Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

TỈ KHỐI của CHẤT KHÍ – TÍNH THEO CÔNG THỨC hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928 KB, 25 trang )

1. Tác giả chủ đề:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Chức vụ: Giáo viên
Trường: THCS Nam Viêm
2. Tên chủ đề:
TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ – TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Chủ đề
TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ – TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC
Môn: Hóa học
Thuộc phần kiến thức bài 20 + 21 lớp 8 chương trình hiện hành
Dự kiến dạy 3 tiết.
Giới thiệu chung:
- Chủ đề: Tỉ khối của chất khí – Tính theo công thức hóa học gồm các nội dung:
+ Tỉ khối của chất khí: Tỉ khối của khí A đối với khí B; Tỉ khối của khí A đối với
không khí.
+ Tính theo công thức hóa học: Xác định thành phần phần trăm khối lượng của các
nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học của hợp chất, tính khối lượng
của nguyêng tố khi biết khối luợng của hợp chất khi biết khối lượng của nguyên tố
trong hợp chất. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần khối lượng
của các nguyên tố.
- Bài giảng được thiết kế theo hướng: Giáo viên là người tổ chức, định hướng các
hoạt động học tập còn học sinh thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên chuyển giao
một cách chủ động, tích cực. Giáo viên theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của
học sinh hỗ trợ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nhằm giúp học sinh giải quyết
vấn đề học tập một cách hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực cho
học sinh.
- Bài giảng thực hiện trong 3 tiết.
A. MỤC TIÊU
I.Kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức


- HS biết được biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối
với không khí. Các bước xác định thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố
trong hợp chất khi biết công thức hóa học và lập công thức hóa học khi biết thành
phần khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất ( thành phần phần trăm về
khối lượng, thành phần khối lượng, tỉ lệ khối lượng), biết khối lượng mol, không
biết khối lượng mol.
- HS hiểu được cácbiểu thức và các bước để vận dụng tính tỉ khối của giữa hai chất
khí, tính thành phần, tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất, lập công
thức hóa học dựa vào thành phần khối lượng.
- HS vận dụng cao hơn kiến thức để giải các bài tập tính tỉ khối và xác định công
thức hóa học của hợp chất.
1


- HS vận dụngđể giải thích được các hiện tượng trong đời sống liên quan đến kiến
thức đã học.
2. Kĩ năng
- Sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Kĩ năng viết công thức hóa học.
- Kĩ năng tính toán hóa học.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe.
- Say mê, hứng thú học tập bộ môn.
II. Định hướng hình thành và phát triển năng lực
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
B. CHUẨN BỊ

I. Giáo viên
- Các phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP 1
Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần ta tính tỉ khối của
…………………đối với………………….Tỉ khối của khí A đối với khí B kí hiệu
là…………..và được tính bằng biểu thức………………………trong đó….....là
khối lượng mol của khí A,……là khối lượng mol của khí B.
Nếu biết tỉ khối của khí A đối với khí B ta tìm được khối lượng mol của khí A
theo biểu thức: MA = …………
Coi khí B là không khí (kk) và có khối lượng mol là 29 gam/mol. Em hãy
viết biểu thức tỉ khối của khí B đối với không khí:…………….., từ đó suy ra khối
lượng mol của khí A …….

PHIẾU HỌC TẬP 2
Bài tập 1:
a. Khí metan (CH4) nặng hay nhẹ hơn
+ khí H2 bao nhiêu lần?
+ không khí bao nhiêu lần?
b. Khí A có tỉ khối đối với H2 là 14.
+ Tìm khối lượng mol của khí A và A là khí nào trong các khí sau: N2O, CO, SO2
+ Khí A nặng hay nhẹ hơn khí N2 bao nhiêu lần?
Bài tập 2: Khí Z là hợp chất của R với oxi, có công thức dạng chung là RO 2 và có tỉ
khối so với hidro bằng 22.
2


- Tính khối lượng mol của khí Z.
- Xác định nguyên tố R và viết công thức hóa học của khí Z.
- Khí Z nặng hay nhẹ hơn khí CH 4 bao nhiêu lần, nặng hay nhẹ hơn không khí bao
nhiêu lần.


PHIẾU HỌC TÂP 3
Chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái A,hoặc B, hoặc C, hoặc D.
Câu 1. Tỉ khối của O2 đối với khí H2 bằng
A. 8 gam
B. 16
C. 16 gam
D. 32
Câu 2. Tỉ khối của khí CH4 đối với không khí bằng
A. 0,552
B. 0,552 gam
C. 0,5
D. 5,52
Câu 3. Tỉ khối của khí Y đối với khí H2 là 32. Khối lượng mol của khí Y bằng
A. 16 gam/mol
B. 64 gam
C. 64 gam/mol
D. 64 đvC
Câu 4. Cho hình vẽ thu khí nhưsau:
Những khí nào trong số các khí H2, NH3, O2,CO2
có thể thu được theo cáchtrên?
A. Chỉ có khíH2
B. H2, NH3
C. O2, H2, CO2 D. Tất cả các khítrên.
PHIẾU HỌC TẬP 4
Tính thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất KMnO4
Bài giải:
- Tính khối lượng mol của KMnO4:
- Tính số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1mol hợp chất.
nK =

; nO =
; nMn =
- Tính phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất:

3


PHIẾU HỌC TẬP 5
Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 30,6 gam Al2O3
Cách 1:
Cách 2:
- Khối lượng mol của hợp chất
- Tính số mol Al2O3 trong 30,6 gam
-Phần trăm khối lượng các nguyên tố - Tính số mol nguyên tử của mỗi nguyên
trong hợp chất
tố trong hợp chất
- Khối lượng của từng nguyên tố có - Tính khối lượng của các nguyên tố trong
trong 30,6 gam hợp chất
30,6 gam hợp chất
mAl = nAl.MAl =
mO = nO.MO =
Hoặc mO = m- mAl =
hoặc mO = 30,6 – mAl =
+Các bước giải:
+ Các bước giải:

PHIẾU HỌC TẬP 6
Tính khối lượng hợp chất Natri sunfat (Na2SO4) có chứa 2,3 gam Natri
Giải
- Tính số mol của Na:

- Tính số mol của hợp chất:
- Tính khối lượng của hợp chất:
Các bước giải

PHIẾU HỌC TẬP 7
Một hợp chất có thành phần phần trăm về khối lượng như sau: 27,06%Na; 16,47%N
và 56,47%O. Xác định công thức hóa học của hợp chất, biết khối lượng mol của hợp
chất là 85 g/mol.
- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, một số tranh ảnh …
II. Học sinh
4


- Ôn lại kiến thức về Mol, Khối lượng mol, thể tích mol của chất khí và công thức
chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất, công thức hóa học của hợp
chất.
- Chuẩn bị bài mới theo sgk.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ – TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC (Tiết 1)
I. Giới thiệu chung(3 phút)
- Hoạt động trải nghiệm kết nối: khai thác kiến thức thực về mol, khối lượng mol,
thể tích mol và các công thức chuyển đổi để tính số mol và khối lượng của các
nguyên tố trong một mol chất; tìm tỉ lệ khối lượng của hai khí khác nhau có cùng
thể tích ở cùng điều kiện. Từ sản phẩm của hoạt động tạo hứng thú cho học sinh
tìm tòi kiến thức mới.
- Hoạt động hình thành kiến thức: Sử dụng các kĩ thuật dạy học mới, quan sát,tìm
hiểu thông tin trong sách giáo khoa và những bài mẫu để học sinh hình thành kiến
thức và chỉ ra được các tính tỉ khối của chất khí, tính thành phần phần trăm về khối
lượng của các nguyên tố trong hợp chất, cách lập công thức hóa học dựa vào thành
phần nguyên tố trong hợp chất.

- Hoạt động luyện tập gồm các câu hỏi và bài tậpnhằm củng cố, khắc sâu kiến thức
trọng tâm trong bài.
- Hoạt động vận dụng, tìm tòi cho các nhóm HS tìm hiểu tại nhà giúp HS phát triển
năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn như cách
thu khí, tính khối lượng mol khi biết tỉ khối và tạo sự kết nối với bài học tính theo
phương trình hóa học.
II. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát (5 phút)
a. Mục tiêu
Huy động các kiến thức đã được học, kiến thức thực tế của HS và tạo nhu cầu tiếp
tục tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung hoạt động
Ôn lại các công thức chuyển đổi giữa khối lượng,thể tích và lượng chất, vận dụng
các công thức đó để làm bài tập.
c. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV chiếu một số hình ảnh lên màn hình và đặt câu hỏi
- Người ta đã bơm khí nào vào quả bóng bay để nó bay lên được?
- Nếu bơm khí CO2 vào bóng bay thì bóng bay có bay lên được không?
- GV: Vì sao bơm khí H2 vào bóng bay thì quả bóng bay bay lên cao còn bơm bằng
khí CO2 vào thì nó không bay lên cao được?

5


Những nhà thám hiểm những ngọn núi cao phải đeo bình khí oxi

6


Trong tự nhiên khí CO2 thường tích tụ ở những đáy hang sâu hoặc

đáy giếng khơi
Khí B

Khí A

?
KHÍ A
Khí A nặng hay nhẹ hơn khí B ?

Không khí

Khí A nặng hay nhẹ hơn

- GV: Làm thế nào để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh
HS có thể trả lời được một số câu hỏi
7


- HS: Bơm khí H2 vào quả bóng bay
-HS: Bơm khí CO2 vào bóng bay sẽ không bay lên được
- HS: Khí H2 nhẹ còn khí CO nặng.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
GV biết được mức độ hiểu biết của HS.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
GV: Qua bài tập trên ta thấy 2 khí khác nhau nhưng có cùng số mol thì tỉ lệ khối
lượng của 2 khí bằng với tỉ số khối lượng mol của hai khí đó
GV: Tỉ số khối lượng mol của hai khí được gọi là gì, cô cùng các em tìm hiểu nội
dung bài học hôm nay.
I. Tỉ khối của chất khí.

Nội dung 1: Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B (10
phút)
a. Mục tiêu
- HSbiết tính tỉ khối của hai khí khác nhau, tỉ khối của một chất khí với không khí.
- HS biết được tính tỉ khối để so sánh khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia bao nhiêu
lần hay khí này nặn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần.
HS vận dụng để tính khối lượng mol của một khí khi biết tỉ khối của khí đó với
một khí khác hoặc với không khí. Giải thích một số hiện tượng trong đời sống dựa
vào kiến thức về tỉ khối khí.
b. Nội dung hoạt động
Tìm hiểu tỉ khối của khí A đối với khí B, của khí A đối với không khí.
c. Cách thức tổ chức hoạt động
- GV phát phiếu học tập 1, yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin trong sách giáo
khoa để hoàn thành phiếu học tập 1.
PHIẾU HỌC TẬP 1
Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần ta tính tỉ khối của
…………………đối với………………….Tỉ khối của khí A đối với khí B kí hiệu
là…………..và được tính bằng biểu thức………………………trong đó….....là khối
lượng mol của khí A,……là khối lượng mol của khí B.
Nếu biết tỉ khối của khí A đối với khí B ta tìm được khối lượng mol của khí A theo biểu
thức: MA = …………
Coi khí B là không khí (kk) và có khối lượng mol là 29 gam/mol. Em hãy viết biểu
thức tỉ khối của khí B đối với không khí:……………… , từ đó suy ra biểu thức tính
khối lượng mol của khí A khi biết tỉ khối của khí A đối với không khí là:………
-HS tìm hiểu SGK, thảo luận nhóm (5 phút) để hoàn thành phiếu học tập 1.
- GV theo dõi hoạt động của các nhóm.
d) Dự kiến sản phẩm của HS
PHIẾU HỌC TẬP 1
8



Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần ta tính tỉ khối của khí A
đối với khí B.Tỉ khối của khí A đối với khí B kí hiệu làvà được tính bằng biểu thức
trong đóMAlà khối lượng mol của khí A, MBlà khối lượng mol của khí B.
Nếu biết tỉ khối của khí A đối với khí B ta tìm được khối lượng mol của khí A theo
biểu thứcMA =
Coi khí B là không khí (kk) và có khối lượng mol là 29 gam/mol. Em hãy viết
biểu thức tỉ khối của khí B đối với không khí:từ đó suy ra biểu thức tính
khối lượng mol của khí A khi biết tỉ khối của khí A đối với không khí là:
MA = dA/kk.29
e) Sản phẩm, kiểm tra, đánh giá
+ Sản phẩm: Là kết quả hoàn thành phiếu học tập của học sinh.
+ Kiểm tra, đánh giá.
GV cho một nhóm nêu kết quả phiếu học tập 1, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét và chốt nội dung kiến thức của nội dung 1.
ND kiến thức:
+Tỉ khối của khí A so với khí B kí hiệu là:
- Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B:M A =+ Tỉ khối của khí A so với
không khí kí hiệu là:
- Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí:MA =
- MA là khối lượng mol của khí A; MB là khối lượng mol của khí B
- Khối lượng mol của không khí là khối lượng của 0,8 mol N2 và 0,2 mol O2
Mkk = 0,8 .28 + 0,2.32 =29g/mol.
- GV: Để biết được một khí nào đó nặng hay nhẹ hơn không khí ta làm thế nào?
- HS: Tìm tỉ khối của khí đó với không khí.
- GV đặt câu hỏi: Để so sánh hai chất khí khác nhau ta làm thế nào?
- HS: Tính tỉ khối của hai khí đó.
Nội dung 2:Luyện tập(18phút)
a. Mục tiêu.
- HS vận dụng làm một số bài tập và trả lời câu hỏi nhằm khắc sâu kiến thức.

b.Nội dung hoạt động
- HS vận dụng kiến thức thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập được giao.
c.Cách thức tổ chức hoạt động hoạt động
+GVphát phiếu học tập 2 cho các nhóm
PHIẾU HỌC TẬP 2
Bài tập 1:
a. Khí metan (CH4) nặng hay nhẹ hơn
+ khí H2 bao nhiêu lần?
+ không khí bao nhiêu lần?
b. Khí A có tỉ khối đối với H2 là 14.
+ Tìm khối lượng mol của khí A và A là khí nào trong các khí sau: N2O, CO, SO2
+ Khí A nặng hay nhẹ hơn khí N2 bao nhiêu lần?
Bài tập 2: Khí Z là hợp chất của R với oxi, có công thức dạng chung là RO 2 và có
tỉ khối so với hidro bằng 22.
- Tính khối lượng mol của khí Z.
9


- Xác định nguyên tố R và viết công thức hóa học của khí Z.
- Khí Z nặng hay nhẹ hơn khí CH 4 bao nhiêu lần, nặng hay nhẹ hơn không khí bao
nhiêu lần.
- HS hoạt động nhóm (12 phút) hoàn thành 2 bài tập trong phiếu học tập 2.
- GV: Theo dõi học sinh làm bài
-GV: Yêu cầu một nhóm báo cáo bài tập1, một nhóm báo cáo bài tập 2
HS: Nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét
*Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc và giải pháp hỗ trợ:
- Một số HS vẫn có thể nhầm khối lượng mol của khí H 2 là 1g/mol và khí O2 là
16g/mol, một số học sinh chưa biết tính khối lượng mol, nhầm cách tính khối
lượng mol (trong phân tử có 2 nguyên tử O thì viết là ). GV quan sát HS làm bài để

nhắc nhở kịp thời.
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh.
Bài tập 1:
+ Tỉ khối của CH4 đối với H2 là:
Vậy khí metan nặng hơn khí hidro 8 lần
+Tỉ khối của CH4 đối với không khí là:
Vậy khí metan nhẹ hơn và bằng 0,552 lần không khí
b. A là CO
Khí CO nặng bằng khí N2
+Bài tập 2: Khối lượng mol của khi Z là:
Ta lại có: MZ = MR + 2MO = MR + 2.16
hayMR + 32 = 44MR = 44-32 =12 (g/mol)
Vậy R là N, CTHH là CO2 (Cacbon đioxit)
+ Vậy khí CO2 nặng hơn khí CH4 2,75 lần.
+ Vậy khí CO2 nặng hơn không khí 1,52 lần.
Câu
Đáp án

1
B

PHIẾU HỌC TẬP 3
2
3
A
C

4
B


e. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
+ Kết quả: Bài làm của học sinh
+ Đánh giá:
- Thông qua quan sát giáo viên biết được mức độ hoạt động tích cực của các nhóm
và của cá nhân học sinh.
- Thông qua sản phẩm của học sinh (thể hiện phiếu học tập 2 và 2 bài tập) để nhận
xét, đánh giá mức độ hoàn thành, và hiểu bài của học sinh.
Nội dung 3: Vận dụng (10 phút)
a. Mục tiêu
HS biết vận dụng kiến thức về tỉ khối khí để giải thích một số hiện tượng trong
đời sống. Từ đó phòng tránh được một số tai nạn có thể gây tử vong trong đời
sống.
10


b. Cách thức tổ chức hoạt động, dự kiến sản phẩm
GV: Chiếu lên màn hình một số hình ảnh trong đời sống đã được giới thiệu ở
phần khởi động.
HS: Vận dụng kiến thức để giải thích từng hình ảnh (hoạt động các nhân).

GV: Tại sao trong các ngày lễ hội người ta bơm khí H 2 quả bống bay thì nó
bay lên cao được còn bơm khí CO2 vào thì nó không bay lên được?
HS: Khí H2 nhẹ hơn không khí, còn khí CO2 nặng hơn không khí
GV: Có thể thay khí H2 bằng khí He được không? Tại sao?
HS: Được vì khí He cũng nhẹ hơn không khí.
GV: Bơm khí He còn an toàn hơn.

Leo núi
GV: Vì sao những nhà leo núi phải đeo bình dưỡng khí đặc biệt (bình khí Oxi)?
HS: Càng lên cao không khí càng ít oxi do oxi nặng hơn không khí.


11


Đáy hang sâu
GV: Tại sao các nhà thám hiểm vào trong đáy các hang sâu cũng phải đeo bình
dưỡng khí?
HS: Trong lòng đất khí CO2 sinh ra do quá trình phân hủy một số hợp chất vô cơ và
hữu cơ. Vì khí CO2 nặnghơn không khí 1,52 lần nên thườngtích tụ ở đáy hang sâu.
Do đó nếu người hay động vật xuống đó sẽ bị chết ngạt do thiếu oxi. Vì vậy cần
phải đeo bình khí oxi.

Giếng
Giếng
khơi
khơi
GV: Ở nông thôn người ta đào giếng sâu xuống lòng đất để lấy nước sinh hoạt
hàng ngày (giếng khơi). Khi giếng cạn nước lâu ngày họ thường xuống đáy giếng
để dọn vệ sinh. Có nhiều trường hợp đã tử vong khi làm việc đó. Vì sao lại như
vậy, nếu em gặp một người đang chuẩn bị xuống đáy giếng em sẽ chia sẻ với họ
cần làm gì trước?
HS: Nhiều người tử vong khi xuống dọn vệ sinh giếng khơi do bị ngạt. Ở dưới đáy
giếng thường tích tụ nhiều khí CO2 vì khí CO2 nặng hơn không khí. Vì vậy, trước
khi xuống phải kiểm tra bằng cách dòng dây thả một cây nến đang cháy xuống. nếu
cây nến bị tắt thì muốn xuống đó phải đeo bình dưỡng khí.
GV: Em hãy tìm hiểu thêm các hiện tượng khác và chia sẻ cùng các bạn nhé.
HS: Về nhà tự tìm hiểu thêm
12



c. Đánh giá kết quả hoạt động
Kết quả là phần trả lời của học sinh
GV: Qua tiết học này em đã biết được những gì về kiến thức và ứng dụng nó như
thế nào? Em hãy hệ thống những hiểu biết của mình bằng sơ đồ tư duy.

KIẾN THỨC CƠ BẢN QUA SƠ ĐỒ TƯ DUY

Tỉ khối khí

Khí A nặng hay nhẹ
hơn
khí B bao nhiêu lần
Xác định khối
lượng mol khí A
Tìm CTHH khí A Tính khối lượng
Khí A nặng hay
mol của khí A
Tạo
nhẹ hơn không
hình,
Đồ
khí bao nhiêu lần
Những khí
sấy
gốm
nhẹ hơn
khô
Thu khí bằng
không khí
cách đẩy

Những
không khí
khí nặng
hơn
không khí
Giải thích
một số hiện
tượng trong
đời sống

Clanhke

Khí H2, He được bơm vào
Xi măng
quả bóng bay, khícầu…

13

Thủy tinh
Các
đồ vật
dẻo
thuỷ tinh


Khí CO2 tích tụ nhiều ở đáy
giếng khơi, đáy hang sâu…
GV: Củng cố bài
bằng phiếu trắc nghiệm ( phiếu học tập 3)
- GV: Chiếu phiếu học tập 3 lên màn hình

PHIẾU HỌC TÂP 3
Chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái A,hoặc B, hoặc C, hoặc D.
Câu 1. Tỉ khối của O2 đối với khí H2 bằng
B. 8 gam
B. 16
C. 16 gam
D. 32
Câu 2. Tỉ khối của khí CH4 đối với không khí bằng
B. 0,552
B. 0,552 gam
C. 0,5
D. 5,52
Câu 3. Tỉ khối của khí Y đối với khí H2 là 32. Khối lượng mol của khí Y bằng
B. 16 gam/mol
B. 64 gam
C. 64 gam/mol
D. 64 đvC
âu 4. Cho hình vẽ thu khí nhưsau:
Những khí nào trong số các khí H2, NH3, O2,CO2
có thể thu được theo cáchtrên?
A. Chỉ có khíH2
B. H2, NH3
C. O2, H2, CO2
D. Tất cả các khítrên.
HS: Làm việc cá nhân (5 phút) hoàn thành phiếu học tập 2
GV: Chỉ định một số học sinh trả lời.
PHIẾU HỌC TẬP 3
Câu
1
2

3
Đáp án
B
A
C

4
B

Hướng dẫn về nhà (2 phút):
Hỗn hợp khí A gồm SO2 và O2 có thể tích là 11,2 lít ở đktc. Tính thể tích mỗi khí
trong hỗn hợp ban đầu. Biết tỉ khối của A so với CH4 bằng 3
HD: hoặc
TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ- TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC (Tiết 2)
II. Xác định thành phần phần trăm của nguyên tố trong hợp chất
Nội dung 1: Xác định thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố khi
biết CTHH của hợp chất (15 phút).
a. Mục tiêu.
- HS nêu được các bước giải bài toán xác định thành phần phần trăm theo khối
lượng các nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH của hợp chất.
14


- HS biết cách xác định thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố trong
hợp chất khi biết công thức hóa học.
b.Nội dung hoạt động
Tìm hiểu cách xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các
nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH.
c.Cách thức tổ chức hoạt động hoạt động
GV phát phiếu học tập 4, và các câu hỏi.

PHIẾU HỌC TẬP 4
Tính phần trăm khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất Kalipemanganat
(KMnO4)
Bài giải:
- Tính khối lượng mol của KMnO4:
- Tính số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1mol hợp chất.
nK =
; nO =
; nMn =
- Tính phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất:

-GV:Từ việc giải bài tập em hãy nêu các bước giải bài toán xác định thành phần
phần trăm theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa
học.
- Viết công thức tính phần trăm theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất
AxByCz
-HS: Thảo luận nhóm đọc làm theo mẫu để hoàn thành nội dung trên (5 phút).
*Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc và giải pháp hỗ trợ:
- Bước tính phần trăm học sinh có thể không làm được, giáo viên có thể gợi ý cho
học sinh.
- HS có thể không nêu đủ các bước, giáo viên có thể quan sát để gợi ý.
- HS có thể không viết được công thức tính thành phần phần trăm các nguyên tố.
- GV có thể gợi ý để học sinh viết được công thức tổng quát với hợp chất có dạng
tổng quát AxByCz.
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh.

15


PHIẾU HỌC TẬP 4

Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất
KMnO4
Bài giải:
- Tính khối lượng mol của KMnO4:
39.1 + 55.1+ 4.16 = 158 (g/mol)
- Tính số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1mol hợp chất.
nK = 1mol
; nO = 1mol
; nMn = 1mol
- Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1mol hợp chất:
mK= 1.39 = 39 (g)
; mMn = 55.1 = 55 (g)
; mO = 4.16 =64 (g)
- Tính phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất:

- Các bước giải tính phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất AxByCz:
+ Tìm khối lượng mol của hợp chất:
+ Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một mol chất.
nA = x mol
nB = ymol
nC = z mol
+ Tính phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất.
;;
hoặc %mC= 100%- (%mA + %mB)
e. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
+ Sản phẩm: Là kết quả hoàn thành hoạt động của học sinh.
+ Đánh giá:
- Thông qua quan sát giáo viên biết được mức độ hoạt động tích cực của các nhóm
và của cá nhân học sinh.
- Thông qua sản phẩm của học sinh (thể hiện qua phiếu học tập 3) để nhận xét,

đánh giá mức độ hoàn thành của học sinh.
Nội dung kiến thức: Công thức tính phần trăm khối lượng các nguyên tố
trong hợp chất AxBy:
;
;
hoặc %mC= 100%- (%mA + %mB)
Nội dung 2: Tính khối lượng của nguyên tố khi biết khối lượng của hợp chất
và ngược lạitính khối lượng của hợp chất khi biết khối lượng của nguyên tố
(15 phút)
16


a. Mục tiêu
- HS nêu được các bước giải và viết được công thức tính tính khối lượng của
nguyên tố khi biết khối lượng của hợp chất và tính khối lượng của hợp chất khi
biết khối lượng của nguyên tố trong hợp chất.
- HS biết cách tính khối lượng của nguyên tố khi biết khối lượng của hợp chất và
tính khối lượng của hợp chất khi biết khối lượng của nguyên tố trong hợp chất.
b. Nội dung hoạt động
Tìm hiểu cách tínhkhốilượng của nguyên tố khi biết khối lượng của hợp chất và
tính khối lượng của hợp chất khi biết khối lượng của nguyên tố trong một hợp chất
cụ thể.
c. Cách thức tổ chức hoạt động hoạt động
GV phát phiếu học tập 5
*Tính khối lượng của nguyên tố khi biết khối lượng của hợp chất.
PHIẾU HỌC TẬP 5
Bài 1:Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 30,6 gam nhôm oxit (Al2O3)
Cách 1
- Khối lượng mol của hợp chất là:


Cách 2
- Khối lượng mol của Al2O3 là:
M=
-Phần trăm khối lượng các nguyên - Số mol hợp chất Al2O3
tố trong hợp chất:
- Số mol nguyên tử của các nguyên tố trong
hợp chất:
- Khối lượng của từng nguyên tố có 2n=
trong 30,6 gam hợp chất.
3n=

+Các bước giải:

- Khối lượng mỗi nguyên tố có trong hợp
chất:
mAl = nAl.MAl =
mO = nO.MO =
hoặc mO = 30,6 – mAl =
+ Các bước giải:

-HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập 4 ( 8 phút)
-GV theo dõi học sinh hoạt động.
- Một nhóm báo cáo bài tập 1, một nhóm báo cáo bài tập 2. Sau đó cùng nhận xét
bổ sung.
- Viết công thức tính khối lượng của nguyên tố khi biết khối lượng của hợp chất
AxBy…
*Tính khối lượng của hợp chất khi biết khối lượng nguyên tố trong hợp chất
GV: Phát phiếu học tập 5
17



PHIẾU HỌC TẬP 6
Tính khối lượng hợp chất Natri sunfat (Na2SO4) có chứa 2,3 gam Natri
Giải
- Tính số mol của Na:
- Tính số mol của hợp chất:
- Tính khối lượng của hợp chất:
Các bước giải
- HS làm việc theo nhóm (3 phút)
- GV quan sát học sinh làm bài
- Một nhóm báo cáo cách 1, một nhóm báo cáo cách 2. Sau đó cùng nhận xét bổ
sung.
Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc và giải pháp hỗ trợ:
- Bước 3 của bài toán có thể học sinh không làm được giáo viên có thể hướng dẫn
học sinh.
-HS có thể không viết được công thức tổng quát với hợp chất có dạng A xBy, giáo
viên có thể gợi ý để các em hoàn thành.
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh.

18


PHIẾU HỌC TẬP 5
Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 30,6 gam nhôm oxit (Al2O3)
Cách 1
- Khối lượng mol của hợp chất là:

Cách 2
- Tính số mol Al2O3 trong 30,6 gam


-Phần trăm khối lượng các nguyên tố - Tính số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố
trong hợp chất:
trong hợp chất
- Khối lượng của từng nguyên tố có - Tính khối lượng của các nguyên tố trong
trong 30,6 gam hợp chất.
30,6 gam hợp chất
mAl = nAl.MAl = 0,6.27=16,2(gam)
mO = nO.MO = 0,9.16 =14,4 (gam)
Hoặc mO = 30,6-16,2 =14,4(g)
hoặc mO = 30,6 – mAl = 30,6 – 16,2 = 14,4
(gam)
+Các bước giải:
+ Các bước giải:
- Tính khối lượng mol của hợp chất.
- Tính khối lượng mol của hợp chất.
- Tính phần trăm khối lượng các -Tính số mol của nguyên tố trong hợp chất.
nguyên tố có trong hợp chất.
-Tính khối lượng của hợp chất.
-Tính khối lượng của từng nguyên tố.

19


PHIẾU HỌC TẬP 6
Tính khối lượng hợp chất Natri sunfat (Na2SO4) có chứa 2,3 gam Natri
Giải
- Khối lượng mol của Na2SO4 là:
- Số mol Na:
- Số mol Na2SO4:
- Khối lượng Na2SO4:

Các bước giải
- Tính số mol của nguyên tố
- Tính số mol của hợp chất
- Tính khối lượng của hợp chất
Nội dung kiến thức:
+ Công thức tính khối lượng của mỗi nguyên tố khi biết khối lượng của hợp
chấtAxBy…:
hoặc
hoặc
Hoặc:
+ Công thức tính khối lượng của hợp chất AxBy…khi biết khối lượng của nguyên
tố trong hợp chất:
hoặc
Trong đó:
- mA là khối lượng của nguyên tố A, mB là khối lượng của nguyên tố B
- MA là khối lượng mol của nguyên tố A, MB là khối lượng mol của nguyên tố B
- nA là số mol nguyên tố A, nB là số mol nguyên tố B
- là khối lượng mol của hợp chấtAxBy
- %mA là % khối lượng của nguyên tố A, %mB là % khối lượng của nguyên tố B
*Lưu ý: hoặc
GV: Giải thích cách vận dụng các công thức trên và cách tính.
e. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát giáo viên biết được mức độ hoạt động tích cực của các nhóm
và của cá nhân học sinh.
- Thông qua sản phẩm của học sinh (thể hiện qua phiếu học tập 4) để nhận xét,
đánh giá mức độ hoàn thành của cá nhân học sinh và các nhóm.
Nội dung 3: Vận dụng (15 phút).
a. Mục tiêu
Vận dụng các bước giải để giải bài tập tính thành phần trăm khối lượng các nguyên
tố trong hợp chất. Tính khối lượng mỗi nguyên tố khi biết khối lượng hợp chất và

tính khối lượng của hợp chất khi biết khối lượng của nguyên tố.
b. Cách thức tổ chức hoạt động
- GVchiếu nội dung bài tập lên màn hình.
Bài tập 3: Một bác nông dân cần mua phân đạm bổ sung cho cây trồng. Ở cửa
hàng đó có ba loại phân đạm là: (NH2)2CO (u rê), NH4NO3(amoni nitrat) và
20


(NH4)2SO4 (amoni sunfat). Bác chưa biết nên mua loại nào để có hàm lượng N cao
nhất.
a.Em hãy tính toán và giúp bác nông dân lựa chọn loại phân bón hiệu quả nhất.
b.Nếu bác mua 500 kg loại phân bón đó thì đã bổ sung được bao nhiêu kg nguyên
tố dinh dưỡng(nguyên tố N) vào trong đất.
c.Nếu cần bổ sung 200 kg nguyên tố dinh dưỡng vào trong đất thì bác cần phải
mua bao nhiêu kg phân bón trên.
- HS làm việc cá nhân vận dụng các công thức để giải bài tập
- GV theo dõi học làm bài, có thể gợi ý cho những học sinh chưa làm được
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Là kết giải bài tập vận dụng.
a. + Trong (NH2)2CO:
+ Trong NH4NO3:
+ Trong (NH4)2SO4:
Vậy dùng (NH2)2CO hiệu quả nhất.
b.
c.
- Kiểm tra, đánh giá
+ Thông qua quan sát quá trìnhhọc tập của HS đánh giá mức độ hiểu bài của HS.
- Hướng dẫn về nhà
+Nhớ các bước giải bài tập tính thành phần phần trăm theo khối lượng của nguyên
tố trong hợp chất.

+Vận dụng làm bài tập: 21.5; 21.6 (SBT hóa 8-28)
TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ- TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC (Tiết 3)
III. Xác định công thức hóa học của hợp chất biết thành phần khối lượng của
nguyên tố trong hợp chất.
GV đặt vấn đề: Ở tiết học trước khi biết công thức hóa học của hợp chất ta
tính được thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố, tính khối lượng
của các nguyên tố khi biết khối lượng của hợp chất và tính khối lượng của hợp chất
khi biết khối lượng của nguyên tố. Vậy nếu biết thành phần nguyên tố ta có lập
được công thức của hợp chất không?
Nội Dung 1: Xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần
phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất (15 phút)
a. Mục tiêu
- HS nêu được các bước giải bài toán xác định công thức hóa học của hợp chất khi
biết phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong hợp chất.
- HS xác định được công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm
về khối lượng các nguyên tố trong hợp chất.
b.Nội dung hoạt động
Tìm hiểu cách xác định công thức hóa học dựa vào thành phần phần trăm về khối
lượng của các nguyên tố trong hợp chất.
c.Cách thức tổ chức hoạt động
- GV chiếu bài tập 4 lên màn hình
21


- HS đọc và phân tích bài toán.
GV hướng dẫn học sinh cách giải bài tập
Bài tập 4: Một loại phân bón hóa học được sử dụng trong nông nghiệp có thành
phần phần trăm về khối lượng như sau: 44,83%K; 18,39%S và 36,78%O. Xác định
công thức hóa học của phân bón đó. Biết khối lượng mol của hợp chất là 174
g/mol.

- Sau khi học sinh phân tích bài toán giáo viên chiếu bài giải mẫu lên màn hình,
học sinh nghiên cứu bài giải.
Lời giải:
- Gọi công thức dạng chung của hợp chất là: KxSyOz (x, y, z là số nguyên dương)
- Khối lượng mol của mỗi nguyên tố có trong 1mol chất:
- Số mol của mỗi nguyên tố có trong 1mol hợp chất là:
- Trong 1 mol hợp chất có 2mol K, 1mol S và 4mol O. Trong một phân tử hợp
chất có 2 nguyên tử K, 1nguyên tử S và 4 nguyên tử O(x=2, y=1, z=4). Vậy
CTHH là: K2SO4
- Sau đó GV phát phiếu học tập 6.
PHIẾU HỌC TẬP 7
Một hợp chất có thành phần về khối lượng như sau: 27,06%Na; 16,47%N và
56,47%O. Xác định công thức hóa học của hợp chất, biết khối lượng mol của hợp
chất là 85 g/mol.
HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập 5.
GV: Quan sát học sinh làm bài.
- Từ bài tập giáo viên yêu cầu học sinh nêu các bước giải bài tập xác định công
thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm về khối lượng của các
nguyên tố.
*Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc và giải pháp hỗ trợ:
Học sinh có thể không làm được vì không nhớ công thức tính khối lượng của
nguyên tố có trong 1mol hợp chất. Do đó giáo viên có thể gợi ý lại các công thức.
d) Dự kiến sản phẩm của HS
PHIẾU HỌC TẬP 7
-Gọi công thức dạng chung của hợp chất là: NaxNyOz (x, y, z là số nguyên dương)
- Khối lượng mỗi nguyên tố có trong 1mol chất là:
- Số mol của mỗi nguyên tố có trong 1mol hợp chất là:
- Trong 1 phân tử hợp chất có 1nguyên tử Na; 1nguyên tử N; 3nguyên tử O
(x=1;y=1;z=3). Vậy công thức hóa học là: NaNO3
- Các bước giải bài toán:

+ Viết công thức dạng chung
+ Tính khối lượng mỗi nguyên tố trong 1mol hợp chất.
22


+ Tính số mol mỗi nguyên tố có trong một mol chất.
+ Viết công thức hóa học.
a.Sản phẩm,đánh giákết quả hoạt động
- Sản phẩm là kết quả bài tập của học sinh
GV cho một nhóm nêu kết quả phiếu học tập 6, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét và chiếu kết quả lên màn hình để học sinh kiểm tra.
*Nội dung kiến thức:
- Các bước giải bài tậpxác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần
phần trăm về khối lượng của các nguyên tố.
+ Viết công thức dạng chung: AxByCz (x, y, z là số nguyên dương)
+ Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1mol chất:
+ Tính số mol của mỗi nguyên tố có trong một mol chất:
+ Viết công thức hóa học của hợp chất.
 Gv mở rộng thêm một số cách giải khác
+ Ta có thể dùng công thức sau để lập công thức hợp chất AxByCz

Hoặc:
Nội dung 2: Luyện tập (20 phút)
a. Mục tiêu
HS vận dụng các bước giải bài tậpxác định công thức hóa học của hợp chất khi biết
thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố.
b.Nội dung hoạt động
Giải một số bài tập tính phần trăm khối lượng các nguyên tố, tính tỉ khối khí và xác
định CTHH theo thành phần khối lượng các nguyên tố.
c. Cách thức tổ chức hoạt động hoạt động

- GV chiếu nội dung bài tạp 1 lên màn hình
Bài tập 5: Rượu etylic có thành phần về khối lượng như sau: 52,17%C; 13,04%H
và 34,79%O. Xác định công thức phân tử của rượu etylic biết tỉ khối hơi của rượu
đối với H2 bằng 23.
- HS làm việc cá nhân giải bài tập 1
- GV theo dõi học sinh làm bài, có thể hỗ trợ những học sinh con yếu
- Một học sinh lên bảng trình bày lời giải, sau đó học sinh dưới lớp cùng nhận xét
- GV nhận xét bài làm của học sinh
- Hoạt động tương tự với bài tập 2 và 3
Bài tập 6: Một loại oxit sắt (sắt kết hợp với oxi) có thành phần khối lượng là: 7
phần khối lượng sắt kết hợp với 3 phần oxi. Xác định công thức phân tử của oxit
sắt biết công thức phân tử cũng là công thức đơn giản.
23


Bài tập 7: Một hợp chất có thành phần về khối lượng như sau: 40%Cu, 20%S và
40%O. Xác định công thức phân tử của hợp chất biết rằng công thức phân tử cũng
là công thức đơn giản.
*Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc và giải pháp hỗ trợ:
Học sinh có thể lúng túng từ “tỉ khối hơi” ở bài 1; bài 2,3 học sinh cũng có thể
chưa làm được vì không cho biết khối lượng mol, giáo viên có thể gợi ý cho học
sinh.
d) Dự kiến sản phẩm của HS
Bài tập 5: Gọi CTPT của rượu etylic là: CxHyOz (x, y, z là số nguyên dương)
Khối lượng mol của hợp chất là: M = 23.2 = 46(g/mol)
Công thức phân tử: C2H6O
Bài tập 6: Gọi công thức phân tử của oxit sắt là: Fe xOy (x, y, z là số nguyên
dương)
Ta có:
Vậy CTPT: Fe2O3

Bài tập 7: Gọi CTPT có dạng: CuxSyOz(x, y, z là số nguyên dương)
Vậy CTPT: CuSO4
e) Sản phẩm, đánh giákết quả hoạt động
+ Sản phẩm: là kết quả giải bài tập
+ Đánh giá: Thông qua quan sát quá trình học tập của học sinh để đánh giá mức độ
hiểu bài của học sinh.
D. Hoạt động : Vận dụng và tìm tòi mở rộng ( 10 phút )
a. Mục tiêu
- Thiết kế cho HS về nhà tìm hiểu những kiến thức có liên quan đến tỉ khối của
chất khí, xác định công thức hóa học dựa vào thành phần khối lượng, tính thành
phần khối lượng các nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH và tính khối lượng
các nguyên tố khi biết khối lượng của hợp chất.
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải bài tập và giải quyết các vấn đề
thực tiễn.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Chia lớp làm 4 nhóm, hướng dẫn các nhóm học sinh về nhà làm và hướng dẫn
nguồn tài liệu ( thư viện, internet……) để hoàn thành các câu hỏi sau:
Câu 1: Trong khí gas thường dùng có thành phần chính là khí propan C 3H8, butan
C4H10 . Trong khí gas có thành phần chứa 26,4% propan và 69,6% butan còn lại là
các tạp chất trơ không cháy.
a. Tính khối lượng nguyên tố cacbon và nguyên tố hidro có trong 1kg khí gas.
b. Sử dụng khí gas có thể gây cháy, nổ khi khí gas bị rò rỉ gây thiệt hại về người và
tiền của. Do đó người ta cần có biện pháp phát hiện sớm sự rò rỉ gas và có những
xử lí phù hợp để đảm bảo an toàn.
Các em hãy tìm hiểu: Người ta đã có biện pháp gì để phát hiện sự rò rỉ gas. Nếu
phát hiện thấy rò rỉ khí gas trong phòng bếp kín thì cần phải làm gì?
Viết báo cáo để chia sẻ với các bạn trong lớp.
24



Câu 2: Con người đã chế tạo một phương tiện di chuyển trên không là khí cầu.
Khí cầu được dùng cho mục đích thám hiểm, thể thao, viễn thám khoa học, viễn
thông, vận tải…Các em hãy tìm hiểu về khí cầu và chia sẻ với các bạn trong lớp:
a. Những khí có đặc điểm nào thì có thể được bơm vào khí cầu.
b. Nêu những ưu điểm, hạn chế của khí cầu so với các phương tiện vận chuyển
khác
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Bài viết của các nhóm bằng powerpoint hoặc tranh vẽ.
- Kiểm tra, đánh giá: HS báo cáo vào đầu giờ của tiết học sau. GV nhận xét đánh
giá.

25


×