Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Giáo án âm nhạc lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.1 KB, 39 trang )

Ngày dạy: 19/8/2010
Tiết 1
ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÍ HIỆU GHI NHẠC Ở LỚP 3
TGDK: 35 PHÚT
I/Mục tiêu
-Hs biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát. Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca (dành
cho học sinh khá, giỏi (*)).
-Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc vận động theo bài hát
-Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học (*).
-Tạo mội trường thân thiện giúp HS yêu thích bộ môn Âm nhạc.
II/Chuẩn bị
-Đàn Điện tử, máy nghe, đĩa nhạc.
-Nhạc cụ gõ.
III/Hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức lớp (2p)
- Ổn định trật tự lớp.
- Kiểm tra bài: Trong quá trình ôn.
2. Dạy bài mới (30p)
-Gv trò chuyện vui vẻ thân thiện với học sinh.
-Gv giới thiệu nội dung tiết học:Ôn tập các bài hát và một số kí hiệu ghi nhạc đó học ở lớp 3.
2/Phần hoạt động
a.Nội dung 1:Ôn tập 3 bài hát Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng.
Hoạt động 1: Ôn bài Quốc ca Việt Nam
- Gv cho HS nghe lại giai điệu bài Quốc ca Việt Nam.
- GV đệm đàn – HS đứng ở tư thế nghiêm trình bày bài hát.
- GV hướng dẫn, sửa sai những chỗ hát chưa chính xác và cho hát lại.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Ôn bài Bài ca đi học
- GV đàn giai điệu câu đầu của bài hát – HS nghe và nêu tên bài hát có câu nhạc đó.
- GV cho lớp hát lại cả 2 lời bài hát kết hợp giai điệu đàn.
- HDHS hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.


- GV sửa sai và cho từng dãy lớp trình bày.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Ôn bài Cùng múa hát dưới trăng
- Gọi một HS có năng khiếu thể hiện lại bài hát.
- GV nhận xét và cho lớp nghe lại giai điệu bài hát.
- GV bắt nhịp cho lớp hát lại.
- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp ¾.
- HS trình bày theo nhóm.
- HS nhận xét – GV nhận xét.
b.Nội dung 2:ôn tập một số kí hiệu ghi nhạc
Hoạt động 1
Gv đặt câu hỏi:
- Em hãy kể tên 7 nốt nhạc cơ bản? ( Đồ, rê, mi, pha, son ,la, si )
- Ở lớp 3 các em đã được học những kí hiệu ghi nhạc nào? (Khuông nhạc, khóa son, tên nốt nhạc, hình nốt
nhạc).
Hoạt động 2
- Yêu cầu HS kẻ 1 khuông nhạc.
- GV cho HS quan sát khuông nhạc trên bảng, yêu cầu HS chỉ nói tên dòng và khe.


1
- HS tập viết khóa son ở đầu khuông nhạc – GV kiểm tra, hướng dẫn, sửa sai.
- GV treo bảng phụ chép sẵn bài tập 1 (SGK-tr.4) - HS tập nói tên các nốt nhạc.
- HS tập viết tên nốt nhạc trên khuông bài tập 2 (SGK-tr.4) – GV đọc, HS viết – GV kiểm tra, đánh giá.
3.Củng cố - Dăn dò (3p)
- Gv đệm đàn – HS hát lại bài Quốc ca.
-Gv dặn dò hs tập ghi nhớ nốt nhạc và chuẩn bị cho tiết học sau.
-Gv nhận xét tiết học.
4. Phần bổ sung
…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Ngày dạy:26/8/2010
Tiết 2
Học hát : Bài Em yêu hòa bình
Nhạc và lời:Nguyễn Đức Toàn
TGDK: 35 PHÚT
I/Mục tiêu
-Hs biết hát theo giai điệu và lời ca.
-Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.
-Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.
-Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, yêu hòa bình.
II/Chuẩn bị
-Đàn điện tử, máy nghenhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca bài hát.
-Nhạc cụ gõ: thanh phách, mõ…
III/Hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức(2p)
- Ổn định trật tự lớp.
- Kiểm tra bài: trong qúa trình học.
2. Dạy bài mới (30p)
Hoạt động 1: Dạy bài hát
- Gv giới thiệu nội dung bài học.
- Cho HS nghe bài hát mẫu.
- Gv treo bảng phụ, nêu một số điểm cần chú ý: bài hát viết ở nhịp 2/4, với tính chất tươi vui, chú ý những chữ
có luyến trong bài.
- GV phân chia câu hát và hướng dẫn học sinh đọc lời ca.
- Luyện giọng khởi động.
- Gv dùng đàn và hát mẫu dạy hát từng câu theo lối móc xích cho tới hết bài. Nhắc HS chú ý những từ có dấu
luyến: tre, đường, yêu, xóm, rã, lắng, cánh, thơm, hương, lúa.
- Cho HS hoàn thiện cả bài theo lớp, dãy lớp, nhóm, cá nhân.

- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
- HDHS hát kết hợp gõ đệm theo phách:
VD: Em yêu hòa bình yêu đất nước Việt Nam…
x x x x x x x
- HDHS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp:
VD: Em yêu hòa bình yêu đất nước Việt Nam…
x x x x
- Hoạt động theo lớp, dãy lớp, nhóm.
- Gọi HS có năng khiếu thực hiện hát và kết hợp gõ đệm theo 2 cách.
- GV nhận xét, tuyên dương HS hoàn thành tốt.


2
3.Củng cố - Dăn dò (3p)
- Gv đệm đàn – HS hát lại bài Em yêu hào bình.
- Nêu tính giáo dục của bài hát
- Dặn dò hs học thuộc bài hát
- Gv nhận xét tiết học.
4. Phần bổ sung
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Ngày dạy: 8/9/2010
Tiết 3
ÔN TẬP BÀI HÁT: EM YÊU HOÀ BÌNH
BÀI TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU
TGDK: 35 PHÚT
I/Mục tiêu
-Hs biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.

-Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
-Đọc được bài tập cao độ và thể hiện bài tập tiết tấu. Nhận biết các nốt Đô, mi, son , la trên khuông
nhạc (*).
II/Chuẩn bị
-Đàn điện tử, nhạc cụ gõ, máy nghe nhạc.
-Nghiên cứu một vài động tác phụ hoạ phù hợp với bài hát.
-Chép bài tập cao độ,bài tập tiết tấu vào bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức(2p)
- Ổn định trật tự lớp.
- Kiểm tra bài: Gọi lần lượt 2 HS lên bảng hát lại bài Em yêu hòa bình.
- GV nhận xét và tuyên dương HS hoàn thành tốt.
2.Dạy bài mới (30p)
-Gv giới thiệu nội dung tiết học
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Em yêu hoà bình
Hoạt động 1: Ôn bài hát
- Cho HS nghe lại giai điệu bài hát sau đó bắt nhịp cả lớp hát.
- GV sửa sai, bắt nhịp cả lớp hát lại kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- Chia lớp thành 2 nửa, một nửa lớp hát, một nửa gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Hoạt động theo nhóm, cá nhân.
Hoạt động 2:Hát kết hợp vận động phụ họa
- GV làm mẫu 1 lần hát và nhún chân theo nhịp kết hợp những động tác đã chuẩn bị: Tất cả hs đứng tại chỗ,
kiễng 2 bàn chân rồi nhún xuống theo từng phách,bắt đầu kiễng 2 bàn chon hát chữ “em”, hạ 2 bàn chân xuống
rơi vào chữ “yêu”…làm như vậy cho đến hết câu thứ 4(rộn rã lời ca). Đến câu thứ 5, nghiêng người sang trái
rồi sang phải theo nhịp.hướng dẫn hs thực hiện từng câu.
- Cả lớp thực hiện (3 lần).
- Họat động theo nhóm, cá nhân.
Khuyến khích HS sáng tạo các động tác phù hợp với bài hát.
- GV nhận xét.
Nội dung 2: Bài tập cao độ và tiết tấu

Hoạt động 1:


3
-Gv cho hs nhận biết các nốt Đô, Mi, Son, La trên khuông nhạc và tập đọc đúng cao độ. GV đàn co độ 4 mốt
nhạc đó theo chiều đi lên và đi xuống , HDHS đọc theo :
-Gv vỗ tay mẫu bài luyện tập tiết tấu, khi thực hiện tay vỗ kết hợp đọc tên hình nốt: đen, lặng. GV quy định
mỗi nốt đen = 1 phách = 1 cái vỗ tay :
Hoạt động 2 Làm quen với bài tập âm nhạc
-Gv gọi hs nói tên nốt – GV đàn cao độ trước 2 lần cho HS nghe.
-Gv đọc mẫu – tay gõ theo phách. HS đọc cao độ theo tiết tấu đã luyện ở phần trên.
- HS thực hành: cả lớp, cá nhân.
- GV nhận xét sửa sai, giúp HS hoàn thiện bài tập.
3. Củng cố - Dăn dò (2p)
- Gv đệm đàn – HS hát lại bài Em yêu hòa bình.
- Dặn dò hs ôn tập bài hát và bài tập cao độ và tiết tấu.
- Gv nhận xét tiết học.
4. Phần bổ sung
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….
Ngày dạy: 16/9/2010
Tiết 4
HỌC HÁT: BÀI BẠN ƠI LẮNG NGHE
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
TGDK: 35 PHÚT
I/Mục tiêu
-Hs biết đây là bài dân ca. Bài dân ca của dân tộc Ba-na ở Tây Nguyên (*).
-Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca (*).
-Biết nội dung câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ.

-HS có thêm hiểu biết về tác dụng của âm nhạc đối với cuộc sống.
II/Chuẩn bị
-Đàn điện tử, máy nghe nhạc.
-Chép nội dung bài hát vào bảng phụ.
-Nhạc cụ gõ: thanh phách, mõ…
III/Hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức(2p)
- Ổn định trật tự lớp.
- Kiểm tra bài: trong quá trình học.
2. Dạy bài mới (30p)
Nội dung 1: Học hát bài Bạn ơi lắng nghe
Hoạt động 1: Dạy hát
- Gv giới thiệu nội dung bài học.
- Cho HS nghe bài hát mẫu.
- GV treo bảng phụ, nêu những điểm cần chú ý.
- Gv phân chia câu hát và hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu.
- Luyện giọng khởi động.
- Gv dùng đàn và hát mẫu dạy hát từng câu theo lối móc xích cho tới hết bài. Lưu ý hát những chỗ nửa cung
thật chính xác:
VD: Hỡi bạn ơi (Đô Si Đô)
Tiếng dòng suối (Đô Si Đô)
Vui đùa (Pha Mi)


4
Trôi xuôi (Pha Mi)
- Hs hát hoàn chỉnh bài với sắc thái tha thiết, hồn nhiên.
- GV chỉnh sửa và cho lớp hát lại.
- Yêu cầu từng tổ, nhóm hát.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm

- HDHS hát gõ đệm theo phách, theo tiết tấu:
VD: theo phách:
Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe. Tiếng dòng suối ngoài xa thì thào…
x x x x x x x x
Theo tiết tấu:
Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe. Tiếng dòng suối ngoài xa thì thào…
x x x x x x x x x x x x x x
- GV làm mẫu cả bài, sau đó hướng dẫn HS thực hiện từng câu.
- Hoạt động theo dãy lớp, nhóm, cá nhân.
- HS nhận xét - GV nhận xét và tuyên dương.
Nội dung 2:Kể chuyện âm nhạc
-Gv kể cho Hs nghe câu chuyện “Tiếng hát Đào Thị Huệ” (SGK- tr.8)
- GV đặt câu hỏi – HS trả lời:
+Câu chuyện này kể về giọng hát hay của ai?
+Vì sao nhân dân lại lập đền thờ người con gái có giọng hát hay ấy?
+Câu chuyện xảy ra ở giai đoạn nào trong lịch sử nước ta?
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
3.Củng cố - Dặn dò (3p)
- Gv đệm đàn – HS hát bài Bạn ơi lắng nghe
- Dặn dò hs học thuộc bài hát.
- Gv nhận xét tiết học.
4. Phần bổ sung
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….
Ngày dạy:23/9/2010
Tiết 5
ÔN TẬP BÀI HÁT: BẠN ƠI LẮNG NGHE
GIỚI THIỆU HÌNH NỐT TRẮNG. BÀI TẬP TIẾT TẤU
TGDK: 35 PHÚT

I/Mục tiêu
-Hs biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
-Tập biểu diễn bài hát.
-Biết giá trị độ dài của hình nốt trắng, biết thể hiện hỉnh tiết tấu có nốt đen và nốt trắng (*).
II/Chuẩn bị
-Đàn điện tử, máy nghe nhạc.
-Nghiên cứu một vài động tác phụ hoạ phự hợp với bài hát.
-Chép sẵn bài tập tiết tấu vào bảng phụ.
-Nhạc cụ gõ: thanh phách…
III/Hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức(3p)
- Ổn định trật tự lớp.


5
- Kiểm tra bài:
+ GV đặt câu hỏi: Bài Bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc nào? Đồng bào ở Tây Nguyên có loại nhạc cụ gì
đặc biệt làm từ tre, nứa.
+ Gọi 1 HS lên bảng hát lại bài Bạn ơi lắng nghe.
- GV nhận xét và tuyên dương HS hoàn thành tốt.
2. Dạy bài mới (30p)
-Gv giới thiệu nội dung tiết học
Nội dung 1 Ôn tập bài hát Bạn ơi lắng nghe
Hoạt động 1: Ôn bài hát
- Cho HS nghe lại giai điệu bài hát.
- GV đệm giai điệu – HS hát kết hợp vỗ tay theo phách.
- Yêu cầu 1 HS có năng khiếu hát kềt hợp gõ đệm theo tiết tấu – GV nhận xét và cho cả lớp thực hiện lại.
Hoạt động 2:Hát kết hợp các động tác phụ hoạ
- Gv làm mẫu 1 lần sau đó hướng dẫn hs thực hiện từng câu: Cả lớp đứng hát, nghiêng đầu sang bên trái rồi
bên phải theo phách.Cuối lời 1 vỗ tay 2 cái rồi tiếp vào lời 2 cho đến hết bài và vỗ tay 3 cái để kết thúc.

-Từng nhóm lên biểu diễn trước lớp.
- Cá nhân biểu diễn nhưng động tác tự sáng tạo.
- GV nhận xét.
Nội dung 2: Giới thiệu hình nốt trắng. Bài tập tiết tấu.
Hoạt động 1:Giới thiệu hình nốt trắng
-Gv ghi hình nốt lên bảng, giới thiệu hình dáng nốt trắng, độ dài: độ dài của nốt trắng bằng 2 nốt đen. Nếu ta
quy định độ dài mỗi nốt đen bằng 1 phách thì độ dài nốt trắng bằng 2 phách.
-Hướng dẫn hs thể hiện hính nốt trắng, so sánh độ dài của nốt trắng và nốt đen.
Hoạt động 2:Bài tập và tiết tấu
-Gv hướng dẫn hs thực hiện bài tập tiết tấu: Hs tay gõ phách đều đặn, miệng nói: Trắng-đen-đen-trắng-trắng-
đen-đen-trắng.
-Hs thể hiện lần lượt đều đặn, nhịp nhàng các bài tập tiết tấu trong SGK sau đó GV hướng dẫn thay lời các âm
hình tiết tấu đó.
- Hoạt động theo dãy lớp, nhóm, cá nhân.
- Nhận xét.
3.Củng cố - Dăn dò (2p)
-HS hát lại bài Bạn ơi lắng nghe.
-Dặn dò hs về nhà tập đặt lời cho các hình tiết tấu trên.
- Gv nhận xét tiết học.
4. Phần bổ sung
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Ngày dạy:30/9/2010
Tiết 6
TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 1
GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC
TGDK: 35 PHÚT
1/Mục tiêu



6
-Hs đọc được bài TĐN số 1, thể hiện đúng độ dài các nốt đen, nốt trắng.
-Phân biệt được một vài loại nhạc cụ dân tộc: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà.
II/Chuẩn bị
- Đàn điện tử
- Bảng phụ bài TĐN số , tranh minh họa 4 loại đàn dân tộc.
- Nhạc cụ gõ: thanh phách
III/Hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức(3p)
- Ổn định trật tự lớp.
- Kiểm tra bài: trong quá trình học.
2.Dạy bài mới (30p)
- GV giới thiệu nội dung tiết học.
Nội dung 1: Tập đọc nhạcTĐN số 1
- Gv treo bảng phụ giới thiệu bài TĐN số 1: Son La Son: bài TĐN số 1 viết ở nhịp 2/4, chia làm 2 câu.
*Hoạt động 1: Luyện tập cao độ
- HS nói tên 5 nốt nhạc sử dụng trong bài, GV đàn cao độ 4 nốt nhạc: Đồ - rê – mi – son -la từ thấp đến cao và
ngược lại, HS đồng thanh.
*Họat động 2: Luyện tập tiết tấu
- GV viết lại âm hình tiết tấu lên bảng và gõ mẫu. HS làm theo. GV
- Yêu cầu từng tổ, cá nhân lần lượt gõ lại âm hình tiết tấu trên.
*Hoạt động 3: Tập đọc nhạc TĐN số 1
- Nói tên nốt nhạc: Gv yêu cầu cá nhân HS nói tên nốt ở câu thứ nhất. GV chỉ từng nốt ở câu thứ 2 HS đồng
thanh.
- Luyện tập tiết tấu: lưu ý HS giống âm hình tiết tấu đã gõ ở hoạt động 2. Khi thực hiện cả bài, hết câu 1 phải
ngân 2 phách, hết bài cũng ngân 2 phách.
- Hoàn thiện cả bài: GV đàn cao độ và tiết tấu cả 2 câu, đọc và gõ mẫu một lần cho HS đọc theo.
- Lần lượt từng tổ đọc gõ theo tiết tấu cả bài. GV chỉnh sửa và cho cả lớp đọc lại.
- Gọi một số HS có năng khiếu đọc lại bài.

- Ghép lời ca: HS đọc lời ca. GV đàn giai điệu và hát mẫu lời ca một lần sau đó cho HS hát theo.
- HDHS cách đọc nhạc và ghép lời ca, phân từng dãy lớp: 1 dãy hát lời ca, 2 dãy đọc nhạc, luân phiên thay đổi
nhau.
- Gọi 3 cặp HS lần lượt hát và đọc bài đọc nhạc.
- GV nhận xét.
Nội dung 2: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
-Gv treo tranh vẽ - HDHS quan sát và nêu đặc điểm từng loại nhạc cụ.
-GV giới thiệu thêm về hình dáng từng nhạc cụ và âm sắc của nó.
3 Củng cố - Dặn dò (2p)
- HS đọc lại bài TĐN số 1 kết hợp ghép lời ca và gõ đệm theo phách.
-Gv dặn dò HS chép lại bài TĐN số 1 vào vở chép nhạc.
-Nhận xét tiết học.
4. Phần bổ sung
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….
Ngày dạy:7/10/2010
Tiết 7


7
- ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: Em yêu hòa bình
Bạn ơi lắng nghe
- ÔN TẬP TĐN SỐ 1
TGDK: 35 PHÚT
I/Mục tiêu
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca (*).
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Tập biểu diễn bài hát.
- Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 1.
II/Chuẩn bị

-Đàn điện tử, máy nghe nhạc.
-Nhạc cụ gõ: thanh phách, trống, mõ…
III/Hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức(3p)
- Ổn định trật tự lớp.
- Kiểm tra bài cũ: + HS nêu những nội dung đã học từ tiết 1 đến tiết 6.
+ Kiểm tra vở chép nhạc.
2.Dạy bài mới (30p)
-Gv giới thiệu nội dung tiết học
Nội dung1 Ôn tập 2 bài hát
Hoạt động 1:Ôn tập bài Em yêu hoà bình
-Cho HS nghe lại giai điệu bài hát, HDHS hát thể hiện tình cảm.
-Hoạt động theo dãy lớp, tổ kết hợp gõ đệm.
-HS trình bày trước lớp: nhóm, cá nhân.
-HS nhận xét – GV nhận xét.
Hoạt động 2:Ôn tập bài Bạn ơi lắng nghe
-Hs trình bày bài hát Bạn ơi lắng nghe, chú ý thể hiện tính chất hồn nhiên, mạch lạc, âm thanh gọn,nẩy.
-Hdhs lần lượt hát 3 lần với tốc độ khác nhau:
Lần 1:chậm
Lần 2:vừa phải
Lần 3:nhanh
-Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
-Hs biểu diễn bài hát theo nhóm, cá nhân.
-HS nhận xét lẫn nhau – GV nhận xét.
Nội dung 2:Ôn tập TĐN số1
Hoạt động 1: Ôn tập cao độ
-Luyện tập cao độ: Đồ, Rê, Mi, Son, La. GV đàn cao độ - HS luyện theo lớp, dãy lớp.
Hoạt động2 :Ôn tập tiết tấu
-HDHS ôn lại bài tập tiết tấu ở tiết 5 (SGK-tr9).
Hoạt động 3: Ôn bài TĐN số 1 Son la son

-Gv đàn lại cao độ kết hợp gõ tiết tấu bài TĐN số 1.
-GV đọc mẫu lại 1 lần – HS đồng thanh.
-HS ôn tập: đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm theo phách.
-Hoạt động theo dãy lớp, nhóm, cặp đôi.
-GV nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò (2p)
-Gv đệm đàn – HS hát kết hợp đứng nhún tại chỗ bài Em yêu hòa bình.
-Gv dặn dò học sinh xem trước bài học ở tiết sau.
-Gv nhận xét tiết học.
4. Phần bổ sung


8
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Ngày dạy:14/10/2010
Tiết 8
HỌC HÁT: BÀI TRÊN NGỰA TA PHI NHANH
TGDK: 35 PHÚT
I/Mục tiêu
-Biết hát theo giai điệu và lời ca.
-Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết gõ đệm theo nhịp, phách (*).
-Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Phong Nhã.
-Qua bài hát,giáo dục cáỏc em lòng yêu quê hương, đất nước.
II/Chuẩn bị
-Đàn điện tử, bảng phụ chép sẵn lời ca bài hát, máy nghe nhạc.
-Tư liệu về nhạc sĩ Phong Nhã.
-Nhạc cụ gõ: thanh phách…
III/Hoạt động dạy học

1.Ổn định tổ chức(3p)
- Ổn định trật tự lớp.
- Kiểm tra bài cũ: trong quá trình học.
2.Dạy bài mới (30p)
Hoạt động 1: Dạy hát
- Gv giới thiệu bài
- Gv cho HS nghe bài hát mẫu.
- GV treo bảng phụ, nêu những điểm cần chú ý.
- Gv phân chia câu hát và hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu.
- Luyện giọng khởi động.
- Gv dùng đàn và hát mẫu dạy hát từng câu theo lối móc xích cho tới hết bài. Lưu ý hát những chỗ có dấu
luyến thật chính xác.
- Cho HS hoàn thiện cả bài theo lớp, dãy lớp, nhóm, cá nhân.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
- HDHS hát kết hợp gõ đệm theo phách:
VD: Trên đường gập ghềnh ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh…
x x x x x x x x
-HDHS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp:
VD: Trên đường gập ghềnh ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh…
x x x x
- Hoạt động theo dãy lớp, nhóm, cá nhân.
-HDHS hát đối đáp, đồng ca mỗi dãy 1 câu.
-GV nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò (2p)
- Gv đệm đàn – HS hát lại bài hát.
- Nêu tính giáo dục của bài hát
- Dặn dò hs học thuộc lời và tập biểu diễn bài hát.
- Gv nhận xét tiết học.
4.Phần bổ sung



9
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………..
Ngày dạy:21/10/2010
Tiết 9
ÔN TẬP BÀI HÁT: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH
TẬP ĐỌC NHẠC:TĐN SỐ 2
TGDK: 35 PHÚT
I/Mục tiêu
-Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
-Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
-Biết đọc cao độ, trường độ và ghép lời bài TĐN số 2:Nắng vàng.
II/Chuẩn bị
- Đàn điện tử, máy nghe nhạc.
- Một số động tác phụ hoạ cho bài hát
- Bảng phụ bài TĐN số 2:Nắng vàng
III/Hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức(3p)
- Ổn định trật tự lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Gọi lần lượt 2 HS lên hát lại bài hát – GV nhận xét.
2.Dạy bài mới (30p)
-Gv giới thiệu nội dung tiết học
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Trên ngựa ta phi nhanh
-Gv đàn giai điệu bài hát – HS lắng nghe.
-HS hát 2 lần kết hợp vỗ tay theo phách.
-Gv hướng dẫn động tỏc phụ hoạ:
+Động tác 1(câu 1,2,3):động tác phi ngựa.

+Động tác 2(câu 4,5):Tay trái đưa ra phía trước sang bên trái(câu 4), tay phải đưa ra phía trước sang bên
phải(câõu 5).
+Động tác 3(câu 6,7,8):Như động tác 1.
-HS quan sát và thực hiện theo hướng dẫn.
-HOạt động theo lớp, dãy lớp, cá nhân.
-GV nhận xét.
Nội dung 2:Tập đọc nhạc TĐN số 2
- Gv treo bảng phụ giới thiệu bài TĐN số 2: Nắng vàng và đặt câu hỏi cho Hs:
+Nốt nhạc thấp nhất,cao nhất trong bài?
+Bài TĐN số 2 có những nốt nhạc nào?
-HS trả lời – GV nhận xét.
*Hoạt động 1: Luyện tập cao độ
- HS luyện cao độ theo thang âm các nốt sử dụng trong bài, GV đàn cao độ 4 nốt nhạc: Đồ - rê – mi – son từ
thấp đến cao và ngược lại, HS đồng thanh.
*Họat động 2: Luyện tập tiết tấu
- GV viết lại âm hình tiết tấu lên bảng và gõ mẫu. HS làm theo.
- Yêu cầu từng tổ, cá nhân lần lượt gõ lại âm hình tiết tấu trên.
*Hoạt động 3: Tập đọc nhạc TĐN số 2


10
- Nói tên nốt nhạc: Gv yêu cầu cá nhân HS nói tên nốt ở câu thứ nhất. GV chỉ từng nốt ở câu thứ 2 HS đồng
thanh.
- Luyện tập tiết tấu: lưu ý HS giống âm hình tiết tấu đã gõ ở hoạt động 2. Khi thực hiện cả bài, hết câu 1 phải
ngân 2 phách, hết bài cũng ngân 2 phách.
- Hoàn thiện cả bài: GV đàn cao độ và tiết tấu cả 2 câu, đọc và gõ mẫu một lần cho HS đọc theo.
- Lần lượt từng tổ đọc gõ theo tiết tấu cả bài. GV chỉnh sửa và cho cả lớp đọc lại.
- Gọi một số HS có năng khiếu đọc lại bài.
- Ghép lời ca: HS đọc lời ca. GV đàn giai điệu và hát mẫu lời ca một lần sau đó cho HS hát theo.
- HDHS cách đọc nhạc và ghép lời ca, phân từng dãy lớp: 1 dãy hát lời ca, 2 dãy đọc nhạc, luân phiên thay đổi

nhau.
- Gọi 3 cặp HS lần lượt hát và đọc bài đọc nhạc.
- GV nhận xét.
3. Củng cố - Dăn dò (2p)
-Gv đệm đàn – HS hát kết hợp đứng nhún theo nhịp bài Trên ngựa ta phi nhanh.
-Gv dặn dò hs về nhà tập chép nhạc bài TĐN số 2 vào vở.
-Nhận xét tiết học.
4. Phần bổ sung
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

Ngày dạy:28/10/2010
Tiết 10
HỌC HÁT: BÀI KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM
TGDK: 35 PHÚT
I/Mục tiêu
-Hs nắm được giai điệu, tính chất nhịp nhàng, vui tươi của bài hát.
-Biết hát theo giai điệu và lời ca.
-Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết gõ đệm theo nhịp, phách.
-Qua bài hát,giáo dục các em vươn lên trong học tập, xứng đáng là thế hệ tương lai của đất nước .
II/Chuẩn bị
-Đàn điện tử, máy nghe nhạc, bảng phụ.
-Tranh ảnh minh hoạ cho nội dung bài hát
-Nhạc cụ gõ: thanh phách…
III/Hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức(3p)
- Ổn định trật tự lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra HS chép bài TĐN số 2 – GV nhận xét.
2.Dạy bài mới (30p)

-Gv giới thiệu nội dung tiết học
Hoạt động 1: Dạy hát
- Gv Cho HS nghe bài hát mẫu.
- GV treo bảng phụ, nêu những điểm cần chú ý.
- Cho HS hoàn thiện cả bài theo lớp, dãy lớp, nhóm, cá nhân.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
- HDHS hát và gõ đệm theo nhịp:
Vd: Khi trông phương đông vừa hé ánh dương, khăn quàng trên vai chúng em tới trường…
x x x x x x x x
- HDHS hát kết hợp gõ đệm theo phách:
Vd: Khi trông phương đông vừa hé ánh dương, khăn quàng trên vai chúng em tới trường…
x x x x x xx x x x x x x xx


11
-Hoạt động theo lớp, dãy lớp, nhóm.
-GV khuyến khích HS có năng khiếu thực hiện tốt cách gõ đệm theo nhịp, phách.
-GV nhận xét.
3. củng cố - Dăn dò(2p)
- Gv đệm đàn – HS hát lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- Cho hs kể tên một vài bài hát viết về khăn quàng đỏ.
- Nêu tính giáo dục của bài hát.
- Dặn dũ hs học thuộc lời và tập biểu diễn bài hát
- Gv nhận xét tiết học.
4.Phần bổ sung
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………..
Ngày dạy:

Tiết 11
ÔN TẬP BÀI HÁT: KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM
TẬP ĐỌC NHẠC:TĐN SỐ 3
TGDK: 35 PHÚT
I/Mục tiêu
-Biết hát giai điệu và đúng lời ca.
-Biết hát kết hợp vận động.
-Biết đọc theo cao độ, trường độ và ghép lời ca bài TĐN số 2:Cùng bước đều
II/Chuẩn bị
- Đàn điện tử, máy nghe nhạc.
- Một số động tác phụ hoạ cho bài hát
- Bảng phụ bài TĐN số 3:Cùng bước đều
III/Hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức(3p)
- Ổn định trật tự lớp.
- Kiểm tra bài cũ: trong quá trình học.
2.Dạy bài mới (30p)
-Gv giới thiệu nội dung tiết học
Nội dung 1:Ôn tập bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em
-Gv cho HS nghe lại giai điệu bài hát và bắt nhịp cả lớp hát lại.
-GV sửa sai và cho hát lại.
-Cho 2 nhóm hát: nhóm 1 hát, nhóm 2 gõ đệm theo nhịp và ngược lại.
-Gv hướng dẫn động tác phụ hoạ:
+Động tác 1(câu 1):Đưa 2 tay từ dưới lên về phíớa trước,nghiêng đầu sang trái và nhún chân theo nhịp 2
+Động tác 2(câu 2):Hai tay từ từ để trên vai đầu đưa sang phải theo nhịp 2
+Động tác 3(Câu 3,4):Hai tay từ từ đưa xuống nắm vào nhau để trước ngực, chân nhún theo nhịp.
+Động tác 4(Câu 5-9):Người đung đưa, chân nhún theo nhịp 2.
+Động tác 5(câu 10):Tay đưa lên vai chân nhún theo nhịp nhàng.
-Gv đệm đàn – HS thực hiện
- Hoạt động theo nhóm, cá nhân.

Nội dung 2:Tập đọc nhạc TĐN số 3
- Gv treo bảng phụ giới thiệu bài TĐN số 2:Cùng bước đều và hỏi hs:
+Bài TĐN số 3 có những nốt nhạc gì?
+So sánh 6 nhịp đầu và 6 nhịp sau có chỗ nào giống nhau, khác nhau?
*Hoạt động 1: Luyện tập cao độ


12
- HS luyện cao độ theo thang âm các nốt sử dụng trong bài, GV đàn cao độ 5 nốt nhạc: Đồ - rê – mi – son - la
từ thấp đến cao và ngược lại, HS đồng thanh.
*Họat động 2: Luyện tập tiết tấu
- GV viết lại âm hình tiết tấu lên bảng và gõ mẫu. HS làm theo.
- Yêu cầu từng tổ, cá nhân lần lượt gõ lại âm hình tiết tấu trên.
*Hoạt động 3: Tập đọc nhạc TĐN số 3
- Nói tên nốt nhạc: Gv yêu cầu cá nhân HS nói tên nốt ở câu thứ nhất. GV chỉ từng nốt ở câu thứ 2 HS đồng
thanh.
- Luyện tập tiết tấu: lưu ý HS giống âm hình tiết tấu đã gõ ở hoạt động 2. Khi thực hiện cả bài, hết câu 1 phải
ngân 2 phách, hết bài cũng ngân 2 phách.
- Hoàn thiện cả bài: GV đàn cao độ và tiết tấu cả 2 câu, đọc và gõ mẫu một lần cho HS đọc theo.
- Lần lượt từng tổ đọc gõ theo tiết tấu cả bài. GV chỉnh sửa và cho cả lớp đọc lại.
- Gọi một số HS có năng khiếu đọc lại bài.
- Ghép lời ca: HS đọc lời ca. GV đàn giai điệu và hát mẫu lời ca một lần sau đó cho HS hát theo.
- HDHS cách đọc nhạc và ghép lời ca, phân từng dãy lớp: 1 dãy hát lời ca, 2 dãy đọc nhạc, luân phiên thay đổi
nhau.
- Gọi 3 cặp HS lần lượt hát và đọc bài đọc nhạc.
- GV nhận xét.
3. Củng cố - Dăn dò (2p)
- GV đàn giai điệu – HS hát lại bài hát.
-Dặn dò HS về chép bài TĐN số 3 vào vở chép nhạc.
4.Phần bổ sung

…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………..
Ngày dạy: /11/2010
Tiết 12
HỌC HÁT: BÀI CÒ LẢ
TGDK: 35 PHÚT
I. Mục tiêu
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết gõ đệm theo nhịp, phách (*).
- Biết đây là bài dân ca. Biết đây là bài dân ca của đồng bằng Bắc Bộ (*).
- Gíao dục HS long yêu quý dân ca và tôn trọng người lao động.
II. Chuẩn bị
-Đàn điện tử, máy nghe nhạc, bảng phụ.
-Nhạc cụ gõ: thanh phách…
III. Hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức(3p)
- Ổn định trật tự lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Gọi lần lượt 2 cặp HS với tinh thần xung phong lên bảng đọc lại bài TĐN số 3 (một em đọc
nhạc, 1 em hát lời ca). GV nhận xét.
2.Dạy bài mới (30p)
- Gv giới thiệu nội dung tiết học
Hoạt động 1: Dạy hát
- Gv Cho HS nghe bài hát mẫu.
- GV treo bảng phụ, nêu những điểm cần chú ý.
- Gv phân chia câu hát và hướng dẫn học sinh đọc lời ca.


13
- Dùng tiếng đàn và hát mẫu, GV dạy từng câu theo lối móc xích cho tới hết bài (Nhắc nhở HS hát với tính

chất mềm mại, uyển chuyển, nhẹ nhàng).
- Cho HS hoàn thiện cả bài theo lớp, dãy lớp, nhóm, cá nhân.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
- HDHS hát và gõ đệm theo nhịp:
VD: Con cò cò bay lả lả bay la. Bay từ từ cửa phủ bay ra ra cánh đồng…
x x x x x x x
- HDHS hát và gõ đệm theo phách:
VD: Con cò cò bay lả lả bay la. Bay từ từ cửa phủ bay ra ra cánh đồng…
x x x x x x x x x x x x x
-Hoạt động theo lớp, dãy lớp, nhóm.
-GV khuyến khích HS có năng khiếu thực hiện tốt cách gõ đệm theo nhịp, phách.
-GV nhận xét.
Nội dung 2: Nghe nhạc bài Trống cơm-Dân ca đồng bằng Bắc Bộ
-Gv giới thiệu bài hát,giới thiệu về nhạc cụ trống cơm
-Gv cho HS nghe bài hát qua máy nghe nhạc.
3. Củng cố - Dặn dò (2p)
- Gv đệm đàn – lớp hát lại bài Cò lả.
-Giáo dục hs yêu quý dân ca và trân trọng người lao động
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò hs học thuộc lời ca.
4. Phần bổ sung
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………



14
Ngày dạy: 23/11/2009

Tiết 13
ÔN TẬP BÀI HÁT: CÒ LẢ
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
TGDK: 35 PHÚT
I. MỤC TIÊU
- Hs hát theo giai điệu và đúng lời ca bài Cò lả .
- Hs biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Biết đọc bài TĐN số 4
II. CHUẨN BỊ
- Đàn điện tử.
- Bảng phụ bài TĐN số 4:Con chim ri
- Nhạc cụ gõ: thanh phách, mõ..
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức(3p)
- Ổn định trật tự lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Gọi lần lượt 2 cặp HS với tinh thần xung phong lên bảng hát lại bài Cò lả.
2.Dạy bài mới (30p)
- Gv giới thiệu nội dung tiết học
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Cò lả
-Cho HS nghe lại bài hát Cò lả
-Luyện giọng khởi động: GV đàn 4 âm: pha-la-đô-pha theochiều đi lên và đi xuống- HS luyện theo âm La.
- Cả lớp hát lại bài Cò lả.
- GV sửa sai, chú ý những từ luyến và hát chuẩn xác tính chất bài hát.
- Lớp hát lại 2 lần.
-Gv hướng dẫn hs hát theo hình thức xướng và xô:
+Phần 1(xướng):Một hs hát “Con cò…ra cánh đồng”
+Phần 2(xô):Cả lớp hát “Tình tính tang…nhớ hay chăng”
-Từng tổ trình bày bài hát theo hình thức xướng và xô.
-Gv đệm đàn
* Một số hs trình bày bài hát kết hợp vận động phụ hoạ

-Hs biểu diễn bài hát theo nhóm.
- GV nhận xét tuyên dương những HS hoàn thành tốt.
Nội dung 2: Tập đọc nhạc TĐN số 4 Con chim ri
- Gv treo bảng phụ giới thiệu bài TĐN số 4:Con chim ri và hỏi hs:
+Cao độ bài TĐN số 4 có những nốt nhạc gì?
+Trường độ bài TĐN số 4 có những hình nốt nhạc gì?
*Hoạt động 1: Luyện tập cao độ
- HS luyện cao độ theo thang âm các nốt sử dụng trong bài, GV đàn cao độ 5 nốt nhạc: Đồ - rê – mi – pha -
son từ thấp đến cao và ngược lại, HS đồng thanh.
*Họat động 2: Luyện tập tiết tấu
- GV viết lại âm hình tiết tấu lên bảng và gõ mẫu. HS làm theo.
- Yêu cầu từng tổ, cá nhân lần lượt gõ lại âm hình tiết tấu trên.
*Hoạt động 3: Tập đọc nhạc TĐN số 3
- Nói tên nốt nhạc: Gv yêu cầu cá nhân HS nói tên nốt ở câu thứ nhất. GV chỉ từng nốt ở câu thứ 2 HS đồng
thanh.


15

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×