Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhà nước trong thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Ia H''Drai, tỉnh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.76 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ ANH TUẤN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
TẠI BHXH HUYỆN IA H’DRAI, TỈNH KON TUM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

Đà Nẵng - Năm 2020


2
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO HỮU HÒA

Phản biện 1: PGS.TS. Đặng Văn Mỹ
Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 02 tháng 3 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
 Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã xuất hiện cách đây rất lâu và đã
trở thành một công cụ mang tính nhân văn sâu sắc để giúp con người
vượt qua những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, thai
sản, già cả hoặc bị chết; trong quá trình lao động như tai nạn lao
động - bệnh nghề nghiệp; mất khả năng lao động...
Với sự nỗ lực cao, BHXH huyện Ia H’Drai đã có nhiều giải
pháp hợp lý nhằm đẩy mạnh hoạt động thu, đảm bảo thu đúng, thu
đủ, thu kịp thời nhờ đó đã thu được kết quả bước đầu đáng khích lệ.
Tỷ lệ thu hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch được giao (đạt từ 101%
- 104% kế hoạch). Tuy nhiên, công tác kiểm soát tăng, giảm lao động
tham gia BHXH, BHYT còn chưa được cập nhật kịp thời, còn
thường xuyên xảy ra tình trạng bỏ sót. Tỷ lệ nợ đọng BHXH của các
đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp còn ở mức cao (đến 1,5% kế
hoạch giao).
Bên cạnh đó, do là một huyện mới thành lập nên công tác
quản lý nhà nước trong thu BHXH trên địa bàn huyện chưa nhận
được nhiều sự quan tâm của các cấp ủy, đảng, chính quyền địa
phương.
Từ nhận thức những vấn đề nêu trên, Học viên đã chọn đề tài
“Quản lý nhà nước trong thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội
huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum” làm đề tài cho luận văn của mình,
nhằm góp phần giải quyết những vấn đề còn hạn chế nêu trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu xác lập các tiền đề lý luận, thực tiễn vận dụng



2
vào việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện
hơn công tác quản lý nhà nước trong thu bảo hiểm xã hội tại Bảo
hiểm xã hội huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo
hiểm xã hội.
- Làm rõ thực trạng, chỉ ra những tồn tại, hạn chế



nguyên hạn chế trong quản lý nhà nước đối với thu bảo hiểm xã hội
tại Bảo hiểm xã hội huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước
trong thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Ia H'Drai, tỉnh
Kon Tum.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, nghiên cứu tập trung đi trả lời
các câu hỏi sâu đây:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn nào cần được làm rõ trong
nghiên cứu quản lý nhà nước đối với thu bảo hiểm xã hội?
- Thực trạng công tác quản lý nhà nước trong thu bảo hiểm
xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum trong thời
gian qua có các điểm mạnh, điểm yếu nào?
- Cần phải làm gì để hoàn thiện và nâng cao chất lượng công
tác quản lý nhà nước trong thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội
huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nước trong thu bảo hiểm xã hội tại Bảo

hiểm xã hội huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum.
- Phạm vi nghiên cứu:


3
+ Phạm vi không gian: Bảo hiểm xã hội huyện Ia H'Drai,
tỉnh Kon Tum.
+ Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích thực trạng quản lý
nhà nước trong thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Ia
H’Drai, tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 - 2018 và đề xuất giải pháp
đến năm 2025.
+ Phạm vi nội dung: Công tác quản lý thu BHXH tại BHXH
huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài tài nghiên cứu về tình hình và thực trạng công tác
quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum.

Để

thực hiện được các mục tiêu trên, luận văn sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp sau:
5.1.Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp:
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
5.2. Phƣơng pháp phân tích
- Phương pháp phân tích thống kê mô tả.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp chuyên gia.
5.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

- Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp.
- Phương pháp xử lỹ dữ liệu sơ cấp
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt khoa học: Đề tài này không đóng góp lớn về mặt
khoa học. Nó chỉ giúp hệ thống hóa các tài liệu liên quan giúp xây


4
dựng khung lý thuyết nhằm nghiên cứu công tác quản lý nhà nước
trong quản lý thu bảo hiểm xã hội.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài này giúp cho các cấp lãnh đạo của
huyện Ia H’Drai thấy rõ được thực trạng, cũng như định hướng các
giải pháp nhằm quản lý nhà nước trong thu bảo hiểm xã hội tại địa
phương mình trong tương lai.
- Ngoài ra Đề tài nghiên cứu còn giúp cho các nhà nghiên
cứu và các đối tượng học viên cao học có tài liệu tham khảo khi
nghiên cứu những nội dung trong đề tài này.
7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên
cứu
8. Sơ lƣợc tổng quan tài liệu nghiên cứu
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục tham
khảo luận văn được kết cấu thành 03 chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong thu Bảo
hiểm xã hội.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước trong thu Bảo hiểm
xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước trong thu
Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum.



5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÕ CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC TRONG THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội, quản lý thu bảo
hiểm xã hội
a. Bảo hiểm xã hội
BHXH là việc tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung được hình
thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp và sử dụng quỹ đó cung
cấp tài chính để thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ,
khi họ gặp phải biến cố, rủi ro khiến sức khỏe bị suy giảm, mất khả
năng lao động, mất việc làm, chết… nhằm đảm bảo mức sống cơ bản
cho bản thân NLĐ và những người thân trong gia đình trực tiếp phải
nuôi dưỡng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
b.Thu bảo hiểm xã hội
“Thu BHXH được hiểu đó là quá trình cơ quan quản lý quỹ
BHXH tiến hành các biện pháp, quy trình, công cụ cần thiết nhằm
huy động được tiền đóng góp từ các đối tượng tham gia BHXH một
cách nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời nhằm hình thành, duy trì và mở
rộng quỹ BHXH một cách bền vững.
c. Quản lý thu bảo hiểm xã hội
Quản lý thu BHXH là quá trình tác động của các cơ quan
BHXH đối với mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến thu BHXH
theo một quy trình từ xác định đối tượng thu, mức thu, phương thức
thu, lập kế hoạch thu đến tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra
đánh giá việc thực hiện thu nhằm đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ,



6
thu kịp thời tiền thu BHXH của đối tượng tham gia BHXH vào Quỹ
BHXH nhằm đáp ứng nguồn kinh phí chi trả các chế độ BHXH trên
nguyên tắc có đóng, có hưởng.
1.1.2. Đặc điểm của quản lý thu bảo hiểm xã hội
Thứ nhất, số đối tượng phải thu là rất lớn và tăng đều theo
thời gian nên công tác quản lý thu BHXH sẽ ngày càng phức tạp, khó
khăn [23, tr.18].
Thứ hai, công tác thu mang tính chất định kỳ, lặp đi lặp lại
nên khối lượng công việc là rất lớn, đòi hỏi có nguồn nhân lực và cơ
sở vật chất đủ về số lượng và tốt về chất lượng để phục vụ cho công
tác thu [23, tr.18].
Thứ ba, đối tượng thu là tiền nên dễ xảy ra sai phạm, vi
phạm đạo đức và lạm dụng quỹ vốn tiền thu BHXH nếu cán bộ quản
lý thu BHXH không liêm khiết và làm đúng chức trách, nhiệm vụ
[23, tr.18].
1.1.3. Vai trò của quản lý thu bảo hiểm xã hội
Thứ nhất, tạo sự thống nhất trong hoạt động thu BHXH [25,
tr.20].
Thứ hai, quản lý thu BHXH đảm bảo hoạt động thu BHXH
bền vững, hiệu quả [25, tr.20].
Thứ ba, quản lý thu BHXH giúp Nhà nước kiểm tra, đánh
giá hoạt động thu BHXH [25, tr.21].
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG THU BẢO
HIỂM XÃ HỘI
1.2.1. Tuyên truyền về chế độ, chính sách pháp luật bảo
hiểm xã hội
Nội dung cơ bản của công tác tuyên truyền về chế độ, chính



7
sách pháp luật BHXH gồm các chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT; kết quả thực hiện chính
sash BHXH; tầm quan trọng của tham gia BHXH; lợi ích mà người
tham gia đạt được khi tham gia BHXH.
Một số hình thức tuyên truyền được sử dụng nhiều đó là hội
nghị, hội thảo, đối thoại trực tiếp với người dân, nhân dân, tập huấn,
tọa đàm, truyền thông lưu động, hội thi tuyên truyền viên, phát hành
ấn phẩm, tờ rơi, pa nô, áp phích...
Tiêu chí đánh giá: Số lượng bài báo, băng rôn, áp phích, đối
thoại về BHXH; tính đa dạng, phong phú, hấp dẫn của nội dung, hình
thức tuyên truyền về chế độ, chính sách pháp luật BHXH; tính
thường xuyên của các buổi tuyên truyền; tính kịp thời của kế hoạch
tuyên truyền về chế độ, chính sách pháp luật.
1.2.2. Lập dự toán thu bảo hiểm xã hội
Lập dự toán thu là việc xác định các chỉ tiêu dự toán thu
BHXH và xây dựng các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra.
Xét về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, lập dự toán thu BHXH chính là quá
trình dự báo, tính toán mức độ và các biện pháp tổ chức động viên
nguồn thu vào quỹ BHXH. Căn cứ theo tiêu thức độ dài thời gian có
thể phân loại dự toán thu BHXH thành dự toán dài hạn, dự toán trung
hạn và dự toán ngắn hạn. Dự toán thu BHXH dài hạn, trung hạn
thường mang tính dự báo gắn với một thời kỳ ổn định NSNN.
Tiêu chí đánh giá: Tính kịp thời của dự toán được lập; tính
công khai của dự toán; số lượng văn bản hướng dẫn kèm theo dự
toán; tính kịp thời trong điều chỉnh số đối tượng thu và số thu cho
phù hợp với thực tiễn.
1.2.3. Quản lý đối tƣợng thu bảo hiểm xã hội



8
Quản lý đối tượng thu BHXH hay đối tượng tham gia BHXH
là quản lý NLĐ và NSDLĐ. Quản lý đối tượng này cần chú ý đến
một số vấn đề như số lượng đăng ký tham gia BHXH; đối tượng bắt
buộc phải tham gia BHXH theo quy định; công tác cấp sổ BHXH bởi
đây là căn cứ xác định quá trình đóng, ngành nghề lao động, thời
gian lao động, tên NLĐ và một số thông tin cần thiết khác [10, tr.44].
Tiêu chí đánh giá: Có kế hoạch quản lý thu; phương tiện và
hình thức quản lý đối tượng thu; thái độ của cán bộ thu; tính chặt
chẽ, hệ thống trong quản lý đối tượng thu.
1.2.4. Tổ chức thu bảo hiểm xã hội
* Bộ máy thực hiện quản lý thu BHXH:
Bộ máy quản lý thu BHXH được tổ chức và quản lý theo
ngành dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương
gồm:
- Trung ương là BHXH Việt Nam.
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương.
- Quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH
huyện) trực thuộc BHXH tỉnh.”
Tiêu chí đánh giá: Số tiền thu đúng, thu đủ; thái độ, trình độ,
kiến thức của cán bộ thu khi tiến hành thu; tính rõ ràng trong trách
nhiệm của các bộ phận tham gia vào quá trình thu BHXH; tính nhanh
gọn, đơn giản của thủ tục thu..
1.2.5. Quyết toán thu
Tại BHXH tỉnh: Trên cơ sở dự toán thu đã được xét duyệt,
thực hiện phân bổ dự toán thu cho các huyện dựa trên số dự toán đã
được thông qua và có sự điều chỉnh hợp lý.



9
Tiêu chí đánh giá: Tính kịp thời của quyết toán; tính chính
xác, sát của số liệu quyết toán với số liệu dự toán; tính công khai và
công bố đúng thời gian của số liệu quyết toán.
1.2.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về
bảo hiểm xã hội
Nội dung kiểm tra quản lý thu bảo hiểm xã hội, bao gồm:
nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội; đối tượng tham gia bảo hiểm
xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật; trích tiền lương, tiền
công tháng của người lao động và phần trích của đơn vị đóng bảo
hiểm xã hội cho NLĐ thông qua chuyển khoản vào hệ thống Ngân
hàng hoặc Kho bạc; thanh toán các chế độ ngắn hạn cho NLĐ của
các đơn vị; và kiểm tra, đối chiếu công nợ BHXH và thực hiện tính
lãi, phạt tiền do vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội về đóng BHXH
đối với NSDLĐ [5, tr.43].
Tiêu chí đánh giá: Tính thường xuyên của các cuộc thanh
tra, kiểm tra; tính công khai, nghiêm minh của các chế tài xử lý vi
phạm pháp luật về BHXH; sự phối hợp của nhiều ban ngành vào quá
trình thanh tra, kiểm tra; mức độ hợp lý của các hình thức xử lý vi
phạm pháp luật về BHXH.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU BẢO
HIỂM XÃ HỘI.
1.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng
1.3.2. Sự chặt chẽ, nghiêm minh của pháp luật
1.3.3. Mối quan hệ hợp tác với các cơ quan chức năng
liên quan
1.3.4. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ BHXH
1.3.5. Các doanh nghiệp tham gia đóng BHXH



10
1.4. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA CÁC ĐỊA PHƢƠNG TRONG
NƢỚC
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc trong thu bảo hiểm
xã hội tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc trong thu bảo hiểm
xã hội tại huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Bảo hiểm xã hội huyện Ia
H’Drai
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG THU BẢO
HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỄM XÃ HỘI IA H’DRAI,
TỈNH KON TUM
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CÓ ẢNH HƢỞNG DẾN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN IA H'DRAI
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Ia H'Drai
a. Vị trí địa lý
Đặc điểm điều kiện tự nhiên: Ia H’Drai là một huyện miền
núi, biên giới của tỉnh Kon Tum, cách Trung tâm của tỉnh 150 km.
Toàn huyện có 03 xã biên giới giáp với Campuchia; trong đó 03 xã
hưởng phụ cấp khu vực 0,7 và phụ cấp biên giới.
b. Đặc điểm xã hội
Dân số toàn huyện tăng đều từ năm 2015-2018, từ 6.850
người năm 2015 lên hơn 8.552 nhân khẩu năm 2018.
c. Đặc điểm kinh tế
Không giống như các địa phương khác và cả nước, nền kinh tế



11
đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây
dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản,
nền kinh tế của huyện Ia H’Drai đang chuyển dịch theo hướng tăng
công nghiệp – xây dựng, giảm ngành dịch vụ.
2.1.2. Đặc điểm của tổ chức Bảo hiểm xã hội huyện Ia
H’Drai
Theo đó, đứng đầu BHXH huyện Ia H’Drai là 01 Giám đốc,
tiếp đó là 01 Phó Giám đốc và 06 bộ phận phụ trách các công việc
chuyên môn. Tính đến cuối năm 2018, BHXH huyện Ia H’Drai có 21
cán bộ, nhân viên.
2.1.3. Tình hình hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện Ia
H'Drai trong thời gian qua
Nhìn chung, số thu luôn tăng từ năm 2015 đến năm 2018.
Bảng 2.3. Tình hình thu của BHXH huyện Ia H’Drai giai đoạn
2015 - 2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Tổng số người tham gia
đóng BHXH (Người)
- Trong đó bắt buộc
- Tự nguyện
Thu BHXH, BHYT, BHTN
Kế hoạch giao thu BHXH,
BHYT, BHTN
Tỷ lệ đạt (%)

Năm


Năm

Năm

Năm

2015

2016

2017

2018

812

1.025

1.393

1.308

800

1.002

1.362

1.267


12

23

31

41

2.587

13.151

15.384

22.619

2.500

12.619

15.157

22.235

103,48

104,2

101,49


101,7

Nguồn: BHXH huyện Ia H’Drai, 2015-2018


12
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG THU
BHXH TẠI BHXH HUYỆN IA H’DRAI TỈNH KON TUM
2.2.1. Thực trạng tuyên truyền về chế độ, chính sách
pháp luật BHXH
Trong những năm qua, BHXH huyện Ia H’Drai đã nhận thức
được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền về chế độ, chính sách
pháp luật BHXH. Theo đó, cơ quan BHXH đã thực hiện tuyên truyền
về chế độ, chính sách pháp luật về BHXH tới người dân với mục
đích để chính sách đi sâu vào cuộc sống của người dân hơn. BHXH
huyện đã phối hợp với các ban, ngành như Liên đoàn lao động tỉnh,
đài phát thanh, UBND huyện, xã, đài truyền thanh của tỉnh, huyện,
xã, các cơ quan báo chí để đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về BHXH đến đông đảo tầng lớp nhân dân trên địa
bàn tỉnh.
Hình thức tuyên truyền khá đa dạng như bài viết, hội nghị
tập huấn. Nhìn chung, số lượng các buổi tuyên truyền các loại đều
tăng.
2.2.2. Thực trạng lập dự toán thu BHXH
a. Tổ chức bộ máy công tác thu bảo hiểm xã hội huyện Ia
H’Drai
BHXH huyện Ia H’Drai do Giám đốc quản lý, điều hành
theo chế độ thủ trưởng. Giúp việc cho Giám đốc BHXH có 01 Phó
Giám đốc và 06 Bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ, chịu sự quản lý và

điều hành trực tiếp của Giám đốc.
b. Công tác lập dự toán thu bảo hiểm xã hội


13
Bảng 2.11. Tình hình lập dự toán và tình hình thực hiện dự toán
về số đối tượng năm 2015-2018
Đơn vị: Người
Năm

Dự toán

Thực hiện

Đạt (%)

Năm 2015

782

800

102,3

Năm 2016

991

1.002


101,1

Năm 2017

1.323

1.362

102,9

Năm 2018

1.211

1.267

104,6

Nguồn: BHXH huyện Ia H’Drai, 2015-2018
Như vậy việc thực hiện luôn vượt dự toán, đạt kế hoạch đặt
ra. Tuy nhiên, số lập dự toán thu của BHXH huyện Ia H’Drai chưa
sát với thực tế thực hiện.
2.2.3. Thực trạng quản lý đối tƣợng thu bảo hiểm xã hội
Bảng 2.14. Số đơn vị và số đối tượng tham gia BHXH năm 2015 –
2018 tại BHXH huyện Ia H’Drai
Đơn vị tính: đơn vị
Năm

Số đơn vị


Số đối tƣợng (ngƣời)

Năm 2015

39

618

Năm 2016

43

621

Năm 2017

62

592

Năm 2018

89

789

Nguồn: BHXH huyện Ia H’Drai, 2015-2018
Số lượng đơn vị và đối tượng tham gia BHXH tại BHXH
huyện Ia H’Drai đều tăng chứng tỏ rằng người dân và các doanh
nghiệp ngày càng có nhận thức tốt hơn về việc tham gia BHXH.

Nếu xét số lượng đơn vị tham gia BHXH so với tổng số


14
lượng đơn vị đang hoạt động trên địa bàn huyện Ia H’Drai, ta có kết
quả như sau:
Bảng 2.15. Bảng số liệu đơn vị trên địa bàn huyện Ia H’Drai giai
đoạn 2015-2018
Đơn vị tính: đơn vị
Số đơn
Năm

vị thực
tế

Số đơn vị

Số đơn vị

Tỷ lệ đơn vị

đã tham

chƣa tham

chƣa tham

gia

gia BHXH


gia BHXH

BHXH

(%)

Năm 2015

52

39

13

25

Năm 2016

61

43

18

29,51

Năm 2017

82


62

20

24,29

Năm 2018

101

89

12

11,88

Nguồn: BHXH huyện Ia H’Drai, 2015-2018
2.2.4. Thực trạng tổ chức thu bảo hiểm xã hội
Dựa trên số lượng lao động, mức lương đóng BHXH, hàng
tháng, cơ quan BHXH tính toán chính xác số tiền phải thu BHXH và
tiền lãi chậm đóng BHXH để thông báo cho chủ sử dụng lao động và
đôn đốc các đơn vị chuyển kịp thời về tài khoản thu của cơ quan
BHXH. Ngoài ra, BHXH huyện Ia H’Drai cũng giao chỉ tiêu cho
từng địa phương, góp phần khai thác tối đa nguồn lực để thực hiện
công tác thu BHXH ở các huyện. Nhờ đó, BHXH huyện Ia H’Drai
hoàn thành được chỉ tiêu được giao.


15

Bảng 2.18. Tình hình thực hiện số tiền thu BHXH tại tại BHXH
huyện Ia H’Drai giai đoạn 2015-2018
Đơn vị tính:
tỷ đồng
Năm

Năm

Năm

Năm

2015

2016

2017

2018

Tổng quỹ lương

7,69

24,46

44,83

55,96


Số phải thu

2,32

6,83

11,85

15,03

Số đã thu

2,3

6,4

11,85

14,95

100%

99,51%

Chỉ tiêu

99,01% 93,65%

Tỉ lệ thu BHXH


Nguồn: BHXH huyện Ia H’Drai, 2015-2018
Tỷ lệ thu BHXH trên địa bàn huyện Ia H’Drai chưa thực sự
cao, chỉ có năm 2017 đạt 100%.
Bảng 2.19. Tình hình nợ đọng BHXH tại BHXH huyện Ia H’Drai
giai đoạn 2015-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng số tiền thu BHXH
trong kỳ
Tổng số tiền nợ đọng BHXH
trong kỳ
Tỷ lệ nợ BHXH trong kỳ

Năm

Năm

Năm

Năm

2015

2016

2017

2018

2.300


6.400

11.847

14.953

12,7

45,4

77,9

236,1

0,55%

0,71%

0,66%

1,58%

Nguồn: BHXH huyện Ia H’Drai, 2015-2018
Tuy nhiên, tổng số tiền nợ đọng BHXH trong kỳ vẫn chiếm
tỷ trọng khá cao và có dấu hiệu tăng.


16
2.2.5. Thực trạng quyết toán thu

Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, BHXH tỉnh Kon
Tum trên cơ sở số liệu BHXH huyện Ia H’Drai cung cấp, lập kế
hoạch và thực hiện kiểm tra, quyết toán với huyện Ia H’Drai. Các nội
dung quyết toán gồm Số đơn vị; Số đối tượng; Tổng quỹ lương; Số
phải thu; Số đã thu và Tỉ lệ nợ đọng.
Trong thời gian qua, công tác thu BHXH tại huyện Ia H’Drai
được thực hiện khá nghiêm túc. Số quyết toán tại BHXH huyện Ia
H’Drai và số liệu quyết toán và BHXH Việt Nam đều khớp nhau.
2.2.6. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
pháp luật về BHXH
Hàng năm BHXH huyện Ia H’Drai đều lập kế hoạch thành
lập đoàn thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành luật BHXH, BHXH
đối với các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Ia H’Drai.
Bảng 2.27. Số vụ tiếp công dân tại BHXH huyện Ia H’Drai giai
đoạn 2015-2018
TT
1

Thực hiện thanh tra, kiểm tra
Công dân hỏi về BHXH, BHYT,

Năm Năm Năm Năm
2015

2016

2017

2018


08

09

06

04

BHTN
2

Đơn kiến nghị

02

04

03

01

3

Đơn khiếu nại

02

05

04


01

4

Đơn tố cáo của công dân

01

Nguồn: Báo cáo của các quỹ, BHXH huyện Ia H’Drai, 2015-2018
Các vụ tiếp dân về BHXH, BHYT, BHTN, đơn khiếu nại,
kiến nghị, tố cáo cũng có xu hướng giảm từ năm 2015-2018.


17
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC TRONG THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỄM
XÃ HỘI IA H’DRAI, TỈNH KON TUM
2.3.1. Thành công
- Công tác tuyên truyền về chế độ, chính sách pháp luật
BHXH đến người dân từng thôn, làng trên địa bàn huyện ngày càng
được các cấp ngành quan tâm hơn.
- Công tác lập dự toán thu BHXH được lãnh đạo quan tâm,
việc lập dự toán đi sâu sát với tình hình thực tế tại địa phương về số
lượng đơn vị, doanh nghiệp, đối tượng thu BHXH và số thu BHXH.
- Công tác quản lý đối tượng thu BHXH đạt được nhiều kết
quả tốt về số lượng và chất lượng.
- Công tác tổ chức thu BHXH ngày càng được thay đổi theo
hướng tích cực.
- Công tác quyết toán, kiểm tra công tác quyết toán thu

BHXH luôn được thực hiện thường xuyên.
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về
BHXH được chú trọng hơn.
2.3.2. Hạn chế
- Công tác tuyên truyền chưa được thực hiện một cách
thường xuyên, liên tục.
- Thời gian thực hiện Quyết định định giao dự toàn thu
BHXH hàng năm thường chậm nên cơ quan thực hiện chưa chủ động
được.
- Việc quản lý đối tượng thu chưa thực hiện nghiêm túc.
- Công tác tổ chức thu BHXH còng nhiều hạn chế.
- Công tác quyết toán thu còn chưa kịp thời.


18
- Công tác thanh tra, kiểm tra đơn vị SDLĐ được chú trọng
nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Chính sách BHXH chưa hoàn thiện, việc thực hiện chế độ
cho NLĐ còn nhiều vướng mắc.
- Năng lực, trình độ cán bộ cán bộ thực hiện công tác tuyên
truyền còn nhiều hạn chế chưa được đào tạo chuyên sâu.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức trong công tác lập dự
toán và quyết toán thu BHXH còn chưa đồng đều, chưa được đào tạo
chuyên sâu.
- Công tác quản lý Nhà nước về BHXH còn yếu kém.
- Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp chưa quan tâm
đến công tác quản lý thu BHXH.
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện BHXH còn
chưa được thực hiện thường xuyên, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh.

- BHXH huyện Ia H’Drai mới thành lập nên cơ chế tổ chức
thực hiện, chuyển đổi tác phong phục vụ chưa hoàn thiện.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG
THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỄM XÃ HỘI IA
H’DRAI, TỈNH KON TUM
3.1 CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Các dự báo về thay đổi môi trƣờng quản lý thu Bảo
hiểm xã hội trong tƣơng lai
Pháp luật về BHXH luôn thay đổi theo chiều hướng ngày
càng hoàn thiện hơn.


19
Các chính sách về BHXH cũng ngày càng được bố sung,
hoàn thiện và áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng hơn.
Trình độ, dân trí của người dân ngày càng tăng nên ý thức về
tham gia BHXH để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình và gia đình
cũng tăng theo.
3.1.2. Cơ sở pháp lý để đề xuất giải pháp
- Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 được Quốc
Hội thông qua ngày 20/11/2014 và có hiệu lực thi hành ngày
01/01/2016.
- Căn cứ Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban
Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội.
3.1.3. Quan điểm và phƣớng hƣớng hoàn thiện
a. Quan điểm
- Thu BHXH là một trong những xương sống của hệ thống
an sinh xã hội.
- Thu BHXH là một nhân tố quan trọng để thực hiện các

chính sách BHXH.
- Định hướng về chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước
về BHXH trong thời gian đến.
b. Phương hướng
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHYT đến với
người lao động và người dân trên địa bàn.
- Thường xuyên tham mưu kịp thời cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Kon Tum và phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực
hiện chính sách BHXH.
- Triển khai có hiệu quả các chương trình, quy chế kế hoạch
phối hợp liên ngành với các đơn vị.


20
3.1.4. Chiến lƣợc phát triển phục vụ cho công tác quản lý
thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Ia H’Drai
- Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hơn nữa năng lực và chất
lượng phục vụ của Ngành BHXH.
- Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản hoàn thành việc kết nối,
chia sẻ thông tin, dữ liệu với các ngành liên quan, tạo tiền đề để giảm
thủ tục hành chính.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHXH đến với
người lao động và người dân trên địa bàn.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC TRONG THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO
HIỂM XÃ HỘI HUYỆN IA H'DRAI
3.2.1. Hoàn thiện công tác tuyên truyền và nâng cao nhận
thức của ngƣời dân về chế độ, chinh sách pháp luật BHXH trên
địa bàn huyện Ia H’Drai
Tạo được sự ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền địa phương;

phối hợp tốt với các cơ quan, ban ngành, tổ chức đoàn thể trong công
tác tuyên truyền vận động để mỗi người dân.
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật, chính sách, chế độ BHXH.
Đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền, dễ nhớ dễ hiểu,
phù hợp với từng đối tượng tham gia BHXH.
Tăng cường tập huấn nghiệp vụ về BHXH cho các đại lý thu
BHXH, cán bộ phường bởi họ chính là những người nắm vững nhất
về số lượng chưa tham gia BHXH của các Hộ gia đình.
3.2.2. Hoàn thiện lập dự toán thu BHXH tại BHXH
huyện Ia H’Drai


21
Các dự toán được lập phải dựa vào đặc thù văn hóa, xã hội
của địa phương, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ia
H’Drai theo từng giai đoạn cụ thể, ....
BHXH huyện Ia H’Drai cũng nên hoàn thiện hơn nữa quy
chuẩn đánh giá công tác lập dự toán.
Việc lập dự toán cũng cần tính đến các yếu tố khách hàng có
khả năng tác động đến tình hình lao động, việc làm, khả năng phát
triển đối tượng tham gia BHXH theo Luật BHXH.
BHXH huyện Ia H’Drai cũng phải đánh giá dự toán để rút
kinh nghiệm cho những dự toán năm sau.
Dự toán thu phải bao gồm thuyết minh rõ ràng các nội dung
thu.
3.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý đối tƣợng thu
Tiếp tục thực hiện quản lý đối tượng thu trên máy tính, cập
nhật các phần mềm quản lý đối tượng thu hiện đại để áp dụng vào
địa phương.

Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ chưa biết rõ
cách sử dụng các phần mềm cũng như soạn thảo văn bản.
Quy định rõ việc cập nhật các thay đổi liên quan đến đối
tượng đang tham gia BHXH lên hệ thống phần mềm kịp thời.
Phân nhiệm các cán bộ quản lý thu BHXH cho từng vùng,
khu vực khác nhau.
Áp dụng doanh số về đối tượng thu BHXH cho các cán bộ,
nhân viên quản lý thu BHXH để tăng thêm tinh thần trách nhiệm với
công việc của các cán bộ này.
3.2.4. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý thu BHXH
trên địa bàn huyện Ia H’Drai


22
Thường xuyên báo cáo kịp thời những vướng mắc phát sinh
trong tổ chức thực hiện đến BHXH huyện.
Bố trí đủ cán bộ làm công tác thu BHXH để đáp ứng được
tình hình thu BHXH hiện nay.
Tiếp tục kiểm tra, quyết toán thực hiện chứng từ hồ sơ thu
BHXH hàng quý, năm. Kịp thời phát hiện và chấn chỉnh sai sót trong
nghiệp vụ.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, kiên quyết xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà trong giải
quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
3.2.5. Hoàn thiện công tác quyết toán
BHXH huyện Ia H’Drai cần tập trung đào tạo, đào tạo lại và
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thu
BHXH.
Nội dung đào tạo cần tập trung vào một số nghiệp vụ cơ bản
trong công tác kế toán, quản lý tài chính; phân tích hoạt động kinh tế,

phân tích tình hình thu, chi; nghiệp vụ về quản lý quỹ.
BHXH huyện Ia H’Drai cũng phải thường xuyên tổ chức các
cuộc thi trực tuyến để kiểm tra, đánh giá lại năng lực về nghiệp vụ
quyết toán thu.
3.2.6. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
pháp luật về BHXH
a. Nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm tra đơn vị thu BHXH
Sử dụng kết quả đóng BHXH của đơn vị là chỉ tiêu để xét thi
đua hàng năm.
Thực hiện khen thưởng kịp thời định kỳ hoặc đột xuất cho
các cán bộ thu có thành tích xuất sắc, hoàn thành nhiệm vụ được giao


23
và mở rộng được nhiều đối tượng thu BHXH.
Tiến hành thanh tra, kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp đang
kinh doanh trên địa bàn có sử dụng lao động bằng hình thức thanh
tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất, trong đó tăng cường thanh tra, kiểm
tra đột xuất để kịp thời phát hiện các vi phạm.
Thường xuyên theo dõi diễn biến tiền lương – tiền công của
đơn vị SDLĐ và NLĐ.
b. Tăng cường phối hợp liên ngành
Phân nhiệm cho cán bộ có đủ năng lực, trình độ, trách nhiệm
và liêm chính đảm nhiệm công tác thanh tra, kiểm tra.
Thực hiện báo cáo, phối hợp báo cáo, đối chiếu số liệu giữa
BHXH với các cơ quan ban ngành.
Tiếp tục trao đổi, giữ quan hệ chặt chẽ với các ngành chức
năng.
Ban hành các văn bản phối hợp giữa cơ quan BHXH và
Phòng Lao động Thương binh & Xã hội để tiến hành giám sát các

đơn vị thực hiện các quy định về lao động.
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nƣớc
3.3.2. Kiến nghị với BHXH Việt Nam
3.3.3. Kiến nghị với UBND tỉnh Kon Tum
3.3.4. Kiến nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum


×