Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Nghiên cứu so sánh cơ quan Thanh tra Quốc hội các nước trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 182 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

THÁI THỊ THU TRANG

NGHIÊN CỨU SO SÁNH
CƠ QUAN THANH TRA QUỐC HỘI TRÊN THẾ GIỚI
VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật hiến pháp
Mã số: 9380102

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS : Thái Vĩnh Thắng

HÀ NỘI - 2020


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ....................................................... 6
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài ........................................................................... 6
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ........................................................................... 7


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 7
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 7
3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 8
4. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................... 8
4.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................ 8
4.2. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 8
4.3. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 9
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận án............................................10
7. Kết cấu của luận án ........................................................................................10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................13
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về Thanh tra Quốc hội ...................13
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về Thanh tra Quốc hội với vai
trò là cơ quan kiểm soát quyền lực ...................................................................13
1.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về Thanh tra Quốc hội với vai
trò là cơ quan nhân quyền quốc gia .................................................................18
1.1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về cơ quan Thanh tra
Quốc hội ..............................................................................................................21
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước về Thanh tra Quốc hội và khả năng
áp dụng Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam ........................................................23
1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước về Thanh tra Quốc hội...........23


1.2.2. Các công trình nghiên cứu về khả năng áp dụng Thanh tra Quốc hội ở
Việt Nam..............................................................................................................25
1.2.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu ở trong nước về Thanh tra Quốc hội và
khả năng áp dụng Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam .......................................31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................33
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA QUỐC HỘI

VÀ CÁC LOẠI THANH TRA QUỐC HỘI TRÊN THẾ GIỚI DƯỚI GỐC
ĐỘ SO SÁNH .....................................................................................................34
2.1. Những vấn đề lý luận về Thanh tra Quốc hội ..........................................34
2.1.1. Khái niệm Thanh tra Quốc hội ...............................................................34
2.1.2. Vai trò của Thanh tra Quốc hội ..............................................................40
2.2. Các loại Thanh tra Quốc hội trên thế giới dưới góc độ so sánh .............53
2.2.1. Phương pháp so sánh Thanh tra Quốc hội các nước trên thế giới ......53
2.2.2. Thanh tra Quốc hội cổ điển .....................................................................55
2.2.3. Thanh tra Quốc hội hiện đại ...................................................................71
2.2.4. Những điểm giống và khác nhau giữa Thanh tra Quốc hội cổ điển và
Thanh tra Quốc hội hiện đại .............................................................................80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................87
CHƯƠNG 3. NHU CẦU VẬN DỤNG THANH TRA QUỐC HỘI TRONG
KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC VÀ XÂY DỰNG CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA Ở VIỆT
NAM ....................................................................................................................88
3.1. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở
Việt Nam hiện nay và những yêu cầu đặt ra trong việc kiểm soát quyền lực
đối với cơ quan hành chính nhà nước ..............................................................88
3.2. Thực trạng kiểm soát cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện
nay ........................................................................................................................96
3.2.1. Kiểm soát cơ quan hành chính nhà nước thông qua hoạt động giám
sát của Quốc hội..................................................................................................96
3.2.2. Kiểm soát cơ quan hành chính nhà nước thông qua Toà án và Viện
Kiểm sát .............................................................................................................105


3.2.3. Kiểm soát cơ quan hành chính nhà nước thông qua hệ thống cơ quan
thanh tra ............................................................................................................107
3.2.4. Kiểm soát cơ quan hành chính nhà nước từ xã hội ............................114

3.2.5. Đánh giá chung về tính hiệu quả của các cơ chế kiểm soát đối với cơ
quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay..........................................116
3.3. Cơ chế bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay ...........................117
3.4. Nhu cầu vận dụng Thanh tra Quốc hội trong tổ chức và hoạt động bộ
máy Nhà nước ở Việt Nam ..............................................................................119
3.4.1. Thanh tra Quốc hội góp phần nâng cao năng lực giám sát của Quốc
hội đối với cơ quan hành chính nhà nước ......................................................119
3.4.2. Thanh tra Quốc hội thực hiện một số hoạt động tư pháp nhằm nâng
cao hiệu quả kiểm soát quyền lực thông qua cơ quan tư pháp....................121
3.4.3. Thanh tra Quốc hội nâng cao hiệu quả kiểm soát đối với cơ quan
hành chính nhà nước thông qua hoạt động thanh tra ..................................122
3.4.4. Thanh tra Quốc hội phát huy vai trò kiểm soát quyền lực nhà nước từ
người dân thông qua quyền khiếu nại, tố cáo................................................124
3.4.5. Thanh tra Quốc hội đáp ứng nhu cầu thành lập cơ quan nhân quyền
quốc gia ở Việt Nam .........................................................................................125
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................129
CHƯƠNG 4. KHẢ NĂNG XÂY DỰNG CƠ QUAN THANH TRA QUỐC
HỘI Ở VIỆT NAM...........................................................................................130
4.1. Cơ sở chính trị cho việc thành lập Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam ...130
4.1.1. Quan điểm của Đảng về vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ........130
4.1.2. Quan điểm của Đảng về vấn đề thúc đẩy và bảo vệ quyền con người,
quyền công dân .................................................................................................133
4.2. Cơ sở pháp lý cho việc vận dụng Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam ......136
4.2.1. Cơ sở pháp lý cho việc vận dụng Thanh tra Quốc hội là cơ quan kiểm
soát độc lập trong bộ máy nhà nước...............................................................139
4.2.2. Cơ sở pháp lý cho việc vận dụng Thanh tra Quốc hội là cơ quan nhân
quyền quốc gia ..................................................................................................137


4.3. Đề xuất mô hình Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam, những tác động của

cơ quan này đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và phương
hướng giải quyết ...............................................................................................139
4.3.1. Về vị trí và chức năng của Thanh tra Quốc hội ..................................143
4.3.2. Về cơ cấu tổ chức của Thanh tra Quốc hội..........................................146
4.3.3. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Quốc hội ..............................148
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................154
KẾT LUẬN .......................................................................................................155
DANH

MỤC

CÔNG

TRÌNH

KHOA

HỌC

CỦA

TÁC

GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .........................................................................157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................158
PHỤ LỤC .........................................................................................................166



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu so sánh Thanh tra Quốc hội các nước trên thế giới nhằm tìm ra
những điểm tương đồng và khác biệt giữa các mô hình này và đánh giá khả năng
áp dụng ở Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh xây dựng và
hoàn thiện bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay, điều này được thể hiện ở
những phương diện sau:
Thứ nhất, nghiên cứu so sánh các mô hình Thanh tra Quốc hội nhằm vận
dụng vào Việt Nam đáp ứng mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, trong đó, bộ máy nhà nước phải đảm bảo trong sạch, vững mạnh, thực sự
là công cụ phục vụ cho lợi ích của Nhân dân.
Để thực hiện được mục tiêu này, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung nguyên
tắc “kiểm soát” quyền lực nhà nước bên cạnh sự phân công, phối hợp giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.1
Đối với nhà nước dân chủ thì kiểm soát quyền lực nhà nước phải được đặt lên
hàng đầu vì nếu kiểm soát không hiệu quả thì người nắm giữ quyền lực luôn có
xu hướng lạm quyền và như vậy sẽ làm mất đi bản chất dân chủ của nhà nước
đó.2 Trên thực tế, trước khi được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận kiểm soát quyền
lực như là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước thì các hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước đã được vận dụng ít nhiều
thông qua tổ chức và hoạt động của một số cơ quan nhà nước như: kiểm soát
quyền lực thông qua chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đối với hoạt động
của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là đối với Chính phủ; kiểm soát của Tòa án
đối với hoạt động của các cơ quan hành chính thông qua hoạt động xét xử các vụ
án hành chính…Quyền lực nhà nước còn được kiểm soát bởi cơ chế kiểm soát
trong như kiểm soát bởi hoạt động của cơ quan thanh tra nằm trong cơ cấu của
hệ thống cơ quan hành chính để giúp cơ quan hành chính kiểm tra, xử lý các
Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013.

Theo GS.TS. Nguyễn Đăng Dung: “Do bản tính, con người được sinh ra một cách tự nhiên đã có mong
muốn rất tự nhiên là hơn người khác, muốn chỉ đạo người khác. Mà quyền lực nhà nước lại là lĩnh vực có
khả năng nhất trong việc giúp con người đáp ứng được lòng mong mỏi trên… Sự lạm quyền là một thuộc tính
của những người gắn với quyền lực nhà nước, ở đâu có quyền lực thì ở đó luôn tiềm ẩn nguy cơ của sự lạm
quyền”. Xem: Nguyễn Đăng Dung, Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, tr. 38.
1
2


2

hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan trong hệ thống của mình… Ngoài sự
kiểm soát từ các cơ quan nhà nước - lấy quyền lực để kiểm soát quyền lực, pháp
luật còn quy định cơ chế kiểm soát từ phía xã hội như kiểm soát quyền lực nhà
nước thông qua chức năng giám sát, phản biện xã hội của MTTQ đối với hoạt
động của nhà nước; quyền khiếu nại, tố cáo của công dân…
Mặc dù các hình thức để kiểm soát quyền lực ở Việt Nam khá đa dạng,
song trên thực tế, khả năng kiểm soát quyền lực vẫn còn nhiều hạn chế, một số
hoạt động còn mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy hiệu quả. Chính vì
vậy, vấn đề “kiểm soát quyền lực” đã được Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên
hiến định thành một nguyên tắc tại khoản 3 Điều 2 làm cơ sở pháp lý nền tảng để
xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Việc
bổ sung nguyên tắc này làm cơ sở quan trọng để nhiều nội dung tiếp theo trong
Hiến pháp năm 2013 sửa đổi, bổ sung so với Hiến pháp năm 1992. Trong đó, nổi
bật lên chính là việc ghi nhận thêm hai cơ quan hiến định độc lập gồm: Hội đồng
bầu cử quốc gia với chức năng tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và chỉ đạo,
hướng dẫn hoạt động bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân,3 qua đó kiểm soát hoạt
động bầu cử, đảm bảo các nguyên tắc trong bầu cử, đem lại một cuộc bầu cử công
bằng, trung thực; Cơ quan Kiểm toán nhà nước với chức năng kiểm soát việc quản
lý, sử dụng, chi tiêu tài sản, tài chính công... Sự xuất hiện hai cơ quan hiến định độc

lập này chính là bước khởi đầu trong việc vận dụng cơ chế kiểm soát mới ở Việt
Nam. Có thể nhận thấy, kiểm soát quyền lực được thực hiện bởi những thiết chế
mang tính khách quan, chuyên nghiệp đang là xu thế của nhiều nước trên thế giới,
góp phần bổ trợ tích cực cho các cơ chế kiểm soát quyền lực truyền thống. Ngày
nay, cơ quan hiến định độc lập khá đa dạng, mỗi loại lại kiểm soát quyền lực nhà
nước ở những khía cạnh khác nhau. Trong đó, Thanh tra Quốc hội được đánh giá là
cơ quan hiến định độc lập ra đời sớm nhất và được vận dụng khá phổ biến trong tổ
chức và hoạt động của nhiều nhà nước pháp quyền hiện đại. Do vậy, từ sự tiếp nhận
cơ chế kiểm soát mới được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, việc nghiên cứu
Thanh tra Quốc hội có ý nghĩa thiết thực trong việc vận dụng ngày càng tốt hơn cơ
chế kiểm soát quyền lực ở Việt Nam hiện nay.
3

Khoản 1 Điều 117 Hiến pháp năm 2013.


3

Thứ hai, nghiên cứu cơ quan Thanh tra Quốc hội xuất phát từ yêu cầu phát
huy quyền làm chủ của người dân theo tinh thần của Điều 6 Hiến pháp năm 2013.
Một trong những vấn đề cốt lõi của bản Hiến pháp 2013 là đề cao hơn nữa
chủ quyền Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, do Nhân dân
làm chủ. Lần đầu tiên Hiến pháp quy định rõ ràng, đầy đủ về quyền làm chủ của
Nhân dân thông qua hai hình thức gồm hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ
đại diện.4 Trong đó, Nhà nước phải có trách nhiệm đẩy mạnh hơn nữa hình thức
dân chủ trực tiếp, đảm bảo cho người dân thực hiện được các quyền dân chủ trực
tiếp của mình ngày một nhiều hơn, thuận lợi hơn. Quyền khiếu nại, tố cáo là một
trong những cách thức để người dân thực hiện được quyền làm chủ trực tiếp của
mình đối với Nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, thực tế việc thực hiện quyền này
của người dân vẫn chưa được bảo đảm. Một trong những nguyên nhân là chúng

ta chưa có một thiết chế giải quyết khiếu nại, tố cáo khiến người dân cảm thấy
yên tâm và thuận tiện để thực hiện quyền này. Do đó, phát huy quyền làm chủ
của người dân thông qua hoạt động khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế. Trong
khi đó, Thanh tra Quốc hội trên thế giới đã được biết đến là một thiết chế giải
quyết khiếu nại, tố cáo “thân thiện” đối với người dân, giúp người dân có thể dễ
dàng phản ánh những phàn nàn, bức xúc của mình về những hành vi, quyết định
của cơ quan công quyền nhằm bảo vệ những quyền lợi chính đáng cho họ. Có
thể thấy, theo tinh thần của Điều 6 Hiến pháp năm 2013, mô hình cơ quan giải
quyết khiếu nại, tố cáo với những đặc tính xã hội như Thanh tra Quốc hội đáng
được nghiên cứu vận dụng.
Thứ ba, nghiên cứu cơ quan Thanh tra Quốc hội xuất phát từ mục tiêu xây
dựng CQNQQG ở Việt Nam.
Một trong những “điểm sáng” của Hiến pháp năm 2013 chính là Chương
2: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Lần đầu tiên
Hiến pháp ghi nhận quyền con người với tư cách là quyền của mọi người bên
cạnh những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đồng thời, Chương 2 của
Hiến pháp đã đặt ra những nguyên tắc cơ bản trong đó đề cao trách nhiệm của
Nhà nước đối với việc đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền cơ bản của
4

Điều 6 Hiến pháp năm 2013.


4

công dân.5 Điều này thể hiện ý thức của Nhà nước trong việc thực hiện các cam
kết quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia. Để hiện thực hoá các
nguyên tắc hiến định về trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền
con người thì việc xây dựng thiết chế nhân quyền quốc gia là một trong những
nhiệm vụ quan trọng cần sớm được triển khai thực hiện. Trên thế giới, mô hình

CQNQQG khá đa dạng, trong đó Thanh tra Quốc hội là mô hình được khá
nhiều nước vận dụng. Các thanh tra tỏ ra rất tích cực trong việc bảo vệ người
dân khỏi những vi phạm của cơ quan công quyền đến các quyền cơ bản của họ.
Mặt khác, Thanh tra Quốc hội nhiều nước còn tổ chức và tham gia rất nhiều hoạt
động liên quan đến bảo vệ và giáo dục nhân quyền. Do vậy, khi nghiên cứu xây
dựng CQNQQG ở Việt Nam, chúng ta cần học tập, tham khảo khả năng vận
dụng cơ quan này.
Thứ tư, nghiên cứu về cơ quan Thanh tra Quốc hội xuất phát từ nhu cầu
nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội Việt Nam, đặc biệt là khả năng kiểm
soát của Quốc hội đối với các cơ quan hành chính nhà nước.
Trải qua các nhiệm kỳ, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã thể hiện được vai trò của mình trong tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước, là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đảm bảo nguyên
tắc tập trung, thống nhất quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, bên
cạnh những điểm đạt được thì tổ chức và hoạt động của Quốc hội vẫn tồn tại
những điểm bất cập, cụ thể: Về phương diện tính đại diện, mối liên hệ giữa Quốc
hội - cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân với Người dân - chủ thể trao quyền
lực nhà nước chưa thực sự gắn bó chặt chẽ, chưa thực sự phản ánh được hết ý
chí, nguyện vọng của Nhân dân…; về phương diện tính quyền lực nhà nước, là
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, tuy nhiên, khả năng kiểm soát của Quốc hội đối với các cơ quan nhà nước
thông qua thực hiện chức năng giám sát tối cao chưa được đảm bảo, đặc biệt là
đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Khả năng đánh giá, xem xét tính hợp
Điều 14 Khoản 1 Hiến pháp năm 2013: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con
người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.
5



5

lý của các quyết định hành chính, theo dõi, đôn đốc, xử lý việc giải quyết khiếu
nại của người dân về các quyết định hành chính, hành vi hành chính là hoạt động
rất quan trọng của Quốc hội. Tuy nhiên, số lượng đơn thư khiếu nại thời gian
qua vẫn không ngừng tăng lên, trong đó, rất nhiều đơn thư khiếu nại được gửi tới
cho các đại biểu Quốc hội cũng như các cơ quan của Quốc hội nhưng mức độ xử
lý chỉ đáp ứng được một phần, việc giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của
Quốc hội mới chỉ dừng lại ở việc chuyển đơn thư đến các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết và nhận báo cáo về việc giải quyết của các cơ quan nhà nước
đó trong thời hạn quy định của pháp luật. Điều này thể hiện sự hạn chế của Quốc
hội trên cả hai phương diện: từ phía người dân, Quốc hội chưa đáp ứng được vai
trò của người đại diện khi người dân bị ảnh hưởng đến quyền lợi của mình bởi
các cơ quan hành chính; về phương diện kiểm soát quyền lực, Quốc hội chưa có
những biện pháp hữu hiệu để buộc các cơ quan hành chính có những hành vi tích
cực hơn trong việc giải quyết khiếu nại. Có thể thấy, đối với nhà nước dân chủ
thì cơ quan đại diện phải xem tính đại diện như là một chức năng, theo đó, Quốc
hội phải luôn sát sao với nhu cầu, nguyện vọng của người dân, bảo vệ quyền lợi
chính đáng cho họ trước các cơ quan công quyền, đặc biệt là từ phía các cơ quan
hành chính - vốn tác động rất lớn đến đời sống của họ. Do đó, hoàn thiện tổ chức
và hoạt động của Quốc hội theo hướng tăng cường được khả năng kiểm soát đối
với cơ quan hành chính là vấn đề có ý nghĩa thiết thực. Nhìn ra thế giới, Thanh tra
Quốc hội là một thiết chế hỗ trợ đắc lực cho Quốc hội của nhiều nước trong việc
giám sát hệ thống cơ quan hành chính. Đây là một thiết chế đáng được cân nhắc
xem xét trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam.
Thứ năm, nghiên cứu Thanh tra Quốc hội xuất phát từ nhu cầu cải cách hệ
thống cơ quan thanh tra ở Việt Nam. Cơ quan thanh tra đã được xây dựng ngay
từ những ngày đầu xây dựng nhà nước dân chủ ở Việt Nam với vai trò làm trong
sạch bộ máy công quyền, gây dựng lòng tin của người dân đối với một chính phủ
còn non trẻ. Bên cạnh những đóng góp quan trọng mà ngành thanh tra đã thực

hiện đối với sự phát triển của Nhà nước, xã hội thì hiện nay, hệ thống thanh tra
Việt Nam đang bộc lộ nhiều hạn chế. “Chiến lược phát triển ngành thanh tra đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” theo Quyết định số 2213/2015/QĐ-TTg của


6

Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 08/12/2015 đánh giá: “Hiệu lực, hiệu quả
công tác của ngành thanh tra trên các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng còn hạn chế”, đồng thời chỉ
ra những nguyên nhân cơ bản của hạn chế trên, trong đó có nguyên nhân “việc
xác định vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra nhà
nước chưa phù hợp… chưa tạo ra sự chủ động, độc lập cần thiết để đảm bảo
tính khách quan, kịp thời trong quá trình hoạt động”. Trên cơ sở đó, Chiến
lược cũng đặt ra yêu cầu về đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra
Việt Nam. Do đó, nghiên cứu những mô hình thanh tra trên thế giới như
Thanh tra Quốc hội có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất những cải cách
phù hợp, đáp ứng được mục tiêu của Đảng và Nhà nước đối với hệ thống cơ
quan thanh tra hiện nay.
Như vậy, từ yêu cầu thể chế hóa những nội dung mới của Hiến pháp năm
2013 cũng như nhu cầu thực tiễn về đổi mới tổ chức và hoạt động bộ máy nhà
nước có thể thấy, nghiên cứu và vận dụng những thiết chế mới như Thanh tra
Quốc hội sẽ góp phần đáp ứng những yêu cầu đặt ra. Mặc dù ở Việt Nam, Thanh
tra Quốc hội đến nay vẫn chưa được vận dụng, tuy nhiên, đối với nhiều nước
trên thế giới, cơ quan này đã xuất hiện trong bộ máy nhà nước của họ và được
vận hành khá hiệu quả. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu so sánh cơ quan Thanh tra
Quốc hội các nước trên thế giới và đánh giá khả năng áp dụng Thanh tra Quốc
hội ở Việt Nam là điều thực sự cần thiết.
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu so sánh cơ quan
Thanh tra Quốc hội trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam” làm đề tài

nghiên cứu sinh của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu các dạng cơ quan Thanh tra Quốc hội trên thế giới nhằm làm
rõ vị trí, vai trò của loại cơ quan này trong hoạt động của nhà nước, thấy được
những ưu điểm của Thanh tra Quốc hội trong nhà nước pháp quyền hiện đại, từ
đó đề xuất kiến nghị vận dụng mô hình Thanh tra Quốc hội phù hợp, góp phần
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước ở Việt Nam


7

trong lĩnh vực kiểm soát quyền lực đối với các cơ quan hành chính nhà nước
và vấn đề bảo đảm thúc đẩy quyền con người, quyền công dân trong giai đoạn
hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ các vấn đề lý luận về cơ sở hình thành Thanh tra Quốc hội, các
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Thanh tra Quốc hội và vai trò của thiết chế
này trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước và thực hiện quyền dân chủ của
người dân.
- Phân tích, đánh giá, so sánh giữa các mô hình cơ quan Thanh tra Quốc
hội trên thế giới thông qua việc đi sâu phân tích Thanh tra Quốc hội của một số
nước tiêu biểu ở các khía cạnh: vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ,
quyền hạn của Thanh tra Quốc hội;
- Phân tích thực trạng kiểm soát quyền lực ở Việt Nam đối với cơ quan
hành chính nhà nước nhằm làm rõ những hạn chế, khó khăn của các cơ chế kiểm
soát hiện tại, từ đó thấy được sự cần thiết của việc xây dựng thiết chế Thanh tra
Quốc hội ở Việt Nam hiện nay;
- Phân tích cơ chể thúc đẩy và đảm bảo quyền con người ở nước ta hiện

nay, chỉ ra sự phù hợp của việc lựa chọn Thanh tra Quốc hội là CQNQQG ở Việt
Nam.
- Phân tích những yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước khi áp dụng Thanh tra Quốc hội vào Việt Nam trên cơ sở học tập kinh
nghiệm các nước trên thế giới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn tổ chức và hoạt động
của cơ quan Thanh tra Quốc hội trên thế giới trên cơ sở có sự so sánh và đối
chiếu giữa các mô hình đó.
- Luận án nghiên cứu nhu cầu và khả năng áp dụng Thanh tra Quốc hội ở
Việt Nam.


8

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi không gian, Luận án tập trung nghiên cứu tổ chức và hoạt
động của Thanh tra Quốc hội các nước ở các khu vực khác nhau trên thế giới
dựa trên các khía cạnh cơ bản của Thanh tra Quốc hội gồm: Vị trí, chức năng, cơ
cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Quốc hội.
- Về phạm vi thời gian, luận án nghiên cứu Thanh tra Quốc hội từ lúc mới
hình thành cho đến nay thông qua các mô hình thanh tra cổ điển và hiện đại.
- Luận án nghiên cứu hệ thống pháp luật hiện hành và thực tiễn thi hành
pháp luật liên quan đến cơ chế kiểm soát quyền lực đối với các cơ quan hành
chính nhà nước, nghiên cứu cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt
Nam để đánh giá khả năng áp dụng Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam.
4 . Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu của luận án dựa trên các vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động

của bộ máy nhà nước về kiểm soát quyền lực, cơ quan hiến định độc lập; nguyên
tắc chủ quyền nhân dân, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trong nhà nước
pháp quyền hiện đại.
4.2. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, luận án cần phải trả lời những câu
hỏi nghiên cứu sau:
- Thanh tra Quốc hội là loại cơ quan gì trong tổ chức bộ máy nhà nước, có
vai trò như thế nào đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước?
- Có điểm gì giống và khác nhau giữa Thanh tra Quốc hội thời kỳ mới hình
thành và Thanh tra Quốc hội hiện nay?
- Có điểm gì tương đồng và khác biệt giữa Thanh tra Quốc hội ở những
nước thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới?
- Vì sao Thanh tra Quốc hội ngày càng được nhiều quốc gia vận dụng, Việt
Nam có nên áp dụng cơ quan Thanh tra Quốc hội trong tổ chức bộ máy nhà nước
hay không? Nếu có thì Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam sẽ có những đặc điểm gì?
Sự tác động của Thanh tra Quốc hội đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan
nhà nước hiện tại như thế nào?
4.3. Giả thuyết nghiên cứu


9

Thanh tra Quốc hội dưới góc độ so sánh các nước trên thế giới có điểm
chung là dạng cơ quan hiến định độc lập, có vai trò quan trọng trong kiểm soát
quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, với thiết kế đa
dạng và được vận dụng linh hoạt ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam hiện nay, việc bổ
sung thiết chế như Thanh tra Quốc hội trong tổ chức bộ máy Nhà nước là có tính
khả thi và thực sự cần thiết đáp ứng nhu cầu tăng cường hiệu quả kiểm soát
quyền lực nhà nước và mục tiêu xây dựng CQNQQG ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận:
Luận án sử dụng phương pháp luận dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; Các học thuyết
chính trị về nhà nước và pháp luật trên thế giới; Quan điểm, đường lối của Đảng
và Nhà nước về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh pháp luật: Với tên đề tài
là nghiên cứu so sánh Thanh tra Quốc hội các nước trên thế giới, luận án xác
định đây là phương pháp nghiên cứu chủ đạo, vận dụng xuyên suốt quá trình
nghiên cứu. Trong đó, phương pháp so sánh tập trung nhiều ở chương II: phần so
sánh các mô hình Thanh tra Quốc hội để chỉ ra những điểm nổi bật, những điểm
giống nhau và khác nhau giữa các loại cơ quan Thanh tra Quốc hội ở các nước
trên thế giới từ đó thấy được sự phổ biến và đa dạng của Thanh tra Quốc hội ở
nhà nước hiện đại. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh còn được luận án sử dụng
để đối chiếu mô hình cơ quan thanh tra nằm trong và ngoài hệ thống cơ quan
hành chính, so sánh mô hình cơ quan Thanh tra Quốc hội với các mô hình cơ
quan hiến định độc lập khác…
Ngoài phương pháp so sánh, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu thông dụng trong lĩnh vực khoa học pháp lý như: Phương pháp phân tích
(được sử dụng để làm rõ phần lý luận về Thanh tra Quốc hội tại chương II, làm
rõ thực trạng kiểm soát quyền hành pháp ở Chương III…), phương pháp đánh
giá (được sử dụng để đúc rút các kết luận ở phần lý luận, rút ra kết luận từ việc
so sánh các mô hình thanh tra ở chương II, chỉ ra những đặc điểm của hệ thống


10

cơ quan hành chính và hiệu quả kiểm soát của các cơ chế kiểm soát hệ thống
cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay ở chương III…), phương pháp thống
kê (được sử dụng để cung cấp các dẫn chứng minh hoạ cho các lập luận trong

luận án)…
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án là công trình quy mô đầu tiên nghiên cứu Thanh tra Quốc
hội dưới góc độ so sánh. Điều này tạo ra sự khác biệt so với các nghiên cứu trong
nước về Thanh tra Quốc hội trước đó. Việc tiếp cận Thanh tra Quốc hội bằng
phương pháp so sánh luật giúp nghiên cứu về loại cơ quan này được bao quát,
toàn diện hơn. Điều này thể hiện ở những điểm mới cụ thể sau:
Một là, việc so sánh mô hình Thanh tra Quốc hội các nước trên thế giới theo
tiêu chí thời gian từ cổ điển đến hiện đại góp phần làm rõ hơn nguồn gốc ra đời và
quá trình phát triển của Thanh tra Quốc hội.
Hai là, việc so sánh mô hình Thanh tra Quốc hội các nước trên thế giới theo
tiêu chí không gian góp phần làm rõ mối tương quan giữa điểm đặc trưng của mô
hình Thanh tra Quốc hội đối với từng khu vực quốc gia trên thế giới. Điều này có
ý nghĩa quan trọng cho việc đánh giá mô hình Thanh tra Quốc hội nào là phù hợp
khi xem xét vận dụng loại thiết chế này ở Việt Nam.
Ba là, nghiên cứu và tìm ra những điểm giống nhau giữa các mô hình Thanh
tra Quốc hội trên thế giới góp phần làm rõ bản chất của Thanh tra Quốc hội. Có
thể ngày nay thiết chế này tồn tại dưới nhiều biến thể khác nhau nhưng những
điểm giống nhau chính là yếu tố cốt lõi để cấu thành cơ quan được gọi là Thanh
tra Quốc hội, giúp nhận dạng và phân biệt được Thanh tra Quốc hội với các thiết
chế khác.
Bốn là, nghiên cứu và tìm ra những điểm khác nhau giữa các mô hình
Thanh tra Quốc hội trên thế giới góp phần chứng minh sự đa dạng, linh hoạt
trong tổ chức và hoạt động của loại cơ quan này trong thực tiễn. Qua đó phản
ánh khả năng “thích nghi” của Thanh tra Quốc hội với nhiều nền chính trị pháp
lý khác nhau, đáp ứng nhu cầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này giúp
các nhà lập pháp có căn cứ để đánh giá tính khả thi của việc thành lập Thanh
tra Quốc hội ở Việt Nam.



11

Thứ hai, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách quy mô khả
năng áp dụng Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam. Đây có thể xem là đóng góp mới
về khoa học nổi bật của luận án, có ý nghĩa tích cực trong việc hoàn thiện bộ máy
Nhà nước trên phương diện nâng cao chất lượng kiểm soát quyền lực đối với cơ
quan hành chính nhà nước và vấn đề bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền
công dân. Qua đó góp phần xây dựng thành công mô hình nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013. Điều này thể hiện ở
những điểm mới cụ thể sau:
Một là, luận án phân tích, chứng minh nhu cầu vận dụng Thanh tra Quốc
hội ở Việt Nam bằng việc chỉ ra những ưu điểm khi áp dụng Thanh tra Quốc
hội trong việc nâng cao chất lượng kiểm soát quyền lực đối với cơ quan hành
chính nhà nước cũng như đáp ứng mục tiêu xây dựng cơ quan nhân quyền
quốc gia ở Việt Nam.
Hai là, luận án chỉ ra một cách đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý làm tiền đề cho
việc tiếp nhận Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam.
Ba là, luận án đề xuất mô hình Thanh tra Quốc hội cụ thể được cho là phù
hợp với đặc điểm chính trị pháp lý của Việt Nam trên cơ sở đúc rút từ kết qủa
nghiên cứu so sánh mô hình Thanh tra Quốc hội các nước trên thế giới.
Bốn là, không chỉ đề xuất mô hình cụ thể, luận án còn đánh giá những khó
khăn, thách thức, sự tác động của Thanh tra Quốc hội đối với các cơ quan trong bộ
máy Nhà nước khi cơ quan này được thành lập ở Việt Nam, cùng với việc đề ra
những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết được những khó khăn, thử thách đó. Đây
là điều mà các công trình nghiên cứu đề xuất vận dụng Thanh tra Quốc hội ở Việt
Nam trước đây ít hoặc chưa đề cập.
Thứ ba, ngoài những đóng góp mới cơ bản về khoa học như đã trình bày,
công trình nghiên cứu còn bổ sung những phân tích, đánh giá mang tính lý luận về
cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa kiểm soát quyền lực nhà
nước với vấn đề bảo vệ quyền con người trong nhà nước pháp quyền hiện đại; chỉ

ra những điểm đặc trưng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan hành
chính nhà nước ở Việt Nam, trên cơ sở đó xác định những yêu cầu mang tính đặc
thù trong cơ chế kiểm soát quyền lực đối với loại cơ quan này. Mặt khác, việc


12

luận án phân tích, chỉ ra những hạn chế của pháp luật trong vấn đề kiểm soát
quyền lực đối với cơ quan hành chính nhà nước góp phần giúp các nhà lập pháp
có thêm căn cứ để hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của luận án được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Những vấn đề lý luận về Thanh tra Quốc hội và các loại Thanh
tra Quốc hội trên thế giới dưới góc độ nghiên cứu so sánh
Chương 3: Nhu cầu vận dụng Thanh tra Quốc hội trong kiểm soát quyền
lực đối với cơ quan hành chính nhà nước và xây dựng cơ quan nhân quyền quốc
gia ở Việt Nam hiện nay
Chương 4: Khả năng xây dựng cơ quan Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam


13

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về Thanh tra Quốc hội
Nghiên cứu về Thanh tra Quốc hội không phải là vấn đề mới tại nhiều nước
trên thế giới. Số lượng công trình nghiên cứu về cơ quan này tương đối nhiều,

đặc biệt là các nước khu vực Bắc Âu như Thuỵ Điển, Phần Lan, Nauy… Tổng
hợp các công trình nghiên cứu về Thanh tra Quốc hội ở nước ngoài có thể chia
thành hai nhóm: Nhóm 1. Các công trình nghiên cứu Thanh tra Quốc hội với vai
trò là cơ quan kiểm soát quyền lực; Nhóm 2. Các công trình nghiên cứu Thanh
tra Quốc hội với vai trò là cơ quan nhân quyền quốc gia. Cụ thể:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về Thanh tra Quốc hội với
vai trò là cơ quan kiểm soát quyền lực
Nghiên cứu thuộc nhóm này có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
- Sách: “Internetinal ombudsman yearbook”, Vol. 1, 1997/ Vol.2, 1999/
Vol. 3, 2000, by International Ombudsman Institute and Linda C. Reif. Đây là
dạng sách được in hàng năm với các tuyển tập khác nhau, chuyên tập hợp các bài
viết của các học giả quốc tế về ombudsman. Cuốn 1 gồm 11 chuyên đề, nội dung
là tìm hiểu chung về ombudsman ở các khía cạnh khác nhau (dưới góc độ là
nghề nghiệp, là một cơ quan, chức năng của ombudsman…). Cuốn 2 gồm 15
chuyên đề, trong đó, các tác giả đã tìm hiểu ombudsman ở một số khía cạnh
thông qua tìm hiểu ombudsman ở một số quốc gia (Hong Kong, Kampala,
Uganda…). Cuốn 3 gồm 7 chuyên đề, nghiên cứu vai trò của ombudsman trong
lĩnh vực kiểm soát cơ quan hành chính (giám sát, kiểm tra trong lĩnh vực công,
chống lại quan liêu…) và vai trò của ombudsman trong vấn đề quyền con người.
Thanh tra Quốc hội với tên gọi mang tính nguồn gốc là ombudsman được phân
tích khá sâu sắc trên nhiều phương diện trong các công trình trên, cung cấp cho
luận án nhiều quan điểm về Thanh tra Quốc hội của các nước trên thế giới, làm
cơ sở để xây dựng các nội dung lý luận cũng như phân tích mô hình cơ quan này
ở một số quốc gia. Tuy vậy, các chuyên đề trong ba cuốn sách này không nghiên
cứu một cách hệ thống các mô hình thanh tra Quốc hội trên thế giới mà chủ yếu


14

phân tích dưới dạng giới thiệu các vấn đề liên quan đến ombudsman và các nước

được đề cập chỉ mang tính chất minh họa.
- Sách: “European Ombudsman – Institutions”, của Gabriele Kucsko –
Stadlmayer, published by SpringWienNewYork, Austria, 2008. Công trình được
chia làm ba phần phân tích cơ quan Thanh tra Quốc hội của các nước Châu Âu.
Trong đó, Phần một phân tích dưới góc độ so sánh pháp luật về Thanh tra Quốc
hội ở các nước châu Âu. Theo đó, nội dung pháp luật mà các tác giả so sánh bao
gồm quy định về tổ chức cơ quan Thanh tra Quốc hội, thủ tục khởi xướng vụ
việc (Initiation of Proceedings), đối tượng kiểm soát (Object of Control), tiêu
chuẩn kiểm soát (Standard of Control), thẩm quyền của cơ quan Thanh tra Quốc
hội, các mô hình Thanh tra Quốc hội (Classification by “Models). Phần hai các
tác giả phân tích sự khác nhau về thẩm quyền Thanh tra Quốc hội của từng quốc
gia thuộc khu vực Châu Âu. Phần ba tổng hợp những giải đáp liên quan đến tổ
chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra Quốc hội thông qua những câu hỏi
ngắn. Với phương pháp so sánh làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo, công
trình đã cung cấp những thông tin tương đối chi tiết về tổ chức và hoạt động của
cơ quan Thanh tra Quốc hội của Châu Âu, giúp luận án có thêm tư liệu khi
nghiên cứu so sánh Thanh tra Quốc hội các nước trên thế giới.
- Sách: “The Ombudsman Enterprise and Administrative Justice”, của
Trevor Buck, Richard Kirkham và Brian Thompson. Published by Ashgate
Publishing Limited, Printed and bound in Great Britain by the MPG Books
Group, UK, 2011. Cuốn sách gồm 4 phần: phần 1: Khái niệm và lý thuyết về
Thanh tra Quốc hội và khiếu nại hành chính; phần 2: Chức năng của Thanh tra
Quốc hội; phần 3: Kết luận. Tác giả cuốn sách đã cung cấp những nội dung
mang tính lý luận về Thanh tra Quốc hội, đánh giá được xu hướng phát triển của
Cơ quan thanh tra trong thế kỉ 21. Theo quan điểm của tác giả, Thanh tra Quốc
hội ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong việc đảm bảo tính hiệu quả
trong giải quyết khiếu nại hành chính. Xét bối cảnh ở Anh, sau hiện tượng suy
thoái kinh tế toàn cầu diễn ra năm 2007 – 2010 đòi hỏi dịch vụ công cần phải
được tổ chức một cách hợp lý và có khả năng sinh lợi (cost - effective), việc cắt
giảm chi tiêu công được Liên minh công bố năm 2005 đòi hỏi phải có sự giám



15

sát chặt chẽ khu vực công. Thanh tra Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong
việc giải quyết các vấn đề khiếu nại hành chính, góp phẩn đảm bảo một nền quản
trị tốt.
-Sách: “The Strengthening the Ombudsman Institution in Asia - Improving
Accountability in Public Service Delivery through the Ombudsman”, của tổ chức
Asian Devolopment Bank, Phillippines năm 2011. Đây là công trình nghiên cứu
về cơ quan Thanh tra ở những nước khu vực Châu Á, trong đó có mô hình Thanh
tra Quốc hội. Cuốn sách đã chỉ ra sự phát triển Thanh tra Quốc hội ở Châu Á
tương đối muộn và việc nghiên cứu về loại hình cơ quan này ở khu vực Châu Á
cũng ít được học giả nghiên cứu. Nguyên nhân của sự thiếu hụt này là do sự
nhận thức chưa đúng mức về vai trò của Thanh tra Quốc hội trong việc đảm bảo
nền quản trị tốt, trong khi đó, một sự thật trái ngược là loại cơ quan này đang
ngày càng được vận dụng nhiều hơn ở Châu Á. Dựa trên những khảo sát đánh
giá hiệu quả hoạt động của chính phủ của một số nước Châu Á, đồng thời phân
tích tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra ở những quốc gia này, công trình
đã chỉ ra những yếu tố để cơ quan thanh tra phát huy được vai trò của cơ quan
thanh tra trong việc phòng chống tham nhũng, bảo đảm nền quản trị tốt và góp
phần bảo vệ quyền con người thông qua kinh nghiệm của một số nước như
Pakistan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc…trong đó, có thể nói yếu tố độc lập
với cơ quan hành chính được coi là yếu tố quan trọng nhất. Mặc dù nghiên cứu
không phân biệt các mô hình thanh tra, theo đó cũng không đi phân tích sâu sự
khác biệt của Thanh tra Quốc hội so với các dạng thanh tra khác nhưng kết quả
nghiên cứu của cuốn sách góp phần giúp luận án có thêm các số liệu đánh giá
thực tế hiệu quả hoạt động của chính phủ nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt
Nam và giúp luận án thấy được một số đặc điểm về tổ chức Thanh tra Quốc hội
ở Châu Á.

- Luận văn: “A Comparetive Examination between The Ombudsman
Institutions of The EU, The UK, The Sweden and The Turkey” của Yunus Emre
Silay, Trường Đại học Luật Westminster, 2013. Công trình gồm 42 trang, chia
làm 4 chương: Chương 1. Ủy viên của Nghị viện về hành chính (tại Vương quốc
Anh); Chương 2. Thanh tra Nghị viện Thụy Điển; Chương 3. Thanh tra Châu


16

Âu; Chương 4. Thanh tra Thổ Nhĩ Kỳ. Luận văn đã nghiên cứu mô hình thanh
tra trong đó có Thanh tra Quốc hội của một số quốc gia và khu vực trên các
phương diện: Lịch sử hình thành, phạm vi kiểm soát của cơ quan thanh tra, thủ
tục và thẩm quyền thực hiện khiếu nại, thực tiễn hoạt động. Những đánh giá,
phân tích trong luận văn góp phần cung cấp các số liệu, thông tin về cơ quan
Thanh tra Quốc hội ở một số nước trên thế giới.
- Bài nghiên cứu “The Ombudsman Institution and The Quality of
Democracy”, của TS. P.Nikiforos Diamandouros.6 Nghiên cứu đã chỉ ra mối
quan hệ giữa cơ quan thanh tra trong việc thúc đẩy chất lượng của nền dân chủ.
Nội dung nghiên cứu gồm: 1. Nguồn gốc và sự lan tỏa của cơ quan Thanh tra
Quốc hội trên thế giới; 2. Dân chủ và pháp quyền; 3. Sự đóng góp của cơ quan
thanh tra tới chất lượng của nền dân chủ.
- Bài nghiên cứu “The Relation between Ombudsman and the Courts – The
viewpoint of the Venice Commission”, của Gabriele Kucsko – Stadlmayer
(Round Table with the Russian Commissioners for Human Rights 22/23 tháng
10 năm 2011). Bài thuyết trình về cơ quan thanh tra ở một số nước châu Âu, tập
trung nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra với tòa án: phạm vi thanh
tra của Thanh tra Quốc hội đối với tòa án để không ảnh hưởng đến tính độc lập
của tòa án trong xét xử và vẫn đảm bảo kiểm soát được tòa án nhằm bảo vệ
quyền con người.
- Bài nghiên cứu: “The parliamentary ombudsman – withstanding the test

of time”, ed. By TSO (the Stationery Office), 2007. Bài nghiên cứu của TS.
Richard Kirkham của Khoa Luật Trường Đại học Shefield, gồm 32 trang, trong
đó tác giả đã chỉ ra những khó khăn, thách thức mà cơ quan Thanh tra Quốc hội
phải đối diện để đảm bảo giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của người dân hiện
nay. Tác giả cho rằng, hiệu quả công việc của thanh tra Quốc hội không chỉ do
nỗ lực đơn độc của cơ quan thanh tra mà phải có sự hợp tác từ các cơ quan nhà
nước như Quốc hội, hệ thống tư pháp… Đồng thời, tác giả vẫn khẳng định tầm
quan trọng của việc tồn tại thiết chế Thanh tra Quốc hội.

Được lấy từ bài thuyết trình trong buổi khai mạc lễ tốt nghiệp trường Khoa học chính trị - Đại học Siena.
Xem: truy cập: Ngày 25/5/2017
6


17

- Bài nghiên cứu: “How to be a good Ombudsman” của TS. Jacob
Soderman, bài nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị bồi dưỡng nâng cao công
chức thanh tra châu Âu năm 2004 tại Marid. Theo đó, tác giả đã trình bày nguồn
gốc ra đời của cơ quan thanh tra đầu tiên tại châu Âu và sự phát triển các cơ
quan thanh tra ở các nước Liên minh châu Âu, đánh giá tính hiệu quả của hoạt
động thanh tra trong việc kiểm soát cơ quan hành chính thông qua việc quốc hội
bầu cơ quan thanh tra nhằm đảm bảo sự độc lập của cơ quan thanh tra với cơ
quan hành chính.
- Sách: “The Danish Ombudsman”, March 1995, ed.by the Danish
Ombudsman and the Ministry of foreign affairs. Cuốn sách là tài liệu chuyên sâu
về ombudsman của Đan Mạch, với 15 chuyên đề, nội dung là các bài nghiên cứu
của nhiều tác giả về lịch sử hình thành, vai trò của ombudsman trong việc kiểm
soát cơ quan hành chính, mối quan hệ với cơ quan nhân quyền châu Âu, triển
vọng phát triển của mô hình này trong tương lai… Cuốn sách đã cung cấp cho

luận án các nội dung quan trọng về Thanh tra Quốc hội ở Đan Mạch.
Ngoài ra, một số công trình về kiểm soát quyền lực có đề cập Thanh tra
Quốc hội như:
- Sách: “Tool for Parliamentary Oversight - A Comparative Study of 88
National Parliaments” của TS. Hironori Yamamoto, Nxb. Inter-Parliamentary
Union, 2007. Công trình dưới hình thức nghiên cứu so sánh đã phân tích cơ sở
thực hiện quyền giám sát của Nghị viện đối với Chính phủ và đánh giá các công
cụ giám sát của của nghị viện của 88 quốc gia. Trong đó, tại mục 3.1, Thanh tra
Quốc hội được tác giả xác định là một trong những công cụ giám sát của Quốc
hội được nhiều nước áp dụng. Như vậy, công trình đã phần nào cho thấy, Thanh
tra Quốc hội là một trong những phương thức kiểm soát quyền lực của Quốc hội
đối với cơ quan hành chính. Tuy nhiên, công trình cũng chưa có nhiều phân tích
mang tính lý luận về mối quan hệ giữa Thanh tra Quốc hội và Quốc hội trong
vấn đề kiểm soát quyền lực.
- Sách: “Constitutional and administrative law” của tác giả Hilaire Barnett,
Cavendish Publishing Limited, London - Sydney, 2003 (tái bản lần thứ 3). Cuốn
sách gồm có 7 phần và 26 chương, nghiên cứu toàn diện về pháp luật hiến pháp


18

và hành chính ở Anh trên cơ sở so sánh với các quan điểm, tư tưởng của các học
giả về nhà nước và pháp luật trên thế giới. Công trình cũng dành một chương để
nghiên cứu về Thanh tra Quốc hội của Anh (commissioners for administration:
‘ombudsman’). Công trình đã chỉ ra sự ra đời của Thanh tra Quốc hội ở Anh
xuất phát từ nhu cầu kiểm soát quyền lực cũng như nhu cầu phát huy dân chủ
của người dân Anh. Cụ thể, trước khi thiết chế này ra đời, theo truyền thống,
công dân có khiếu nại về quản lý hành chính của Chính phủ sẽ được giải quyết
bởi tòa án hoặc các cơ quan tài phán hoặc thông qua các thành viên Nghị viện,
tuy nhiên, các cách thức này cho thấy các phàn nàn được giải quyết không thỏa

đáng và kết quả là có sự thay thế và bổ sung cơ chế mới để giúp công dân thực
hiện được quyền này đó chính là Thanh tra Quốc hội.7 Công trình đã cho thấy
Thanh tra Quốc hội là một thiết chế bổ sung nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm soát
quyền lực và phát huy dân chủ ở Anh. Tuy nhiên, công trình cũng chỉ phân tích
vấn đề này dưới góc độ lịch sử tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Anh
chứ chưa có những phân tích đánh giá tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến
Thanh tra Quốc hội.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về Thanh tra Quốc hội với
vai trò là cơ quan nhân quyền quốc gia
Nghiên cứu thuộc nhóm này có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
- Sách: “The Role of National Human Rights Institutrions in Good
Governance and Human Rights Protection” của GS. Linda C. Reft, Citation: 13
Harv. Hum. Rts. J. 1 2000 (công trình gồm 71 trang). Theo tác giả, cấu trúc của
một nhà nước dân chủ đòi hỏi sự cải cách cả ba nhánh quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp; pháp quyền cần phải được nhấn mạnh và quyền con người cần
phải được thúc đẩy. Những cơ quan nhà nước hoạt động như cơ chế giám sát để
ngăn chặn những hoạt động không phù hợp của các cơ quan nhà nước cũng có
thể được thành lập để đảm bảo một nền quản lý tốt như cơ quan kiểm toán, ủy
ban bầu cử, ủy ban chống tham nhũng và các dạng cơ quan nhân quyền.8 Trong
7

Hilaire Barnett (2003), Constitutional and administrative law, Cavendish Publishing Limited, London Sydney, p. 1.103.
8
Trích nguyên văn: “Democratic governance structures, including the legislative, executive / administrative,
and judicial branches, can be reformed. The rule of law can be strengthened. Human rights protection can be
improved”, “State institutions that act as oversight mechanisms to prevent improper state action and improve
governance can also be established in the pursuit of good governance. These institutions include state


19


đó, các tổ chức quốc tế và cả các quốc gia bày tỏ sự quan tâm đến các loại cơ
quan nhân quyền trong việc thúc đẩy nền quản lý và bảo vệ quyền con người của
nhà nước. Công trình đã chỉ ra mô hình Thanh tra Quốc hội vốn chức năng ban
đầu không nhấn mạnh vào yếu tố bảo vệ quyền con người, tuy nhiên, thực tế cho
thấy, một số thanh tra xử lý các vụ việc làm phát sinh các vấn đề thực thi quyền
con người cần phải sử dụng các quy định về quyền con người để giải quyết.9 Vào
khoảng những năm giữa thập niên 70, một số quốc gia trên thế giới đã kết hợp
mô hình Thanh tra Quốc hội với ủy ban nhân quyền thành một thiết chế hỗn hợp
(‘the hybrid human rights ombudsman’) như ở các nước châu Mỹ La Tinh,
Trung và Tây Âu.10
- Sách: “The Ombudsman, Good Governance and the International Human
Rights System” của GS. Linda. C. Reifed, Nxb. Springer, 2004. Cuốn sách bao
gồm 12 chương, nội dung đề cập sự phát triển quan niệm về Thanh tra Quốc hội,
phân tích các khía cạnh về vai trò của ombudsman trong việc kiểm soát quyền
lực của chính phủ, cơ quan hành chính và bảo đảm các quyền con người. Tác
phẩm là sự đánh giá khá toàn diện hoạt động của Thanh tra Quốc hội của các
nước đại diện cho nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
- Sách: “Human Rights Commissions and Ombudsman Offices: National
Experiences Throughout the World” của nhóm tác gỉa Kamal Hossain, Leonard
F.M. Besselink, Haile Selassie Gebre Selassie, Edmond Volker, Nxb. Martinus
Nijhoff Publishers, 2000. Cuốn sách là công trình nghiên cứu khá dày dặn hơn
800 trang về mô hình cơ quan nhân quyền quốc gia thông qua phân tích mô hình
Thanh tra Quốc hội của 23 nước trên thế giới, qua đó đúc rút những kinh nghiệm
trong việc tổ chức và thành lập loại cơ quan này từ đó đề xuất cách thức vận
dụng Thanh tra Quốc hội trong vấn đều thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền ở những
nước mới chuyển từ chế độ nhà nước phi dân chủ sang nhà nước dân chủ cụ thể
là ở nước Cộng hoà dân chủ liên bang Ethiopia.

auditors, electoral commissions,anti-corruption commissions, and various forms of national human rights

institutions”. Xem: GS. Linda C. Reft, (2000), The Role of National Human Rights Institutrions in Good
Governance and Human Rights Protection”, Citation: 13 Harv. Hum. Rts. J, p1.
9
Trích nguyên văn: “The classical ombudsman does not have an express human rights mandate. However, in
practice, some of these ombudsmen handle some cases that raise a jurisdictional human rights issue that is
dealt with by using human rights norms”, Xem: GS. Linda C. Reft, (2000), tlđd, p. 10.
10
Xem: GS. Linda C. Reft, (2000), tlđd, p.12.


20

- Sách: “Righting Wrongs: The Ombudsman in Six Continents” của Roy
Gregory và Philip James Giddings (chủ biên), International Institute of
Admistrative Sciences, Nxb. IOS Press, 2000. Cuốn sách là tập hợp các bài
nghiên cứu về Thanh tra Quốc hội ở nhiều nước khác nhau trên thế giới của các
chuyên gia trong giới nghiên cứu về pháp luật, khoa học chính trị…Ngoài những
nghiên cứu về Thanh tra Quốc hội ở những nước cụ thế, công trình còn có một
số nghiên cứu chung về sự hình thành và phát triển của Thanh tra Quốc hội, vai
trò của Thanh tra Quốc hội đối với nền hành chính công, Thanh tra Quốc hội với
vai trò là cơ quan nhân quyền và đánh giá xu hướng phát triển Thanh tra Quốc
hội trong tương lai. Công trình cung cấp rất nhiều thông tin về tổ chức và hoạt
động Thanh tra Quốc hội các nước trên thế giới như Anh, Alaska, Argentina,
Hồng Kông, Sri Lanka, Australia, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Na Uy, Pháp, Đức,
Ghana, Hy Lạp, Hungary, Ấn Độ, Châu Mỹ Latin, Hà Lan, Bắc Ai-len. Mặt
khác, nghiên cứu giúp luận án có những đánh giá về sự phát triển của Thanh tra
Quốc hội trong tương lai.
- Công trình nghiên cứu: “Defending Rights, Promoting Democracy: The
Institution of Ombudsman in Poland, Russia and Bulgaria” của TS. Evgeny
Finkel, Trường Đại học Hebrew, Jerusalem. Công trình được thực hiện dưới

dạng nghiên cứu so sánh. Nội dung được triển khai gồm: khái quát về lịch sử
hình thành cơ quan thanh tra, vai trò của cơ quan thanh tra trong việc thúc đẩy
nền dân chủ và bảo vệ quyền con người. Sau đó, tác giả đi vào phân tích cơ quan
thanh tra của các quốc gia: Hà Lan, Nga và Bungari.
- Bài nghiên cứu “The Hong Kong Ombudsman and Human Rights
Protections Revisited” của GS. Penny YT Tai, Trường Đại học Hồng Kông,
Citation: 17 Asia Pac. L. Rev. 95 2009. Bài nghiên cứu đã đánh giá mô hình
Thanh tra Quốc hội ở Hồng Kông, so sánh với Thanh tra Quốc hội cổ điển (mô
hình của Thanh tra Quốc hội Thụy Điển), phân tích quá trình phát triển và chỉ ra
những ưu điểm của việc áp dụng Thanh tra Quốc hội khi mở rộng phạm vi thẩm
quyền trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người ở quốc gia này.
Ngoài ra, trong một số nghiên cứu về các loại cơ quan nhân quyền quốc gia
cũng có đề cập Thanh tra Quốc hội, như:


×