Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.93 KB, 17 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG.
1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng.
Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM, phản
ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng. Tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ
kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho chủ thể khác trong nền kinh tế quyền sử
dụng một lượng giá trị (tiền hoặc tài sản ) với những điều kiện nhất định được thỏa
thuận trong hợp đồng.
Căn cứ theo hình thức tài trợ, tín dụng được thành cho vay, cho thuê, bảo
lãnh, chiết khấu. Đây là cách phân loại phổ biến ở các ngân hàng thương mại.
Trong hoạt động tín dụng thì cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng là tài sản
mang lại thu nhập lớn nhất. Tuy nhiên hoạt động này cũng gắn liền với nhiều rủi
ro. Do đó cần phải phân loại cho vay để có thể quản lý tốt và hạn chế rủi ro ở mức
thấp nhất.
Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế người ta thường
phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:
 Căn cứ vào mục đích sử dụng:
+ Cho vay phục vụ kinh doanh công thương nghiệp.
+ Cho vay bất động sản.
+ Cho vay nông nghiệp.
+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Cho vay tiêu dùng cá nhân.
 Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
+ Cho vay ngắn hạn.
+ Cho vay trung hạn.
+ Cho vay dài hạn.
 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của NHTM đối với khách hàng:
+ Cho vay không đảm bảo.
+ Cho vay có đảm bảo.
 Căn cứ vào tiêu thức hình thái của cho vay:
+ Cho vay bằng tiền.
+ Cho vay bằng tài sản.


 Căn cứ vào tiêu thức hoàn trả nợ vay:
+ Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay một lần khi đáo
hạn.
+ Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.
+ Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy theo khả
năng tài chính của người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
 Căn cứ vào phương thức cho vay:
+ Cho vay theo món.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng.
Vậy thì cho vay tiêu dùng tại ngân hàng là như thế nào? Cho vay tiêu dùng
của ngân hàng nhằm tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình và cá nhân.
Là quan hệ kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân hoặc hộ gia đình
quyền sử dụng khoản tiền với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong
hợp đồng nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng của khách hàng. Các mục đích tiêu
dùng có thể là: mua nhà, xây sửa nhà, mua xe, các dụng cụ trong gia đình, chi phí
cho việc đi du học, …
1.2 Những đặc điểm của cho vay tiêu dùng tại các NHTM.
Để làm nổi bật và rõ hơn những đặc điểm của cho vay tiêu dùng, ta so sánh
nó với cho vay kinh doanh.
 Về mục đích vay: Cho vay tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá
nhân nhưng cho vay kinh doanh thì sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Về đối tượng vay: Các cá nhân và hộ gia đình là khách hàng của loại hình
cho vay tiêu dùng trong khi đó cho vay kinh doanh lại là các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân và hộ gia đình.
 Về nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ của cho vay tiêu dùng là các tài sản thế
chấp, tài sản hình thành từ tiền vay hoặc từ tiền lương hay thu nhập; còn đối với
cho vay kinh doanh thì nguồn trả nợ là lợi nhuận kinh doanh.
 Về rủi ro: Phương thức cho vay tiêu dùng chứa đựng nhiều rủi ro nhất
trong danh mục các tài sản của ngân hàng. Sở dĩ như vậy là vì nguồn trả nợ chủ
yếu là thu nhập thường xuyên của người vay. Mà những khoản thu nhập này lại

phục thuộc vào sức khỏe và công việc của người vay. Do vậy khi bị mất việc, ốm
đau hoặc tai nạn… người vay khó có thể trả nợ. Hơn nữa việc thẩm định khả năng
trả nợ của cá nhân và hộ gia đình cũng khó khăn hơn. Bởi đối với các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh ngân hàng có thể thẩm định khả năng trả nợ dựa trên
các báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập, còn đối với khách hàng là cá nhân
và hộ gia đình ngân hàng chỉ có thể dựa vào thu nhập từ tài sản cá nhân, lương và
các khoản thu nhập khác. Để có được khoản vay, khách hàng có thể giấu các thông
tin về tình hình sức khỏe cũng như dự định thay đổi việc làm trong tương lai của
mình nên các ngân hàng rất khó xác định rủi ro khi cho vay tiêu dùng.
Và vấn đề lãi suất cho vay tiêu dùng phần lớn đều cao hơn các khoản vay
khác của ngân hàng, điều này xuất phát từ việc các khoản cho vay tiêu dùng có chi
phí và rủi ro cao nhất trong các loại cho vay của ngân hàng. Cho vay tiêu dùng
thường nhạy cảm theo chu kỳ, tăng lên khi nền kinh tế mở rộng và giảm xuống khi
nền kinh tế suy thoái. Mặt khác người tiêu dùng thường ít nhạy cảm so với lãi suất,
họ quan tâm đến khoản tiền phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất ghi trên hợp
đồng.
Thêm một đặc điểm khác là người tiêu dùng thường chỉ vay một lần, ít có
nhu cầu vay lại; không giống như các khoản vay thương mại: nhu cầu vay phát
sinh theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, lặp đi lặp lại. Do đó nếu ngân hàng không có
giải pháp mở rộng thì ngân hàng sẽ dần mất đi nguồn khách hàng tiềm năng này.
 Về quy mô khoản vay: đa số các khoản vay tiêu dùng có giá trị không lớn
trừ những khoản vay để mua quyền sử dụng nhà đất, mua sắm những mặt hàng xa
xỉ nhưng số lượng các khoản vay tiêu dùng này lại khá cao. Điều này cũng dễ hiểu
vì nhu cầu tiêu dùng, thỏa mãn chất lượng cuộc sống của chúng ta ngày càng cao.
1.3 Các hình thức CVTD tại NHTM.
Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên
một số tiêu thức nhất định. Việc nhân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để
thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín
dựng. Cho vay tiêu dùng có thể chia thành ba loại
1.3.1 Căn cứ vào mục đích vay:

 CVTD cư trú (Residentia/ Mortgage Loan): CVTD cư trú là các khoản cho
vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của KH là cá nhân
hay hộ gia đình
 CVTD phi cư trú (Nonresiđentia/ Loan) : CVTD phi cư trú là các khoản
nho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi
phí học hành, giải trí và du lịch
1.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả:
 CVTD trả góp (Installment Consumer Loan):
Đây là hình thức CVTD trong đó người đi vay trả nợ (gốc và lãi) cho ngân
hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức
này thường áp dụng với các khoản vay có giá trị lởn, hoặc thu nhập từng định kỳ
của khách hàng vay không đủ khả năng thanh toán hết một tần số nợ vay
Đối với loại cho vay này, NH thường chú ý tới một số vấn đề có tính nguyên
tắc sau:
 Loại tài sản được tài trợ
Thiện chí trả nợ của người vay sẽ tốt hơn nếu tài sản hình thành từ vốn vay
đáp ứng nhu cầu thiết yếu với họ một cách lâu dài trong tương lai. Do đó, NH nền
tài trợ cho những TS có thời hạn sử dụng lâu bền
 Số tiền phải trả trước
Thông thường NH yêu cầu KH vay phải thanh toán trước một phần giá trị TS
cần mua sắm. Số tiền này gọi là số tiền trả trước, phần còn lại NH sẽ cho vay. Số
tiền trả trước này phải đủ lớn để:
- Đủ cho người đi vay có động lực nghĩ rằng họ chính là chủ sở hữu của TS,
nhằm tăng thiện chí trả nợ
- Giúp NH hạn chế rủi ro trong trường hợp phải phát mại TS vay
Số tiền trả trước là cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Loại TS: Đối với các TS có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trả trước
nhiều và ngược lại
- Thị trường tiêu thụ TS đã qua sử đụng: nếu TS sau khi sử dụng vẫn có thể
dễ dàng được mua bán, chuyển nhượng thì số tiền trả trước thấp và ngược lại

- Năng lực của người đi vay
- Môi trường kinh tế
 Chi phí tài tr ợ
Là chi phí mà người đi vay phải trả cho NH cho việc sử dụng vốn. Chi phí tài
trợ phải bù đắp được chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động, bù đắp rủi ro, và
mang lại lợi nhuận tương xứng cho NH
 Điều khoản thanh toán
Khi xác định điều khoản thanh toán cho khoản vay, NH cần lưu ý các yếu tố
sau:
- Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp với khả năng thu nhập của
KH, và trong mối tương quan với các khoản chi tiêu khác của KH.
- Giá trị của TS tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi
- Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của KH
- Thời hạn tài trợ không nên quá dài. Bới vì thời hạn tài trợ quá dài dễ làm
giá trị TS tài trợ bị giảm mạnh, hơn thế nữa động lực trả nợ của KH cũng bị suy
giảm
Số tiền mà KH phải thanh toán cho NH ở một định kỳ có thể được tính bằng
một trong các phương pháp sau:

Phương pháp gộp (Add-on Method)
Phương pháp này thường được áp dụng cho CVTD trả góp do tính đơn giản
và dễ hiểu của nó:
V L
T
n
+
=
, Với L = V x r x n
Trong đó T: số tiền phải thanh toán mỗi kỳ
L : chi phí tài trợ (lãi vay)

V: vốn gốc
n: số kỳ hạn
r: lãi suất tính cho mỗi kỳ hạn
Công thức áp dụng để quy đổi ra lãi suất hiệu dụng như sau:
2
( 1)
mL
i
V n
=
+
Trong đó :
i: lãi suất hiệu dụng/1 năm
m: số kỳ hạn thanh toán trong một năm
Ngoài ra có thể áp dựng công thức sau:

×