Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

CHỦ đề “TUẦN HOÀN máu”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 32 trang )

CHỦ ĐỀ “TUẦN HOÀN MÁU”
I. NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ
1.1. Tên chủ đề : “Tuần hoàn máu .”
Chủ đề này gồm các bài: Bài 18;19 trong chương I, Mục B , thuộc Phần 4.
Sinh học Sinh học cơ thể sinh học 11 (ban cơ bản).
- Bài 18. Tuần hoàn máu .
- Bài 19. Tuần hoàn máu (tiếp theo)
1.2. Nội dung chi tiết của chủ đề
- Nội dung I: Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
- Nội dung II: Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật
- Nội dung III: Hoạt động của tim
- Nội dung IV: Hoạt động của hệ mạch
1.3. Thời lượng
- Thời gian tự nghiên cứu bài 18, 19 trước ở nhà: 1 tuần.
- Số tiết học trên lớp: 2 tiết.
+ Tiết 1 : Nghiên cứu nội dung I, II.
+ Tiết 2 : Nghiên cứu nội dung III, IV.
II. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1. Về kiến thức
1.1. Môn Sinh học
- Nêu được cấu tạo chung và chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn.
- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn và hệ
tuần hoàn kép.
- Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn
kép với hệ tuần hoàn đơn.
- Nêu được các khái niệm: Tính tự động của tim, chu kì tim.
- Nêu được trình tự và thời gian các pha trong một chu kì tim.
- Trình bày được cấu trúc của hệ mạch, khái niệm huyết áp, vận tốc máu.
- Nêu và giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp.
1



- Nêu và giải thích được sự biến động của huyết áp và vận tốc máu trong hệ
mạch
1.2. Môn Vật lý 8
*Bài 2: Vận tốc
- Nêu được vận tốc là gì?
- Biết được công thức tính vận tốc.
*Bài 6: Lực ma sát
- Hiểu được lực ma sát.
*Bài 7: Áp suất
- Hiểu được áp lực là gì?
- Nêu được tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào.
- Biết công thức tính áp suất.
*Bài 8: Áp suất chất lỏng - bình thông nhau.
- Hiểu được sự tôn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
1.3. Môn Toán
* Môn Toán lớp 7
- Hiểu và vận dụng được tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải toán.
* Môn Toán lớp 11
- Nêu được khái niệm thiết diện
1.4. Môn Thể dục
- Vai trò của các bài tập thể dục phát triển chung, đặc biệt là các động tác vươn
thở, tay – ngực, các bài tập chạy đối với hệ tuần hoàn.
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc tập luyện thể dục thể thao đúng cách.
- Hiểu được tầm quan trọng của luyện tập thể thao với sức khỏe của tim, huyết
áp.
2. Kỹ năng
2.1. Môn Sinh học
- Rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc, hợp tác nhóm và
làm việc độc lập với SGK thông qua việc mổ mẫu vật nghiên cứu tính tự động

của tim.
2


- Rèn luyện kỹ năng ứng xử, giao tiếp, kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn
xảy ra trong cuộc sống một cách linh hoạt thông qua việc thống kê số liệu
huyết áp của một nhóm người lớn và trẻ em.
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kỹ năng phân tích hình ảnh
để thu nhận kiến thức.
- Phát triển kỹ năng sưu tầm tư liệu, xử lý và sử dụng tư liệu, biết cập nhật
thông tin có tính thời sự.
- Đề ra được các biện pháp luyện tập thể dục, chế độ dinh dưỡng phù hợp,...để
có hệ tuần hoàn và trái tim khỏe.
2.2. Môn Vật lý
- Kỹ năng giải thích vấn đề thực tiễn về dòng chảy trong ống.
2.3. Môn Toán
- Rèn luyện kĩ năng tính toán để tính nhịp tim, thời gian các pha.
2.4. Môn Thể dục
- Biết được sức khỏe là vốn quý nhất của con người nên con người phải biết
trân trọng và bảo vệ.
- Rèn luyện thân thể phù hợp với tình trạng sức khỏe. Rèn luyện để có sức khỏe
tốt và có trái tim khỏe để sống có ích và ý nghĩa hơn.
2.6. Giáo dục kỹ năng sống
- Biết cách ứng xử, giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống
một cách linh hoạt theo chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Kỹ năng trình bày trước đám đông.
3. Thái độ
- Cẩn thận, trung thực, nhiệt tình, hợp tác trong các hoạt động tập thể.
- Nâng cao ý thức tự học, tinh thần trách nhiệm trong công việc, hình thành thái
độ yêu thích khoa hoc, yêu thích sự khám phá, tìm hiểu thế giới sinh vật và con

người.
- Nâng cao nhận thức về vấn đề ô nhiễm môi trường, tác hại của ô nhiễm môi
trường và lối sống không lành mạnh đến sức khỏe con người và sự tồn tại của
động vật.
3


- Nhận thức được tác dụng của việc luyện tập thể dục thể thao hợp lý, chế độ
dinh dưỡng phù hợp đến sức khỏe con người.
- Tuyên truyền đến mọi người xung quanh lợi ích của việc luyện tập thể dục thể
thao hợp lý, tình yêu thiên nhiên, môi trường, có thái độ nghiêm túc trong sử
dụng dinh dưỡng hợp lý.
4. Định hướng năng lực hướng tới
- Năng lực tự học: HS có thể tự lập kế hoạch học tập xây dựng mục tiêu, kế
hoạch thực hiện, phân công nhiệm vụ, sản phẩm cần hoàn thành.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện tình huống có vấn đề, nảy sinh mâu
thuẫn, đề xuất cách giải quyết.
- Năng lực giao tiếp: Hình thành năng lực giao tiếp thông qua làm việc nhóm,
tranh luận nhóm, trình bày báo cáo.
- Năng lực nhận biết phát hiện và giải quyết vấn đề dựa trên hiểu biết về cấu tạo
của các dạng tuần hoàn, cấu tạo của tim và huyết áp.
- Năng lực thu nhận và xử lí thông tin, làm các bài tập liên quan đến chu kì hoạt
động của tim.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Biết nguyên nhân và cách phòng
một số bệnh về bệnh tim mạch: Huyết áp cao, huyết áp thấp, sơ vữa động
mạch...
- Năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh, xác lập mối quan hệ giữa nhịp
tim và khối lượng cơ thể, mối quan hệ giữa huyết áp với nhịp tim, lực co tim,
khối lượng máu, độ đàn hồi của mạch máu...
- Năng lực ngôn ngữ: diễn đạt trình bày nội dung dưới nhiều hình thức khác

nhau
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
+ Giáo án, SGK, tranh hình 18.1;18.2; 18.3; 19.1, 19.2, 19.3 và 19.4 SGK, bảng
19.1, 19.2 SGK, máy chiếu.
+ Video hệ tuần hoàn của người
+ Video tính tự động của tim.
4


+ Phân nhóm học sinh chuẩn bị trước các nội dung bài học.
+ Máy đo huyết áp.
+ Đề kiểm tra.
+ Phiếu học tập và đáp án.
PHT số 1: Phân biệt HTH hở và HTH kín

Nội dung

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

Đại diện
Cấu tạo
Đường đi của
máu (bắt đầu
từ tim)
Đặc điểm
ĐÁP ÁN PHT số 1: Phân biệt HTH hở và HTH kín
Nội dung


Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

Đại diện

Đa số động vật thân mềm và

Mực ống, bạch tuộc, giun đốt,

Chân khớp

chân đầu và động vật có xương
sống

Cấu tạo

Không có mao mạch

Có mao mạch

- Máu chảy không hoàn toàn

- Máu lưu thông liên tục trong

Đường đi
của máu
(bắt đầu từ
tim)

Đặc điểm

trong mạch kín, một đoạn máu mạch kín.
tràn ra khoang cơ thể trộn lẫn - Máu chảy dưới áp lực cao hoặc
5


dịch mô.

trung bình. Tốc độ máu chảy

- Áp lực máu chảy thấp. Tốc độ nhanh
máu chảy chậm
PHT số 2: Phân biệt HTH đơn và HTH kép

Nội dung

Hệ tuần hoàn đơn

Hệ tuần hoàn kép

Đại diện
Cấu tạo tim
Số vòng tuần hoàn
Áp lực của máu chảy
trong động mạch
ĐÁP ÁN PHT số 2: Phân biệt HTH đơn và HTH kép
Nội dung
Đại diện


Hệ tuần hoàn đơn


Hệ tuần hoàn kép
ĐV có phổi như lương cư, bò
sát, chim và thú

Cấu tạo tim

Có 2 ngăn

3 hoặc 4 ngăn

Số vòng tuần hoàn

1 vòng

2 vòng

Áp lực của máu chảy

Máu chảy dưới áp lực

Máu chảy dưới áp lực cao

trong động mạch

trung bình

2. Học sinh

- SGK, nghiên cứu học liệu, chuẩn bị trước bài học theo phân công của GV.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định tổ chức lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ :

6


- Nêu các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí?Tại sao cá xương là ĐV ở nước
hh hiệu quả nhất?
- Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và
bò sát?
3. Tổ chức hoạt động học:
* Tiết 1: TUẦN HOÀN MÁU.
3.1. Hoạt động khởi động: 5 phút
a. Mục đích:
- Kích thích sự tò mò, tìm và giải quyết vấn đề liên quan đến bài học cho HS.
- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình cho HS.
b. Nội dung:
- HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày ý kiến về các vấn đề:
+ Trong cơ thể động vật và người, hệ cơ quan nào là quan trọng nhất? Giải
thích.
+ Các loài động vật có hệ tuần toàn giống nhau hay khác nhau? Tại sao?
c. Tổ chức hoạt động
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng.
- GV yêu cầu mỗi nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút, cử đại diện trình bày ý
kiến về các vấn đề:
+ Trong cơ thể động vật và người, hệ cơ quan nào là quan trọng nhất? Giải
thích.
+ Các loài động vật có hệ tuần toàn giống nhau hay khác nhau? Tại sao?

- GV dẫn dắt: Để trả lời những câu hỏi này,chúng ta cùng nghiên cứu cấu tạo và
chức năng của hệ tuần hoàn và các dạng hệ tuần hoàn ở động vật?
d. Sản phẩm:
- HS thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
* Hoạt động 1 : CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN.
a. Mục đích:
7


- HS nêu được cấu tạo hệ tuần hoàn, vai trò của từng thành phần trong hệ tuần
hoàn.
- HS nắm được chức năng của hệ tuần hoàn, hiểu được tại sao nó là hệ cơ quan
quan trọng nhất trong cơ thể.
b. Nội dung:
1. Cấu tạo chung.
- Hệ tuần hoàn gồm :
+ Dịch tuần hoàn: Máu hay hỗn hợp máu và dịch mô
+ Tim : như máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu
+ Hệ thống mạch máu : Động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
2. Chức năng của hệ tuần hoàn.
- Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các
hoạt động sống của cơ thể.
c. Tổ chức hoạt động:
- GV: cho HS xem video về hệ tuần hoàn của người và yêu cầu đại diện mỗi
nhóm trả lời hai câu hỏi:
+ Hệ tuần hoàn gồm các thành phần nào? Vai trò của từng thành phần?
+ Chức năng chung của hệ tuần hoàn?
- GV: Cho HS quan sát lại hình ảnh các thành phần của hệ tuần hoàn và chốt ý:


* Hoạt động 2 : CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN.
a. Mục đích:
8


- HS nêu được các dạng hệ tuần hoàn ở động vật.
- HS phân biệt được hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, HTH đơn và HTH
kép.
- HS trình bày được sự tiến hoá của HTH.
b. Nội dung:
* Ở động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào :
- Chưa có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.
*Ở động vật đa bào có kích thước cơ thể lớn: Có hệ tuần hoàn

1. Hệ tuần hoàn hở.
- Động vật : Có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp
- Đặc điểm :
+ Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở
đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô. Máu tiếp
xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.
+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
2. Hệ tuần hoàn kín.
- Động vật : Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương
sống.
- Đặc điểm :
+ Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua
mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành
mao mạch.
+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu
chảy nhanh.

- Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật
có phổi).
9


c. Tổ chức hoạt động:
- GV cho HS quan sát các hình ảnh, yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành
PHT số 1: Phân biệt HTH hở và HTH kín

HTH hở

HTH kín

- GV cho HS quan sát các hình ảnh, yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành
PHT số 2: Phân biệt HTH đơn và HTH kép

HTH đơn

HTH kép

- GV đặt câu hỏi:
10


+ Nhận xét ưu điểm của HTH kín so với HTH hở? HTH kép so với HTH
đơn?
- GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận và trình bày chiều hướng tiến hoá của
HTH ở động vật theo các nội dung:
- Cấu tạo cơ quan tuần hoàn
- Tốc độ vận chuyển máu

- Sự pha trộn của máu
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- HS hoàn thành PHT số 1, PHT số 2.
- HS trả lời các câu hỏi, GV nhận xét,bổ sung:
+ Ưu điểm HTH kín: áp lực đẩy máu trung bình hoặc cao → vận tốc nhanh và
máu đi xa hơn → máu đến các cơ quan nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu trao đổi
chất cao của cơ thể.
+ Ưu điểm HTH kép: áp lực đẩy máu rất lớn → vận tốc nhanh và máu đi xa
hơn → tăng hiệu quả cung cấp O 2 và chất dinh dưỡng cho TB, đồng thời, thải
nhanh chất thải ra ngoài.
- HS trình bày được chiều hướng tiến hoá của HTH nhưng chưa hoàn chỉnh
- GV nhận xét,bổ sung:
1- Cấu tạo cơ quan tuần hoàn:
-Từ chưa có hệ tuần hoàn à có hệ tuần hoàn hở à có hệ tuần hoàn kín ( tuần
hoàn đơn, tuần hoàn kép )
2- Tốc độ vận chuyển của máu:
-Từ máu chảy chậm à máu chảy dưới áp lực trung bình à máu chảy áp lực
cao.
3- Sự pha trộn của máu:
-Máu trộn lẫn dịch mô à máu đi nuôi cơ thể là máu pha à máu đi nuôi cơ
thể là máu giàu O2 .
3.3. Hoạt động củng cố, luyện tập:
1. Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở?
11


2. Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần
hoàn kín?
Câu 3: Cấu tạo chung của hệ tuần hoàn gồm:
A. Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch

B. Tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn
C. Tim, hệ mạch, máu
D. Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch, máu
Câu 4: Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở theo thứ tự là:
A. Động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, tim
B. Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch, tim
C. Động mạch, khoang cơ thể, tĩnh mạch, tim
D. Động mạch, tĩnh mạch, khoang cơ thể, tim
Câu 5: Nhóm động vật KHÔNG có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu
CO2 ở tim:
A. Cá xương, chim, thú
B. Lưỡng cư, thú
C. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú
D. Lưỡng cư, bò sát, chim
3.4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các câu
hỏi sau:
Câu 6: Tại sao côn trùng hoạt động tích cực nhưng có HTH hở?
Câu 7: Cùng là ĐV có xương sống, vì sao ở cá tồn tại hệ tuần hoàn đơn
trong khi chim, thú tồm tại hệ tuần hoàn kép?
Câu 8: Giải thích tại sao hệ tuần hoàn hở thích hợp cho ĐV có kích thước cơ
thể nhỏ và hoạt động chậm? Vì sao các ĐV CXS kích thước cơ thể lớn cần
phải có hệ tuần hoàn kín?
* Tiết 2: TUẦN HOÀN MÁU (tiếp theo).
3.1. Hoạt động khởi động:
a. Mục đích:
- Tạo không khí sôi động, hứng thú cho HS.
12


- Củng cố một số kiến thức của bài cũ.

- Tạo sự tò mò, hứng thú nghiên cứu bài học mới.
b. Nội dung:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng.
- Kiểm tra kiến thức bài cũ liên quan đến bài mới: Vai trò của tim, các loại mạch
máu.
c. Tổ chức hoạt động: Tổ chức trò chơi cặp đôi hoàn hảo (3 phút)
- GV chuẩn bị một số giấy in chữ to: Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch,
ghi vai trò của các loại mạch máu, của tim.
- Chọn 4 HS nữ đứng trên bục giảng, cho 4 HS nam bên dưới nhận tờ giấy ghi
đặc điểm tương ứng, HS chọn đúng bạn gái.
- GV đặt vấn đề: Bài trước chúng ta đã nắm được vai trò của tim và các loại
mạch máu trong hệ tuần hoàn. Vậy chúng có cấu trúc và hoạt động như thế nào
để tạo nên sự tuần hoàn máu? Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài học hôm nay.
Trước hết các nhóm thảo luận nhanh và đưa ra ý kiến các câu hỏi sau đây:
+ Khi tim ngừng đập thì cơ thể sẽ chết. Vậy khi tim tách khỏi cơ thể có ngừng
đập ngay hay không?
+ Tại sao tim có thể đập nhịp nhàng như thế?
+ Tại sao huyết áp có hai chỉ số?
+ Huyết áp phụ thuộc vào các yếu tố nào?
d. Sản phẩm:
- HS trả lời các câu hỏi nhưng chưa hoàn thiện.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
* Hoạt động 1 : HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
a. Mục đích:
b. Nội dung:
III. Hoạt động của tim
1. Tính tự động của tim

Khái niệm
Nguyên nhân


Là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim.
Do hệ dẫn truyền tim
13


Cơ chế

Nút xoang nhĩ tự phát xung điện → cơ tâm nhĩ → tâm nhĩ co →

nút nhĩ thất → bó His → mạng puôc-kin → tâm thất co.
2. Chu kỳ hoạt động của tim
+ KN chu kì tim: là 1 lần co và dãn nghỉ của tim.
+ Mỗi chu kì tim: bắt đầu từ pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất →pha giãn
chung.
VD: Ở người, 1chu kỳ tim là 0,8s trong đó tâm nhĩ co 0,1s; tâm thất co 0,3s;
giãn chung 0,4s.
+Nhịp tim: là số chu kỳ tim trong 1 phút.
VD: ở người nhịp tim trung bình là 75 lần/phút
+ Nhịp tim ở các loài ĐV khác nhau. ĐV có kích thước càng nhỏ thì tim đập
càng nhanh và ngược lại.
c. Tổ chức hoạt động:
- GV cho HS xem video về tính tự động của tim. Yêu cầu HS trả lời các câu
hỏi:
+ Thế nào là tính tự động của tim?
+ Giải thích tính tự động của tim?

- GV yêu cầu các nhóm sắp xếp thứ tự hoạt động của hệ dẫn truyền tim vào
giấy trong 1 phút?
- HS: Nút xoang nhĩ tự phát xung điện  cơ tâm nhĩ  tâm nhĩ co  nút

nhĩ thất  bó His  mạng puôc-kin  tâm thất co.
- GV hướng dẫn HS đếm và ghi lại nhịp tim của mình. Nhịp tim là số chu kì
tim trong 1 phút.
14


Nhịp tim

Chu kì tim

- GV yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi:
+ Chu kì tim là gì? Các pha trong chu kì tim?
- GV yêu cầu HS tính thời gian cho 1 chu kì tim, thời gian cho mỗi pha trong
chu kì tim của chính mình.
- GV đặt câu hỏi: Có HS nào có nhịp tim < 60 lần/phút; >100 lần/phút? Triệu
chứng kèm theo?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV đưa ra tình huống: Nếu nhịp tim của người nhanh(>100) hoặc
chậm(<60) có ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?
- GV chốt vấn đề:
+ Tim đập nhanh(>100 lần/phút): Khó thở; chóng mặt; mệt mỏi; nhịp thở bất
thường; đau ngực; đầu óc quay cuồng; ngất xỉu.
+ Tim đập chậm (<60 lần/phút): Sắp ngất hoặc ngất xỉu (ngất); chóng mặt; yếu
ớt; mệt mỏi; khó thở; đau ngực; lú lẫn hoặc các vấn đề về trí nhớ; dễ bị mệt mỏi
trong hoạt động thể lực.
- GV nêu câu hỏi: Giải thích tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt
mỏi?
- QS bảng sau và nhận xét mối quan hệ giữa nhịp tim và kích thước cơ thể
của một số loài thú?


15


Động vật

Nhịp tim/phút

Voi
Trâu

25 - 40
40 – 50


Lợn
Mèo

50 – 70
60 – 90
110 – 130

Chuột
- HS nêu nhận xét

720 - 780

- GV hoàn thiện kiến thức: SV có kích thước càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn "
nhiệt lượng mất vào mt càng nhiều " chuyển hóa tăng " nhịp tim phải nhanh
để đáp ứng nhu cầu oxi cho chuyển hóa.
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh:

- HS tự tính thời gian 1 chu kì tim, mỗi pha trong chu kì tim.
- Các nhóm trao đổi và trả lời các câu hỏi.

* Hoạt động 2 : HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH
a. Mục đích:
- Nêu được cấu trúc của hệ mạch,
b. Nội dung:
1.Cấu trúc của hệ mạch
- Hệ mạch bao gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh
mạch.
+ Động mạch: ĐM chủ -> ĐM nhánh → tiểu ĐM, thành dày→đàn hồi cao →
chịu được áp lực lớn.
+ Tĩnh mạch: Tiểu TM → TM nhánh -> TM chủ, lòng mạch rộng, có van tĩnh
mạch chỉ cho máu chuyển một chiều về tim.
+ Mao mạch: nối giữa tiểu ĐM và tiểu TM, thành rất mỏng, gồm 1 lớp TB xếp
không sít nhau, lòng mạch hẹp đủ cho hồng cầu di chuyển theo 1 hàng →dễ
dàng trao đổi chất với các tế bào.
16


2. Huyết áp(HA)
- KN: Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
- Phân loại:
+ Huyết áp tâm thu (HA tối đa) ứng với lúc tim co đẩy máu vào động mạch.
+ Huyết áp tâm trương (HA tối thiểu) ứng với lúc tim dãn
+ VD: ở người HA 110/70 mmHg
- Các nhân tố ảnh hưởng: là các tác nhân làm thay đổi nhịp tim và lực co tim,
khối lượng máu, độ quánh máu, sự đàn hồi mạch máu.
- Biến động HA trong hệ mạch: Từ ĐM chủ →TM chủ huyết áp giảm dần trong
hệ mạch. Do ma sát của máu với thành mạch và ma sát giữa các phân tử máu.

3. Vận tốc máu
- KN: Là tốc độ máu chảy trong một giây
- Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch và tỉ lệ
thuận với chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
+ Vận tốc máu giảm dần theo chiều: động mạch →tĩnh mạch→mao mạch
c. Tổ chức hoạt động:
1. Cấu trúc của hệ mạch
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh, điền từ vào ô cho phù hợp về cấu
trúc của hệ mạch máu?(ghi ra giấy A4)
4
1

5

7

6

2
3

- GV bố sung:
+ ĐM chủ -> ĐM nhánh → tiểu ĐM
17


+ Tiểu TM → TM nhánh -> TM chủ
+ MM nối giữa tiểu ĐM và tiểu TM.
- GV đặt vấn đề: Những yếu tố nào giúp dòng máu chảy liên tục, theo một
chiều trong hệ mạch?

- GV cho HS xem video về “hệ tuần hoàn cơ bản ở người”.
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện: Lực đẩy của tim, sự co dãn của động mạch, van tĩnh mạch.

2. Huyết áp:
- GV đo huyết áp cho 3 HS: nhịp tim bình thường, nhịp tim chậm, nhịp tim
nhanh.
- GV yêu cầu 4 nhóm chuẩn bị câu hỏi và ghi vào giấy trong 3 phút rồi dán
lên bảng và trình bày:
+ Nhóm 1: 1. Huyết áp là gì? Tại sao huyết áp có hai chỉ số ? Hai chỉ số đó
là gì?
2. Yếu tố nào thay đổi huyết áp?
+ Nhóm 2: 3. Tại sao khi tim đập nhanh, mạnh thì huyết áp tăng, tim đập
chậm, yếu thì huyết áp giảm?
4. Tại sao khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 19.3 và số liệu trong bảng 19.2

18


Loại mạch ĐM
chủ
Huyết áp

ĐM

Tiểu ĐM

MM


lớn

120-140 110-125

40-60

20-40

Tiểu

TM

TM

chủ

10-15

0

(mmHg)
+ Nhóm 3: Nêu và giải thích sự biến động của huyết áp trong hệ mạch?
+ Nhóm 4: Triệu chứng, hậu quả, cách bảo vệ sức khoẻ cho người bị huyết
áp cao, huyết áp thấp?( Tích hợp kỹ năng sống)
Bệnh HA
Huyết áp cao

Triệu chứng
HA tối
đa


Hậu quả
> Dễ gây vỡ mạch máu, xuất huyết não ở

150mmHg, kéo dài
người già.
Huyết áp thấp HA tối
đa
< Cung cấp máu cho não kém, dễ bị ngất.
80mmHg, kéo dài
3. Vận tốc máu:
*Tích hợp vật lý
- GV: Thế nào là vận tốc máu?
- GV: Thông thường, vận tốc của dòng chảy (VD: nước chảy trong đường ống)
phụ thuộc vào những yếu tố nào? Từ đó cho biết vận tốc máu trọng hệ mạch
phụ thuộc những yếu tố nào?
- GV: Phân biệt tiết diện mạch và tổng tiết diện mạch? So sánh tổng tiết diện
của các loại mạch?

19


- GV yêu cầu các nhóm HS quan sát hình 19.4 SGK và hình ảnh chiếu, trả lời
các câu hỏi lệnh SGK và ghi nhanh ra giấy:
+ Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?
+ Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch?
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- HS làm việc nhóm và trả lời được câu hỏi.
- HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
3.3. Hoạt động củng cố, luyện tập: 5-7 phút

a.Mục đích:
- Củng cố lại những kiến thức cơ bản đã học về hoạt động của tim, hoạt động
của hệ mạch.
b. Nội dung:
- HS trả lời 5 câu hỏi bằng giấy (hoặc các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án ra giấy
hoặc cho HS trả lời trực tiếp)
b. Tổ chức hoạt động:
- GV chuẩn bị câu hỏi cho mỗi hs tự làm sau đó cho HS chấm chéo nhau.
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
3

1
- Bài kiểm tra đánh
giá của HS.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ KIẾN THỨC TUẦN HOÀN MÁU
Câu 1: Điền tên các thành phần cấu tạo của hệ dẫn truyền tim ?
2
20
4


Câu 2: Chu kì hoạt động của tim
1. là một lần co và dãn nghỉ của tim;
2. gồm ba pha: pha co tâm nhĩ -> pha co tâm thất -> pha dãn chung;
3. là một lần co của tâm nhĩ và tâm thất;
4. bắt đầu từ co tâm thất -> dãn chung -> co tâm nhĩ;
Số các nhận định đúng về chu kì hoạt động của tim là
A. 1; 2.


B. 1; 4.

C. 2; 3.

D. 3; 4.

Câu 3: Điều không đúng khi nói về đặc tính của huyết áp là:
A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn
B. Tim đập nhanh và mạch làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp
hạ
C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm
D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các
phần tử máu với nhau khi vận chuyển
Câu 4. Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ
A. Động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch
B. Tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động
mạch
C. Động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch
D. Mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch
Câu 5: Điều nào sau đây đúng khi nói về đặc tính của vận tốc máu là:
A. Vận tốc máu giảm dần từ động mạch, đến mao mạch rồi tĩnh mạch.
21


B. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch.
C. Là tốc độ máu chảy trong một phút.
D. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ nghịch với chênh lệch huyết áp giữa hai
đầu đoạn mạch.
3.4. Hoạt động vận dụng mở rộng: Chuẩn bị ở nhà
a. Mục đích:

- Giúp HS tự học, tự tìm hiểu về các nội dung kiến thức mở rộng, liên hệ thực
tế.
b. Nội dung:
- HS tìm hiểu thêm về các bệnh phổ biến ở người liên quan đến tim mạch.
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu và trả lời một số câu hỏi:
+ Câu 1: Tại sao thể tích hồng cầu trong TM (40,4% V máu) lớn hơn thể
tích hồng cầu trong ĐM( 40%)?
+ Câu 2: Để nâng cao thành tích thi đấu thể dục thể thao, một số vận động
viên trước khi thi đấu chọn vùng núi cao làm địa điểm tập luyện. Cho biết
điều này có lợi ích gì với vận động viên?
+ Câu 3: Tại sao bệnh HA cao có thể dẫn đến suy tim, phì đại cơ tim?
c. Tổ chức hoạt động:
- Các nhóm tìm hiểu về bốn bệnh phổ biến liên quan đến tim mạch. (đã chuẩn
bị ở nhà)
+ Nhóm 1: Bệnh sơ vữa động mạch.
+ Nhóm 2: Bệnh hở van tim.
+ Nhóm 3: Bệnh tim bẩm sinh.
+ Nhóm 4: Bệnh huyết áp cao, huyết áp thấp.
- Các nhóm chuẩn bị câu hỏi thắc mắc trao đổi với các nhóm còn lại.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu các câu hỏi trên.
d. Dự kiến sản phẩm:
- Tư liệu về các bệnh của các nhóm.

22


BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
I.CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
1.Mức nhận biết:
Câu 1. Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là

A. Tìm → Động mạch→ khoang cơ thể→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp
máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim
B. Tìm→ động mạch→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu→ dịch mô→
khoang cơ thể→ tĩnh mạch→ tim
23


C. Tim→ động mạch→ hỗn hợp máu - dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi
chất với tế bào→ tĩnh mạch→ tim
D. tim→ động mạch→ quang cơ thể→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→
tim
Câu 2. Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. Cao, tốc độ máu chảy nhanh
B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh
D. Cao, tốc độ máu chạy chậm
Câu 3. Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là
A. Tim → Động mạch→ tĩnh mạch→ mao mạch→ tim
B. Tim → động mạch→ mao mạch→ tĩnh mạch→ tim
C. Tim → mao mạch→ động mạch→ tĩnh mạch→ tim
D. Tim → động mạch→ mao mạch→ động mạch→ tim
Câu 4. Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thực hiện chức năng
A . Vận chuyển chất dinh dưỡng
B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết
C. tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp
D. vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết
Câu 5. Trong các loài sau đây:
(1) tôm

(2) cá


(3) ốc sên

(5) trai

(6) bạch tuộc

(4) ếch

Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào?
A. (1), (3) và (5)

B. (1), (2) và (3)

C. (2), (5) và (6)

D. (3), (5) và (6)

Câu 6. Mao mạch là những
A. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu
hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào
B. Mạch máu rất nhỏ, nối liền tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch, đồng thời là
nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào
24


C. Mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao
đổi chất giữa máu và tế bào
D. Điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến
hành trao đổi chất giữa máu với tế bào

Câu 7. Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. cao, tốc độ máu chảy chậm
B. thấp, tốc độ máu chảy chậm
C. thấp, tốc độ máu chảy nhanh
D. cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
Câu 8. Hệ tuần hoàn kín có ở những động vật nào?
(1) Tôm (2) mực ống
(5) trai

(6) bạch tuộc

A. (1), (3) và (4)

(3) ốc sên

( 4) ếch

(7) giun đốt

B. (5), (6) và (7)

C. (2), (3) và (5) D. (2), (4), (6) và (7)

Câu 9. Trong hệ tuần hoàn kín
A. máu lưu thông liên tục trong mạch kín ( từ tim qua động mạch, mao mạch,
tĩnh mạch và về tim)
B. tốc độ máu chạy chậm, máu không đi xa được
C. máu chảy trong động mạch với áp lực thấp hoặc trung bình
D. màu đến các cơ quan chậm nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao
đổi chất

Câu 10. Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự:
A. Nút xoang nhĩ → tâm nhĩ co -> nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin →
tâm thất co
B. Nút nhĩ thất → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó His → mạng Puôckin →
các tâm nhĩ, tâm thất co
C. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → mạng Puôckin → bó His →
các tâm nhĩ, tâm thất co
D. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin →
các tâm nhĩ, tâm thất co
2. Mức thông hiểu:
25


×