HƯỚNG DẪN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MN
1
ĐIỀU CHỈNH
LẬP
KẾ HOẠCH
ĐÁNH GIÁ
THỰC HIỆN
A. Các loại kế hoạch giáo dục
Kế hoạch giáo dục giúp giáo viên thực hiện chương trình
giáo dục một cách có mục đích và có hệ thống.
Bao gồm:
Kế hoạch giáo dục năm học
Kế hoạch giáo dục chủ đề
Kế hoạch giáo dục tuần
Kế hoạch giáo dục ngày
2
Các loại kế hoạch giáo dục
1. Kế hoạch giáo dục năm học: là những dự kiến về mục tiêu, nội
dung giáo dục, dự kiến các chủ đề giáo dục trong một năm học của
cơ sở giáo dục mầm non, nhằm đạt được mục tiêu của Chương
trình Giáo dục.
2. Kế hoạch giáo dục chủ đề: là một phần của kế hoạch giáo dục
năm học. Kế hoạch chủ đề gồm mục tiêu, các nội dung giáo dục và
dự kiến hoạt động giáo dục cho từng nội dung giáo dục theo theo
tháng hoặc chủ đề.
3. Kế hoạch giáo dục tuần: là dự kiến các hoạt động giáo dục của
một tuần nhằm chuyển tải các nội dung giáo dục, được sắp xếp phù
hợp vào các thời điểm chế độ sinh hoạt ngày của trẻ trong tuần.
4. Kế hoạch ngày: là một phần của kế hoạch tuần bao gồm các nội
dung, hoạt động giáo dục cụ thể được thực hiện trong ngày.
3
Cơ sở để xây dựng kế hoạch giáo dục
Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành (căn cứ vào tất cả các thành tố của CTGDMN)
Đề án phát triển giáo dục của địa phương (định hướng mục tiêu
GD, phát triển chương trình GD của địa phương).
Mong đợi của xã hội trong giai đoạn.
Điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của địa phương,
trường, lớp.
Khả năng và nhu cầu thực tế của trẻ trong nhóm/lớp (thông tin từ ĐG...).
Khả năng của giáo viên.
Khung thời gian trong năm học do Bộ GDĐT qui định (35 tuần
thực học).
Khoảng thời gian dự kiến cho việc thực hiện các chủ đề.
Điều kiện khác.....
4
Ai lập kế hoạch giáo dục?
Kế hoạch giáo dục năm học của khối, độ tuổi (Ban giám
hiệu và giáo viên cốt cán cùng xây dựng)
KHGD năm học của nhóm, lớp GV xây dựng trên cở sở
KHGD năm học của nhà trường.
Kế hoạch giáo dục chủ đề, KHGD tuần, KHGD ngày,
hoạt động (chủ yếu là giáo viên xây dựng, giám hiệu
duyệt có ý kiến bổ sung, điều chỉnh trước và trong quá
trình GV tổ chức thực hiện).
5
6
B. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
*** Các bước xây dựng kế hoạch giáo dục
7
Các bước tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục dưới
đây được linh hoạt tùy thuộc vào khả năng CBQL, GVMN
trong các cơ sở giáo dục mầm non:
1. Nhà trường (BGH, tổ trưởng chuyên môn/trưởng khối lớp
nếu có) xây dựng kế hoạch giáo dục năm học chung cho
từng độ tuổi/khối nhóm,lớp.
2. Giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục năm học của
nhóm/lớp.
3. Giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục theo chủ đề, tuần,
ngày của nhóm/lớp.
1. KẾ HOẠCH GIÁO
DỤC NĂM HỌC
8
Bao gồm:
1. Mục tiêu GD năm học
2. Nội dung GD năm học
3. Dự kiến các chủ đề GD và thời gian thực
hiện trong năm học.
a. MỤC TIÊU GIÁO DỤC NĂM HỌC
9
Một số lưu ý khi viết mục tiêu GD năm học:
Mục tiêu giáo dục thể hiện trẻ có thể biết gì, làm được gì và có
thái độ, hành vi như thế nào?... sau quá trình giáo dục. Do đó,
khi viết mục tiêu bao giờ cũng bắt đầu bằng những từ như: Trẻ
có khả năng, biết được, hiểu được, thực hiện được, sử dụng
được, yêu thích…
Mục tiêu đặt ra cần cụ thể, có thể quan sát, đo đếm, lượng hóa
được.
b. NỘI DUNG GIÁO DỤC NĂM HỌC
10
* Một số lưu ý khi xác định nội dung GD năm học
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục năm học để lựa chọn nội dung giáo
dục phù hợp.
Nội dung giáo dục trong kế hoạch năm học là những nội dung cơ
bản của các lĩnh vực giáo dục theo đội tuổi trong chương trình
giáo dục mầm non được phát triển thành các nội dung cụ thể cho
phù hợp với trẻ theo độ tuổi, phù hợp với vùng, miền và điều
kiện thực tế của địa phương, trường, lớp.
*Một số lưu ý khi xác định nội dung GD năm học
11
Mục tiêu và nội dung giáo dục có mối liên quan chặt
chẽ với nhau. Để thực hiện được một mục tiêu giáo dục
có thể lựa chọn một hoặc một số nội dung giáo dục có
liên quan.
Riêng đối với trẻ 5 tuổi: những chỉ số có trong bộ chuẩn
mà không có nội dung giáo dục trẻ 5-6 tuổi trong
Chương trình GDMN thì giáo viên tự lựa chọn nội dung
bổ sung phù hợp.
c. DỰ KIẾN CÁC CHỦ ĐỀ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
CÁC CHỦ ĐỀ TRONG NĂM HỌC
12
Theo Kế hoạch của Phòng GD&ĐT thành phố
2. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Bao gồm:
Mục tiêu GD theo chủ đề
2. Nội dung GD theo chủ đề
3. Hoạt động GD theo chủ đề
4. Môi trường GD
1.
13
2.1. MỤC TIÊU GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ
14
Những căn cứ để viết mục tiêu:
- Mục tiêu của chương trình
- Kết quả mong đợi của độ tuổi
- Đề án của địa phương (đặc điểm riêng của trường)
Cách phân bổ mục tiêu GD năm học vào các tháng hoặc chủ đề
15
- Căn cứ vào tháng hoặc thời điểm trong năm học, thời
lượng/số tuần, số lượng chủ đề đã lựa chọn để phân bổ mục
tiêu vào từng tháng hoặc chủ đề phù hợp.
- Phân bổ mục tiêu GD năm học vào các chủ đề phải đảm bảo
tính phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp
với sự phát triển của trẻ.
Ví dụ: mục tiêu năm học là: trẻ hiểu được một số từ khái quát: đồ
gỗ. Tùy theo khả năng của trẻ, có thể bắt đầu từ những từ chỉ đặc
điểm bên ngoài đến những từ chỉ cấu tạo, tính chất bên trong của
đối tượng, từ đó trẻ hiểu được từ khái quát đó
(Xem ví dụ sau đây)
VÍ DỤ
16
Mục tiêu GD năm Mục tiêu chủ đề
học:
nhánh tuần 1 chủ đề 1:
2. Trẻ hiểu được
nghĩa một số từ
khái quát: rau
quả, con vật, đồ
gỗ..
Mục tiêu chủ đề
nhánh tuần 2 chủ đề 1:
Sử dụng được các Hiểu được nghĩa
từ chỉ sự vật, hoạt một số từ khái
động, đặc điểm,
quát đồ gỗ..
….
- Trong từng chủ đề có đầy đủ mục tiêu GD của các lĩnh
vực giáo dục (thể chất, nhận17thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ,
tình cảm và kỹ năng xã hội).
- Tùy theo thời lượng và nội dung chủ đề mà xác định
mục tiêu cho phù hợp. Không nên đưa quá nhiều mục tiêu
vào một chủ đề.
- Có những mục tiêu có thể được thực hiện trong 1 hoặc 1
số chủ đề.
- Tính đến mục tiêu ưu tiên.
- Mục tiêu đáp ứng mong đợi của xã hội
2.2. NỘI DUNG GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ
18
Những cứ để xác định nội dung GD chủ đề:
- Chương trình giáo dục mầm non ứng với độ tuổi.
- Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi.
- Đề án địa phương
19
Đối với trẻ 24- 36 tháng tuổi và trẻ mẫu giáo, nội dung
của các lĩnh vực giáo dục chủ yếu được tổ chức thực hiện
theo hướng tích hợp và tích hợp theo các chủ đề gần gũi
thông qua các hoạt động đa dạng, thích hợp với trẻ và
điều kiện thực tế của địa phương. Tuy nhiên, không tuyệt
đối hóa nội dung tích hợp theo chủ đề, có thể có những
khoảng thời gian nội dung GD gần gũi được lựa chọn sx
thực hiện theo tháng, có những nội dung GD không tích
hợp được theo chủ đề nhưng vẫn cần thực hiện trong thời
gian thực hiện chủ đề.
***Một số lưu ý khi xác định MT, nội dung GD chủ đề:
Căn cứ MT, ND trong KHGD năm học,
20
MT, ND theo các lĩnh vực GD, độ tuổi ;
Căn cứ thời điểm trong năm học, thời gian (tuần thứ bao
nhiêu trong năm, số tuần để tích hợp nội dung theo chủ đề).
Có thể phân bổ mục tiêu, ND vào tất cả các chủ đề đã dự
kiến trong năm học đảm bảo từ dễ đến khó, từ gần đến xa và
tránh bỏ sót mục tiêu và nội dung GD...
MT có thể lặp lại ở các chủ đề khác nhau (lặp lại có sự phát
triển).
NDGD của các lĩnh vực GD chủ yếu được thực hiện theo
hướng tích hợp và tích hợp theo chủ đề gần gũi.... Một số
NDGD ít liên quan đến ND chủ đề nhưng vẫn cần thực hiện
trong thời gian thực hiện chủ đề đó.
21
4. Xác định hoạt động GD theo chủ đề
Hoạt động giáo dục trong Chương trình NT
22
Hoạt
động Giao
lưu cảm
xúc;
Hoạt động
với đồ vật
Hoạt động
chơi
Hoạt động
Hoạt động
chơi-tập có ăn, ngủ, VS
chủ định
cá nhân
Hoạt động giáo dục trong Chương trình MG
23
Hoạt động
chơi
-HĐ chơi?
- Mục đích?
Hoạt động
học
-HĐ học?
- Mục đích?
Hoạt động lao
động
-HĐ lao động?
- Mục đích?
HĐ ăn, ngủ,
VS cá nhân
-HĐ ăn, ngủ,
VS cá nhân?
- Mục đích?
24
III. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN
Bao gồm:
Nội dung/Hoạt động GD theo tuần (hoặc chủ đề
nhánh/nhỏ)
Cách phân chia các nội dung, hoạt động
các ngày trong tuần:
25
- Phân bổ các nội dung và hoạt động giáo dục trong chủ đề vào các
ngày trong tuần và vào các thời điểm theo chế độ sinh hoạt: đón
trẻ, chơi, thể dục sáng; học; chơi, hoạt động ở các góc; chơi
ngoài trời; ăn bữa chính; ngủ; bữa phụ; chơi, hoạt động theo ý
thích, trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ, đảm bảo cân đối giữa học và
chơi, động và tĩnh, hoạt động và nghỉ ngơi…
- Để đáp ứng yêu cầu nội dung chương trình, tùy từng độ tuổi, mỗi
ngày hoạt động học theo như chế độ sinh hoạt cho trẻ
theo độ tuổi. Ngoài ra, vào những thời điểm thích hợp trong
ngày, GV có thể tiến hành cho trẻ luyện tập các kiến thức, kĩ
năng đã học hoặc giới thiệu với trẻ về những vấn đề liên quan tới
nội dung học tập tiếp theo.