Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.83 KB, 11 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG
1. 1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM TÍN DỤNG:
1.1. Khái niệm tín dụng:
Tín dụng xuất phát từ gốc từ Latinh: Gredittum - tức là tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng
được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn.
1.1.2 Đặc điểm tín dụng:
Trong thực tế tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng nhưng ở bất cứ dạng nào
tín dụng cũng thể hiện 2 mặt cơ bản:
 Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hóa chuyển giao cho người khác sử dụng trong
một thời gian nhất định.
 Đến thời hạn do 2 bên thỏa thuận, người sử dụng hoàn lại cho người sở hữu 1 giá trị
lớn hơn. Phần tăng thêm được gọi là phần lời hay nói theo ngôn ngữ kinh tế là lãi
suất.
1.1.3 Các hình thức tín dụng:
Tín dụng cho vay tồn tại dưới rất nhiều hình thức, nhiều tên gọi. Tuy nhiên, căn cứ
vào một số các tiêu thức khác nhau để phân chia tín dụng ngân hàng. Dưới đây là một số
cách phân chia mà Ngân hàng thường sử dụng khi phân tích và đánh giá.
a) Phân loại theo thời hạn tín dụng:
Theo cách này tín dụng ngân hàng được phân làm 3 loại:
- Tín dụng ngắn hạn: là khoản tín dụng dưới 1 năm và được sử dụng để bổ sung
sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp, nó có thể được vay cho
những sinh hoạt cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 1-5 năm. Loại tín dụng này
thường dùng để cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải tiến và biến đổi kỹ thuật,
mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: là khoản tín dung có thời gian từ 5 năm trở lên. Loại tín dụng
này dùng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản như: đầu tư xây dựng các xí
nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có
quy mô lớn.
b) Phân loại theo mục đích:
Theo tiêu thức này thì tín dụng ngân hàng được phân chia rất đa dạng và phong phú:


- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng
bất động sản, nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp thương mại và dịch
vụ.
- Cho vay công nghiệp và thương mại: là cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu
động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
- Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân
bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, lao động, ....
- Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm
các vật dụng đắt tiền. Ngày nay Ngân hàng còn cho vay để trang trải các khoản chi phí
thông thường của đời sống thông dụng dưới tên gọi là tín dụng tiêu dùng và phát hành thẻ
tín dụng là một ví dụ.
- Thuê mua và các loại tín dụng khác.
c) Phân loại theo căn cứ đảm bảo:
- Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không cần tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự
bảo lãnh của người thứ ba. Việc cho vay chỉ dựa trên uy tín. Đối vói những khách hàng tốt,
trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả thì Ngân
hàng có thể cấp tín dụng mà không đòi hỏi nguồn thu nợ bổ sung.
- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay được Ngân hàng cung cấp với điều kiện phải
có tài sản thế chấp hoặc cần có bảo lãnh của bên thứ ba. Đối với khách hàng không có uy
tín cao đối với Ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có bảo đảm. Sự bảo đảm này căn cứ
pháp lý để Ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất
thiếu chắc chắn nhằm bù lại khoản tiền vay trong trường hợp người vay không có khả năng
trả nợ.
d) Phân loại theo đối tượng tín dụng:
Theo tiêu thức này thì tín dụng được chia làm 2 loại:
- Tín dụng lưu động: loại nào được cấp phát để hình thành vốn lưu động của các tổ
chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hoá đối với xí nghiệp, thương nghiệp, bù
đắp vốn lưu động thiếu hụt tạm thời.
- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được cấp phát để hình thành tài sản cố định.
Loại này thường được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ

thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các công trình mới. Thời hạn cho vay đối với loại
này là trung và dài hạn.
e) Phân loại theo phương thức hoàn trả tiền vay:
Theo cách này thì khoản cho vay có thể được hoàn trả theo hai cách. Cách thứ nhất là
trả một lần cả vốn gốc và lãi khi đến hạn. Hai là khoản tiền vay sẽ được trả làm nhiều lần
theo nhiều kỳ.
f) Phân loại theo xuất xứ vốn vay:
Có loại do ngân hàng trực tiếp cho vay, có loại cho vay gián tiếp tức là ngân hàng
mua lại nợ từ chủ nợ khác.
g) Phân loại theo hình thức giá tự có:
Một là cho vay bằng tiền, đây là loại cho vay chủ yếu của các ngân hàng được thực
hiện bằng các kỹ thuật khác nhau.
Hai là cho vay bằng tài sản - loại này được áp dụng phổ biến dưới hình thức tài trợ
thuê mua.
h) Phân loại theo thành phần kinh tế:
- Tín dụng đối với thành phần kinh tế quốc doanh.
- Tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng:
Hoạt động tín dụng xét ở góc độ hoạt động của ngân hàng:
Các khoản tín dụng của ngân hàng có chất lượng tốt khi hiệu quả sử dụng vốn cao,
an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ thể sử dụng đồng thời mang lại một mức lợi
nhuận nào cho ngân hàng. Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với
ngân hàng:
a) Các chỉ tiêu về sử dụng vốn:
- Lương dư nợ tích lũy đến thời điểm hết kỳ và cơ cấu dư nợ (ngắn, trung và dài
hạn)
- Tỷ lệ cho vay trên tổng vốn dư nợ
Tổng dư nợ đến kỳ hạn
Tỷ lệ cho vay =
Tổng lượng vốn huy động tích lũy

Tỷ lệ này cho biết khả năng ngân hàng tận dụng nguồn vốn huy động trong hoạt
động tín dụng.
- Cơ cấu cho vay theo mức lãi suất và lãi suất cho vay bình quân. Chỉ tiêu này cho
thấy được mức lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng. Nói chung, lãi suất cho vay bình
quân phải lớn hơn lãi suất huy động bình quân thì ngân hàng mới hoạt động và có lãi.
- Vòng quay vốn tín dụng trong năm
Dư nợ trong năm
Vòng quay vốn tín dụng trong năm =
Dư nợ bình quân năm
Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn của ngân hàng được cho vay bao nhiêu lần
trong năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ ngân hàng thu được nhiều nợ và
chứng tỏ rằng nguồn vốn mà ngân hàng đã đầu tư vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
b) Các chỉ tiêu về doanh lợi:
- Tổng doanh thu của ngân hàng từ hoạt động tín dụng.
- Cơ cấu thu nhập từ các hoạt động tín dụng của ngân hàng và từ trong hoạt động
kinh doanh khác.
- Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của ngân hàng.
Hoạt động tín dụng xét ở góc độ người đi vay:
a) Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho ta biết được khả năng trả khoản nợ vay trong ngắn hạn của khách
hàng sau khi sử dụng đồng vốn vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, thể hiện
ý chí trả nợ của khách hàng.
b) Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính :
Nguồn vốn chủ sỡ hữu
Năng lực đi vay =
Nguồn vốn đi vay
Chỉ tiêu này cho biết khả năng khách hàng vay được bao nhiêu đồng vốn của ngân hàng

dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, nó chứng tỏ khả năng tài
chính (tài sản đảm bảo) của khách hàng ổn định và chắc chắn.

×