Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Dạy học tác phẩm rừng xà nu của nguyễn trung thành theo hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 36 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
1.1. Trong các đại hội IX, X, XI của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 29 – NQ/TW của
Trung ương Đảng, khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho
giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội”. Đây là quan điểm được đặt ở vị trí đầu tiên trong 7 quan
điểm về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thể hiện tinh thần nhất quán
của Đảng ta là xác định giáo dục và đào tạo không chỉ là quốc sách hàng đầu mà còn là
một trong những kế sách được ưu tiên đi trước tạo tiền đề, động lực thúc đẩy các lĩnh
vực khác phát triển. Trên cơ sở Nghị quyết số 29 – NQ/TW, Đại hội XII của Đảng
cũng đã xác định phương hướng, nhiệm vụ cho giáo dục và đào tạo và một trong 8 vấn
đề lớn, trọng tâm đó là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến
thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành,
lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội”. Trọng tâm là “... đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đạo
tạo, phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu trong những năm tới, tạo ra chuyển biến căn
bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo làm cho giáo dục đào tạo thật sự
là quốc sách hàng đầu, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ
quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội, yêu cầu
của hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”. Nghị quyết cũng đã khẳng định
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng
tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn
lên...”; “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền
thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy, sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các

1



phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, tự nghiên cứu
của học sinh”.
Nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu bức thiết của xã hội ngày nay, nó
được xem là sự sống còn có tác động mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn
lực cho sự phát triển xã hội. Vì thế vấn đề chất lượng dạy học đã và đang trở thành
mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và toàn
xã hội. Điều 27, Luật Giáo dục (2005): “Mục tiêu của Giáo dục phổ thông là giúp học
sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản,
phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn
bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáo dục đó là đổi
mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học theo định
hướng tăng cường hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh.
1.2. Môn học Ngữ văn là bộ môn thuộc nhóm Khoa học xã hội, dạy về ngôn ngữ và
tác phẩm văn chương nhằm hình thành kĩ năng đọc, viết và hoàn thiện nhân cách nhân
phẩm ở con người. Đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự
phát triển tư duy của con người. Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc
giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Lênin từng nói “Không có văn
chương thì sẽ không bao giờ có sự tìm tòi của con người về chân lý”. Qua đó ta cũng
hiểu rằng, văn chương chân chính luôn làm giàu thêm tình cảm của con người, giáo
dục con người hướng đến cái đẹp và làm đẹp cho cuộc sống. Và, nhà văn M.Gorki
cũng từng nói “Văn học là nhân học”. Điều đó có thể hiểu, văn học bồi dưỡng, nuôi
nấng cho tâm hồn, nhân cách mỗi con người, giúp chúng ta biết đâu là cái đáng yêu,
đáng ghét, biết những gì là đẹp đẽ để trân trọng, những gì là xấu xa thì tố cáo, loại trừ.
Trong thời đại ngày nay, môn học Ngữ văn càng có vai trò quan trọng hơn trong nhiệm
vụ giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, nhất là trước đời sống công
nghệ ngày đang thay thế dần rất nhiều thứ khác.
Học tốt môn Ngữ văn là điều kiện để học các môn học khác. Mỗi cuốn sách

giáo khoa là tập hợp các văn bản thông tin khoa học. Muốn học tốt các môn học khác
trước hết phải đọc hiểu văn bản trong sách giáo khoa, mỗi môn học phải có một cách

2


đọc riêng nhưng tất cả đều có yêu cầu chung giống nhau là phải hiểu văn bản đó nói
gì. Chính vì thế mà ở một số nước tiên tiến trên thế giới yêu cầu Chuẩn chung của giáo
dục là yêu cầu đọc hiểu không chỉ trong môn ngữ văn (Language arts) mà còn cả trong
môn Lịch sử/ Khoa học xã hội, Toán và Khoa học kĩ thuật.
Trong dạy và học, để giúp người học hiểu được vai trò, giá trị của văn chương
điều quan trọng phải có phương pháp dạy và học tích cực. Trong những năm gần đây,
với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là công nghệ thông tin luôn đòi hỏi
người học phải nắm bắt thông tin kịp thời, tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo.
Đồng thời đòi hỏi người thầy phải tìm ra những phương pháp mới, áp dụng các
phương tiện hiện đại trong quá trình dạy học.
1.3. Như chúng ta đã biết, trong chương trình Ngữ văn lớp 12 truyện ngắn chiếm một
lượng không nhỏ, đặc biệt là truyện ngắn hiện đại. Cùng với đó, yêu cầu đáp ứng trong
kỳ thi THPTQG kiến thức chủ yếu ở chương trình lớp 12. Như thế, làm chủ mảng
truyện ngắn là làm chủ phần văn xuôi cốt yếu nhất của chương trình. Việc khai thác,
tìm hiểu, khám phá truyện ngắn một cách đúng đắn, hiệu quả vẫn đang là một vấn đề
trăn trở đối với giáo viên và học sinh. Để hiểu đúng và khai thác đúng hơn bao giờ hết
học sinh phải hiểu đúng quan niệm, đặc trưng của truyện ngắn, và quan trọng hơn học
sinh phải có niềm say mê môn học, yêu thích và biết cách đọc truyện ngắn. Vì vậy, áp
dụng phương pháp dạy học tác phẩm theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
là một vấn đề mới nhưng hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với lĩnh vực truyện ngắn.
Song xuất phát từ mục tiêu giáo dục, từ nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục về tiếp tục
thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện; xuất phát từ thực tiễn cụ thể trong giảng dạy tác
phẩm văn học trong nhà trường, từ đề tài: “Dạy học tác phẩm “Rừng xà nu” của
Nguyễn Trung Thành theo hướng phát triển năng lực học sinh” được triển khai và

bước đầu thu được hiệu quả nhất định trên đối tượng học sinh. Hi vọng đề tài sẽ góp
một phần nhỏ vào tư liệu giảng dạy, hồ sơ giảng dạy của giáo viên Ngữ Văn, giúp khai
thác tích cực người học, để người học được tự do trải nghiệm với tác phẩm văn học, từ
đó tăng thêm hứng thú cho người học đối với bộ môn Ngữ Văn.
2. Tên sáng kiến:
“Dạy học tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành theo hướng
phát triển năng lực học sinh”

3


3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Lợi
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thái Học, Phường Khai Quang,
Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0986150886

E_mail:

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả sáng kiến.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng trong công tác giảng dạy của bộ môn Ngữ Văn mà trọng tâm là phân
môn Đọc Văn của chương trình Ngữ Văn lớp 12.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 18 tháng 1 năm
2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận:
1.1. Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp trong tổ chức hoạt động học

của học sinh:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung
ương số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Giáo dục phổ thông trong phạm vi
cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục: từ mục tiêu chủ yếu trang bị
kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; từ nội dung nặng tính
hàn lâm sang nội dung có tính thực tiễn cao; từ phương pháp truyền thụ một chiều
sang phương pháp dạy học tích cực; từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếu sang kết
hợp đa dạng các hình thức dạy học trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường,
giáp mặt và trên mạng; từ hình thức đánh giá tổng kết là chủ yếu sang coi trọng đánh
giá trên lớp và đánh giá quá trình; từ giáo viên đánh giá học sinh là chủ yếu sang tăng

4


cường việc tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh. Như vậy, khác với dạy học
định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là tổ chức
cho học sinh hoạt động học. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức,
giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách
hợp lí, sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Quá trình dạy học là quá
trình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất giữa giáo
viên, học sinh và tư liệu hoạt động dạy học.
Đặc trưng của việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và học sinh là:
+ Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp học
sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri
thức được sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này, giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học
sinh tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới,
vận dụng kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc thực tiễn.

+ Chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để họ biết cách
đọc sách giáo khoa và tài liệu học tập, biết tự tìm những kiến thức đã có, biết suy luận
và phát hiện kiến thức mới...
+ Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm
tạo điều kiện cho học sinh “nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”.
+ Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình
dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Chú trọng phát triển kĩ năng tự đánh giá
và đánh giá lẫn nhau của học sinh.
1.2. Khái niệm về dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực học sinh:
+ Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái
độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa
dạng của cuộc sống. Năng lực gồm có các năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng
lực chung là năng lực cơ bản, cần thiết như: năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn
đề; năng lực sáng tạo; năng lực quản lý; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực
sử dụng CNTT và TT; năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực tính toán.... Còn năng lực
đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng
lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên.
+ Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh là
chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện

5


năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo
dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
1.3. Một số kỹ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh:
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh
phải rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà
học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động,

hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh, đảm bảo cho tất cả học sinh
tiếp nhận và sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh được khuyến khích hợp tác với nhau
khi thực hiện nhiệm vụ học tập, ghi chép đầy đủ các ý kiến thảo luận vào vở, biết phân
loại những ý kiến giống nhau được thống nhất và những ý kiến khác nhau không được
thống nhất để cuối cùng đưa ra ý kiến trình bày kết quả hoạt động (báo cáo) theo yêu
cầu nhiệm vụ của bài học; giáo viên cần phát hiện kịp thời những khó khăn của học
sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không để xẩy ra tình trạng học sinh bị
bỏ quên trong quá trình dạy học.
+ Báo cáo kết quả và thảo luận: Yêu cầu về hình thức báo cáo phải phù hợp với
nội dung học tập và kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng; sau khi báo cáo kết quả
hoạt động học của học sinh hoàn tất, giáo viên cần khuyến khích cho học sinh trao đổi,
thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một
cách hợp lí.
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh
trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ; nhận xét về quá trình thưc hiện
nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã
học được thông qua hoạt động.
1.4. Kế hoạch bài học:
Tiến trình tổ chức hoạt động học của học sinh trong mỗi bài học cần được thiết
kế thành các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của các phương pháp dạy học tích
cực như kỹ thuật chia nhóm; kỹ thuật nêu câu hỏi; kỹ thuật giao nhiệm vụ; kỹ thuật
khăn trải bàn; kỹ thuật các mảnh ghép; kỹ thuật học tập hợp tác...
Các hoạt động của học sinh trong mỗi bài học được thiết kế như sau:
+ Hoạt động khởi động
+ Hoạt động hình thành kiến thức mới
+ Hoạt động luyện tập
+ Hoạt động vận dụng
+ Hoạt động tìm tòi mở rộng


6


2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Thực tiễn của đổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng
phát triển năng lực:
Trong những năm qua hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở cấp THPT đã
được quan tâm, tổ chức và thu được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên cách tiếp cận
mục tiêu theo chương trình giáo dục hiện hành chủ yếu là trang bị kiến thức, cùng với
những hạn chế về năng lực thực hiện của giáo viên và hạn chế trong công tác quản lý
của các nhà trường nên hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông
chưa mang lại kết quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp chủ đạo
của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối
hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy
tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều.
2.2. Thực tiễn dạy - học truyện ngắn nói chung và tác phẩm “Rừng xà nu” nói
riêng:
2.2.1. Khái quát về truyện ngắn:
Nếu tiểu thuyết thường là “hình thức tự sự cỡ lớn”, miêu tả cuộc sống trong quá
trình phát triển, với một cấu trúc phức tạp, với nhiều số phận, tính cách đan xen thì
truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, có khi chỉ thể hiện một bước ngoặt, một sự kiện
hay một tâm trạng nào đó của nhân vật. Nguyễn Minh Châu cũng từng xác nhận “Nếu
tiểu thuyết là một đoạn của dòng đời thì truyện ngắn là một cái mặt cắt của dòng đời”.
Nguyễn Công Hoan trong “Đời viết văn của tôi” (NXB Văn học, 1971) có viết:
“Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với
sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu, dùng tiếng có cân nhắc (…).
Muốn truyện ấy là truyện ngắn, chỉ nên xoay quanh chủ đề ấy thôi”. Còn nhà văn
Nguyễn Trung Thành, tác giả của truyện ngắn “Rừng xà nu” đã bàn về truyện ngắn
một cách khá toàn diện và sâu sắc: “Truyện ngắn ngắn vì nó là tác phẩm nghệ thuật

chưng cất chứ không phải là nguyên liệu thô”; “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn,
do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là điểm huyệt (…). Truyện ngắn điểm huyệt
hiện thực bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu
nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hằng ngày. Nhìn chung mỗi truyện
ngắn bao giờ cũng được xây dựng trên một tình huống, khai thác tình huống ấy”.
Nhận diện về thể loại truyện ngắn đã có nhiều ý kiến khác nhau, chung quy các
ý kiến thường xoáy vào các bình diện chính như: dung lượng, cốt truyện, nhân vật, chi
tiết, tình huống, ngôn ngữ.... để khái quát thành đặc trưng của truyện ngắn. Theo TS.

7


Chu Văn Sơn, việc phân định truyện ngắn có thể dựa vào hai tiêu chí chính là dung
lượng và thi pháp. Giữa hai tiêu chí đó, “dung lượng” là tiêu chí cần nhưng chỉ là thứ
yếu, “thi pháp” mới là tiêu chí chính, chủ yếu, cụ thể là:
+ Về dung lượng: truyện ngắn được xem là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, chủ yếu
được viết bằng văn xuôi. Nhân vật không nhiều, tình tiết và chi tiết đời sống cũng
không nhiều
+ Về thi pháp: ngoài những yếu tố như cốt truyện, lối trần thuật, ngôn ngữ,
nhân vật... thì tình huống truyện được xem như hạt nhân thể loại của truyện ngắn.
Như vậy, nếu xét về tiêu chí chính, chủ yếu của truyện ngắn là thi pháp thì
truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành rất thành công trong việc xây
dựng hình tượng. Thông qua những hình tượng trong tác phẩm, nhà văn giúp người
đọc thấy được vẻ đẹp sử thi và nét đặc sắc Tây Nguyên. Do đó, tìm hiểu tác phẩm
“Rừng xà nu” đòi hỏi phải xuất phát từ thi pháp truyện ngắn và hơn bao giờ hết phải
tìm hiểu giá trị tác phẩm thông qua hình tượng được xây dựng trong tác phẩm.
2.2.2. Thực tiễn dạy – học truyện ngắn nói chung và tác phẩm “Rừng xà nu” nói
riêng trong trường phổ thông:
Trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12, truyện ngắn chiếm dung lượng khá
lớn, tuy nhiên việc tiếp cận truyện ngắn nhìn chung vẫn chỉ dừng ở việc khai thác bố

cục, cốt truyện, nhân vật. Trong các giờ học, học sinh chủ yếu chỉ dừng lại ở việc tiếp
nhận sự truyền thụ kiến thức từ giáo viên, có chăng việc chủ động tìm tòi, khám phá,
sáng tạo của học sinh là rất ít, vì thế tạo niềm hứng khởi, say mê của học sinh đối với
môn học là rất hạn chế. Hơn nữa chưa xác định được phương pháp tiếp cận truyện
ngắn phù hợp sẽ không nắm bắt được ý đồ sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Tuy nhiên
để học sinh tiếp thu bài học một cách hiệu quả thì giáo viên cần giảng dạy truyện ngắn
theo nhiều cách khác nhau, bởi thực tế không phải truyện ngắn nào cũng như nhau,
cũng có cách khai thác giống nhau. Vì thế cần nắm bắt được nét đặc thù của thể loại
truyện ngắn nói chung và của từng truyện ngắn nói riêng để có cách khai thác hợp lí.
Trên cơ sở đó, giáo viên cần biết tổ chức hoạt động học giúp học sinh tiếp nhận tác
phẩm một cách chủ động, sáng tạo dựa trên những phương pháp dạy học tích cực, nhất
định giờ học sẽ mang lại hiệu quả cao.
Truyện ngắn “Rừng xà nu” là một thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một
khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học
nói chung cũng như tác giả Nguyễn Trung Thành nói riêng liệt kê tác phẩm này vào
“Truyện ngắn tiểu thuyết hóa”. Trong tiểu luận “Nói về truyện ngắn”, Nguyên Ngọc

8


đã khẳng định: “cần coi truyện ngắn là bộ phận của tiểu thuyết nói chung”. Và chính
nhà văn đã viết một “truyện ngắn tiểu thuyết hóa” tiêu biểu trong thời kỳ chống Mỹ
cứu nước: “Rừng xà nu”. Khi đánh giá tác phẩm này, các nhà nghiên cứu xếp nó vào
khuynh hướng sử thi hóa và lãng mạn hóa của văn học thời kỳ chiến tranh nói chung,
thể loại truyện ngắn nói riêng. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công trong việc
giảng dạy tác phẩm này. Vì thế, vận dụng phương pháp và kỹ thuật hiện đại trong việc
tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, cùng với việc khai thác tác phẩm phù hợp với
đặc thù của truyện ngắn “Rừng xà nu” sẽ mang lại hiệu quả nhất định.

PHẦN HAI: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM


Ngày soạn

Ngày giảng

Tiết

Lớp

Vắng

12A3
12A4
Tiết 64: Đọc văn:

RỪNG XÀ NU
Nguyễn Trung Thành(Tiết 1/2)

I. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức: Nắm vững đề tài, cốt truyện, các chi tiết sự việc tiêu biểu và hình tượng
nhân vật chính; trên cơ sở đó, nhận rõ chủ đề cùng ý nghĩa đẹp đẽ, lớn lao của truyện
ngắn đối với thời đại bấy giờ và đối với thời đại ngày nay. Thấy được tài năng của
Nguyễn Trung Thành trong việc tạo dựng cho tác phẩm một không khí đậm đà hương
sắc Tây Nguyên, một chất sử thi bi tráng và một ngôn ngữ nghệ thuật được trau chuốt
kĩ càng .
- Kĩ năng: Thành thục hơn trong công việc vận dụng các kĩ năng phân tích tác phẩm
văn chương tự sự .

9



- Tư tưởng, thái độ: Yêu thích môn học; tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc
cứu nước của thế hệ cha anh đi trước, rèn giũa ý thức, lòng yêu nước và tinh thần,
trách nhiệm đối với đất nước trong thời đại ngày nay.
2. Các năng lực hình thành cho học sinh: Năng lực khái quát kiến thức; Năng lực
đọc- hiểu văn bản; năng lực phân tích văn bản; năng lực thu thập và xử lí thông tin;
năng lực cảm thụ văn học.
3. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và tóm tắt văn bản
- Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài SGK
4. Hướng dẫn tổ chức hoạt động của học sinh:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Mục tiêu ý tưởng của hoạt động: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh, giúp học sinh có
thêm thông tin ấn tượng về tác giả và tác phẩm
- Nội dung hoạt động: GV sử dụng máy chiếu trình chiếu một số bức tranh về những
hình ảnh: cồng chiêng Tây Nguyên, rừng xà nu, voi Tây Nguyên… và yêu cầu học
sinh: Bức tranh gợi em những hiểu biết gì về đất và người nơi đây, về tác giả Nguyễn
Trung Thành và tác phẩm “Rừng xà nu”?
- Đáp án: đất và người Tây Nguyên, hùng vĩ, mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên;
tác phẩm “Rừng xà nu” viết về đất và người Tây Nguyên thời kỳ đánh Mỹ cứu nước.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả và tác phẩm:
(1) Ý tưởng thiết kế hoạt động: Rèn cho học sinh năng lực giao tiếp, hợp tác, sử
dụng ngôn ngữ; khái quát kiến thức. Giúp học sinh nắm bắt kiến thức khái quát về tác
giả và tác phẩm.
(2) Phương pháp/ kỹ thuật: Vấn đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp
(4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu, bảng phụ, SGK...
(5) Nội dung hoạt động:

Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS dựa vào Tiểu dẫn, làm việc cá nhân để thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nêu nét chính về tác giả Nguyễn Trung Thành?
+ Nêu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- GV: trình chiếu câu hỏi trên Slide
- HS: làm việc cá nhân
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo:

10


- HS: trình bày, bổ sung, góp ý
- GV: Lắng nghe, nhận xét, chốt kiến thức
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản:
(1)Ý tưởng thiết kế hoạt động: Rèn cho HS năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn
ngữ, giải quyết vấn đề. Giúp HS nắm bắt kiến thức cơ bản: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm
cũng như vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu, tư tưởng nhà văn qua hình tượng đó.
(2)Phương pháp/kĩ thuật: chia nhóm; thuyết trình; vấn đáp
(3)Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp
(4)Phương tiện dạy học: Máy chiếu; bảng phụ; SGK...
(5)Nội dung hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
*Nhóm 1:
- Nhan đề của tác phẩm thể hiện ý nghĩa gì?
*Nhóm 2:
- Hình tượng rừng xà nu dưới tầm đại bác được miêu tả như thế nào? Tìm các chi tiết
miêu tả cánh rừng xà nu phải chịu đau thương và phát biểu cảm nhận về các chi tiết
ấy?
*Nhóm 3:

- Cây xà nu có sức sống dẻo dai, mãnh liệt và mang ý nghĩa biểu tượng ra sao? Xà nu
đã biết tự biết bảo vệ mình và làng Xô Man như thế nào?
*Nhóm 4:
- Hình ảnh cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt chạy tít đến tận chân trời xuất hiện ở
đầu và cuối tác phẩm gợi cho em ấn tượng gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV: trình chiếu câu hỏi trên các Slide
- HS: thảo luận nhóm, thống nhất nội dung trả lời câu hỏi, cử đại diện trình bày
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo:
- Các nhóm cử đại diện trình bày
- Các nhóm khác góp ý bổ sung, đặt câu hỏi phản biện
- GV lắng nghe, góp ý, nhận xét và chốt kiến thức
C. LUYỆN TẬP:
- Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân: Viết đoạn văn khoảng 5 dòng,
cảm nhận về sức sống dẻo dai, mãnh liệt của cây xà nu trong tầm đại bác
- Hoạt động 2: Sau khi gọi HS bất kì trình bày, GV nhận xét và chốt lại kiến thức
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(1)Ý tưởng hoạt động: Giúp hs mở rộng kĩ năng, kiến thức

11


(2)Nội dung hoạt động:
- Câu hỏi: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu và
liên hệ trách nhiệm bản thân trong việc bảo vệ sức sống, vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Yêu cầu trả lời ngắn gọn, đủ ý, bằng đoạn văn ngắn
(3)Hình thức tổ chức hoạt động: trong lớp
(4)Phương pháp/kĩ thuật: HS trình bày trên giấy
E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG:
(Khuyến khích học sinh thực hiện ở nhà và không bắt buộc)

- Vẽ tranh về cảnh rừng xà nu; vẽ cảnh mà bản thân ấn tượng về vùng đất Tây Nguyên
- Sưu tầm hình ảnh, số liệu về giá trị kinh tế cây công nghiệp ở vùng đất Tây Nguyên
- Sản phẩm lưu tại tủ sách học đường của lớp
II. Tiến trình dạy học:
Hoạt động

Mục tiêu, ý
tưởng thiết kế

Hoạt động
của HS

Hoạt động của
GV

HS quan sát
bức tranh và
trả lời câu
hỏi

- GV chiếu
hình ảnh lên
slide, HS cùng
thảo luận và trả
lời theo yêu
cầu

Nội dung kiến thức cần đạt

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt
động:
Quan sát
một số bức
tranh

nêu hiểu
biết về đất
và người
nơi đây, về
tác
giả
Nguyễn
Trung
Thành và
tác phẩm
“Rừng xà
nu”

Tạo tâm thế
hứng thú cho
HS, giúp HS
có thêm thông
tin ấn tượng về
tác giả và tác
phẩm

- Đáp án:
+ Vùng đất Tây Nguyên với vẻ
đẹp mang đậm bản sắc văn hóa

Tây Nguyên

- Bức tranh gợi + Tác phẩm “Rừng xà nu” viết
em những hiểu về đất và con người Tây Nguyên.
biết gì về đất
và người nơi
đây, về tác giả
Nguyễn Trung
Thành và tác
phẩm “Rừng
xà nu”
- Nhận xét câu
trả lời và chốt
kiến thức

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Hoạt động
1: Hướng
dẫn HS tìm
hiểu tác giả

tác

Rèn cho HS HS làm việc - GV chiếu câu I. Tìm hiểu chung:
năng lực giao cá nhân
hỏi lên slide,
tiếp, hợp tác,
HS cùng thảo
sử dụng ngôn
luận và trả lời

ngữ, khái quát
câu hỏi theo

12


phẩm

kiến thức. Giúp
HS nắm bắt
kiến thức khái
quát về tác giả
và tác phẩm

yêu cầu.
- Dựa vào Tiểu
dẫn, hãy khái
quát kiến thức
về tác giả
Nguyễn Trung
Thành? Nêu
xuất xứ và
hoàn cảnh ra
đời của tác
phẩm “Rừng
xà nu”?

1. Tác giả:
- Tên khai sinh là Nguyễn Ngọc
Báu. Ông sinh năm 1932, quê ở

Thăng Bình, Quảng Nam.
- Nguyễn Trung Thành là bút
danh được nhà văn Nguyên
Ngọc dùng trong thời gian hoạt
động ở chiến trường miền Nam
thời chống Mĩ.

- Nhận xét câu - Năm 1950, ông vào bộ đội, sau
trả lời; chốt đó làm phóng viên báo quân đội
kiến thức
nhân dân liên khu V. Năm 1962,
ông tình nguyện trở về chiến
trường miền Nam.
- Tác phẩm:
+ Đất nước đứng lên- giải nhất,
giải thưởng Hội văn nghệ Việt
Nam năm 1954- 1955;
+ Trên quê hương những anh
hùng Điện Ngọc (1969);
+ Đất Quảng (1971- 1974);…
- Năm 2000, ông được tặng giải
thưởng Nhà nước về văn học
nghệ thuật.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra
đời:
a. Xuất xứ:
- Rừng xà nu (1965) ra mắt lần
đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ
quân giải phóng miền Trung
Trung bộ (số 2- 1965), sau đó

được in trong tập Trên quê
hương những anh hùng Điện
Ngọc.
b. Hoàn cảnh ra đời:
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ,
hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết,
đất nước chia làm hai miền. Kẻ
thù phá hoại hiệp định, khủng

13


bố, thảm sát. Cách mạng rơi vào
thời kì đen tối.
- Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân vào
miền Nam và tiến hành đánh phá
ác liệt ra miền Bắc.
- Rừng xà nu được viết vào đúng
thời điểm cả nước sục sôi đánh
Mĩ, được hoàn thành ở khu căn
cứ chiến trường miền Trung
Trung bộ.

Hoạt động
2: Hướng
dẫn
HS
đọc hiểu
văn bản


Rèn cho HS
năng lực hợp
tác, giao tiếp,
sử dụng ngôn
ngữ, giải quyết
vấn đề. Giúp
HS nắm bắt
kiến thức cơ
bản: Ý nghĩa
nhan đề truyện
và hình ảnh, vẻ
đẹp của hình
tượng cây xà
nu.

- Mặc dù Rừng xà nu viết về sự
kiện nổi dậy của buôn làng Tây
Nguyên trong thời kì đồng khởi
trước 1960, nhưng chủ đề tư
tưởng tác phẩm vẫn có quan hệ
mật thiết với tình hình thời sự
của cuộc kháng chiến lúc tác
phẩm ra đời.
Thảo luận
nhóm

thống nhất
nội dung trả
lời, cử đại
diện

trình
bày

- Sử dụng kĩ
thuật
mảnh
ghép: chia lớp
thành 4 nhóm
theo dãy bàn,
cử
nhóm
trưởng và giao
nhiệm vụ hoạt
động
*Nhóm 1:
- Nhan
truyện gợi
nghĩa gì?

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Nội dung:
a). Ý nghĩa nhan đề:
- Loài cây đặc trưng, gắn bó với
cuộc sống, lao động và chiến đấu
của con người Tây Nguyên.

+ Gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, sức
sống bất diệt của loài cây và tinh
thần bất khuất của con người Tây

đề Nguyên.
ra ý + Chứa đựng cảm xúc của nhà
văn và tư tưởng chủ đề tác phẩm.
 Mang cả ý nghĩa tả thực và ý
nghĩa tượng trưng.

*Nhóm 2:
- Hình tượng
rừng xà nu
dưới tầm đại
bác được miêu
tả như thế
nào?

b). Hình tượng rừng xà nu:
* Đau thương:
- Mở đầu tác phẩm, nhà văn tập
trung giới thiệu cụ thể về rừng xà

14


nu: "nằm trong tầm đại bác của
đồn giặc", ngày nào cũng bị bắn
hai lần, "Hầu hết đạn đại bác
đều rơi vào đồi xà nu cạnh con
nước lớn".
 nằm trong sự hủy diệt bạo
tàn, trong tư thế của sự sống
đang đối diện với cái chết.

- Với kĩ thuật quay toàn cảnh,
tác giả đã phát hiện ra: "Cả rừng
xà nu hàng vạn cây không cây
nào là không bị thương".
 Đấy là sự đau thương của một
khu rừng mà tác giả chứng kiến.
- Tìm các chi
tiết miêu tả
cánh rừng xà
nu phải chịu
đau thương và
phát biểu cảm
nhận về các
chi tiết ấy?

- Nỗi đau hiện ra nhiều vẻ khác
nhau:
+ Có cái xót xa của những cây
con, tựa như đứa trẻ thơ: "vừa
lớn ngang tầm ngực người bị
đạn đại bác chặt đứt làm đôi. Ở
những cây đó, nhựa còn trong,
chất dầu còn loãng, vết thương
không lành được cứ loét mãi ra,
năm mười hôm sau thì cây chết".
+ Cái đau của những cây xà nu
như con người đang tuổi thanh
xuân, bỗng “bị chặt đứt ngang
nửa thân mình đổ ào ào như một
trận bão”.

+ Những cây có thân hình
cường tráng: “vết thương của
chúng chóng lành”, đạn đại bác
không giết nỗi chúng.

*Nhóm 3:

 Nhà văn đã mang nỗi đau của
con người để biểu đạt cho nỗi
đau của cây: gợi lên cảm giác
đau thương của một thời mà dân
tộc ta phải chịu đựng.

- Cây xà nu có
sức sống dẻo
dai, mãnh liệt
và mang ý *Anh dũng, có sức sống mãnh

15


nghĩa
biểu liệt:
tượng ra sao? - Tác giả đã phát hiện được sức
sống mãnh liệt của cây:
+ "trong rừng ít có loại cây sinh
sôi nảy nở khỏe như vậy".
 Đây là yếu tố cơ bản để xà nu
vượt qua ranh giới của sự sống
và cái chết.

+ Sự sống tồn tại ngay trong sự
hủy diệt: "Cạnh một cây xà nu
mới ngã gục đã có bốn năm cây
con mọc lên".
 Tác giả sử dụng cách nói đối
lập (ngã gục- mọc lên; một- bốn
năm) để khẳng định một khát
vọng thật của sự sống.
+ Cây xà nu đã tự đứng lên bằng
sức sống mãnh liệt của mình:
"…cây con mọc lên, hình nhọn
mũi tên lao thẳng lên bầu trời".
 Xà nu đẹp một vẻ đẹp hùng
tráng, man dại đẫm tố chất núi
- Xà nu đã biết rừng.
tự biết bảo vệ
mình và làng
Xô Man như - Xà nu không những tự biết bảo
thế nào?
vệ mình mà còn bảo vệ sự sống,
bảo vệ làng Xô Man:
"Cứ thế hai ba năm nay, rừng
xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che
chở cho làng".

*Nhóm 4:

 Hình tượng mang tính ẩn dụ
cho những con người chiến đấu
bảo vệ quê hương.


- Hình ảnh
cánh rừng xà
nu trải ra hút
tầm mắt chạy
tít đến tận - Câu văn mở đầu được lặp lại ở
chân trời xuất cuối tác phẩm:
hiện ở đầu và
“ đứng trên đồi xà nu ấy trông
cuối tác phẩm ra xa đến hết tầm mắt cũng

16


gợi cho em ấn không thấy gì khác ngoài những
tượng gì?
đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”
 gợi ra cảnh rừng xà nu hùng
tráng, kiêu dũng và bất diệt
không chỉ của con người Tây
Nguyên mà còn cả Miền Nam,
cả dân tộc.
=> Những câu văn đẹp, gây ấn
tượng + nhân hóa, ẩn dụ: gợi vẻ
đẹp mang đậm tính sử thi, biểu
tượng cho cuộc sống đau thương
nhưng kiên cường và bất diệt.
C. LUYỆN TẬP:
Hoạt Rèn cho HS kĩ HS làm việc - Giao nhiệm
động 1:

năng cảm thụ, cá nhân
vụ: Viết đoạn
sử
dụng
ngôn
văn khoảng 5
HS luyện
dòng,
cảm
tập
viết ngữ
nhận về sức
đoạn văn
sống dẻo dai,
Hoạt động
mãnh liệt của
2:
cây xà nu
trong tầm đại
Sau khi gọi
bác
HS bất kì
trình bày,
- Gọi HS bất kì
GV nhận
lên trình bày;
xét và chốt
lắng
nghe,
lại

kiến
nhận xét và
thức
chốt kiến thức

- Sinh sôi, nảy nở khỏe: "trong
rừng ít có loại cây sinh sôi nảy
nở khỏe như vậy".
- Sự sống tồn tại ngay trong sự
hủy diệt: "Cạnh một cây xà nu
mới ngã gục đã có bốn năm cây
con mọc lên".
+ Cây xà nu đã tự đứng lên bằng
sức sống mãnh liệt của mình,
khao khát vươn lên mạnh mẽ:
"…cây con mọc lên, hình nhọn
mũi tên lao thẳng lên bầu trời".

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt
Giúp HS mở
động: Cảm rộng kĩ năng,
nhận hình kiến thức
tượng, liên
hệ bản thân

HS làm việc

nhân,
trình

bày
trên giấy

- Trình chiếu
câu hỏi: Viết
đoạn văn trình
bày cảm nhận
về vẻ đẹp của
hình tượng cây
xà nu và liên
hệ trách nhiệm
bản thân trong
việc bảo vệ sức
sống, vẻ đẹp
của
thiên
nhiên.

- Loài cây đặc trưng, gắn bó với
người dân nơi đây; đẹp, khỏe,
sức sống dẻo dai; có vai trò to
lớn trong cuộc chiến tranh chống
Mỹ cứu nước; có vai trò kinh tế
trong việc phát triển cây công
nghiệp
- Trách nhiệm: Yêu thiên nhiên;
có ý thức bảo vệ thiên nhiên;
đóng góp vào xây dựng môi
trường thiên nhiên xanh, đẹp:
trồng cây xanh; chăm sóc cây;


17


- Lắng nghe tuyên truyền tình yêu thiên
HS trả lời, nhiên, quê hương, đất nước đến
nhận xét và mọi người.
chốt kiến thức
E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG:
(Khuyến
khích học
sinh thực
hiện ở nhà
và không
bắt buộc)

- Vẽ tranh về
cảnh rừng xà
nu; vẽ cảnh mà
bản thân ấn
tượng về vùng
đất
Tây
Nguyên
- Sưu tầm hình
ảnh, số liệu về
giá trị kinh tế
cây
công
nghiệp ở vùng

đất
Tây
Nguyên

Hết tiết 64, chuyển sang tiết 65

Ngày soạn

Ngày giảng

Tiết

Lớp

Vắng

12A3
12A4
Tiết 65: Đọc văn:

RỪNG XÀ NU
Nguyễn Trung Thành(Tiết 2/2)

I. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức: Nắm vững đề tài, cốt truyện, các chi tiết sự việc tiêu biểu và hình tượng
nhân vật chính; trên cơ sở đó, nhận rõ chủ đề cùng ý nghĩa đẹp đẽ, lớn lao của truyện
ngắn đối với thời đại bấy giờ và đối với thời đại ngày nay. Thấy được tài năng của
Nguyễn Trung Thành trong việc tạo dựng cho tác phẩm một không khí đậm đà hương
sắc Tây Nguyên, một chất sử thi bi tráng và một ngôn ngữ nghệ thuật được trau chuốt

kĩ càng .

18


- Kĩ năng: Thành thục hơn trong công việc vận dụng các kĩ năng phân tích tác phẩm
văn chương tự sự .
- Tư tưởng, thái độ: Yêu thích môn học; tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc
cứu nước của thế hệ cha anh đi trước, rèn giũa ý thức, lòng yêu nước và tinh thần,
trách nhiệm đối với đất nước trong thời đại ngày nay.
2. Các năng lực hình thành cho học sinh: Năng lực khái quát kiến thức; Năng lực
đọc- hiểu văn bản; năng lực phân tích văn bản; năng lực thu thập và xử lí thông tin;
năng lực cảm thụ văn học.
3. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và tóm tắt văn bản
- Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài SGK
4. Hướng dẫn tổ chức hoạt động của học sinh:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Mục tiêu ý tưởng của hoạt động: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh, giúp học sinh
củng cố kiến thức đã học ở tiết học trước đồng thời chuẩn bị tâm thế bước vào tiết học
mới.
- Nội dung hoạt động: GV chia lớp thành bốn nhóm, sử dụng máy chiếu trình chiếu
câu hỏi:
+ Nhóm 1: Tìm và nhận xét những câu văn miêu tả cảnh đau thương của rừng xà nu
dưới tầm đại bác?
+ Nhóm 2: Tìm và nhận xét những câu văn miêu tả cây xà nu có sức sống dẻo dai,
mãnh liệt?
+ Nhóm 3: Tìm và nhận xét những câu văn miêu tả hình ảnh cây xà nu biết tự bảo vệ
mình và bảo vệ dân làng?
+ Nhóm 4: Tìm và nhận xét những câu văn, hình ảnh trùng điệp ở đầu và cuối tác

phẩm?
- Đáp án:
+ Câu 1: "nằm trong tầm đại bác của đồn giặc", ngày nào cũng bị bắn hai lần, "Hầu
hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn"; "Cả rừng xà nu hàng vạn
cây không cây nào là không bị thương"; "vừa lớn ngang tầm ngực người bị đạn đại
bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương
không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết"; “bị chặt đứt ngang
nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”.
+ Câu 2: “trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy"; "Cạnh một cây xà
nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên"; "…cây con mọc lên, hình nhọn mũi
tên lao thẳng lên bầu trời".
+ Câu 3: "Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng".
+ Câu 4: “ đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì
khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”  gợi ra cảnh rừng xà nu hùng

19


tráng, kiêu dũng và bất diệt không chỉ của con người Tây Nguyên mà còn cả Miền
Nam
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Hoạt động : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vẻ đẹp của các hình tượng nhân vật:
(1) Ý tưởng thiết kế hoạt động: Rèn cho học sinh năng lực giao tiếp, hợp tác, sử
dụng ngôn ngữ; khái quát kiến thức. Giúp học sinh nắm bắt kiến thức về vẻ đẹp, tính
sử thi của đất và người Tây Nguyên trong cuộc chống Mỹ oanh liệt.
(2) Phương pháp/ kỹ thuật: mảnh ghép
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp
(4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu, bảng phụ, SGK...
(5) Nội dung hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát tác phẩm và thảo luận, trả lời các
câu hỏi sau:
+ Nhóm 1: Phẩm chất anh hùng của Tnú được thể hiện qua những chi tiết nào? Số
phận đau thương của Tnú được thể hiện qua những chi tiết ra sao? Nhận xét?
+ Nhóm 2: Hình ảnh đôi bàn tay Tnú nói lên điều gì? Câu chuyện nổi dậy của dân làng
Xô Man phản ánh điều gì?
+ Nhóm 3: Các nhân vật: cụ Mết; Mai; Dít; bé Heng có đóng góp gì trong việc khắc
họa tính cách nhân vật Tnú và làm nổi bật tư tưởng chủ, đề của tác phẩm?
+ Nhóm 4: Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- GV: trình chiếu câu hỏi trên Slide
- HS: làm việc nhóm
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo:
- HS: trình bày, bổ sung, góp ý
- GV: Lắng nghe, nhận xét, chốt kiến thức
C. LUYỆN TẬP:
- Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân: Cảm nhận về hình ảnh đôi bàn
tay Tnú?
- Hoạt động 2: Sau khi gọi HS bất kì trình bày, GV nhận xét và chốt lại kiến thức
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(1)Ý tưởng hoạt động: Giúp hs mở rộng kĩ năng, kiến thức
(2)Nội dung hoạt động:
- Câu hỏi 1: Từ tính cách, phẩm chất của Tnú em suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi
trẻ hiện nay?

20


- Câu hỏi 2: Về hình tượng Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung
Thành, có ý kiến cho rằng: Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên. Ý kiến

khác lại nhấn mạnh: Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người
làng Xô Man. Từ cảm nhận về hình tượng này hãy bình luận về ý kiến trên.
- Yêu cầu:
+ Câu 1 trả lời ngắn gọn, đủ ý, bằng đoạn văn ngắn
+ Câu 2: Viết bài văn trong thời gian 90 phút (về nhà); hôm sau nộp lại
(3)Hình thức tổ chức hoạt động: câu 1 trong lớp; câu 2 về nhà
(4)Phương pháp/kĩ thuật: HS trình bày trên giấy
E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG:
(Khuyến khích học sinh thực hiện ở nhà và không bắt buộc)
- Sưu tầm và đọc tác phẩm “Đất nước đứng lên” của tác giả Nguyên Ngọc (Nguyễn
Trung Thành) và cảm nhận về vẻ đẹp của con người Tây Nguyên qua hình tượng nhân
vật anh hùng Núp.
II. Tiến trình dạy học:
Hoạt động

Mục tiêu ý
tưởng hoạt
động

Hoạt động của
HS

Hoạt động của
GV

Nội dung kiến thức cần
đạt

A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động:

Củng
cố
kiến
thức
bài học ở
tiết 1.

- Tạo tâm thế
hứng thú cho
học sinh, giúp
học sinh củng
cố kiến thức
đã học ở tiết
học
trước
đồng
thời
chuẩn bị tâm
thế bước vào
tiết học mới.

- HS làm việc - GV chia lớp
nhóm
thành bốn nhóm,
- Thảo luận, sử dụng máy
xác định câu chiếu trình chiếu
trả lời, cử đại câu hỏi:
diện trình bày

- Nghe đại diện

nhóm trả lời,
nhận xét và chốt
kiến thức.
+ Nhóm 1: Tìm

nhận
xét
những câu văn
miêu tả cảnh đau
thương của rừng
xà nu dưới tầm
đại bác?

- "nằm trong tầm đại bác
của đồn giặc", ngày nào
cũng bị bắn hai lần, "Hầu
hết đạn đại bác đều rơi vào
đồi xà nu cạnh con nước
lớn"; "Cả rừng xà nu hàng
vạn cây không cây nào là
không bị thương"; "vừa lớn
ngang tầm ngực người bị
đạn đại bác chặt đứt làm
đôi. Ở những cây đó, nhựa
còn trong, chất dầu còn
loãng, vết thương không

21



lành được cứ loét mãi ra,
năm mười hôm sau thì cây
chết"; “bị chặt đứt ngang
nửa thân mình đổ ào ào
như một trận bão”.
+ Nhóm 2: Tìm

nhận
xét
những câu văn
miêu tả cây xà nu
có sức sống dẻo
dai, mãnh liệt?

- “trong rừng ít có loại cây
sinh sôi nảy nở khỏe như
vậy"; "Cạnh một cây xà nu
mới ngã gục đã có bốn
năm cây con mọc lên"; "…
cây con mọc lên, hình nhọn
mũi tên lao thẳng lên bầu
trời".

+ Nhóm 3: Tìm - "Cứ thế hai ba năm nay,

nhận
xét rừng xà nu ưỡn tấm ngực
những câu văn lớn ra che chở cho làng".
miêu tả hình ảnh
cây xà nu biết tự

bảo vệ mình và
bảo vệ dân làng?
+ Nhóm 4: Tìm

nhận
xét
những câu văn,
hình ảnh trùng
điệp ở đầu và
cuối tác phẩm?

“ đứng trên đồi xà nu ấy
trông ra xa đến hết tầm
mắt cũng không thấy gì
khác ngoài những đồi xà
nu nối tiếp tới chân trời”
 gợi ra cảnh rừng xà nu
hùng tráng, kiêu dũng và
bất diệt không chỉ của con
người Tây Nguyên mà còn
cả Miền Nam Việt Nam.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Hoạt động :
Hướng dẫn
học sinh tìm
hiểu
các
hình tượng
nhân vật và

những đặc

Rèn cho học
sinh năng lực
giao tiếp, hợp
tác, sử dụng
ngôn
ngữ;
khái quát kiến
thức.
Giúp

- HS thảo luận, - GV sử dụng kỹ
thống nhất câu thuật mảnh ghép
trả lời
- GV chia lớp
- Cử đại diện thành 4 nhóm,
trình bày
yêu cầu HS quan
sát tác phẩm và

22


sắc
nghệ học sinh nắm
thuật của tác bắt kiến thức
phẩm
về tác phẩm:
vẻ đẹp sử thi,

hoành tráng
về đất và
người
Tây
Nguyên trong
cuộc
chiến
tranh chống
Mỹ cứu nước.

thảo luận, cử đại
diện trả lời.
I. Tìm hiểu chung.
- GV lắng nghe II. Đọc hiểu văn bản:
đại diện các nhóm
trả lời và HS các 1. Nội dung:
nhóm khác thảo a). Ý nghĩa nhan đề:
luận, nêu câu hỏi
phản biện, cuối b). Hình tượng rừng xà
cùng GV chốt nu:
kiến thức.
+ Nhóm 1: Phẩm
chất anh hùng
của Tnú được thể
hiện qua những
chi tiết nào? Số
phận đau thương
của Tnú được thể
hiện qua những
chi tiết ra sao?

Nhận xét?

c). Hình tượng nhân vật

Tnú :
- Phẩm chất, tính cách
của người anh hùng:
+ Khi còn nhỏ:
 Được học chữ, đã có
ý thức lớn lên sẽ
thay cho anh Quyết
lãnh đạo cách mạng.
 Cùng Mai vào rừng
tiếp tế cho anh
Quyết, làm giao liên
=> Gan góc, táo bạo, dũng
cảm.
+ Khi bị bắt: giặc tra tấn
tàn bạo, lưng ngang dọc vết
dao chém của kẻ thù nhưng
vẫn gan góc, trung thành
 Lòng trung thành với
cách mạng được bộc lộ qua
thử thách.
+ Khi vượt ngục trở lại
làng: đã là chàng trai hoàn
hảo (cường tráng, hạnh
phúc bên vợ con)
- Số phận đau thương:
+ Giặc kéo về làng để tiêu

diệt phong trào nổi dậy. Để

23


truy tìm Tnú, chúng bắt và
tra tấn bằng gậy sắt đến
chết vợ con anh
 Mắt anh biến thành hai
cục lửa hồng căm thù
-> Xông vào quân giặc
như hổ dữ nhưng không
cứu được vợ con, bản thân
bị bắt, bị tra tấn (bị đốt 10
đầu ngón tay).
=> Cuộc đời đau thương
+ "Tnú không cứu được vợ
con"- cụ Mết nhắc tới 4 lần
 như một điệp khúc day
dứt, đau thương trong câu
chuyện kể và nhằm nhấn
mạnh: khi chưa có vũ khí,
chỉ có hai bàn tay không thì
ngay cả những người
+ Nhóm 2: Hình thương yêu nhất cũng
ảnh đôi bàn tay không cứu được.
Tnú nói lên điều
gì? Câu chuyện
nổi dậy của dân
làng Xô Man - Hình ảnh bàn tay của

phản ánh điều gì? Tnú và cuộc nổi dậy của
dân làng Xô Man:
+ Trong đêm Tnú bị đốt 10
đầu ngón tay, dân làng đã
nổi dậy “ào ào rung
động”, cứu được Tnú, tiêu
diệt bọn ác ôn. Tiếng cụ
Mết như mệnh lệnh chiến
đấu: "Thế là bắt đầu rồi,
đốt lửa lên!"
 Đó là sự nổi dậy đồng
khởi làm rung chuyển núi
rừng. Câu chuyện về cuộc
đời một con người trở
thành câu chuyện một thời,
một nước.
+ Bàn tay Tnú được chữa
lành, anh vào lực lượng,

24


tiếp tục chống giặc.
+ Lớp cán bộ mới trưởng
thành: Dít, thằng bé Heng
 Kế tục việc chiến đấu
của cha ông.
=> Số phận, tính cách của
Tnú tiêu biểu cho nhân dân
Tây Nguyên thời chống Mĩ,

là sáng ngời chân lí: chỉ có
cầm vũ khí đứng lên là con
đường sống duy nhất, mới
bảo vệ những gì là thiêng
liêng nhất, và mọi thứ sẽ
thay đổi.
+ Nhóm 3: Các
nhân vật: cụ Mết;
Mai; Dít; bé
Heng có đóng
góp gì trong việc
khắc họa tính
cách nhân vật
Tnú và làm nổi
bật tư tưởng chủ,
đề của tác phẩm?

d). Các nhân vật: cụ Mết,
Mai, Dít, bé Heng.
+ Cụ Mết: là hiện thân cho
truyền thống thiêng liêng,
biểu tượng cho sức mạnh
tập hợp để nổi dậy.
+ Mai, Dít: là vẻ đẹp của
thế hệ hiện tại (kiên định,
vững vàng trong bão táp
chiến tranh).
+ Bé Heng: là thế hệ tiếp
nối để đưa cuộc chiến đến
thắng lợi cuối cùng.

 cuộc chiến khốc liệt đòi
hỏi mỗi người phải có sức
trỗi dậy mãnh liệt.

=> Họ là sự tiếp nối các thế
hệ, làm nổi bật tinh thần bất
+ Nhóm 4: Nhận khuất của dân tộc.
xét về đặc sắc
nghệ thuật và ý
nghĩa của văn
bản?
2. Nghệ thuật:
- Khuynh hướng sử thi:

25


×