quan như bảng
phụ, hình ảnh, mô hình ….
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Chuẩn bị
Để tiết học Looking back and project được sinh động, học sinh dễ tiếp thu giáo viên
phải chuẩn bị những việc sau đây:
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tốt ở nhà.
- Có kế hoạch ôn tập và kiểm tra từ vựng hay các cấu trúc ngữ pháp theo đặc trưng của
từng bài dạy.
- Chọn lựa trò chơi và thủ thuật phù hợp với từng bài dạy.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học (bảng phụ, bút lông, thẻ bìa, mô hình…)
- Sử dụng trình chiếu Powerpoint phải chuẩn bị thật kĩ các hiệu ứng, phù hợp
- Tổ chức cho học sinh chơi và học tập có hiệu quả, tạo sự hưng phấn cho học sinh mà

vẫn bám sát vào nội dung bài và tiết kiệm thời gian, đảm bảo giờ dạy.
2. Tiến trình thực hiện
- Tùy vào từng nội dung bài dạy mà giáo viên có thể chọn lựa cách thức thể hiện cho
phù hợp.
- Sau đây là một số hoạt động mà bản thân tôi thường áp dụng qua các tiết học nhằm
giúp cho học sinh hứng thú với tiết học và đạt được kết quả.
2.1. Phần Vocabulary:
- Ở phần này học sinh được ôn tập và củng cố lại từ mới thông qua các hoạt động
trò chơi như: Jumbled word, Mine, Matching, Odd one out, Create word webs. Write the
correct words for each picture, Who am I ?, Broken Telephone, Battles ships, Stand up
Sequences, Master Mind, One word stories, Chain drawings,What’s on my head, Words
snake, Draw dictations, Pass the ball, Sing a song, ....
a. Jumbled word.
- Mục đích nhằm giúp học sinh ôn tập, thực hành từ mới và viết đúng chính tả.
- Viết một số từ lên bảng với các mẫu kí tự lộn xộn; học sinh sắp xếp lại cho đúng. Giáo
viên có thể cho thi đua giữa các nhóm nhằm tăng thêm hiệu quả cho trò chơi.
* Ví dụ: Sắp xếp lại các chữ cái để tìm ra tên của các hoạt động
Unit 1: Leisure Activities - Lesson 7: Looking back /page 14 - English 8
- SOSINGCIALI with friends
= Socialising with friends
- REXINGLA
= Relaxing
- DIONG DIY
= Doing DIY
- USGIN computers
= Using computers
- IGMAKN crafts
= Making crafts
- COMNICATINGGMU with friends = Communicating with frieds.
b. Create word webs.

- Mục đích của trò chơi này nhằm giúp học sinh ôn tập lại hệ thống lại từ vựng. theo chủ
điểm đã học.
5

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".
- Giáo viên viết chủ điểm lên bảng.
- Học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp, nhóm tìm những thông tin về chủ điểm đã cho.
* Ví dụ 1: Unit 7: Pollution.
Lesson 7: Looking back / page 14 - English 8
2............

1..........

3. ..........

8........

Types of
pollution
4...........

7.........
6.........

5.........

c. Label:

- Mục đích giúp học sinh ôn tập từ mới thông qua các bức tranh .... nhằm tiết kiệm thời
gian.
* Ví dụ: Unit 5 - Lesson 7: Looking back / page 56 - English 6

6

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018

h
a
hl
al
l
hl
ha
la
lh
la
l
l


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".

d. Mine
- Mục đích của trò chơi này giúp học sinh nhìn cử chỉ hay hành động điệu bộ để giúp học
sinh nhớ được từ lâu hơn.
* Ví dụ: Unit 3: My Friends.
Lesson 7: Looking back / page 34 - English 6.
- Giáo viên có thể thể hiện thái độ, nét mặt các từ “boring, shy, talkative, funny, clever…”

hoặc vẽ hình khuân mặt và yêu cầu học sinh đoán từ, ....
- Giáo viên có thể yêu cầu một học sinh lên thể hiện trước lớp các thái độ trên.
- Các học sinh còn lại đoán và nói về bạn đó: She is very boring. ,....

e. Pelmanism:
- Mục đích của trò chơi này giúp cho học sinh ôn tập các từ có liên quan với nhau.
- Giáo viên chuẩn bị từ 6 đến 8 thẻ bằng bìa (hoặc nhiều hơn tùy vào sự chuẩn bị của giáo
viên) và mặt kia có nội dung giáo viên muốn kiểm tra và ôn tập cho học sinh; dán các thẻ
lên bảng , chỉ cho học sinh thấy các mặt đánh số; chia lớp ra làm 2 nhóm. Lần lượt mỗi
nhóm chọn 2 số; lật 2 thẻ học sinh đã chọn nếu khớp nhau thì sẽ được tính điểm. Nếu
không khớp thì sẽ lật úp thẻ lại và tiếp tục trò chơi cho đến khi các thẻ được lật ra. Nhóm
nào nhiều hơn là người chiến thắng.
7

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".
+ Trò chơi này sẽ phù hợp hơn trong những bài có các từ liên quan với nhau như chia động
từ ở thì quá khứ…
* Ví dụ: Unit 6 - English 7/ 66
hoặc Unit 6- English 6 / page 66
1

sold

2

grow


1

a wish

2

fireworks

3

special food

4

lucky money

3

speak

4

bought

5

a present

5


saw

6

the furniture

7

trees

8

flowers, ....

6

build

f. Matching.
- Mục đích giúp học sinh ôn tập từ khi kết hợp từ mới với các định nghĩa, ngữ nghĩa hoặc
qua các bức tranh .... nhằm tiết kiệm thời gian trong phần dạy từ.
- Tùy vào mục đích về từ của từng bài, giáo viên có thể thiết kế hoạt động cho phù hợp. Có
thể là kết hợp từ với định nghĩa trong những tiết có từ trừu tượng hoặc kết hợp từ với
nghĩa tiếng Việt đối với bài có từ khó giải thích, hoặc với tranh khi những từ cần có trực
quan mà giải thích khó thay thế được.
* Ví dụ 2: Unit 1- Lesson 7: Looking back / page 14 - English 6
Match the words in A with the ones in B.
A
1. study
2. do

3. play
4. have

B
a. the piano
b. Vietnamese
c. exercise
d. breakfast
e. horse-riding

2.2. Phần Grammar.
- Ở phần này học sinh được ôn tập và củng cố lại các cấu trúc ngữ pháp thông qua
các hoạt động như hoàn thành câu, hay các trò chơi như: Chain game, Noughts and
crosses, Mine, Complete the sentences, Matching, ...
a. Game: Who's who?
- Mục đích của trò chơi này là giúp học sinh ôn lại từ mới và mẫu câu đã học ở các tiết
trước.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ. Học sinh hoạt động theo nhóm.
* Ví dụ : Unit 3: My Friends. Lesson 7: Looking back / page 34 - English 6
8

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".
+ Ở ví dụ này học sinh làm việc theo nhóm, 1 học sinh chọn 1 bạn trong nhóm miêu tả
hình dáng và tích cách của bạn đó. Các bạn học sinh nghe và đoán bạn đó là ai trong nhóm
của họ.
A: He's tall. He has glasses. He's talkative. He's creative too. He isn't shy.
B: Is it Minh?

A: Yes / No, try again.
.....
b. Chain game.
- Mục đích của trò chơi này nhằm luyện trí nhớ cho học sinh, gây cho học sinh sự tập
trung khi thực hiện giúp các em nhớ từ và cấu trúc lâu hơn. Ngoài ra, học sinh có cơ hội
nói, phát âm rõ ràng chính xác các từ đã học.
- Chia lớp ra thành các nhóm; học sinh đầu tiên trong nhóm lặp lại câu của giáo viên.
- Học sinh thứ 2 lặp lại câu của học sinh thứ nhất và thêm vào từ khác.
- Học sinh thứ 3 lặp lại câu của học sinh thứ nhất, thứ 2 và thêm vào một từ mới tiếp theo
và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi trở lại với học sinh thứ nhất trong nhóm.
* Ví dụ : Unit 2: My Home. Lesson 7: Looking back / page 24 - English 6
Giáo viên: In our class, there is a board on the wall.
Student 1 : In our class , there is a board on the wall and a chair next to the table.
Student 2: In our class, there is a board on the wall, a chair next to the table and
there are....
c. Noughts and crosses
- Mục đích của trò chơi này giúp học sinh ôn luyện được các cấu trúc thông qua đặt câu.
- Giáo viên dùng tranh hoặc vẽ 9 ô có các từ mới lên bảng hoặc chuẩn bị trên bảng phụ;
chia học sinh thành 2 nhóm: Một là “Noughts” , (O) và một nhóm là “Crosses”(X); hai
nhóm lần lượt chọn các tranh hay các từ trong ô và đặt câu với từ đó; nhóm nào đặt câu
đúng sẽ được một(O) hoặc một (X); nhóm nào có 3 “O” hoặc “X” trên một hàng ngang ,
dọc hoặc chéo sẽ thắng cuộc.
* Ví dụ 1: Unit 6: Our Tet Holiday.
Lesson 3: A closer look 2/ page 62 - English 6
- Ở bài này sau khi học song cách dùng của Should / Shouldn't, Will / Won't các em vận
dụng vào để hoàn thành câu ở dạng viết và nói.
+ Student 1: We should behave well.
+ Student 2: We shouldn't fight.
1. behave well
2. eat lots of weets

3. plant trees
4. break things
5. go out with friends
6. make a wish
7. fight
8. play cards all night
7. study
* Ví dụ 2: Unit 6: Folk tales.
Lesson 7: Looking back / page 66 - English 8
- Ở bài này học sinh ôn lại thì Quá khứ tiếp diễn. Các em vận dụng vào để hoàn thành câu
ở dạng viết và nói.
+ Student 1: What was Nam doing?
+ Student 2: He was playing the piano.
9

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".

d. Matching.
- Mục đích giúp học sinh ôn tập từ hay mẫu câu khi kết hợp từ mới với các định nghĩa,
ngữ nghĩa hoặc qua các bức tranh .....
* Ví dụ : Unit 2 - Lesson 7: Looking back / page 24 - English 7
A
B
C
1. I want to eat some junk food,
so
a. I can cycle to school.

2. I don't want to be tired tomorrow,
but
b. I should go to bed early.
3. I have a temperature,
or
c. I am putting on weight.
4. I can exercise every morning,
and
d. I feed tired.
e. Brain-storming.
- Dạy học sinh các bài ôn giúp các em nhớ lại các cấu trúc ngữ pháp đã học.
* Ví dụ : Unit 1: My New School.
Lesson 7: Looking back / page 14 - English 7
+ Ôn lại thì hiện tại đơn và thì hiện tại tiếp diễn.
+ Học sinh sử dụng thì hiện tại đơn và thì hiện tại tiếp diễn đặt câu với các cụm từ đã cho.
+ Học sinh sẽ vào bài nhẹ nhàng hơn, thích thú hơn và ôn bài không bị khô khan nhàm
chán.
do judo in the
10 TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNGgym.
- CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".

study
vocabulary.

Work

play chess

with my father.

go to school
with friends. kitchen
hall bath
attic roo
m

2.3. Phần Communication.
- Ở phần này học sinh được giao tiếp thông qua các hoạt động như hoàn thành câu, đóng
vai, ... hay các trò chơi như: Mapped dialogue, Cultural knowledge challenge, What
should I do?, Lucky numbers, Matching, Guesing game, .... và đưa học sinh vào các tình
huống thực tế để các em tự sản sinh ra ngôn ngữ của mình.
a. Game: Cultural knowledge challenge.
Ở trò chơi này, Học sinh hoạt động theo cặp. Xem các em có thể nhớ bao nhiêu về
các nhóm văn hóa của Việt Nam. Lần lượt hỏi nhau những câu hỏi về chủ đề. Người hỏi
có thể xem sách. Người đầu tiên có 5 câu trả lời đúng là thắng cuộc.
* Ví dụ : Unit 3: Peoples of Viet Nam.
Lesson 7: Looking back / page 34 - English 8.
Student 1: Are you ready?
Student 2: Yes.
Student 1: What's the population of the largest ethnic group?
Student 2: About 75 million. It's the Viet or Kinh
Student 1: Very good! Your turn.
Student 2: Ok. What's the population of the smallest ethnic group?
Student 1: I think It's the Odu group.
Student 2: Exactly!
b. Game: Find something?
Ở trò chơi này, Học sinh làm việc theo các nhóm nhỏ, Lần lượt để vẽ một con mèo
trong ngôi nhà bên dưới . Những học sinh đưa ra những câu hỏi để tìm con mèo.

* Ví dụ : Unit 2: My Home.
Lesson 7: Looking back / page 20 - English 6.
A: Where is the cat?
B: Is it on the bed?
A: No, it isn't.
C: Is it under the table?
A: Yes, it is.

11

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".

c. Game: What should I do?
Ở trò chơi này, Học sinh làm việc theo các nhóm nhỏ, Lần lượt chọn cho nhau 1
trong những chuỗi sự kiện. Khi học sinh lần lượt trả lời, chọn em học sinh đưa ra lời
khuyên hay nhất.
* Ví dụ : Unit 4: Our Customs and Traditions.
Lesson 7: Looking back / page 47 - English 8.
- A: I am going to visit a pagoda in Viet Nam.
+ B: You shouldn't make noise in pagoda.
+ C: You shouldn't wear skirts.
+ D: You should ......
2.4. Phần Projects.
Ở phần này giáo viên hướng dẫn cho học sinh về nhà làm theo cá nhân, theo cặp hay
theo nhóm tùy thuộc vào đặc trưng riêng của mỗi bài.
Học sinh vận dụng toàn bộ kiến thức các em đã được học trong các bài đó để tự do tư
duy phát triển ý tưởng riêng của các em.

Tùy thuộc vào các bài, giáo viên có thể thu bài của các em về nhà chấm chữa hay có thể
sửa ở trên lớp.
Dưới đây là một số bài và ý tưởng của các em học sinh trường tôi đã làm.
* Ví dụ 1: Unit 2: My Home.
Lesson 7: Looking back / page 20 - English 6.

12

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".

13

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".

14

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".

* Ví dụ 2: Unit 4: Music and Arts.
Lesson 7: Looking back / page 46 - English 7.


15

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".

* Ví dụ 3 : Unit 8: Films.
Lesson 7: Looking back / page 24 - English 7.
16

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".

17

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".

18

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".


* Ví dụ 4 : Unit 2: Life in the Countryside.
Lesson 7: Looking back / page 25 - English 8.

19

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".

Trên đây chỉ là một số thí dụ minh họa tiết dạy Looking back and project được
thực hiện ở dưới hình thức trò chơi để gây sự hứng thú học tập cho học sinh cũng như đảm
bảo nguyên tắc HS giữ vai trò trung tâm với phương pháp dạy học mới phù hợp với tâm
sinh lý HS. Các bài tập khác chúng tôi cũng đưa vào những trò chơi tương tự. Ngay cả một
số bài tập thêm ở bước củng cố ( Production ) trên lớp.
20

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".
V. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG:
Qua thời gian thực hiện như trên, các tiết dạy bài "Looking back and project" ở
các lớp tôi phụ trách luôn tạo được sự hứng thú và tham gia tích cực từ học sinh, lớp học
sinh động, không khí sôi nổi hơn trong khi giáo viên dạy, đồng thời tôi thực hiện được việc
ôn tập và rèn luyện ngữ pháp theo phương pháp giao tiếp. Học sinh khắc phục được tâm lí
ngại ngùng, mạnh dạn, tự tin hơn khi thực hành các kỹ năng ngôn ngữ cũng như khi giao
tiếp bằng Tiếng Anh (vì các em hiểu được câu nói, lời nói của ngôn ngữ). Chính vì vậy học
sinh nắm được kiến thức ngôn ngữ và nâng cao được khả năng vận dụng. Từ đó chất
lượng bộ môn được nâng lên.

Sau khi áp dụng các giải pháp trên tôi nhận thấy học sinh tiến bộ nhiều trong kỹ
năng nói và có thể giao tiếp một cách tự nhiên hơn. Hơn nữa học sinh có thể vận dụng từ
mới và kiến thức ngữ pháp đã học vào bài kiểm tra đạt kết quả cao hơn.
Tuy nhiên giáo viên nên sử dụng đa dạng các trò chơi, phù hợp với các kiểu bài dạy.
Hướng học sinh đến việc áp dụng các bài học vào1tình huống thực tế trong cuộc sống. Có
điều kiện nên sử dụng máy chiếu tạo cho bài giảng sinh động hơn, thu hút được sự chú ý
của học sinh, giúp các em tiến bộ nhanh.
Bảng thống kê kết quả chất lượng Học lực K7 qua năm học 2016 - 2017 thực hiện
chuyên đề
Trường THCS Yên Phương
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Lớp TSố
SL
TL% SL
TL%
SL TL% SL TL%
43
05 11,5% 12
28%
22 51,% 05 11,5%
7A1
HKI
42
0
0%
09 20,2% 30 70,2% 04 9,6%
7A2

7A3

42

0

0%

3

7,1%

20

47,6%

19

45,3%

Cuối 7A1
năm
7A2

43

10

23,2%


20

46,6%

13

30,2%

0

0%

42

03

7,1%

12

28,6%

25

59,5%

02

4,8%


7A3

42

0

0%

7

17%

25

59 %

10

24%

VI. KẾT LUẬN:
Nói tóm lại, với những gì tôi đã làm cũng không ngoài mục đích giảng dạy hiệu quả
bộ môn Tiếng Anh theo phương pháp giao tiếp với SGK mới hiện hành. Đưa học sinh vào
tình huống thực tế để sản sinh ra ngôn ngữ, các em tự do sáng tạo, học một cách tự nhiên
chứ không ép buộc theo các cấu trúc cố định. Mỗi học sinh tìm ra cách riêng để ghi nhớ
bài học của mình. Vấn đề là với một loại bài nặng về luyện tập ngữ pháp, nếu không khéo
GV lại trở về phương pháp cũ: phân tích từ loại, phân tích câu, thầy hướng dẫn trò giải bài
tập trong SGK, ... khiến lu mờ chức năng rèn luyện các kĩ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết ,
không đạt được mục tiêu giúp HS rèn luyện khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Bên cạnh
21


TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".
đó, tôi quan tâm việc tìm hiểu từng loại bài tập để chọn ra một kĩ thuật tiến hành hoạt động
dạy - học trên lớp sao cho thích hợp nhằm đạt hiệu quả với từng tiết dạy. Sự linh hoạt, chú
ý thay đổi các thủ thuật, chọn hoạt động phù hợp, phân bố thời gian hợp lí - kích thích sự
hứng thú học tập của HS là mục tiêu chúng ta hướng đến. Và qua thời gian thực hiện
chuyên đề nghiên cứu tôi đã đạt được kết quả mong muốn.
Trong quá trình thực hiện, tôi được sự ủng hộ từ ban giám hiệu nhà trường và tổ
chuyên môn, tôi nhận được sự đồng tình cũng như những góp ý xây dựng của đồng nghiệp
để hoàn thiện chuyên đề. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện chuyên đề tôi cũng gặp
phải những khó khăn nhất định. Đó là việc thiếu tranh ảnh minh họa, một số học sinh còn
lười suy nghĩ, một số học sinh còn chưa ham học, ... đó là cơ sở vật chất hạn chế : phòng
chật, đông học sinh,..... khiến hoạt động tổ, nhóm phải tiến hành trong một không gian khá
chật chội,...Tuy nhiên, lòng tâm huyết và tinh thần trách nhiệm, cuối cùng đó chính là
động lực thôi thúc tôi cố gắng tìm những hướng đi tích cực để hoàn thành nhiệm vụ.
Trên đây là những kinh nghiệm về tiết dạy Looking back and project thông qua
các trò chơi ở môn Tiếng Anh mà tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu, học tập và ứng dụng. Tôi
nhận thấy rằng, nó góp phần rất lớn trong việc giúp học sinh ngày càng mở rộng, khắc sâu
kiến thức Tiếng Anh của mình đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh khi sử dụng Tiếng Anh. Như vậy chuyên đề này đã thực hiện đúng quan điểm đổi
mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh THCS của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
Tuy nhiên tôi nghĩ rằng, đây chỉ là những kinh nghiệm nhỏ, chưa thật sự hoàn
chỉnh, rất mong ý kiến đóng góp chân thành của đồng nghiệp để giúp tôi có được phương
pháp dạy học tốt hơn, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
VII. KIẾN NGHỊ:
1. Đối với nhà trường:
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất như: cassette, máy chiếu, loa, laptop,.....

- Phương tiện hỗ trợ dạy học như ĐDDH, bảng phụ, đèn chiếu, .....
- Không biên chế lớp quá đông để thuận tiện trong quá trình tổ chức các hoạt động.
2. Đối phía học sinh:
- Học sinh hiểu việc củng cố vốn từ vựng, các cấu trúc ngữ pháp,... là điều kiện, là
phương tiện, là nền tảng để giúp cho các em phát triển bốn kỹ năng ngôn ngữ. Vì vậy các
em cần phải tích cực, tự giác, chủ động trong việc học bài và chuẩn bài.
- Học sinh cần tập trung theo dõi các hoạt động, chỉ dẫn của giáo viên trong giờ học và
nghiêm túc thực hiện theo đúng yêu cầu. Có như thế thì việc học mới tiến bộ và đạt hiệu
quả cao.
- Học sinh cần phát huy tính năng động, nhạy bén, tránh rụt rè, nhút nhát.
- Học sinh biết cách thiết lập ra sơ đồ tư duy và cách học của riêng mình.
3. Về phía giáo viên.
- Đầu tư kiến thức vào nội dung bài dạy. Sưu tầm tranh ảnh, vật thật, máy chiếu… để lôi
cuốn học sinh vào nội dung bài học hơn.
- Có hướng dẫn về nhà rõ ràng, giao bài cụ thể để học sinh chuẩn bị bài tốt cho tiết học
sau.

22

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".
- Thường xuyên áp dụng trò chơi để ôn tập, kiểm tra việc nhớ từ và hiểu từ cũng như các
mẫu câu, các cấu trúc ngữ pháp của học sinh. Mạnh dạn kích thích tính năng động sáng tạo
của học sinh thông qua trò chơi.
- Tạo không khí thoải mái trong giờ học, để giúp học sinh say mê sáng tạo, yêu thích
môn học.
- Giáo viên phải là người tổ chức, người nhắc nhở, người đánh giá, người kiểm soát điều
khiển lớp học một cách sinh động và khoa học.


VIII. GIÁO ÁN MINH HỌA.
Teaching date 26/10/2017
UNIT 3: MY FRIENDS
Period 22: Lesson 7: Looking back + Project/ page 34
I. Objectives.
By the end of the lesson, Ss will be able to look back vocabulary about body parts,
personality, character…, grammar , communication in unit.
The Ss can use English in real communication,
Developing Ss’ skills : speaking skill and others
Ss can take part in some useful activities and have a good health
II. Language Contents:
1. Vocabulary:Review the lexical items related to the topic “My friends”.
2. Structures:
Review Verbs be and have for descriptions.
The Present Continuous for future.
III. Teaching aids:
- Textbook, teaching plan, picture,computer,speaker......
IV. Procedures:
1. Class organization.
- Greeting.
- Checking attendance: 6A1………..
2. New lesson.
Sts’ and T’s activities
Contents
1. Warm up.
T guides Ss to sing a song
- Head, shoulders, knees….

2. Presentation

.*Vocabulary
a/ activity 1:

I- Vocabulary.
1. Write the correct words in the faces

Creative boring funny
T:Confident
Ask Ss to work
in groups and write the
hard-workingkind
correct
words
on the faces.
clever
talkative
sporty
Ss shy
: check their
answersserious
with a partner.
patient
23

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".
T hangs the posters on the board and
correct it.

Ssadd more vocab on the faces
(b/ activity 2:
Explain that Haiku is a traditional form of
Japanese poetry. There are three lines in a
Haiku: the first and the last lines have 5
syllables and the middle has 7 syllables..
- Ss : work in groups of three to exchange
their poems.
* Grammar
c/ activity 3:
In groups, choose a person in your group.
Describe
their
appearance
and
personality. Let your friends guess.
T: Ask Ss to choose a member of group
and write a short description of him/her
Ss: Play a game

2. Make your own Haiku.
Write a three line Haiku poem to describe
yourself

II- Grammar.

3. Game:
Who’s who?
Example:
A: He’s tall. He has glasses. He’s creative

too. He isn’t shy.
B: Is it Minh?
A: Yes! / No, try again.

3.Practice
d/ activity 4:
Elicit the language being practiced in this 4. Complete the dialogue.
activity.
Key:
A: are – doing
T: Ask Ss to complete the conversations B: meeting – are going
individually. As in !,
A: am playing
Ss : can share answers with a partner, but B: am watching
they should record their original answers
to guide their self-assessment.
T: Remark and give the answers
e/ activity 5:
 Communication
*. Communication.
-T: Divide Ss into groups of As and Bs. 5. Student A looks at the schedule on this
Remind Ss to look at A and B’s page. Student B looks at the schedule on
schedule .Allow Ss to complete the the next page.
communication activity. Ask Pairs to join Example:
other pairs forming groups of 4.
A: What are you doing tomorrow?
Ss: can share what they leant about their B: I’m playing football with my friends.
partners’ schedules before discussing or
with the class..
I’m not doing anythingEg: A: What are

you doing tomorrow?
B: I’m playing football with my
24

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


" How to make the lesson: Looking back and Project more interesting and effective".
friends/ I’m not doing anything.
4. Project
f/ activity 5:
Show the class some examples of
yearbooks
Guide them how to do
T: Ask ss to make a class yearbook
Ss: Stick a photo about a friend, describe
about him / her then ask him / her about
the hobby….
Then decorate that photo
-Ss go to the board and talk about their
preparations
T give marks and remarks
5. Homework
T guides Ss to do

* Project:
My class year book: Kỷ yếu lớp tôi

- Prepare next lesson : “ Review”
- Make a class year book


Yên Phương, ngày 20 tháng 10 năm 2017
Duyệt Ban giám hiệu

Người viết chuyên đề

Nguyễn Thị Đông

25

TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ CỤM - MÔN TIẾNG ANH - NH: 2017-2018


×