Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

SKKN vận dụng kiến thức liên môn để giải một số dạng bài tập chương i thuộc chương trình sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.79 KB, 39 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XUÂN HÒA
----------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI MỘT SỐ DẠNG
BÀI TẬP CHƯƠNG I TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 11

Tác giả sáng kiến : HOÀNG THỊ NGỌC MAI
Mã sáng kiến

: 37.56.02

Vĩnh phúc, năm 2020


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. Lời giới thiệu

Trong xu thế đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, dạy học vận dụng kiến
thức liên môn nhằm phát triển năng lực học sinh là chiến lược hàng đầu của
giáo dục Việt Nam hiện nay. Dạy học vận dụng kiến thức liên môn trong mối
quan hệ với các môn học khác cho phép làm sáng tỏ các kiến thức bộ môn thông
qua nhiều môn học, sẽ là môi trường tạo điều kiện cho học sinh phát triển các
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, tự nghiên cứu, hợp
tác... từ đó giúp học sinh nghiên cứu khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào


giải quyết tình huống thực tiễn. Xuất phát từ lý do trên, từ năm học 2018- 2019;
2019 – 2020, tôi mạnh dạn nghiên cứu sáng kiến“ Vận dụng kiến thức liên môn
để giải một số bài tập chương I trong chương trình sinh học 11”.
Từ khi áp dụng sáng kiến này tôi nhận thấy các tiết học trở nên sôi động hơn,
hấp dẫn hơn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ hứng thú học tập ở học sinh,
kích thích sự tò mò, yêu thích bộ môn. Và đặc biệt các tiết học về chương I
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật thì sự chuẩn bị của
học sinh, chủ động hơn, sáng tạo hơn, tích cực tìm tòi kiến thức hơn, không khí
học tập sôi nổi hơn, điều này thực sự mang lại hiệu quả rõ rệt cho việc học tập,
lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Tôi thấy có thể áp dụng sáng kiến này trong các bài dạy liên quan đến kiến
thức về Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật cho học sinh
khối 11, học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi và học sinh ôn thi THPTQG. Vận
dụng kiến thức liên môn trong dạy học sinh học nhằm luyện tập và nâng cao cho
học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn như toán học, hóa học, vật lý… để
giải quyết một bài toán sinh học là rất thiết thực và cần phải đặc biệt quan tâm,
Bởi vì lợi ích từ sáng kiến này mang lại rất nhiều.
Tuy nhiên để vận dụng sáng kiến hiệu quả cần một số điều kiện: Giáo viên
lập kế hoạch giảng dạy hợp lí, giao nhiệm vụ học tập cho học sinh chuẩn bị

Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

2


trước khi vào bài học. Học sinh cần chấp hành tốt nhiệm vụ và có thái độ hợp
tác trong học tập.
Trước yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh và trước thực trạng một bộ phận học sinh không thích học môn
sinh học, tôi đã mạnh dạn, tích cực đổi mới nội dung dạy học cùng phương pháp

giảng dạy với từng chuyên đề cụ thể cho phù hợp nhưng đảm bảo đạt chuẩn kiến
thức kỹ năng môn học. Trong đó đặc biệt là tăng cường vận dụng kiến thức liên
môn minh họa trong bài giảng giúp các em gần gũi cuộc sống thiên nhiên và am
hiểu thực tế hơn, từ đó các em có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các tình
huống ngoài thực tiễn. Để đáp ứng được nhu cầu thay đổi đó cũng như góp phần
nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học tôi đã tiến hành nghiên cứu “Vận
dụng kiến thức liên môn để giải một số dạng bài tập chương I trong chương
trình sinh học 11”
Để sáng kiến này được nhân rộng tôi đề nghị các cấp quản lí cần xây dựng,
bồi dưỡng đội ngũ cốt cán về đổi mới phương pháp dạy học, cần thường xuyên
tổ chức các buổi tập huấn về phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy học nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
Sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu có thể còn mở rộng thêm ở nhiều
chuyên đề và các bộ môn khác. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của
các bạn đồng nghiệp.
II. Tên sáng kiến:

Vận dụng kiến thức liên môn để giải một số dạng bài tập chương I thuộc
chương trình sinh học 11
III. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Đề tài này có thể thực hiện như một chuyên đề và áp dụng rộng rãi cho bộ
môn sinh học ở trường THPT, các kì thi học sinh giỏi các cấp, thi THPTQG... Qua thời
gian nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn giảng dạy trên lớp và rút kinh nghiệm về phương
pháp dạy học thì kết quả cho thấy chất lượng học tập của học sinh nâng lên đáng kể.
IV. Ngày sáng kiến được áp dụng thử

Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

3



- Sáng kiến được thực hiện trong nội dung kiến thức ở chương trình sinh
học 11 và được áp dụng trên đối tượng học sinh lớp11A 2 (ban KHTN) và đội
tuyển học sinh giỏi của trường.
- Tích luỹ, đúc rút kinh nghiệm thực hiện áp dụng sáng kiến trong học kì I
năm học 2019 – 2020.
V. Mô tả bản chất của sáng kiến
1. Cơ sở lí luận

Trước đây do phương pháp dạy học truyền thống phần lớn là theo quan
điểm tiếp cận nội dung, thiết kế bài dạy nặng về lý thuyết nên không phát huy
được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, chính vì vậy phương pháp này còn
nhiều hạn chế: Quá nặng về phân tích lý thuyết, thiếu vận dụng thực tiễn, thiếu
và yếu trong phát triển kỹ năng thực hành và kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
Hiện nay cùng với xu thế đổi mới về giáo dục tại Việt Nam, phương pháp dạy
học vận dụng kiến thức liên môn theo định hướng phát triển năng lực của học
sinh mang lại hiệu quả cao trong dạy và học. Vận dụng kiến thức liên môn để
nhằm hướng đến mục đích tạo cơ hội cho hoạt động dạy học theo định hướng
phát triển năng lực của học sinh. Không những thế, sự gắn kết giữa giáo viên và
học sinh chặt chẽ hơn. Cách dạy học vận dụng kiến thức liên môn hướng đến
hình thành các năng lực học tập, đặc biệt năng lực hoạt động của học sinh.
Nó sẽ tạo cơ hội cho người học được học tập một cách toàn diện hơn, không chỉ
là kiến thức lí thuyết mà còn học năng lực ứng dụng các kiến thức đó vào thực
tiễn. Vì thế, nội dung dạy học có tính “động” hơn, người học tích cực, linh hoạt
và sáng tạo hơn. Vì vậy tôi tập trung nghiên cứu sáng kiến: “Vận dụng kiến thức
liên môn để giải một số dạng bài tập chương I thuộc chương trình sinh học 11”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng:
- Năm học 2018 -2019:
+ Học sinh 11A2

+ Đội tuyển học sinh giỏi
- Năm học 2019- 2020:
+ Học sinh lớp 11A2 ( HK1 năm học 2019 – 2020)
Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

4


+ Đội tuyển học sinh giỏi
b. Phạm vi nghiên cứu:

- Sáng kiến được thực hiện trong nội dung kiến thức ở chương trình sinh
học 11 và được áp dụng trên đối tượng học sinh lớp11A 2 (ban KHTN) và 8 học
sinh đội tuyển học sinh giỏi của trường do tôi dạy trên lớp.
3. Thực trạng của sáng kiến:
Việc giảng dạy các môn khoa học tại trường học hiện nay cần phải phản
ánh được chiều hướng phát triển của khoa học trên thế giới, không thể giảng dạy
các môn khoa học một cách riêng lẻ như trước. Mặt khác, với sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật, lượng kiến thức mới được cập nhật ngày càng nhiều và
nhanh, thời gian học tập ở trường lại có hạn nên do đó cần chuyển từ dạy học
riêng rẽ sang dạy học tích hợp liên môn vừa giúp học sinh nắm kiến thức một
cách toàn diện, nhiều chiều mà còn tiết kiệm được thời gian dạy học tại trường.
Xuất phát từ đặc điểm của kiến thức sinh học 11 và thực trạng dạy học sinh học
11 ở các trường THPT cho thấy, không có bất cứ ngành khoa học nào không có
sự tích hợp tri thức của nhiều lĩnh vực. Các khoa học tự nhiên đã chuyển từ tiếp
cận “phân tích - cấu trúc” sang tiếp cận “tổng hợp - hệ thống”. Sự thống nhất
của các thao tác tư duy phân tích và tổng hợp đã tạo nên tiếp cận “cấu trúc - hệ
thống” đem lại cách nhận thức biện chứng về quan hệ giữa các ngành khoa học.
Xu thế phát triển của khoa học là ngày càng phân hóa sâu, song song với tích
hợp liên môn, liên ngành ngày càng mạnh. Điều đó dẫn đến một tất yếu là không

thể giảng dạy các khoa học như các lĩnh vực tri thức riêng lẻ.
Sự phát triển của sinh học cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Sinh học là
ngành khoa học nghiên cứu sự sống, nhiệm vụ của Sinh học là tìm hiểu bản chất
của các nguyên lý và các quá trình trong thế giới sống, khám phá các quy luật
sinh học. Bản chất của sự sống là tổng hợp của tất cả các yếu tố vô sinh và hữu
sinh của tự nhiên và xã hội, của giới vô cơ và hữu cơ, giữa con người và thiên
nhiên, giữa các hiện tượng vật lý, hóa học, khí hậu, thổ nhưỡng,…. Vì vậy, sinh
học là môn khoa học có liên quan chặt chẽ với các môn khoa học khác như Vật
lý, Hóa học, Địa lý,… Không những thế, Sinh học còn là bộ môn khoa học thực
Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

5


nghiệm. Các kiến thức sinh học được hình thành trên cơ sở các thí nghiệm, thực
nghiệm của các nhà khoa học và thực tiễn lao động sản xuất cũng như quá trình
đấu tranh với thiên nhiên của con người. Con người lại sử dụng chính các kiến
thức đã tích lũy được để phục vụ đời sống của mình (chăn nuôi, trồng trọt, y
học, bảo vệ môi trường….). Do đó, trong dạy học Sinh học cần đặt nó vào trong
mối quan hệ tương tác với các ngành, các chuyên ngành khoa học khác.
Ngày nay, trong sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự
phát triển của công nghệ thông tin, kiến thức Sinh học tăng rất nhanh theo thời
gian và có nhiều sự đổi mới, cũng như sự xuất hiện của rất nhiều các phân ngành
nhỏ mới.
Các đặc trưng này đã chi phối việc sử dụng các phương pháp dạy học
truyền thống trở nên không còn phù hợp. Nhằm nâng cao hiệu quả học tập của
học sinh, rút ngắn thời gian dạy học thì việc sử dụng tích hợp liên môn trong dạy
học Sinh học là một lựa chọn sáng suốt và dần trở thành một xu thế phổ biến.
Ngoài ra, khi trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 11A 2 (học sinh ban KHTN)
và ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi năm học 2018 – 2019. Qua khảo sát chất

lượng đội tuyển và học sinh ban khoa học tự nhiên về phần kiến thức giải bài tập
lên quan đến phần sinh lý thực vật và động vật tôi nhận thấy số lượng học sinh
đạt khá, giỏi tương đối thấp. Mặc dù các em là những đối tượng đã được học
nhiều và kĩ hơn về phần kiến thức này. Kết quả cụ thể như sau:
Lớp/ Nhóm

Xếp loại
Khá
Trung bình

Giỏi
11A2

Yếu

4

10,5%

12

31,6%

16

42,1%

6

15,8%


HSG

3

21,4%

6

42,8%

4

28,6%

1

7,2%

(14 HS)
52 HS

7

13,4%

18

34,6%


20

38,4%

7

13,6%

(38 HS)

Từ đó, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học, giúp các em học
sinh có một phương pháp giải bài tập về sinh lý đạt hiệu quả, đồng thời nâng cao
kiến thức bài tập phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật
Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

6


nói riêng cũng như các bài toán về các dạng bài tập khác của môn sinh học nói
chung, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài sáng kiến và kinh nghiệm nhỏ của bản
thân về vận dụng kiến thức liên môn trong giải một số dạng bài tập phần chương
I thuộc chương trình sinh học 11 .
- Trong quá trình nghiên cứu thực hiện sáng kiến, ngoài kinh nghiệm của
bản thân, tôi đọc thêm tài liệu tham khảo và còn trao đổi các kinh nghiệm từ
đồng nghiệp thông qua các tiết dự giờ.
4. Các biện pháp tiến hành:
4.1 Mục đích của sáng kiến

- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học “vận dụng kiến thức
liên môn” nhằm làm sáng tỏ các kiến thức bộ môn thông qua nhiều môn học.

Ngay từ khi áp dụng sáng kiến này tôi nhận thấy các tiết học sôi động hơn, học
sinh thích thú, tò mò, yêu thích bộ môn hơn. Cho học sinh tiếp cận kiến thức
theo hướng quan sát hiện tượng thực tế, vận dụng kiến thức liên môn để giải
thích hiện tượng từ đó biết vận dụng kiến thức đã học và liên hệ thực tế, giảm tải
kiến thức trừu tượng mang tính lý thuyết hàn lâm, để học sinh hứng thú với môn
học, yêu thích môn học.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức chính xác và đầy đủ đảm bảo chuẩn
kiến thức kỹ năng về chủ đề sinh lý, ứng dụng vào giải bài tập, trả lời câu hỏi.
- Qua hoạt động dạy, học rèn các kỹ năng cơ bản, cần thiết cho học sinh.
4.2. Tính mới của sáng kiến

Trước đây ở bộ môn sinh học trong các trường THPT trong tỉnh chưa có
chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm về việc vận dụng kiến thức liên môn trong
giải bài tập chương I thuộc Sinh học 11 trong dạy học môn sinh cho học sinh
THPT được công bố vì vậy kinh nghiệm về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Mặt
khác giáo viên sinh học trước đây được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn
môn, chưa được đào tạo dạy học liên môn một cách chính thống, khoa học, nên
khi thực hiện chủ yếu là tự mày mò, tự tìm hiểu cho nên không tránh khỏi việc
hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và cách thức tổ chức dạy học
liên môn. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy giáo viên thường chỉ tập trung
Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

7


vào kiến thức và kĩ năng cần nắm trong bài để phục vụ cho kiểm tra, cho thi cử
mà chưa thực sự quan tâm đến việc nâng cao cho học sinh kĩ năng vận dụng các
kiến thức liên môn vào giải bài tập sinh học. Cụ thể, trong quá trình hình thành
kiến thức mới các thầy cô thường chỉ cho học sinh giải bài tập một cách thuần
túy, chưa đưa ra được các câu hỏi, bài tập hoặc các tình huống có liên quan đến

thực tiễn để học sinh liên tưởng và áp dụng các kiến thức của nhiều môn học đã
học để giải quyết. Để chuẩn bị cho bài mới giáo viên thường yêu cầu học sinh về
đọc trước nội dung bài học trong sách giáo khoa mà chưa chú ý trong việc giao
nhiệm vụ cho các em về nhà tìm hiểu sự sống, cơ chế sinh lý liên quan, tìm hiểu
các vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến bài học kế tiếp để học sinh có tâm
thế vào bài mới một cách hứng thú hơn. Giáo viên chưa dành thời gian để các
em đưa ra các thắc mắc và giải đáp cho các em về những hiện tượng các em
quan sát được trong đời sống. Trong các giờ học nói chung học sinh thường chỉ
phát hiện ra các mâu thuẫn về mặt lí luận với lí luận là chính, việc liên hệ giữa lí
luận và thực tiễn còn hạn chế.
Sáng kiến đưa ra cách thức vận dụng kiến thức liên môn trong giải một số
dạng bài tập chương I thuộc chương trình sinh học 11.
4.3 Nội dung
Giảng dạy kiến thức vận dụng liên môn trong chương trình lớp 11 gồm:
Tính áp suất thẩm thấu của dung dịch và của tế bào; Sức hút nước của tế bào
thực vật; Tính hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng; Tính lượng phân bón cần
cung cấp cho cây trồng. Tính thời gian và tỉ lệ các pha của một chu kì tim; Tính
lực tống máu....Vận dụng kiến thức các môn học vào giải bài tập sinh học cũng
như giải thích các hiện tượng thực tế và ứng dụng các kiến thức, hiểu biết của
mình vào việc giải thích về các đặc điểm sinh lí của cơ thể thực vật và động vật
nói riêng và trong cuộc sống nói chung.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức chính xác và đầy đủ đảm bảo chuẩn
kiến thức kỹ năng về chủ đề sinh lý, ứng dụng vào giải bài tập, trả lời câu hỏi.
- Qua hoạt động dạy, học rèn các kỹ năng cơ bản, cần thiết cho học sinh.
4.3.1. Phương pháp dạy chung

Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

8



Để thực hiện tốt mục đích đặt ra, cần linh hoạt trong khâu tổ chức giảng
dạy và việc dạy học theo dạng bài tập sẽ đạt hiệu quả cao trong việc truyền tải
kiến thức và tổ chức dạy học vận dụng kiến thức liên môn vào giải các bài tập
thực tế.
a. Các giải pháp tiến hành:
Làm thế nào để việc vận dụng kiến thức liên môn vào giải các dạng bài
tập vừa tự nhiên, không miễn cưỡng, gượng ép, vừa đảm bảo được đặc thù bộ
môn, vừa đảm bảo tính vừa sức, vừa lồng ghép được các nội dung giáo dục vào
các tiết dạy cụ thể để mang lại hiệu quả mong muốn, tôi xin đưa ra một số giải
pháp sau:
* Giải pháp 1. Xác định các đơn vị kiến thức cần đạt trong bài học theo
chuẩn kiến thức và kĩ năng và các kiến thức cần vận dụng.
- Mục tiêu: Nhằm giúp cho giáo viên xác định được rõ các đơn vị kiến thức
có trong bài học, đồng thời cũng xác định được các kiến thức liên quan đến các
môn học khác cần vận dụng. Những đơn vị kiến thức đó phải thật dễ hiểu và sự vật
hiện tượng mà giáo viên giới thiệu phải nằm trong tầm hiểu biết của học sinh.
- Cách thức tổ chức thực hiện:
+ Nắm được kiến thức bài học thông qua chuẩn kiến thức kĩ năng
+ Xác định kiến thức bằng cách rà soát đối chứng với chuẩn kiến thức các
môn học khác có liên quan đến việc cần vận dụng.
+ Bằng phương pháp giảng dạy đưa các kiến thức vận dụng một cách đơn
giản, dễ hiểu, cụ thể, gắn với thực tế cuộc sống, với địa phương, kết hợp với việc
nhắc nhở của giáo viên sẽ giúp học sinh dễ ghi nhớ, khắc sâu kiến thức. Đây là
một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công của một tiết dạy có vận
dụng kiến thức liên môn
* Giải pháp 2. Xác định các mức độ cần vận dụng
- Mục tiêu: Xác định được các hình thức vận dụng các kiến thức liên môn
sao cho phù hợp (vận dụng ở mức độ toàn phần, mức độ bộ phận hay chỉ dừng
lại ở mức độ liên hệ).

- Cách thức tổ chức:
Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

9


+ Để xác định được nội dung kiến thức và mức độ vận dụng trong các bài
tập sinh học, trước hết cần xác định nội dung cần vận dụng kiến thức liên môn là
gì (xác định địa chỉ) bằng cách căn cứ vào mục tiêu của bài dạy đã xác định trên
chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học và các môn liên quan.
+ Căn cứ vào thời lượng của bài học đó mà mà xác định hình thức sao cho
phù hợp (vận dụng ở mức độ toàn phần, mức độ bộ phận hay chỉ dừng lại ở mức
độ liên hệ).
+ Sau đó giáo viên xác định cần vận dụng những kiến thức, kĩ năng nào của
các môn học có liên quan, xác định các phương pháp dạy học để việc vận dụng
kiến thức liên môn đạt hiệu quả.
* Giải pháp 3. Các bước cần chuẩn bị cho việc soạn giáo án theo hướng
vận dụng kiến thức liên môn
- Mục tiêu: Giúp định hướng cho giáo viên trong quá trình xây dựng giáo
án phù hợp với trình độ người học, điều kiện địa phương nhưng đảm bảo được
nội dung, mục tiêu, phương pháp và các năng lực cần đạt. Đồng thời đảm bảo
được đặc thù bộ môn và đảm bảo bảo tính vừa sức nhằm mang lại hiệu quả như
mong muốn.
- Cách thức tổ chức:
+ Xác định được mục tiêu bài học và các nội dung có sử dụng kiến thức
liên môn
+ Chuẩn bị kiến thức, kĩ năng của các môn học có liên quan
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học
+ Yêu cầu học sinh chuẩn bị và tìm hiểu trước các kiến thức có liên quan
theo cá nhân hoặc theo nhóm để chuẩn bị cho bài học.

b. Tổ chức hoạt động học tập:
- Hoạt động khởi động với mục đích tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS
chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức
mới.
- Hoạt động hình thành kiến thức

Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

10


+ Mục đích: Trang bị cho HS những kiến thức mới liên quan đến tình
huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
+ Nội dung: Qua hoạt động giúp cho HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức thông
qua: đọc; nghe; quan sát; thực hành; thí nghiệm, hợp tác nhóm...
- Hoạt động luyện tập
+ Mục đích: Giúp học sinh hoàn thiện kiến thức vừa lĩnh hội được.
+ Nội dung: Nhằm rèn luyện kỹ năng, củng cố, áp dụng kiến thức liên môn
đã biết để giải quyết các tình huống/vấn đề.
- Hoạt động vận dụng
+ Mục đích: Giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc
sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Nội dung: Yêu cầu HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng
kiến thức các môn học đã học để giải quyết.
- Hoạt động tìm tòi, mở rộng
+ Mục đích: Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học,
dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
+ Nội dung: Yêu cầu HS tự tìm tòi, mở rộng thêm nội dung bài học; đây là
những hoạt động mang tính nghiên cứu, sáng tạo, cần sự giúp đỡ của gia đình,
cộng đồng.

* Tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức liên môn vào giải các dạng
bài tập: Không chỉ đối với quá trình thực hành ứng dụng mà còn có ý nghĩa
ngay cả với quá trình tiếp nhận thêm tri thức mới. Muốn đạt đến kiến thức mới
thì cũng phải biết vận dụng kiến thức cũ, kiến thức cũ vốn là mục đích trong lần
học trước nay trở thành phương tiện cho lần học này hoặc cũng có thể muốn có
những kỹ năng mới thì phải vận dụng được thành thạo những kỹ năng cũ. Vận
dụng kiến thức là khâu quan trọng nhất của quá trình nhận thức trong học tập.
* Sự cần thiết của vận dụng kiến thức liên môn vào cuộc sống có ý nghĩa
hết sức quan trọng, vì thực tiễn luôn đặt ra những câu hỏi, những tình huống…
cần phải giải quyết. Kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn là một phẩm chất,
một tiêu chí của mục tiêu đào tạo con người năng động, sáng tạo trong nhà
Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

11


trường. Trong nhà trường hiện nay không phải không còn những hiện tượng học
sinh trình bày lại bài học khá đầy đủ, toàn vẹn những điều ghi nhận được từ thầy
cô giáo hoặc đã được đọc từ các tài liệu nhưng lại rất lúng túng khi vận dụng
kiến thức liên môn vào việc giải các bài tập thực tế. Cho nên việc rèn luyện năng
lực vận dụng kiến thức liên môn cho học sinh trong giờ học là rất cần thiết phù
hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường.
* Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn cho học
sinh trong việc giả các bài tập phần sinh lý thực vật và động vật .
- Giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về một số dạng bài tập có liên quan
đến bài học.
- Đặt câu hỏi: Ở mỗi phần học luôn đưa ra câu hỏi liên quan kiến thức thực
tế; giải thích các hiện tượng thực tế, sẽ gần gũi với các em học sinh giúp các em
dễ hiểu, dễ vận dụng hơn và khắc sâu kiến thức hơn.
- Xây dựng tình huống thực tế: Lựa chọn xây dựng các vấn đề thực tiễn,

các bài tập tình huống gắn liền với cuộc sống và môi trường xung quanh học
sinh thông qua đó hình thành kiến thức mới cho học sinh. Bài tập tình huống dạy
học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể xảy ra trong quá trình dạy
học được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi học sinh giải bài tập ấy, vừa có tác
dụng củng cố tri thức, vừa rèn luyện được kỹ năng học tập cần thiết. Từ đó rèn
kỹ năng xử lí các tình huống trong cuộc sống, kích thích tính tích cực học tập
của học sinh, không chỉ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện được
kĩ năng nhận thức, kĩ năng tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề ở nhiều góc
độ khác nhau, kĩ năng giao tiếp, tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng
tạo…Nó tạo điều kiện cho học sinh chủ động điều chỉnh nhận thức, kĩ năng,
hành vi.
- Quan sát thực tế và tham quan thiên nhiên giúp học sinh kiểm chứng,
khắc sâu kiến thức, tạo mối liên hệ thực tế, từ đó tăng khả năng vận dụng thực
tế, tạo hứng thú trong học tập.
- Lựa chọn, xây dựng bài tập sinh học có nội dung vận dụng liên quan đến
thực tiễn để rèn kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
* Những lưu ý trong kiểm tra, đánh giá
Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

12


- Coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, …từ đó
điều chỉnh quá trình dạy của thầy, học của trò
- Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì
mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không.
- Xây dựng đề kiểm tra theo ma trận với 4 cấp độ: Biết, hiểu, vận dụng,
vận dụng cao; kiểm tra về năng lực, phẩm chất…
- Xây dựng câu hỏi, bài tập theo hướng mở, liên môn, tăng cường khả năng
vận dụng;

- Coi trọng việc đánh giá quá trình để thấy được sự tiến bộ của chính học
sinh đó; mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh trên lớp, ở nhà.
- Tăng cường vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống
thực tiễn.
4.3.2.Nội dung vận dụng
4.3.2.1. Hình thức dạy:
Tổ chức dạy học theo hướng vận dụng kiến thức liên môn vào giải các
dạng bài tập.
a. Mục tiêu
* Kiến thức:
- Học sinh phải nắm được các nội dung kiến thức liên quan đến áp suất
thẩm thấu; sức hút nước của tế bào thực vật; tính hệ số sử dụng năng lượng ánh
sáng; tính toán dựa vào phương trình quang hợp tổng quát; tính lượng phân bón
cần cung cấp cho cây trồng.
- Mô tả được chu kì tim. Biết cách tính thời gian và tỉ lệ các pha của một
chu kì tim; tính lực tống máu trong một chu kì tim và một số dạng bài tập khác.
- Hiểu và quan sát, vận dụng được về nhu cầu dinh dưỡng, tính được nhu
cầu phân bón hợp lý cho cây trồng;
* Kỹ năng
- Kỹ năng tự học, tìm kiếm thông tin qua tài liệu, tổng hợp;
- Nghiên cứu, phát hiện kiến thức qua SGK, tài liệu liên quan qua các môn
học khác liên quan.
Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

13


- Quan sát, mô tả, phân tích, giải thích các hiện tượng liên quan qua tài liệu
và ngoài thực tiễn; kỹ năng thu thập, vận dụng;
- Kỹ năng giao tiếp, hợp tác giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với

giáo viên.
* Thái độ
- Hứng thú và quan tâm tới các hiện tượng trao đổi chất ở thực vật; các quá
trình sinh lý ở động vật.
- Nhận thức được tầm quan trọng của môn học, hứng thú với môn học, tích
cực xây dựng bài. Say mê nghiên cứu khoa học.
- Hình thành ý thức yêu thiên nhiên, trồng, chăm sóc cây xanh, bảo vệ
môi trường. Quan tâm tới sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
* Năng lực
- Năng lực tự học nghiên cứu các tài liệu và thông tin thu thập được;
- Năng lực giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc phát hiện vấn đề và
giải quyết các vấn đề trong thực tế;
- Năng lực khoa học: phân nhóm, quan sát, định nghĩa, giải thích, khảo sát,
thu thập, phân tích ...
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, thuyết trình, năng lực sử dụng công
nghệ thông tin và truyền thông;
- Năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn.
b. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
Tùy theo từng đối tượng học sinh ở từng lớp mà sử dụng các phương pháp
và kỹ thuật dạy học khác nhau nhưng phải đạt được mục tiêu phát huy được tính
tích cực chủ động và phát huy được năng lực của học sinh, đặc biệt là phải vận
dụng kiến thức liên môn trong hoạt động dạy và học, để học sinh có thể vận
dụng kiến thức liên môn trong thực tiễn cuộc sống và giải thích các hiện tượng
thường gặp trong thực tiễn.
4.3.2.2. Một số dạng bài tập minh họa vận dụng kiến thức liên môn trong
giải bài tập phần chương I chương trình sinh học 11.
A. BÀI TẬP SINH LÝ THỰC VẬT
Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

14



Dạng 1. Tính áp suất thẩm thấu của dung dịch và của tế bào.
* Kiến thức chung: Hiện tượng khuếch tán là sự vận động các phân tử từ
nơi có nồng cao đến nơi có nồng độ thấp cho tới khi cân bằng. Tốc độ khuếch
tán phụ thuộc vào vào một số yếu tố sau: Sự chênh lệch nồng độ, kích thước
phân tử, nhiệt độ và độ nhớt cuả môi trường.
Hiện tượng thẩm thấu là một trường hợp đặc biệt của khuếch tán. Sự đặc
biệt đó là phần tử vật chất tham gia khuếch tán là nước hay chất tan và phải di
chuyển qua màng bán thấm.
Áp suất thẩm thấu là lực gây ra sự chuyển dịch của dung môi vào dung
dịch qua màng
Áp suất thẩm thấu của tế bào chính là áp suất thẩm thấu cuả dịch bào. Tế
bào chịu một áp suất thẩm thấu của các chất hòa tan trong dịch tế bào gọi là áp
suất thẩm thấu. Áp suất thẩm thấu đó thay đổi theo nồng độ của dịch tế bào:
nồng độ càng cao thì áp suất thẩm thấu càng lớn và chính áp suất thẩm thấu có
vai trò quan trọng trong việc hút nước của tế bào.
* Công thức tính áp suất thẩm thấu cuả dung dịch:
-Theo công thức Van-Hốp, áp suất thẩm thấu của dung dịch được tính theo
công thức:
P = RTCi
Trong đó: R- hằng số khí (R= 22,4/273 ≈ 0,082)
T – nhiệt độ tuyệt đối (T= 273 + t0C)
C – nồng độ chất tan (M= mol/lít)
i – hệ số Van-Hốp biểu thị mức độ ion hóa của dung dịch
Công thức tính i : i = 1 + α(n-1); trong đó α là hệ số phân li; n là số ion
khi phân tử phân li. Ví dụ như NaCl có n = 2.
Chú ý:
+ Đối với các chất trong dung dịch không phân li thành ion (như đường) thì α =
0 → i =1

+ Đối với các chất điện li mạnh trong dung dịch phân li hoàn toàn ra ion thì α=1

Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

15


+ Đối với các chất điện li yếu (axit yếu, bazơ yếu) thì phân li không hoàn toàn ra
ion thì dựa vào α đề cho hoặc dựa vào dữ kiện tính α (α = n/n0 = C/C0)
Trong đó: n - số phân tử phân li ; n0 - số phân tử hòa tan
C – nồng độ phân li ra ion ; C0 – nồng độ ban đầu
- Áp suất thẩm thấu của dung dịch = tổng áp suất thẩm thấu do mỗi chất tan
dung dịch gây lên : Pdd = R x T x (C1 x i1 + C2 x i2 + …. + Cn x in)
* Bài tập minh họa :
Bài 1. a. Một dung dịch đường có nồng độ 0,01 M. Tính áp suất thẩm thấu
của dung dịch ở nhiệt độ 250C.
b. Một dung dịch chứa gluczơ và saccarozơ với nồng độ lần lượt là 0,015
M và 0,03 M. Hãy xác định áp suất thẩm thấu của dung dịch biết nhiệt độ của
dung dịch là 270C
Hướng dẫn giải
a.Áp suất thẩm thấu của dung dịch đường:
P = 0,082 x (273 + 25) x 0,01 x 1 ≈ 0,24436 atm
b. Áp suất thẩm thấu của dung dịch chứa glucozơ và saccarozơ :
P = 0,082 x (273 + 27) x (0,015 x 1 + 0,03 x 1) ≈ 1,1070 atm
Bài 2.
a. Xác định áp suất thẩm thấu của dung dịch ở 27 0C chứa hai chất glucozơ
0,02 M và NaCl 0,02M
b. Đưa một mô thực vật vào dung dịch đường glucozơ 0,04M ở nhiệt độ
250C thì thấy khối lượng và thể tích mô thực vật này không thay đổi. Hãy tính áp
suất thẩm thấu của các tế bào trong mô thực vật

Hướng dẫn giải
a. NaCl khi phân li sẽ tạo ra 2 ion (Na+ và Cl-) → n = 2, α = 1 → i = 2
Áp suất thẩm thấu của dung dịch :
P = 0,082 x (273 + 27) x (0,02 x 1 + 0,02 x 2) ≈ 1,4760 atm
b.Áp suất thẩm thấu của dung dịch đường glucozơ :
P = 0,082 x (273 + 25) x 0,04 x 1 ≈ 0,9774 atm

Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

16


Vì khối lượng và thể tích mô thực vật này không thay đổi → đây là môi
trường đẳng trương → Ptb = Pdd = 0,9774 atm
Dạng 2. Sức hút nước của tế bào
* Kiến thức chung:Dưới tác động cuả áp suất thẩm thấu cúa dịch bào,
nước sẽ di chuyển từ ngoài vào không bào qua nguyên sinh chất. Kết quả làm
cho thể tích không bào tăng lên, ép nguyên sinh chất lên thành tế bào. Lực này
gọi là sức trương của tế bào (kí hiệu là TTB).
Sức hút nước (STB) của tế bào là hiệu số giữa áp suất thẩm thấu và sức
trương nước của tế bào. STB = PTB - TTB
Trong đó : STB là sức hút nước của tế bào (atm)
TTB là áp suất trương nước (atm)
PTB là áp suất thẩm thấu cuả tế bào (atm)
- Các trạng thái nước của tế bào:
+ Tế bào bão hòa nước hoặc no nước hoàn toàn : S =0 → P =T
+ Tế bào héo hoàn toàn, lúc này tế bào có có sức hút nước rất lớn và bằng
áp suất thẩm thấu : T = 0 → S = P
+ Tế bào thiếu bão hòa nước. Đây là trạng thái quan trọng và thường xuyên
xảy ra trong cây, do thiếu bão hòa nên tế bào phải hút nước dể trở lên bão hòa và

đó là động lực để đưa nước vào trong cây : S > 0
+ Tế bào mất nước quá lớn và đột ngột thì thành tế bào co lại và T có chiều
dương:
S=P+T
- Ý nghĩa của sức hút nước của tế bào (S): biểu thị tình trạng thiếu nước
trong tế bào do đó có ý nghĩa trong việc sử dụng chỉ tiêu này để xác định chế độ
tưới nước cho cây trồng.
- Ý nghĩa của sức trương nước (T): T xuất hiện để chống lại sự trương lên
của tế bào. Vì vậy khi tế bào hút nước thì T tăng và khi tế bào bão hòa nước thì
T = P. Khi đó, mặc dù vẫn còn chênh lệch áp suất thẩm thấu cuả tế bào và đang

Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

17


lớn hơn áp suất thẩm thấu của dung dịch nhưng tế bào ngừng hút nước và giúp
bảo vệ tế bào thực vật không bị vỡ.
- Hiện tượng xitoriz: là hiện tượng xẩy ra khi tế bào mất nước nhưng không
phải do thẩm thấu mà do bay hơi trong môi trường không khí khô, lúc đó tế bào
mất nước rất nhanh, thể tích tế bào giảm đi do đó tế bào nhăn nheo lại. Chất
nguyên sinh trong trường hợp này không tách khỏi tế bào.
* Khi cho một tế bào vào dung dịch thì xảy ra trạng thái cân bằng nước
giữa tế bào và dung dịch. Khi đó sức hút nước của tế bào bằng áp suất thẩm
thấu của dung dịch:
STB = Pdd ↔ PTB - TTB = Pdd ↔ TTB = PTB – Pdd
* Bài tập minh họa:
Bài 1. Một mô thực vật gồm các tế bào giống nhau có P TB = 2,1 atm, TTB =
0,8 atm. Người ta ngâm mô này trong dung dịch saccarozo 0,07 M ở nhiệt độ
250C trong thời gian 30 phút. Hãy dự đoán sự thay đổi về khối lượng ở mô thực

vật này. Giải thích vì sao?
Hướng dẫn giải
Áp suất thẩm thấu của dung dịch saccarozo:
Pdd = 0,082 x (273 + 25) x 0,07 ≈ 1,7105 atm
Sức hút nước của tế bào: STB = PTB – TTB = 2,1 – 0,8 = 1,3 atm
Vì STB < Pdd → nước từ tế bào ra dung dịch → sức căng trương nước (T)
giảm dần.
Trạng thái cân bằng nước của tế bào:
STB = Pdd ↔ PTB - TTB = Pdd ↔ TTB = PTB – Pdd = 2,1 – 1,7 = 0,4 atm
Tế bào mất nước, sức căng trương nước (T) giảm cho đến khi khi T = 0,4 atm
Bài 2. Một tế bào thực vật có áp suất thẩm thấu là 3,74 atm. Thả tế bào này
vào dung dịch chứa NaCl 0,01 M; CaSO 4 0,01 M; CaCl2 0,01 M. Sau 30 phút,
hãy xác định sức căng trương nước của tế bào. Cho rằng nhiệt độ phòng thí
nghiệm là 260C và quá trình thẩm thấu nước vào tế bào không làm thay đổi áp
suất thẩm thấu cuả tế bào.
Hướng dẫn giải
Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

18


Áp suất thẩm thấu cuả dung dịch:
Pdd = 0.082 x (273 + 26) x (0,01 x 2 + 0,01 x 2 + 0,01 x 3) ≈ 1,7163 atm
Trạng thái cân bằng nước của tế bào:
STB = Pdd ↔ PTB - TTB = Pdd ↔ TTB = PTB – Pdd = 3,74 – 1,7163 = 2,0237 atm
Bài 3. Các tế bào của cùng một mô thực vật có áp thẩm thấu là 1,7 atm, khi
đặt vào các dung dịch đường có áp suất thẩm thấu là 0,8 atm; 1,1 atm; 1,5 atm sẽ
có hiện tượng gì xảy ra? Biết rằng áp suất trương nước của tế bào trước khi
ngâm vào dung dịch là 0,6 atm.
Hướng dẫn giải

Sức hút nước của tế bào khi ngâm vào dung dịch là:
STB = PTB – TTB = 1,7 – 0,6 = 1,1 atm
Ở dung dịch đường có áp suất thẩm thấu 0,8 atm thì tế bào hút nước và
tăng thể tích
Ở dung dịch đường có áp suất thẩm thấu là 1,1 atm thì tế bào không thay đổi
Ở dung dịch đường có áp suất thẩm tháu 1,5 atm thì tế bào mất nước và có
hiện tượng co nguyên sinh.
* Đối với thực vật trên cạn, hấp thụ nước ở dạng lỏng thì để cây hút
được nước thì áp suất thẩm thấu cuả tế bào lông hút ở rễ phải lớn hơn áp
suất thẩm thấu cuả dung dịch đất (Tế bào ở trạng thái héo hoàn toàn T = 0.
PTB > Pdd đất ↔ R.T.C > Pdd đất ↔ C >
Bài tập minh họa:
Bài 1. Một cây sống bình thường ở ven biển có áp suất thẩm thấu của đất
ngập mặn là 3 atm. Cây này phải duy trì nồng độ dịch tế bào lông hút tối thiểu là
bao nhiêu để sống được trong mùa hè có nhiệt độ trung bình là 35 0C, mùa đông
có nhiệt độ trung bình là 170C?
Hướng dẫn giải
Dựa vào công thức: C >

→ Nồng độ dịch tế bào lông hút tối thiểu

cần phải duy trì để cây có thể sống được:
Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

19


+ Mùa hè:

C>


+ Mùa đông: C >
Bài 2. Ở một loài cây mọc trong rừng ngập mặn, để cây sống được bình
thường vào mùa hè có nhiệt độ môi trường là 32 0C thì cây phải duy trì nồng đọ
dịch tế bào lông hút tối thiểu là 0,128 M. Biết rằng hệ số Van-Hốp biểu thị mức
độ ion hoá của dung dịch i = 1 và R = 0,082. Hãy tính áp suất thẩm thấu lớn nhất
của đất ngập mặn mà cây sống được.
Hướng dẫn giải
Dựa vào công thức C >

→ Pdd đất < RTC

Áp suất thẩm thấu lớn nhất của đất ngập mặn mà cây có thể sống được:
Pdd đất < 0,082 x (237 + 32) x 0,128

Pdd đất < 3,2013 atm

Bài 3. a. Một cây sống ở vùng ven biển có áp suất dung dịch là P dd = 3,6
atm. Nồng độ muối trong tế bào rễ cây duy trì khoảng 0,1435 M vào mùa hè và
0,153 M vào mùa đông. Hỏi vùng này có nhiệt độ môi trường mùa hè và mùa
đông thấp nhất là bao nhiêu? (biết R = 0,082; i = 1)
b. Nếu tế bào của mô thực vật có áp suất thẩm thấu là 2,1 atm cho vào dung
dịch đường có áp suất thẩm thấu là 1,7 atm. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu áp suất
trương nước của tế bào trước khi đặt vào là 0,6 atm?
Hướng dẫn giải
a. Tính nhiệt độ môi trường mùa hè và mùa đông:
+ gọi t1 là nhiệt độ mùa hè, t2 là nhiệt độ mùa đông (đơn vị độ C)
+ Công thức tính áp suất thẩm thấu trong tế bào là Ptb = RTCi (i=1)
Để cây sống được thì PTB > Pdd ↔ RTCi > Pdd ↔ T >
T1 = 273 + t1 >


=

≈ 305,9403 ↔ t1 > 305,9403 – 273 =

32,9403 0C
Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

20


T2 = 273 + t2 >

≈ 286,944 ↔ t2 > 286,944– 273 = 13,9940 0C

=

Vậy nhiệt độ thấp của muà hè là 32,9403 0C và mùa đông là 13,9940 0C
b. Sức hút nước của tế bào trước khi đặt vào dung dịch là:
S = P – T = 2,1 – 0,6 = 1,5 atm < Pdd = 1,7 atm
Do đó tế bào mất nước gây nên hiện tượng co nguyên sinh.
Dạng 3. Tính hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng
* Kiến thức chung: Hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng là tỉ lệ giữa số
năng lượng tích lũy trong các sản phẩm của quang hợp so với số năng lượng sử
dụng cho quá trình quang hợp.
HSSDNLAS =

x 100

* Bài tập minh họa:

Bài 1. Tính hiệu suất sử dụng năng lượng ở quang hơp của cây xanh đối
với tia sáng đỏ (40 Kcal) và xanh (60 Kcal). Biết 1 mol glucozơ có thể cho
khoảng 686 Kcal
Hướng dẫn giải
Cứ 8 photon ánh sáng kích thích một phân tử CO 2 tham gia quang hợp →
để tổng hợp một phân tử glucozơ cần 8 x 6 = 48 photon ánh sáng
HSSDNLAS =
Đối với tia đỏ =

x 100
x 100 = 35,77291 %

Đối với tia xanh =

x 100 = 23,8194 %

Bài 2. Tính hiệu suất chuyển hóa năng lượng trong chu trình C3. Biết rằng 1
phân tử C6H12C6 dự trữ năng lượng tương đương 674 Kcal; 1 ATP = 7,3 Kcal; 1
NADPH = 52,7 Kcal.
Hướng dẫn giải
Phương trình quang hợp:
Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

21


Pha sáng:12H2O + 12NADP+ +18ADP + 18Pi → 12NADPH + 18 ATP + 6CO2
Pha tối:
6CO2 + 12 NADPH + 18 ATP → C6H12C6 + 6H2O + 12NADP+ +18ADP + 18Pi
Sản phẩm của pha sáng là nguồn nguyên liệu ở pha tối: Sử dụng tất cả

hết 12 NADPH và 18 ATP
Như vậy, để tạo một phân tử C6H12C6 với dự trữ năng lựng tương đương
674 Kcal/mol chu trình Canvil đã sử dụng 12 NADPH và 18 ATP. Năng lượng
trên tương đương với số Kcal là: 12 x 52,7 + 18 x 7,3 = 763,8 (Kcal)
Hiệu suất chuyển hóa năng lượng là: H =

x 100 = 88,2430 %

Dạng 4. Tính toán dựa vào phương trình quang hợp tổng quát
6CO2 + 12H2O

C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
(1)- Ánh sáng mặt trời; (2) – Diệp lục

* Một số bài tập minh họa:
Bài 1. Cây xanh phải đồng hóa bao nhiêu gam CO 2 và H2O mới nuôi nổi
một người trung bình 50 kg với khẩu phàn ăn 1500 Kcal mỗi ngày để tồn tại?
Giả sử một mol glucozơ có thể sản sinh ra 2870 kJ trong hô hấp.
Hướng dẫn giải:
1 Kcal = 4,1858 kJ
Số mol glucozơ cần được tạo ra: n =
Dựa vào PTTQ: 6CO2 + 12H2O
13,1262

26,2524

≈ 2,1877 mol
C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
2,1877 (mol)


- Khối lượng CO2 cây xanh phải đồng hóa = 13,1262 x 44 = 577,5528 g
- Khối lượng H2O cây xanh phải đồng hóa = 26,2524 x 18 = 472,5432 g

Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

22


Bài 2. Ở thực vật C3, để tổng hợp được 108g glucozơ thì cần phải quang
phân li nước với khối lượng là bao nhiêu gam? Biết rằng toàn bộ NADPH do
pha sáng tạo ra chỉ được dùng cho pha tối để khử APG thành AlPG.
Hướng dẫn giải
Số mol glucozơ được tổng hợp = 108: 180 = 0,6 mol
Dựa vào PTTQ: 6CO2 + 12H2O
7,2

C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
0,6 (mol)

Khối lượng nước cần phải quang phân li là: mH2O = 7,2 x 18 = 129,6000g
Dạng 5. Tính lượng phân bón cần cung cấp cho cây trồng
* Kiến thức chung: Việc bón phân hợp lý cho cây trồng mang lại nhiều lợi
ích như: tăng suất; phẩm chất nông sản; ổn định và tăng độ phì nhiêu của đất…
Việc sử dụng phân bón hợp lí cho cây trồng phải dựa vào nhu cầu sinh lí của cây
trồng. Cây trồng cần loại phân bón nào và bao nhiêu? Cần vào giai đoạn nào và
phương pháp sử dụng thích hợp
Lượng phân bón (LPB) có thể được tính theo công thức sau:
LPB =
Trong đó: + Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng là lượng chất dinh dưỡng
(lượng phân bón) mà cây cần qua các thời kì sinh trưởng để tạo nên một năng

suất kinh tế tối đa (tấn/tạ/kg..)
+ Khả năng cung cấp của đất là độ màu mỡ của đất. Độ màu mỡ này tùy
thuộc vào các loại đất khác nhau. Bằng phương pháp phân tích hóa học và sinh
học, người ta có thể xác định được hàm lượng các nguyên tố có trong đất: hàm
lượng N,P,K…
+ Hệ số sử dụng phân bón (%) là tỉ lệ lượng chất dinh dưỡng mà cây có khả
năng lấy đi so với lượng phân bón bón vào trong đất.
* Một số bài tập minh họa:

Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

23


Bài 1. Tính lượng nitơ cần bón cho 15 ha cây trồng để đạt năng suất thu
hoạch 17 tấn chất khô/1 ha. Biết rằng nhu cầu nitơ là 17g/1 kg chất khô mà đất
chỉ cung cấp được 3% so với nhu cầu của cây. Hệ số sử dụng phân bón là 60%.
Hướng dẫn giải
Nhu cầu sử dụng N của cây là 17 g/kg chất khô tương đương 17 kg/ tấn
chất khô.
Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất = 3% x 17 = 0,51 kg/tấn chất khô
Sản lượng thu được của 15 ha cây trồng = 15 x 17 = 255 tấn chất khô.
Lượng N đủ để thu hoạch 15 tấn chất khô =

x 255 = 7008,25 kg

Bài 2. Cho biết công thức hóa học của một số loại phân đạm tương ứng
như sau:
Phân urê: (NH2)2CO; phân nitrat: KNO3; phân đạm sunphat: (NH4)2SO4;
Phân đạm amonnitrat: NH4NO3

a. Tính thành phần phần trăm của nitơ trong các loại phân đạm nói trên. Từ
đó cho biết loại phân đạm nào có hàm lượng nitơ cao nhất?
b. Tính lượng phân đạm mỗi loại cần dùng cho lúa để đạt năng suất trung
bình 65 tạ / ha. Biết rằng để thu 100 kg thóc cần 1,2 kg N. Hệ số sử dụng phân
bón ở cây lúa chỉ đạt 70%. Trong mỗi ha đất trồng lúa luôn có khoảng 15 kg nitơ
tạo ra do vi sinh vật cố định đạm.
Biết N = 14; H = 1; C= 12; O = 16; K = 39; S = 32
Hướng dẫn giải
a. Tính thành phần phần trăm của nitơ trong các loại phân đạm nói trên:
% nitơ trong urê =

x 100 ≈ 46,6667%

% N trong phân đạm KNO3 =
% N trong đạm NH4)2SO4 =
% N trong phân đạm NH4NO3 =
Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

x 100 ≈ 13,8641%
≈ 21,2121 %
x 100 ≈ 35 %
24


=> Vậy phân đạm trong urê có hàm lượng đạm cao nhất trong các loại phân
trên
b. Tính lượng phân đạm cần dùng cho lúa để đạt năng suất trung bình 65
tạ/ha
Nhu cầu dinh dưỡng N của lúa mùa là 1,2 kg/1 tạ thóc → để đạt năng suất
65 tạ/ha thì nhu cầu sẽ là 1, 2 x 65 = 78 kg/ha.

Lượng N đủ để thu hoạch 65 tạ chất khô =

= 90 kg

Lượng phân đạm urê cần dùng =

≈ 192, 8570 kg

Lượng phân đạm KNO3 cần dùng

≈ 649,1586 kg

Lượng phân đạm(NH)4SO4 cần dùng =
Lượng phân đạmNH4NO3 cần dùng =

≈ 424,2861 kg
≈ 1,869 kg

Bài 2. Khi muốn loại trừ một nguyên tố ra khỏi thành phần dinh dưỡng để
nghiên cứu vai trò sinh lý của nó đối với cây trồng thì ta phải tính toán để thay
thế hợp chất chứa nó bằng hợp chất khác sao cho thành phần và hàm lượng của
nguyên tố kèm theo nó không bị thay đổi
Một dung dịch dinh dưỡng dùng để trồng cây có thành phần hàm lựng các
chất như sau: Ca(NO3)2 là 1,0g; KH2PO4 là 0,25g; MgSO4 là 0,25g; KCl là
0,125 ; FeCl3 là 0,0123g. Hỏi: phải thay thế o,25 KH2PO4 bằng bao nhiêu
NaH2PO4 và 0,125g KCl bằng bao nhiêu gam NaCl để đảm bảo thành phần dinh
dưỡng của các nguyên tố đi kèm không bị thay đổi? Biết K = 39,1; Na = 23,0; P
= 31,0; Cl = 35,5.
Hướng dẫn giải:


Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020

25


×