Giới thiệu môn học
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Sự phát triển công nghệ thông tin trong những năm vừa qua đã làm thay đổi bộ mặt
kinh tế xã hội toàn cầu, trong đó công nghệ phần mềm trở thành một ngành công nghiệp
quan trọng đầy tiềm năng. Với sự hội tụ của công nghệ viễn thông và công nghệ thông rin,
tỷ trọng về giá trị phần mềm chiếm rất cao trong các hệ thống viễn thông cũng như các thiết
bị đầu cu
ối. Chính vì lý do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu, tiến tới phát triển cũng như làm
chủ các hệ thống phần mềm của các kỹ sư điện tử viễn thông là rất cần thiết.
Tài liệu giảng dạy “Kỹ thuật lập trình” cho hệ đào tạo từ xa được xây dựng dựa trên
giáo trình “Kỹ thuật lập trình” đã được giảng dạy tại học vi
ện trong những năm qua với
mục đích cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất, có tính hệ thống liên quan
tới lập trình.
Thông qua cuốn tài liệu này, chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn đọc về kỹ năng
lập trình cấu trúc và một số thuật toán quan trọng, bao gồm: Đại cương về lập trình cấu trúc;
Duyệt và đệ qui; Ngăn xếp, hàng đợi và danh sách móc nối; Cây; Đồ thị và cu
ối cùng là Sắp
xếp và tìm kiếm.
II. MỤC ĐÍCH
Môn học cung cấp cho sinh viên kỹ năng lập trình trên các cấu trúc dữ liệu quan trọng
như: stack, queue mlink, tree & graph cùng với phương pháp phân tích, thiết kế, đánh giá
thuật toán.
Sau khi học xong môn học này, sinh viên có khả năng viết được chương trình giải
quyết những bài toán trong thực tế.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các thuật toán cơ bản được sử dụng trong thực tế như các thuật toán tìm
kiếm, các thuật toán liên quan đến đồ thị. Các giải thuật lập trình dựa trên danh sách, cây…
Nghiên cứu cách cài đặt các thuật toán trên máy tính.
Tìm hiểu các lĩnh vực ứng dụng của các thuật toán, phương pháp trong thực tế.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để học tốt môn học này, sinh viên cần lưu ý những vấn đề sau:
1. Kiến thức cần trước
Lời nói đầu
2
- Sinh viên phải có kiến thức cơ bản về toán học cao cấp.
- Thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Đặc biệt trong cuốn sách này đã sử dụng
ngôn ngữ lập trình C để mô tả thuật toán, vì vậy sinh viên phải nắm được ngôn ngữ lập trình C.
2. Các tài liệu cần có:
Sách hướng dẫn học tập Kỹ thuật lập trình. Ths. Nguyễn Duy Phương, Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2006.
N
ếu cần sinh viên nên tham khảo thêm:
- Giáo trình Kỹ thuật lập trình. Ts. Lê Hữu Lập, Ths. Nguyễn Duy Phương, Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2002.
- Bài giảng điện tử môn học: “Kỹ thuật lập trình” của Học viện Công nghệ Bưu
chính Viễn thông.
3. Đặt ra mục tiêu, thời hạn cho bản thân
Đặt ra các mục tiêu tạm thời và thời hạn cho bản thân và cố gắng thực hiện chúng
Xây d
ựng mục tiêu trong chương trình nghiên cứu.
4 Nghiên cứu và nắm những kiến thức cốt lõi
Sinh viên nên đọc qua sách hướng dẫn học tập trước khi nghiên cứu bài giảng môn
học và các tài liệu tham khảo khác.
5. Tham gia đầy đủ các buổi hướng dẫn học tập
Thông qua các buổi hướng dẫn học tập, giảng viên sẽ giúp sinh viên nắm được nội
dung tổng thể của môn học và giải đáp thắc mắc, đồng thờ
i sinh viên cũng có thể trao đổi,
thảo luận với những sinh viên khác về nội dung bài học.
6. Chủ động liên hệ với bạn học và giảng viên
Cách đơn giản nhất là tham dự các diễn dàn học tập trên mạng Internet, qua đó có thể
trao đổi trực tiếp các vấn đề vướng mắc với giảng viên hoặc các bạn học khác đang online.
7. Tự ghi chép lại những ý chính
Việc ghi chép lại những ý chính là một ho
ạt động tái hiện kiến thức, kinh nghiệm
cho thấy nó giúp ích rất nhiều cho việc hình thành thói quen tự học và tư duy nghiên cứu.
8. Học đi đôi với hành
Học lý thuyết đến đâu thực hành làm bài tập và thực hành ngay đến đó để hiểu và nắm
chắc lý thuyết. Sinh viên cần cài đặt trên máy tính các thuật toán trong bài học bằng các ngôn
ngữ lập trình để từ đó có thể hiểu và nắm chắc hơn t
ư tưởng và nội dung của thuật toán.
Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2006
Ths. Nguyễn Duy Phương