Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao lá ổi non trồng tại xã suối nghệ, huyện châu đức, tỉnh bà rịa – vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.84 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU
------------



------------

BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP
TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT &
KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CAO
LÁ ỔI NON TRỒNG TẠI XÃ SUỐI NGHỆ, HUYỆN
CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh
Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái

Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 09 năm 2019
Chủ nhiệ m: Nguyễn Thị Song Anh

Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái


Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái


Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu



Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ.........................................................2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT.............................................................7
1.1.

Giới thiệu về cây ổi...................................................................................... 7

1.1.1.

Nguồn gốc và phân bố............................................................................ 7

1.1.2.

Đặc điểm thực vật của cây ổi.................................................................. 8

1.1.3.

Thành phần hóa học............................................................................. 10

1.1.4.

Thành phần dinh dưỡng........................................................................ 11

1.1.5.


Các hợp chất có hoạt tính sinh học của lá ổi non..................................11

1.2.

Ứng dụng của cây ổi.................................................................................. 15

1.2.1.

Các nghiên cứu dược học về lá ổi......................................................... 15

1.2.2.

Một số vị thuốc dân gian sử dụng ổi..................................................... 17

1.3.

Giới thiệu một số vi khuẩn....................................................................... 18

1.3.1.

Nhóm vi khuẩn Gram dương (Gr+)...................................................... 18

1.3.2.

Nhóm vi khuẩn Gram âm (Gr-)............................................................ 21

1.4.

Một số bài báo nghiên cứu khoa học về cây ổi........................................ 26


1.4.1.

Bài báo nghiên cứu khoa học trong nước............................................. 26

1.4.2.

Bài báo nghiên cứu khoa học ngoài nước............................................. 28

1.5.

Các phương pháp kỹ thuật....................................................................... 29

1.5.1.

Phương pháp phân tích khối lượng....................................................... 29

1.5.2.

Một số phương pháp chiết.................................................................... 30

1.5.3.
Phương pháp thử hoạt tính ức chế vi khuẩn bằng phương pháp khuếch
tán đĩa thạch.......................................................................................................... 32
1.5.4.
2.1.

Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS)................................33
Đối tượng, dụng cụ thiết bị và hóa chất, phương pháp nghiên cứu......34


2.1.1.

Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 34

2.1.2.

Dụng cụ - thiết bị và hóa chất.............................................................. 34

2.1.3.

Vi khuẩn thí nghiệm............................................................................. 35

2.1.4.

Các phương pháp nghiên cứu............................................................... 35

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái


Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

2.2.

Xử lý nguyên liệu....................................................................................... 36

2.3.


Đề xuất quy trình chiết cao từ lá ổi non.................................................. 36

2.3.1.

Quy trình chiết cao từ lá ổi non............................................................ 36

2.3.2.

Thuyết minh quy trình.......................................................................... 37

2.4.

Đề xuất mô hình chưng cất thực nghiệm tại phòng thí nghiệm.............38

2.5.

Các phương pháp xác định một số chỉ tiêu hóa lý.................................. 38

2.5.1.

Xác định độ ẩm.................................................................................... 38

2.5.2.

Xác định hàm lượng tro bằng phương pháp tro hóa mẫu......................39

2.6.

Khảo sát điều kiện chiết............................................................................ 39


2.6.1.

Khảo sát tỷ lệ nguyên liệu/dung môi.................................................... 40

2.6.2.

Khảo sát thời gian chiết........................................................................ 40

2.7.

Khảo sát yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến dịch chiết lá ổi........................41

2.8.

Tính hiệu suất chiết xuất cao thô............................................................. 41

2.9.

Định tính Flavonoid.................................................................................. 41

2.10. Xác định thành phần hóa học trong cao lá ổi non bằng phương pháp
GC/MS................................................................................................................... 41
2.11. Thử hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp đo đường kính vòng
kháng khuẩn.......................................................................................................... 41
2.11.1.

Chuẩn độ đục........................................................................................ 41

2.11.2.


Chuẩn bị chủng vi sinh vật thử nghiệm................................................ 42

2.11.3.

Chuẩn bị nồng độ chất thử.................................................................... 42

2.11.4.

Tiến hành thí nghiệm............................................................................ 42

2.11.5.

Đọc kết quả và ghi nhận đường kính vòng vô khuẩn............................ 42

3.1.

Kết quả xác dịnh một số chỉ tiêu hóa lý của lá ổi non.............................43

3.1.1.

Độ ẩm................................................................................................... 43

3.1.2.

Hàm lượng tro...................................................................................... 43

3.2.

Kết quả khảo sát điều kiện chiết lá ổi non............................................... 44


3.2.1.

Kết quả khảo sát tỷ lệ nguyên liệu/dung môi........................................ 44

3.2.2.

Khảo sát thời gian chiết........................................................................ 45

3.3.

Kết quả tính hiệu suất cao thô.................................................................. 47

3.4.

Kết quả khảo sát yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến dịch chiết lá ổi non...47

3.5.

Kết quả định tính Flavonoid.................................................................... 48

3.6.

Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết lá ổi non.......49

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái



Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

3.7.
Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp đo đường kính
vòng kháng khuẩn................................................................................................. 57
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 60
4.1.

Kết luận...................................................................................................... 60

4.2.

Kiến nghị.................................................................................................... 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 61

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái


Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g quả ổi.................................................. 11
Bảng 1.2. Màu sắc và mật độ quang của các dịch chiết ngâm trong các dung môi khác

nhau............................................................................................................................. 28
Bảng 2.1. Bảng dụng cụ.............................................................................................. 34
Bảng 2.2. Bảng thiết bị................................................................................................ 35
Bảng 2.3. Bảng khảo sát điều kiện chiết...................................................................... 39
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ ẩm............................................................................... 43
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát độ ẩm............................................................................... 44
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tỷ lệ nguyên liệu/dung môi............................................... 45
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát thời gian chiết.................................................................. 46
Bảng 3.5. Kết quả màu sắc của dịch chiết bảo quản ở các nhiệt độ khác nhau............48
Bảng 3.6. Thành phần hóa học các hợp chất có trong cao lá ổi non............................52
Bảng 3.7. So sánh thành phần hóa học có trong cao lá ổi non tại TP.Vũng Tàu & TP. Đà

Nẵng............................................................................................................................ 56
Bảng 3.8. Đường kính vòng kháng khuẩn của cao lá ổi non (mm).............................. 57

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

1

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái


Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1. Cây ổi ............................................................................................................... 7
Hình 1.2. Thân cây ổi ...................................................................................................... 8

Hình 1.3. Bộ rễ cây ổi ...................................................................................................... 8
Hình 1.4. Lá ổi ................................................................................................................. 9
Hình 1.5. Hoa ổi .............................................................................................................. 9
Hình 1.6. Quả & hạt ổi .................................................................................................. 10
Hình 1.7. Staphylococcus aureus dưới kính hiện vi điện tử 20,000x ........................... 20
Hình 1.8. Khuẩn lạc B. cereus trên đĩa thạch máu cừu. ................................................ 21
Hình 1.9. Nuôi cấy vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa trên đĩa thạch Xylo Lysine
Sodium Deoxycholate (XLD) ........................................................................................ 23
Hình 1.10. Hình ảnh của Salmonella spp kính hiển vi điện tử quét SEM ..................... 25
Hình 1.11. Ảnh vi điện tử ở nhiệt độ thấp của một nhóm vi khuẩn E.coli, được phóng
đại 10.000 lần. ...............................................................................................................
Hình 1.12. Cân phân tích ...............................................................................................

26
29

Hình 1.13. Mô hình soxhlet ...........................................................................................

32

Hình 1.15. Hệ thống GC/MS .........................................................................................

33

Hình 2.1. Lá ổi non ........................................................................................................

34

Hình 2.2. Lá ổi sấy khô và sau khi được xay nhỏ 0.5 – 1cm ........................................ 36
Hình 2.3. Mô hình chiết cao lá ổi non tại phòng thí nghiệm ......................................... 38

Hình 2.4. Hình ảnh minh họa đo đường kính vòng vô khuẩn ....................................... 42
Hình 3.1. Mẫu sau khi được xác định độ ẩm .................................................................

43

Hình 3.2. Mẫu sau khi được hóa tro ..............................................................................

44

Hình 3. 3. Dịch chiết ở các nồng độ khác nhau ............................................................. 44
Hình 3.4. Dịch chiết được chiết ở thời gian khác nhau ................................................. 46
o
Hình 3.5. Màu sắc của dịch chiết trước và sau khi bảo quản ở các t khác nhau .......... 47

Hình 3.6. Kết quả định tính bằng dung dịch FeCl3 ....................................................... 48
Hình 3.7. Kết quả định tính bằng hơi amoniac .............................................................. 49
Hình 3.8. Mẫu cao lá ổi non đem đi phân tích .............................................................. 49
Hình 3.9. Khối phổ GC/MS trong thời gian lưu 5 – 10 min ......................................... 50
Hình 3.10. Khối phổ GC/MS trong thời gian lưu 10 – 12.6 min .................................. 50
Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

2

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái


Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường


Hình 3.11. Khối phổ GC/MS trong thời gian lưu 12.6 – 14 min.................................. 51
Hình 3.12. Khối phổ GC/MS trong thời gian lưu 14 – 18 min....................................51
Hình 3.13. Khả năng kháng Salmonella spp của cao lá ổi non.................................... 58
Hình 3.14. Khả năng kháng Bacilus cereus của cao lá ổi non.....................................58
Hình 3.15. Khả năng kháng E.Coli của cao lá ổi non.................................................. 58
Hình 3.16. Khả năng kháng Staphylococcus aureus của cao lá ổi non........................58
Hình 3.17. Khả năng kháng Pseudomonas aeruginosa của cao lá ổi non....................59
Biểu đồ 3.1. Biểu diễn kết quả khảo sát tỷ lệ nguyên liệu/dung môi tối ưu.................45
Biểu đồ 3.2. Biểu diễn kết quả khảo sát tỷ lệ thời gian tối ưu...................................... 46
Sơ đồ 2.1. Quy trình đề xuất chiết cao từ lá ổi non...................................................... 37
Hình 1. Thời gian lưu 5 – 10 min................................................................................ 63
Hình 2. Thời gian lưu 10 – 12.6 min........................................................................... 63
Hình 3. Thời gian lưu 12.6 – 14 min........................................................................... 64
Hình 4. Thời gian lưu 14 – 18 min.............................................................................. 64
Hình 5. Kết quả khảo sát dịch chiết lá ổi non bằng dung môi n – hexan.....................65
Hình 6. Kết quả khảo sát dịch chiết lá ổi non bằng dung môi chloroform...................65
Hình 7. Kết quả khảo sát dịch chiết lá ổi non bằng dung môi etyl acetat.....................65
Hình 8. Kết quả khảo sát dịch chiết lá ổi non bằng dung môi cồn 96..........................66
Hình 9. Phổ đồ GC/MS............................................................................................... 66
Hình 10. Kết quả định danh các hợp chất trong cao lá ổi non.....................................67

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

3

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái


Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu


Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

GC/MS

Gas Chromatography/ Mass Spectrometry

Sắc ký khí ghép khối phổ

UV – VIS

Ultraviolet – Visible Spectroscopy

Máy đo quang phổ

DMSO

Dimethyl Sulfoxide

Một hợp chất hữu cơ lưu huỳnh

MHA

Muller Hinton Agar


Môi trường

MHB

Muller Hinton Broth

Môi trường

TSB

Tryptic Soy Broth

Môi trường dinh dưỡng

MP

CFU

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

Môi trường dinh dưỡng cao thịt
peptone
Colony Forting Unit

4

Đơn vị hình thành khuẩn lạc

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái



Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài [1]
Việc nghiên cứu các hợp chất được tách ra từ nguồn dược liệu thiên nhiên có độ an
toàn cao, vừa đạt hiệu quả tốt trong điều trị, trở thành đề tài đang được quan tâm. Nhiều
công trình nghiên cứu được tiến hành với những thực liệu được dùng phổ biến trong các
bài thuốc dân gian như: gừng, tỏi, hành, nghệ…. Bên cạnh đó, cây Ổi (Psidium gaujava
L) là loại cây quen thuộc trong đời sống người dân nước ta, đặt biệt là ở các vùng nông
thôn trồng để lấy quả ăn, chế biến làm nước giải khát, làm mứt ổi. Ngoài ra các bộ phận
của cây ổi có búp non, lá non, vỏ rễ và vỏ thân là một vị thuốc mà trong y học nhân gian
đã sử dụng để điều trị các bệnh rối loạn về tiêu hóa, hô hấp như viêm ruột cấp và mạn,
kiết lị, tiêu chảy…. Người Ấn Độ sử dụng lá hay vỏ cây Ổi điều trị bệnh tiêu chảy, viêm
họng, nôn mửa… Ở Brazil, Ổi được xem là chất làm se niêm mạc và lợi tiểu.

Nhận thấy những ứng dụng to lớn của ổi trong công nghệ thực phẩm, dược phẩm
nên tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết & khảo sát hoạt tính
kháng khuẩn của cao lá ổi non trồng tại xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu”.
2. Mục đích nghiên cứu
-

Xây dựng quy trình chiết các hợp chất hóa học trong lá ổi non.

-


Xác định thành phần hoá học, cấu trúc của các hợp chất hóa học trong cao lá ổi non.

-

Thử hoạt tính kháng khuẩn có trong cao lá ổi non.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Lá ổi non tại xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và dịch chiết
của lá ổi non được chiết bằng phương pháp chiết soxhlet.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-

Ý nghĩa thực tiễn: Giải thích một cách khoa học các kinh nghiệm dân gian, thuận tiện
cho việc ứng dụng.

-

Ý nghĩa khoa học: Cung cấp thêm thông tin về lá ổi non như một số chỉ tiêu hóa lý,
khảo sát thành phần hóa học và cấu tạo của một số hợp chất có trong lá ổi non, khả
năng kháng khuẩn và ứng dụng mới của lá ổi non.

5. Cấu trúc bài báo cáo gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan lý thuyết

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

5

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái



Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

Chương 2: Thực nghiệm
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương 4: Kết luận và kiến nghị

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

6

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái


Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1.

Giới thiệu về cây ổi [9], [15]

1.1.1. Nguồn gốc và phân bố
a) Nguồn gốc
- Cây ổi có tên khoa học là Psidium guajava L, trong dân gian còn được gọi là phan
thạch lựu, thu quả, kê thị quả, phan nhẫm, bạt tử, phan quỷ tử.
- Ổi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, hiện được trồng ở nhiều nơi. Đây là

một loại quả bình dân, giàu Vitamin C. Ổi chủ yếu dùng để ăn tươi và gần đây là
làm mứt, sấy khô, đóng hộp, chế biến trà ổi.

Hình 1.1. Cây ổi
b) Phân bố
- Cây ổi thuộc Họ Sim (Myrtaceae) có khoảng 3.000 loài, phân bố trong 130 – 150
chi. Chúng phân bổ rộng khắp ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm áp trên thế giới.
- Cây ổi (Psidium guajava) còn gọi là cây ổi thường (Common guava) hay cây ổi táo
(Apple guava) là loài cây có chất lượng quả ngon nhất trong chi ổi, có nguồn gốc ở
Trung Mỹ và vùng phụ cận (Mexico, vùng vịnh Caribbean, Trung và Nam Mỹ).

- Ngày nay ngoài giống ổi ta bình thường, ở Việt Nam còn trồng các giống ổi mới
như ổi Xá lị nhập từ Trung Quốc và ổi không hạt được phổ biến gần đây nhờ công
nghệ chọn giống hiện đại.

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

7

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái


Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

1.1.2. Đặc điểm thực vật của cây ổi [15]
a) Thân
Thân phân cành nhiều, cao 4 – 6m, cao nhất 10m, đường kính thân tối đa 30cm.
Những giống mới còn nhỏ và lùn hơn nữa. Thân cây chắc, khỏe, ngắn vì phân cành

sớm. Thân nhẵn nhụi rất ít bị sâu đục, vỏ già có thể tróc ra từng mảng phía dưới lại
có một lượt vỏ mới cũng nhẵn, màu xám, hơi xanh. Cành non 4 cạnh, khi già mới
tròn dần.

Hình 1.2. Thân cây ổi
b) Rễ cây ổi
Rễ ổi là rễ cọc. Các giống ổi khi trồng bằng hạt thường có bộ rễ chính ăn sâu xuống
đất. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột độ ẩm trong đất.

Hình 1.3. Bộ rễ cây ổi

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

8

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái


Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

c) Lá ổi
- Lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá hình bầu dục, đầu có lông gai hoặc lõm,
dài 11 – 16 cm, rộng 5 – 7 m, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới.
- Bìa phiến nguyên, ở lá non có đường viền màu hồng tía kéo dài đến tận cuống lá.
Gân lá hình lông chim, gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, 14 – 17 cặp gân phụ. Cuống lá
màu xanh, hình trụ dài 1 – 1,3 cm, có rãnh cạn ở mặt trên.

Hình 1.4. Lá ổi

d) Hoa ổi
- Hoa to, lưỡng tính, mọc từng chùm 2 – 3 chiếc.
- Cánh hoa màu trắng mỏng, dễ rụng khi hoa nở. Hoa thụ phấn chéo dễ dàng nhưng
cũng có thể tự thụ phấn.

Hình 1.5. Hoa ổi

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

9

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái


Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

e) Quả & hạt
- Quả hình tròn, hình trứng hay hình quả lê, dài 3 – 10 cm tùy theo giống. Vỏ quả còn
non màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, thịt vỏ quả màu trắng, vàng hay ửng
đỏ. Ruột trắng, vàng hay đỏ.
- Hạt nhiều, màu vàng nâu hình đa giác, có vỏ cứng và nằm trong khối thịt quả màu
trắng, hồng, đỏ vàng. Từ khi thụ phấn đến khi quả chín khoảng 100 ngày.

Hình 1.6. Quả & hạt ổi
1.1.3. Thành phần hóa học [9]
- Lá chứa:
 Tanin (7–10%) gồm gallotanins, axit ellagic và các chất chuyển hóa.
 Các axit hữu cơ gồm axit mastinic, axit aleanolic, axit oxalic, axit guaijavolic,

axit guajanoic, axit crategolic, axit psidiolic, axit ursolic.
 Sterols có beta-sitosterol.
 Flavonoit gồm quercetin, leucocyanidin, avicularin, guajaverin.
- Hoa chứa axit ellagic, guaijaverin, leucocyanidin, axit oleic, quercetin.
- Quả chứa:
 Các đường hữu cơ (7%) như frutose, glucose, galactose, saccarose…
 Các tinh dầu tạo mùi thơm thuộc các nhóm andehit và ancol như etylaxetat,
butyrat, humulene, myrcene, pinene, axit cinamic.
 Các sắc tố loại chlorophyl, anthocyanidin.
 Pectins, pectin methylesterase.
- Rễ và vỏ thân chứa axit arjunolic, axit gallic, leucocyanidin, quercetin.

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

10

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái


Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

1.1.4. Thành phần dinh dưỡng [7]
- Hàm lượng dinh dưỡng trung bình trong 100 gam quả ổi: 1 gam protein, 15 mg
canxi, 1 mg sắt, 0,06 mg retinol (vitamin A), 0,05 mg thiamin (vitamin B1) và 200
mg axit ascorbic (vitamin C). Hàm lượng vitamin C cao trong quả ổi hơn đáng kể so
với trong cam. Quả ổi cũng giàu pectin.
- Theo một tài liệu khác, quả ổi chứa 77,9% nước, 0,9% protein, 0,3% lipit, 15%
cacbohydrat, 0,3% axit hữu cơ, 0,5% tro, 0,03 mg% vitamin B1, 0,03 mg% vitamin

B2, 0,2 mg% vitamin PP, 50 – 60 mg% vitamin C. Các loại đường trong quả ổi gồm
58,9% fructoza, 35,7% glucoza, 5,3% saccaroza. Các axit hữu cơ chính là axit citric
và axit malic.
- Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (healthaliciousness.com):
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g quả ổi
Quả ổi, tính theo 100g phần ăn được
Năng lượng

36 – 50 cal

Hàm lượng nước

77– 86 g

Xơ tiêu hóa

2.8– 5.5 g

Protein

0.9– 1.0 g

Chất béo

0,1– 0,5 g

Tro

0.43 – 0.7 g


Carbohydrat

9.5 – 10 g

Canxi

9.1 – 17 mg

Phosphor

17.8– 30 mg

Sắt

0.3 – 0.7 mg

Carotenen (vitamin A)

200 – 400 IU

Acid ascorbic (vitamin C)

200 – 400 mg

Thiamin (vitamin B1)

0.046 mg

Riboflavin (vitamin B2)


0.03 – 0.04 mg

Niacin (vitamin B3)

0.6 – 1.068 mg

1.1.5. Các hợp chất có hoạt tính sinh học của lá ổi non [1]
Theo Trần Việt Hưng (2006) thì thành phần hoạt tính sinh học gồm có β – sitosterol,
các flavonoids như quercetin, leucocianidin, avicularin, guajavarin. Thành phần
phenolic là thành phần chính mang lại hoạt tính chống oxy hóa cao cho lá ổi. Theo
Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

11

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái


Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

Witayapan Nantitanon và cộng sự (2010) thì thành phần phenolic của lá ổi đã phân
tích sắc ký được gồm: Acid gallic, acid ellagic, catechin, morin, quercetin. Trong
khi đó, Hui – Yin Chen và Gow – Chin Yen (2007) báo cáo rằng thành phần
phenolic chính trong dịch chiết lá ổi là acid gallic và acid ferulic.
a) Beta – sitosterol
- Trạng thái vật lý: là chất bột màu trắng, chất sáp có mùi đặc trưng.
- Khả năng hòa tan: thuộc nhóm kỵ nước, tan tốt trong rượu.
- Công thức phân tử: C29H50O
- Công thức cấu tạo:


- Khối lượng phân tử: 414,71 g/mol.
o

- Nhiệt độ nóng chảy: 136 – 140 C.
b) Các flavonoid

Catechin:
- Trạng thái vật lý: chất lỏng không màu
- Công thức phân tử: C15H14O6
- Công thức cấu tạo:

- Khối lượng phân tử: 290,27 g/mol.
o

- Nhiệt độ sôi: 175 – 177 C



Quercetin:

- Trạng thái vật lý: là bột tinh thể màu vàng.

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

12

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái



Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

- Khả năng hòa tan: không hòa tan trong nước, hòa tan trong các dung dịch nước
kiểm.
- Công thức phân tử: C15H10O7
- Khối lượng phân tử: 302,236 g/mol.
o

- Nhiệt độ nóng chảy: 316 C.
- Công thức cấu tạo:



Avicuralin:

-

Công thức phân tử: C20H18O11

-

Khối lượng phân tử: 434,35 g/mol.

-

Công thức cấu tạo:




Leucocyanidin:

-

Công thức phân tử: C15H14O7

-

Công thức cấu tạo:

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

13

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái


Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

- Khối lượng phân tử: 306,26 g/mol.
Guajaverin:



-

Công thức phân tử: C20H18O11


-

Khối lượng phân tử: 434,35 g/mol.

-

Công thức cấu tạo:

c) Acid phenolic

Acid gallic:
- Trạng thái vật lý: tinh thể màu trắng hoặc trắng vàng
o

- Khả năng hòa tan trong nước: 1,1 g/100ml nước ở 20 C (dạng khan) và 1,5 g/100ml
o

nước ở 20 C (monohydrate).
- Công thức phân tử: C6H2(OH)3COOH
- Khối lượng phân tử: 170,12 g/mol
o

- Nhiệt độ nóng chảy: 250 C
- Công thức cấu tạo:



Acid ferulic:


- Trạng thái vật lý: tinh thể trong suốt
- Khối lượng phân tử: 194,18 g/mol
o

- Nhiệt độ nóng chảy: 168 – 172 C
- Công thức phân tử: C10H10O4

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

14

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái


Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

- Công thức cấu tạo:



Acid ellagic:

-

Công thức cấu tạo:

-


Công thức phân tử: C14H6O8

-

Khối lượng phân tử: 302,197 g/mol.

1.2.

Ứng dụng của cây ổi [1], [16]

1.2.1. Các nghiên cứu dược học về lá ổi [16]


Tác dụng trị tiêu chảy: Tác dụng này đã được công nhận trong nhiều nghiên cứu
lâm sàng, dược học. Lá ổi được chính thức ghi trong Dược điển Hòa Lan, dùng làm
thuốc trị tiêu chảy :

- Nghiên cứu khác tại ĐH Universade Feral do Rio de Janeiro (Brazil) ghi nhận liều
nước chiết từ lá ổi 8 µg/ml có hoạt tính chống lại Simian Rotavirus gây tiêu chảy
(82,2%) (Journal of Ethnopharmacology Số 99 – 2005).
-

Trong một nghiên cứu lâm sàng về tác dụng trị tiêu chảy nơi 62 trẻ em bị tiêu chảy,
sưng ruột do siêu vi (Rotaviral Enteritis), thời gian lành bệnh ghi nhận là 3 ngày
(87.1%), rút ngắn tương đói rỏ rệt so với nhóm đói chứng (Zhongguo Zhong Xi Jie
He Za Zhi Số 20 – 2000).



Tác dụng trị bệnh đường ruột:


- Các flavonoid loại quercetin trong lá có hoạt tính bài tiết axetylcholine trong ruột,
kích thích cơ trơn ruột. Hoạt tính này giúp ngăn chặn các ion calcium và ức chế các
enzim liên hệ đến sự tổng hợp prostaglandins giúp giảm những cơn đau bụng do cơ
trơn của ruột co thắt.
Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

15

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái


Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

- Ngoài ra các lá ổi còn tác động vào sự tái hấp thu nước nơi ruột. Các lectins trong lá
ổi có thể gắn vào E.Coli ngăn chặn vi khuẩn hấp thu vào vách trong của ruột và do
đó ngăn ngừa được sự nhiễm trùng ruột.


Tác dụng kháng sinh, kháng siêu và diệt nấm gây bệnh: Hoạt tính kháng vi trùng
của lá ối được liệt kê trong Fitoterapia Số 73 – 2002.

- Dịch chiết từ lá và vỏ thân có tác dụng sát trùng trên các vi khuẩn như
Staphylococcus, Shigella, Salmonella, Bacillus, E.coli, Clostridium và E.coli.
- Dịch chiết từ lá bằng nước muối 1:40 có tác dụng diệt trùng trên Staphylococcus
aureus.
- Nước ép tươi từ lá ở nồng độ 66% có hoạt tính diệt siêu vi Tobacco mosaic.
- Nước chiết từ lá ngăn chặn được sự tăng trưởng của các nấm Trichophyton rubrum,

T.mentagrophytes và Microsporum gypseum.
- Một nghiên cứu tại University of Petra, Amman (Jordanie) ghi nhận tác dụng ngăn
chặn sự phát triển các mụn trứng cá gây ra bởi các vi khuẩn loại Propionibacterium
acnes. Hoạt tính được so sánh với dầu tràm (tea tree oil), doxycycline và
clindamycin..và dùng phương pháp đo vùng ức chế bằng dĩa tẩm hoạt chất (disk
diffusion method). Vùng ức chế của dĩch chiết lá ổi được xác định là 15.8 – 17.6
mm (kháng P. acnes) và 11.3 – 15.7 mm (kháng S. aureus). Tuy không bằng các
thuốc trụ sinh doxycycline và clindamycin nhưng có thể hữu dụng trong các trường
hợp bị mụn trứng cá và không dùng được kháng sinh (American Journal of Chinese
Medicine SỐ 33 – 2005).


Tác dụng trên hệ tim mạch: Nghiên cứu tại ĐH Universidade Federal de Sergipe,

Sao Cristovao (Brazil) ghi nhận dịch chiết từ lá ổi có nhiều hoạt tính trên hệ Tim
mạch và có thể hữu dụng để trị các trường hợp Tim loạn nhịp (Brazilian Journal of
Medecìne & Biological Reseach Số 36 – 2003). Lá ối có tác dụng 'kháng oxy hóa có
lợi cho tim, bảo vệ tim, và cải thiện các chức năng của tim. Trong 2 thử nghiệm,
không chọn trước đối tượng, tại Viện Nghiên cứu Tim Mạch, ghi nhận việc dùng
mỗi ngày 450 gram ối tươi trong 12 tuần liên tục, giúp hạ huyết áp trung bình là 8
điểm. giảm được mức độ cholesterol 9%, giảm triglycerides được 8% và tăng HDL
được 8%. Hoạt tính được cho là do ối chứa nhiều potassium và nhiều chất sơ có thể
tan được (tuy nhiên số lượng ối cần ăn hằng ngày lên tới 450-900 gram và cần ăn
liên tục..nên khó có thể theo đuối việc trị liệu

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

16

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái



Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường



Tác dụng hạ đường trong máu:

-

Nghiên cứu tại Korea Research Institute of Bioscience and Biotechno logy, Daejeon
(Nam Triều Tiên) ghi nhận hoạt tính ức chế enzym protein tyrosine phosphatase 1B
(PTP1B) của dịch chiết lá Ối. Hoạt tính này cho thấy nước lá ối có tác dụng trị tiểu
đường loại 2 (khi thử trên chuột loại Lepr (db), liều 10 mg/kg gây hạ glucose trong
máu khá rõ rẹt) (Journal of Ethnopharmaròlogy Số 96 – 2005).

-

Trong một nghiên cứu tại Taiwan trên chuột, nước ép từ quả tươi chích qua màng
phúc toan với liều 1.0g/kg giúp làm hạ đường trong máu tạo ra bởi alloxan. Hoạt
tính hạ đường này không kéo dài và yếu hơn chlorpropamide , metformin rất nhiều
nhưng ăn ối tươi cũng có thễ hữu ích cho người tiễu đường (American Journal of
Chinese Medicine Số 11 – 1983).

1.2.2. Một số vị thuốc dân gian sử dụng ổi [1]

Tại Việt Nam:
- Theo Y học dân gian, ổi có vị chát, hơi ngọt, tính bình. Các bộ phận dùng làm thuốc

gồm búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân. Ổi có tác dụng thu liễu (làm săn da), cầm
tiêu chảy, chống sưng tấy và cầm máu nên được dùng để điều trị chứng đau bụng tiêu
chảy do tiêu hóa yếu, sưng ruột, kiết lỵ do nhiễm trùng. Ngoài ra ổi còn được dùng

để trị chấn thương, ngứa ngoài da.
- Một vài vị thuốc cụ thể:

 Chữa tiêu chảy: dùng búp ổi hoặc lá ổi non 12 – 20 g, gừng nướng 10 g hoặc củ
riềng khô 10 – 12 g, vỏ quýt khô 10 – 12 g. Sau đó cho vào ấm, sắc với 500 ml
nước, cô lại còn 200 ml, chia làm 2 lần, uống trong ngày trước bữa ăn.
 Chữa viêm dạ dày – ruột cấp tính: lá ổi non 30 g cắt nhỏ, sao chung với một nắm
gạo, sau đó cho vào 500 ml nước, sắc còn 200 ml, lọc lấy nước, chia làm 2 lần,
uống trong ngày vào lúc bụng đói.
 Chữa bệnh zona (bệnh giời leo): lấy 100g búp ổi non rửa sạch, phèn chua 10 g,
muối 1 g. Cho vào cối sạch giã nhỏ, thêm ít nước sạch vào trộn đều rồi dùng
nước thuốc này bôi lên chỗ đau.
 Chữa cửu lị (lị mãn tính): lấy 2 – 3 quả ổi khô thái phiến, sắc uống hoặc lá ổi tươi
30 – 60 g sắc uống. Với lị trực khuẩn cấp và mãn tính thì dùng lá ổi 30 g, phượng
vĩ thảo 30 g, cam thảo 3 g, sắc với 1l nước, cô lại còn 500 ml, mỗi ngày uống 2
lần, mỗi lần 50 ml.
Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

17

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái


Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường


 Trẻ em tiêu hóa không tốt: lá ổi 30 g, hồng căn thảo 30g, hồng trà 10 – 12 g, gạo
tẻ thơm 15 – 30 g, sắc với 1l nước, cô lại còn 500 ml, cho thêm một ít đường
trắng và muối ăn. Uống mỗi ngày: trẻ em từ 1 – 6 tháng tuổi 250 ml, 1 tuổi trở


lên 500 ml, chia uống vài lần trong ngày.
Tại Ấn Độ: Theo Y học Ayurvedic

- Vỏ cành ổi dùng để trị tiêu chảy, đau bụng, đau bao tử.
- Lá ổi để trị ho và lỡ trong miệng.
- Quả ổi sau khi bỏ hột có tác dụng nhuận trường.

Tại Trung Hoa: Y học cổ truyền không xem ổi là vị thuốc nhưng tùy địa phương
việc dùng ổi trị bệnh cũng khá phổ biến.
- Lá ổi có tính bình, vị ngọt dùng để ngừa kiết lị, trị tiêu chảy bằng cách đun 50 g lá
tươi trong 250 ml nước đến sôi, chia làm nhiều lần uống trong ngày. Khi bị thương
nhai vài lá tươi đắp để cầm máu.
- Quả ổi có tính ấp, vị ngọt dùng để trị tiêu chảy, tiểu đường và trĩ.
 Trị tiểu đường: xay 90 g ổi tươi bằng blender, lấy nước cốt, uống ngày 3 lần
trước bữa ăn.
 Trị trĩ: đun 500 g trái tươi với 1l nước đến khi cô đặc, thoa và rửa búi trĩ mỗi
ngày 2 – 83 lần.


Tại Thái Lan:

- Búp lá non hoặc quả non sắc lấy nước uống dùng để trị tiêu chảy.
- Lá dùng để che bớt mùi rượu, trị sưng lợi, vết thương lâu lành…
Tại các quốc gia Trung và Nam Mỹ (Braxil, Peru, Cuba,…):




- Thổ dân dùng nước sắc từ lá hay vỏ thân để trị tiêu chảy, xúc miệng trị đau cổ họng
và điều hòa kinh nguyệt.
- Lá tươi dùng nhai khi chảy máu nơi chân răng, hơi thở khó chịu. Hoa nghiền nát
đắp trị đau mắt, chói nắng,…
1.3.

Giới thiệu một số vi khuẩn [9]

1.3.1. Nhóm vi khuẩn Gram dương (Gr+)
a) Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) [17]
-

+

Staphylococcus aureus hay Tụ cầu vàng là một loài tụ cầu khuẩn Gr kỵ khí tùy nghi,
và là nguyên nhân thông thường nhất gây ra nhiễm khuẩn trong các loài tụ cầu, được
phân lập từ da, màng nhày của người và động vật máu nóng (Trần Linh Thước, 2006).

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

18

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái


Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu


-

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

Những nhiễm trùng do Staphylococcus aureus có thể gây nên nhiều biểu hiện khác
nhau như: nhiễm trùng da, tổ chức dưới da hay các cơ quan nội tạng, gây mưng mủ
điển hình, nhiễm trùng huyết và bại huyết. Staphylococcus aureus còn có khả năng
hình thành độc tố đường ruột trong thực phẩm (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).

-

Đặc điểm: Staphylococcus aureus hình cầu, tụ lại thành đám giống chùm nho,
đường kính từ 0,7 – 1µm, bắt màu Gr+, không có lông, không di động, không sinh
nha bào, không có giáp mô, tuy nhiên cũng có 1 số chủng có giáp mô (Nguyễn Vĩnh
Phước, 1977).

-

Sức đề kháng: Staphylococcus aureus không có nha bào nên đề kháng kém đối với
o

o

nhiệt độ và hóa chất: ở 70 C vi khuẩn bị diệt trong 1 giờ, ở 80 C chết trong 10 – 30
o

phút, đun sôi ở 100 C chết trong vài phút. S. aureus dễ bị tiêu diệt bởi các loại thuốc sát
trùng thông thường: acid fenic 3 – 5 % giết vi khuẩn trong 3 – 15 phút, formol 1

% tiêu diệt vi khuẩn trong 1 giờ, cồn nguyên chất không có tác dụng đối với

Staphylococcus aureus nhưng cồn 70 % diệt vi khuẩn trong vài phút (Nguyễn Vĩnh
Phước, 1977).
-

Tính sinh độc tố: Staphylococcus aureus có thể sản sinh ra các loại độc tố sau: độc
tố dung huyết, độc tố diệt bạch cầu, độc tố gây hoại tử da, độc tố gây chết, độc tố
đường ruột, các yếu tố độc lực ngoại bào. Ngoài ra Staphylococcus aureus còn hình
thành những nhân tố gây bệnh sau: chất làm tan tơ huyết, men làm đông huyết
tương, nhân tố khuếch tán (Trần Thị Phận, 2004).

-

Tính kháng thuốc:
 Staphylococcus aureus là vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện rất phổ biến và
người ta đã nghiên cứu được nó có khả năng đề kháng với một số kháng sinh.
Tuy nhiên loại kháng sinh và mức độ kháng tùy thuộc vào điều kiện địa lý. Sự
kháng thuốc ở Staphylococcus aureus là một đặc điểm rất đáng lưu ý. Đa số 10
Staphylococcus aureus kháng lại các nhóm kháng sinh nhóm  - lactams nhờ
men  - lactams (Nguyễn Thanh Bảo, 2003).
 Một số còn kháng được methicillin gọi là methicillin resistant Staphylococcus
aureus (MRSA), do nó tạo được các protein gắn vào vị trí tác động của kháng sinh.
Hiện nay một số rất ít các tụ cầu còn đề kháng được với cephalosporin các thế hệ.
Trong trường hợp này, vancomycin được dùng thay thế (Lê Huy Chính, 2007).

-

Tính gây bệnh:

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh


19

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái


Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

 Trong tự nhiên:
 Nhiễm khuẩn ngoài da: Staphylococcus aureus làm mưng mủ các vết thương,
nơi sây sát trên da, làm các tổ chức bị sưng, tạo thành áp se (Trần Thị Phận,
2004).
 Nhiễm khuẩn huyết: từ các ổ nhiễm trùng ngoài da, tụ cầu khuẩn xâm nhập
vào máu gây chứng huyết nhiễm mủ và theo máu đi tới các cơ quan gây nên
các ổ áp se. Tụ cầu khuẩn là nguyên nhân gây viêm xoang, viêm amygdale,
viêm vú cho người (Trần Thị Phận, 2004). Ngoài ra tụ cầu khuẩn gây viêm vú
ở bò sữa, viêm da có mủ ở chó (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997; Lưu Hữu
Mãnh, 2009).
 Trong các loài vật, ngựa dễ cảm nhiễm nhất rồi đến chó, bò, lợn, cừu. Gà vịt
có sức đề kháng cao nhất đối với Staphylococcus aureus (Nguyễn Vĩnh Phước,
1977).
 Trong phòng thí nghiệm: Theo Trần Thị Phận (2004), thỏ cảm nhiễm nhất. Nếu
tiêm canh trùng Staphylococcus aureus vào tĩnh mạch thỏ thì thỏ sẽ chết trong
vòng 1 – 2 ngày vì chứng huyết nhiễm mủ. mổ khám thấy có nhiều ổ áp se ở tim,
thận, xương và bắp thịt… Nếu tiêm canh trùng Staphylococcus aureus vào dưới
da cho thỏ sẽ gây áp se dưới da.

Hình 1.7. Staphylococcus aureus dưới kính hiện vi điện tử 20,000x
b) Bacillus cereus

- Bacillus cereus là loài vi khuẩn hiếu khí, bào tử dạng hình ovan, có khả năng sinh
nha bào, được phát hiện đầu tiên trong một ca nhiễm độc thực phẩm vào năm 1955.
Từ những năm 1972 – 1986 có tới 52 trường hợp trúng độc thực phẩm do Bacillus

Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh

20

Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái


×