Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Dạy học tích hợp mô đun Hệ thống điều hoà không khí cục bộ theo hướng nâng cao năng lực thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
------

LÍ TRẦN HỌC

DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔ ĐUN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG
KHÍ CỤC BỘ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HIỆN
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Kĩ thuật công nghiệp
Mã số: 81.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN CẨM THANH

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, trung tâm thông tin Thư viện và các
thầy, cô giáo trong khoa SPKT- Trường ĐHSP Hà Nội đã quan tâm, tạo điều
kiện giúp đỡ tác giả trong học tập - nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn
TS Nguyễn Cẩm Thanh đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành bản luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo Nhà trường và
các đồng nghiệp, sinh viên trong khoa Điện trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc
đã quan tâm, tạo điều kiện, góp ý cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài
luận văn.


Xin cảm ơn toàn thể gia đình bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm giúp
đỡ động viên tác giả!
Tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và bằng sự nỗ lực của bản
thân, trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn,tuy nhiên không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của
Hội đồng đánh giá luận văn cùng Quý độc giả để đề tài được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày

tháng 6 năm 2019
Tác giả

Lý Trần Học

i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
PPDH
CĐN
SV
PTDH
BLĐTB&XH
CĐ ML1
R22
ĐHKK
NCNLTH
CĐ ML2
PPDH
GV

KTML & ĐHKK
MCL
CTL
ĐC
TN
NCNLTH

Chữ viết đầy đủ
Phương pháp dạy học
Cao đẳng Nghề
Sinh viên
Phương tiện dạy học
Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội
Cao Đẳng Máy Lạnh1
Môi chất lạnh ( CHCLF2)
Điều hòa không khí
Nâng cao năng lực thực hiện
Cao Đẳng Máy Lạnh2
Phương pháp dạy học
Giảng viên
Kĩ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
Môi chất lạnh
Chất tải lạnh
Đối chứng
Thực nghiệm
Nâng cao năng lực thực hiện

ii



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.....................................................................................1
1.1. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp.......................1
1.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo
nghề nghiệp............................................................................................................2
1.3. Xuất phát từ thực tế giảng dạy và nghiên cứu.........................................3
3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................4
3.1. Khách thể nghiên cứu...................................................................................4
3.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................4
3.3. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................4
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC...........................................................................5
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...........................................................................5
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................5
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.................................................................5
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn............................................................5
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN.................................................................................6
Chương 1................................................................................................................. 7
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔ
ĐUN KĨ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ...................7
THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HIỆN...........................7
1.1.TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU DẠY HỌC TÍCH HỢP
................................................................................................................................... 7

1.1.1. Những nghiên cứu quốc tế về dạy học tích hợp....................................7
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam về dạy học tích hợp lí thuyết với
thực hành nghề......................................................................................................8
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN..............................................................10

iii



1.2.1. Tích hợp và dạy học tích hợp.................................................................10
1.2.2. Bài dạy tích hợp lí thuyết với thực hành nghề nâng cao năng lực. .10
1.2.3. Năng lực thực hiện....................................................................................13
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO
HƯỚNG NĂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HIỆN CHO SINH VIÊN.....14
1.3.1. Cơ sở khoa học của dạy học tích hợp....................................................14
1.3.2. Đặc điểm của dạy học tích hợp theo hướng nâng cao năng lực thực
hiện......................................................................................................................... 17
1.3.3. Các cách tiếp cận trong dạy học tích hợp lí thuyết với thực hành
nghề nâng cao năng lực thực hiện....................................................................19
1.3.3.1. Cách tiếp cận từ nội dung....................................................................20
1.3.3.2. Cách tiếp cận từ mục tiêu tích hợp....................................................21
1.3.4. Yêu cầu của dạy học tích hợp lí thuyết với thực hành nghề nâng cao
năng lực thực hiện...............................................................................................23
1.3.5. Những nguyên tắc dạy học tích hợp lí thuyết với thực hành nghề
theo hướng nâng cao năng lực thực hiện cho sinh viên...............................25
1.4. THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔ ĐUN HỆ THỐNG
ĐHKK CỤC BỘ THEO HƯỚNG NĂNG CAO NĂNG LỰC THỰC
HIỆN...................................................................................................................... 27
1.4.1. Khảo sát thực trạng dạy học Kĩ Thuật Máy Lạnh & ĐHKK dưới
góc độ dạy học tích hợp lí thuyết với thực hành nghề.................................27
1.4.2. Phân tích kết quả khảo sát thực trạng dạy học Kĩ Thuật Máy Lạnh
& ĐHKK dưới góc độ dạy học tích hợp lí thuyết với thực hành nghề.....28
1.4.3 Kết quả và đánh giá cho việc khảo sát...................................................31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................34
Chương 2............................................................................................................... 36

iv



QUY TRÌNH DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔ ĐUN KĨ THUẬT MÁY LẠNH
VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC
THỰC HIỆN........................................................................................................36
2.1. MÔ ĐUN HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ CỤC BỘ NGHỀ
KĨ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH PHÚC...................................................................36
2.1.1. Vai trò, mục tiêu, nội dung và phân phối chương trình mô đun hệ
thống điều hòa không khí cục bộ tại trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc..36
2.1.2. Đặc điểm nội dung kiến thức mô đun Hệ thống điều hòa không khí
cục bộ và khả năng vận dụng dạy học tích hợp tiếp cận nâng cao năng lực
thực hiện ..............................................................................................................42
2.2. QUY TRÌNH DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO HƯỚNG NÂNG CAO
NĂNG LỰC THỰC HIỆN VÀ VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC MÔ
ĐUN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CỤC BỘ.............................44
2.2.1. Quy trình dạy học cho bài dạy tích hợp theo hướng nâng cao năng
lực thực hiện.........................................................................................................44
2.2.2. Nội dung các bước dạy học cho bài dạy tích hợp theo hướng nâng
cao năng lực thực hiện........................................................................................45
2.3. VẬN DỤNG QUY TRÌNH DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO HƯỚNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HIỆN VÀO XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI
DẠY MÔ ĐUN HỆ THỐNG ĐHKK CỤC BỘ.............................................48
2.3.1. Nguyên tắc vận dụng quy trình dạy học tích hợp theo hướng nâng
cao năng lực thực hiện........................................................................................48
2.3.2. Xây dựng một số bài dạy mô đun điều hoà không khí cục bộ tích
hợp theo hướng nâng cao năng lực thực hiện................................................49
2.3.2.1 Nội dung bài1:.........................................................................................49
2.3.3.2.Nội dung bài 2:........................................................................................60


v


2.4. NHẬN XÉT...................................................................................................68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................70
Chương 3............................................................................................................... 71
KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ....................................................................71
3.1 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA KIỂM NGHIỆM
ĐÁNH GIÁ...........................................................................................................71
3.1.1.Mục đích của kiểm nghiệm đánh giá.....................................................71
3.1.2.Nhiệm vụ của kiểm nghiệm đánh giá.....................................................71
3.1.3. Nội dung kiểm nghiệm đánh giá............................................................72
3.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM - ĐÁNH GIÁ.................................72
3.2.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.....................................................72
3.2.1.1. Tiến trình thực nghiệm sư phạm........................................................72
3.2.1.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm........................................................72
3.2.1.3. Chuẩn bị thực nghiệm sư phạm.........................................................73
3.2.2. Phương pháp chuyên gia.........................................................................73
3.2.2.1. Đối tượng tham gia phương pháp chuyên gia..................................73
3.2.2.2. Cách thức tiến hành.............................................................................75
3.3. ĐÁNH GIÁ, XỬ LÍ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...........75
3.3.1. Đánh giá kết quả định tính của phương pháp thực nghiệm sư phạm
................................................................................................................................. 75

3.3.2. Đánh giá kết quả định lượng của phương pháp thực nghiệm sư
phạm...................................................................................................................... 77
3.3.3. Đánh giá định lượng bằng các bài kiểm tra........................................78
3.4. ĐÁNH GIÁ XỬ LÍ KẾT QUẢ PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA.....85
3.4.1. Đánh giá kết quả định tính của phương pháp chuyên gia................85
3.4.2. Đánh giá kết quả định lượng của phương pháp chuyên gia.............86

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................89

vi


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................90
1. KẾT LUẬN......................................................................................................90
2. KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................93
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 95
1.

Phiếu

trưng

cầu

ý

kiến

giáo

viên (01).............

……...........................................95

2. Phụ lục 2.a,.......................................................................................................99
3. Bảng trình tự thực hiện công việc- Phụ lục 2.b,......................................112

4. Phiếu hướng dẫn thực hành- Phụ lục 2.c,.................................................113
5. Bảng các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp xử lí, phòng tránh
-Phụ lục 2d..........................................................................................................116
6. Phiếu báo cáo tiến độ kết quả thực hiện công việc – Phụ lục 2.e;........117
7. Phiếu đánh giá kết quả thực hiện công việc- Phụ lục 2.h......................118
8.Phiếu thăm dò HSSV phụ lục (02)............................................................220

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các bước xây dựng bài dạy tích hợp.............................................44
Hình 3.2.1 Sơ đồ vị trí bài giảng.......................................................................50
Hình 3.2.2 Sơ đồ bố trí thiết bị..........................................................................53
Hình 3.2.3 Sơ đồ nguyên lí chế độ sưởi ấm.....................................................61
Hình 3.2.4 Sơ đồ nguyên lí chế độ làm lạnh...................................................62
Hình 3.2.5 Sơ đồ bố trí thiết bị..........................................................................62
Hình 3.1 Biểu đồ tần xuất..................................................................................83
Hình 3.2 Biểu đồ tần xuất hội tụ tiến...............................................................84

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.2 Nội dung tổng quát và phân phối thời gian môn lắp đặt, sửa
chữa Bảo dưỡng Điều hoà cục bộ của Trường cao Đẳng nghề Vinh Phúc.
................................................................................................................................. 40

Bảng 3.2 Kết quả thăm dò ý kiến của SV sau khi kết thúc.........................77

các nội dung học tập...........................................................................................77
Bảng 3.3.1 Số sinh viên đạt điểm xi..................................................................80
Bảng 3.3.2 Số phần trăm sinh viên đạt điểm xi..............................................80
Bảng 3.3.3 Số % sinh viên đạt điểm xi trở lên................................................81
Bảng 3.3.4 Cơ sở tính toán phương sai lớp đối chứng.................................81
Bảng 3.3.5 Cơ sở tính toán phương sai lớp thực nghiệm............................82
Bảng 3.4 Kết quả trưng cầu ý kiến của chuyên gia......................................86

ix


x


MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp.
Thế Kỷ XXI, là thế kỷ của tri thức và khoa học. Điều đó đòi hỏi ngành
giáo dục phải đổi mới mạnh mẽ một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu là
phát triển nguồn nhân lực, được đào tạo nghề có chất lượng cao theo chuẩn
Quốc tế và khu vực ASEAN yếu tố này quyết định tới sự phát triển nền kinh
tế xã hội của mỗi quốc gia. Nước ta đang đứng trước sự phát triển nhanh
chóng của khoa học kĩ thuật nói chung, ngành kĩ thuật máy lạnh và điều hoà
không khí nói riêng đã tiến bước rất xa phạm vi của ngành đóng vai trò rất
quan trọng đến nền kinh tế nước ta. Kĩ thuật máy lạnh được ứng dụng vào 60
ngành nghề kinh tế. Những yếu tố này đã đặt ra cho sự nghiệp giáo dục nghề
nghiệp nhiệm vụ đổi mới như thế nào để đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng
được những yêu cầu ngành kĩ thuật máy lạnh và điều hoà không khí. Để đáp
ứng được điều đó cần cải thiện giáo dục thì việc thay đổi về phương pháp,

phương tiện trong giáo dục cũng là một vấn đề đang rất được quan tâm và chú
trọng.
Để chuẩn bị được nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế trí
thức và đạt chuẩn Quốc tế và khu vực ASEAN, Việt Nam đã và đang đổi mới
chương trình giáo dục theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI do UNESCO đề
xướng là: “học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định
mình”.
Do vậy, trong Luật giáo dục nghề nghiệp 2014. Điều 4 nêu rõ “Mục tiêu
chung của giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất,
kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo;
có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo,

1


thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm
nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi
hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên
trình độ cao hơn”.[11]
1.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo
nghề nghiệp.
Đất nước ta đang trên đà đổi mới, hội nhập nền kinh tế quốc tế. Bước
vào thời kỳ hội nhập, xã hội đòi hỏi cần có những nhân lực lao động có phẩm
chất đạo đức, sức khoẻ tốt tính kỷ luật cao , năng lực, trí tuệ, kĩ năng tay nghề
và tác phong công nghiệp thích ứng với phát triển nhanh của khoa học kĩ
thuật, kinh tế xã hội. Sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu bằng cạnh tranh trí
tuệ đòi hỏi giáo dục nghề nghiệp cần phải đổi mới toàn diện, mạnh mẽ về
mục tiêu nghề, nội dung chương trình, phương thức đào tạo và đặc biệt là về
phương pháp dạy và học.
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng Sản

Việt Nam (tháng 01 năm 2016) đã nêu rõ nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào
tạo là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục,
đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.
Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết
thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề. Đa dạng hóa nội dung, tài
liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào
tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá
kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan” [ tr-56].
Ngày 02 tháng 05 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội đã ký Quyết định số 50/2008/QĐ-BLĐTB&XH về việc Ban hành
chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao

2


đẳng nghề cho nghề “Kĩ thuật máy lạnh và điều hoà không khí”. Theo chương
trình khung đã ban hành, chương trình đào tạo cao đẳng nghề “Kĩ thuật máy
lạnh và điều hoà không khí” bao gồm 38 môn học, trong đó các môn học
chung là 6 môn; Các môn học, mô đun đào tạo nghề 32 [13].
Căn cứ vào quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTB&XH của Bộ lao động thương
binh và xã hội ngày 04 tháng 11 năm 2008 đã ban hành 3 mẫu giáo án cho các
trường dạy nghề đó là: Giáo án lí thuyết, giáo án thực hành và giáo án tích hợp
[14]. Cho phép các trường tuỳ vào nội dung của mô đun môn học,bài học mà lựa
chọn loại giáo án thực hiện sao cho phù hợp.
1.3. Xuất phát từ thực tế giảng dạy và nghiên cứu
Thực tế, việc triển khai đào tạo theo chương trình khung mới tại nhà
trường cụ thể là mô đun Hệ thống điều hoà không khí cục bộ gặp khó khăn
khi thực hiện giảng dạy, nguyên nhân chính có thể kể đến là thiếu các tài liệu
hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho việc tổ chức dạy học theo quan điểm tích hợp,

tổng cục dạy nghề đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo và các lớp tập huấn dạy
học tích hợp cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và kĩ năng xây dựng, phát
triển chương trình giáo dục nghề nghiệp theo quan điểm tích hợp, nhưng
trong thời gian ngắn, khó khăn trên chưa thể giải quyết được, GV các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp, còn lúng túng khi dạy học theo quan điểm tích hợp.
Là một GV đang dạy tại Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc thuộc tỉnh mà
có nền công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ được giao dạy bộ môn Hệ thống
điều hoà không khí cục bộ tác giả nhận thấy cần phải đổi mới PPDH cho SV để
đáp ứng được nguồn lao động có kĩ thuật cao cho các công ty, nhà máy,xí
nghiệp, doanh nghiệp,… trên địa bàn tỉnh. Do đó đổi mới phương pháp dạy có
tác dụng rất tích cực đến SV, giúp họ hình thành kiến thức và kĩ năng một cách
thành thạo, khi ra trường có khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng của
mình đã có vào trong công việc đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy tác giả đề xuất

3


đề tài : “Dạy học tích hợp mô đun Hệ thống điều hoà không khí cục bộ theo
hướng nâng cao năng lực thực hiện cho sinh viên trường Cao đẳng nghề Vĩnh
Phúc” sẽ giải quyết được các vấn đề tồn tại, góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo nghề Kĩ thuật máy lạnh và điều hoa không khí.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lí luận, đánh giá thực trạng dạy học mô đun Hệ thống điều
hoà không khí cục bộ dưới góc độ dạy học tích hợp theo hướng nâng cao năng
lực thực hiện, trên cơ sở nghiên cứu khoa học đưa ra đề xuất quy trình dạy
học và vận dụng vào dạy học cho sinh viên trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc
nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Thực tiễn quá trình dạy và học mô đun Hệ thống điều hoà không khí cục bộ

ở trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Dạy học tích hợp, xây dựng và soạn bài giảng tích hợp lí thuyết với thực
hành nghề mô đun Hệ thống điều hoà không khí cục bộ theo hướng nâng cao
năng lực thực hiện cho sinh viên trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Dạy học tích hợp lí thuyết với thực hành theo hướng nâng cao năng lực
thực hiện.
- Nội dung dạy học mô đun Hệ thống điều hoà không khí cục bộ cho
sinh viên trình độ cao đẳng nghề.
- Vận dụng dạy học tích hợp để xây dựng một số bài giảng mô đun Hệ
thống điều hoà không khí cục bộ theo hướng nâng cao năng lực thực hiện cho
sinh viên cao đẳng nghề Kĩ thuật máy lạnh và điều hòa không khí tại trường
Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc.

4


4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng và sử dụng bài dạy tích hợp giữa lí thuyết với thực hành
nghề trong giảng dạy mô đun Hệ thống điều hoà không khí cục bộ theo
hướng nâng cao năng lực thực hiện, sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
nghề cho sinh viên tại trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học tích hợp mô đun Hệ
thống điều hoà không khí cục bộ theo hướng nâng cao năng lực thực hiện cho
sinh viên trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc.
- Thiết kế quy trình dạy học tích hợp theo hướng nâng cao năng lực thực
hiện và vận dụng vào xây dựng một số bài giảng mô đun Hệ thống điều hoà
không khí cục bộ cho sinh viên trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc

- Áp dụng vào thực tiễn dạy học nghề để kiểm nghiệm, đánh giá tính khả
thi và hiệu quả của việc dạy học tích hợp theo hướng nâng cao năng lực thực
hiện trong dạy học mô đun Hệ thống điều hoà không khí cục bộ cho sinh viên
trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu lí thuyết như: Phân tích,
tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa để xác lập cơ sở lí luận cho đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát khoa học.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê xử lí số liệu thực nghiệm.

5


7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học tích hợp mô đun kĩ
thuật máy lạnh và điều hòa không khí theo hướng nâng cao năng lực thực hiện.
Chương 2: Quy trình dạy học tích hợp mô đun Hệ thống điều hoà không
khí cục bộ theo hướng nâng cao năng lực thực hiện..
Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá

6



Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP
MÔ ĐUN KĨ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HIỆN
1.1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Những nghiên cứu quốc tế về dạy học tích hợp
Việc ứng dụng quan điểm về dạy học tích hợp lí thuyết với thực hành
nghề là xu thế chung ở các nước phát triển trên thế giới. Dạy học tích hợp lí
thuyết với thực hành nghề đã trở thành trào lưu sư phạm hiện đại với mục tiêu
dạy học theo cách giải quyết văn đề, tích hợp trương trình, tích hợp kiến
thức,tích hợp kĩ năng,.. Qua thông kê của tổ chức UNESCO, từ thập niên sáu
mươi bảy mươi của thể kỷ trước đã có 208 chương trình môn học thể hiện quan
điểm về dạy học tích hợp lí thuyết với thực hành ở các mức độ khác nhau, từ
liên môn, kết hợp đến tích hợp hoàn toàn theo những chủ đề thực hành nghề
khác nhau. Từ năm 1960 đã có nhiều hội nghị bàn về việc phát triển chương
trình theo hướng tích hợp. Năm 1981, một tổ chức quốc tế đã thành lập để cung
cấp các thông tin về các chương trình tích hợp (các môn khoa học) nhằm thúc
đẩy việc áp dụng quan điểm về dạy học tích hợp lí thuyết với thực hành nhằm
thiết kế chương trình các môn khoa học trên thế giới.
Việc dạy học tích hợp lí thuyết với thực hành là xu hướng mới của lí
luận dạy học đã được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm thực hiện đặc biệt
các quốc gia có nền giáo dục phát triển, tiên tiến tiêu biểu như Pháp, Trung
Quốc, Philipin,… Tại Philipin có cuốn giáo trình mang tên Fusion (sự hoà
kết, sự hợp nhất) trong đó phối kết nhiều kiến thức, kĩ năng để phát huy sức
mạnh tổng hợp đồng bộ của các phân môn trong các tình huống nhận thức và

7


thực tiễn. Các phân môn đều hướng tới mục tiêu chung là hình thành các kĩ

năng kiến thức,năng lực thực hiện và thái độ.
Điều đó cho thấy việc dạy học tích hợp lí thuyết với thực hành nghề là
một trong những quan điểm xây dựng chương trình dạy học của nhiều quốc
gia như Pháp, Mĩ, Anh… Ví dụ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tài liệu
giới thiệu về chương trình (Curriculum A comprehensive) của Hoa Kì đã đặt
vấn đề tích hợp nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục nhằm đáp ứng
chương trình đào tạo gắn liền với thực tiễn và yêu cầu của xã hội.[19].
Có thể thấy rằng trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu đến đề tài
tích hợp nội dung giáo dục và quan tâm nhiều đến chương trình đào tạo, điều
này tiêu tốn thời gian, chi phí, năng lực nghề nghiệp sau khi đào tạo xẽ không
phù hợp với nhu cầu xã hội do không đủ năng lực tiếp cận thực tế. Để người học
có thể nhanh chóng bắt kịp và hoà nhập với công việc chuyên môn trong thực tế
cuộc sống. Trên bình diện quốc tế dạy học tích hợp nói chung và dạy học tích
hợp lí thuyết với thực hành nghề mục đích chuyển hướng tiếp cận đào tạo theo
năng lực thực hiện để được kết quả người học có thể đảm đương được vị trí lao
động tương ứng với chuyên môn được đào tạo, có khả năng thực hiện công viêc
với kiến thức, kỹ năng và thái độ chuyên môn nghề nghiệp.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam về dạy học tích hợp lí thuyết với thực
hành nghề.
Ở Việt Nam, dạy học tích hợp lí thuyết với thực hành cũng đã được nghiên
cứu và vận dụng để xây dựng chương trình, sách giáo khoa (giáo trình) và vận
dụng vào thực tế đổi mới PPDH nhiều môn học khác nhau. Chẳng hạn, tác
giả Chu Thị Phương (1985), đã nghiên cứu vận dụng quan điểm tích hợp vào
dạy học Tiếng Việt ở tiểu học [10]. Tác giả đã phân tích tính chất tích hợp thể
hiện trong SGK và nêu một số giải pháp về dạy học tích hợp lí thuyết với thực
hành vận dụng các PPDH thích hợp để khai thác ý tưởng SGK. Tác giả tiêu

8



biểu quan tâm đến vấn đề dạy học tích hợp lí thuyết với thực hành nghề,
Nguyễn Văn Cường "Lí luận dạy học kĩ thuật – Phương pháp và quá trình
dạy học". Berlin: Eigenverlag [1]. Tác giả cuốn sách này đề cập đến các cơ sở
lí luận giảng dạy chuyên ngành kĩ thuật nội dung và Phuơng pháp trong quá
trình dạy và học đặc thù tác giả phân tích dạy học kĩ thuật đặt ra một yêu cầu
cơ bản đối với xã hội ngày nay của chung ta, cụ thể là suy nghĩ đến những
động tác và đánh giá được hậu quả kĩ thuật nó cho thấy rõ hành động kĩ thuật
phải hướng đến sự phù hợp về quy luật tự nhiên.
Có nhiều công trình nghiên cứu phương pháp dạy học môn công nghệ ở
trường phổ thông và đã có những công trình nghiên cứu về đổi mới PPDH ở
các bộ môn kĩ thuật nghề ở các trường, các cơ sở đào tạo nghề nhằm nâng cao
hiệu quả học tập, rèn luyện cho HSSV phương pháp học tập mô đun chuyên
ngành được đào tạo, nhằm định hướng cho HSSV phương pháp học tập tích
cực, tự lực góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Các tác giả đã đề xuất vận
dụng các phương pháp dạy học khác nhau vào các nội dung khác nhau của
chương trình giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu
áp dụng quan điểm dạy học tích hợp lí thuyết với thực hành dạy học mô đun
Hệ thống điều hoà không khí cục bộ theo hướng nâng cao năng lực thực hiện
ở trường Cao đẳng nghề.Vì vậy, đề tài nghiên cứu này tác giả cho là cần thiết
góp phần tăng năng lực nhận thức và rèn luyện kĩ năng cho việc dạy và học,
nhằm đổi mới PPDH nâng cao chất lượng dạy và học cho mô đun Hệ thống
điều hoà không khí cục bộ, góp phần tham gia vào đổi mới phương pháp dạy
học chuyển đổi từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học,nghĩa là
HSSV làm được gì qua việc học cách vận dụng kiến thức,rèn kĩ năng hình
thành năng lực và phẩm chất, phát huy tính tự giác hoc tập của HSSV tự
mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự hướng dẫn của giảng viên của
trường giáo dục nghề nghiệp.

9



1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Tích hợp và dạy học tích hợp
Tích hợp là một khái niệm rộng, được dùng trong nhiều lĩnh vực không
chỉ dùng trong lĩnh vực lí luận dạy học.
Theo từ điển tiếng Việt tích hợp là “sự hợp nhất, sự hòa nhận, sự kết hợp” .
Theo Từ điển giáo dục học thì tích hợp là “hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực
khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy” [20]. Kế hoạch dạy học ở đây
cần được hiểu trong một phạm vi rộng, từ kế hoạch dạy học của một chương
trình đến kế hoạch dạy học của một môn học, mô đun đến kế hoạch dạy học của
bài học. Cũng theo các tác giả trên thì có hai kiểu tích hợp là tích hợp là tích hợp
dọc và tích hợp ngang với nhiều nội dung tích hợp.
Tích hợp dọc là “loại tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều
môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau” còn tích
hợp ngang là “tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập, nghiên
cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau” xung quanh một chủ đề. Từ định
nghĩa đó, một số nhà nghiên cứu sư phạm đưa ra các nội dung tích hợp như:
Tích hợp bộ môn, tích hợp chương trình, tích hợp dạy học, tích hợp học tập,
tích hợp kiến thức, tích hợp kĩ năng.
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin
(integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp
các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo
đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy [13, tr5].
Như vậy, trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các các
đối tượng dạy học trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống
nhất, hài hòa, trọn vẹn của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học.
1.2.2. Bài dạy tích hợp lí thuyết với thực hành nghề nâng cao năng lực

10



Bài dạy tích hợp là đơn vị học tập nhỏ nhất có khả năng hình thành nơi
người học cả kiến thức, kĩ năng và thái độ cần thiết để giải quyết một công
việc hoặc một phần công việc chuyên môn cụ thể, góp phần hình thành năng
lực thực hiện hoạt động nghề nghiệp của người học.
Khi xây dựng bài dạy tích hợp theo năng lực thực hiện, GV không chỉ chú
trọng nội dung kiến thức tích hợp mà còn phải xây dựng một hệ thống hoạt
động, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt SV từng bước thực hiện để hình
thành năng lực với một tiểu kĩ năng cụ thể, việc sử dụng PPDH nó gắn chặt với
hình thức tổ chức dạy học cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học mô
đun đã quy định có thể sử dụng các thiết bị học cụ tự làm khi cần thiết phù hợp
với từng tiểu kĩ năng. Bài học tích hợp nâng cao năng lực phải là một giờ học
hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kiến thức, kĩ năng chuyên môn để
giải quyết tình huống nghề nghiệp GV là người tổ chức và chỉ đạo cho SV tiến
hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới vận dụng sáng tạo kiến thức
được học vào thực tiễn nghề nghiệp.
Bài dạy tích hợp liên quan đến các thành phần sau:
- Nội dung chương trình mô đun hệ thống điều hoà không khí cục bộ;
- Phân phối chương trình mô đun;
- Giáo án tích hợp
- Đề cương bài giảng theo giáo án
- Hồ sơ kiểm tra đánh giá
- Các mô phỏng, bản vẽ, biểu mẫu sử dụng trong bài giảng
Trong đó, giáo án tích hợp là thành phần quan trọng nhất. Vì vậy, để tổ
chức dạy học tích hợp thành công GV phải thiết kế được bài dạy tích hợp phù
hợp với trình độ SV, với điều kiện thực tiễn của phòng học cụ thể của cơ sở
đào ngành nghề đó. Đối với GV giáo dục nghề nghiệp, những người trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ dạy học, hướng dẫn cho SV, thì câu hỏi quan trọng đầu


11


tiên cần làm rõ là “dạy học tích hợp là gì?” Dạy học tích hợp có phải (như
nhiều người đang hiểu) là sự kết hợp giữa dạy lí thuyết và dạy thực hành
không? hay dạy lồng ghép nhiều nội dung, hay dạy kết hợp nhiều vấn đề với
nhau, cách hiểu dạy học tích hợp trong giáo dục nghề là “sự kết hợp giữa dạy lí
thuyết và dạy thực hành” đang mang lại nhiều lúng túng cho các trường và cơ
sở giáo dục nghề. Lí do địa điểm và trang thiết bị dạy học của phòng dạy lí
thuyết và dạy thực hành rất khác nhau (phòng học chuyên môn hóa dạy lí
thuyết và xưởng thực hành dạy thực hành); đơn vị thời gian tính cho dạy lí
thuyết và thực hành cũng khác nhau (thời gian thực hiện giảng dạy lí thuyết 45
phút/tiết thực hành tính theo giờ); chương trình định thời gian dạy lí thuyết
riêng, thời gian dạy thực hành riêng,… Vậy sắp xếp vị trí dạy học, phân bố thời
gian bài học, liều lượng kiến thức, mức độ kĩ năng cho bài “dạy tích hợp lí
thuyết với thực hành nghề”. Ngay việc phân bố thời gian để dạy lí thuyết và
thời gian để dạy thực hành trong một bài dạy tích hợp thế nào cũng là một vấn
đề dễ gây lúng túng cho GV khi thiết kế bài dạy học.
Theo Xaviers Roegirs “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá
trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở
học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho
học sinh nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hoà nhập học
sinh vào cuộc sống lao động. Khoa sư phạm tích hợp làm cho quá trình học
tập có ý nghĩa”. [11 tr24]
Theo tác giả Nguyễn Văn Khải “Dạy học tích hợp tạo ra các tình
huống liên kết tri thức các môn học, đó là cơ hội phát triển các năng lực của
học sinh. Khi xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát
huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo”. [5].

12



Theo từ điển giáo dục: Dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực
khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học [4, tr 383].
Các định nghĩa trên đây đã chỉ rõ mục đích của dạy học tích hợp là
hình thành và phát triển năng lực của người học. Đồng thời cũng nêu rõ, các
thành phần tham gia tích hợp là loại tri thức hoặc các thành tố của quá trình
dạy học. Trong khi vận dụng có thể hiểu dạy học tích hợp là một phương pháp
sư phạm, trong đó người học huy động nhiều nguồn lực để giải quyết một tình
huống, một kĩ năng trong học tập.
1.2.3. Năng lực thực hiện
Năng lực thực hiện gắn liền với khả năng hành động. Năng lực hành
động là một loại năng lực, nhưng khi nói phát triển năng lực người ta cũng
hiểu đồng thời là phát triển năng lực hành động. chính vì vậy trong lĩnh vực
sư phạm nghề, năng lực còn được hiểu là: khả năng thực hiện có trách nhiệm
và hiệu quả các hành động,giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình
huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ
sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động
[12 tr6].
Trong đó, năng lực thực hiện được coi như sự tích hợp của ba thành phần
kiến thức - kĩ năng - thái độ nghề nghiệp. Hiện nay, giáo dục nghề nghiệp tại
Việt Nam đang phát triển chương trình và tổ chức hệ thống đào tạo nghề dựa
trên tiếp cận năng lực thực hiện (competency - based training approach), trong
đó, năng lực thực hiện là sự tích hợp của ba thành phần kiến thức - kĩ năng thái độ nghề nghiệp. Bởi vậy, từ góc độ tích hợp dọc, trong tình huống cụ thể
của lĩnh vực đào tạo giáo dục nghề nghiệp hiện nay, có thể coi dạy học tích
hợp là quá trình dạy học mà ở đó các nội dung, hoạt động dạy kiến thức, kĩ
năng, thái độ được tích hợp với nhau trong cùng một nội dung và hoạt động

13



dạy học để hình thành và phát triển năng lực thực hiện hoạt động nghề nghiệp
cho người học.
Chú trọng đến các thành phần tích hợp là kiến thức - kĩ năng - thái độ
không chỉ phù hợp với mục đích sư phạm của dạy học tích hợp, tiếp cận năng
lực thực hiện trong dạy các mô đun nghề mà còn tránh được những khó khăn
lúng túng không cần thiết cho giáo viên khi triển khai dạy học tích hợp các
mô đun liên quan đến nghề nghiệp người học được đào tạo.
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO
HƯỚNG NĂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HIỆN CHO SINH VIÊN
1.3.1. Cơ sở khoa học của dạy học tích hợp
Theo "Từ điển giáo dục học", Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa 2001,
quan niệm tích hợp được trình bày như sau:
- Tích hợp: Hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, dạy học, học
tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế
hoạch dạy học.
- Tích hợp liên bộ môn: Quá trình xích gần và liên kết các ngành khoa
học lại với nhau trên cơ sở của những nhân tố, những quy luật giống nhau,
chung cho các bộ môn, ngược lại với quá trình phân hoá chúng.
- Tích hợp dọc: Kiểu tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn
học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau.
Thí dụ: Tích hợp liên môn Vật lí học, Hoá học, Sinh học và Sinh thái
học; Tích hợp các môn Hình học, Đại số học và Lí thuyết tập hợp.
- Tích hợp ngang: Kiểu tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng
học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau. Ví dụ: Tích hợp
các nội dung kiến thức tiếng Việt, lịch sử, địa lí, kinh tế, văn hoá,... xung
quanh chủ đề "Đất nước tôi" hoặc tích hợp các kĩ năng nhận thức, cảm
xúc,vận động và ứng xử trong khi giảng vấn đề ô nhiễm môi trường.


14


×