Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.2 KB, 35 trang )

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
I. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRONG
THỜI KỲ QUY HOẠCH
1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tập trung mọi nguồn lực, khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế để tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp
độ cao và ổn định. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế “Nông nghiệp -
Công nghiệp và Thương mại dịch vụ” theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện
đại hóa. Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất và tăng cường đưa cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa sinh vào
sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa và
phù hợp với thị trường tiêu thụ. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế gắn với
bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với xây dựng
và tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Phát triển
kinh tế đi liền với xây dựng củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, xây dựng
khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn huyện.
Tích cực khai thác triệt để các nguồn thu, tăng nguồn thu vào ngân
sách đạt và vượt chỉ tiêu, phối hợp với ngân hàng chính sách để cho nhân
dân vay vốn phát triển sản xuất, chú ý đến nguồn vốn vay ưu đãi để giảm bớt
khó khăn cho nhân dân trong sản xuất vào đời sống, thường xuyên kiểm tra,
theo dõi, hướng dẫn sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả các
nguồn vốn vay trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Phấn đấu
tăng thu nhập bình quân dầu người đạt mức trung bình của huyện.
1.2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển kinh tế
1.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Từng bước chuyển biến nền sản xuất nông nghiệp và phát triển nông
thôn theo hướng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo
hướng tăng hiệu quả, tăng giá trị trên một diện đất nông nghiệp, tăng thu
nhập cho người nông dân, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế


biến. Đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển hài hoà giữa trồng trọt và
chăn nuôi. Nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu, tập trung vào những sản
1
phẩm truyền thống và có năng lực cạnh tranh như cà phê, cao su, điều và các
sản phẩm chăn nuôi.
Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn như giao thông,
điện, thủy lợi,… mở rộng các loại hình dịch vụ, phát triển các ngành nghề
tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống, bao tiêu sản phẩm và tăng thu nhập
cho người nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo.
a. Trồng trọt
Trong thời gian tới, trồng trọt vẫn được xác định là ngành sản xuất
then chốt, tỷ trọng vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nông
nghiệp. Định hướng chủ yếu là tập trung vào chuyển đổi cây trồng, mùa vụ,
tăng hệ số gieo trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Đầu tư vào
thâm canh, sử dụng giống mới, kỹ thuật công nghệ tiên tiến để tăng năng
suất, sản lượng và giá trị sản phẩm, đa dạng hóa cây trồng đưa các giống
mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.
Các cây trồng nông nghiệp chủ yếu của xã vẫn là cây công nghiệp dài
ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, điều, cây ăn quả, cây công
nghiệp ngắn ngày có tiềm năng như ngô, khoai, sắn và các loại đậu.
- Đối với cây lúa: Tăng cường đầu tư, nâng cấp các công trình thuỷ
lợi, kiên cố hóa kênh mương để tăng diện tích gieo trồng lúa, chủ động được
nước tưới nhằm giảm bớt khả năng mất mùa cho người dân. Đầu tư thâm
canh các giống lúa lai năng suất cao. Quản lý khai thác điều tiết nước hợp lý
phục vụ sản xuất ở các đập, suối.
- Đối với cây công nghiệp lâu năm
+ Đối với cà phê: Tăng diện tích cà phê trên đất đồi núi chưa sử dụng.
Tập trung nâng cao chất lượng vườn cà phê trên cơ sở loại bỏ vườn già,
vườn xấu, không đủ nguồn nước tưới, đồng thời tăng cường xây dựng các
công trình tưới, trẻ hoá vườn cây, ổn định diện tích kinh doanh. Khuyến

khích nhân dân trồng xen tiêu, cây ăn quả trong các vườn cà phê vừa làm
cây che nắng, gió, vừa đem lại hiệu quả kinh tế, tăng giá trị thu nhập trên
đơn vị diện tích, trồng xen trong các vườn cây cà phê phục hóa, các loại đậu,
đỗ, ngô lai có năng suất cao, vừa tạo độ che phủ, cải tạo đất, vừa có lợi về
kinh tế.
+ Đối với cao su: Tiếp tục chăm sóc và khai thác diện tích cao su đã
có và mở rộng diện tích trồng mới trên những diện tích mà các loại cây trồng
khác đem lại hiệu quả kinh tế thấp, đất đồi núi chưa sử dụng.
2
Bên cạnh đó, có thể khai thác diện tích đất trong vườn để trồng xen thêm
các loại cây ăn quả và cây ngắn ngày nhằm tăng hiệu quả kinh tế từ việc sử
dụng đất.
+ Đối với các cây trồng hàng năm khác
Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo nguyên liệu cho công
nghiệp, trong đó chú trọng cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, đậu các
loại... Khả năng mở rộng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày trên cơ sở
chuyển từ một số diện tích đất chưa sử dụng và trên cơ sở tăng mùa vụ,
trồng xen canh,…
b. Chăn nuôi
Đầu tư phát triển ngành chăn nuôi để trở thành ngành kinh tế hàng
hóa. Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp, góp phần
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - nông thôn, phát triển theo hướng thâm
canh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu
nhập cho các hộ nông dân.
Mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 chủ yếu đầu tư
phát triển chăn nuôi trâu, bò, heo. Thành lập trang trại chăn nuôi tập trung
tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của xã hội, xoá bỏ tập quán nuôi heo thả rong. Hàng năm phát triển
thêm khoảng 930 con gia súc, gia cầm/năm (heo khoảng tăng 100 con, trâu
khoảng tăng 10 con, bò khoảng tăng 400 con, dê tăng khoảng 20 con, gia

cầm khoảng tăng trên 400 con).
Bên cạnh đó, cần quan tâm củng cố mạng lưới khuyến nông, công tác
thú y, phòng trừ dịch bệnh cho đàn nuôi, không để dịch bệnh phát sinh.
1.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn với quy mô vừa và nhỏ,
lựa chọn công nghệ phù hợp và hiệu quả. Gắn phát triển tiểu thủ công
nghiệp với với vùng nguyên liệu nông, lâm nghiệp và giải quyêt vấn đề xã
hội, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường.
1.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Khuyến khích các thành phần kinh tế trong huyện và xã giao lưu hàng
hóa, xây dựng khu trung chuyển hàng hóa và trao đổi sản phẩm nông nghiệp
cũng như cung cấp hàng hóa phục vụ đời sồng các tầng lớp dân cư.
Thực hiện xã hội hóa lĩnh vực thương mại, thương mại dịch vụ phải
cung cấp đầy đủ các loại vật tư, hàng hóa và các khâu dịch vụ sản xuất mà
dân cần, đồng thời tiêu thụ hết các loại nông sản của nhân dân. Chú trọng
3
phát triển các ngành nghề truyền thống của người dân địa phương, phát triển
các cơ sở sản xuất các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến
nông sản.
Đẩy mạnh và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm hỗ trợ, thúc đẩy
phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Tập trung vào
các ngành dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm.
1.3. Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số xã Ia Pếch đến cuối năm 2010 là 3.290 nhân khẩu/823 hộ. Xã
có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã là 2,00% và duy trì tốc độ tăng dân số tự
nhiên đến năm 2020. Dự báo đến năm 2020 dân số xã Ia Pếch tăng thêm 720
nhân khẩu/180 hộ, bình quân 4 nhân khẩu/hộ.
1.4. Chỉ tiêu phát triển các khu dân cư nông thôn
Khu dân cư trên địa bàn được chia ra làm 8 làng, phân bố dọc theo các
trục đường giao thông và năm thành từng khu cách biệt, địa hình nơi phân

bố các khu dân cư khá bằng phẳng, thuận lợi về giao thông, nhà ở gắn liền
với đất sản xuất nông nghiệp. Trong kỳ quy hoạch đến năm 2020 sẽ bố trí
mở rộng diện tích đất khu dân cư dọc theo các tuyến đường giao thông
chính, lấy vào diện tích đất trồng cây lâu năm. Ngoài ra, mở thêm các khu
dân cư dọc các tuyến đường giao thông mới, một mặt nâng cao giá trị sử
dụng đất và giải quyết quỹ đất ở cho người dân địa phương.
1.5. Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Đẩy mạnh xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng: giao thông, thủy lợi,
điện, cấp nước, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục,… đặc biệt là tăng
cường cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa như nâng cấp
và mở mới các tuyến giao thông cho các làng. Một mặt phát huy tối đa nội
lực, coi nội lực là nhân tố quyết định cho ổn định và bền vững của phát triển
kinh tế xã hội của xã, đồng thời biết tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Nhà
nước nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, mở mang giao lưu kinh tế
trong trong khu vực. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,
giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, không ngừng cải thiện và nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đặc biệt các đồng bào dân tộc ít
người và nhất là đồng bào dân tộc Jarai tại chỗ, phấn đấu cơ bản xóa đói và
giảm mạnh số hộ nghèo.
1.5.1. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
a. Giao thông
4
Đến năm 2020 đảm bảo cải tạo, mở mới, mở rộng và nâng cấp các
tuyến đường chính mang tính chiến lược phục vụ phát triển kinh tế xã hội
của địa phương; xây dựng và mở rộng các tuyến đường có nhu cầu vận tải
lớn.
Hàng năm có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp các tuyến giao thông để
đảm bảo đường giao thông nông thôn đi lại thông suốt trong cả 02 mùa mưa
và nắng.
b. Thuỷ lợi

Tiếp tục nâng cấp, xây dựng mới các công trình thủy lợi, kênh tưới ở
các khu vực có tiềm năng về nguồn nước và đất đai tương đối tập trung để
cung cấp nước cho diện tích lúa nước, cà phê và các cây trồng màu khác trên
địa bàn.
c. Mạng lưới điện
Tiếp tục nâng cấp và xây dựng thêm để phục vụ nhu cầu ngày càng
tăng của nhân dân trong địa bàn xã. Luân đảm bảo 100 % số hộ dân được sử
dung lưới điện sinh hoạt và phục vụ nhu cầu sản xuất và kinh doanh trong
nhưng năm tới.
d. Cấp nước
Phấn đấu đến năm 2020, 100% dân cư trong xã sẽ được dùng nước
sạch để đảm bảo sức khoẻ. Định hướng đầu tư phát triển hệ thống thoát
nước, vệ sinh môi trường nông thôn.
e. Bưu chính viễn thông
Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và hiện đại hóa mạng lưới thông
tin liên lạc, đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời, hoạt động hiệu quả, an toàn
và tin cậy. Phấn đấu đưa mạng lưới internet vào các trường trung học cơ sở,
người dân nhằm mở mang trí thức, tiếp cận được với khoa học và kỹ thuật
trong nước và trên toàn thế giới.
1.5.2. Phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội
a. Y tế
Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh cho nhân dân, triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế
Quốc gia và làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Giám sát chặt chẽ
các dịch bệnh nguy hiểm như: Cúm A (H1N1), tiêu chảy cấp và các bệnh lây
nhiễm khác, khống chế không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã. Phấn đấu
đạt được chỉ tiêu chung của huyện Ia Grai.
5
b. Giáo dục
Nâng cao chất lượng giáo dục, khắc phục sự chênh lệch chất lượng

giáo dục giữa các bậc học. Phấn đấu huy động trẻ em trong độ tuổi tiểu học
đến trường trên đạt 95 %, duy trì sĩ số trên 98 %, từng bước chuẩn hóa các
trường học.
c. Văn hóa - thể dục thể thao
* Văn hoá xã hội
Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư, phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn xã xây dựng được
khu sinh hoạt văn hóa tập trung và tạo quỹ đất dành cho khu vui chơi của
từng thôn. Đồng thời tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu hoạt động
văn hóa, thông tin, thể dục thể thao trên địa bàn. Xây dựng và phát huy các
truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc ít người và nhất là
đối với dân tộc tại chỗ Jarai, tạo nên bản sắc văn hóa riêng của địa phương.
Đến năm 2015, trên 50 % thôn, làng được công nhận thôn, làng văn hoá.
Trên 65 % gia đình đạt chuẩn văn hoá.
* Thể dục thể thao
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, rèn luyện thể chất
trong khu vực dân cư; phát triển thể thao quần chúng trong nhân dân. Đẩy
mạnh và phát triển các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và vui
chơi giải trí. Hàng năm tổ chức tốt các hoạt động như: Hội diễn văn nghệ
quần chúng, các giải đấu bóng đá, bóng chuyền đáp ứng nhu cầu văn hoá
tinh thần và rèn luyện thể chất của nhân dân. Xây dựng các quỹ đất thể dục
thể thao cho các làng.
1.5.3. Quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội
6
Chỉ đạo đẩy mạnh việc triển khai kế hoạch quân sự. Thường xuyên
chăm lo kiện toàn lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên, tổ chức tốt
việc huấn luyện theo chương trình huấn luyện của cấp trên, đảm bảo lực
lượng dân quân có độ tin cậy ngay càng cao, sẵn sàng chiến đấu trong mọi
tình huống.
Củng cố, kiện toàn xây dựng lực lượng công an viên vững về chính

trị, mạnh về tổ chức, giỏi về nghiệp vụ, tăng cường lãnh đạo đổi mới công
tác vận động quần chúng xây dựng thế trận an ninh nhân dân và phong trào
toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, làm cho nhân dân hiểu rõ về âm
mưu của địch, nêu cao tinh thần cảnh giác, tố giác tội phạm, tham gia bảo vệ
chính quyền, ngăn chăn các tệ nạn xã hội, không để xâm nhập vào địa
bàn,giữ gìn sự bình yên cho nhân dân.
1.5.4. Quản lý sử dụng tài nguyên và môi trường bền vững
Bảo vệ môi trường đất, nước, không khí bằng các phương thức canh
tác nông nghiệp hợp lý.
Khai thác và sử dụng hiệu quả, khoa học các thảm thực vật thuộc đối
tượng sản xuất nông nghiệp (cây công nghiệp, cây ăn quả, cây hàng năm…)
để tăng độ che phủ và độ phì nhiêu cho đất, chống xói mòn, rửa trôi đất, góp
phần điều tiết nguồn nước, điều tiết khí hậu thời tiết.
II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch
2.1.1. Đất nông nghiệp
Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn trong những năm tới sẽ có
những thay đổi cho phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã, cụ
thể:
a. Đất trồng cây hàng năm
Ổn định các khu vực sản xuất có hiệu quả, khai thác chuyển đổi các
loại cây hàng năm có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây công nghiệp lâu
năm và tăng cường trồng xen cây hàng năm trên diện tích cây lâu năm để tận
dụng quỹ đất và bồi dưỡng dinh dưỡng cho đất, khai thác một phần diện tích
đất chưa sử dụng vào trồng các loại cây ngắn ngày.
Bằng các biện pháp canh tác hợp lý và khoa học, có thể tăng hiệu quả
sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp nhưng không khai thác cạn kiệt các
nguồn dinh dưỡng có trong đất.
b. Đất trồng cây lâu năm
7

Ổn định các khu vực sản xuất có hiệu quả và phù hợp với tiềm năng
đất đai, đồng trồng xen thêm tiêu, cây ăn quả vào nhưng vườn cà phê đê tăng
năng xuất trên cùng một diện tích đât. Khai thác diện tích đất chưa sử dụng
trên địa bàn để đưa vào sản xuất nông nghiệp.
2.1.2. Đất phi nông nghiệp
Nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp trong những năm tới là rất lớn.
Nhu cầu đất phát triển khu dân cư nông thôn, đất xây dựng trụ sở cơ quan,
công trình sự nghiệp, đất phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi,
đường, trường, trạm y tế và các khu sinh hoạt công cộng. Dự kiến diện tích
đất phi nông nghiệp tăng thêm khoảng 122,75 ha.
2.1.2.1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Trong những năm tới dự kiến sẽ xây dựng khu trung tâm xã, xây mới
trụ sở của làng Sát Tâu, làng Cu Tong và làng O`Sơr. Định hướng bố trí đủ
đất cho xây dựng mới trụ sở các công trình này, nhu cầu đất trụ sở cần trong
kỳ quy hoạch tới sẽ tăng thêm 10,67 ha.
2.1.2.2. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
Để phục vụ cho quá trình thu mua nông sản, xây dựng và phát triển
các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh như
khu giết mổ gia súc - chế biến thực phẩm và cơ sở sản xuất kinh doanh khu
trung tâm xã. Nhu cầu sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng
2,59 ha.
2.1.2.3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Nhu cầu đất nghĩa trang, nghĩa địa sẽ tăng lên theo tốc độ gia tăng dân
số. Mặt khác, đất nghĩa địa phân bố rải rác, sử dụng còn lãng phí. Trong
những năm tới cần khoanh định lại các nghĩa địa hiện có và quy hoạch lại
đất nghĩa địa một cách hợp lý đảm bảo vệ sinh môi trường. Dự kiến đến năm
2020, đất nghĩa địa của xã sẽ tăng thêm 2 ha.
2.1.2.4. Đất phát triển hạ tầng
a. Đất giao thông
Đất giao thông được xác định theo định mức về sử dụng đất đường

giao thông nông thôn kèm theo hướng dẫn áp dụng mức sử dụng đất trong
công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Nhu cầu đất giao thông ước tính đến năm 2020 tăng 71,31 ha.
b. Đất thuỷ lợi
8
Để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho nông nghiệp, trong thời kỳ 2010 -
2020 nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống kênh mương và xây dựng mới các công
trình thủy lợi để ổn định diện tích tưới. Nhu cầu đất thủy lợi ước tính đến
năm 2020 tăng thêm 4,5 ha (xây dựng kênh dân nước).
c. Đất công trình bưu chính viễn thông
Để phục vụ tốt nhu cầu dùng thông tin liên lạc cho người dân trong
xã, để người dân trao đổi kinh nghiệp sản xuất với nhau thì trong thời kỳ
2010 – 2020, cần nâng cấp biêu điện xã và tập huấn cho các nhân viên để có
thể đáp ứng nhu cầu của người dân. Vì vậy nhu cầu đất công trình bưu chính
viễn thông ước tính đến năm 2020 tăng thêm 0,38 ha.
d. Đất cơ sở văn hoá
Trong những năm tới sẽ bố trí quỹ đất để xây dựng nhà sinh hoạt cộng
đồng của các làng, nhà rông văn hóa xã…. Nhu cầu đất văn hóa ước tính đến
năm 2020 tăng 1,13 ha.
e. Đất cơ sở y tế
nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng. Cần có
đội ngũ y, bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, cơ sở phải đủ rộng để đáp ứng
được nhu cầu của người dân. Vì thế ước tính diện tích đất cơ sở y tế đến năm
2020 sẽ tăng thêm 0,20 ha (để mở rộng trạm y tế xã).
f. Đất cơ sở giáo dục – đào tạo
Trong thời kỳ quy hoạch 2010 – 2020, nhu cầu đất cở sở giáo dục sẽ
tăng 2,82 ha. Xây dựng trường tiểu học, trung học sơ sở và xây dựng các nhà
trẻ, mẫu giáo cho các làng O`Sơr, làng O`Gia, làng O`Grang và làng Đê Chi.
g. Đất cơ sở thể dục - thể thao
Để đáp ứng nhu cầu về thể dục thể thao trong toàn xã, trong thời kỳ

này dự kiến xây dựng mở rộng sân vận động trung tâm xã và bố trí quỹ đất
để làm sân bóng tại các làng (trừ làng Sát Tấu và làng O`Pếch. Dự kiến tổng
diện tích của các công trình là 4,83 ha.
h. Đất chợ
Theo phương án quy hoạch huyện Ia Grai đã quy hoạch khu trung tâm
xã, thời kỳ quy hoạch 2010 - 2020 sẽ bố trí đất chợ vào khu trung tâm xã với
diện tích 1,42 ha.
2.1.3. Đất khu dân cư nông thôn
Theo dự báo dân số đến năm 2020 của xã Ia Grăng tổng số khẩu là
4.010 nhân khẩu/1.003 hộ; tăng thêm 720 nhân khẩu/180 hộ. Dự kiến đất ở
9
được bố trí cho mỗi hộ gia đình khoảng 400 m
2
, như vậy nhu cầu đất ở đến
năm 2020 trên địa bàn xã tăng thêm 7,21 ha. Bên cạnh đó, xã có hướng quy
hoạch phát triển thêm các khu dân cư tại khu vực trung tâm xã và các làng.
Như vậy, tổng diện tích dành cho đất khu dân cư nông thôn trong giai đoạn
này dự kiến tăng thêm 49,04 ha.
2.2. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu
cầu sử dụng đất
Theo kết quả đánh giá tiềm năng đất đai của xã cùng với quá trình
đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2010 cho thấy:
- Diện tích đất nông nghiệp trong thời gian tới sẽ có bước chuyển đổi
lớn do chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp như đất ở nông thôn, đất giao
thông, thủy lợi,... là 157,04 ha.
- Diện tích đất phi nông nghiệp chủ yếu được lấy từ đất nông nghiệp
để đáp ứng cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Diện tích đất chưa sử dụng tính đến năm 2010 còn lại 1.368,22 ha,
chiếm 14,61 % tổng diện tích tự nhiên. Xét khả năng về chất lượng thì diện
tích đất chưa sử dụng có khả năng đưa vào khai thác sử dụng cho các loại đất

nông nghiệp.
2.3. Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng
Trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển
kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất; căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát
triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020; dựa trên cơ sở dự báo nhu cầu
sử dụng đất của các ngành, khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất
đai... Từ đó xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã nhằm đáp
ứng nhu cầu đất đai để phát triển các ngành kinh tế, đạt hiệu quả đồng bộ cả
03 lợi ích: kinh tế, xã hội và môi trường dựa trên quan điểm sử dụng đất tiết
kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả cao nhất. Phương án quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 của xã xác định như sau:
Bảng 4.1. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của xã Ia Pếch
Đơn vị tính: ha
STT Chỉ tiêu
Cấp trên
phân bổ
Cấp xã
xác định
Tổng số
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN
9363,10 9363,10
1 Đất nông nghiệp
-93,18 7301,70 7208,52
1.1 Đất lúa nước -1,56
149,72 148,16
1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại
-49,12 677,23 628,11
10
1.3 Đất trồng cây lâu năm
-40,50 5611,14 5570,64

1.4 Đất rừng sản xuất -2,00 660,70 658,70
1.5 Đất nuôi trồng thủy sản 7,46 7,46
1.6 Đất nông nghiệp khác 195,45 195,45
2 Đất phi nông nghiệp
93,18 697,93 791,11
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp
0,00 13,39 13,39
2.2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 2,00 1,02 3,02
2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa
2,00 74,30 76,30
2.4 Đất có mặt nước chuyên dùng 16,60 16,60
2.5 Đất sông, suối 285,10 285,10
2.6 Đất phát triển hạ tầng
68,16 243,90 312,06
2.7 Đất phi nông nghiệp khác 10,00 10,00
2.8 Đất phi nông nghiệp còn lại 11,02 63,62 74,64
3 Đất chưa sử dụng 1.363,47 1.363,47
4 Đất khu dân cư nông thôn 11,02 63,62 74,64
Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xác định cơ cấu sử
dụng đất như sau:
Tổng diện tích tự nhiên 9.363,10 ha được phân bổ cho các nhu cầu như
sau:
- Đất nông nghiệp là 7.208,52 ha, chiếm 76,99 % diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp là 791,11 ha, chiếm 8,45 % diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng là 1.363,47 ha, chiếm 14,56 % diện tích tự nhiên.
a. Diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng đất theo hiện trạng
năm 2010
Trong kỳ quy hoạch, việc xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đã gây nên
những biến đổi về số liệu đất đai. Số liệu diện tích đất không thay đổi mục

đích sử dụng được thể hiện như ở bảng sau:
Bảng 4.2: Số liệu diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng
Đơn vị tính: ha
STT Chỉ tiêu Diện tích Cơ cấu (%)
(1) (2) (3) (4)
Tổng diện tích đất tự nhiên 9363,1 100
1 đất nông nghiệp 146,36 1,56
1.1 Đất trồng lúa nước còn lại 138,90 1,48
11
1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 7,46 0,08
2 đất phi nông nghiệp 301,70 3,22
2.1 Đất có mặt nước chuyên dùng 285,10 3,04
2.2 Đất sông ngòi, kên, rạch, suối 16,60 0,18
b. Diện tích các loại đất cấp xã xác định trong giai đoạn 2010 - 2020
*. Đất nông nghiệp
Trong kỳ quy hoạch diện tích đất nông nghiệp được xác định là 7.206,92
ha.
Bảng 4.3. So sánh các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp
Đơn vị tính: ha
STT Chỉ tiêu
Hiện trạng
năm 2010
QH đến
năm 2020
Biến động
tăng, giảm(-)
Đất nông nghiệp 7.363,96 7208,92 -155,04
1 Đất lúa nước 149,92 148,16 -1,76
2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 684,71 628,11 -56,60
3 Đất trồng cây lâu năm 5.665,72 5570,64 -95,08

4 Đất rừng sản xuất 660,7 658,7 -2,00
5 Đất nuôi trồng thủy sản 7,46 7,46 0,00
6 Đất nông nghiệp khác 195,45 195,45 0,00
- Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất không thay đổi so với hiện
trạng năm 2010.
- Đất nông nghiệp khác (đất cỏ dùng vào chăn nuôi): Diện tích đất
không thay đổi so với hiện trạng năm 2010.
- Đất trồng lúa: Diện tích đất trồng lúa trong cả kỳ quy hoạch giảm
1,76 ha, do chuyển sang các mục đích đất giao thông.
- Đất trồng cây hàng năm còn lại: Diện tích đất trồng cây hàng năm
trong cả kỳ quy hoạch giảm 56,60 ha, do chuyển sang các mục đích đất ở
nông thôn (18,22 ha), mục đích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
(1,52 ha), mục đích đất cơ sở hạ tầng (36,86 ha).
- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm trong cả kỳ
quy hoạch giảm 95,08 ha, do chuyển sang các mục đích đất ở nông thôn
(26,22 ha), mục đích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp (7,55 ha), mục
đích đất cơ sở sản xuất kinh doanh (0,59 ha), mục đích đất nghĩa trang,
nghĩa địa (2,00 ha), mục đích đất cơ sở hạ tầng (58,72 ha).
12
- Đất rừng sản xuất: diện tích đất rừng sản xuất bi giảm 2,00 ha là do
chuyển mục đích sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh (khu giết mổ gia súc –
chế biến thực phẩm)
Do diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều nên cần có các kế hoạch sử
dụng đất mang tính khả thi cao. Một mặt làm tăng diện tích đất sản xuất
nông lâm nghiệp, mặt khác phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc, giảm khả năng
rửa trôi đất.
* Đất phi nông nghiệp
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Trong kỳ quy hoạch dự kiến bố trí xây dựng 04 trụ sở thôn ở các làng
chưa có và các công trình khác. Diện tích tăng thêm 9,07 ha. Cụ thể diện tích

và vị trí các công trình quy hoạch ở từng thôn, làng như sau:
Bảng 4.4. Danh mục quy hoạch đất trụ sở thôn tại xã Ia Pếch
Đơn vị tính: ha
STTHẠNG MỤC Vị trí
DIỆN
TÍCH
Hiện
trạng
1 Nâng cấp mở rộng trạm y tế Khu trung tâm xã quy hoạch 0,2 NHK
2 Đất dự trữ xã Khu trung tâm xã quy hoạch 8,68 CLN
3 Trụ sở làng Sát Tâu Năm sát khu trung tâm xã 0,05 CLN
4 Trụ sở làng Ku Tong 0,05 NHK
5 Trụ sở làng Châm 0,05 CLN
6 Trụ sở làng O`Sơr 0,05 CLN
7 Đất có mục đích công cộng Khu trung tâm xã 0,24 NHK
Tổng diện tích 9,07
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
Để phục vụ cho quá trình thu mua nông sản, xây dựng và phát triển
các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Trong kỳ quy hoạch 2010 đến 2020 dự kiến nhu cầu sử dụng đất cơ sở sản
xuất kinh doanh tăng 2,59 ha và được bố chí ở khu trung tâm, được lấy vào
diện tích đất trồng cây lâu năm và đất rừng sản xuất.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Trong kỳ quy hoach dự kiến đất nghĩa địa sẽ tăng 2,00 ha, lấy vào
diện tích đất cây lâu năm.
- Đất phát triển hạ tầng
13
(*) Đất giao thông
Trong kỳ quy hoạch 2010 đến năm 2020 nhu cầu đất giao thông ước
tính tăng 71,31 ha. Cụ thể diện tích các công trình quy hoạch ở từng thôn

như sau:
Bảng 4.6. Danh mục quy hoạch đất giao thông tại xã Ia Pếch
Đơn vị tính: ha
STT Hạng mục
Diện
tích
Hiện
trạng
1 Hện thống giao thông nông thôn 12,00 CLN
2 Mở rộng đường liên xã 3,36
3 Đường trong khu dân cư mới 1,40 CLN
4 Hệ thống đường huyện 6,30 CLN
5 Đường Hồ Chí Minh 28,00
6 Khu trung tâm xã CLN
6.1 Bên xe xã 1,04 CLN
6.2 Đường trong khu trung tâm xã 12,13
7 Làng Sát Tâu CLN
7.1
Mở rộng tuyến giao thông từ nhà Nguyễn Thị Kim Phượng đến suối Ia
Put, hiện trạng dài 1800 m, rộng 4 m mở rộng lên 6 m.
0,36
7.2
Mở rộng tuyến giao thông từ nhà Rơ lan Hônh đến Giọt nước, hiện
trạng dài 500 m, rông 3 m mở rộng lên 6 m.
0,15 CLN
7.3
Mở rộng tuyến giao thông từ nhà Rơ lan Weo đến nhà Rơ lan Dế, hiện
trạng dài 300 m, rộng 3 m mở rộng lên 6 m.
0,09 CLN
8 Làng O Pếch

8.1
Mở rộng tuyến giao thông từ nhà Rơ chăm Huin đến nhà Rơ Lan Hrinh,
hiện trạng dài 450 m, rông 5 m mở rộng lên 8 m.
0,14 CLN
8.2
Mở rộng tuyến giao thông từ nhà Rơ chăm Klih đến khu trung tâm xã
quy hoạch, hiện trạng dài 420 m, rộng 4 m mở rộng lên 8 m.
0,17 CLN
8.3
Mở rộng tuyến giao thông từ khu trung tâm xã quy hoạch đến sát suối
Ia Put, hiện trạng dài 900 m, rộng 3 m mở rộng lên 6 m.
0,27
8.4
Mở rộng tuyến giao thông từ nhà Siu Mui đến khu trung tâm xã quy
hoạch, hiện trạng dài 1050 m, rộng 4 m mở rộng lên 8 m.
0,42 CLN
9 Làng Ku Tong CLN
9.1
Mở rông tuyến giao thông Từ nhà Puih Êr đến nhà ông Bản Tên Hồng,
hiện trạng dài 720 m, rộng 4 m mở rộng lên rộng 6 m.
0,14 CLN
9.2
Mở rôn tuyến giao thông ừ nhà Puih Thái đến nghĩa địa, hiện trạng dài
360 m, rộng 3 m lên 6 m.
0,11 CLN
14

×