Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.77 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt
Nam:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(NHNo) được thành lập ngày
26/3/1988 theo nghị định 53/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng(nay là Thủ tướng Chính
phủ). Qua nhiều năm phát triển và trưởng thành, đến nay NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân hàng
Thương mại Quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền
kinh tế Việt nam.
NHNo là ngân hàng lớn nhất Việt nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ nhân viên, màng lưới
hoạt động và số lượng khách hàng. Hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam đang tập trung giữ vững và
phát triển thị trường nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác NHNo&PTNT Việt Nam cũng đã khai thác
thị trường thành thị với việc nâng cao chất lượng phục vụ cũng như phát triển các dịch vụ tiện ích
cung cấp cho khách hàng, mở rộng các chi nhánh, phòng giao dịch, NHNo là ngân hàng có số
lượng các chi nhánh, phòng giao dịch nhiều nhất trên địa bàn TP Hà Nội.
Các đơn vị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội của NHNo&PTNT Việt Nam hiện có: Sở Giao
Dịch Trung ương (Số 2 Láng Hạ), Sở Giao Dịch I (Số 4 Phạm Ngọc Thạch), chi nhánh (24 Láng
Hạ), chi nhánh Nam Hà Nội, chi nhánh Bắc Hà Nội, chi nhánh quận, 5 chi nhánh huyện ngoại
thành…và rất nhiều các phòng giao dịch.
Sở Giao Dịch NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo quyết đinh số 232/QD/HĐQT
ra ngày13/5/1999. Việc thành lập Sở giao dịch NHNo&PTNT dựa trên sự xắp xếp, tổ chức lại Sở
giao dịch hối đoái NHNo&PTNT Việt nam.
2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Sở giao dịch
2.1. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Sở giao dịch:
Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Sở kinh doanh hối
đoái, là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đại diện theo uỷ quyền của ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi


đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và chịu trách nhiệm cuối cùng
về các nghĩa vụ do sự cam kết của Sở giao dịch trong phạm vi uỷ quyền. Sở giao dịch có các
nhiệm vụ:
*Quản lý vốn nội, ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của Ngân hàng Nông nghiệp. Cân đối điều
hoà vốn ngoại tệ trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp. Chấp hành quy chế về dự trữ bắt buộc,
trạng thái ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước.
*Là đầu mối thực hiện thanh toán quốc tế, quản lý tài khoản tiền gửi ngoại tệ của các đơn
vị thành viên tại Sở giao dich và của Ngân hàng Nông nghiệp tại các ngân hàng khác.
*Đầu mối kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng trong và ngoài nước.
*Phát triển và quản lý hệ thống ngân hàng đại lý của Ngân hàng Nông nghiệp.
*Huy động vốn:
Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các
tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước bằng đồng Việt nam và
ngoại tệ.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động
vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân
trong và ngoài nước.
Vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
*Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt nam và ngoại tệ đối với khách
hàng.
*Thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng: Thanh toán quốc tế; bảo lãnh, tái bảo lãnh;
chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ ; mua, bán ngoại tệ; máy rút tiền tự động; dịch vụ thẻ tín
dụng; chiết khấu các loại giấy tờ trị giá bằng tiền; dịch vụ ngân quỹ như : két sắt, nhận cất giữ các
loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước cho phép.
*Thực hiện quan hệ đại lý thanh toán và dịch vụ ngân hàng đối với ngân hàng nước ngoài.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PhòngKinh doanh ngoại tệPhòngKế toán-ngân quỹ
PhòngSWIFTPhòngThanh toán quốc tếPhòngKiểm tra kiểm toán nội bộPhòngVi tínhPhòngHành chính- Nhân sựPhòngKinh doanh PhòngGiao dịch

*Đầu tư dưới các hình thức như: hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư
khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được Ngân hàng Nông nghiệp cho phép.
*Thực hiện thử nghiệm các dịch vụ, sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng.
*Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm
vị Sở theo quy định.
*Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất
của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp.
*Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp giao.
2.2. Cơ cấu tổ chức và điều hành
Theo quyết định 235/HĐQT/NHNo-02 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, cơ cấu tổ chức của Sở giao
dịch gồm có: Phòng kinh doanh, phòng kinh doanh ngoại tệ, phòng kế toán ngân
quỹ, phòng SWIFT, phòng thanh toán quốc tế, phòng hành chính nhân sự…
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng như sau:
a) Phòng kinh doanh:
Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác tín dụng của chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá
nhân trong và ngoài nước. Triển khai, thực hiện các chương trình dự án bằng nguồn vốn chỉ định,
uỷ thác của chính phủ, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước. Trực tiếp thẩm định dự án
về: Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu; bảo lãnh L/C trả chậm.....Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng
đồng Việt Nam và ngoại tệ. Cho vay chiết khấu các loại giấy tờ có giá trị bằng tiền, cho vay theo
chương trình, dự án kinh tế (đồng tài trợ) tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn. Tổng hợp
phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục khách hàng, phân loại khách hàng có quan hệ tín
dụng.
Tổ chức thực hiện thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro về tín dụng. Chấp hành chế độ báo
cáo thống kê; kiểm tra nghiệp vụ chuyên đề theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám
đốc Sở giao. Nghiên cứu đề xuất áp dụng lãi xuất cho vay, lãi suất huy động vốn tại Sở giao dịch
theo quy định. Xây dựng phương án chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn của Sở giao
dịch. Tổ chức thực hiện các sản phẩm dịch vụ mới trong kinh doanh.

Xây dựng và tổ chức kế hoạch kinh doanh; tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh
hàng năm, hàng quý, hàng tháng.
b) Phòng kinh doanh ngoại tệ:
Thường xuyên theo dõi diễn biến tỷ giá, lãi suất trong thị trường trong và
ngoài nước, tham mưu cho lãnh đạo điều chỉnh họat động kinh doanh của Sở. Lập
hệ thống tỷ giá tại Sở giao dịch và trao đổi giúp các chi nhánh ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam xác định tỷ giá cạnh tranh với các ngân
hàng thương mại trên cùng địa bàn. Đại diện ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng.
Thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ: giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền
mua bán ngoại tệ... Theo dõi, xử lý trạng thái ngoại hối của hệ thống ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo quy định của Ngân hàng nhà
nước. Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay vốn nội ngoại tệ trên thị trường
liên ngân hàng. Quản lý tài khoản tiền gửi nội, ngoại tệ của ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam tại các ngân hàng khác, thực hiện điều chuyển
vốn giữa các tài khoản. Theo dõi, thực hiện dự trữ bắt buộc nội, ngoại tệ của ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tại ngân hàng nhà nước. Thực
hiện mua bán, chiết khấu các chứng từ có giá ngắn hạn trên thị trường liên ngân
hàng theo uỷ quyền của tổng giám đốc. Thống kê theo quy định và các nhiệm vụ
khác được Giám đốc Sở giao dịch giao.
c) Phòng kế toán ngân quỹ.
Tổ chức hạch toán, theo dõi các quỹ vốn tập trung. Thực hiện hạch toán kế
toán các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và các nghiệp vụ kinh doanh khác. Thực
hiện công tác thanh toán, tham gia thanh toán liên hàng. Trực tiếp thực hiện các
dịch vụ rút tiền tự động, dịch vụ két sắt, nghiệp vụ nhận, cất giữ các giấy tờ có giá
và các tài sản quý khác cho khách hàng. Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt,
ngân phiếu thanh toán, vận chuyển tiền trên đường đi và quản lý an toàn kho, quỹ.
Xây dựng kế hoạch tài chính; quyết toán thu chi tài chính. Thực hiện phân tích,
đánh giá hoạt động tài chính. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán kế toán.
Thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo luật định. Thực hiện các nghiệp vụ khác

do Giám đốc giao.
d) Phòng SWIFT
Làm đầu mối quan hệ đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan tới SWIFT.
Quản trị, cập nhật và vận hành hệ thống SWIFT, Telex, SWIFT in, SWIFT out.
Thiết lập và duy trì hệ thống đại lý song phương với các ngân hàng trên thế giới.
Thiết lập, quản lý, sử dụng mã thanh toán quốc tế. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán
quốc tế cho các chi nhánh. Kiểm soát chuyển ngoại tệ và thanh toán ra ngoài hệ
thống theo chỉ định của Tổng giám đốc. Tham gia công tác đào tạo, đào tạo lại cho
các chi nhánh về việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo tiêu chuẩn
SWIFT. Thực hiện quan hệ đại lý trong thanh toán quốc tế và quản trị, cập nhật,
vận hành hệ thống mạng sử dụng trong thanh toán quốc tế. Chấp hành chế độ báo
cáo, thống kê theo quy định . thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
e) Phòng thanh toán quốc tế
Mở và theo dõi thư bảo lãnh, thư tín dụng. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ. Lập các điện tra soát, xác nhận mua
bán ngoại tệ, giao dịch tiền gửi, điện chuyển vốn, chuyển tiền thanh toán qua mạng SWIFT. Tham
gia đào tạo, tổ chức hướng dẫn các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo&PTNT
Việt Nam. Thực hiện các nghiệp vụ khác do Giám đốc giao.
f) Phòng hành chính nhân sự
Thực hiện công tác văn thư, hành chính, quản trị. Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Thực hiện tuyên truyền, tiếp thị, lễ tân, tiếp khách. Giúp Giám đốc quy hoạch cán bộ; sắp xếp, bố
trí cán bộ trong Sở, làm các quyết định về khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ khi đã có quyết
định của hội đồng khen thưởng và kỷ luật cán bộ của cơ quan, thực hiện các chính sách và chế độ
đối với người lao động. Đề xuất việc cử cán bộ đi học tập, tham quan, khảo sát trong và ngoài
nước. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam
trong 3 năm gần đây (2000-2002)
3.1. Về huy động vốn:
Đến 31/12/2000, nguồn vốn huy động đạt 1623 tỷ đồng, tăng 188% (1059 tỷ đồng) so với
năm 1999. Trong đó:

- Tiền gửi không kỳ hạn: 372 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 23% tổng nguồn vốn.
-Tiền gửi có kỳ hạn : 1251 tỷ đồng chiếm 77% tổng nguồn vốn
Đến ngày 31/12/2001, tổng nguồn huy động đạt 2.207 tỷ đồng, tăng 584 tỷ so
với cuối năm 2000, tốc độ tăng trưởng 36% năm và đạt 129% kế hoạch cả năm
2001. Trong đó :
- Tiền gửi không kỳ hạn 1.018 tỷ đồng, chiếm 46% trong tổng nguồn vốn huy
động, tăng 646 tỷ đồng (tăng 173,6 %) so với đầu năm.
- Tiền gửi có kỳ hạn 1.189 tỷ đồng, chiếm 54% tổng nguồn vốn, giảm 62 tỷ so
với năm 2000, giảm 4,9% so với năm trước.
Đến ngày 31/12/2002, Tổng nguồn vốn huy động đạt 3240 tỷ đồng ; tăng
1025 tỷ đồng (tăng 46%) so với 31/12/2001 ; đạt 108,6% chỉ tiêu kế hoạch được
giao. Trong đó:
-Tiền gửi không kỳ hạn 1179 tỷ đồng, chiếm 36% trong tổng nguồn vốn huy
động; tăng 161 tỷ đồng (tăng 15,8%) so với 31/12/2001
-Tiền gửi có kỳ hạn 2061 tỷ đồng, chiếm 64% trong tổng nguồn vốn; tăng 872
tỷ đồng (tăng 73%) so với 31/12/2001.
Nhìn chung, tốc độ và quy mô tăng trưởng nguồn vốn 3 năm qua đạt khá tốt.
Cơ cấu nguồn vốn huy động hợp lý, giảm lãi suất đầu vào, có lợi trong kinh doanh.
Sở giao dịch đã áp dụng nhiều biện pháp như: Đa dạng hình thức huy động đến các
tổ chức và các tầng lớp dân cư và điều hành về lãi suất để thu hút nguồn vốn như:
Thường xuyên điều chỉnh phù hợp và đa dạng hoá các lãi suất kỳ hạn 1,2,3 tuần,
lãi suất 1 tháng đến 24, 36, 60 tháng; phát hành kỳ phiếu huy động nguồn vốn trả
lãi trước cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, cho Sở
giao dịch, huy động vốn dưới hình thức các hợp đồng nhận vốn kỳ hạn với các đơn
vị, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng... với nhiều cơ chế linh hoạt.
Tiếp nhận các đề án nối mạng thanh toán của NHNo với một số các đơn vị như Kho bạc nhà
nước, các ngân hàng nước ngoài để tập trung các khoản thanh toán, tranh thủ các nguồn vốn tạm
thời nhàn rỗi. Đã tiếp cận và tạo được quan hệ tiền gửi đối với một số khách hàng lớn.
3.2. Hoạt động tín dụng:
Trong ba năm qua, Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

hết sức quan tâm đến công tác sử dụng vốn, đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn luôn được coi là
mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Thực hiện chỉ đạo của ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Sở giao dịch đã xác định các định hướng chính
trong hoạt động tín dụng là:
- Tích cực mở rộng đầu tư trong điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn và có hiệu quả, phục
vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương, gắn tín dụng thương mại với đầu tư phát triển
nông thôn, kiên trì thực hiện đường lối công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn.
- Thực hiện hoạt động tín dụng theo cơ chế thị trường và quan hệ cung cầu vốn, áp dụng lãi
suất thực dương, đảm bảo đủ bù đắp chi phí và có thực lãi.
- Tìm kiếm và chuyển dần sang đầu tư theo dự án và chương trình kinh tế có tính khả thi cao.
Bảng 2 : Bảng đánh giá chung về hoạt động tín dụng:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2000 2001 2002
- Doanh số cho vay 404658 830129 1014000
- Tổng dư nợ 236077 453784 861000
-Dư nợ quá hạn 8562 8687 5700
a/ Theo thời hạn
- Dư nợ ngắn hạn 126972 79930 190000
- Dư nợ trung, dài hạn 109104 373854 671000
b/ Theo loại hình Doanh nghiệp
- Dư nợ doanh nghiệp quốc doanh 234531 263539 726000
- Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1546 190245 135000
Nhận xét:
a/ Doanh số cho vay tăng khá nhanh qua từng năm, tốc độ tăng doanh số năm 2000 so với
năm 1999 là 48,4% (132.032 triệu đồng); năm 2001 so năm 2000 là 105,2% (425.471 triệu đồng),
năm 2002 doanh số cho vay tăng 22% so với năm 2001, đã phần nào thoả mãn yêu cầu về vốn nền
cho kinh tế
b/ Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn vay:
- Dư nợ ngắn hạn : Năm 2000 là 126.972 triệu đồng (chiếm 53,8% trong tổng dư nợ); năm
2001 là 79.930 triệu đồng ( chiếm 17,6% tổng dư nợ ). Năm 2002 tổng dư nợ ngắn hạn là 190000

triệu đồng ( chiếm 22% tổng dư nợ )
- Dư nợ trung, dài hạn : Năm 2000 là 109.104 triệu đồng (chiếm 46,2% trong tổng dư nợ);
năm 2001 là 373.854 triệu đồng (chiếm 82,4% trong tổng dư nợ ). Năm 2002 là 671 tỷ đồng
( chiếm 78% tổng dư nợ ).
c/ Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế :
- Cho vay DNNN : Năm 2000 là 234.531 triệu đồng (99,3%); năm 2001 là 263.539 triệu
đồng (58,1%)., Năm 2002 là 726000 triệu đồng ( chiếm 84,4% tổng dư nợ )
- Cho vay ngoài quốc doanh : năm 2000 là 1.546 triệu đồng (0,7%); năm 2001 là 190.245
triệu đồng (41,9%). Năm 2002 là 135000 triệu đồng ( 15,6% ).
Năm 2002, công tác tín dụng của Sở giao dịch đã có chuyển biến tích cực, thực hiện chiến
lược khách hàng đã bước đầu đạt kết quả, trong năm qua Sở giao dịch đã thực hiện nhiều biện
pháp tích cực thu hồi nợ tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro. Nhìn chung hoạt động tín dụng năm 2002 có
sự tăng trưởng tốt, đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu được giao. Chất lượng tín dụng ngày càng
được nâng cao: Chấp hành tốt quy trình nghiệp vụ, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác
kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay; các khoản cho vay được thu hồi nợ gốc và lãi
đầy đủ, kịp thời; cơ cấu đầu tư tín dụng được cải thiện, tăng dần tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong
tổng dư nợ; tỷ lệ nợ quá hạn giảm…
3.3. Công tác kế toán ngân quỹ:
Trong những năm qua Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam đã thực hiện đựơc nhiều biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mọi giao dịch được rút ngắn thời gian và chi
phí cho cả khách hàng và ngân hàng. Sở giao dịch đã tham gia chương trình thanh toán điện tử ,
thanh toán điện tử liên ngân hàng đẩy nhanh tốc độ thanh toán và xử lý khối lượng giao dịch lớn.
Đến 31/12/2002, Sở giao dịch đang quản lý 3292 tài khoản ( trong đó 574 tài khoản ATM, 2575
tài khoản cá nhân, 143 tài khoản các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính ).
Việc ứng dụng tốt công nghệ tin học vào công tác kế toán, góp phần đảm bảo thanh toán
nhanh chóng, chính xác. Phối hợp tốt với Trung tâm thanh toán, Trung tâm công nghệ thông tin để
thực hiện chương trình nối mạng thanh toán điện tử trực tiếp vơí Quỹ hỗ trợ phát triển, nâng cấp
chương trình nối mạng thanh toán điện tử với Kho bạc nhà nước. Trong những năm qua, công tác
kế toán ngân quỹ đã phát hiện và trả lại nhiều món tiền thừa cho khách hàng và dần tạo được niềm
tin với khách hàng. Những sai xót trong công tác kế toán ngân quỹ đã được giảm dần qua các năm,

nghiệp vụ kho quỹ thực hiện đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo đúng an toàn theo quy
định.
3.4. Hoạt động Thanh toán quốc tế
Năm 2000, Doanh số thanh toán quốc tế phục vụ khách hành của Sở giao dịch như sau:
- Thanh toán hàng nhập khẩu:
+ Mở L/C : 284 món, trị giá 69 triệu USD
+ Thanh toán L/C : 344 món, trị giá 56,8 triệu USD
+ Chuyển tiền: 614 món, trị giá 34 triệu USD
+ Nhờ thu: 31 món, trị giá 2 triệu USD
+ Thanh toán nhờ thu: 41 món, trị giá 2,3 triệu USD
- Thanh toán hàng xuất khẩu:
+ Thông báo L/C : 34 món, trị giá 0,4 triệu USD
+ Đòi tiền L/C : 73 món, trị giá 0,9 triệu USD
+ Chuyển tiền đến: 627 món, trị giá 27,6 triệu USD
- Thanh toán kiều hối: 893 món, trị giá 4,3 triệu USD
Năm 2001, chấp hành tốt các quy định, quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế, không để xảy
ra sai sót, rủi ro trong thanh toán. Tuy trong năm 2001, tỷ giá USD tăng mạnh, nguồn ngoại tệ
khan hiếm nhưng tổng doanh số hoạt động thanh toán quốc tế đạt tốc độ tăng trưởng khá.
- Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 105 triệu USD, tăng 1,9 triệu USD so với năm
2000. Trong đó:
+ Thực hiện mở thư tín dụng 334 món trị giá 59 triệu USD, tăng 50 món nhưng về giá trị
giảm 9,9 triệu USD so với năm 2000. Nguyên nhân do giảm số lượng giao dịch của một số đơn vị
thanh toán lớn và thường xuyên như công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex, công
ty vật tư tổng hợp Hà Anh, Machico 4.
+ Chuyển tiền thanh toán đạt 670 món, trị giá 44,3 triệu, tăng 56 món, trị giá tăng 10,2 triệu
USD so với năm 2000.

×