Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

CHUYÊN đề bồi DƯỠNG học SINH GIỎI môn LỊCH sử THCS 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.57 KB, 15 trang )

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ THCS
Tác giả: Nguyễn Quang Tuấn
Giáo viên Trường THCS Lập Thạch - Huyện Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh Phúc
Đối tượng học sinh bồi dưỡng: (lớp 8 – 9)
Dự kiến số tiết bồi dưỡng : 10 tiết
Các nội dung sử dụng trong chuyên đề
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1) Lí do khách quan
2) Lí do chủ quan
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ
1) Thuận lợi
2) Khó khăn
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
IV. TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
I. CÁCH TUYỂN CHỌN ĐỐI TƯỢNG ÔN THI
II. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN ,ĐẶC TRƯNG ĐỂ GIẢI
QUYẾT CÁC CHUYÊN ĐỀ
III. PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN VÀ HỆ THỐNG KIẾN THỨC SỬ DỤNG
TRONG CHUYÊN ĐỀ
1) PHẦN TỊCH SỬ THẾ GIỚI
1.1) Lịch sử thế giới cận đại (lớp 8)
1.2) Lịch sử thế giới hiện đại (lớp 8+9)


2. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
2.1Lịch sử Việt Nam từ 1958 – 1918 (lớp 8)
2.2Lịch sử Việt Nam từ 1919 – 1954 (lớp 9)
*Giai đoạn Việt Nam từ (1919 – 1930)
*Giai đoạn Việt nam từ (1930 – 1945)


* Giai đoạn Việt Nam tử (1945 – 1954)
III. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
C. KẾT LUẬN
**********************************

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lí do khách quan:
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động rất vất vả, khó khăn
và thử thách đối với những người làm nghề dạy học và bồi dưỡng các đội tuyển
họpc sinh giỏi.
Bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là công tác cực kỳ quan trọng giúp cho ngành
giáo dục phát hiện nhân tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho huyện nhà và
đất nước trong sự nghiệp trồng người. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được
ước mơ hoài bão của mình là con ngoan, trò giỏi và có định hướng đúng về nghề
nghiệp của mình cho tương lai.
Thực tế trong những năm qua, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được lãnh
đạo các trường và phòng giáo dục chú trọng quan tâm. Song chất lượng mũi nhọn
của một số bộ môn chưa đồng đều, hiệu quả đạt được chưa cao, có lúc tăng, lúc
giảm, chưa có tính bền vững.
2. Lý do chủ quan:
Bản thân tôi là một giáo viên thuộc trường Trung học cơ sở Lập Thạch.
Thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi của tôi gắn liền với chất lượng mũi nhọn của
trường cũng như của ngành giáo dục huyện nhà.


Tôi được Ban giám hiệu nhà trường và Phòng Giáo dục Lập Thạch tạo điều
kiện và tin tưởng phân công tôi giảng dạy môn Lịch sử lớp 9, một môn học ít tiết,
được coi là phụ, không mấy ai quan tâm. Song, bằng năng lực chuyên môn cùng
tâm huyết với nghề, bốn năm liên tục, tôi có học sinh giỏi cấp tỉnh (trong đó có 3

giải nhất, 10 giả nhì, nhiều giải ba và giải khuyến khích).
Thành tích đạt được của học sinh chính là thước đo của nhà giáo. Tôi mạnh
dạn trình bày những kinh nghiệm có được của mình trong công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi bộ môn Lịch sử để các đồng chí, đồng nghiệp tham khảo. Nhằm đưa sự
nghiệp giáo dục của huyện Lập Thạch ngày một nâng cao ngang tầm với các đơn vị
bạn, trở thành tốp đầu trong tỉnh.
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH
SỬ:
1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục Lập Thạch và Ban giám hiệu
nhà trường
- Học sinh có tinh thần hiếu học, cán bộ và nhân dân các địa phương có sự
quan tâm
- Bản thân tôi có nhiều năm công tác trong nghề, có kinh nghiệm trong ôn
luyện học sinh giỏi
- Đặc biệt môn Lịch sử vốn có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo
dục thế hệ trẻ. Học lịch sử để biết được cội nguồn của dân tộc, quá trình đấu tranh
anh dũng và lao động sáng tạo của ông cha. Học lịch sử để biết qúy trọng những gì
mình đang có, biết ơn những người làm ra nó và biết vận dụng vào cuộc sống hiện
tại để làm giàu thêm truyền thống dân tộc.
2. Khó khăn:
-Do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn Lịch sử trong đời sống
xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn Lịch sử, coi
đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần phải làm bài tập, không cần học
thêm, phí công vô ích. Dẫn đến hậu quả học sinh không nắm được những sự kiện
lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong
thực tế ở nhiều trường.


-Do ảnh hưởng của thời kỳ hội nhập, của phim truyện nước ngoài, của mạng

Internet, của các trò chơi điện tử… đã ảnh hưởng không nhỏ đến những học sinh
thiếu động cơ thái độ học tập, sao nhãng việc học hành, dẫn đến liệt môn, nhất là
bộ môn Lịch sử.

-Chưa loại bỏ được cách giáo dục, học tập mang tính thực dụng. Xem nặng
môn này, coi nhẹ môn kia hoặc “thi gì thì học nấy” làm cho học vấn của học sinh bị
“què quặt”, thiếu toàn diện. Tình trạng “mù lịch sử” hiện nay ở không ít học sinh
phổ thông là tác hại của việc học lệch, không toàn diện.
-Thầy giáo dạy Lịch sử bị xem thường, không được coi trọng như các thầy
cô thuộc khoa học tự nhiên, ngoại ngữ. Giáo viên dạy Lịch sử cũng rất nghèo về
kinh tế. Mức thu nhập chủ yếu chỉ dựa vào đồng lương chính đáng ngoài ra hiếm có
cơ hội của những nguồn thu khác.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Việc dạy học lịch sử ở trường THCS hay bất cứ bộ môn khoa học nào khác
đều không thể tách biệt sách giáo khoa và các loại sách tham khảo khác bên cạnh
đó báo chí ,các tư liệu phim ảnh ...cũng là mảng rất quan trọng để người giáo viên
dạy lịch sử khai thác vì nó mang tính thời sự cao .
- Với mong muốn nhằm giúp học sinh nghiên cứu tìm hiểu sách giáo khoa và
các tài liệu tham khảo một cách tốt nhất ,hiệu quả nhất nhằm vừa giúp học sinh
nắm vững kiến thức cơ bản ,vừa giúp học sinh nắm được kiến thức một cách hệ
thống ,từ đó trong quá trình bội dưỡng học sinh giáo viên có điều kiện để rèn kỹ
năng cho từng đối tương học sinh
-Như vậy sách giáo khoa là nền tảng ,còn tài liệu tham khảo để mở rộng vấn
đề ,làm phong phú tham nội dung kiến thức trong qúa trình bồi dưỡng cho học
sinh.Từ đó sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thầy giáo và học sinh trong quá trình
truyền đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh được tốt hơn .
-Mục đích nghiên cứu của chuyên đề này là nhằm đưa ra một số kinh
nghiệm, bí quyết ôn luyện học sinh giỏi môn Lịch sử (chọn đối tượng học sinh,
phương pháp ôn luyện, kết quả đạt được.



IV. TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU:
+ Sách Giáo khoa Lịch sử 9
+ Một số tài liệu tham khảo khác
+ Sách nâng cao lịch sử 9 ,lịch sử 12,
+ kiến thức chuẩn kỹ năng phần lịch sử lớp 9
+ Một số đề thi cấp huyện, cấp tỉnh môn Lịch sử...
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
I. CÁCH TUYỂN CHỌN ĐỐI TƯỢNG ÔN THI:
Công tác tuyển chọn học sinh dự thi xin phép được nói rộng ra hai khối tự
nhiên và xã hội
- Đối với khối Tự nhiên: Học sinh giỏi Toán, chắc chắn sẽ học khá các môn
Lý, Hoá, Sinh.
- Đối với khối Xã hội: Học sinh học giỏi môn Ngữ Văn ắt sẽ học khá môn
Lịch sử
-Từ thực tế đó giúp ta dễ dàng trong khâu tuyển chọn song học sinh cứ xem
thường môn Lịch sử, cho đó là môn học phụ. Mặt khác, giáo viên dạy môn Lịch sử
cũng thường bị lép vế trong khâu tuyển chọn học sinh, phải lựa chọn đối tượng sau
cùng. Những em có năng khiếu đặc biệt thường thích ôn luyện các môn học tự
nhiên. Vì có kiến thức cơ bản, vững vàng các em cần nắm rõ các công thức, quy
tắc, định nghĩa, định lý rồi sinh hoạt nhạy bén, áp dụng để làm bài. Còn các môn
học ít tiết như Lịch sử, Địa lý, cần học bài dài và nhiều nên phần đông các em rất
chán. Bởi vậy giáo viên cần động viên, khuyến khích thì học sinh mới chịu đi ôn.
-Mặt khác, giáo viên phải biết khơi dậy ở học sinh niềm tự hào, hãnh diện
khi đỗ đạt. Đã là học sinh giỏi cấp tỉnh, có giải thì đương nhiên bất cứ môn học nào
cũng được hưởng chế độ ưu tiên ngang nhau và vinh quang như nhau.
-Trong công tác tuyển chọn cũng cần lưu ý về vấn đề tâm lý học sinh. Tâm lý
vững vàng, bình tĩnh, tự tin thì bài làm sẽ đạt kết quả cao. Ngươc lại, tâm lý hoang
mang, giao động, sợ sệt thì chất lượng bài làm sẽ kém. Bởi vậy, giáo viên ôn luyện
cũng phải biết trấn tĩnh niềm tin cho đối tượng ôn thi.



-Khi lựa chọn được đối tượng để ôn rồi thì giáo viên phải bết yêu nghề, yêu trẻ, tận
tuỵ với trẻ. Luôn luôn biết khích lệ, níu kéo các em vào niềm ham mê yêu thích bộ
môn. Đồng thời giáo viên cũng phải biết xây dựng vun đắp uy tín của mình đề có
được lòng tin đối với học sinh.
Phát hiện học sinh giỏi môn Lịch sử:
- Thông qua tổng hợp kết quả học tập của học sinh cấp dưới.
- Qua sự thăm dò của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm.
- Qua các giờ học trên lớp, học sinh phải thể hiện mình yêu thích môn lịch
sử, có năng khiếu môn Lịch sử.
Cụ thể:
+ Trong quá trình nghe giảng học sinh biết điều chỉnh, chọn lọc kiến thức
cần ghi chép, những phần nào giáo viên mở rộng kiến thức mà không có trong
SGK, học sinh ghi ngay vào quyển sở tay để nhớ.
+ Lựa chọn những học sinh năm vững kiến thức cơ bản trong chương trình
phổ thông và kiến thức mở rộng.
+ Đặt các tình huống có vấn đề từ dễ đến khó để phát hiện học sinh.
+ Trong quá trình học và làm bài kiểm tra, phát hiện những em có khả năng
viết (lời lẽ hay, cách lập luận chặt chẽ lô gích) phân tích tổng hợp những kiên thức
đã học, trình bãy rõ ràng mạch lạc, đúng trọng tâm vấn đề được đặt ra.
+ Trong chương trình làm đề, ra đề giáo viên nên đổi mới cách ra đề dành
cho mỗi đối tượng học sinh. Đặc biệt đối với học sinh khá, giỏi nên có những câu
hỏi đòi hỏi trình độ tư duy khái quát, phân tích, tổng hợp… để từ đó phân loại học
sinh và có kế hoạch bồi dưỡng.
+ Phát hiện học sinh giỏi thông qua hoạt động ngoại khoá, thi kể chuyện lịch
sử, hoặc sưu tầm tư liệu theo chủ đề.
II.HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN ,ĐẶC TRƯNG ĐỂ GIẢI
QUYẾT CÁC CHUYấN ĐỀ
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.

- Sử dụng các phương pháp bộ môn để hướng dẫn các em năm vững biến
thức cơ bản.
* Để học sinh hứng thú học môn Lịch sử và học giỏi môn Lịch sử và bồi
dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử trước hết đối với giáo viên:


- Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao đối với học sinh.
- Giáo viên xây dựng 1 hệ thống câu hỏi vừa sức, hợp lý, gợi mở, kích thích
tư duy, sự tò mò của học sinh.
- Trong 1 bài lịch sử có nhiều sự kiện lịch sử giáo viên cần khắc sâu những
kiến thức cơ bản.
VD: Trong chương trình lớp 9 có nhiều sự kiện lịch sử giáo viên nên giúp
các em nắm những kiến thức cơ bản nhất.
- Hình thành cho học sinh những kỹ năng khai thác kiến thức SGK.
- Bồi dưỡng học sinh thông qua việc tự học và học tập theo chuyờn đề.
- Tổ chức hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu lịch sử, tài liệu tham khảo.
- Hướng dẫn cách làm bài lịch sử .
VD hiểu đề bài: “Nội dung cơ bản của văn kiện được thông qua Hội nghị
thành lập Đảng 2/1930 ?”
Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề, viết ra giấy nháp những nội dung quan trọng:
Nội dung cơ bản , văn kiện thành lập Đảng, suy nghĩ về nội dung, đề bài đòi hỏi
phải giải quyết những vấn đề chủ yếu gì, hoàn cảnh, điều kiện ra đời của văn kiện,
vai trò của nhân vật lịch sử có liên quan (Nguyễn ái Quốc) và chủ yếu nội dung của
văn kiện này (kết hợp với phân tích, nêu ý nghĩa lịch sử, đánh giá…).
- Xây dựng đề cương bài viết gồm: Mở bài, thân bài và kết luận.
Với một vài kinh nghiệm trên trong những năm qua số lượng học sinh giỏi
môn Lịch sử tăng lên đã đóng góp vào thành tích chung của nhà trường,của huyện .
tôi sẽ cố gắng phát huy trong năm học 2011 - 2012.
III. PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN VÀ HỆ THỐNG KIẾN THỨC SỬ DỤNG
TRONG CHUYÊN ĐỀ

- Ôn luyện học sinh giỏi không giống như tiết dạy ở lớp học bình thường. Vì
ở lớp ta dạy cho học sinh phù hợp với ba đối tượng (khá giỏi, trung bình và yếu
kém). Song dạy cho học sinh đi thi có nghĩa là ta đưa các em “ mang chuông đi
đánh đất người”. Đối tượng dự thi đều ngang tầm nhau về mặt học lực, nhân thức.
Vì vậy ngoài kiến thức sách giáo khoa, giáo viên cần có thêm tài liệu nâng cao, để
giúp đối tượng dự thi học sâu, hiểu rộng.
- Thứ hai là người dạy phải có niềm tin và tâm huyết với nghề. Phải biết băn
khoăn, trăn trở khi học sinh không hiểu bài, biết vui mừng phấn khởi khi học sinh


thành đạt. Hay nói cách khác là nguời dạy lấy kết quả của học sinh làm thước đo
tay nghề của nhà giáo.
- Yếu tố cơ bản nhất là người dạy luôn luôn biết tự hoàn thiện mình. Có tâm
huyết với nghề chưa đủ, hơn thế nữa phải có năng lực chuyên môn vững vàng, biết
xác định được kiến thức trọng tâm, biết làm chủ điều mình dạy và phải biết dạy học
sinh cách học để học sinh bình tĩnh, tự tin lĩnh hội kiến thức và tư duy sáng tạo.
Nâng quan điểm từ biết để hiểu để vận dụng vào làm bài.
- Thực tế cho thấy học sinh nhiều trường dự thi học sinh giỏi, mặc dù thang
điểm 20 song kết quả một số thí sinh chỉ đạt 0.5;1;2;3 Lý do là người dạy và người
học hời hợt, thiếu đầu tư, được chăng hay chở hoặc chưa xác định được cách ôn
luyện, chỉ tập trung vào kiến thức lớp 9.
- Theo bản thân tôi đã là học sinh giỏi thì phải được trang bị kiến thức tương
đối toàn diện. Hiểu khái quát được đặc trưng của bộ môn lịch sử là tìm hiểu, nghiên
cứu những hoạt động của con nguời và xã hội loài người từ khi xuất hiện cho đến
ngày nay. Cách mạng Việt Nam có quan hệ mật thiết với cách mạng thế giới. Cho
nên phương pháp ôn luyện của tôi là:
+ Hệ thống hoá kiến thức cơ bản bằng phân kỳ lịch sử.
+ Chốt kiến thức trọng tâm bằng hệ thống câu hỏi, bài tập.
+ Rèn kỹ năng tư duy, sáng tạo cho học sinh.
Hệ thống kiến thức cơ bản

1. Lịch sử thế giới
1.1 Lịch sử thế giới cận đại (lớp 8).
- Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản, các cuộc cách mạng tư
sản.
- Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản. Những đặc
điểm của chủ nghĩa đế quốc.
- Phong trào công nhân và sự ra đời củ chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Vai trò của Mác – Ăng Gen và sự ra đời quốc tế thứ nhất, quốc tế thứ 2
(hoàn cảnh ra đời, hoạt động, tác dụng đối với phong trào cách mạng thế giới.)
- Công xã Pari – nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Học sinh vẽ được sơ
đồ nhà nước và lấy dẫn chứng công xã Pari là nhà nước kiểu mới.


1.2. Lịch sử thế giới hiện đại (lớp 8-9):
Gồm hai giai đoạn: 1917 -1945 (lớp 8) và 1945 đến nay (lớp 9).
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917 và công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 – 1941)
- Nước Mĩ, châu Âu, châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
- Chính sách mới của Ph.Ru-Giơ-Ven
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và văn hoá thế giới từ nửa đầu thế kỉ
XX
- Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Các nước Á – Phi – Mĩ La Tinh từ 1945 đến nay
- Sự ra đời và hoạt động của hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và quốc tế
cộng sản (quốc tế thứ 3)
- Ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới (Mĩ, Nhật Bản, các nước Tây
Âu)
- Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay
- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2

Phần lịch sử Việt Nam
2 .Lịch sử Việt Nam
2.1. Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 (lớp 8): ( Day 4 tiết )
-Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp từ 1858-1884
- Phong trào kháng chiến chống pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX
-Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống pháp của đồng bào miền núi cuối
thế kỷ XIX
-Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX
Chuyên đề 1 : Âm mưu xâm lược của pháp ,thái độ của nhà Nguyễn ,Cuộc
kháng chiến chống pháp của nhân dân ta diễn ra như thế nào trong giai đoạn cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ?
* yêu cầu kiến thức cần đạt
- Do nhu cầu tìm kiếm thị trường, thuộc địa, 01/09/2858 thực dân Pháp xâm
lược nước ta tại Đà Nẵng. Nhà Nguyễn yếu hèn không phối hợp với nhân dân để
chống giặc ngoại xâm. Vì quyền lợi giai cấp, nhà Nguyễn đã phản bội lợi ích của
dân tộc lần lượt ký các hiệp ước đầu hàng (1862, 1874, 1883, 1884). Thực dân


Pháp lần lượt chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, ba tỉnh miền Tây Nam Kì, mở
rộng xâm lược Bắc Kì lần một (1873 – 1874), lần hai (1882 – 1884).
- Đối lập với triều đình nhà Nguyễn, nhân dân kiên quyết đấu tranh chống
thực dân Pháp xâm lược
- Trước hành động xâm lược của liên quân Tây Ban Nha – Pháp, khiến cho
nhân dân Đà Nẵng vô cùng căm phẫn đã nổi dậy đấu tranh, thực dân Pháp bị thất
bại phải kéo quân vào Gia Định.
- 1859 Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến nhân dân sôi nổi.
Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông
(10/12/1861)
+ Nghĩa quân do Trương Định lãnh đạo đã làm địch thất điên bát đảo, ông
được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái

+ Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nêu cao tinh thần quyết tâm kháng chiến chống
Pháp. Tấm gương Nguyễn Trung Trực trước kháng chiến ở miền Đông, sau sang
miền Tây lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Bị giặc bắt đem ra chém, ông đã
khẳng khái tuyên bố “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người
Nam đánh Tây”.
- Khi thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ 1 và lần thứ 2 cũng bị quân và
dân ta đánh trả quyết liệt. Đã giết được tên Gác – ni – ê, Ri- vi – e và nhiều sĩ quan,
binh lính Pháp.
- Hưởng ứng chiếu Cần Vương có ba cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa
Ba Đình (1886 – 1887), khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) đặc bieetj là khởi nghĩa
Hương Khê (1885 -1895). Phong trào Cần Vương đã gây cho địch nhiều khó khăn,
lúng túng nhưng cuối cùng bị thất bại. Thất bại của phong trào Cần Vương chứng
tỏ ngọn cờ cứu nước theo phạm trù phong kiến không phù hợp với xu thế phát triển
của lịch sử.
- Tiếp theo là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884-1913) và phong trào
đấu tranh chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX quy mô quyết liệt,
thời gian kéo dài đã gây cho địch nhiều thiệt hại song kết quả cũng lại bị thất bại.
Một lần nữa chứng tỏ giai cấp nông dân không đảm đương được sứ mệnh lịch sử.
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do ảnh hưởng của cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam phân hoá sâu sắc. Một số sĩ phu


yêu nước đương thời đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng theo khuynh
hướng dân chủ tư sản như phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (1905-1909),
Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can, Nguyễn Quyền (1907) cuộc vận động
Duy Tân của Phan Chu Trinh, phong trào chống thuế Trung Kỳ (1908) và phong
trào yêu nước trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Tất cả đều bị
thất bại chứng tỏ phong trào cách mạng Việt Nam còn bế tắc về đường lối, khủng
hoảng về lãnh đạo cách mạng.
-Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các bậc tiền

bố. Người đã quýêt định ra đi tìm đường cứu nước xem nước ngoài làm như thế
nào để cứu đồng bào mình. hoạt động cứu nước của Người tuy mới bứơc đầu
nhưng là điền kiện quan trọng để Người xác định con đường đúng đắn cho dân tộc
Việt Nam.
2.2, Lịch sử Việt Nam ( Lớp 9 ) ( dạy 6 tiết )
Hệ thống kiến thức cơ bản cách mạng Việt Nam 1919-1930
- Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
- phong trào Cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919-1925 )
- Cáh mạng Việt Nam trước khi đảng cộng ra đời ...
Chuyên đề 2 : phong trào cách mạng Việt Nam 1919-1930 và Vai trò của Nguyễn
Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng cộng
sản Việt Nam
* yêu cầu kiến thức cần đạt
* Sự phân hoá của Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
- Giai cấp địa chủ phong kiến: làm tay sai cho Pháp và áp bức bóc lột nhân
dân, bộ phận nhỏ yêu nước.
- Tầng lớp tư sản:
+ Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp.
+ Tư sản dân tộc ít người có tinh thần dân tộc.
- Tầng lớp tiểu tư sản: Bị Pháp chèn ép, bạc đãi, có tinh thần hăng hái cách
mạng.
- Giai cấp nông dân: Là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
- Giai cấp công nhân: là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.


* Phong trào công nhân Việt nam 1919-1925
- Phong trào công nhân:
+ Năm 1922 cuộc đấu tranh của công nhân các sở công thương của tư bản
Pháp ở Bắc Kì đòi nghĩ ngày chủ nhật có trả lương

+ Năm 1924 có nhiều bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải
Dương…
+ Năm 1925 cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Sài Gòn thắng lợi.
- Ý nghĩa:
+ Đã đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam,
phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác.
+ Giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức
và có mục đích chính trị rõ ràng.
* Quá trình chuẩn bị về tư tưởng ,tổ chức tiến tới thành lập Đảng cộng sản Việt
Nam của Nguyễn Ái Quốc
- Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vecxai bản yêu sách của nhân
dân An Nam đòi : Tự do, Dân chủ và quyền tự quyết.
- Tháng 7/1920, sau khi đọc luận cương của Lê Nin , Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn
tin theo Lê Nin và đứng về Quốc tế thứ ba.
- Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành, gia nhập Quốc tế thứ ba và
tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Năm 1921, Lập hội Liên Hiệp thuộc địa để tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê Nin ở
các nước thuộc địa.
- Năm 1922, xuất bản báo “Người cùng khổ”, ngoài ra Người còn viết bài cho báo
“Nhân Đạo” “Đời sống công nhân” và cuốn “Bản án chế độ thực dân pháp”.
- Thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ.
- Tìm ra con đường đúng đắn giải phóng dân tộc.
- Truyền bá tư tưởng cứu nước mới, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê Nin vào Việt Nam.
- Là Người đầu tiên đưa cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam vào quỹ đạo chung
của cách mạng thế giới.
* Con đường tìm chân lý của Nguyễn Ai Quốc có gì khác so với các vị tiền bối?
-Khác nhau về tư cách trước khi ra đi: Phan Bội Châu ra đi với tư cách người
yêu nước chứ không có tư cách người lao động còn Nguyễn Ai Quốc có cả hai.
-Khác nhau về hướng đi: Phan Bội Châu đi sang phương Đông còn Nguyễn Ai
Quốc đi sang phương Tây.



-Khác nhau về mục đích: Phan Bội Châu sang Nhật để cầu viện còn Nguyễn
Ai Quốc sang phương Tây để tìm hiểu.
-Khác nhau về xác định kẻ thù: Phan Bội Châu coi đế quốc Nhật là bạn, đế
quốc Pháp là thù. Phan Chu Trinh coi đế quốc Pháp là bạn, phong kiến là thù.
Nguyễn Ai Quốc nói “ nhân dân lao động tất cả các nước đều là bạn, chủ nghĩa đế
quốc ở đâu cũng là thù”.
-Khác nhau về đường lối: Phan Bội Châu tìm cách giải phóng dân tộc chứ
không đề cập đến giải phóng giai cấp. Nguyễn Ai Quốc đề cập cả hai vấn đề trên.
-Khác nhau về lực lượng: các vị tiền bối chỉ đề cập đến tầng lớp trên của xã
hội còn Nguyễn Ai Quốc xác định công nhân, nông dân là động lực chính của cách
mạng.
-Về vị trí của cách mạng Việt Nam: các vị tiền bối chưa đề cập đến vấn đề liên
kết với cách mạng thế giới, Nguyễn Ai Quốc xác định cách mạng Việt Nam là một
bộ phận của cách mạng thế giới.
-Về phương pháp cách mạng: các vị tiền bối chủ trương bạo động ám sát cá
nhân hoặc cải lương còn Nguyễn Ái Quốc chủ trương đấu tranh bằng bạo lực cách
mạng của quần chúng theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin.
-Về hệ tư tưởng: các vị tiền bối vận động cứu nước theo tư tưởng dân chủ tư
sản, còn Nguyễn Ai Quốc tuyên truyền cứu nước theo tư tưởng cách mạng vô sản.
Câu hỏi :Những công lao của Nguyễn Aí Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ
1911 đến 1930? Công lao nào là quan trọng nhất? Tại sao?
-Công lao thứ nhất: tìm ra cho cách mạng Việt Nam con đường cứu nước đúng
đắn (1911-1920)
-Công lao thứ hai: truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam (1921-1929)
-Công lao thứ ba: thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, vạch ra đường lối cho
cách mạng Việt Nam (1930)
-Trong các công lao trên, công lao thứ nhất là quan trọng nhất, vì:



Muốn truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam thì trước hết phải thấm
nhuần tư tưởng đó. Muốn thành lập Đảng cộng sản cũng phải truyền bá tư tưởng
chủ nghĩa Mác vào Việt Nam. Muốn giải phóng dân tộc phải có đường lối đúng
đắn. Tất cả những công lao về sau đều được bắt đầu từ việc tìm ra con đường cứu
nước đúng đắn.
-Về hệ tư tưởng: các vị tiền bối vận động cứu nước theo tư tưởng dân chủ tư
sản, còn Nguyễn Ai Quốc tuyên truyền cứu nước theo tư tưởng cách mạng vô sản.
* Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt nam ra đời là bước ngoặt quan trọng của cách
mạng và giai cấp công nhân Việt Nam?
-Đảng ra đời đã vạch ra đường lối đúng đắn, từ đó cách mạng Việt Nam chấm
dứt sự khủng hoảng về đường lối.
-Đảng ra đời xây dựng được lực lượng mới cho cách mạng mà chủ yếu là liên
minh công nông.
-Đảng ra đời vạch ra phương pháp cách mạng đúng đắn, đó là phương pháp
đấu tranh bằng baọ lực của quần chúng theo quan điểm chủ nghiac Mác-Lênin.
-Đảng ra đời tạo điều kiện cho nhân dân ta có nhiều đồng minh mới, cách
mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
-Chứng tỏ giai cấp công nhân đã thành, bước lên vũ đài chính trị nắm quyền
lãnh đạo cách mạng.
* So với cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 của Nguyễn Ai Quốc thì luận cương
tháng 10/1930 của Trần Phú còn có hạn chế. Đó là những điểm nào?
-Chưa thấy được yếu tố dân tộc có vị trí quan trọng trong hai nhiệm vụ phản
đế, phản phong (do chưa nhìn rõ mâu thuẫn dân tộc nên chưa đề cao vấn đề dân tộc
lên hàng đầu)
-Chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của các tầng lớp tiểu tư sản và tư sản
dân tộc, chưa đề cập đến vấn đề phân hóa kẻ thù...


III. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

- Âm mưu và qúa trình xâm lược của Pháp ở việt Nam ?Cuộc đấu tranh chống pháp
của nhân dân ta diễn ra như thế nào ?
-Trình bầy những cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương ? tại sao nói cuộc
khởi nghĩa Hương khê là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương
-Trình bầy diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913 ) /
Trình bày các phong tỷào yêu nước đầu thế kỷ XX
C. KẾT LUẬN
Theo tôi nhiệm vụ của người giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi là củng cố kiến
thức cơ bản ,tổng hợp kiến thức có nâng cao, khái quát kiến thức theo hệ thống các
câu hỏi, rèn luyện kĩ năng làm bài, kĩ xảo cho học sinh. Vai trò trung tâm của người
giáo viên được thể hiện qua những việc làm cụ thể như chuẩn bị kiến thức bồi
dưỡng ,chuẩn bị công tác tư tưởng ,...từ đó hướng dẫn học sinh làm việc độc lâp
,biết vận dụng vào học tập như tự ra câu hỏi, lên được đáp án ,biểu điểm và tự
chấm chéo cho nhau. Tiếp đó, học sinh phải suy nghĩ, tìm cách trả lời các câu hỏi
của giáo viên. Theo gợi ý của giáo viên, học sinh phải tổng hợp, khái quát hóa các
kiến thức đã học vận dụng vào các chuyên đề được thầy hướng dẫn. Trên cơ sở hệ
thống khái quát kiến thức, hoc sinh biết giải thích để hiểu sâu sắc và toàn diện về
kiến thức được bồi dưỡng cả phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt nam Từ đó, biết
rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình học tập bộ môn .
Có thể cách làm này chưa được hoàn hảo, nhưng phần ưu điểm là cơ bản,
những hạn chế không làm giảm bớt việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh
giỏi . Những hạn chế có thể khắc phục được qua quá trình thực hiện các chuyên đề
bồi dưỡng học sinh giỏi để dần dần hoàn chỉnh hơn.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp.



×