Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Giáo trình Nghề nguội sửa chữa máy công cụ - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.61 MB, 164 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

GIÁO TRÌNH
NGHỀ NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ
MĐ21, MĐ22, MĐ23, MĐ24
MĐ25, MĐ26, MĐ27, MĐ28
MĐ32
(Giáo trình nội bộ)

NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI
1


Biên soạn: Vũ thị Hạnh

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ

Sách dùng trong trường CĐN CN Hà Nội

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BIÊN SOẠN
2


Lời nói đầu
Máy công cụ cắt gọt được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy cơ
khí và chiếm một vị trí quan trọng trong ngành sản xuất công nghiệp.Để
nâng cao tuổi thọ của máy cũng như độ chính xác, máy phải luôn phải bảo trì
bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời và đảm bảo kỹ thuật.Muốn vậy người kỹ thuật
viên cần phải có những kiến thức cơ bản về sửa chữa máy công cụ .
Với mục tiêu đó giáo trình sửa chữa máy công cụ được biên soạn theo


chương trình đào tạo chuyên nghành sửa chữa khai thác thiết bị cơ khí đã
được Bộ giáo dục thẩm định. Giáo trình đề cập đến vấn đề cơ bản lắp ráp sửa chữa máy và tổ chức quản lý công tác sửa chữa máy là những kiến thức
mà người kỹ thuật viên cần biết . Giáo trình được biên soạn với 75 tiết bao
gồm 2 phần ( 6 chương):
-Phần 1 : Sửa chữa máy công cụ ;
-Phần 2 : Công tác tổ chức kỹ thuật sửa chữa máy .
Giáo trình biên soạn cho đối tượng là học sinh trung học chuyên nghiệp
chuyên ngành khai thác sửa chữa máy.
Do tài liệu về sửa chữa máy công cụ còn ít và lĩnh vực sửa chữa máy đa
dạng và phức tạp nên việc biên soạn còn gặp khó khăn và có những thiếu sót
về mặt nội dung,hình thức Rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp để
giáo trình ngày càng được hoàn chỉnh.

Tác giả biên soạn

3


MỤC LỤC
Phần thứ nhất: Sửa chữa máy công cụ

8

Chương 1 : Lắp ráp chi tiết

8

I .Khái niệm về lắp ráp

8


1. Khái niệm....................................................................................... 8
2. Nguyên tắc..................................................................................... .9
II . Lắp rắp mối ghép cố định:
1. Lắp ghép mối ghép ren..............................................................

9
9

2. Lắp ghép mối ghép then...............................................................13
III. Lắp rắp chi tiết truyền động quay

20

1. Lắp ráp ổ trượt................................................................................20
2. Lắp ổ lăn..................................................................................... 24
IV Lắp ráp cơ cấu truyền động quay

30

1. Lắp cơ cấu bánh đai.................................................................. 30
2. lắp ráp cơ cấu bánh răng........................................................... 32
V. Lắp ráp cụm máy

38

1. Sơ đồ lắp ráp.............................................................................. 38
2. Lắp ráp điều chỉnh cụm trục chính máy T612 .......................... 39
Chương 2 : Mài mòn chi tiết máy và phơng pháp phục hồi chi tiết bị mòn
I. Hiện tượng mòn của chi tiết


43

1. Bản chất hiện tuợng mòn........................................................... 43
2. Các dạng mài mòn..................................................................... .44
3. Đặc điểm mòn của một số chi tiết điển hình............................. ..45
4. Cách xác định độ mòn chi tiết................................................... .47
II . Các biện pháp chống mòn

48

1. Các yêu cầu chung.......................................................................48
2. Chế độ bôi trơn và các chi tiết bôi trơn........................................ 49
3. Dụng cụ bôi trơn........................................................................ .50
III . Phương pháp phục hồi chi tiết máy bị mòn

56
4


1. Phương pháp mạ..........................................................................56
2. Phun kim loại...........................................................................57
3. Phương pháp hàn đắp...............................................................58
4. Phương pháp gia công cơ khí, nguội....................................... 59
Chương 3 : Sửa chữa chi tiết - Cơ cấu máy

63

I. Sửa chữa mối ghép cố định............................................................63
1. Sửa chữa mối ghép ren............................................................. 63

2. Sửa chữa mối ghép then............................................................65
II. Sửa chữa chi tiết chuyển động quay…………………………… 66
1. Sửa chữa trục........................................................................... 66
2. Sửa chữa ổ trợt...................................................................... .. 69
3. Sửa chữa ổ lăn........................................................................ 70
4. Sửa chữa bánh răng................................................................ 71
5. Sửa chữa ly hợp...................................................................... 73
III. sửa chữa cơ cấu biến đổi chuyển động…………………………74
1. Cơ cấu vít me,đai ốc………………………………………….74
2. Sửa chữa cơ cấu cam………………………………………….75
IV. Sửa chữa cơ cấu thuỷ lực – cơ cấu khí nén……………………..76
1. Sửa chữa cơ cấu thuỷ lực……………………………………..76
2. Sửa chữa cơ cấu khí nén…………………………………… ..82
Chương 4. Sửa chữa máyđiển hình……………………………… ...88
I. Sửa chữa máy tiện T6P16 ……………………………………......88
1. Đặc tính kỹ thuật……………………………………………..88
2. Sửa chữa, điều chỉnh các bộ phận máy……………………….93
3. Sửa chữa mặt trượt máy tiện…………………………………108
4.Kiểm tra sau sửa chữa………………………………………...113
II. Sửa chữa máy khoan K125…………………………………… ..116
1. Đặc tính kỹ thuật…………………………………................116
2. Sửa chữa điều chỉnh bộ phận máy………………………… .119
5


3. Kiểm tra sau khi sửa chữa ………………………………......125
III. Sửa chữa máy phay 6H82…………………………………........126
1. Đặc tính kỹ thuật của máy……………………………… ….. .126
2. Sửa chữa điều chỉnh bộ phận máy…………………………….130
3. Kiểm tra sau khi sửa chữa……………………………………..134

PHẦN THỨ HAI: Tổ chức quản lý công tác sửa chữa máy
Chương 5. Công tác kỹthuật sửa chữa máy…………… ……………138
I. Vận chuyển lắp đặt máy……………………………………………138
1. Vận chuyển máy……………………………………………….138
4. Lắp đặt máy …………………………………………………..140
II. Chạy thử máy……………………………………………………...141
1. Chạy không tải………………………………………... ………141
2. Chạy có tải……………………………………………………..141
3. Thử công suất và độ cứng vững của máy………………………143
III. Kiểm tra độ chính xác của máy………………………………… 144
1. Kiểm tra độ chính xác của máy tiện……………………………145
2. Kiểm tra độ chính xác của máy phay………………………… 148

Chương 6. Tổ chức quản lý công tác sửa chữa máy
I. Tổ chức sửa chữa …………………………………………………

152

1. Các hệ thống sửa chữa…………………………………..............152
2. Các hình thức tổ chức sửa chữa trong nhà máy………………

153

II. Công tác sửa chữa dự phòng theo kế hoạch……………………… 154
1. Các tiêu chuẩn sửa chữa……………………………………… 154
2. Các hình thức sửa chữa dự phòng theo kế hoạch……………… 156
III. Tổ chức thực hiện sửa chữa thiết bị…………………… ………… 157
1. Sơ đồ quá trình công nghệ sửa chữa…………………………….158
2. Tiếp nhận máy vào sửa chữa ………………………………… .. 159
3. Nghiệm thu sau khi sửa chữa………………………………… ..159

6


PHẦN THỨ NHẤT: SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ CẮT GỌT.
CHƯƠNG 1: LẮP RÁP CHI TIẾT-CƠ CẤU MÁY.
Mục tiêu:
-Nắm vững nguyên tắc lắp ráp chi tiết cơ cấu.
-Vận dụng được phương pháp lắp ráp các chi tiết và cơ cấu máy vào thực
hành lắp ráp .
-Kiểm tra được các mối ghép cơ bản và cơ cấu máy sau khi lắp .
Nội dung:
Chất lượng làm việc của máy có được đảm bảo đúng tính năng kỹ thuật và
tuổi thọ của máy có được đảm bảo hay không? điều đó phụ thuộc rất nhiều
vào chất lượng lắp ráp các chi tiết trong máy.
vì vậy để đảm bảo độ làm việc chính xác của máy thì phải nắm vững kỹ
thuật lắp ráp chi tiét máy và bộ phận máy.
Chương1 giới thiệu toàn bộ kỹ thuật lắp ráp mối ghép cơ bản và cơ cấu máy
thường dùng trong các máy công cụ.
I-KHÁI NIỆM VỀ LẮP RÁP.
1-Khái niệm:
Quá trình lắp ráp các chi tiết máy theo một trình tự công nghệ,hoàn thiện lại
thành các cơ cấu ,bộ phận máy,từ các bộ phận lắp thành máy bảo đảm tính
năng kỹ thuật được gọi là quá trình lắp ráp.
Ví dụ: Để tạo thành trục chính máy tiện thì phải có các chi tiết máy lắp hợp
thành,theo một trình tự nhất định
11

10

8


7

6

5

4

3

2

1

9

Hình 1 :Cụm trục chính Máy T6M12

7


2-Nguyên tắc lắp ráp.
Muón lắp ráp đạt yêu cầu kỹ thuật cần tuân theo các nguyên tắc sau:
-Đọc bản vẽ lắp để tìm hiểu mối quan hệ của các chi tiết và đặc tính của các
mối ghép,trên cơ sở đó chuẩn bị các dụng cụ lắp,đồ gá lắp hợp lý để đảm bảo
an toàn cho tiết máy trong quá trình lắp.
-Xác định trình tự lắp và phải thực hiện lắp theo một trình tự nhất định,chi
tiết nào cần lắp trước,chi tiết nào lắp sau.
-Sau khi lắp xong phải kiểm tra,điều chỉnh mối ghép sao cho sai lệch không

vượt quá trị số cho phép bằng dụng cụ đo kiểm .
II-LẮP RÁP MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH.
1-Lắp ráp mối ghép ren.
1.1-Lắp vít cấy:
-Vít cấy là chi tiét thường dùng để lắp vào các chi tiết cơ sở ,sau đó lắp các
chi tiết khác vào rồi cố định mối ghép bằng mũ ốc.
-Mối ghép vít cấy cơ bản gồm (H2)

5

2-Vít cấy.

4
3
2

3-Chi tiết lắp .

1

1-Thân (Chi tiết cơ sở).

4-Vòng đệm.
5-Mũ ốc.
1.1.1-Yêu cầu lắp:
+Vít cấy lắp vào thân phải thẳng.

Hình 2:Mối ghép vít cấy

+Chiều cao của vít cấy không được quá cao,hoặc thấp.

+Khi vặn không bị lắc đảo.
1.1.2-Phương pháp lắp:
a) Công tác chuẩn bị :
+Làm sạch các chi tiết của mối ghép ;
+Kiểm tra chất lượng của các chi tiết ;
+Chuẩn bị dụng cụ : Dụng cụ thường dùng là clê,hoặc đồ gá chuyên dùng
8


b) Trình tự lắp :
Vì đặc điểm kết cấu của vít cấy 2 đầu đều chế tạo ren,nên việc lắp vít cấy
không thể dùng các dụng cụ lắp thông thường mà phải có dụng cụ lắp chuyên
dùng hoặc theo vị trí và điều kiện làm việc của mối ghép mà chọn phương
pháp lắp cho phù hợp có thể lắp theo phương pháp sau:
-Lắp bằng 2 mũ ốc công:
+Tạo mũ ốc tạm thời cho vít cấy bằng cách lắp 2 mũ ốc vào đầu trên của vít
cấy ,rồi vặn cho 2 mũ ốc công nhau (H.3a).
-Lắp vít cấy tạo mũ vào thân1,dùng clê vặn mũ ốc cho đến khi vít được lắp
vào thân 1 đúng theo yêu cầu,Tháo 2 mũ ốc ra khỏi vít cấy
-Lắp chi tiết 2 vào vít cấy (H.3b)
-Lắp vòng đệm 4(H.3c)
-Lắp mũ ốc 5 (H.3d),dùng clê xiết chặt mũ ốc đạt yêu cầu.

a

b

c

d


Hình 3 : Trình tự lắp mối ghép vít cấy

-Lắp vít cấy bằng tay vặn kiểu bánh cóc (H4)
Tay vặn kiểu bánh cóc có đầu 1 với con lăn lắp với tay
quay 2 qua bánh cóc.
Khi quay tay quay theo hướng vặn vít cấy ,tay quay và
đầu tỳ vào nhau theo hướng vuông góc với bề mặt và
đầu quay vặn vít cấy vào .Khi quay theo chiều ngược
lại ,đầu tỳ sẽ bị trượt trên các mặt nghiêng 55º.Lò so
nén 3 giữ cho tay quay và đầu 1 luôn luôn cố định
Hình 4 :Tay vặn kiểu bánh cóc

9


-Lắp vít cấy bằng đầu vặn vít cấy vạn năng (H5)
Đầu này được dùng để vặn và tháo vít cấy có
đường kính từ 814 mm,có thể lắp được vào máy
khoan chạy bằng khí nén .Đai ốc thay thế 1 để vặn
vào vít cấy và tỳ vào viên bi 2 rồi đến tấm chặn 3
.Khi vít cấy đã vặn vào chi tiết rồi viên bi bắt đầu
trượt dưới tấm chặn tạo ra tiếng lách cách .Khi đó
quay ngược đầu vặn ,vít cấy được tháo ra khỏi đầu
vặn.
1.2-Lắp ráp mối ghép bu lông mũ ốc :

Hình 5: Đầu vặn vít cấy vạn năng

-Mối ghép bu lông mũ ốc dùng ghép 2 chi tiết lại với nhau.

-Mối ghép bu lông (H.6) gồm các chi tiết:

5
4
3

+Chi tiết 1,2
+Bu lông 3.
+Vòng đệm 4.

2

+Mũ ốc 5.

1

1.2.1-Yêu cầu lắp:
Để mối ghép đảm bảo yêu cầu làm
việc khi lắp cần phải đạt các yêu cầu sau:

Hình 6:Mối ghép bu lông mũ ốc

-Chọn bu lông mũ ốc có cùng bước ren ,
đường kính.
-Các đầu ren của bu lông phải nhô ra khỏi mũ ốc không quá 2 đến 3 vòng
ren.
-Mối ghép phải chắc chắn,có các chi tiết phụ để hãm, chống mối ghép tự nới
lỏng khi làm việc.
-Khi lắp bề mặt của mũ ốc phải áp sát vào mặt chi tiết không bị kênh, hở.
-Lực vặn phải vừa đủ không làm cháy ren.

1.2.2-Phương pháp lắp:
+Ghép 2 chi tiết 1,2 sao cho tâm 2 lỗ lồng bu lông

trùng nhau ;
10


+Lồng bu lông 3 vào 2 chi tiết ;
+Lắp vòng đệm 4 vào đầu bu lông ;
+Vặn mũ ốc 5 vào bu lông 3,theo 2 giai đoạn :
*Vặn sơ bộ bằng tay cho mũ ốc sát vào vòng
đệm 4;
*Siết chặt mũ ốc 5 bằng clê hay mỏ lết.
1.3-Lắp ráp mối ghép vít.
-Mối ghép vít dùng để định vị chi tiết tại vị trí cố định hoặc dùng để khắc
phục sự chuyển vị dọc trục dưới tác dụng của lực ngẫu nhiên hoặc tải trọng
xuất hiện khi làm việc.
3

-Mối ghép vít( H7) gồm các chi tiết:
2

+Chi tiết cố định 1;
+Chi tiết lắp 2;
+Vít 3

1

-Yêu cầu lắp và phương pháp lắp tương tự
như mối ghép bu lông mũ ốc.

-Khi lắp nhiều vít cần chú ý thứ tự xiết chặt

Hình 7 :Mối ghép vít

như sau:
+Vít lắp theo hàng dọc thì xiết vít từ giữa sang
2 bên như : H8.a;
1

+Vít lắp theo hình tròn thì xiết đối xứng vị trí như:
H8.b ;
3

2

1
a

3

4

2
b

Hình 8a,b : Thứ tự lắp vít vào mối
ghép

-Mối ghép ren trong quá trình làm việc dưới tác dụng của tải trong hoặc do
rung động thường hay bị nới lỏng vì vậy sau khi lắp xong các mối ghép cố


11


định bằng ren, cần phải sử dụng các biện pháp phòng chống nới, phụ thuộc
vào kết cấu không gian cho phép của mối ghép mà lựa chọn biện pháp phòng
chống nới cho phù hợp ,dưới đây là một số biện pháp chống nới của mối
ghép ren thường dùng (H9):

Hình 9a : Dùng vòng đệm vênh .

Hình 9b : Dùng đai ốc công

Vít hãm đai
ốc

Đai ốc

Hình 9c : dùng vít cố định

2-Lắp ráp mối ghép then
-Mối ghép then dùng để truyền mô men xoắn cho các mối ghép như bánh
răng và trục,Bánh đai với trục...
Mối ghép then có thể là then bằng,then vát,then hoa...

12


Tuỳ theo tính chất và yêu cầu của mối ghép mà xác định phương pháp lắp
ráp cho phù hợp và đạt yêu cầu kỹ thuật.

2.1-Lắp ghép then bằng.
-Mối ghép then bằng (H10 )thường gồm các chi tiết :
1:then bằng ; 2: trục truyền ; 3:Bạc
b
1

2

3

Hình 10 : Mối ghép then

2.1.1-Yêu cầu lắp.
-Do đặc điểm làm việc của mối ghép then bằng là trưyền mô men bằng 2 mặt
bên,then được lắp với trục theo kiểu lắp N9/h9 và then lắp với bạc theo kiêu
lắp Js9/h9, lắp ghép phải đảm bảo đúng dung sai lắp ghép .
-Khi lắp phải đảm bảo lắp ghép thực hiện theo kích thước chiều rộng b của
then với khe hở cho phép 0,02mm đến 0,04 mm.
-Đảm bảo sự đồng phẳng của then trên suốt chiều dài,phải có khe hở giữa
mặt trên của then với đáy rãnh bạc.
2.1.2-Phương pháp lắp.
-Mối ghép then được lắp theo trình tự sau:
+Lắp then 1 vào trục 2 (H.11)

Hình 11:Lắp then vào rãnh then trên trục

13


Đặt then chính xác vào rãnh then trên trục dùng búa đồng gõ nhẹ,đều

dọc theo chiều dài then,hoặc dùng máy ép ,ép đều then vào rãnh then tránh
bị kênh .
-Kiểm tra khe hở mặt bên của then bằng căn lá.
+lắp trục then vào bạc:(H.12)
1

2

3

Hình 12: Lắp trục then vào bạc

Để vị trí của then trên trục trùng với trí rãnh then trên bạc3 ,đóng trục theo
chiều dọc trục để lắp then vào bạc.(Hoặc đóng bạc vào trục then )
Kiểm tra khe hở mặt trên của then và đáy rãnh bạc.
2.2 -Lắp ráp mối ghép then vát.
-Đặc điểm làm việc của mối ghép then vát(H.13) là truyền mô men bằng mặt
trên và mặt dưới then,với độ dốc của then là 1:100
h

b

Hình 13 :Mối ghép then vát

2.2.1-Yêu cầu lắp.

14


-Độ dốc của then và rãnh then phải trùng nhau, độ hở cho phép tiếp xúc của

then giữa mặt trên và mặt dưới : 0,020,04mm.
-Hai mặt bên của then phải có khe cho phép.
2.2.2-Phương pháp lắp.
Để đảm bảo độ dốc của then và rãnh bạc đạt yêu cầu kỹ thuật,thì khi láp
ráp then vào trục và bạc thì phải tién hành cạo sửa mặt vát của then theo vết
màu .
-Lắp then theo trình tự sau:(H14)
+Lắp trục vào bạc sao cho rãnh then của trục và bạc trùng nhau.
+Đặt then trùng vào rãnh then trên trục và bạc,gõ nhẹ then vào rãnh theo
phương dọc trục để xác định điểm cạo,tháo then ra để cạo.

Hình 14 : Lắp then vát vào trục,bạc

Cứ làm như thế một số lần cho đến khi thấy vết màu bám đều cả mặt trên
và mặt dưới của then thì lúc đó mới chính thức lắp then vào mối ghép.
+Kiểm tra khe hở cho phép bằng nhét căn lá vào mặt trên và dưới của then.
2.3-Lắp ghép mối ghép then hoa.
-Mối ghép then hoa (H15)được sử dụng khi cần truyền mô men xoắn lớn và
cần có độ đồng tâm cao giữa trục và bạc.Tuỳ theo tính chất định tâm mà lắp
ráp mối ghép then hoa thực hiện theo yếu tố nào :
-Nếu định tâm theo đường kính ngoài (H15a) thì lắp ghép thực hiện theo D
với các kiểu lắp cơ bản:H7/f7;H77/g6;H7/js6…
15


d

D

Và lắp ghép theo b với kiểu lắp:F8/f7;F8/js7;F8/h6.


a
Hình 15 a : Lắp ghép định tâm theo đường kính ngoài (D)

-Nếu định tâm theo đường kính trong (H15b) thì lắp ghép thực hiện theo d
với các kiểu lắp cơ bản:F7/h7; G 6/h7 ;Js6/H7…

d

D

Và lắp ghép theo b với kiểu lắp:F8/f7;F8/js7;F8/h6.

b
Hình 15b : Lắp ghép định tâm theo đường kính trong (d)

-Mối ghép then hoa có thể là cố định hoặcdi trượt trên trục truyền.
2.3.1-Yêu cầu lắp:
-Phải đảm bảo đúng dung sai lắp ghép theo yêu cầu kỹ thuật .
-Với mối ghép cố định thì sau khi lắp xong Định vị chắc chắn trong cả quá
trình làm việc.
-Với mối ghép di trượt sau khi lắp xong phải di trượt nhẹ nhàng dọc trục.
2.3.2-Phương pháp lắp :
a) Công tác chuẩn bị :
-Trước khi lắp phải làm sạch bề mặt lắp ghép , kiểm tra độ chính xác của các
chi tiết lắp
- Bôi trơn lên mặt lắp ghép.

16



-Chuẩn bị dụng cụ lắp : Tông đồng ,búa đồng hoặc đồ gá lắp ép.
b) Trình tự lắp :
-Lắp mối ghép di trượt:
+ Đặt rãnh then của bạc trùng với rãnh then của trục ở vị trí thẳng góc,dùng
tông đồng hay búa đồng đánh đều lên chi tiết bạc sao cho bạc chuyển động
dọc trục êm,sít trượt là được.
-Mối ghép cố định:
Phương pháp lắp giống như mối ghép trên nhưng sau khi lắp xong phải cố
định chi tiết bạc trên trục bằng các phương pháp cố định như vít định vị
,vòng găng.
Sau khi lắp xong kiểm tra mối ghép then hoa:
-Mối ghép cố định phải đúng vị trí chỉ định trên bản vẽ và được định vị chắc
chắn trong cả quá trình làm việc bằng các chi tiết cố định tiét máy;
-Mối ghép di trượt phải di trượt nhẹ nhàng dọc trục .
2.4-Lắp ráp mối ghép chốt.
-Chốt định vị được dùng để cố định chính xác vị trí tương quan của các chi
tiết,hoặc dùng truyền truyển động.
Mối ghép chốt có thể là:
-Chốt trụ H16a);
chốt côn nhẵn (H16b);
chốt côn có ren: (H.16c).

Hình 16 a : Mối ghép chốt trụ .

Hình 16 b: Mối ghép chốt côn .
17


Hình 16c :Mối ghép chốt côn có ren


.4.1-yêu cầu lắp:
-Đảm bảo độ dôi cho phép ;
-Định vị chắc chắn trong cả quá trình làm việc;
2.4.2-Phương pháp lắp:
a) Công tác chuẩn bị :
-Trước khi lắp phải làm sạch bề mặt lắp ghép , kiểm tra độ chính xác của
chốt và lỗ lắp chốt.
- Bôi trơn lên mặt lắp ghép.
-Chuẩn bị dụng cụ lắp : Tông đồng ,búa hoặc đồ gá lắp ép.
b) Trình tự lắp :
-Lắp mối ghép chốt trụ :
+Điều chỉnh vị trí của 2 lỗ lắp chốt trùng nhau;
+Đặt chốt sao cho tâm của chốt trùng với tâm của lỗ lắp đóng hoặc ép chốt
vào vị trí lắp.
-Lắp mối ghép chốt côn (H17) :
+Xác định chiều lỗ côn của chi tiết 1,2 lắp phải thẳng tâm ;
+Đặt chốt 3 sao cho tâm của chốt trùng với tâm của lỗ lắp và đúng chiều côn
đóng hoặc ép chốt vào vị trí lắp.
-Kiểm tra mối ghép sau khi lắp : Mối ghép phải đảm bảo độ dôi để cố định
được mối ghép trong cả quá trình làm việc .
18


2
Chiều lắp

Hình 17 : Lắp chốt côn cố định bạc với vỏ hộp

III-LẮP RÁP CHI TIẾT TRUYỀN ĐỘNG QUAY.

1-Lắp ráp ổ trượt.
-ổ trượt dùng để đỡ các trục truyền và Chịu
tác dụng của các lực đặt lên trục và truyền các
lực này vào thân máy.Nhờ có ổ trượt mà vị trí
của của trục được xác định,quay quanh đường
tâm xác định.
-ổ trượt thường bao gồm:
Thân ổ,lót ổ và bộ phận bôi trơn bảo vệ.
-ổ trượt có 2 loại: ổ trượt nguyên và ổ trượt ghép.
1.1-Lắp ráp ổ trượt nguyên.
ổ nguyên (H18) có cấu tạo đơn giản gồm :
1: ổ trượt ; 2:thân ổ

Hình 18: ổ trượt nguyên

thân ổ có thể làm liền với vỏ máy hoặc chế tạo riêng rồi ghép vào
Vật liệu làm ổ có thể chế tạo bằng vật liệu chống ma sát như :gang xám
hoặc kim loại màu.
1.1.1-Yêu cầu lắp:
ổ trượt sau khi láp xong phải đảm bảo yêu cầu:
+Đảm baỏ dung sai lắp lắp ghép theo bản vẽ.
+ Phải tạo thành màng dầu giữa bề mặt trượt
19


+ Định vị chắc chắn vị trí ổ trượt trong quá trình làm việc.
1.1.--Phương pháp lắp:
a) Công tác chuẩn bị :
-Trước khi lắp phải làm sạch bề mặt lắp ghép , kiểm tra độ chính xác của ổ
trượt và lỗ lắp ổ trên thân máy.

- Bôi trơn lên mặt lắp ghép.
-Chuẩn bị dụng cụ lắp : Khi lắp ổ vào thân máy,để tránh biến dạng lót ổ
thường dùng phương pháp ép nguội vì vậy nên sử dụng đồ gá lắp ép hoặc
dụng cụ lắp ép thì phải có định hướng tốt
b) Trình tự lắp :
-Trình tự lắp :
+Dùng trục ép bạc bằng búa (H.19a) :

p

4

3
2
1

Hình 19a : Lắp ép bạc bằng búa
1: Thân hộp; 2: ổ trượt ;3: tấm dẫn hướng 4: Trục ép .

*Đặt tâm tấm dẫn hướng 3 trùng với tâm của lỗ thân 1;
*Đặt ổ 2 vào lỗ của vòng dẫn hướng 3 sao cho tâm trùng nhau ;
*Đặt trục ép 4 thẳng góc vào lỗ ổ 2
búa tác dụng lực đúng trọng tâm để ép ổ vào thân máy

20


.
+Dùng đồ gá ép kiểu vít (H.18b) :


1
2
3
4
5

6

b

Hình 19b : Đồ gá ép kiểu vít
1 :Bu lông ; 2: Đai ốc ; 3 ,6: Vòng đệm ;4: ổ trượt ;5:Thân máy.

Sau khi lắp đồ gá thì chỉ cần vặn đai ốc 2 thì ổ sẽ được ép vào thân maý
một cách dễ dàng.
Sau khi lắp xong đúng vị trí thì cần phải định vị ổ chắc chắn ,không được xê
dịch trong quá trình làm việc (H19c)

Hình 18c :Một phương pháp định vị ổ cơ bản

1.1.3-Kiểm tra ổ trượt sau khi lắp:

21


Dùng ca líp lắp vào ổ trượt kiểm tra độ tròn của ổ và khe hở của ổ,nếu
không đạt thì phải tiến hành cạo hoặc doa lại.Để đảm bảo độ đồng trục giữa
2 ổ thì phải tién hành doa lại các ổ đồng thời cùng một lần gá.
1.2-lắp ổ trượt ghép.
ổ trượt ghép (H20) được dùng cho các máy hạng nặng


(máy vận

chuyển,máy tời..)
vì dùng ổ ghép tiện lợi cho việc lắp và điều chỉnh khe hở ổ.
-ổ ghép gồm có :Nắp thân và lót ổ.Thân và nắp
được chế tạo bằng GX15-32 hoặc thép C35 Lót ổ được chế tạo bằng vật liệu
có tính chóng ma

sát

Hình 20 : ổ trượt ghép

1.2.1-Yêu cầu lắp :
-Khi lắp lót ổ phảo tạo ra một áp suất giữa lót ổ và thân để lót ổ tiếp xúc đều,
kín không gây ra xê dịch lót ổ trong quá trình làm việc.
-Phải tạo màng dầu bôi trơn tốt.
-Đảm bảo độ tròn với dung sai cho phép.
1.2.2-Phương pháp lắp:
a-Công tác chuẩn bị:
-Kiểm tra độ chính xác của 2 nửa ổ ghép và vỏ hộp

22


- Làm sạch chi tiết lắp;
- Chuẩn bị dụng cụ lắp:
- Chìa vặn dẹt,tông chốt,búa.
- Lắp 2 nửa lót ổ vào thân cho và định vị bằng chốt


(H20a)

h

- Lắp 2 nửa bạc lên nhau,phải tạo ra độ dôi Äh

theo kinh nghiệm Äh=0,120,015mm. Nếu Äh
lớn thì 2 nửa lắp vào sẽ tạo thành hình số

a

8,nếu
Äh nhỏ sẽ có khe hở giưa thành hộp và lót ổ.
- Khi lắp ổ phải tiến hành cạo bề mặt lót ổ bằng

Hình 20a: tạo độ dôiÄh khi lắp bạc

cách rà màu theo ngõng trục.
-Kiểm tra sau khi lắp:
+Kiểm tra khe hở giữa ngõng trục và ổ bằng căn lá.
+Kiểm tra rãnh dầu phải lượn nhịp nhàng trên bề mặt tiếp xúc của ổ.
+Chuyển động của trục phải êm ,không bị đảo
2-lắp ổ lăn.
-Đặc điểm làm việc của ổ lăn:
ổ lăn dùng để đỡ các trục truyền và xác định trục quay quanh một đường
tâm cố định, chụi tác dụng của các lực đặt lên trục (Lực hướng tâm,lực dọc
trục)
và truyền các lực này lên thân máy. Tải trọng từ trục trước khi truyền đến gối
trục phải qua con lăn nên ma sát sinh ra trong ổ là ma sát lăn.
-Đặc điểm dung sai lắp ghép:

Để lắp vòng trong lên ngõng trục và vòng ngoài lên vỏ máy,người ta sử
dụng miền dung sai tiêu chuẩn của hệ thống trục và lỗ ,theo TCVN2245-77
và phối hợp miền dung sai của các vòng ổ.

23


Chọn miền dung sai tuỳ thuộc vào dạng chịu tải của các vòng ổ có thể quy
về 3 dạng sau:
+Vòng trong và vòng ngoài chịu tải trọng cục
bộ thì tải trọng hướng tâm không đổi và chỉ
tác dụng lên một phần con lăn.
+Vòng trong hay vòng ngoài chịu tải trọng
tuần hoàn thì tải trọng hướng tâm sẽ tác dụng
lên toàn bộ đường lăn.
+Vòng trong hay vòng ngoài chịu tải trọng dao
động ,thì tải trọng hướng tâm chỉ tác dụng lên
chỉ tác dụng lên một khoảng đường lăn và truyền
đến một vùng nhất định của bề mặt lắp ghép của
trục và vỏ.
Từ chế độ chịu tải trọng và miền dung sai lắp ghép ta có thể rút ra nhận xét
sau:
+Lắp vòng trong lên trục theo hệ thống lỗ và lắp vòng ngoài vào vỏ theo hệ
thống trục.
+Để các vòng ổ không trượt theo bề mặt trục hoặc lỗ thì cần chọn kiểu lắp
trung gian có độ dôi cho các vòng quay.
+Đối với vòng không quay chịu tải trọng cục bộ thì sử dụng kiểu lắp có độ
hở,nhờ có độ hở ổ có thể dãn nở do nhiệt tránh cho ổ bi bị kẹt,đồng thời nhờ
có độ hở mà vòng ổ có thể xoay thay đổi đường lăn chịu tải trọng cục bộ để
đường lăn mòn đều,nâng cao tuổi thọ của ổ.

2.1-Yêu cầu lắp :
-Mặt có ký hiệu ổ phải lắp ra phía ngoài.
-Đảm bảo độ đồng trục giữa ổ và trục.
-Mặt cạnh của ổ lăn phải tỳ sát vào vai trục.
-Sau khi lắp quay trục chuyển động êm,nhẹ không có độ dơ.
2.2-Phương pháp lắp:
24


2.2.1-Công tác chuẩn bị:
-Kiểm tra độ chính xác của ngõng trục và vỏ hộp.
-Vệ sinh ổ trong xăng hoặc dầu sạch.
-Để dễ lắp ổ cần gia nhiệt ổ ở nhiệt độ 70º 80º bằng các phương pháp sau:
+Gia nhiệt bằng phương pháp đun trong bể dầu;
+Gia nhiệt cảm ứng trên máy(H21)ổ sạch và an toàn.

Hình 21 :Máy gia nhiệt

Hình 22:Thiết bị ép ổ

-Chuẩn bị dụng cụ lắp:
+Thiết bị lắp an toàn nhất là máy ép không bị va đập và chính xác(H22)
+Dụng cụ thông dụng nhất là ống lắp;
+Nếu đầu trục có lỗ ren hoặc ren ngoàicó
thể sửa dụng ren đó để lắp ép ổ(H23)
+Phủ một lớp dầu nhẹ lên bề mặt lắp ráp.

Hình 23: Sử dụng ren đầu trục ép ổ
25



×