Hệ thống pháp luật_ MTCTvaLP

4 281 1
Hệ thống pháp luật_ MTCTvaLP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hệ thống pháp luật_ MTCTvaLP

Một hệ thống pháp luật của một nước bao gồm các quy tắc và điều luật, nó bao gồm cả quá trình ban hành và thực thi pháp luật, và những cách mà theo đó toà án chịu trách nhiệm về việc thực thi pháp luật của họ.Hệ thống pháp luật của một quốc gia chịu sự chi phối, ảnh hưởng tương tác lẫn nhau của các yếu tố về văn hoá, chính trị,…Văn hoá của một đất nước ảnh hưởng đến sự hình thành và thực thi pháp luật. Yếu tố văn hoá ở đây bao gồm rào chắn của các tầng lớp trong xã hội, niềm tin vào tôn giáo và người ta cũng nhấn mạnh đến tập quán và các dân tộc khác nhau. Nhiều bộ luật, quy tắc và nguyên tắc thường được sử dụng để bảo vệ nền văn hoá và tôn giáo. Hệ thống pháp luật của một nước cũng ảnh hưởng bởi hệ thống chính trị. Các chế độ chuyên chế thường nghiêng về sở hữu công cộng và việc ban hành pháp luật hạn chế hoạt động mang tính chất cá nhân. Ngược lại, chế độ cộng hoà có xu hướng khuyến khích hoạt động của tư nhân, và bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ thông qua luật quyền tài sản khá chặt chẽ.Quyền và trách nhiệm của các đảng đối với hoạt động kinh doanh ở các dân tộc khác nhau thì khác nhau. Hơn nữa, chiến lược kinh doanh phải linh hoạt mới thích nghi được hệ thống pháp luật khác nhau. Ví dụ luật bảo vệ tài sản trí tuệ khá quan trọng đối với các công ty quốc tế.1/ Các hệ thống luật pháp trên thế giớiCó ba hệ thống pháp luật chính được áp dụng trên thế giới: thường luật, dân luật và thần luật (luật mang màu sắc tôn giáo). Trong phần này đi vào nghiên cứu từng loại luật và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh quốc tế.a/ Thường luật (thông luật – common law): Luật phổ thông bắt nguồn từ Anh Quốc vào thế kỷ thứ 17 và nó được công nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống pháp luật dựa trên những yếu tố lỉch sử của luật pháp, dựa vào đó mà toà án tiến hành xử lý những tình huống cụ thể. Chẳng hạn hệ thống pháp luật của Mỹ dựa chủ yếu trên thường luật, mặc dù nó có sự kết hợp với dân luật. Một hệ thống thường luật phản ánh 3 nhân tố:⇒ Nhân tố truyền thống: là lịch sử pháp luật của một quốc gia⇒ Các tiền lệ: các quy ước có tính chất bắt buộc xuất hiện trước khi có toà án⇒ Cách sử dụng: là những cách mà theo đó luật pháp được áp dụng cho một tình huống cụ thể.Đối với thường luật, toà án giải quyết một trường hợp nào đó thông qua việc làm sáng tỏ các yếu tố lịch sử, tiền lệ, và cách sử dụng. Tuy nhiên mỗi bộ luật được vận dụng khác nhau đôi chút trong mỗi tình huống cụ thể.Trong giao dịch kinh doanh tại các nước áp dụng hệ thống thường luật, hợp đồng kinh doanh – là thoả thuận mang tính chất pháp lý giữa hai bên – có xu hướng dài dòng bởi vì họ phải quan tâm đến pháp luật sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp có tranh chấp. Các công ty phải xác định thời gian rõ ràng trong hợp đồng, và phải cam kết trả một khoản tiền lớn để nhận được sự tư vấn pháp luật. Xét về mặt tích cực, thường luật khá linh hoạt. Thay vì áp dụng cứng nhắc trong mọi tình huống, bộ luật này xử lý trong những trường hợp và tình huống cụ thể. Thường luật được áp dụng ở úc, Anh, Canada, New Zealand, Mỹ và một phần ở châu á và Âu.b/ Dân luật (luật dân sự – civil law) Luật dân sự xuất hiện ở Rome vào thế kỷ 15 trước công nguyên, nó là bộ luật lâu đời và thông dụng nhất trên thế giới. Luật dân sự dựa trên các quy định quy tắc bằng văn bản. Luật dân sự ít có sự đối lập như thường luật bởi vì nó không cần giải thích các điều luật theo lịch sử hình thành, tiền lệ và cách sử dụng. Bởi vì, tất cả các luật được hệ thống hoá và súc tích, cho nên các nội dung bên trong hợp đồng cần làm rõ các từ hàm ý trong hợp đồng. Tất cả những quyền lợi và trách nhiệm đều trực tiếp thể hiện trong hợp đồng. Bên cạnh đó, chi phí về thời gian và tiền bạc ít tốn kém hơn. Thế nhưng luật dân sự có xu hướng bỏ qua những tình huống đơn lẻ. Luật dân sự được áp dụng ở hầu hết các nước châu Âu lục địa, Cuba, Puerto Rico, Quebec và tất cả các nước ở trung và nam Châu Phi.c/ Thần luật (divine law) - Luật mang tính chất tôn giáo Luật dựa trên nền tảng tôn giáo được gọi là luật thần quyền (thần luật). Có ba luật thần quyền nổi lên đó là luật đạo hồi, đạo Hin Đu và Luật Do Thái. Mặc dù luật đạo Hin Đu được hạn chế bởi quốc hội ấn Độ, nơi có chức năng làm luật, nhưng nó vẫn ảnh hưởng tới văn hoá và tâm linh của người dân. Tương tự, Luật Do Thái mất đi những ảnh hưởng của nó, ngày nay nó chỉ còn một vài chức năng – mặc dù Đạo Do Thái vẫn là tôn giáo mạnh mẽ.Luật Đạo Hồi có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi nhất trong các bộ luật thần quyền. Luật Đạo Hồi là bộ luật đầu tiên bao trùm yếu tố đạo đức và luân thường đạo lý và sau đó nó ảnh hưởng đến các giao dịch thương mại. Nó hạn chế những hình thức đầu tư mà xâm phạm đến đạo đức trong kinh doanh. Ví dụ theo đạo hồi, các ngân hàng không được tính lãi các khoản vay và lãi suất các chứng chỉ tiền gửi. Thay vì, các khoản đi vay này giúp ngân hàng lợi nhuận thông qua đầu tư, và những người cho vay kiếm được khoản lời thông qua đầu tư của ngân hàng. Tương tự những sản phẩm vi phạm đến đạo hồi như rượu và thuốc lá đều bị cấm.Các hãng hoạt động ở những nước tồn tại luật thần quyền, phải nhạy cảm với niềm tin và văn hoá địa phương. Họ nên đánh giá hết các hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm những thông lệ và chính sách đầu tư, để đảm bảo phù hợp với không chỉ pháp luật mà cả tôn giáo và văn hoá địa phương.Nhìn chung, luật liên quan đến chất lượng sản phẩm, trách nhiệm với sản phẩm, ô nhiễm môi trường, đối xử với công nhân được áp dụng mạnh mẽ ở những nước Châu Âu và Mỹ hơn ở những nước Châu Phi, Châu á và Mỹ Latin. Một số công ty quốc tế lợi dụng những chuẩn mực khác nhau ở những nước khác nhau. Ví dụ họ sản xuất sản phẩm bị cấm ở một nước nhưng lại bán sản phẩm đó sang nước khác. Vì vậy, sự khác nhau của luật pháp làm nảy sinh vấn đề đạo đức trong những thương gia kinh doanh quốc tế. . Hệ thống pháp luật dựa trên những yếu tố lỉch sử của luật pháp, dựa vào đó mà toà án tiến hành xử lý những tình huống cụ thể. Chẳng hạn hệ thống pháp luật. thích nghi được hệ thống pháp luật khác nhau. Ví dụ luật bảo vệ tài sản trí tuệ khá quan trọng đối với các công ty quốc tế.1/ Các hệ thống luật pháp trên thế

Ngày đăng: 27/10/2012, 10:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan