Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.22 KB, 7 trang )

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001_2004
2.1 GIỚI THIỆU VỀ BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14000 VÀ ISO
14001:2004
2.1.1 Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000
ISO là một tổ chức quốc gia về tiêu chuẩn hóa có tên đầy đủ là “ The
International Organization For Standardization”. Là một tổ chức phi chính phủ, nhiệm
vụ chính của tổ chức này là nghiên cứu xây dựng, công bố các tiêu chuẩn, không có giá
trị pháp lý bắt buộc áp dụng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. ISO 14000 có cấu trúc
tương tự như tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, có thể được áp dụng
với mọi loại hình tổ chức bất kể quy mô nào.
2.1.2 Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
2.1.2.1 Sơ lược về hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004
ISO 14001:2004 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường do tổ
chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành, đưa ra các yêu cầu về quản lý môi trường cần đáp
ứng của tổ chức. Mục đích của bộ tiêu chuẩn là giúp các tổ chức sản xuất/dịch vụ bảo
vệ môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường.
Hệ thống quản lý môi trường là một phần của hệ thống quản lý chung của tổ
chức có đề cập đến các khía cạnh môi trường của các hoạt động của tổ chức đó, tạo ra
các kết quả hoạt động thân thiện với môi trường để tiến tới cải tiến liên tục.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2004 được ban hành vào 15/11/2004 thay thế cho tiêu
chuẩn ISO 14001: 1996.
Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001:2004 là hệ thống :
- Áp dụng cho mọi loại hình sản phẩm.
- Việc thực hiện là tự nguyện.
- Sự thành công của hệ thống phụ thuộc vào sự cam kết của mọi bộ phận, cá
nhân liên quan
- Trợ giúp cho bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm.
- Tiêu chuẩn áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn:
o Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một HTQLMT.
o Luôn đảm bảo mọi hoạt động phù hợp với CSMT đã công bố.
o Chứng minh sự phù hợp đó cho tổ chức khác.


o HTQLMT của tổ chức được chứng nhận là phù hợp bởi tổ chức bên ngoài
cấp.
o Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.
2.1.2.2 Mô hình hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001:2004
XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO
CSMT
LẬP KẾ HOẠCH
-Khía cạnh môi trường
-Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
-Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trinh QLMT
THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
- Cơ cấu, trách nhiêm và quyền hạn
- Năng lực, đào tạo và nhận thức
- Thông tin liên lạc
- Hệ thống tài liệu
- Kiểm soát tài liệu
- Kiểm soát điều hành
- Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp
KIỂM TRA VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC
- Giám sát và đo lường
- Đánh giá sự tuân thủ
- Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa.
- Kiểm soát hồ sơ
- Đánh giá nội bộ
CẢI TIẾN LIÊN TỤC
Hình 2.1: Mô hình hệ thống quản lý môi trường- ISO 14001:20042.2 NHỮNG
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ISO 14001:2004
2.2.1 Thuận lợi
2.2.1.1 Mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
 Về mặt kinh tế

- Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng, tài nguyên và nguyên liệu đầu vào.
- Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
- Tái sử dụng các nguồn lực/ tài nguyên.
- Tránh các khoảng tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường.
- Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường.
- Giảm chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp.
- Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro hoặc tai nạn xảy ra.
 Vệ mặt thị trường
- Nâng cao uy tính và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.
- Tăng sức cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là vươn ra thị trường thế giới.
- Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường
và cộng đồng xung quanh.
 Về quản lý rủi ro
- Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm rủi ro.
- Giúp ngăn ngừa ô nhiễm.
 Về mặt luật pháp
- Nâng cao trình độ hiểu biết về các yêu cầu của luật pháp cho mọi nhân viên.
- Mang đến uy tín cho tổ chức, giảm bớt áp lực từ các cơ quan chức năng.
 Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận
- Được sự đảm bảo của bên thứ ba,
- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
2.2.1.2 Được sự hỗ trợ từ phía chính phủ và quốc tế
Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng
ISO 14001:2004 cũng ngày càng gia tăng.
2.2.1.3 Luật pháp bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ và hòan thiện
Tháng 12/2005, Quốc hội của nước Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi
trường và ngày 01/07/2006 thì luật chính thức được ban hành nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức và cá

nhân trong việc bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng đưa ra các quyết định và nghị định có liên quan
nhằm bắt buộc cá nhân, đơn vị phải quan tâm và chú trọng hơn nữa công tác bảo vệ môi
trường.
2.2.2 Khó khăn
2.2.2.1 Về mặt nhận thức
Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận thức về
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có
tư tưởng cho rằng HTQLMT chỉ áp dụng cho các nhà máy, công ty lớn, những công ty
đa quốc gia chứ không áp dụng cho những cơ sở dịch vụ, những công ty vừa và nhỏ. Có
những doanh nghiệp nghĩ rằng việc áp dụng HTQLMT là chỉ phục vụ cho mục đích xin
chứng nhận chứ không nghĩ rằng nó sẽ đem lại lợi ích kinh tế và cải thiện môi trường
làm việc cho chính cán bộ - công nhân viên của doanh nghiệp.
2.2.2.2 Chi phí tăng
Để đáp ứng thành công tiêu chuẩn ISO 14001:2004, các doanh nghiệp cần phải
đầu tư cả tiền bạc lẫn thời gian. Các chi phí liên quan bao gồm:

×