Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.75 KB, 24 trang )

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẾN THUỶ
I. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẾN THUỶ
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ là một chi nhánh trực thuộc Ngân
hàng Công thương Việt Nam có trụ sở chính nằm ở 229 đường Lê Duẩn- Thành
phố Vinh - Tỉnh Nghệ An.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ ra đời trên cơ sở nâng cấp phòng
giao dịch Bến Thuỷ trực thuộc Ngân hàng Công thương Nghệ An (1/1/1995) rồi
sau đó được nâng cấp lên trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ đã phải đối mặt với những thử
thách lớn trong hoạt động kinh doanh của mình như tình hình kinh doanh còn lạc
hậu, thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất thiếu... Tuy nhiên tập thể cán bộ công nhân
viên của ngân hàng đã không ngừng phấn đấu vươn lên đem lại niềm tin cho khách
hàng, củng cố khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, từng bước củng cố và mở
rộng phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với phương châm đặt ra cho
hoạt động trong thời gian qua là: Phát triển vững chắc- an toàn- hiệu quả chi nhánh
Ngân hàng Công thương Bến thuỷ đã chủ động tạo môi trường kinh doanh hợp lý
giúp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của
khách hàng là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
2 . Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh ngân hàng Công thương Bến Thuỷ.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ với tổng số cán bộ công nhân viên
là 106 người, được sắp xếp bố trí công việc căn cứ vào chuyên môn nghiệp vụ,
hoàn cảnh gia đình... một cách phù hợp. Lãnh đạo ngân hàng gồm có 1 giám đốc, 2
phó giám đốc và hệ thống các trưởng phòng, phó phòng.
2.1. Phòng kinh doanh
Phòng có 13 cán bộ gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng. Phòng có chức năng trực
tiếp cho vay đối với các tổ chức kinh tế trong và ngoài quốc doanh có nhu cầu vay
vốn ngân hàng và đáp ứng được những điều kiện của ngân hàng đặt ra, xây dựng
kế hoạch cân đối về nguồn vốn và sử dụng vốn. Thực hiện chế độ thông tin báo
cáo tổng hợp, phân tích kế hoạch tài chính, lỗ lãi của ngân hàng. Trực tiếp thẩm


định các dự án đầu tư, cho vay, bảo lãnh, thu nợ,...
2.2. Phòng kế toán
Phòng gồm 14 cán bộ, và được chia làm 2 bộ phận: bộ phận thanh toán liên
hàng và bộ phận thanh toán bù trừ. Chức năng chính của phòng kế toán là quản lý
tài sản, tiền gửi, tiền vay của các cá nhân, đơn vị. Thực hiện các nghiệp vụ thanh
toán bù trừ, thanh toán liên hàng trong hệ thống và ngoài hệ thống. Thực hiện cơ
chế tài chính của ngành theo các văn bản chế độ hiện hành (thanh toán giao dịch
với khách hàng khi khách hàng đến mở tài khoản, bộ phận chi tiêu, theo dõi các tài
khoản khi đến hạn thì báo cho các phòng ban liên quan, thu lãi định kỳ đối với
khách hàng).
Bộ phận kinh doanh đối ngoại trực thuộc phòng Kế toán thực hiện các nghiệp
vụ như mở L/C nhập, xuất cho khách hàng: thực hiện nhờ thu đi, nhờ thu đến, thu
đổi ngoại tệ...
2.3. Phòng kinh doanh đối ngoại.
Phòng kinh doanh đối ngoại được tách ra từ bộ phận thanh toán quốc tế của
phòng Kế toán. Phòng có nhiệm vụ huy động vốn ngoại tệ của dân cư, của các tổ
chức; mở L/C xuất nhập khẩu; thanh toán quốc tế.
2. 4. Phòng tổ chức - Hành chính
Phòng gồm 20 cán bộ. Chức năng chính của phòng là quản lý nhân sự, lao động
tiền lương, quản lý về hành chính, quản trị, đào tạo.
2. 5. Phòng Ngân quỹ
Gồm 17 cán bộ công nhân viên. Phòng có chức năng cất giữ, bảo quản, kiểm
đếm, kiểm soát tiền. Đồng thời là nơi bảo quản các giấy tờ có giá, các hồ sơ thế
chấp của khách hàng.
2. 6. Phòng Nguồn vốn
Phòng gồm 19 cán bộ công nhân viên, trong đó có 6 người trình độ đại học, 11
người trình độ trung cấp, 2 người sơ cấp. Phòng nguồn vốn có chức năng huy động
các nguồn vốn bằng nội và ngoại tệ trong dân cư để tái đầu tư cho vay đối với nền
kinh tế. Bao gồm: huy động các nguồn tiền gửi doanh nghiệp, các loại tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn. Thuộc cơ cấu phòng còn bao gồm các quy tiết kiệm

số 1, số 2, số 3, số4, số5, số 7.
2.7. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Phòng gồm 4 cán bộ công nhân viên. Chức năng chính của phòng là kiểm tra
kiểm soát mọi nghiệp vụ ngân hàng theo văn bản hiện hành. Tham mưu cho giám
đốc trong việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh của chi nhánh để kịp thời khắc phục,
chấn chỉnh hoạt động ngân hàng. Tham gia cùng bộ phận tín dụng của phòng Kinh
doanh, phòng Giao dịch phòng giao dịch xử lý, thu hồi nợ, nợ quá hạn.
2. 8. Phòng giao dịch Trường thi
Phòng gồm 19 cán bộ. Phòng thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một chi nhánh
ngân hàng thương mạinhư: tín dụng, nhận gửi, bảo lãnh, kế toán giao dịch và các
nghiệp vụ khác của ngân hàng như thanh toán hộ, chuyển tiền...
Phòng bao gồm hội sở chính và Quỹ tiết kiêm trực thuộc số 6. Đây là phòng
giao dịch ngoài chức năng chính là cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh và thu nợ còn tiến hành cho vay các doanh nghiệp Nhà nước là các thành
viên của Tổng công ty 90,91 như Công ty xây dựng công trình giao thông 423,
479, 473, 484, 492 là những đơn vị trực thuộc Tổng công ty xây dựng công trình
giao thông IV.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm qua.
Để giải quyết những khó khăn còn vướng mắc và tiếp tục phát huy những điều
kiện thuận lợi, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ với nỗ lực và quyết
tâm cao đã đạt được kết quả tốt đẹp.
Tình hình cụ thể như sau:
3.1. Về huy động vốn.
Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ với tư cách là một ngân hàng thương mại hoạt
động tương đối độc lập, tự chủ trong hạch toán kinh doanh, huy động vốn được coi
là vấn đề chiến lược hàng đầu với mục tiêu mở rộng thị phần tín dụng và hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù nằm ở địa bàn không mấy thuận lợi, dân cư chủ
yếu là công nhân, thợ thủ công, buôn bán nhỏ nên thu nhập thấp tích luỹ ít nhưng
nhờ vào việc bố trí sắp xếp lao động, đổi mới phong cách thái độ phục vụ và gắn
với các hình thức huy động vốn phong phú, đặc biệt là áp dụng thành công nghiệp

vụ tiết kiệm gắn liền với dịch vụ thanh toán chuyển tiền nên đã tạo được sức thu
hút khá lớn lượng khách hàng đến giao dịch.
Tính đến ngày 31/12/2001 tổng số vốn huy động tại chỗ của ngân hàng đạt
268,517 tỷ đồng chiếm 58% tổng số vốn huy động; tăng hơn 44% so với đầu năm.
Cho đến 31/12/2002, tổng số vốn huy động tại chỗ đạt 300,636 tỷ đồng, chiếm
51% tổng số vốn huy động; tăng 13% so với năm 2001.
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ 2000-2002
Đơn vị: Tỉ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000 2001 2002 Tốc độ
tăng
trưởng(%)
I. Nguồn huy động 185.972 267.517 300.636 112
1.TG của TCKT 22.357 38.654 42.627 110
2.TGTK 163.615 214.366 215.933 102
3.Phát hành KP, TP - 14.497 42.076 30
II.Nguồn nhân điều hoà 234.714 189.422 280.445 148
1.Trong kế hoạch 210.816 189.422 272.164 144
2.Điều chuyển vốn khác 23.848 8.281
Tổng số 420.686 456.939 581.081 128
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2000,2001, 2002 Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ và báo cáo tình hình
thực tế năm 2001, 2002)
Như vậy, nguồn vốn huy động được tiếp tục tăng trưởng vững chắc với lượng
khách hàng đến với ngân hàng ngày càng nhiều. Cán bộ công nhân viên luôn có
tinh thần cải tiến lề lối phục vụ, thực sự đổi mới tác phong, thái độ phục vụ, giữ
chữ tín đối với khách hàng.
Đồng thời với việc tích cực khai thác và huy động nguồn vốn tại chỗ, ngân hàng
đã tranh thủ được sự hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả về nguồn vốn trong nội bộ Ngân
hàng Công thương Việt Nam đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu hợp lý về vốn của

khách hàng.
3.2. Về hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh
Tổng dư nợ cho vay và đầu tư kinh doanh đến ngày 31/12/2001 đạt 396,993 tỷ
đồng tăng 6% so với năm 2000.
Trong đó:
- Dư nợ ngắn hạn đạt 225,281 tỷ đồng chiếm gần 64% tổng dư nợ
- Dư nợ trung, dài hạn đạt gần 149,597 tỷ đồng, chiếm trên 36% tổng dư nợ.
Với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể ngân hàng thì tổng dư nợ các khoản
cho vay đến 31/12/2002 đạt 533,617 tỷ đồng. Trong đó:
- Dư nợ ngắn hạn là 247,902 tỷ đồng, tăng 110% so với năm 2001.
- Dư nợ cho vay trung dài hạn là 233,480 tỷ đồng, tăng 162% so với năm 2001
và chiếm gần 44% trong tổng dư nợ.
Năm 2002 thì cơ cấu dư nợ đã có sự dịch chuyển đáng kể, đó là tỷ trọng dư nợ
cho vay trung dài hạn đã tăng rõ rệt, từ 36% tổng dư nợ năm 2001 lên 44% tổng dư
nợ năm 2002.
Tình hình cụ thể như sau:
Bảng 2: Cơ cấu dư nợ của Ngân hàng từ 2000-2002
Đơn vị: Tỉ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000 2001 2002 Tốc
độ(%)
I. Theo loại hình cho vay 375.568 397.015 533.617 134
1. Cho vay ngắn hạn 263.014 255.281 247.902 110
1.1. Trong han 254.385 216.920 234.218 101
1.2.Quá hạn 8.629 8.361 13.684 164
2.Cho vay trung dài han 75.688 149.597 233.480 156
2.1. Trong han 68.461 142.064 227.278 160
2.2. Quá hạn 7.227 7.533 6.202 82
3. Cho vay vốn tài trợ 7.237 6.797 5.824 86

4.Cho vay TTCN 226 226 226 100
5.CK nợ CXL có TS GN, XN 18.125 4.911 4.572 93
6.CKN có TS liên quan vụ án 1.100 - - -
7. NCV được khoanh 10.181 10.181 10.181 100
8.Đầu tư kinh doanh khác - - 31.432 -
II.Phân theo thành phần
kinh tế
375.568 397.015 533.617 134
1.Quốc doanh 319.480 359.479 491.973 137
2.Ngoài quốc doanh 56.091 37.514 41.644 111
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2000, 2001, 2002 Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ và Báo cáo Tình
hình thực tế năm 2001, 2002)
3.3. Các hoạt động khác.
3.3.1. Về kế toán, điện toán, kinh doanh đối ngoại:
Công việc hạch toán, thanh toán kịp thời, chính xác góp phần tham gia điều hoà
vốn kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, an toàn và hiệu quả.
Công tác điện toán được chú trọng đầu tư. Đã hoàn thành việc cài đặt và sử
dụng nhiều chương trình mới giúp cho việc xử lý và cung cấp một cách nhanh
chóng kịp thời, chính xác, truyền và nhận thông tin thông suốt trong hệ thống Ngân
hàng Công thương.
Từ năm 2001, hoạt động kinh doanh đối ngoại đã có bước phát triển nhanh
chóng. Công tác huy động vốn ngoại tệ, mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế
đều có sự tăng trưởng cao. Số dư tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ tại chi nhánh tăng gần
63% so với năm 2000, đạt trên 4,6 triệu USD. Năm 2002, doanh số thanh toán ước
đạt 6,902 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2001.Bên cạnh đó đã tiến hành mở và
thanh toán nhiều bộ L/C nhập khẩu trị giá gần 3,8 triệu USD tăng nhiều lần so với
năm 2001. Các dịch vụ khác như chuyển tiền quốc tế, UNT, UNC, chi trả kiều hối
cũng được chú trọng khai thác và mở rộng. Doanh thu từ nghiệp vụ kinh doanh đối
ngoại ngày một tăng cao. Đến nay có thể khẳng định Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ
có khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu về dịch vụ đối ngoại với các doanh nghiệp,

dân cư và xã hội. Năm 2002, hoạt động dịch vụ đạt 764 triệu đồng, chiếm 2% tổng
thu nhập.
3.3.2. Công tác tiền tệ- kho quỹ:
Xác định rõ vị trí và tầm quan trọng của công việc mà mình đảm nhiệm, mỗi
cán bộ phòng ngân quỹ đã tận tình, hoà nhã với khách hàng, thận trọng, chính xác
trong khâu kiểm đếm tiền để loại ra những tờ tiền hư hỏng, tiền không đủ tiêu
chuẩn quy định, xác định tiền thật, tiền giả thực hiện quy chế của ngành và làm
tăng niềm tin đối với khách hàng.
Khối lượng tiền mặt qua ngân hàng ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm
trước. Nếu như năm 2000 khối lượng thu tiền mặt đạt 663,7 tỷ đồng, chi tiền mặt
đạt 417,4 tỷ đồng thì đến năm 2001 tổng thu tiền mặt đạt 784,1 tỷ đồng tăng gấp
1,2 lần; tổng chi tiền mặt đạt 426,3tỷ đồng tăng gấp một lần so với năm 2000. Năm
2002 thì tổng thu tiền mặt đạt 845.415 tỷ đồng 107% so với 2001, tổng chi là
497,066 tỷ đồng tăng 116% so với năm 2001.
3.3.3. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
Chi nhánh đã thực hiện tốt việc lập chương trình kiểm tra, kiểm toán và xét
khiếu tố theo các văn bản chỉ đạo của ngân hàng cấp trên. Tiến hành kiểm tra hồ sơ
tín dụng, bảo lãnh, chứng từ kế toán, phát hiện kịp thời những tồn tại để đóng góp
ý kiến với các bộ phận nghiệp vụ, giúp sự lãnh đạo, chỉ đạo sát thực hơn. Tích cực
tham gia cùng cán bộ tín dụng đôn đốc khách hàng trả nợ, xử lý nợ quá hạn, nợ
đọng, lãi treo...

3.3.4. Công tác tổ chức điều hành
Bộ máy tổ chức từng bước được kiện toàn. Quy chế quản lý điều hành từ ban
giám đốc đến các phòng, ban, bộ phận và nhân viên được xây dựng và thực hiện
một cách nghiêm túc. Cán bộ được sắp xếp, bố trí hợp lý đã góp phần tăng hiệu
quả lao động, tăng hiệu quả kinh doanh.
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tạo
nên sự thống nhất cao, điều hành hoạt động của chi nhánh có kỷ luật, tạo nếp sống
văn minh trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Vai trò, trách nhiệm và quyền

lợi của người lao động trong đơn vị được nâng cao
3.4. Kết quả kinh doanh
Kế thừa và phát huy những kết quả của những năm trước, hiệu quả kinh doanh
của chi nhánh đã đạt được thành công vượt bậc. Khắc phục các khó khăn tồn tại
của nền kinh tế, của áp lực giảm lãi suất cho vay, môi trường cạnh tranh và những
tồn tại để lại giai đoạn 1997, 1998 do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan
Chi nhánh đã bị thua lỗ. Có thể nói đây là những ngày khó khăn nhất đối với quá
trình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Nợ quá hạn, nợ đóng băng, lãi treo phát
sinh quá nhiều, hàng loạt khách hàng bị thua lỗ, phá sản không có khả năng trả nợ
gốc và lãi, chủ yếu là khách hàng ngoài quốc doanh. Trong bối cảnh ấy Chi nhánh
đã phải "gồng" mình lên để tồn tại và phát triển. Với sự phấn đấu không mệt mỏi,
năm 2000 có lãi trên 3,600 tỷ đồng; năm 2001 Chi nhánh đạt 570 triệu đồng (sở dĩ
năm 2001 lợi nhuận thu được thấp hơn năm 2000 là do Chi nhánh đã trích lập quỹ
dự phòng rủi ro là 1,750 tỉ đồng; Chi bảo hiểm tiền gửi của khách hàng là 1,952 tỷ
đồng...). Năm 2002, tổng thu nhập của Chi nhánh là 37,3 tỷ đồng; tăng 12% so với
cùng kỳ năm ngoái. Tổng chi phí 36,3 tỷ; trích dự phòng rủi ro trên 1,5 tỷ; bảo
hiểm tiền gửi trên 250 triệu đồng. Kết quả kinh doanh có lãi 1,045 tỷ đồng, đạt
105% kế hoạch đề ra và gấp 2 lần Ngân hàng Công thương Việt nam giao.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG BẾN THUỶ NHỮNG NĂM QUA(1998-2002).
Huy động vốn là một nghiệp vụ chính, không thể thiếu được trong hoạt động
của Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ nói riêng và ngân hàng thương mại nói chung vì
vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn huy động.
Hoạt động huy động vốn không bao giờ tồn tại độc lập mà nó gắn liền với các
nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian khác. Như vậy công tác huy
động vốn của ngân hàng đóng vai trò quyết định trong sự tồn tại và phát triển của
Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ cũng như hệ thống ngân hàng thương mại. Các ngân
hàng đầu năm hoạt động sẽ xây dựng cho mình một chiến lược huy động vốn phù
hợp dựa trên các dự đoán về tình hình sử dụng vốn trong năm đó.
Nguồn vốn huy động được của Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ tăng nhanh qua các

năm. Trong 5 năm gần đây từ 1998 tổng nguồn vốn là 199,224 tỉ đồng; đến năm
2002 tổng nguồn vốn của ngân hàng là 581,081 tỉ đồng tăng gấp 2,9 lần so với năm
1998. Đây là sự tăng trưởng vượt bậc, là sự cố gắng nỗ lực lớn của tập thể cán bộ
công nhân viên của ngân hàng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng cao của nguồn
vốn mà ngân hàng huy động là:
- Đa dạng hoá các hình thức huy động. Tận dụng được nguồn vốn trong nội bộ
Ngân hàng Công thương ngoài việc cố găng huy động nguồn vốn tại chỗ.
- Ngân hàng ngày càng có uy tín với khách hàng .

×