Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.07 KB, 14 trang )

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN
CHÂU THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH
3.1.1. Vị trí địa lý
Châu Thành là huyện nằm ở cực nam của tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc giáp với sông
Tiền, phía nam giáp vời huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp với thị xã Vĩnh
Long tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp với thị xã Sa Đéc. Huyện Châu Thành hiện có 11 xã
và 1 thị trấn: An Hiệp, An Bình, Tân Phú Trung, Tân Phú, Tân Nhuận Đông, Hoà Tân, Phú
Long, An Nhơn, Phú Hựu, An Khánh, An Phú Thuận và thị trấn Cái Tàu Hạ, tổng cộng có
45 ấp.
Huyện Châu Thành nằm cặp sông tiền với chiều dài 12 km, có sông Sa Đéc chảy qua,
có hệ thống kênh trục chính nối ra sông Hậu, ngoài việc cung cấp nước ngọt còn tạo điều
kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát triển giao thông thủy. Đồng thời huyện nằm cách
Quốc Lộ 1A cách cầu Mỹ Thuận 4 km, dọc Quốc Lộ 80 và tỉnh lộ 853 - 854 với chiều dài
36 km. Ngoài ra còn có 12 đường huyện. Đây là điều kiện tốt cho việc vận tải lương thực,
thuỷ sản, vật tư … đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
3.1.2 Diện tích
Diện tích đất tự nhiên của huyện Châu Thành theo thống kê của ban địa chính huyện
là 246.000 ha chiếm 7,23% diện tích đất của tỉnh Đồng Tháp. Trong đó đất sử dụng cho
SXNN là 36.970 ha, đất chuyên dùng là 882,7 ha, đất ở là 1.317,2 ha, diện tích mặt nước
nuôi trồng thuỷ sản là 855 ha, đất chuyên dùng khác là 2.400 ha. Huyện có nhiều kênh rạch
chằng chịt bồi đắp cho đồng ruộng, đất đai khí hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế nông
nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
3.1.3 Tài nguyên đất đai và khí hậu
Huyện Châu Thành Là một huyện cù lao chịu ảnh hưởng thủy triều của sông Tiền.
Quanh năm có nước ngọt dồi dào, phù sa bồi đắp khi lũ về, đất đai màu mỡ lại chịu ảnh
hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo, có hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình
26,4
o
C, lượng mưa hàng năm 1500
mm


. Huyện Châu Thành có các yếu tố trên nên rất thuận
lợi để SXNN.
3.1.4 Về tình hình kinh tế xã hội và nguồn nhân lực
Huyện Châu Thành có tổng số dân là 157.713 (năm 2000) chiếm 9,93% về dân số của
tỉnh, mật độ 674 người/km
2
.

Tổng số hộ trong huyện là 32.877 hộ trong đô hộ sản xuất nông nghiệp chiếm
73,65% cả huyện. Số người trong độ tuổi lao động là 74.926 người (trong đó nông nghiệp
chiếm 86%).
Đất đai thì màu mỡ được phù sa bồi đắp hàng năm, nguồn nước ngọt dồi dào, thời tiết
khí hậu ôn hòa. Lực lượng lao động đồi dào, nông dân có nhiều kinh nghiệm trong SXNN
nên thuận lợi phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi
theo hướng sản xuất hàng hóa.
Huyện Châu Thành thực hiện phát triển kinh tế theo cơ cấu nông nghiệp - công
nghiệp - thương mại, dịch vụ, tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, trong
những năm qua kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện có bước phát triển khá toàn diện,
từng bước chuyển dịch cơ cấu đạt kết quả. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn
2001-2005 là 9,37%, riêng năm 2005 là 12,02%, năm 2006 là 13.85%, năm 2007 là
14.53%.
Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2007 là 32.447 ha, giảm so với năm 2006 là 2.214
ha. Tổng sản lượng lương thực thu hoạch đạt 163.865 tấn, năng xuất bình quân đạt trên 5
tấn/ha, bình quân lương thực đạt 998 kg/người.
Cơ cấu kinh tế như sau: khu vực nông nghiệp, thủy sản chiếm 69%, công nghiệp-xây
dựng chiếm 12% còn lại 19% là thương mại dịch vụ. Các ngành nghề chủ yếu của huyện
như SXNN (năm 2007 là 20.177 ha) trồng chủ yếu là lúa (15000 ha) và cây ăn trái (5000
ha) như nhãn, cam, quýt, bưởi, ổi, xoài …, Thủy sản (107 ha) chủ yếu nuôi cá da trơn, tôm
càng xanh, cá lóc, điêu hồng… Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… phát
triển khá ở các lĩnh vực ngoài quốc doanh, các ngành nghề truyền thống cũng được phát

huy như: Sản xuất gạch ngói, đóng xuồng ghe, lò rèn, làm bột ... đã thu hút hàng ngàn lao
động nhàn rỗi góp phần giải quyết việc làm cho trên 90.000 người dân trong và ngoài
huyện. Giá trị tổng sản lượng từ khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ năm
2007 đạt 123.662 triệu đồng, năm 2006 đạt 108.052 triệu đồng.Tại trung tâm các xã thuộc
huyện đều có các chợ xã, các mặt hàng buôn bán đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân, nhất là bà con nông thôn ở vùng sâu.
3.1.5 Thực trạng các hộ SXNN tại huyện Châu Thành
Hộ SXNN ở huyện Châu Thành nói riêng và của tỉnh Đồng Tháp nói chung đểu có
những nét cơ bản giống nhau. Đây là những hộ gia đình sống chủ yếu là làm nghề nông
như làm ruộng, chăn nuôi heo, trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản,..Đặc điểm chung của
các hộ SXNN là mang tính chất nhỏ lẻ, không tập trung, trình độ canh tác lạc hậu, phụ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp cũng thể hiện những đặc điểm rất rõ nét của vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Dân cư đa số sống ở nông thôn chiếm khoảng 80% dân số của
huyện, nghề nghiệp chủ yếu làm nghề nông, sống hòa mình với ruộng vườn.
Trong SXNN địa phương đã chú trọng thay đổi cơ cấu giống lúa có năng suất chất
lượng cao, phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng và có hiệu quả. Huyện đã đầu tư xây
dựng các đồng mẩu, các hợp tác xã nông nghiệp, thực hiện chương trình khuyến nông và
phòng trừ dịch hại tổng hợp. Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2007 là 32.447 ha, giảm so
với năm 2006 là 2.214 ha. Tổng sản lượng lương thực thu hoạch đạt 163.865 tấn, năng
xuất bình quân đạt trên 5 tấn/ha, bình quân lương thực đạt 998 kg/người.
Diện tích vườn của huyện Châu Thành là 6.133 ha, trong đó vườn chuyên canh là
5.668 ha , diện tích vườn tạp còn 464 ha . Ngoài việc trồng cây ăn trái như: nhãn, cam,
quýt, bưởi, ổi, xoài … nông dân còn phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm tận dụng diện tích
ao hồ, bãi bồi. Về chăn nuôi gia súc, gia cầm có bước phát triển đáng kể, nhất là chăn nuôi
heo. Tổng số gia súc gia cầm năm 2005 là 345.898 con (trong đó gia súc 41.683 con, gia
cầm 304.215 con).
Những năm gần đây do tình giá cả hàng hóa, chi phí đầu vào tăng cao lại thêm có
nhiều dịch bệnh lây lan kéo dài khiến cho lợi nhuận bị giảm sút, nhu cầu vốn của người
dân tăng cao rất cần đến nguồn vốn từ phía Ngân hàng. Điều này đòi hỏi Ngân hàng phải

có phương hướng dự trù nguồn vốn đủ để đáp ứng vốn cho các hộ SXNN.
3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
NHN
o
&PTNT huyện Châu Thành là một trong những chi nhánh của NHNo&PTNT
tỉnh Đồng Tháp.
Tên giao dịch: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu
Thành - Đồng Tháp.
Trụ sở giao dịch: Số 191, quốc lộ 80, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp.
Điện thoại: 067.8406236
Giám đốc: Ông Trần Công Quyền
Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng đã qua ba lần đổi tên. Theo sự biến đổi của nền
kinh tế, trong đó lĩnh vực tài chính Ngân hàng nói riêng và những yêu cầu cần thiết trong
lĩnh vực này thì tháng 8 năm 1988, NHNN Việt Nam chi nhánh huyện Châu Thành đổi tên
thành Ngân hàng Phát triển nông thôn và hoạt động kinh doanh đa năng hơn. Tháng 10
năm 1990 lại đổi tên thành NHNo huyện Châu Thành.
Trong quá trình hoà nhập vào cơ chế mới, hoạt động của Ngân hàng gặp không ít khó
khăn. Tuy nhiên, nhờ sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên mà NHNo huyện Châu
Thành ngày càng khẳng định đượcvị trí của mình trong quá trình đưa nền kinh tế huyện
nhà ngày một phát triển đi lên. Ngày nay, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành đã
thật sự trở thành người bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư
nhân, cá thể sản xuất kinh doanh và nông dân trên địa bàn huyện.
Như vậy, xét về mặt pháp lý thì NHN
o
&PTNT nông thôn huyện Châu Thành là doanh
nghiệp nhà nước đang hoạt động tín dụng với các loại hình kinh doanh chủ yếu sau:
- Nhận tiền gởi ngắn hạn và trung hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD).

- Phát hành kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích với các kỳ hạn tương ứng.
- Nhận dịch vụ mở tài khoản của tư nhân, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà
nước.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền nhanh thông qua hệ thống máy vi
tính một cách an toàn, chính xác.
- Cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế bao gồm: ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn để sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt, xây dựng, nhà ở, kinh tế phục vụ gia
đình…, với thủ tục thật đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi.
- Cầm cố các loại giấy tờ có giá như: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu…do NHNo&PTNT phát
hành, và cầm cố các loại trái phiếu kho bạc nhà nước.
- Thực hiện các dịch vụ cho vay uỷ thác.
- Thực hiện các dịch vụ cho thuê tài chính.
- Thực hiện các dịch vụ về công tác ngân quỹ thu đổi ngoại tệ.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức
3.2.2.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành được thể hiện qua sơ
đồ:
Phòng kế hoạch & kinh doanh
PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
Phòng hành chánh nhân sự
Phòng kế toán, Ngân quỹ
Hình 1: Sơ đồ tổ chức nhân sự của NHN
o
&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành

×