Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng cộng sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 182 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN TĨNH

PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
CẤP TRUNG ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT

HÀ NỘI - 2020


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN TĨNH

PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
CẤP TRUNG ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Lê Minh Thông

HÀ NỘI - 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả

Trần Văn Tĩnh


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1
6
6

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án, giả thuyết nghiên cứu
và câu hỏi nghiên cứu

21

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG THÔNG QUA

CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG

26

2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành
chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng
2.2. Nội dung, phương thức hoạt động phòng, chống tham nhũng và mối quan hệ giữa
công tác kiểm tra của Đảng với các cơ quan chức năng liên quan trong phòng,
chống tham nhũng đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương
2.3. Điều kiện bảo đảm công tác kiểm tra của Đảng trong phòng, chống tham nhũng
đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương
2.4. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của Trung Quốc và những giá trị tham
khảo ở Việt Nam
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG BỘ
MÁY NHÀ NƢỚC VÀ CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG
ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG

3.1. Quá trình phát triển quan điểm của Đảng về phòng, chống tham nhũng trong bộ
máy nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công
tác kiểm tra của Đảng
3.2. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng về phòng, chống tham nhũng
trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm
tra của Đảng từ Đại hội X của Đảng đến nay
CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG THÔNG QUA
CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG

4.1. Quan điểm phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước
cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng
4.2. Giải pháp phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp

trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

26

47
67
73

81

81

95

125
125
128
157
159
160
168


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BCS đảng

Ban Cán sự đảng

Công tác kiểm tra của Đảng Công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam
MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

PCTN

Phòng, chống tham nhũng

UBKT

Ủy ban Kiểm tra

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mô hình tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước cấp
trung ương


27

Hình 2.2: Mô hình tổ chức của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Cơ quan
Ủy ban Kiểm tra Trung ương

36


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan trong bộ máy nhà
nước, là một trong những căn bệnh gắn liền với quyền lực nhà nước, luôn ăn sâu bám
rễ trong mọi chế độ xã hội. Một số nơi trên thế giới, tham nhũng làm suy kiệt cơ thể xã
hội, gây xáo trộn, mất ổn định chính trị. Phòng, chống tham nhũng (PCTN) là công
việc khó khăn, phức tạp, cần có sự quyết liệt và kiên trì, là chính sách ưu tiên hàng đầu
của nhiều quốc gia và sự nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế.
Tham nhũng là sự vụ lợi bằng việc lợi dụng quyền lực, được coi là một tệ nạn ở
hầu hết các nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, trong những năm gần đây, tệ nạn
tham nhũng đã nổi lên một cách tràn lan, xâm phạm kỷ cương phép nước, làm mất lành
mạnh của cơ quan, tổ chức, gây thiệt hại cho lợi ích tài sản nhà nước, tập thể và cá
nhân, làm tăng thêm sự phân hóa giàu nghèo bất chính, nẩy sinh mâu thuẫn xã hội, ảnh
hưởng tiêu cực đến khối đại đoàn kết dân tộc, xói mòn truyền thống đạo đức tốt đẹp
của dân tộc, đảo lộn các giá trị xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ tương lai, làm
tổn thất đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thậm chí làm hư hỏng một số cán bộ
đã được đào tạo, rèn luyện qua nhiều thời kỳ...từ đó làm giảm sút lòng tin của nhân dân
đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước và ảnh hưởng tiêu
cực đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Đảng và Nhà nước ta
đã xác định tham nhũng là “quốc nạn”, một nguy cơ lớn, thậm chí đe dọa sự tồn vong

của chế độ. Tham nhũng hiện diện trong hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội mà chủ
thể là những cá nhân có chức, có quyền, có cơ hội lợi dụng quyền để vụ lợi. Trong các
cơ quan hành chính nhà nước nói chung và đặc biệt là cơ quan hành chính nhà nước
cấp trung ương nói riêng, cơ quan thực thi quyền lực nhà nước, quản lý mọi mặt đời
sống xã hội, có thẩm quyền quyết định đơn phương, thì tham nhũng càng có điều kiện
nảy sinh và phát triển, do đó việc PCTN ở những cơ quan này càng phải chú trọng.
Nhiệm vụ này được quy định cho nhiều chủ thể, bao gồm các cơ quan quyền lực, cơ
quan thực thi pháp luật, cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị
xã hội, các tổ chức xã hội và nhân dân, trong đó vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
thông qua công tác kiểm tra của Đảng có ý nghĩa, tác dụng rất quan trọng.
Trên thực tế những năm qua, vai trò PCTN của Đảng Cộng sản Việt Nam thông
qua công tác kiểm tra của Đảng đã được đẩy mạnh và tỏ rõ có hiệu quả cao. Cần thiết


2
phải có sự nghiên cứu sâu về mặt lý luận để làm rõ ý nghĩa, nội dung, hình thức,
phương pháp của hoạt động PCTN này, cũng như phải có sự đánh giá thực trạng để từ
đó đề xuất các giải pháp tiến hành thể chế hóa tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn nhằm tăng
cường và nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy hơn nữa vai trò công tác kiểm tra của
Đảng trong PCTN đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương. Đề tài
luận án này là một cố gắng theo hướng đó, nó có tính cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn lớn.
Vì vậy, việc nghiên cứu về PCTN trong các cơ quan nhà nước thông qua công
tác kiểm tra của Đảng vừa có ý nghĩa lý luận đối với Đảng cầm quyền, vừa có ý nghĩa
thực tiễn lớn trong PCTN ở nước ta giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những phân tích
trên đây, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề “Phòng, chống tham nhũng trong các
cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của
Đảng cộng sản Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu viết luận án tiến sỹ luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cở sở nghiên cứu về lý luận và đánh giá thực trạng, luận án có mục đích
xây dựng các quan điểm và đề xuất giải pháp khoa học nâng cao vai trò, hiệu quả công
tác PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua hoạt động
kiểm tra của Đảng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích, làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tìm ra
những nội dung đã nghiên cứu và xác định những vấn đề cần tập trung nghiên cứu.
Thứ hai, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò công tác
kiểm tra của Đảng và đặc điểm, nội dung, phương thức kiểm tra của Đảng đối với
PCTN trong cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương; Làm rõ kinh nghiệm của
Trung Quốc trong việc phát huy vai trò của công tác kiểm tra của Đảng về phòng,
chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương.
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng PCTN trong cơ quan hành chính nhà
nước cấp trung ương: quá trình phát triển quan điểm của Đảng, ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân.
Thứ tư, phân tích rõ quan điểm của Đảng về đấu tranh PCTN trong các các cơ
quan hành chính nhà nước cấp trung ương. Trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp


3
nâng cao vai trò, hiệu quả công tác kiểm tra của Đảng trong PCTN đối với các cơ quan
hành chính nhà nước cấp trung ương.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động đấu tranh PCTN trong các cơ
quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận án giới hạn ở những vấn đề về công tác kiểm tra của
Đảng trong PCTN đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương.
- Phạm vi thời gian: Mốc thời gian nghiên cứu của đề tài luận từ Đại hội X của

Đảng năm 2006 đến thực Đại hội lần thứ XII của Đảng năm 2019.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của Luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
quan điểm, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật
của Nhà nước về đấu tranh PCTN, lãng phí trong bộ máy nhà nước nói chung và các
cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương nói riêng. Ngoài ra, Luận án nghiên cứu
thực tiễn về kết quả PCTN trong bộ máy nhà nước, về công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng trong PCTN, kiểm soát quyền lực nhà nước…của các nhà khoa học, tác giả đi
trước cũng là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình viết Luận án, tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích và
tổng hợp, phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp so sánh - thống kê, khái quát
hóa, phương pháp trao đổi, xin ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Luận án tiếp cận thực tiễn nghiên cứu về
PCTN bộ máy nhà nước và công tác kiểm tra của Đảng trong PCTN đối với các cơ
quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở trong và nước ngoài có liên quan đến nội
dung luận án. Trên cơ sở đó hệ thống hóa, khái quát và so sánh để làm sáng tỏ cơ sở lý
luận của luận án, nghiên cứu vấn đề PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp
trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng ở Việt Nam. Đồng thời xác định rõ
những vấn đề mà luận án cần triển khai tiếp tục nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận án nghiên cứu tổng kết công tác thực
tiễn để thống kê, phân tích, so sánh và đánh giá tình hình về những kết quả, hạn chế,


4
cùng với nguyên nhân của PCTN trong bộ máy nhà nước và các cơ quan hành chính
nhà nước cấp trung; đồng thời, đánh giá, phân tích thực trạng về những kết quả, hạn
chế và nguyên nhân của PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước thông qua công
tác kiểm tra của Đảng.

- Phương pháp tổng kết thực tiễn: luận án sử dụng phương pháp phân tích và
tổng hợp, phương pháp lịch sử và lôgíc phân tích, luận chứng để làm sáng tỏ các quan
điểm và giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả PCTN trong các cơ quan hành chính cấp
trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp chuyên gia: thông qua việc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp những nội
dung về cơ chế, pháp lý, tổ chức bộ máy hoặc góp ý vào luận án, tác giả luận án có
điều kiện tranh thủ được kiến thức của các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ chuyên
ngành về công tác PCTN và công tác kiểm tra của Đảng để củng cố thêm những căn cứ
khoa học, kinh nghiệm thực tiễn góp phần hoàn thiện luận án. Trong đó, cách thức
chọn mẫu theo nội dung về cơ chế thành lập UBKT cấp ủy; xây dụng mô hình sát nhập
UBKT với Thanh tra, Nội chính; bổ sung quy định, cơ chế UBKT cấp ủy thực hiện
PCTN và giám sát, kiểm soát quyền lực; nghiên cứu xây dựng Luật Giám sát và cơ
quan Giám sát; mô hình về tổ chức bộ máy của UBKT cấp ủy trong các bộ, ngành
trung ương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Cách thức tiến hành khảo sát thực hiện phỏng vấn cá nhân (trao đổi trực tiếp
hoặc qua điện thoại) theo các hình thức phỏng vấn bán tiêu chuẩn: có một số câu hỏi có
tính chất quyết định được tiêu chuẩn hóa, còn các câu hỏi khác có thể phát biểu tùy tình
hình cụ thể và phỏng vấn sâu: thực hiện phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia đi sâu vào
một số nội dung.
Về đối tượng khảo sát bao gồm các đồng chí là thành viên UBKT Trung ương
(phó chủ nhiệm và Ủy viên UBKT Trung ương) và lãnh đạo một số ban đảng Trung
ương (kể cả một số đồng chí đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu); các đồng chí là bí thư
đảng ủy các bộ, ngành cơ quan hành chính nhà nước trung ương (các đồng chí đối
tượng này cơ bản giữ chức vụ chính quyền là thứ trưởng và tương đương); một số đồng
chí là Bí thư, Phó bí thư Đảng Khối các cơ quan Trung ương; với tổng số khoảng 30
đồng chí.
5. Những điểm mới về khoa học của luận án
Một là, trên cơ sở nghiên cứu khái quát hóa lý luận về PCTN trong các cơ quan
hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng, làm rõ



5
khái niệm, đặc điểm, nội dung, phương thức cũng như sự cần thiết về cơ sở chính trị và
cơ sở pháp lý trong việc xác lập vai trò công tác kiểm tra của Đảng trong PCTN của
các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương trong điều kiện chính trị do một Đảng
duy nhất cầm quyền ở nước ta hiện nay.
Hai là, luận án xác định chính xác ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực
trạng phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương
thông qua hoạt động kiểm tra của Đảng.
Ba là, đề xuất các quan điểm và giải pháp đột phá, khả thi, khoa học nhằm nâng
cao hiệu quả công tác kiểm tra của Đảng trong đấu tranh PCTN tại các cơ quan hành
chính nhà nước cấp trung ương. Đặc biệt xác định cơ chế, mô hình tổ chức cơ quan phù
hợp thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh PCTN và giám sát kiểm soát quyền lực
nhà nước; góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh cuộc đấu tranh
PCTN, xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung và phát triển và làm phong
phú thêm các vấn đề lý luận về PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp
trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng; góp phần làm sáng tỏ quan điểm của
Đảng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của UBKT Trung ương, UBKT các cấp
trong cuộc đấu PCTN thông qua công tác kiểm tra của Đảng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án là công trình khoa học có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa
học, nhà nghiên cứu giảng dạy những nội dung liên quan đến PCTN trong các
Trường Đại học chuyên luật và không chuyên luật, trong hệ thống các Trường chính
trị từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa
học về PCTN thông qua công tác kiểm tra của Đảng cho những người trực tiếp tham
gia hoạt động PCTN trong bộ máy nhà nước và các cơ quan hành chính nhà nước cấp
trung ương.

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công
bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án
được kết cấu gồm 4 chương, 10 tiết.


6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương
thông qua công tác kiểm tra của Đảng góc độ tiếp cận đầu tiên phải xuất phát từ việc
tìm hiểu kiến thức nền tảng về tham nhũng và PCTN. Trên phương diện này, có thể
điểm danh một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Sách “Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động công vụ ở Việt Nam - Lý
luận và thực tiễn” của Nguyễn Quốc Sửu [63]. Nội dung sách đề cập tương đối toàn
diện và có hệ thống về tham nhũng và PCTN trong hoạt động công vụ ở nước ta hiện
nay. Tác giả đã phân tích, làm rõ những hành vi tham nhũng có nguy cơ nảy sinh
trong quá trình cán bộ, công chức thi hành nhiệm vụ như: tham ô tài sản; nhận hối lộ;
lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành nhiệm vụ, công vụ… Phân tích tình hình tham nhũng và thực trạng công
tác đấu tranh PCTN ở nước ta hiện nay, dự báo tình hình tham nhũng trong những
năm tới là cơ sở để tác giả đưa ra bốn nhóm giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm nâng cao
hiệu quả công tác PCTN trong hoạt động công vụ. Cuốn sách là một tài liệu tham
khảo có giá trị cho học viên, sinh viên, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách

về PCTN ở Việt Nam.
- Đề tài về “Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và
nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam cho đến năm
2020” do Thanh tra Chính phủ chủ trì [66]. Đề tài xây dựng 9 chuyên đề bao gồm: hệ
thống các tiêu chí điều tra nhận diện tham nhũng; phương pháp tính và các chỉ tiêu
tổng hợp; phần mềm xử lý số liệu; chiến lược, chính sách chống tham nhũng của Trung
Quốc, Hàn Quốc, EU, Hungary; các biện pháp chống rửa tiền và báo cáo kết quả điều
tra xã hội học về thực trạng và nguyên nhân tham nhũng, cùng với Báo cáo kiến nghị
các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, ngừa, đấu tranh chống tham nhũng và việc xây


7
dựng Chiến lược PCTN của Việt Nam. Nội dung của Đề tài là cơ sở lý luận và căn cứ
khoa học cho việc nghiên cứu xây dựng nội dung cơ bản của luận án cả về lý thuyết và
thực tiễn.
- Đề tài khoa học: “Đấu tranh chống tham nhũng: những vấn đề lý luận và giải
pháp thực tiễn” của Quách Lê Thanh [65] đã xây dựng khái niệm, đặc trưng cơ bản về
tham nhũng, đánh giá tình hình và nguyên nhân tham nhũng và những kết quả, hạn chế,
yếu kém trong đấu tranh chống tham nhũng. Trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, quan điểm
và một số giải pháp đấu tranh PCTN trong thời gian tới.
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong khu
vực tư ở Việt Nam” của Đinh Văn Minh [51]. Đề tài cho rằng tham nhũng sẽ xuất hiện
và tồn tại ở nhiều lĩnh vực và hoạt động của khu vực tư. Do vậy, trong phạm vi nghiên
cứu, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số định hướng và giải pháp PCTN trong khu vực
tư ở Việt Nam; gắn PCTN trong khu vực tư với PCTN trong khu vực công; tạo cơ chế
phát huy mạnh mẽ tiềm năng to lớn của khu vực kinh tế tư nhân gắn với tăng cường
thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
cần khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện quy tắc kinh doanh không
tham nhũng, không hối lộ, chống xung đột lợi ích.
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực

trong thể chế chính trị nhằm ổn định và phát triển bền vững chế độ chính trị ở Việt
Nam” của Nguyễn Văn Mạnh [47] là công trình nghiên cứu sâu về kiểm soát quyền lực
chính trị ở Việt Nam hiện nay. Trong một chừng mực nhất định Đề tài cũng đã đề cập
đến tham nhũng và PCTN trong hệ thống trị nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng,
cũng như việc xây dựng cơ chế để kiểm soát chặt chẽ quyền lực chính trị, trong đó có
quyền lực nhà nước hiện nay.
- Chuyên đề “Chống tham nhũng của Việt Nam và một số nước trên thế giới”
của Lê Văn Giảng [30]. Nội dung chuyên đề đã đề cập những quan niệm về tham
nhũng của Lênin, Hồ Chí Minh và quan niệm về tham nhũng của các học giả trên thế
giới và Việt Nam hiện nay để đưa ra khái niệm về tham nhũng. Qua đó xác định nguồn
gốc, bản chất và đặc trưng của tham nhũng. Đồng thời tác giả cũng đánh giá thực trạng,
tác hại và nguyên nhân tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam. Trên
cơ sở đó đưa ra quan điểm, mục tiêu, yêu cầu và giải pháp đấu tranh chống tham nhũng
trong thời gian tới ở nước ta.


8
- Bài “Nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng” [7]. Nội dung bài báo thể hiện
nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu, trả lại cho chủ sở hữu,
quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước kể cả tài sản tham nhũng có yếu tố nước
ngoài. Theo bài báo này thì nguyên tắc công khai là một trong những nguyên tắc xử lý
tài sản tham nhũng có hiệu quả và phải quán triệt.
- Bài “Giám sát xã hội như một giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí”
của Tạ Ngọc Tấn [64] đã phân tích và luận giải sự cần thiết của hoạt động giám sát xã
hội đối với hoạt động của bộ máy nhà nước. Xét về bản chất, giám sát xã hội thực chất
là sự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm
giữ quyền lực nhà nước. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa (XHCN), hoạt động giám sát xã hội cần phải được coi trọng để nhân dân thực
hiện quyền làm chủ. Trên cơ sở đánh giá thực trạng về hoạt động của bộ máy nhà
nước, tác giả đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát xã hội, góp phần

đấu tranh, PCTN, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước.
- Bài “Bổ sung quyền giám sát của nhân dân” của Nguyễn Văn Hải [33] cho
rằng trong giai đoạn mới động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người
dân được tham gia giám sát hoạt động của bộ máy Đảng, chính quyền và giám sát cán
bộ, công chức là một trong những biện pháp ngăn ngừa, PCTN, lãng phí, tiêu cực có
hiệu quả. Đó là đòi hỏi tất yếu để xây dựng Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của dân,
do dân và vì dân và đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự là “công bộc, đầy tớ” trung
thành, tận tụy của nhân dân.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
- Theo từ điển Oxford Unabridged Dictonary [39] tham nhũng là sự bóp méo
hoặc phá hoại tính liêm chính trong thực hiện công vụ bởi hối lộ hay thiên vị. Từ điển
Webster's Collegiate Dictonary [39] tham nhũng là sự khích lệ làm điều sai trái bởi
những phương tiện không đúng đắn hoặc bất hợp pháp (như hối lộ). Theo từ điển bách
khoa của Cộng hòa Liên bang Đức [39] thì tham nhũng là hiện tượng mất phẩm chất,
hối lộ, đút lót, thường xảy ra đối với công chức có quyền hành [39, tr.10]. Áo cho rằng
tham nhũng là hiện tượng lừa đảo, hối lộ, bóc lột [39, tr.10]. Từ điểm bách khoa Thụy
sỹ tham nhũng là hậu quả nghiêm trọng của sự vô tổ chức của tầng lớp có trách nhiệm
trong bộ máy nhà nước, đó là hành vi phạm pháp để phục vụ lợi ích cá nhân [39, tr.10].


9
- Học giả Nye đưa ra định nghĩa tổng quát về bản chất của tham nhũng: “Tham
nhũng là hành vi làm sai lệch trách nhiệm, bổn phận chính thống của một vai trò công
vì tiền hoặc tài sản trục lợi cho cá nhân (hoặc cho người thân), xâm phạm các quy tắc,
ngược lại với các hành xử chẩn mực, liên quan đến quyền lợi cá nhân” [29].
- Sách, Ngân hàng thế giới: Kiềm chế tham nhũng hướng tới một mô hình xây
dựng sự trong sạch quốc gia, của Rick Stapenhurst, Sahr J. Kpundeh [62]. Sách gồm
một tập hợp có chọn lọc các công trình về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng
của các nhà nghiên cứu thuộc các quốc tịch khác nhau của Ngân hàng Thế giới. Nội
dung chủ yếu của cuốn sách tập trung tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề tham nhũng trên mọi

khía cạnh của vấn đề. Bằng những phân tích cụ thể, thông qua những nghiên cứu tình
huống về đấu tranh chống tham nhũng thành công và chưa thành công ở một số nước
và lãnh thổ trên thế giới, các tác giả của cuốn sách đã nêu bật tầm quan trọng của cuộc
đấu tranh chống tham nhũng, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu và đề
xuất những giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phục và kiểm soát được nạn tham nhũng
đang hoành hành trên thế giới ngày nay.
- Sách, Ngân hàng thế giới: Đương đầu với tham nhũng ở châu Á - Những bài
học thực tế và khuôn khổ hành động của Vinay Bhargava, Emil Bolongaita [103].
Với nội dung chính là những vấn đề về tham nhũng khu vực công những tác phẩm
được viết dựa trên kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm có được tại các quốc gia của
Ngân hàng thế thế giới với vai trò là một động lực phát triển tài chính toàn cầu. Các
tác giả cũng nhấn mạnh việc lựa chọn các công cụ chống tham nhũng phù hợp với
môi trường quản lý - những yếu tố then chốt trong cuộc chiến chống tham nhũng. Đó
là những kinh nghiệm quý báu mà Ngân hàng thế giới tổng kết thực tiễn chống tham
nhũng ở các nước Châu Á có giá trị tham khảo đối với những người làm công tác
nghiên cứu và thực thi chính sách PCTN ở Việt Nam nói chung và các học viên
nghiên cứu sinh nói riêng.
- Cuốn sách của Hồng Vĩ “Tham nhũng và biện pháp chống tham nhũng ở
Trung Quốc” [100]. Tác giả khái quát về tác hại của tham nhũng gây lãng phí lớn về
nguồn tài nguyên kinh tế, làm lung lay cơ sở ổn định chính trị của một đất nước, phá
hoại việc thực thi pháp luật, cản trở sự phát triển kinh tế, đầu độc không khí xã hội.
Đồng thời tác giả đã phác họa 23 dạng tham nhũng ở Trung Quốc hiện nay. Trên cơ sở
đó tác giả đi vào phân tích nguyên nhân của thực trạng này; trong các nguyên nhân


10
thực tế làm cho hiện tượng tham nhũng sinh sôi nảy nở ở Trung Quốc hiện nay thì kinh
tế là một nguyên nhân quan trọng. Các thể chế chính trị chậm chạp, quyền lực không bị
khống chế là căn nguyên sâu xa sinh ra hiện tượng tham nhũng ở Trung Quốc hiện nay.
Từ đó, tác giả giới thiệu cụ thể một số cách làm của các địa phương, ban, ngành trong

quá trình đấu tranh PCTN những năm gần đây ở Trung Quốc.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng trong bộ
máy nhà nƣớc và cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
* Nhóm công trình nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng trong bộ máy nhà
nước nói chung:
- Sách: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Lê Minh Thông [72]. Nội dung khẳng
định nhân dân là chủ thể duy nhất tối cao của hệ thống chính trị. Do vậy, các tổ chức
đảng, nhà nước và Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức thành viên đều phục tùng
ý chí của nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Đồng thời, đổi mới, nâng
cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cùng với việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật nói chung và pháp luật PCTN thông qua các tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội, trong đó có Đảng cộng sản Việt Nam là nhiệm vụ có tính cấp thiết trong
giai đoạn hiện nay.
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Giải pháp đột phá đấu tranh phòng, chống hiệu quả
tham nhũng trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Cảnh Quý [61].
Nội dung Đề tài đã đưa ra cơ sở lý luận sâu sắc và biện chứng về PCTN trong bộ máy
nhà nước. Đồng thời đánh giá thực trạng một cách toàn diện về kết quả đấu tranh
phòng, chống hiệu quả tham nhũng trong bộ máy nhà nước. Trên cở sở đưa ra giải
pháp mang tính đột phá có tính khả thi và chiến lược cao trong việc PCTN bộ máy nhà
nước ở Việt Nam hiện nay. Nội dung Đề tài có ý nghĩa và tác dụng quan trọng trong
việc nghiên cứu và triển khai thực hiện công tác PCTN trong bộ máy nhà nước hiện
nay, cũng như có giá trị tham khảo đối với việc nghiêm cứu về PCTN trong tình hình
hiện nay.
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Tổ chức và hoạt động của các cơ quan có chức năng
phòng, chống tham nhũng và một số vấn đề đặt ra” của Đinh Văn Minh [50]. Nội dung
Đề tài đưa ra cơ sở lý luận và sự cần thiết về việc hoàn thiện cơ quan có chức năng



11
PCTN. Đồng thời đánh giá thực trạng theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan có chức
năng PCTN hiện nay. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp xây dựng và hoàn thiện các cơ
quan có chức năng PCTN để thực hiện có hiệu quả nhiệm công tác này trong tình hình
hiện nay. Đây là một công trình có ý nghĩa thực tiễn cao, giúp cho việc nghiên cứu xây
dựng hoàn thiện hơn nữa cơ quan có chức năng PCTN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu
tranh PCTN hiện nay.
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan thực
hiện chức năng phòng, chống tham nhũng” của Tạ Thu Thủy [75]. Nội dung Đề tài
đưa ra cơ sở lý luận và sự cần thiết về PCTN trong các cơ quan có chức năng thực hiện
PCTN. Đồng thời đánh giá thực trạng việc thực hiện PCTN trong các cơ quan thực
hiện chức năng PCTN hiện nay. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp thực hiện PCTN
trong các cơ quan có chức năng PCTN để thực hiện có hiệu quả nhiệm công tác này
trong tình hình hiện nay. Đây là một công trình có ý nghĩa thực tiễn cao, giúp cho việc
nghiên cứu thực hiện có hiệu quả việc PCTN trong các cơ quan có chức năng PCTN
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh PCTN hiện nay.
- Luận văn về“Thanh tra và vấn đề phòng, chống tham nhũng” của Phạm
Thị Huệ [37], nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của công tác
thanh tra trong đấu tranh PCTN như: những vấn đề lý luận về vai trò của thanh tra
đối với quản lý Nhà nước; quan điểm của Đảng, Nhà nước và của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về vai trò của công tác thanh tra trong quản lý nhà nước nói chung và trong
đấu tranh PCTN nói riêng. Từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường công tác
thanh tra góp phần hữu hiệu nâng cao hiệu quả trong cuộc đấu tranh PCTN.
- Bài “chống tham nhũng xét từ góc độ quyền lực” của Vũ Quốc Tuấn [84]. Nội
dung bài viết đề cập vấn đề tham nhũng trên cơ sở quyền lực, từ những quyền lực tha
hóa là điều kiện cơ sở thực hiện hành vi tham nhũng. Vấn đề lớn nhất ở đây là phải xác
định rõ vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường. Do đó, phải tìm cách hạn chế
quyền lực cụ thể của mỗi cơ quan công quyền cũng như của mỗi công chức, không cho
họ bành trướng thêm ngoài quy định của pháp luật, nghĩa là cơ quan nào người nào làm
việc gì, chịu trách nhiệm cá nhân đến đâu, phải rõ ràng và phải được giám sát. Các thủ

tục hành chính của từng việc phải công bố công khai, minh bạch, được niêm yết công
khai nơi công sở. Bộ máy càng hợp lý, gọn nhẹ, công chức được sử dụng và được đãi
ngộ xứng đáng, càng dễ chống tham nhũng. Quan trọng hơn nữa là những công chức


12
nhũng nhiễu doanh nghiệp phải bị trừng trị đích đáng, không để cho họ bênh che nhau, vì
thông thường trong hệ thống quyền lực, họ rất dễ có mối quan hệ mật thiết với nhau, cho
nên phải đưa sự giám sát của doanh nghiệp vào từng khâu, từng mắt xích của hệ thống.
- Một số báo cáo như: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN của Chính
phủ [12]; Báo cáo số 419/BC-CP, ngày 17/10/2016 công tác PCTN năm 2016 của Chính
phủ [13]; Báo cáo số 460/BC-CP, ngày 18/10/2017 công tác PCTN năm 2017 của Chính
phủ [14]. Nội dung báo cáo đánh giá thực trạng về những kết quả đạt được và những tồn
tại, hạn chế, đồng thời đề ra giải pháp thực hiện thời gian tới đối với việc PCTN trong 10
năm thực hiện Luật PCTN của Chính phủ và trong hai năm 2016 và 2017.
* Nhóm công trình nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan
hành chính nhà nước cấp trung ương:
- Luận án: Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành
chính nhà nước ở Việt Nam của Hoàng Minh Hội [36]. Đã luận giải pháp luật về giám
sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước. Trên cơ sở làm sáng tỏ cơ sở lý
luận của hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà
nước, đề xuất được các giải pháp hoàn thiện pháp luật giám sát của nhân dân đối với cơ
quan hành chính nhà nước ở Việt Nam. Trong một chừng mực nhất định Luận án đã đề
cập đến việc giám sát, kiểm soát quyền lực trong việc PCTN đối với cơ quan hành
chính nhà nước ở Việt Nam.
- Luận văn về “Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà
nước cấp tỉnh ở Sơn La” [9]. Nội dung luận văn đã luận giải những vấn đề cơ bản từ
khái niệm, hình thức và nguyên nhân, đến nguyên tắc, phương thức về PCTN trong cơ
quan hành chính nhà nước. Phân tích thực trạng tham nhũng trong các cơ quan hành
chính nhà nước và kết quả hoạt động PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước ở

tỉnh Sơn La. Từ đó đề ra đề ra định hướng và giải pháp tăng cường PCTN trong các cơ
quan hành chính nhà nước cấp tỉnh Sơn La.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
* Nhóm công trình nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng trong bộ máy nhà
nước nói chung:
- Nhà tư tưởng Montesquieu đã cho rằng mọi nguời có quyền lực đều có xu
hướng lạm dụng quyền lực đó, ông viết: Điều bất hạnh cho một nước cộng hòa là khi
mà người ta không dùng âm mưu chạy chọt nhưng lại dùng tiền để làm bại hoại dân


13
chúng, khiến dân chúng thờ ơ, chỉ thích thú với tiền bạc mà không thích công việc quốc
gia, chẳng cần biết đến chính phủ và các dự án quốc gia là gì mà chỉ lặng chờ được
thuê tiền để bỏ phiếu [53] hay: Trong một nước dân chủ, chuyện đút lót, quà cáp là
điều ô nhục, vì đạo đức chính trị không cần đến động tác đó. Trong một nước quân
chủ, danh diện là điều quý hơn quà cáp. Nhưng trong nước chuyên chế, đạo đức và
danh diện không tồn tại, người ta hoạt động chỉ với một hy vọng là kiếm thêm được
tiện nghi cho cuộc sống, cho nên việc quà cáp, hối lộ là bình thường, phổ biến [53].
- Vu Ka Vai, Role of Ombudsman in Combating Corruption (Vai trò của Thanh
tra trong đấu tranh chống tham nhũng) [105]. Công trình nghiên cứu này đã tập trung
phân tích mô hình Uỷ ban chống tham nhũng, cơ cấu tổ chức chức năng hoạt động,
trình tự, thủ tục thụ lý; Phân tích vai trò giải quyết các khiếu nại hành vi tham nhũng
của cơ quan thanh tra và cơ quan chống tham nhũng.
* Nhóm công trình nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan
hành chính nhà nước cấp trung ương:
- Trong công trình “Năm vấn đề đương đại” của Vương Tùng Niên [54] đã
phân tích và làm sáng tỏ một số vấn đề về quyền hành chính. Công trình có giá trị tham
khảo cho nghiên cứu sinh khi luận chứng, phân tích đặc điểm của hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước và yêu cầu phải có sự kiểm tra, giám sát đối với các các cơ
quan hành chính nhà nước.

- Cuốn sách Hành chính công và hiệu quả quản lý của Chính phủ, do Nguyễn
Cảnh Chất biên dịch [8], đặt vấn đề hoạt động hành chính cần phải được thực hiện theo
nguyên tắc pháp trị và nguyên tắc kiểm tra, giám sát nền hành chính. Theo đó chủ thể
thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát nền hành chính rất rộng lớn gồm kiểm tra, giám
sát của đảng, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước và nhân dân. Công trình có giá trị
tham khảo cho nghiên cứu sinh khi đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật
về kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng trong
các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng thông qua công tác kiểm tra
của Đảng
1.1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
- Đề tài cấp Nhà nước: “Đổi mới công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng nhằm
nâng cao sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới” do UBKT Trung


14
ương [88], đã phân tích đưa ra những luận cứ khoa học của đổi mới công tác kiểm tra,
kỷ luật trong Đảng, từ khái niệm và đặc điểm, cùng với mục đích, ý nghĩa và nội dung,
đến phương pháp, hình thức và yêu cầu đòi hỏi phải đổi mới công tác kiểm tra, kỷ luật
trong Đảng. Đồng thời qua đó rút ra những vấn đề lý luận đã được khẳng định để thực
hiện tốt việc kiểm tra, kỷ luật trong Đảng trong tình hình hiện nay. Trong đó, có yêu
cầu đổi mới về phương thức hoạt động kiểm tra trong Đảng, nhất là phương pháp
nghiệp vụ tiến hành thẩm tra, xác minh - một khâu đột phá trọng yếu có ý nghĩa quyết
định đến hiệu quả hoạt động kiểm tra, đó là phương pháp thẩm tra, xác minh có một số
biện pháp nghiệp vụ giống như các biện pháp điều tra, thanh tra của các cơ quan pháp
luật, nhưng nguyên tắc, bản chất theo nguyên tắc trong đảng. Do vậy đã góp phần quan
trọng trong thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra nói chung và kiểm tra khi có dấu hiệu
vi phạm nói riêng, để thực hiện có hiệu quả việc PCTN thông qua công tác kiểm tra
của Đảng.
- Đề tài "Nghiên cứu mối quan hệ không bình thường giữa một bộ phận cán bộ,

đảng viên có chức, quyền với các doanh nghiệp để trục lợi: Thực trạng và giải pháp
phòng, chống thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng" của Lê Hồng Liêm
[46], đã phân tích luận giải một số vấn đề lý luận về cán bộ, công chức, người có chức,
có quyền, về mới quan hệ không bình thường giữa cán bộ, công chức với doanh nghiệp
để trục lợi. Vai trò, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với việc
phòng, chống mối quan hệ không bình thường giữa cán bộ, đảng viên có chức, quyền
với doanh nghiệp để trục lợi. Trên cơ sở đó đưa ra quan điểm, phương hướng, mục
tiêu, yêu cầu và một số giải pháp phòng, chống mối quan hệ không bình thường của
cán bộ, đảng viên có chức, quyền với các doanh nghiệp để trục lợi.
- Đề tài khoa học cấp Bộ về “Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với
phòng, chống tham nhũng: Thực trạng và giải pháp” của Lê Hồng Liêm [45], đã phân
tích luận giải cơ sở lý luận về PCTN và công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Phân tích
làm rõ vị trí, vai trò, tác dụng, cùng với mối quan hệ giữa công tác kiểm tra, giám sát
với PCTN. Xác định các nhân tố ảnh hưởng và xây dựng tiêu chí xác định sự tác động
của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với việc PCTN. Đánh giá thực trạng công
tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với PCTN thời gian qua. Trên cơ sở đó đề ra những
giải pháp chủ yếu tằng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm PCTN có hiệu quả
trong thời gian tới.


15
- Đề tài khoa học cấp Bộ "Phát hiện và thu hồi tài sản do tham nhũng mà có Thực trạng và giải pháp" của Tô Quang Thu [74], đã luận giải những vấn đề thực trạng
tham nhũng và những giải pháp nâng cao hiệu quả phát hiện thu hồi tiền và tài sản do
tham nhũng mà có trong tình hình hiện nay. Đây là khâu quan trọng trong việc xử lý
một vụ việc tham nhũng, trong đó có tham nhũng được phát hiện, xử lý thông qua công
tác kiểm tra của Đảng, đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương trong
giai đoạn hiện nay.
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng với kiểm
soát quyền lực ở nước ta theo tinh thần Đại hội XII của Đảng” của Mai Trực [81], đã
phân tích luận giải cở lý luận về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong kiểm

soát quyền lực như khái niệm, đặc điểm và vai trò, tác dụng của công tác kiểm tra,
giám sát của Đảng đối với việc phòng, chống tha hóa quyền lực. Trên có sở đó đánh
giá thực trạng về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đã đạt được những kết quả quan
trọng, đóng góp tích cực vào việc kiểm soát quyền lực, trong thực thi nhiệm vụ, công
vụ, quyền hạn được giao, nhất là kiểm soát việc lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền
lực để trục lợi, góp phần tích cực vào PCTN lãng phí hiện nay. Đồng thời đề ra quan
điểm, giải pháp đối với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong việc kiểm soát
quyền lực, làm trong sạch bộ máy, hạn chế tối đa sự tha hoá quyền lực, tham nhũng,
“lợi ích nhóm” làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế - xã hội xây dựng Đảng và Nhà
nước trong sạch, vững mạnh. Nội dung đề tài có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết cả
trước mắt và lâu dài, góp phần cung cấp những dữ liệu cơ sở khoa học và giải pháp về
kiểm soát quyền lực ở nước ta hiện nay.
- Luận văn về Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở Việt Nam hiện nay của Trần
Văn Tĩnh [76], đã xây dựng cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối
với hoạt động của các các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương từ khái niệm,
đặc điểm, vai trò công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, đến nội dung, phương thức và
các điều kiện bảo đảm thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương. Đồng thời phân tích, đánh
giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nước cấp trung ương. Trên cơ sở đó đề ra định hướng và giải pháp bảo


16
đảm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của các
cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở Việt Nam hiện nay.
- Các bài “Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng nhằm góp phần ngăn chặn
và đẩy lùi tham nhũng” [17], bài “Đấu tranh chống những biểu hiện cơ hội, thực dụng
trong thời kỳ mới” của Nguyễn Thị Doan [18]. Nội dung bài viết trên đã nêu rõ vị trí,
vai trò và tác dụng của UBKT Trung ương và UBKT các cấp trong việc đấu tranh ngăn

chặn, đẩy lùi tham nhũng ở các các cấp, các ngành. Hay nói một cách khác tăng cường
công tác kiểm tra của Đảng để thực hiện PCTN, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tham
nhũng. Đồng thời cùng với việc ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng thông qua công tác
kiểm tra của Đảng thực hiện đấu tranh chống biểu hiện cơ hội, thực dụng trong thời kỳ
mới. Đó là nội dung cơ bản mang tính đột phá trong việc đấu tranh PCTN đối với các
cơ quan công quyền của Nhà nước trong thời kỳ cách mạng mới và sự nghiệp đổi mới
của Đảng.
- Bài “Một số vấn đề về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong phòng,
chống tham nhũng”, của Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thùy Dung [82]. Nội dung
bài viết luận giải công tác PCTN được thực hiện thông qua công tác kiểm tra của cấp
ủy đảng, UBKT cấp ủy. Tham nhũng có dấu hiệu đặc trưng cơ bản là phải được thực
hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước hoặc trong các cơ quan,
tổ chức, xã hội. Nói cách khác, chủ thể của tham nhũng chỉ có thể là người có chức vụ,
quyền hạn. Trong điều kiện thể chế chính trị nước ta hiện nay do Đảng lãnh đạo, có thể
thấy hầu hết những người bị xử lý về hành vi tham nhũng đều là đảng viên. Mặt khác
tổ chức đảng và đảng viên đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng. Do vậy công
tác kiểm tra của Đảng là một kênh quan trong trong PCTN ở các cấp, các ngành cơ
quan, đơn vi hiện nay.
- Một số bài viết trên tạp chí của Trần Văn Tĩnh như: “Tăng cường vai trò công
tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng giai đoạn
hiện nay” [77]; "Công tác kiểm tra của Đảng trong phòng, chống tham nhũng ở các cơ
quan hành chính nhà nước cấp trung ương" [78]; "Công tác kiểm tra của Đảng Cộng
sản Việt Nam với vấn đề trong phòng, chống tham nhũng ở các cơ quan hành chính
nhà nước cấp trung ương" [79]. Trong các bài viết này, tác giả phân tích làm rõ vai trò
công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với đấu tranh, phòng cống tham nhũng. Tập
trung đánh giá làm rõ kết quả, tồn tại và nguyên nhân của công tác kiểm tra, giám sát


17
đối với phòng, chống tham nhũng thời gian qua. Đồng thời đề ra định hướng, giải pháp

phát huy vai trò của xã hội trong việc đấu tranh đẩy lui tệ tham nhũng, tiêu cực, cùng
với những giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng trong tình hình hiện nay đối với các cơ quan công quyền của nhà nước và
xã hội.
- Bài “Những điểm mới trong chế độ tuần thị của Đảng Cộng sản Trung Quốc
sau Đại hội XVIII” của Trần Thu Minh [52], đã đề cập đến chế độ tuần thị trong Đảng
của Đảng Cộng sản Trung Quốc sau Đại hội XVIII đã có nhiều phát triển mới, khung
chế độ được hoàn thiện hơn; các điều luật, pháp quy có liên quan hoàn chỉnh hơn, quy
trình vận hành được quy phạm và minh bạch hơn... giúp cho chế độ tuần thị ngày càng
có hiệu quả thiết thực đối với công tác PCTN và giám sát trong Đảng phù hợp với tình
hình Trung Quốc. Đó cũng là một gợi ý quan trọng có giá trị tham khảo vận dụng thực
hiện trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với PCTN và giám sát, kiểm soát
quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
- Bài “Công tác giám của Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Đảng Cộng sản Trung
Quốc”của Cao Văn Thống [73], đã đề cập đến việc thực hiện nhiệm vụ giám sát của
UBKT Kỷ luật các cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Công tác giám sát trong Đảng
Cộng sản Trung Quốc khẳng định: “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, kết hợp
giữa tín nhiệm, khích lệ với giám sát nghiêm khắc, nhằm làm cho cán bộ lãnh đạo có
quyền lực phải gắn liền với trách nhiệm, sử dụng quyền lực phải chịu giám sát và làm
không đúng trách nhiệm thì phải truy cứu để bảo đảm “nhốt quyền lực” trong “lồng chế
độ”. Đó là vấn đề cần nghiên cứu đề xuất vận dụng trong thực hiện công tác kiểm tra,
giám sát của UBKT các cấp, nhất là trong giám sát, kiểm soát quyền lực Nhà nước ở
Việt Nam hiện nay.
- Bài “Một số vấn đề hợp nhất Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương với
Thanh tra Chính phủ” của Trần Duy Hưng [38], đã luận giải những vấn đề về cơ sở để
thực hiện hợp nhất Cơ quan UBKT Trung ương với Thanh tra Chính phủ, có nhiều
điểm tương đồng từ chức năng, nhiệm vụ đối tượng và phương thức thực hiện, nhất là
trong tình hình hiện nay về chủ trưởng của Đảng, yêu cầu nhiệm vụ công tác kiểm tra,
thanh tra, cũng như nhiệm vụ công tác PCTN, lãng phí có nhiều nét tương đồng, việc
hợp nhất thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ và đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.



18
- Bài “Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay”
của Nguyễn Thúy Hà [31], đã luận giải những vấn đề về cơ chế kiểm soát quyền lực
của Đảng chính trị nói chung. Đồng thời đưa ra phương thức kiểm soát quyền lực của
Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua nguyên tắc sinh hoạt đảng; thông qua thực hiện
công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng; thông qua các tổ chức đảng và đảng viên.
- Bài “Kiểm tra, giám sát - một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng
trong kiểm soát quyền lực Nhà nước hiện nay” của Cao Thị Dung, Bùi Anh Tuấn [19],
đã đưa ra nguyên lý mang tính tất yếu về kiểm soát quyền lực của Đảng thông qua
phương thức kiểm tra, giám sát. Đồng thời đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp thực
hiện có hiệu quả phương thức kiểm soát quyền lực Nhà nước của Đảng thông qua công
tác kiểm tra, giám sát.
- Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng của Ủy ban
Kiểm tra Trung ương (2006 - 2015) [93]. Nội dung báo cáo thể hiện UBKT Trung
ương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong
Đảng do Điều lệ Đảng quy định, trong đó có các nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến thực
hiện công tác PCTN, đã có nhiều chủ trương, biện pháp chỉ đạo thực hiện PCTN qua
việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đạt kết quả quan trọng, góp phần vào kết
quả chung đấu tranh PCTN của Đảng và Nhà nước.
- Một số báo cáo tổng kết công tác năm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Báo
cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng nhiệm kỳ Đại
hội X của Đảng (2006-2010) [91]; Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi
hành kỷ luật trong Đảng nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng (2011-2015) [92]; Báo cáo kết
quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng năn 2016, phương hướng,
nhiệm vụ năm 2017 [96]; Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ
luật Đảng năn 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 [97]. Nội dung các báo cáo
thể hiện UBKT Trung ương và UBKT các cấp đã chủ động tham mưu giúp Bộ Chính
trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp xây dựng thực hiện có hiệu quả chương trình kiểm tra

hằng năm, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và
(khóa XII) về xây dựng Đảng. Qua kiểm tra đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức
của cán bộ, đảng viên và nhân dân về PCTN, lãng phí và thực hành tiết kiệm. Đồng
thời đã phát hiện những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai các dự án, trong đầu tư
công, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản... làm thất thoát ngân sách nhà nước hàng ngàn


19
tỷ đồng, hàng triệu ha đất dự án chậm hoặc không triển khai...đã kịp thời xử lý nghiêm
minh những vi phạm đối với tổ chức và các nhân, thu hồi tiền, tài sản, đất đai sai phạm.
Thông qua đó đã chỉ ra những sơ hở, thiếu sót trong lãnh đạo, quản lý, những quy định,
chính sách còn chưa phù hợp, đề xuất kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung
kịp thời.
1.1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
- Bài “Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, tăng
cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro” của Hạ Quốc Cường
[15]; “Kiên trì phương châm quản lý Đảng một cách nghiêm minh, triển khai cuộc xây
dựng tác phong của Đảng, xây dựng liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng” của
Chu Húc Đồng [28]. Nội dung đã đề cập một cách khái quát về vai trò và quyết tâm
của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong PCTN, đặc biệt là việc câu kết của một số đảng
viên có chức, quyền (từ Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội…) đã chỉ rõ vị
trí, vai trò của UBKT- kỷ luật của Đảng trong PCTN...
- Bài “Chế độ chống tham nhũng từ sau Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản
Trung Quốc sáng tạo lý luận và thực tiễn”, của Tôn Xuân Thần [70] đã khái quát ý
kiến của Tổng Bí thư Tập Cận Bình tại Hội nghị Trung ương 2 khóa XVIII: cần tăng
cường công tác chế ước và giám sát đối với quyền lực, “nhốt quyền lực trong chiếc
lồng quy chế”. Có thể thấy chính sách “nhốt quyền lực trong chiếc lồng quy chế” đã tỏ
rõ quan điểm cần phải có cơ chế giám sát và chế ước quyền lực. Quyền lực công phải
được công khai, cơ chế giám sát và chế ước đối với quyền lực cũng phải thực hiện một
cách minh bạch. Bất kỳ ai cũng đều không có quyền lực tuyệt đối ngoài pháp luật. Đây

là vấn đề lý luận sắc sảo của học giả, khái quát về quyền lực và kiểm soát quyền lực
của Đảng Cộng sản Trung Quốc để thực hiện chuyển “chống tham nhũng” sang
“phòng tham nhũng” nhằm giải quyết tận gốc tệ nạn tham nhũng.
- Bài “Xây dựng chế độ là chính sách giúp giải quyết tận gốc tham nhũng, tiêu
cực” của Thành Kiến Hoa [34] đã khái quát ý kiến của Tổng Bí thư Tập Cận Bình:
“Cần hoàn thiện cơ chế giám sát và vận hành quyền lực trong Đảng, quyền và trách
nhiệm phải gắn liền nhau, kiên quyết phản đối hiện tượng đặc quyền, phòng trừ hiện
tượng lạm dụng chức quyền. Đảng cầm quyền có quyền lực chi phối rất lớn đối với
mọi nguồn tài nguyên, vì vậy nên có một danh sách quyền lực và chỉ rõ quyền nào
được dùng, quyền nào không được dùng, thế nào là công quyền, thế nào là tư quyền,


×