19. Tuyển tập Báo cáo khoa học Khoa Khoa học Cơ Bản
MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
MÔN TIẾNG ANH.
ThS. Nguyễn Thị Thúy Hồng
Bộ Môn Tiếng Anh Chuyên ngữ
A. TẠI SAO NÊN ĐỔI MỚI PPGD?
I. VAI TRÒ CỦA VIÊC HỌC TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC.
Tình hình thế giới luôn thay đổi, xu thế toàn cầu hoá và hợp tác cùng nhau phát triền vẫn là
xu thế tất yếu. Tiếng Anh trong thế kỷ này vẫn được xem là một ngôn ngữ quốc tế, là phương tiện
để giao tiếp quôc tế.
Vịêt nam chúng ta vẫn còn là một đất nước đang phát triển vì vậy Tiếng Anh là công cụ hỗ
trợ đắc lực cho chúng ta hội nhập, hợp tác để phát triển, đặc biệt khi Viêt Nam gia nhập WTO thì
vai trò Tiếng Anh tại Việt Nam càng trở nên cần thiết hơn.
Sinh viên VN trong giai đoạn hiện nay, ngoài nhiệm vụ học để nâng cao kiến thức chuyên
môn thì hai môn học không thể thiếu được đó là Tiếng Anh và Vi tính. Sinh viên sẽ không đạt
được thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới nếu thiếu hai công cụ này, vì vậyhiện nay
học Tiếng Anh trong các trường đại học là rất cần thiết, tuy nhiên học như thế nào để đạt đựơc kết
quả tốt thì giáo viên T.A đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp sinh viên đạt được kết quả.
II. ĐẶC ĐIỂM SINH VIÊN MỚI VÀO TRƯỜNG.
+Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân nhận thấy sinh viên mới vào trường ĐHNT có thể
chia thành 3 nhóm theo trình độ như sau:
Nhóm I: Sinh viên nắm chắc ngữ pháp, biết nhiều từ vựng nói Tiếng Anh tương đối trôi
chảy, nhưng e ngại không mạnh dạn trước đám đông. Kĩ năng nghe của họ còn yếu. Khi nghe
giáo viên nói chậm thì hiểu được ,nhưng nghe băng, nghe đĩa thì họ luôn cảm thấy khó hơn. Chính
vì cảm thấy không nghe được, nên sinh viên thuộc nhóm này nói được, nhưng không thích nghe.
Số sinh viên này thuộc nhóm này thưưòng là sinh viên của các thành phố lớn và số lưọng không
nhiều, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số hơn 2000 sinh viên của 1 khoá học.
Nhóm II: Đại đa số sinh viên biết ngữ pháp, từ vựng, nhưng không nắm chắc, biết nhưng
không sử dụng được để giao tiếp. Họ hiểu vấn đề nhưng họ cảm thấy nói ra rất khó. Sinh viên
thuộc nhóm này rất sợ nghe, họ chỉ nghe được một vài từ rời rạc nhưng không hiểu được ý chính.
Nhóm III: Sinh viên biết được một ít Tiếng Anh do vậy khi giao tiếp họ nhút nhát e ngaị và
hầu như hoàn toàn im lặng khi học giờTA.
+ Ngoài ra, đại đa số SV có những đặc điểm sau đây khi học môn Tiếng Anh:
- Nhiều sinh viên e ngại, nhút nhát không dám nói khi thực hành nghe, nói . Các SV xuất phát từ
miền quê hay mắc những lỗi này.
- Đại đa số sinh viên chưa có tính độc lập, phụ thuộc nhiều vào giáo viên, vào sách vở.
- Sinh viên chưa có thói quen cộng tác, chưa có thói quen làm việc theo nhóm, theo cặp.
- Nhiều SV không thích nghe bạn.
- Sinh viên chưa có phương pháp học TA hiệu quả.
- Sinh viên chưa có thói quen làm việc theo kế hoạch.
- Lòng say mê học tập của nhiều học sinh chưa cao.
- SV có thói quen ghi chép bất cứ câu nào giáo viên nói ra hoặc viết ra và nếu họ muốn nói một
câu thì phải ghi chép xong mới nói được.
- Tính tự giác học tập, năng động sáng tạo trong môn học chưa cao.
- Khả năng giao tiếp của SV vẫn là khả năng tiềm ẩn.
+ Tất cả những đặc điểm này ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn Tiếng anh.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CỦA MỘT SỐ NƯỚC PHÁT
20. Tuyển tập Báo cáo khoa học Khoa Khoa học Cơ Bản
TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI.
- Hiện nay các nứơc phát triển như Canada, Anh, Mỹ, Úc đã và đang áp dụng phương
pháp thực hành giao tiếp (CLT : communivative Language Teaching) , lấy người học làm trung
tâm (Learner -centered learning) là phương pháp chủ đạo để giảng dạy Tiếng Anh cho người
nước ngoài.
Với tình hình thực trạng : nhu cầu học tiếng Anh là cần thiết, các nước phát triển đã nhiều năm
nghiên cứu để tìm ra phương pháp giảng dạy T.A hiệu quả , trong khi sinh viên mới vào trường
còn có những đặc điểm hạn chế đến kết quả học T.A vì vậy việc luôn luôn nâng cao trình độ
chuyên môn và đổi mới phương pháp GD là việc làm cần thiết và thường xuyên.
B. ĐỔI MỚI PPGD NHƯ THẾ NÀO?
I. TIÊU CHUẨN GIẢNG DẠY TIẾNG ANH
Một giáo viên đủ tiêu chuẩn giảng dạy T.A là giáo viên có kiến thức chuyên môn vững
vàng, có phương pháp giảng dạy tốt cùng với biết sử dụng các tài liệu giảng day cập nhật, phù
hợp, có phương pháp kiểm tra đánh giá hiệu quả và có phương pháp quản lý lớp học tốt.
II. TÀM QUAN TRỌNG CỦA PPGD
Một giáo viên có kiến thức chuyên môn giỏi mà không có phương pháp giảng dạy tốt thì
kiến thức đó không được truyền tải đến người học, chính vì vậy ngưòi giáo viên cần có phương
pháp GD.
III. MỘT SỐ Ý TƯỞNG VỀ ĐỔI MỚI PPGD
+ Muốn đổi mới PPGD trước hết người GV phải có lòng yêu nghề, say mê với nghề, có tinh thần
trách nhiệm cao với nghề . Xuất pháp từ hai yếu tố này sẽ dẫn chúng ta tìm hiểu để đi đến đổi mới
PPGD .
+ Muốn đổi mới PPGD là một giáo viên dạy ngoại ngữ chúng ta nắm vững định nghĩa : học ngoại
ngữ là gì. “ Học ngoại ngữ là quá trình nhận biết các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng, trong đó
kiến thức thì phải học, kỹ năng thì phải rèn.”
Vậy nhiệm vụ của giáo viên ngoại ngữ không chỉ biết cách truyền đạt kiến thức cho người học
mà còn phải biết cách rèn các kỹ năng ( nghe , nói, đọc, viết ) cho người học.
+ Muốn đổi mới PPGD chúng ta nên tìm hiiểu các nứớc phát triển trên thế giới họ đang áp dụng
phương pháp nào và nếu áp dụng phương pháp đó vào Việt Nam thì chúng ta cần áp dụng như thế
nào ?
1. CLT là gì ?
+ Hiện nay nhiều nước trên thế giới đặc biệt các nước phát triển đang áp dụng “phương pháp thực
hành giao tiếp” (CLT : communivative language teaching) để dạy T.A.
+ Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là:
o Dạy ngoại ngữ không chỉ dạy ngôn ngữ đó mà phải dạy cho người học sử dụng được ngôn ngữ
đó trong giao tiếp.
o Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải cho sinh viên thực hành giao tiếp với nhau,
thực hành theo nhóm, theo cặp. GV phải sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống để dạy trong lớp học.
o PP này đòi hỏi giáo viên phải lấy người học làm trung tâm : Hướng trung tâm của lớp học
đến người học, khi giảng dạy chúng ta phải tính đến mong muốn của người học, trình độ của
người học, và thời gian thực hành của người học.
o PP này đòi hỏi người học phải hợp tác với nhau……
2. ÁP DỤNG CLT VÀO THỰC TẾ GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG:
21. Tuyển tập Báo cáo khoa học Khoa Khoa học Cơ Bản
Hiện nay đại đa số giáo viên TA của trường đang dạy T.A theo phương pháp CLT, tuy
nhiên tuỳ điều cụ thể, đối tượng người học cụ thể, mỗi giáo viên có những phưong pháp riêng để
GD.
Sau nhiều năm GD bản thân có một số ý kiến như sau :
+ Để có một phương pháp GD hiệu quả, trước hết GV nắm được mục tiêu khoá học,
nội dung khoá học, phương pháp kiểm tra đánh giá của khoá học. Ngoài ra, GV phải hiểu được
đặc điểm của sinh viên mình đang dạy họ thiếu những gì để đạt được mục tiêu của khoá học.
Sinh viên trường ta có những đặc điểm riêng vì vậy khi GD, bản thân đã áp dụng một số biện
pháp sau:
+ Trong những tiết học đầu tiên của khoá học, ngoài việc giới thiệu chương trình, giáo
trình môn học, phương pháp kiểm tra đánh giá, giáo viên cần dành thời gian để sinh viên thảo
luận phương pháp học môn học đó. Từ các cuộc thảo luận đó GV biết được SV đã có phương
pháp học phù hợp chưa và GV hướng dẫn phương pháp học tập hiệu quả cho sinh viên.
+ “Học ngoại ngữ là quá trình nhận biết các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng ” vì
vậy khi giảng dạy TA, việc soạn bài giảng ở nhà là hết sức quan trọng và tốn rất nhiều thời gian.
Giáo viên nên phân bố thời gian hết sức hợp lý giữa thời lượng truyền đạt kiến thức mới và thời
lượng cho sinh viên thực hành . Tránh tình trạng giáo viên dùng hết thời gian để truyền tải kiến
thức mới. Giáo viên nên thiết kế bài giảng theo hưóng chuyển trung tâm đến người học có nghĩa
là sinh viên phải được thực hành nhiều chứ không phải giáo viên nói diễn giải nhiều. Đánh giá
một giờ giảng ngoại ngữ nếu học sinh hiểu được vấn đề và thực hành nhiều thì giờ giảng đạt hiệu
quả.
+Thực hành theo nhóm, theo cặp là tạo môi trường thực hành cho sinh viên phát triển
các kỹ năng, giảm được tâm lý ngại ngùng, tăng tính chủ động, tăng tính hợp tác giúp đỡ lẫn nhau,
rèn được kỹ năng tổ chức, tiết kiệm thời gian. Khi cho sinh viên thực hành giáo viên là người giúp
đỡ giảm độ khó. Đôi khi GV tham gia là một thành viên của hoạt động.
+ Nên xen kẽ các game trong các giờ giảng nhưng quản lý thời gian chặt chẽ. Mỗi hoạt
động đều có khống chế thời gian tránh tình trạng không hoàn thành mục tiêu đề ra và tạo cho sinh
viên thói quen làm việc khẩn trương.
+ Thiết kế các bài tập theo hướng tạo tính chủ động sáng tạo cho SV tuỳ theo trình độ
của họ.
Đối với SV trình độ thấp thì tăng cường đưa bài tập thực hành theo hướng :
Nhận biết - bắt chước – liên hệ - chủ động sáng tạo
Đối với SV trình độ cao : Nhận biết – liên hệ - chủ động sáng tạo.
+ Khi thiết kế các bài tập hoặc giảng dạy GV nên tưởng tượng vị trí của mình là sinh
viên thì chúng ta sẽ tìm ra phương giảng dạy dễ hiểu.
+ Với thời lượng học trên lớp giảm dần trong khi đại đa số SV trường ta chưa có tính tự
giác, tự lập, GV nên có biện pháp tăng bài tập làm ở nhà cho SV. Tuy nhiên, chúng ta phải có biện
pháp kiểm soát. Nếu làm được điều này thì chúng ta đã luyện được cho sinh viên tính tự học.
+SV quá phụ thuộc vào sách vở, họ chỉ nói được, viết được khi họ có quyển sách ở bên
cạnh vì vậy GV nên có biện pháp yêu cầu cất sách vở khi họ giao tiếp với nhau hoặc khi làm bài
tập viết.
+Nhiều SV không động não suy nghĩ, họ thường có thói quen chờ kết quả từ giáo viên.
Tính phụ thuộc vào giáo viên quá lớn, vì vậy khi GD, chúng ta nên có những thủ thuật động viên
khích lệ tính chủ động suy nghĩ của SV hoặc giúp họ tháo gỡ chỗ khó. Tránh tình trạng đưa kết
quả ngay vì nếu chúng ta làm như vậy vô tình chúng ta tạo thói quen lười suy nghĩ và chỉ ngồi chờ
kết quả. Chúng ta chú ý hướng dẫn cho SV làm thế nào để đi đến kết quả chứ đừng tập trung
nhiều đến việc đưa ra kết quả.
+ Khi giảng dạy tránh truyền đạt quá nhiều kiến thức trong một thời ngắn để sinh viên
cảm thấy môn học quá khó và vì bộ não chúng ta không thể nào tiếp nhận nhiều kiến thức trong
một thời gian ngắn. .
+ Giáo viên nên tỏ ra thân thiện với Sinh viên thì SV mới mạnh dạn chia sẻ những
thông tin. GV luôn có phương pháp động viên khuyến khích cho sinh viên có cảm giác tự tin
muốn học và không cảm thấy T.A là môn học khó.
22. Tuyển tập Báo cáo khoa học Khoa Khoa học Cơ Bản
+GV nên có nhật ký giảng dạy.
+ Dùng các thiết bị nghe nhìn như Video.
+ Vai trò của giáo viên trong giờ dạy ngoại ngữ: là người truyền tải kiến thức mới, là
người giúp đỡ giảm độ khó cho sinh viên, là người hướng dẫn, tổng kết các ý chính trong bài.
+ Giáo viên phải bao quát lớp tránh tình trạng sinh viên không thực hành hoặc giả vờ
thực hành.
+GV nên có biện pháp sửa lỗi. Đi quanh lớp giúp đỡ sinh viên khi cần thiết. Tập hợp
những lỗi hay mắc, nhất là các lỗi làm sai lệch đến nghĩa của câu thì sửa cho toàn l ớp . Tránh tình
trạng gặp lỗi nào sửa lỗi đó thì sẽ mất nhiều thời gian mà không hiệu quả v à đôi khi SV cảm thấy
mất tự tin. Trong quá trình học ngoại ngữ việc mắc lỗi là chuyện rất tự nhiên và thường xuyên.
+ Các bài tập hoặc trò chơi thiết kế cần phải hết tính đến chia nhóm hay chia cặp.
+ Quản lý thời gian hợp lý.
C. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT :
Đổi mới phương pháp giảng dạy nhà trường nên chú ý một số điểm sau :
Sĩ số sinh viên trong một lớp học ngoại ngữ không quá đông.
- Không phân dạy dồn giờ.
- Bàn ghế phải thiết kế theo hướng có thể di chuyển đựợc để thảo luận.
- Phòng học có projector.