Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.79 MB, 20 trang )

Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là việc rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá
trình hình thành nhân cách cho trẻ đến tuổi trưởng thành. Giáo dục kỹ năng sống
nhằm xây dựng vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất con người, tăng sức đề kháng và
năng lực hội nhập cho con trẻ ngày hôm nay và tự tin vững bước trong tương lai.
Có thể giáo dục kỹ năng sống từ tuổi mầm non, bởi vì ở lứa tuổi này đã
hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách. Việc làm quen kỹ
năng sống như: Giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo,
tổ chức, thậm chí là giải quyết các vấn đề liên quan trong cuộc sống sẽ giúp trẻ
tự tin, chủ động và biết xử lý mọi tình huống trong cuộc sống và điều quan trọng
hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo biết phát huy thế mạnh của
mình. Giáo dục trẻ tự tin khẳng định bản thân. Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý
với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt
theo nhóm, rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống
tai nạn giao thông và các tai nạn thương tích khác, rèn luyện kỹ năng ứng xử văn
hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là hết sức cần
thiết, bởi vì các bé ở lứa tuổi này nhận thức cũng như hành động đều trong sáng
như một tờ giấy trắng, khi gieo vào các em những gì thì nó sẽ hình thành thói
quen sau này cho các em như vậy.
Việc hình thành và rèn luyện kỹ năng sống có ý nghĩa hết sức quan trọng
giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước sức ép của cuộc sống, xây dựng
mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người. Sống an toàn, lành mạnh
và phát triển tốt.
Thạc sĩ Lê Thanh Nga – Vụ giáo dục Mầm non có viết:“Đối với trẻ Mầm
non trong quá trình phát triển, nếu được uốn nắn, giáo dục tốt các em sẽ có một
nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi
với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống... Trẻ em là


giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, do
đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi
ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ”.
Với những lí do trên đã thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài : “Một số giải pháp
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non”.

1/19


Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

2. Khảo sát thực tế
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường

Trường mầm non nơi tôi công tác là một ngôi trường mới tách ra.Tháng 11
năm 2017 , trường rất vinh dự được đón bằng công nhận “Trường Chuẩn Quốc
Gia Mức Độ I”, đây là một nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên
trong trường, khẳng định chất lượng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và
giáo dục trẻ.
Năm học 2018– 2019 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ
trách lớp mẫu giáo nhỡ với tổng số học sinh là 41 trẻ. Trong thời gian thực hiện
đề tài này tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau.
2.2. Thuận lợi
Được sự ủng hộ và giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường về nhiều mặt
Cơ sở vật chất và các đồ dùng phục vụ cho môn học, tranh ảnh, sách báo
dạy kỹ năng sống cho trẻ được nhà trường trang bị đầy đủ và phong phú.
Môi trường sư phạm trong nhà trường tốt, nhiều chị em có kinh nghiệm lâu
năm và đạt giáo viên dậy giỏi các cấp.
Phụ huynh rất quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ trong việc cùng phối hợp với
giáo viên tại lớp để tạo các tình huống giáo dục cho trẻ.

Bên cạnh đó là sự nỗ lực của bản thân luôn tìm tòi sáng tạo trong hoạt dạy
trẻ kỹ năng sống.
2.3. Khó khăn
Nhiều gia đình thường không cho con đi học thường xuyên. Vì vậy trẻ ít
được tiếp xúc với bạn bè xung quanh nên chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
Chưa có kỹ năng lao động tự phục vụ, kỹ năng hoạt động nhóm, chưa được rèn
luyện các kỹ năng sống cơ bản.
Đa số trẻ hiện nay, khi mới bắt đầu đến trường mầm non đều chưa có
những kỹ năng sống cần thiết bắt nguồn từ bố mẹ chưa hiểu sâu, hiểu rõ về tầm
quan trọng của việc cần phải rèn kỹ năng sống cho trẻ nên thường áp đặt hay
chiều chuộng con quá mực, hay làm thay, làm hộ con.
Hiện nay, một số phụ huynh luôn bận rộn với công việc nên thường giao
việc đưa đón con cho ông bà, anh chị làm cho việc trao đổi giữa giáo viên và
phụ huynh về sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở lớp còn nhiều hạn chế.
Bản thân tôi còn nhiều bỡ ngỡ trong việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống,
chưa hiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Chưa
biết cách lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống để vận dụng vào thực tế sao
cho hiệu quả, cách tổ chức còn áp đặt, nặng nề, mang tính hình thức.

2/19


Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

Để áp dụng các giải pháp một cách tích cực và phù hợp giáo viên cần đánh
giá đúng mức độ nhận thức của trẻ ngay từ đầu năm, xếp loại trẻ theo đúng trình
độ trẻ có. Qua việc khảo sát tình hình chất lượng kỹ năng của trẻ ở lớp tôi, tôi
thấy tỉ lệ trẻ đạt vẫn còn thấp so với tỷ lệ chưa đạt.
2.4 Số liệu khảo sát
Đây là bảng khảo sát đầu năm của trẻ mà tôi đã thực hiện.

Số
trẻ

STT

Nội dung

1
2

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng tự chăm sóc
bản thân
Kỹ năng tự bảo vệ
Ý thức
Kỹ năng tiết kiệm

3
4
5

Đầu năm
Đạt
Số lượng
Tỷ lệ

Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ


41
41

26
26

63.4%
63,4%

15
15

36.6%
36,6%

41
41
41

25
27
25

61%
65,8%
61%

16
14
16


39%
34.2%
39%

Với những thuận lợi và khó khăn trên cùng với mục tiêu nâng cao kỹ năng
sống cho trẻ, đặt trẻ trước những tình huống khó giải quyết để trẻ tự tìm cách
giải quyết nên tôi xin trình bày một số biên pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
để bạn bè đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến.
3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9 đến tháng 3 năm học 2018 – 2019.
4. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ 4 – 5 tuổi đang học tại trường mầm non nơi tôi công tác.
5. Phạm vi nghiên cứu
Tại lớp mẫu giáo nhỡ của trường mầm non nơi tôi công tác.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm, các giải pháp
Với Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non”, để nghiên cứu đề tài này tôi đã đưa ra
những giải pháp sau:
- Giải pháp 1: Giáo dục kỹ năng giao tiếp
- Giải pháp 2: Giáo dục kỹ năng biết chấp hành nội quy của trường lớp
- Giải pháp 3: Giáo dục kỹ năng tự chăm sóc bản thân
- Giải pháp 4: Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân
- Giải pháp 5: Hình thành ý thức của trẻ thông qua các hành động cụ thể
- Giải pháp 6: Giáo dục trẻ biết tiết kiệm
3/19



Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

- Giải pháp 7: Tuyên truyền hướng dẫn các bậc cha mẹ nội dung và cách
dạy trẻ kỹ năng sống trong gia đình.
2. Tác dụng của giải pháp
- Giải pháp 1: Giúp trẻ biết thể hiện hành vi giao tiếp đúng chuẩn mực, là
tiền đề giúp trẻ hình thành nhân cách về con người sống đẹp, sống có văn hóa.
- Giải pháp 2: Nhằm giúp trẻ hình thành việc chấp nhận nội quy của lớp,
của trường và trẻ biết hoàn thành nhiệm vụ mình được giao.
- Giải pháp 3: Giúp trẻ có khả năng tự lập, tự phục vụ cho bản thân.
- Giải pháp 4: Giúp trẻ có kỹ năng phân biệt nguy hiểm để có thể tự mình
xoay sở hay xử lý tình huống mà trẻ gặp phải.
- Giải pháp 5: Giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của các hành động lên làm và
thực hiện hành động đó bằng chính ý thức của trẻ thúc đẩy trẻ làm chứ không
phải do bị ép buộc.
- Giải pháp 6: Giúp trẻ hiểu rõ tầm quan trọng của việc đòi hỏi đúng đắn,
biết quý trọng sức lao động của bố mẹ và những đồ vật mà trẻ đang sở hữu.
- Giải pháp 7: Giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được
tính cách, hoàn cảnh sống của trẻ từ đó đề ra các biện pháp phù hợp cũng như
cách tác động, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện kỹ năng cho trẻ
đúng phương pháp.
3. Cách thức thực hiện các giải pháp
3.1. Giải pháp 1: Giáo dục kỹ năng giao tiếp
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải được thực hiện từ rất sớm và kiên
trì, bởi đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là khả năng ghi nhớ chưa có chủ định. Do
vậy nếu chúng ta không thường xuyên nhắc nhở, giúp đỡ trẻ thì sẽ không hình
thành được kỹ năng cũng như thói quen tốt cho trẻ.
Tuy nhiên, giáo dục kỹ năng sống không dễ chút nào, vì nó nằm ngoài cách
suy nghĩ và thói quen của trẻ từ trước đến nay. Việc đầu tiên là tin vào khả năng
của trẻ để suy nghĩ và có hành động đúng. Người lớn không nên áp đặt ý kiến

của mình mà cần khơi dậy tiềm năng trẻ, hỗ trợ sự phát triển tiềm năng này bằng
thái độ thông cảm và tôn trọng. Lòng tự tin của trẻ sẽ lớn rất nhanh nếu người
lớn nhìn chúng bằng con mắt mới và sáng tạo, đồng thời với thái độ kiên nhẫn.
Để giáo dục lễ giáo hàng ngày ngay tại lớp mỗi ngày trẻ tới lớp hay trước
khi về tôi nhắc nhở các con cách chào hỏi ông bà, bố mẹ. Tôi hướng dẫn trẻ
đứng khoanh tay, chụm chân, đầu cúi hơi thấp và chào. Tôi thường xuyên
khuyến khích, động viên mỗi khi trẻ nhớ và thực hiện được đúng. Khi nói
chuyện với người lớn tuổi hơn trẻ biết nói: “Dạ - vâng ạ”. Khi cầm một vật gì đó
phải cầm bằng hai tay và biết nói cảm ơn.
4/19


Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

(Trẻ biết chào hỏi lễ phép)
Việc giáo dục lễ giáo cho trẻ sẽ nhàm chán nếu tôi hàng ngày chỉ nhắc nhở
thay vào đó tôi kết hợp kể các câu chuyện với các tình huống tương tự như vậy
để trẻ hiểu và hành động đúng.

(Trẻ biết đón nhận quà bằng hai tay)
VD: Tôi kể cho trẻ nghe một câu chuyện về một bạn nhỏ tên là Lan:
5/19


Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

“Hôm nay là ngày sinh nhật của Lan, bố mẹ mua một chiếc bánh ga tô tặng
cô con gái yêu. Ông bà nội đến chúc mừng Lan, rồi các cô chú nữa cũng đến kín
cả nhà. Ông bà tặng một chiếc váy đẹp tuyệt, khiến Lan mừng rỡ nhảy lên. Các
cô chú tặng Lan một cuốn sách, nhưng... Lan chẳng thích cuốn sách dầy cộp ấy

tẹo nào. Chú đưa cuốn sách về phía Lan, nhưng Lan không giơ tay ra đón, lại
còn lắc đầu ra chê chán lắm. Bạn Lan làm thế có đúng không?”.
Tôi hỏi trẻ và để trẻ nói theo cách trẻ hay làm khuyến khích tất cả câu trả
lời của trẻ để góp ý và sửa sai cho trẻ và cùng nhau thảo luận theo ý kiến của trẻ.
Tôi đặt ra tình huống đó và hỏi trẻ nếu con là bạn Lan thì con sẽ làm như thế
nào”. Khi nghe hết ý kiến thảo luận của trẻ, tôi giáo dục trẻ:
Các con không nên làm giống như bạn Lan nhé.
+ Phải đón nhận những món quà của ông bà, bố mẹ, cô chú bằng hai tay,
đồng thời nói lời cảm ơn, nếu không sẽ mất lịch sự.
+ Khi ngồi nói chuyện với ông bà, bố mẹ hay cô chú trẻ phải biết nói: “Dạ vâng ạ”.
Trong hoạt động học hàng ngày, khi trẻ nhận đồ hay bất cứ vật gì từ phía cô
trẻ phải biết nói: “Con cảm ơn cô”, trẻ biết lắng nghe cô nói rồi giơ tay đưa ra ý
kiến của mình.
Việc giáo dục lễ giáo không phải đơn thuần là dạy cho các con ở lớp mà tôi
còn phối hợp với phụ huynh giáo dục các con ở nhà từ những lời nói, cách chào
hỏi và hành động biết cảm ơn đơn giản nhất. Thường xuyên trao đổi với phụ
huynh về những việc trẻ đã làm được để khen trẻ và thưởng cờ cho trẻ trước mặt
các bạn trong lớp để những bạn khác cũng háo hức được khen và thưởng như
bạn.
Dần dần khi trẻ đã quen và có những thói quen cơ bản đó tôi nâng dần yêu
cầu lễ giáo đối với trẻ. Cũng bằng cách tạo tình huống tôi cho trẻ xem một đoạn
video trong chương trình : “Con đã lớn khôn ”. Bạn nhỏ trong đoạn băng đi siêu
thị giúp bố mẹ nhưng lại đi nhầm đường, bạn nhỏ biết hỏi người đi đường, biết
nói cảm ơn, chào hỏi cô thu ngân, biết xếp hàng đứng đúng vị trí để thanh toán
tiền. Tôi tạo tình huống đó và hỏi trẻ bạn nhỏ làm như vậy có được không? Vì
sao?
Bằng việc tạo cơ hội cho trẻ được nghe, quan sát, và nói theo cách hiểu của
trẻ sẽ khiến trẻ nhớ và giúp hình thành thói quen tốt cho trẻ.
+ Khi ra ngoài nên nhường cho những người lớn tuổi, không chen lấn xô
đẩy.

+ Biết cảm ơn, chào hỏi và tôn trọng những người lớn tuổi hơn mình.

6/19


Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

(Trẻ biết bắt tay cảm ơn cô khi nhận quà)
3.2. Giải pháp 2: Giáo dục kỹ năng biết chấp hành nội quy của trường
lớp
Việc hình thành kỹ năng chấp hành nội quy của trường lớp tôi giáo dục trẻ
mọi lúc mọi nơi. Việc tạo cho trẻ thói quen đi học đúng giờ, đi học đầy đủ,
chuyên cần,... tôi phải thường xuyên nhắc nhở và kết hợp với bố mẹ trẻ khuyến
khích động viên trẻ tích cực đến sớm. Trẻ rất thích được cô giao cho mình một
nhiệm vụ nào đó. Tôi đã giao nhiệm vụ cho các bạn trực nhật theo tổ: Trực nhật
ngày tháng, tưới cây, xếp khăn mặt,…trẻ hoàn thành việc cô giao sẽ được tuyên
dương trước cả lớp và được cắm cờ. Vì vậy tôi vừa hình thành việc chấp nhận
nội quy đi học đúng giờ và trẻ biết hoàn thành nhiệm vụ mình được giao.

7/19


Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

(Giờ học tạo hình )
Việc chấp hành nội quy của trường lớp còn được thực hiện lặp đi lặp lại
nhiều lần trong mọi hoạt động. VD: Không hái hoa, bẻ cành, không vẽ bậy ra
bàn ghế, biết giữ gìn bảo vệ tài sản chung.

8/19



Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

Để giúp trẻ nhận biết và có ý thức, tôi tạo môi trường lớp học trang trí
trong các góc nhắc nhở trẻ các nội quy mà trẻ cần thực hiện các hình ảnh minh
họa những hành động đúng và những hành động sai để trẻ nhận biết được đâu là
hành động trẻ nên làm theo.
3.3. Giải pháp 3: Giáo dục kỹ năng tự chăm sóc bản thân
- Kỹ năng tự ăn, ý thức vệ sinh chỗ ăn.
Đây là kỹ năng được hướng dẫn và hình thành từ khi trẻ được ngồi ăn cùng
cả gia đình và được hoàn thiện dần dần khi trẻ đi học. Kỹ năng này đòi hỏi trẻ
phải sử dụng phối hợp nhiều kỹ năng và thao tác: Trẻ phải biết cách xúc ăn gọn
gàng, biết mời trước khi ăn, biết tự lấy cơm vào bát mà không để rơi vãi cơm,…
Kỹ năng này phải được rèn hàng ngày, trong các giờ ăn tôi phải thường xuyên
nhắc nhở trẻ cách ăn, khuyến khích trẻ và hướng dẫn trẻ cách xúc cơm sao cho
gọn: Con xúc cơm từ ngoài vào, vét bát nhẹ nhàng,….

(Giờ ăn trưa của trẻ ở lớp)
Có nhiều trẻ tới 4 - 5 tuổi, cha mẹ vẫn phải đuổi theo xúc cơm cho. Thế là
một điều không nên chút nào. Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể tự mình xúc cơm một
cách “điêu luyện” không chỉ bằng thìa mà bằng đũa. Vì vậy hãy cho trẻ tự lập
trong chuyện này. Có thể lần đầu bố mẹ hay các cô sẽ phải dọn kha khá “bãi
chiến trường” bàn ăn của con nhưng bạn hãy cố gắng kiên trì, và đặt niềm tin
bé sẽ làm tốt được việc này.
- Kỹ năng tự mặc quần áo.
9/19


Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non


Thông qua câu chuyện sau đây, tôi giúp trẻ hình dung ra một số việc mà trẻ
có thể tự làm để phục vụ cá nhân mình: “Ánh nắng ấm áp ban mai chiếu sáng
bừng phòng ngủ của Kiên. Nhưng Kiên vẫn nằm dỗi trên giường, không buồn
mở mắt. Cậu còn đang khóc lóc nước mắt giàn giụa... À, thì ra là mẹ đang bận
dọn nhà, chưa kịp vào thay quần áo cho Kiên. Nhưng Kiên cũng đủ lớn rồi, sao
không tự mặc quần áo nhỉ? Bé có biết tự làm việc của mình không, đừng nên mè
nheo, làm nũng như Kiên nhé!”
+ Buổi sáng sớm khi tỉnh dậy, hãy chủ động ra khỏi giường, đánh răng và
rửa mặt, thay quần áo gọn gàng, và đừng quên thu gọn chăn gối của mình.
+ Hãy dọn dẹp phòng của mình thật sạch sẽ, xếp đồ chơi, sách vở vào
đúng chỗ, không bày bừa.
+ Hãy tự ăn cơm, không mè nheo bố mẹ đòi vừa ăn vừa chơi.
+ Hàng ngày làm những việc nhỏ giúp bố mẹ vừa với sức của mình.
Bằng những câu chuyện đơn giản của chính trẻ trong lớp mà tôi tìm hiểu
thông qua tiếp xúc với phụ huynh mà tôi có thể giáo dục kỹ năng vệ sinh tốt cho
trẻ. Bạn nên dạy cho con trẻ về trách nhiệm, nhiệm vụ của mình bằng một công
việc cụ thể như gấp chăn màn của con, đặt quần áo vào đúng nơi quy định…
Cách dạy dễ nhất và tốt nhất vẫn là sự mẫu mực của cha mẹ, cô giáo. Mỗi khi bé
thực hiện xong nghĩa vụ và trách nhiệm của mình một cách xuất sắc, bạn hãy
khuyến khích con trẻ bằng lời khen ngợi hoặc một món quà nho nhỏ.
Việc trẻ tự mặc quần áo, tự bảo quản đồ dùng cá nhân của mình là một kỹ
năng quan trọng và cần thiết. Việc hướng dẫn trẻ cách mặc quần áo, gấp quần áo
phải được thực hiện thường xuyên. Để làm được điều này, tôi hướng dẫn trẻ vào
các giờ điểm danh buổi sáng. Lúc đó trẻ vừa đến lớp, trẻ cởi bớt và cất áo của trẻ
tôi sẽ hướng dẫn trẻ cách mặc như thế nào? Bên cạnh đó tùy vào tình hình thực
tế tôi nhắc nhở các con cách mặc thêm hoặc cởi bớt cho phù hợp với thời tiết.
Đa số trẻ thao tác con lung túng do tâm lý của phụ huynh mặc giúp các con
cho nhanh. Nên việc làm thay trẻ đó đã khiến trẻ ỷ lại vào bố mẹ, nên khi phải tự
mặc trẻ lung túng và hay xỏ nhầm ống tay áo. Để trẻ nhớ tôi phải hướng dẫn và

nhắc nhở trẻ ngay khi trẻ mặc nhầm và hướng dẫn trẻ mặc lại cho đúng.
VD: Tổ chức trò chơi: “Lễ hội hóa trang”. Trẻ vừa được chơi vừa biết cách
mặc các bộ trang phục phù hợp và vừa tự tin biểu diễn trang phục mà mình đang
mặc trên người.
- Kỹ năng tự chăm lo vệ sinh cá nhân.
Vệ sinh cá nhân là một yêu cầu thiết yếu nhất đối với trẻ. Đây là một việc
làm không hề dễ nhưng chúng ta sẽ phải trang bị cho con kiến thức này ở độ tuổi
này. Từ chải đầu tóc, đánh răng, xúc miệng, rửa mặt, rửa tay chân, rửa vùng
10/19


Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

kín…Việc đầu tiên tôi hình thành kỹ năng vệ sinh là tôi ôn lại và củng cố thêm
một số kỹ năng mà trẻ vốn có: Tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, rửa tay sau khi
đi vệ sinh, biết để khăn và cốc đúng nơi quy định,…

(Trẻ thực hiện cách lau mặt trước giờ ăn)
Đối với lớp mẫu giáo nhỡ tôi yêu cầu trẻ phải nhận biết nhà vệ sinh nam,
nữ thông qua ký hiệu ban nam, bạn nữ giống với hình ảnh ở những nơi công
cộng. Biết sử dụng các đồ dùng trong nhà vệ sinh một cách đúng cách bằng cách
tôi giới thiệu cho trẻ các ký hiệu đó, và thông qua các hoạt động cụ thể mà trẻ
biết cách sử dụng phù hợp.
Ngoài việc nhắc nhở trẻ hàng ngày tôi cho trẻ xem tranh ảnh và video và kể
cho trẻ nghe những câu truyện về thói quen vệ sinh tốt để trẻ theo dõi. Xen kẽ
các trò chơi gạch chân hành động đúng và hành động sai, chọn khuôn mặt cười
hay khuôn mặt mếu cho các hành động. Việc làm này giúp trẻ nhớ được cách sử
dụng cũng như đảm bảo vệ sinh cá nhân.
11/19



Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

(Trẻ rửa tay trước khi vào giờ ăn)

(Trẻ thực hiện các bước rửa tay)

12/19


Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

3.4. Giải pháp 4: Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Thông thường chúng ta thường dạy trẻ các kiến thức cơ bản về đồ vật, hiện
tượng hay một sự kiên nào đó nhưng chưa thực sự chú ý đến việc xây dựng cho
trẻ kỹ năng phân biệt nguy hiểm để có thể tự mình xoay sở hay xử lý tình huống
mà trẻ gặp phải.
VD: Bạn có thể cầm tay con sờ vào ly nước nóng, theo phản xạ trẻ sẽ rụt
tay lại. Để thêm phần ấn tượng, bạn nhúng một ngón tay của con thật nhanh vào
nước nóng trong ly rồi lấy ra, kèm theo là giọng nói có cảm xúc: “Nóng, không
được đụng vào”.
Bố mẹ phải thường xuyên lặp lại bài tập để trẻ không quên. Đặc biệt, không
được nói dối con khi dạy kinh nghiệm. Ví dụ: Đứa trẻ cầm thỏi son, mẹ muốn
lấy lại nên nghiêm giọng với con “Nguy hiểm lắm”. Khi trẻ tự khám phá thỏi
son chẳng có gì nguy hiểm cả thì những lời nói của mẹ sẽ bị trẻ bỏ qua.
Bước cuối cùng là kết luận: Đứa trẻ không chỉ biết mà còn từng bị nóng, sẽ
tự động tránh xa cái nồi hay ly nước đang bốc khói. Khi có kinh nghiệm, có ý
thức, trẻ sẽ tự tìm lý do để tránh những nơi nguy hiểm.
Bên cạnh việc giáo dục trẻ nhận biết những đối tượng và đồ vật không an
toàn tôi cũng hướng dẫn trẻ nhân biết những hoàn cảnh không an toàn và cách

giữ an toàn cho mình nơi công cộng (trong sân trường, công viên, siêu thị, khi
gặp người lạ,….).
Ví dụ: Khi trẻ chơi trong sân trường tôi cho trẻ chơi các trò chơi ngoài trời
tôi chú ý quan sát trẻ chơi. Trẻ rất hiếu động và thích thú tìm ra các cách chơi
mới: Trèo leo lên thành xích đu, trượt ngược từ ống trượt xuống,…mỗi khi thấy
trẻ làm như vậy tôi phải nhắc nhở và giải thích cho trẻ hiểu việc trượt xuống như
vậy rất nguy hiểm và nếu làm như thế sẽ có thể bị ngã như thế nào.
Giáo dục kỹ năng sống là cách giáo dục các thói quen hàng ngày dần dần
thành thói quen, kỹ năng. Từ những hành động, sự việc hàng ngày tôi lồng ghép
vào đó bằng nhiều hình thức để trẻ vừa tiếp thu được kiến thức vừa có kỹ năng
tự ứng xử, điều chỉnh.
Thế giới quanh trẻ rộng lớn, nói không đâu xa chỉ riêng căn phòng bé ngồi
cũng đã có biết bao đồ vật sẵn sàng trở nên "hung tợn" và nguy hiểm với bé nhất
là khi không có người lớn ở cạnh. Hai tuổi, trẻ đã hiểu hết những thông điệp
“không” của cha mẹ rồi. Tuy nhiên, thay vì nói khôngchúng ta nên phân tích
cho con hiểu lý do tại sao, hoặc hướng con tới những hành động an toàn khác.
Bạn nên phân tích tại sao con không nên sờ vào ổ điện, phích nước, ngăn kéo tủ,
bình nước,… thay vì “không được, không được”. Một điều vô cùng quan trọng
đó là nên dạy con tuyệt đối không nói chuyện, nhận quà, đi theo người lạ trong
13/19


Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

bất cứ tình huống nào. Nói chuyện để con nên biết tìm sự hỗ trợ từ những người
an toàn như: Chú cảnh sát, giáo viên,…Thuộc lòng địa chỉ nhà, số điện thoại của
cha mẹ cũng là một kỹ năng rất nên có ở trẻ.
3.5. Giải pháp 5: Hình thành ý thức của trẻ thông qua các hành động cụ
thể
Việc dạy hành động cho trẻ quá đơn giản: Nhặt một cọng rác, nói một câu

xin lỗi, một câu cảm ơn, nhận biết những hành động, nơi chốn và con người có
thể gây nguy hại cho trẻ...Nhưng để trẻ hiểu được ý nghĩa của các hành động
trên và thực hiện hành động trên và chính ý thức của trẻ thúc đẩy trẻ làm chứ
không phải do bị ép buộc thì lại là một vấn đề khác. Để trẻ hành động bằng ý
thức chứ không phải bằng bản năng hay bị ép buộc, trước hết, người lớn phải
giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của các hành động trên và người lớn chính là tấm
gương cho trẻ thực hiện và noi theo.
Ví dụ: Khi chúng ta dạy trẻ nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của
người khác hoặc khi người khác làm một điều gì đó cho mình. Nhưng trong mối
quan hệ giữa những người thân trong gia đình hoặc giữa các cô giáo và giữa cô
giáo với trẻ, người lớn không nói lời cám ơn thì trẻ cũng sẽ không hình thành
được ý thức của việc nên cám ơn người khác. Khi thấy trên sân trường có lá cây,
cô giáo đi qua và bảo trẻ: Con hãy nhặt bỏ vào thùng rác đi. Khi ấy trẻ sẽ nhặt vì
bị sai khiến. Cũng tình huống trên: Cô nhặt lá cây bỏ vào thùng rác và hỏi trẻ:
Con biết tại sao cô bỏ lá cây vào thùng rác không? Giải thích cho trẻ hiểu: Việc
làm này nhằm giữ sân trường sạch đẹp cho các con học và chơi. Lần sau thấy
rác trẻ sẽ tự động nhặt rác vì trẻ hiểu rằng: Nhặt rác là làm sạch sân trường. Để
dạy trẻ kỹ năng sống, chính người lớn hãy tỏ ra rằng mình là người sống có kỹ
năng và hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua chính việc hình thành ý thức
cho trẻ trong việc thực hiện các hành động trong giao tiếp cũng như trong việc
bảo vệ chính bản thân trẻ.

(Trẻ biết nhặt rác, lá cây rụng trên sân trường bỏ vào thùng rác)
14/19


Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

3.6. Giải pháp 6: Giáo dục trẻ biết tiết kiệm
Một kỹ năng sống quan trọng cần dạy cho trẻ đó là tính tiết kiệm, quản lý

đồ dùng cá nhân, đồ ăn uống của mình, của gia đình một cách hợp lý. Tôi nghĩ
chúng ta cần giúp bé hiểu rõ tầm quan trọng của việc đòi hỏi đúng đắn, biết quý
trọng sức lao động của bố mẹ và những đồ vật con đang sở hữu (đồ chơi, đồ ăn).
Tầm tuổi này rất thích hợp để bạn có thể dạy con về mối liên hệ giữa sức lao
động – công việc – tiền bạc – tiết kiệm. Hãy làm gương cho con trẻ trước, bé sẽ
rất nhanh để nhận biết sự tiết kiệm của người lớn trong việc chúng nhìn thấy
cha mẹ ăn hết sạch thức ăn trong bát, không đổ thừa mứa đồ ăn, nâng niu quý
trọng đồ vật trong nhà. Những điều này sẽ là tín hiệu để dạy cho con về tính tiết
kiệm, trân trọng những gì đang có. Phân tích cho con hiểu: Nên hay không nên
và bao giờ thì thích hợp để mua đồ chơi mà con thích.

3.7. Giải pháp 7: Tuyên truyền hướng dẫn các bậc cha mẹ nội dung và
cách dạy trẻ kỹ năng sống trong gia đình
Tôi đã xây dựng kế hoạch để tuyên truyền với phụ huynh về dạy trẻ kỹ
năng sống thông qua:
- Bảng tuyên truyền.

15/19


Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

- Gửi thư ngỏ.
- Trao đổi trên các trang thông tin: Điện thoại, email, facebook..
Theo suy nghĩ của tôi thì bố mẹ là người làm gương quan trọng nhất của
con cái. Việc phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục hình thành kỹ năng
sống là điều vô cùng cần thiết. Vào đầu năm học nhà trường tổ chức các lớp
họp phụ huynh trao đổi một số nội dung về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại gia
đình. Giáo viên cần trao đổi ngắn gọn, dễ hiểu dễ thực hiện và mang tính thuyết
phục cao. Có thể kể các câu chuyện vui, hấp dẫn nhẹ nhàng chứa đựng những

bài học bổ ích về nuôi dạy trẻ. Thông qua các câu chuyện trên phụ huynh sẽ tự
trao đổi và rút bài học kinh nghiệm trong cách hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
Khuyến khích cha mẹ trẻ tạo điều kiện cho trẻ được làm những việc mà khi
chúng có thể tự làm, trẻ sẽ cảm thấy rất vui và thoải mái. Cha mẹ tạo cơ hội để
16/19


Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

trẻ tự phục vụ bản thân như: Tự rửa mặt, chải răng, thay quần áo, tự chọn quần
áo đồ dùng chuẩn bị đi học...Người lớn cần dạy trẻ biết được số điện thoại của
bố mẹ và các số điện thoại cần thiết khác như: Cứu hỏa, công an, cấp cứu để trẻ
có thể tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp nguy hiểm.
Hãy cho phép trẻ vui chơi và bày biện đồ chơi theo ý thích của trẻ, đừng
bao giờ la mắng hay cấm đoán trẻ. Điều quan trọng là để trẻ thu dọn đồ dùng
sau khi chơi xong. Cha mẹ có thể thu dọn cùng con nhưng tuyệt đối không bao
giờ được làm thay trẻ.
Trong các dịp lễ tết, cha mẹ nên tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia dọn
dẹp trang hoàng nhà cửa, phụ ông bà lau lá để gói bánh trưng, cùng bố trang trí
cho cây mai, cây quất, đi chợ tết mua sắm cùng mẹ... Ngoài ra bố mẹ hãy lựa
chọn những chương trình truyền hình phù hợp và bổ ích với bé để cả nhà cùng
xem, khi xem các bé nói lên suy nghĩ và cảm xúc của mình về những điều mà
bé vừa xem.

(Trẻ đang nặn bánh trôi)

17/19


Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non


C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau khi thực hiện đề tài này, tôi thấy để thực sự đạt hiệu quả trong việc đổi
mới giáo dục mầm non nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi
mỗi giáo viên:
- Cần thực sự yêu nghề, yêu trẻ, mong muốn trẻ phát triển tốt về mọi mặt.
- Có sự tìm tòi, sáng tạo trong công việc, hiểu rõ tâm lý trẻ “Học mà chơi,
chơi mà học”.
- Lập kế hoạch giáo dục khoa học phù hợp với độ tuổi cua trẻ.
- Có ý thức học tập nhăm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư
phạm đáp ứng và nâng cao hiệu quả công việc của người giáo viên mầm non.
- Tích cực , chủ động tham mưu đề xuất với các cấp lãnh đạo, Ban giám
hiệu nhà trường về việc thực hiện đổi mới giáo dục mầm non tại lớp mình kết
hợp giáo dục kỹ năng sống.
- Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh qua trao đổi trực tiếp hàng ngày, qua
họp phụ huynh và cuốn bé chăm ngoan để cha mẹ ủng hộ nhiệt tình.
Sau một thời gian áp dụng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống qua các
hoạt động, tôi cảm thấy các con rất hứng thú và đạt được kết quả cao. Lúc chưa
thực hiện sáng kiến này, tôi thấy vẫn còn nhút nhát, kỹ năng cơ bản như vệ sinh
cá nhân còn lúng túng, cháu không hứng thú và cảm thấy khó khi xử lý tình
huống bất ngờ gặp phải.
Nhưng qua một thời gian, các con hầu như đã tiến bộ hẳn, trẻ có kiến thức
và kĩ năng cơ bản trong cuộc sống bằng những hành động rất gần gũi. Các cháu
rất tích cực phát biểu, mạnh dạn tham gia các hoạt động, kết quả đạt được cụ thể
như sau:
STT
1
2
3

4
5

Nội dung
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng tự chăm
sóc bản thân
Kỹ năng tự bảo vệ
Ý thức
Kỹ năng tiết kiệm

Số
trẻ
41
41
41
41
41

Đầu năm
Đạt
Chưa đạt
Số
Số
Tỷ lệ
Tỷ lệ
lượng
lượng
26
63.4%

15
36.6%
26
63,4%
15
36,6%
25
27
25

61%
65,8%
61%

16
14
16

39%
34.2%
39%

Cuối năm
Đạt
Số

Tỷ lệ

lượng
36

35

87,8%
85.3%

33
36
37

80.5%
87,8%
90,2%

Chưa đạt
Số
Tỷ lệ
lượng
5
12,2%
6
14.7%
8
5
4

19.5%
12,2%
9.8%%

Như vậy việc giáp dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động gần gũi có ý

nghĩa rất lớn đối với tôi một giáo viên dạy mẫu giáo nhỡ.

18/19


Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

Sáng kiến này giúp cả giáo viên và trẻ hứng khởi hơn, tích cực, chủ động
hơn trong các hoạt động. Chính điều đó đã mang lại hiệu quả cao trong học tập
của trẻ, tận dụng tối đa mọi cơ hội cho trẻ được trải nghiệm.
2. Khuyến nghị
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu,
giảng dạy ở lớp, ở trường mà tôi đã áp dụng vào trong thực tế trong suốt thời
gian qua. Từ những sáng kiến này rất mong có được những ý kiến đóng góp
chân thành của Ban Giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp cùng tất cả các
cấp lãnh đạo có liên quan giúp tôi hoàn thiện hơn, vững vàng hơn trên con
đường truyền thụ kiến thức của mình đến với trẻ. Rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp để Sáng kiến kinh nghiệm của tôi
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 4 tháng 03 năm 2019
Tôi xin cam đoan SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết sáng kiến

19/19


Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non




×