Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH: XÉT NGHIỆM BỆNH PHẨM PHÂN, NƯỚC TIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 38 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC

BÁO CÁO THỰC HÀNH
BÀI 7: XÉT NGHIỆM BỆNH PHẨM PHÂN,
NƯỚC TIỂU
MÔN: VI SINH
LỚP: K7 Y ĐA KHOA
NHÓM 3 (TIẾT 9-10 T3)


Thành viên nhóm 3

18100005 18100015 18100029 18100032 18100037 18100041 18100049 18100067 18100075 18100101 18100100 18100120 18100124 18100127 18100007 18100025 18100059 18100089 -

BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Lưu Thị Kim Anh
Phạm Đức Công
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Hoàng Thu Hiền
Trần Minh Hoa
Trần Mai Hương
Dương Văn Khánh
Khổng Văn Mạnh
Nguyễn Như Ngọc
Nguyễn Tiến Thành
Nguyễn Trọng Thắng
Nguyễn Văn Tuấn
Hoàng Thị Uyên
Vương Thị Yên


Nguyễn Thị Trâm Anh
Dương Thị Thu Hà
Lê Thị Khánh Ly
Vũ Thị Phương

Page 1


Phần A. Trình bày chỉ định, quy trình lấy và từ chối bệnh
phẩm. Các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp và các bệnh lý
nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Chỉ định lấy bệnh phẩm nước tiểu

I.
-

II.

Xét nghiệm tìm vi khuẩn trong nước tiểu thường được chỉ định trong các trường hợp sau đây:
Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nghi nhiễm khuẩn đường tiết niệu (đái buốt, đái rát, nước
tiểu đục…)
Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao nhiễm khuẩn đường tiết niệu (sỏi đường tiết niệu, u chèn ép
đường tiết niệu, đặt thông tiểu…).
Bị bệnh ở cơ quan khác có thể đào thải vi khuẩn theo nước tiểu (thương hàn, bệnh do
Leptospira)

Quy trình lấy, vận chuyển bệnh phẩm nước tiểu
-

Gửi ngay đến phòng xét nghiệm, giữ ở 4oC trong vòng 4 giờ.


-

Lấy bằng phương pháp vô trùng tránh tối đa sự nhiễm bẩn từ cơ quan sinh dục ngoài.

1. Chuẩn bị
- Kiểm tra thông tin bệnh nhân : tên , tuổi, khoa phòng ( nếu bệnh nhân nội trú) với giấy chỉ định
- Ghi tên, tuổi bệnh nhân lên lọ lấy nước tiểu.
- Giải thích cho bệnh nhân về kỹ thuật và thực hiện.

2. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm
- Nước tiểu giữa dòng: Đây là loại nước tiểu thường thu thập gửi đến phòng xét nghiệm nhất.
Thời điểm lấy tốt nhất là vào buổi sáng, lúc này vi khuẩn đã có thời gian sinh sôi trong đêm tại
bàng quang. Lưu ý cần phải loại bỏ (khoảng 30 ml) phần nước tiểu đầu dòng vì phần này thường
bị ngoại nhiễm các vi khuẩn thường trú tại vùng niệu-sinh dục. Lượng nước tiểu 30 ml sau đó
được lấy vào lọ vô trùng miệng rộng (thể tích khoảng 50ml). Đậy chặt nắp lọ sau khi lấy xong.

BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 2


- Lấy nước tiểu qua ống dẫn lưu: Bệnh nhân có ống dẫn lưu nước tiểu là đối tượng có nguy cơ
cao mắc nhiễm trùng đường tiết niệu.Để tránh ngoại nhiễm, cần sát trùng vùng catheter rút nước
tiểu bằng alcohol 90o , rút nước tiểu bằng kim tiêm vô trùng.
Lưu ý: không thu thập nước tiểu trong túi chứa nước tiểu và đầu catheter ống dẫn lưu nước tiểu
để nuôi cấy thường có nhiều vi khuẩn thường trú tăng sinh.
- Lấy nước tiểu qua chọc hút trên xương mu, từ thận, niệu quản, bàng quang qua can thiệp phẫu
thuật, thủ thuật: Đây là các phương pháp khá xâm lấn để thu thập nước tiểu mà không bị ngoại
nhiễm. Kết quả nuôi cấy từ bệnh phẩm này phản ánh khá chính xác tình trạng nhiễm trùng tiểu.


3. Vận chuyển và bảo quản
Vận chuyển:
- Mẫu nước tiểu cần được đưa xuống phòng xét nghiệm ngay trong vòng 2 giờ để nuôi cấy
Bảo quản
- Nếu không thể vận chuyển được ngay đến phòng xét nghiệm thì giữ trong ngăn mát tủ lạnh 40C
trong vòng 18 giờ

III.

Từ chối bệnh phẩm nước tiểu
1. Bệnh phẩm không có dán nhãn thông tin
Bệnh phẩm không có dán nhãn thông tin sẽ được từ chối [1]. Khi nhận mẫu bệnh phẩm phải
kiểm tra đối chiếu thông tin ghi trên mẫu bệnh phẩm xem có trùng khớp với phiếu yêu cầu xét
nghiệm: họ tên tuổi, khoa phòng, loại bệnh phẩm yêu cầu, kiểm tra xem mẫu bệnh phẩm được
lấy có đúng qui cách không? Nếu đúng qui cách thì nhận làm xét nghiệm, nếu không đúng qui
cách thì trả lại giấy và mẫu bệnh phẩm không đúng qui cách [2].

2. Bệnh phẩm rò rỉ, chảy ra khỏi dụng cụ chứa bệnh phẩm [1]
Nếu sản phẩm quá nhiều, tràn ra, lấy quá 2/3 mức quy định trên dụng cụ, có hiện tượng nhỏ rọt rỉ
thì sẽ được phòng vi sinh từ chối mẫu do mẫu không đạt tiêu chuẩn. Các bệnh phẩm này bị từ
chối do nguy cơ bị ngoại nhiễm, nhiễm các vi khuẩn không gây bệnh khác. Khi cấy bệnh phẩm
lên gặp các vi hệ khác với mong muốn, gây giảm chất lượng bệnh phẩm.

3. Bệnh phẩm là đầu catheter ống dẫn lưu nước tiểu

BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 3



Theo bộ y tế, bệnh phẩm ở đầu catheter ống dẫn lưu nước tiểu cũng là một trong những tiêu chí
khiến bệnh phẩm bị từ chối [1]. Vì đầu catherter nhiều vi khuẩn ngoại lai, các vi khuẩn không
gây bệnh xâm nhập có thể xâm nhập. Do đó khi cấy bệnh phẩm này lên cũng thu được kết quả
sai lệch.

4. Nước tiểu đựng trong môi trường tăng sinh
Nước tiểu đựng trong môi trường tăng sinh làm cho các vi khuẩn khác xâm nhập vào và tăng
sinh trong mội trường [1]. Hậu quả là những vi khuẩn không mong muốn phát triển mạnh, thu
được kết quả không mong muốn.

5. Nước tiểu trên 48 giờ (nếu không bảo quản trong môi trường acid boric)
Nước tiểu trên 48 giờ (nếu không bảo quản trong môi trường acid boric) khiến vi khuẩn gây
bệnh chết, khi cấy lên xuất hiện âm tính giả [1]. Ngoài ra ta có thể thu được vi khuẩn khác khi
nuôi cấy cho hiện tượng dương tính giả. Nên tốt nhất, bệnh phẩm nước tiểu nên được gửi đến
phòng xét nghiệm vi sinh trong vòng 48 giờ ( trường hợp không sử dụng acid boric để bảo quản).

Các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiết niệu thường gặp

IV.
-

V.

Pseudomonas (Trực khuẩn mủ xanh)
Enterobacteriaceae (Họ vi khuẩn đường ruột): E.coli, Các loài Klebsiella.
Streptococcus (Liên cầu)
Enterococcus faecalis (Cầu khuẩn đường ruột)
Staphylococcus aureus (Tụ cầu vàng)
Staphilococcus saprophyticus.


Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu

1. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu do Enterobacteriaceae
1.1.
Đặc điểm chung
- Nơi cư trú : các vi khuẩn đường ruột thường sống ở ống tiêu hóa , có thể gây bệnh hoặc không
gây bệnh.
- Hình thể: họ vi khuẩn đường ruột bao gồm các trực khuẩn gram âm, có thể di động hoặc không
nhưng nếu di động thì có nhiều lông xung quanh thân
- Nuôi cây: hiếu khí hoặc kị khí tùy tiện; có thể mọc được trên các môi trường nuôi cây thông
thường

BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 4


- Đặc điểm hóa sinh học: không có men oxidase; lên men đường glocose có kèm theo sinh hơi
hoặc không; khử nitrat thành
nitrit.
-Các thành viên của họ vi khuẩn
đường ruột đứng đầu trong các
căn nguyên vi khuẩn gây tiêu
chảy . Ngoài đường tiêu hóa các
vi khuẩn đường ruột có thể gây
bệnh ở nhiều cơ quan khác như
tiết niệu, hô hấp, thần kinh...
- Trong đó các vi khuẩn gây bệnh
đường tiết niệu là: salmonella,

shigellae,
e.coli,
klabsiella,
proteus....( đặc biệt vi khuẩn e.coli
và klabsiella )
Biểu đồ tổng hợp tỷ lệ gây bệnh viêm đường tiêt niệu của vi khuẩn
đường ruột ( complicated UT1)

1.2.

E.coli - Nhiễm khuẩn tiết niệu do E.coli

- Các bệnh do e.coli gây nên liên quan đến đường tiết niệu
như: nhiễm trùng bàng quang ( 1 trong những bệnh nghiêm
trọng) nhiễm trùng niệu quản ,……
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) do Escherichia coli (E.
coli) là loại nhiễm trùng phổ biến nhất ở phụ nữ. Tình trạng
kháng kháng sinh của E. coli đang tăng nhanh, khiến các bác
sĩ ngần ngại khi lựa chọn kháng sinh đường uống.
- Các chủng E. coli gây bệnh Uropathogen sở hữu một kho
chứa các yếu tố độc lực góp phần vào khả năng vượt qua các cơ chế phòng vệ khác nhau gây ra
bệnh. Các yếu tố độc lực nằm trong gen độc lực bao gồm fimbriae (giúp bám dính và xâm nhập
của vi khuẩn), hệ thống thu nhận sắt (cho phép vi khuẩn sống trong môi trường hạn chế chất sắt
của đường tiết niệu), Flagella và độc tố (thúc đẩy sự phát tán của vi khuẩn) Các gen .Virulence
nằm trên các yếu tố di truyền có thể truyền (plasmid) và / hoặc trên nhiễm sắc thể để các chủng
không gây bệnh có được các yếu tố độc lực mới từ DNA phụ kiện .
- Các kháng nguyên O,H,K có vai trò nhất định trong cơ chế gây bệnh của e.coli . như kháng
nguyên K là kháng nguyên vỏ có vai trò bảo vệ cho một loại vi khuẩn dưới những điều kiện nhất
định, và làm giảm thực bào ,…


BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 5


- Đặc biệt pili có vai trò quan trọng nhất trong cơ chế gây bệnh
của e.coli. Nhờ pili vi khuẩn có thể bám lên mội trường lỏng
hoặc tế bào. ( /> Điều trị
- E.coli là vi khuẩn có tính kháng thuốc cao
- Cotrimoxazole là một loại kháng sinh điển hình được sử dụng
để điều trị UTI, nhưng sự kháng thuốc của E. coli với thuốc này
đã tăng lên rõ rệt. Theo các tài liệu được công bố trong thập kỷ
qua, ở châu Á, tỷ lệ kháng thuốc 10 ~ 15% đối với loại thuốc
này đã được báo cáo ở Nhật Bản, với tỷ lệ kháng khoảng 30%
được quan sát thấy ở Trung Quốc và Hàn Quốc . Ở châu Âu và
khu vực Địa Trung Hải, tỷ lệ kháng E.coli đối với
Cơ chế gây bệnh
cotrimoxazole thay đổi nhưng thường trên 15%. Tuy nhiên, có một báo
cáo thú vị trong đó các tác giả nhấn mạnh vai trò của cotrimoxazole trong
kháng sinh theo kinh nghiệm do tỷ lệ kháng với cotrimoxazole gần đây ở một số nước châu Âu
giảm do tỷ lệ kê đơn thấp]. Tuy nhiên, có thể không thể tái sử dụng thuốc trên toàn thế giới trong
vòng vài năm tới và cần phải theo dõi chặt chẽ dữ liệu giám sát.
( />
1.3.

Klebsiella - Bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu do Klebsiella

- Các loài Klebsiella được coi là mầm bệnh cơ hội
xâm chiếm bề mặt niêm mạc mà không gây bệnh lý;
tuy nhiên, từ niêm mạc Klebsiella có thể phổ biến đến

các mô khác gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng bao
gồm viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng
máu và nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng K.
pneumoniae đặc biệt là một vấn đề ở trẻ sơ sinh,
người già và người bị suy giảm miễn dịch trong môi
trường chăm sóc sức khỏe. Sinh vật này cũng chịu
trách nhiệm cho một số lượng đáng kể các bệnh
nhiễm trùng mắc phải trong cộng đồng trên toàn thế
giới. Xác định các đặc điểm của các bệnh nhiễm trùng này là khả năng lây lan di căn và tỷ lệ mắc
và tử vong đáng kể của chúng. Các chủng Klebsiella liên quan đến các bệnh nhiễm trùng này
được coi là gây dị ứng và các nghiên cứu dịch tễ học gần đây chỉ ra rằng các chủng này có chung
đặc điểm di truyền cụ thể.
BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 6


- Độc lực : Bốn yếu tố, viên nang, lipopolysacarit, fimbriae và siderophores, đã được nghiên cứu
kỹ và rất quan trọng đối với độc lực trong ít nhất một mô hình nhiễm trùng. Một số yếu tố khác
đã được đặc trưng ít hơn nhưng cũng quan trọng trong ít nhất một mô hình nhiễm trùng. Tuy
nhiên, có một lượng không đồng nhất đáng kể trong các chủng K. pneumoniae và không phải
yếu tố nào cũng đóng vai trò quan trọng như nhau trong tất cả các chủng Klebsiella có độc lực.
Các nghiên cứu gần đây đã xác định thêm các yếu tố độc lực của K. pneumoniae và dẫn đến hiểu
biết sâu sắc hơn về các yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của mầm bệnh này ở nhiều vị trí
mô khác nhau. Nhiều trong số các gen này mã hóa các protein có chức năng chuyển hóa và điều
hòa phiên mã. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để mô tả các yếu tố mới được phát hiện
này, hiểu được sự khác biệt giữa các bệnh nhân khỏe mạnh và suy giảm miễn dịch và xác định
các mục tiêu của vi khuẩn hoặc vật chủ hấp dẫn để điều trị các bệnh nhiễm trùng
này.( />
2. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu do Pseudomonas


(a) Hình ảnh của vi khuẩn cơ hội Pseudomonas aeruginosa trên máy quét điện tử. (b) P.
aeruginosa sản xuất sắc tố trên môi trường thạch cetrimide cho thấy sắc tố màu xanh lá cây
được gọi là pyocyanin.

Khả năng gây bệnh tại đường tiết niệu

BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 7


-

Nhiễm trùng tiểu: sốt, tiểu nhiều, tiểu rát, mùi khó chịu, có máu
Viêm thận, bể thận.

2.1.

-

Phân tích nước tiểu

2.2.

-

Chẩn đoán
Nguyên nhân


Chủ yếu do đặt ống thông đường tiểu khi vi khuẩn bám trên ống thông

2.3.

Phòng ngừa

-

Vệ sinh sạch sẽ thiết bị y tế , tránh lây nhiễm khuẩn bệnh viện

-

Vệ sinh tay sạch sẽ

Hạn chế đi bơi ở những hồ bơi công cộng, bởi các loại trực khuẩn này có cơ hội xâm nhập vào
cơ thể thông qua nguồn nước ô nhiễm cao hơn bình thường

2.4.

-

Điều trị

Với những người bệnh nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh thường rất khó điều trị, bởi loại vi
khuẩn này hầu như kháng lại rất nhiều loại kháng sinh đang sử dụng hiện nay.

-

Các loại thuốc kháng sinh thường sử dụng trong điều trị nhiễm trực khuẩn mủ xanh bao gồm:
Tobramycin, Amikacin, Carbenicillin, Cefaperazon, Ceftazidim.


-

Đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng tại chỗ, bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch rửa acid axetic
1%.

-

Các loại thuốc mỡ Colistin và Polymycin B cũng được sử dụng để bôi vào vết thương này

3. Viêm cầu thận cấp do liên cầu (Streptococci)
3.1.
Đại cương
3.1.1.
Định nghĩa
Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn
là bệnh tổn thương cầu thận cấp tính do cơ chế miễn
dịch, xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn. Biểu hiện lâm
sàng là hội chứng viêm cầu thận cấp: phù, đái ít, tăng
huyết áp, đái ra máu đại thể hoặc vi thể, protein niệu,
xảy ra đột ngột, diễn biến trong một thời gian ngắn
BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 8


vài tuần, vài tháng.

3.1.2.


Nguyên nhân

Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn xảy ra
sau nhiễm liên cầu khuẩn ở họng hoặc da 1- 3 tuần.
Tất cả các týp liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A
đều có thể gây thấp tim, nhưng chỉ có một số týp gây
ra viêm cầu thận cấp, đó là các týp 1, 2, 4, 12, 18, 25,
49, 55, 57 và 60. Týp 12 hay gây viêm họng vào mùa
đông, týp 49 hay gây viêm da vào mùa hè.
Liên cầu khuẩn hình cầu, liên kết với nhau thành chuỗi

3.1.3.

Hình ảnh mô bệnh học thận

Hình ảnh mô bệnh học thận của viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn là thể viêm cầu thận
tăng sinh nội mao mạch. Hình ảnh đặc trưng là:

+ Cầu thận to hơn bình thường, búi mao mạch sưng phồng làm hẹp khoang Bowman, xâm nhập
dày đặc các tế bào vào cầu thận chủ yếu bạch cầu đơn nhân, bạch cầu đa nhân, đôi khi cả bạch
cầu lympho và bạch cầu ái toan ở lòng mao mạch cầu thận.

BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 9


+ Sưng phồng và tăng sinh tế bào nội mô mao
mạch cầu thận, tăng sinh tế bào gian mạch, nở
rộng khoang gian mạch.

(Mô bệnh học cầu thận của bệnh nhân viêm cầu
thận sau nhiễm liên cầu khuẩn)
+ Lắng đọng phức hợp miễn dịch dạng hạt mịn
và hạt thô dọc theo mao mạch cầu thận và trong khoang gian mạch, lắng đọng dưới tế bào biểu
mô tạo thành hình giống như bướu lạc đà gọi là lắng đọng hình gò. Phức hợp miễn dịch lắng
đọng là IgG, bổ thể C3, properdin, đôi khi cả IgM, bổ thể C4, fibrin/fibrinogen, không thấy lắng
đọng IgA.

3.2.
3.2.1.

-

-

-

Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán
Triệu chứng lâm sàng

Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn thường gặp ở trẻ em 5-15 tuổi, nhiều nhất 710 tuổi. Trẻ dưới 5 tuổi và người lớn cũng có thể gặp, nhưng hiếm hơn. Người ta thấy có 5-10%
số trẻ em bị viêm họng do liên cầu khuẩn, và 25% số trẻ em bị viêm da do liên cầu khuẩn, bị
viêm cầu thận cấp. Triệu chứng viêm cầu thận cấp xuất hiện đột ngột sau nhiễm liên cầu khuẩn.
Nếu nhiễm khuẩn họng, thường sau nhiễm khuẩn 7-14 ngày. Nếu nhiễm khuẩn da thì triệu chứng
viêm cầu thận cấp xuất hiện muộn hơn, thường sau 21 ngày. Nếu triệu chứng viêm cầu thận cấp
xuất hiện sớm dưới 4 ngày sau nhiễm liên cầu khuẩn, thì thường là bệnh nhân đã có bệnh thận từ
trước. Khi xuất hiện triệu chứng viêm cầu thận cấp thì triệu chứng nhiễm khuẩn thường không
còn, chỉ còn một số ít trường hợp vẫn còn triệu chứng nhiễm khuẩn. Bệnh có thể tiến triển rầm rộ
với đầy đủ các triệu chứng của hội chứng viêm cầu thận cấp, nhưng cũng có thể kín đáo chỉ có
hồng cầu niệu vi thể và protein niệu mà không có biểu hiện lâm sàng. Một số trường hợp nặng,

có thể có các biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân. Triệu chứng điển hình của viêm cầu thận
cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn gồm:
Phù: phù là triệu chứng thường gặp nhất, là dấu hiệu đầu tiên giúp người ta phát hiện bệnh. Phù
xuất hiện đầu tiên ở hai mi mắt, buổi sáng ngủ dậy thấy nặng mi mắt, hai mi mắt căng mọng, mất
nếp gấp.
Đái ít: đi kèm với phù là đái ít, số lượng nước tiểu dưới 500 ml/24giờ, có khi chỉ vài trăm mililit.
Phù càng nặng thì số lượng nước tiểu càng ít, nước tiểu xẫm màu. Nếu có biến chứng suy thận
cấp thì bệnh nhân vô niệu (lượng nước tiểu dưới 100 ml/24 giờ).
Đái ra máu đại thể: có khoảng 30% bệnh nhân có đái ra máu đại thể toàn bãi, nước tiểu có màu
hồng đến đỏ đục như nước rửa thịt.
Tăng huyết áp: tăng huyết áp là triệu chứng thường gặp, xuất hiện sau phù một vài ngày. Huyết
áp thường tăng ở mức độ vừa phải (140-160/90 mmHg).
BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 10


-

Đau vùng hố thắt lưng: bệnh nhân thường có cảm giác đau tức hai hố thắt lưng, dấu hiệu vỗ hố
lưng gây đau nhẹ.
Triệu chứng nhiễm liên cầu khuẩn: hầu hết các bệnh nhân khi xuất hiện viêm cầu thận thì không
còn triệu chứng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên có một số bệnh nhân vẫn còn triệu chứng nhiễm khuẩn
ở họng hoặc ở da với biểu hiện sốt nhẹ, đau rát họng, ho, thành họng đỏ, hai amydal có thể có
hốc mủ, hoặc viêm da liên cầu với biểu hiện những đám mụn nước nông trên da, ngứa, dịch tiết
từ nốt phỏng nước có mùi tanh.

3.2.2.
-


Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định.
Chấn đoán phân biệt.
Chẩn đoán thể lâm sàng.

3.2.3.

Biến chứng

Có khoảng dưới 5% số bệnh nhân viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn xảy ra các
biến chứng nặng.
-

Suy thận cấp
Viêm cầu thận tiến triển nhanh
Phù phổi cấp
Hội chứng não do tăng huyết áp
Suy tim trái hoặc suy tim toàn bộ
Hội chứng thận hư

3.3.

Điều trị

Điều trị viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn bao gồm điều trị nhiễm khuẩn, điều trị
triệu chứng viêm cầu thận cấp, dự phòng và điều trị các biến chứng nếu xảy ra.

3.4.


Dự phòng viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn

Việc dự phòng viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu bao gồm dự phòng nhiễm liên cầu
khuẩn, và điều trị kháng sinh tích cực để loại trừ viêm do nhiễm liên cầu khuẩn. Cần giữ vệ sinh
răng miệng, giữ vệ sinh da, nếu viêm amydal hay tái phát cần phẫu thuật cắt bỏ amydal hoặc nạo
VA cho trẻ em.

3.5.

Tiến triển và tiên lượng

Nói chung viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn thường có tiên lượng tốt. 90-95%
trẻ em khỏi hoàn toàn, các triệu chứng lâm sàng hết sau một vài tuần, protein niệu về âm tính,
BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 11


hồng cầu niệu về âm tính muộn hơn nhưng thường không quá 3 tháng. Viêm cầu thận cấp sau
nhiễm liên cầu khuẩn ở người lớn có tỉ lệ khỏi hoàn toàn thấp hơn, chỉ khoảng 80-85% số bệnh
nhân, số còn lại bệnh chuyển sang tiến triển mạn tính.
Cho đến hiện nay vẫn còn khoảng dưới 2% số bệnh nhân bị tử vong do các biến chứng
như phù phổi cấp, suy thận cấp, hội chứng não do tăng huyết áp.

4. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu do Enterococcus faecalis
4.1.
Triệu chứng bệnh
Người bệnh có các biểu hiện khó chịu trên hệ niệu khi đi tiểu như tiểu lắt nhắt, tiểu gắt
buốt, muốn đi tiểu nhiều lần hay cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang dù mới đi tiểu
xong. Bệnh nhân tiểu đục, tiểu mủ, nước tiểu lẫn máu hay nặng mùi. Ngoài ra, người bệnh cũng

có thể đi khám do cảm giác đau hạ vị khi viêm bàng quang hay đau vùng hông lưng khi viêm
đường tiết niệu tại thận. Nếu thận có sỏi gây ứ nước, nhiễm trùng hay áp-xe thận, khám vùng này
người bệnh sẽ rất đau. Hoặc cũng có thể không có triệu chứng gì đặc biệt, mà chỉ tình cờ phát
hiện khi đi khám sức khỏe tổng quát
Do thận là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với máu. Hằng ngày, thận phải tiếp nhận một lượng
máu rất lớn đến để lọc và hình thành nước tiểu. Do đó, khi vi trùng xâm nhập vào hệ niệu thì
cũng rất dễ dàng vào máu lan ra toàn thân. Lúc này, người bệnh có biểu hiện sốt cao, rét run từng
cơn, môi khô, lưỡi dơ, vẻ mặt hốc hác. Dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc biểu hiện rõ .

4.2.

Cơ chế bệnh sinh

Con đường nhiễm khuẩn: Vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu qua hai
con đường: ngược dòng hoặc theo dòng máu. Đối với Enterococcus thì thường sẽ nhiễm khuẩn
ngược dòng bệnh viện do dụng cụ như đặt ống thông niệu đạo- bàng quang là rất dễ xảy ra cho
cả nam và nữ, cũng là nguy cơ cao nhất gây nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện
Tuy nhiên còn có các yếu tố thuận lợi giúp cho nhiễm khuẩn Enterococcus xảy ra là do
các bệnh gây tắc nghẽn đường niệu làm ứ trệ dòng nước tiểu, tạo điều kiện cho nhiễm trùng. Ví
dụ cho các bệnh thường gặp đó là: sỏi thận tiết niệu, u thận tiết niệu, u bên ngoài đè ép vào niệu
quản, u tiền liệt tuyến hoặc phì đại lành tính tiền liệt tuyến, dị dạng thận, niệu quản …

4.3.
-

Phòng bệnh

Phải uống đủ nước, mỗi ngày 2-2,5 lit giúp thận tăng bài tiết nước tiểu, tăng tống xuất vi trùng ra
ngoài, hạn chế lây nhiễm ngược dòng.


-

Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục-tiết niệu. Với nữ giới phải vệ sinh kinh nguyệt.

-

Những bệnh nhân từng bị hoặc đang bị sỏi thận-tiết niệu phải thường xuyên khám và tầm soát
nhiễm trùng tiểu để điều trị sớm, can thiệp lấy sỏi khi có chỉ định.
BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 12


-

Khi nhiễm khuẩn tiết niệu phải điều trị đúng phương pháp và triệt để ngay từ đầu, phòng ngừa tái
diễn.

5. Nhiễm khuẩn tiết niệu do Straphylococcus aureus
5.1.
Khả năng gây bệnh
-

-

-

Đối với bệnh về đường tiết niệu, tụ cầu vàng thường gây viêm tiền liệt tuyến, áp xe thận và
nhiễm khuẩn sau mổ.
Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu thường là tình trạng nhiễm khuẩn của bàng quang

niệu đạo, kể cả bộ phận sinh dục của nam giới (tiền liệt tuyến, tinh hoàn). Có thể gặp các hình
thái sau: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn cấp, viêm mào
tinh cấp...
Viêm bàng quang cấp tính thường không có sốt. Ngược lại viêm tiền liệt tuyến và tinh hoàn thì
thường có sốt, 39 độC.
Toàn trạng ít thay đổi.
Nổi bật là các triệu chứng kích thích bàng quang: Đái buốt, đái rắt, đau tức hạ vị. Nước tiểu đục,
có mủ hoặc có máu.
Khám lâm sàng thấy đau ở hạ vị khi ấn, có khi phát hiện thấy cầu bàng quang mạn tính (ứ đọng
nước tiểu trong bàng quang mạn tính), thăm trực tràng thấy tiền liệt tuyến to đau (viêm tiền liệt
tuyến cấp); tinh hoàn một bên sưng nóng đỏ (viêm tinh hoàn mào tinh cấp).
Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu không có biểu hiện lâm sàng.

5.2.
-

Miễn dịch thu được: thấp
Hàng rào tế bào tự nhiên, trong đó thực bào có vai trò quan trọng nhất
Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào: tiết lymphkin và hoạt hóa đại thực bào -> không tăng
được sự diệt khuẩn
Miễn dịch dịch thể cũng xuất hiện -> không có vai trò bảo vệ ý nghĩa

5.3.
-

-

Miễn dịch

Chẩn đoán


Chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu dựa vào xét nghiệm tìm vi khuẩn trong nước tiểu. Các xét
nghiệm khác (X quang, siêu âm, xét nghiệm máu) giúp tìm ra các tắc nghẽn của đường tiết
niệu, đánh giá mức độ tổn thương...
Cấy nước tiểu

BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 13


+ Nhiễm khuẩn tiết niệu được chẩn đoán khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu >105/ml hoặc có
nhiều bạch cầu với số lượng >104/ml.
+ Xét nghiệm nước tiểu rất quan trọng cho chẩn đoán do đó khi lấy mẫu xét nghiệm phải sát
trùng kỹ vùng bộ phận sinh dục và cho bệnh nhân đái bỏ nước tiểu đầu bãi để tránh tạp khuẩn.
-

Xét nghiệm máu
+ Bạch cầu tăng, nhất là bạch cầu đa nhân trung tính.
+ Tốc độ lắng máu (VSS) cao.
+ CRP (C Reactive Proteine) tăng (bình thường 2-8).
+ Định lượng ure, creatinin máu để đánh giá chức năng thận, nhất là khi có tắc nghẽn đường bài
tiết nước tiểu.

-

X quang
Dấu hiệu X quang rất cần thiết để phát hiện các dị vật đường tiết niệu, tìm ra các chỗ tắc nghẽn
và mức độ tắc nghẽn, phát hiện trào ngược bàng quang-niệu quản…


6. Nhiễm khuẩn tiết niệu do Staphylococcus saprophyticus
6.1.
Staphylococcus saprophyticus
Staphylococcus saprophyticus là một loại cầu khuẩn Gram
dương thuộc chi Staphylococcus. S. saprophyticus là một nguyên
nhân phổ biến của nhiễm trùng đường tiết niệu cộng đồng.

6.2.

Dịch tễ học và sinh bệnh học

Ở người, S. saprophyticus được tìm thấy trong hệ thực vật bình
thường của đường sinh dục nữ và đáy chậu. Nó cũng được phân
lập từ các nguồn khác, bao gồm các sản phẩm thịt và phô mai, rau, môi trường, và đường tiêu
hóa của con người và động vật. S. saprophyticus gây ra 10-20% nhiễm trùng đường tiết niệu
(UTI). Ở nữ 17-27, đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai của UTI mắc phải cộng đồng, sau
Escherichia coli. Hoạt động tình dục làm tăng nguy cơ nhiễm trùng S. saprophyticus UTI vì vi
khuẩn được di chuyển từ hệ thực vật bình thường của âm đạo và đáy chậu vào niệu đạo. Hầu hết
các trường hợp xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi quan hệ tình dục, bị nhiễm trùng này với biệt
danh "viêm bàng quang tuần trăng mật". S. saprophyticus có khả năng tuân thủ chọn lọc với
urothelium của con người. Chất kết dính cho S. saprophyticus là một cấu trúc lactosamine. S.
saprophyticus không tạo ra ngoại độc tố.

6.3.

Đặc điểm lâm sàng

BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 14



Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu do S. saprophyticus thường xuất hiện với viêm
bàng quang có triệu chứng. Các triệu chứng bao gồm cảm giác nóng rát khi đi tiểu, cảm giác
muốn đi tiểu thường xuyên hơn bình thường, 'hiệu ứng nhỏ giọt' sau khi đi tiểu, bàng quang yếu,
cảm giác đầy hơi với những cơn đau do dao cạo ở vùng bụng dưới quanh vùng bàng quang và
buồng trứng, và dao cạo- như đau khi giao hợp. Đau sườn đã được ghi nhận và có thể bị nhầm
lẫn với các triệu chứng của sỏi thận. Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến thận cũng thường
được ghi nhận.

6.4.

Chẩn đoán

Trầm tích nước tiểu của bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu S. saprophyticus có hình
dạng đặc trưng dưới kính hiển vi biểu hiện bạch cầu, hồng cầu và vón cục do cocci bám vào các
yếu tố tế bào. Các phương pháp sàng lọc hóa học đối với vi khuẩn niệu, chẳng hạn như nitrat
nước tiểu và glucose không phải lúc nào cũng phát hiện nhiễm S. saprophyticus. Điều này là do
không giống như nhiễm trùng đường tiết niệu Enterobacteriaceae gram âm, S. saprophyticus
không làm giảm nitrat và có thời gian tạo ra lâu hơn, do đó không tiêu thụ glucose nhanh như
vậy. Ngay cả khi nhiễm trùng như vậy xảy ra phía trên cổ bàng quang, số lượng đơn vị hình
thành khuẩn lạc thấp (dưới 105 cfu / ml) vẫn thường xuất hiện.
S. saprophyticus được xác định là thuộc chi Staphylococcus sử dụng xét nghiệm nhuộm
Gram và catalase. Nó được xác định là một loại staphylococci âm tính coagulase (CoNS) bằng
cách sử dụng xét nghiệm coagulase. Cuối cùng, S. saprophyticus được phân biệt với S.
cholermidis, một loài CoNS gây bệnh khác, bằng cách kiểm tra tính mẫn cảm với novobiocin
kháng sinh. S. saprophyticus kháng với novobiocin, trong khi S. cholermidis nhạy cảm với
novobiocin.

6.5.


Điều trị

Nhiễm trùng đường tiết niệu S. saprophyticus thường được điều trị bằng trimethoprimsulfamethoxazole hoặc với một quinolone như là một mình norfloxacin. Nó cũng đã được chứng
minh là nhạy cảm với ampicillin & ceftriaxone.
Nhiều biện pháp khắc phục tại nhà hoặc phương pháp điều trị tự nhiên cho nhiễm trùng
đường tiết niệu không được chứng minh lâm sàng, chẳng hạn như nước ép nam việt quất, kiềm
hóa, và nhiều loại thảo mộc và gia vị phổ biến. Một số cho thấy lời hứa, chẳng hạn như ảnh
hưởng đến sự hình thành màng sinh học trên bề mặt hoặc thiết bị y tế và trong các tình huống in
vitro khác.

BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 15


Phần B. Trình bày chỉ định, quy trình lấy và từ chối bệnh
phẩm. Các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp và các bệnh lý
nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.
I. Chỉ định lấy bệnh phẩm phân
- Các mẫu phân được dùng để chẩn đoán vi sinh rất hiệu quả, là mẫu xét nghiệm ưu tiên cho nuôi cấy vi
khuẩn, virus và ký sinh trùng.
- Chỉ định lấy bệnh phẩm phân khi bệnh nhân bị mắc các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn đường tiêu hoá
như: tả (V.cholerae), lỵ (Shigella), thương hàn (Salmonella), tiêu chảy (E.coli, Plesiomonas shigelloides),

- Bệnh phẩm nên được lấy trước khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh, đạt hiệu quả tốt nếu được thu thập
ngay sau khi bệnh nhân ỉa chảy cấp (với virus < 48 giờ và vi khuẩn < 4 ngày).

II. Quy trình lấy bệnh phẩm phân
1. Quy trình lấy bệnh phẩm phân:

1.1. Phần 1. Chuẩn bị.
-

Lấy vào giai đoạn sớm của bệnh, tước khi dùng
kháng sinh. Mẫu phân phải trong tình trạng tự nhiên nhất,
vì vậy không nên sử dụng các loại thuốc tây trước khi lấy
mẫu. Tránh những loại thuốc có thể khiến mẫu phân của bạn
mềm ra như Pepto Bismol, Maalox, dầu khoáng, thuốc kháng
axit và Kaopectate. Ngoài ra, nếu bạn đã sử dụng Barium
Swallow (hợp chất kim loại được dùng khi chụp X-quang để
xem xét những bất thường trong thực quản và dạ dày) thì bạn
nên hoãn việc lấy mẫu phân lại.[1]

-

Trao đổi với bác sỹ. Bác sỹ sẽ cung cấp cho bạn những dụng cụ
cần thiết để thực hiện quá trình lấy mẫu phân và cả lọ để đựng mẫu
kiểm tra đó. Nhờ bác sỹ hướng dẫn về quy trình và hỏi xem liệu bạn
có thể nhận được một cái "mũ". Làm theo sự hướng dẫn của bác sỹ
và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên dụng cụ.
Luôn nhớ rằng nước trong bồn cầu, nước tiểu, giấy, và xà phòng đều
có thể phá hủy mẫu phân, vì thế hãy bảo vệ để mẫu thử không bị ảnh
hưởng bởi những yếu tố trên. Chuẩn bị cách để lấy mẫu phân một

BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 16


cách kịp thời.[2]


-

Chuẩn bị bồn cầu với một cái mũ. Mũ ở đây là một dụng cụ
bằng nhựa với hình dạng giống như tên gọi, nó được dùng để hứng
và không cho phân tiếp xúc với nước trong bồn cầu. Hỏi bác sỹ xem
liệu họ có một cái mũ như vậy hay không, vì nó sẽ giúp việc lấy mẫu
trở nên dễ dàng hơn. Cái mũ sẽ vừa khít với miệng của bồn cầu.



Để sử dụng chiếc mũ, nâng nắp ngồi của bồn cầu lên, đặt mũ vào,
sau đó hạ nắp ngồi xuống. Ngồi lên bồn cầu khi chiếc mũ đã nằm
ngay vị trí.

-

Bọc bồn cầu bằng màng bọc thực phẩm. Nếu bác sỹ
không cung cấp cho bạn chiếc mũ, bạn cũng có thể dùng màng bọc
thực phẩm để phủ lên bồn cầu. Nâng nắp ngồi của bồn cầu lên và
phủ màng nhựa lên bồn cầu. Hạ nắp ngồi của bồn cầu xuống để giữ
màng bọc được cố định.



Bạn cũng có thể miết mép màng nhựa vào thành bồn cầu để nó thêm
dính chặt.




Trước khi bắt đầu, hãy ấn xuống lớp màng để tạo ra một vùng trũng
nơi mẫu phân sẽ được thu thập.[3]

-

Đặt một tờ báo lên bồn cầu. Như một phương pháp cuối cùng, bạn
có thể sử dụng một tờ báo lớn để lấy mẫu phân. Mở nắp ngồi của
bồn cầu lên, đặt báo lên bồn cầu sau đó đóng nắp ngồi xuống để cố
định nó.



Bạn cũng có thể miết tờ báo lên thành bồn cầu để giữ nó ngay ngắn.



Ấn xuống ở giữa tờ báo, tạo ra một vùng trũng để chứa mẫu
phân.[4]

-

Bài tiết phân vào trong dụng cụ. Bạn nên đi tiểu trước để tránh
không làm ảnh hưởng tới mẫu phân. Bất kể là ở nhà hay tại phòng
khám đều phải bảo vệ mẫu thử bằng mũ hoặc màng bọc nhựa. Hãy cẩn
thận thu thập và đừng để nó tiếp xúc với nước trong bồn cầu.

1.2. Phần 2. Xử lý mẫu phân.
-

Đặt mẫu phân vào lọ. Mở nắp lọ đựng phân mà bác sỹ đưa cho bạn.

BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 17


Nắp lọ đựng phân có một cái thìa nhỏ. Dùng nó để lấy một lượng nhỏ
phân cho vào lọ. Bạn nên lấy một ít phân ở giữa và cuối từ lượng phân
mà bạn bài tiết ra.


Kích cỡ của mẫu thử sẽ có đôi chút khác nhau với từng loại kiểm tra.
Đôi lúc, bác sỹ sẽ đưa cho bạn một lọ chứa có đường thẳng màu đỏ và
một loại dung dịch bên trong. Bạn sẽ phải đưa đủ mẫu phân vào để
nâng dung dịch đó lên bằng với dòng màu đỏ. Hoặc bạn có thể nhắm
chừng để lấy mẫu thử có kích thước cỡ quả nho.

-

Bỏ dụng cụ thu thập mẫu phân đi. Thả những mẫu phân không
được dùng đến trong mũ/màng bọc vào bồn cầu và xả nước. Cho
mũ/màng bọc cùng các loại rác khác vào túi rác. Cột chặt túi rác lại.

-

Giữ lạnh mẫu phân. Ngay khi có thể, mẫu phân nên được chuyển đi
ngay lập tức. Nếu bạn chưa thể chuyển đi thì mẫu phân nên được giữ
ở nhiệt độ lạnh. Đặt hộp chứa có mẫu phân vào một cái túi kín và để
nó trong tủ lạnh. Ghi nhãn cho nó với tên bạn và ngày giờ thu thập
mẫu. Nên dùng túi có màu đục để không ai có thể nhìn thấy mẫu phân
bên trong.[5]


-

Giao mẫu phân cho bác sỹ ngay khi có thể. Trong bất kỳ tình huống nào không nên để mẫu phân quá
24 tiếng trước khi đưa chúng cho bác sỹ. Vi khuẩn trong mẫu phân sẽ phát triển và thay đổi. Để có kết
quả chính xác nhất, mẫu phân nên được kiểm tra ngay trong vòng 2 tiếng sau khi thu thập. [6]

 Một số lưu ý:
 Lấy phân tươi: đặc biệt lấy chỗ khác thường như có máu, nhày..
 Cấy trong vòng 2h sau khi lấy mẫu.
 Đối với bệnh phẩm sau 5, 6h mới có thể làm xét nghiệm => đưa
vào môi trường bảo quản Cary – blair.

BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 18


III. Từ chối bệnh phẩm phân
-

Bệnh phẩm không có dán nhãn thông tin -> vì sẽ không xác định được nguồn gốc của mẫu cũng như
thông tin của bệnh nhân.
Bệnh phẩm rò rỉ, chảy ra bao đựng -> Không đảm bảo chất lượng, dễ bị nhiễm các vi khuẩn ở môi trường
khác dẫn đến kết quả sai lệch
Mẫu phân đựng trong môi trường chứa F2AM, barium, có lẫn nước tiểu -> lẫn các chất gây sai lệch kết
quả.
Không khuyến cáo giữ phân trong tủ lạnh vì một số vi khuẩn (ví dụ như Shigella) sẽ chết ở nhiệt độ
thấp.


IV. Các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá thường gặp
-

Salmonella
Shigella
Vibrio cholerae
E.coli

V. Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường
tiêu hoá
1. Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá do
Salmonella:
1.1.
Khả năng và cơ chế gây bệnh
1.1.1.
Khả năng gây bệnh

-

Tùy từng loài, Salmonella có thể chỉ gây bệnh cho
người, chỉ gây bệnh cho động vật, vừa gây bệnh ở
người vừa gây bệnh cho động vật.
Salmonella entering an intestinal epithelial cell by
Những loài có khả năng gây bệnh cho
reorganizing the host cell’s cytoskeleton via the trigger
nguời được chú ý nhiều nhất:
mechanism. (credit: modification of work by National Institutes
S. typhi: chỉ gây bệnh cho người, là căn nguyên gây bênh thương hàn quan trọng nhất.

BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3


Page 19


-

S. paratyphi A: chỉ gây bệnh cho người, là căn nguyên gây bệnh thương hàn, tỷ lệ ở nước ta chỉ
đứng sau S. typhi.

-

S. paratyphi B: chủ yếu gây bệnh ở người. Ở các nước châu Âu tỷ lệ VK này cao hơn ở nước ta.

-

S. paratyphi C: vừa có khả năng gây bệnh thương hàn vừa có khả năng gây viêm dạ dày ruột và
nhiễm khuẩn huyết. Thường gặp ở các nước Đông Nam châu Á.

-

S. typhimurium và S. enteritidis: vừa có khả năng gây bệnh cho người vừa có khả năng gây bệnh
cho động vật. Là nguyên nhân chủ yếu cảu bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Salmonella.

-

S. choleraesuis: là căn nguyên thường gặp trong nhiễm khuẩn huyết do Salmonella ở nước ta.

1.1.2.

Cơ chế gây bệnh


Bệnh thương hàn.
-

Do S. typhi và S. paratyphi A,B,C gây ra

-

VK xâm nhập vào, cơ thể theo đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn số lượng đủ
để gây bệnh là 10^5 đến 10^7. Sau khi vào ống tiêu hóa, VK bám vào niêm mạc ruột non rồi
xâm nhập qua niêm mạc vào các hạch mạc treo ruột. Ở đây chúng nhân lên rồi qua hệ thống bạch
huyết và ống ngực đi vào máu, lúc này các dấu hiệu lâm sàng mới xuất hiện. Từ máu VK đến
lách mà các cơ quan khác. Tới gan theo mật đổ xuống ruột rồi được đào thải qua phân. Tới thận,
một số VK được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Tới mảng payer, VK tiếp tục nhân lên.

-

VK thương hàn gây bệnh chủ yếu bằng nội đọc tố. Nội đọc tố kích thích thần kinh giao cảm ở
ruột gây hoại tử chảy máu, vị trí tổn thương thường ở các mảng Payer. Có thể gặp biến chứng
thủng ruột, thường do bệnh nhân ăn sớm khi chưa bình phục, nhất là các thức ăn cứng.

-

Nội độc tố theo máu lên kích thích trung tâm thần kinh thực vật ở não thất ba. Giai đoạn toàn
thân phát nhiệt tăng cao, sốt “hình cao nguyên”. Thân nhiệt tăng nhưng nhịp tim không tăng.
Bệnh nhân thường có đáu hiệu li bì, có thể hôn mê, truỵ tim mạch, tử vong.

-

Khoảng 5% bệnh nhân sau khi khỏi vẫn tiếp tục thải VK qua phân, do VK tồn tại ở túi mật. Tình

trạng này có thể kéo dài nhiều năm. Họ trở thành nguyền truyền bệnh rất nguy hiểm.

Nhiễm khuẩn và nhiễm độc thức ăn
-

Bệnh xảy ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm Salmonella, thường do thức ăn không được bảo quản
trong tủ lạnh. Các loài thường gặp ở nước ta là S. typhimurium, S. enteritidis.

-

Thời gian ủ bệnh trung bình từ 10 đến 48 giờ. Sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân có sốt, nôn và ỉa
chảy. Ở người lớn, rối loạn tiêu hóa thường kéo dài từ 2 đến 5 ngày rồi tự khỏi. Một số ít bệnh
nhân trở thành người lành mang vi khuẩn, có thể kéo dài trong nhiều tháng.

-

Một số loài chỉ gây nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn ở người lớn lại có thể gây ra bệnh lý rất
nặng ở trẻ nhỏ và sơ sinh như nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm xương.

BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 20


1.1.3.

Cơ chế lây lan và nguy cơ mắc phải

-


Vi khuẩn Salmonella rời khỏi cơ thể qua phân của người và động vật bị nhiễm bệnh. Những
người khác bị nhiễm khuẩn khi tay, thực phẩm, hoặc đồ vật dính phân bị nhiễm khuẩn được cho
vào miệng.

-

Những người bị nhiễm Salmonella có thể truyền vi khuẩn sang người khác nếu họ không rửa
sạch tay của mình sau khi đi vệ sinh.

-

Một người có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella do:




Ăn đồ ăn hoặc uống nước hoặc sữa bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Ăn hoặc chạm vào miệng sau khi chạm vào động vật bị nhiễm khuẩn mà không rửa tay trước.
Động vật bị nhiễm khuẩn thường không có vẻ bị ốm. Động vật thường bị nhiễm khuẩn
Salmonella bao gồm gà, vịt, lợn, bò, động vật gặm nhấm và các loài bò sát như rắn, thằn lằn và
rùa. Thú nuôi là nguồn nhiễm khuẩn phổ biến.
Ăn đồ ăn sẵn (các loại đồ ăn không cần nấu nướng) được chế biến trên các bề mặt chế biến thực
phẩm hoặc bằng các đồ dùng bị nhiễm Salmonella.



-

Khi hệ miễn dịch yếu do các nguyên nhân như điều trị hóa trị, sử dụng thuốc, thiếu máu hồng
cầu hình liềm, các vấn đề về gan, ung thư hoặc AIDS, bạn có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella.

Thuốc kháng sinh được sử dụng để tiêu điệt vi khuẩn, nhưng lại làm đảo lộn sự cân bằng của lợi
khuẩn cũng như vi khuẩn có hại. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

1.2.
1.2.1.

Chẩn đoán
Chẩn đoán trực tiếp

-

Nhuộm soi trực tiếp từ bệnh phẩm: Nhuộm soi VK từ phân ít có giá trị chuẩn đoán. Nhuộm đếm
bạch cầu đa nhân có giá trị định hướng chuẩn đoán, mật độ khoảng 20 trên 1 vi trường (x40).

-

Cấy máu: Được tiến hành lúc bệnh nhân đang sốt cao, cần lấy máu trước khi điều trị kháng sinh.
Nếu chưa điều trị kháng sinh, ở tuần lễ đầu, tỷ lệ dương tính đến 90%, tuần thứ hai khoảng 7080%, tuần thứ 3 khoảng 40-60%. Cấy máu dương tính cho phép xác định chắc chắn bệnh nhân
mắc bệnh.

-

Cấy phân: Có thể tiến hành vào bất kì giai đoạn nào của bệnh. Tuy nhiên chỉ riêng cấy phân
dương tính không cho phép chuẩn đoán chắc chắn, vì người lành cũng có thể mang VK. Ngoài
mục đích chuẩn đoán, cấy phân còn có giá trị kiểm tra sau khi bệnh nhân đã hết các dấu hiệu
lâm sàng còn có tiếp tục đào thải VK hay không để phát hiện người lành mang VK.

1.2.2.
-


Chẩn đoán gián tiếp

Tiến hành phản ứng Widal để xác định kháng thể trong huyết thanh. Phản ứng cần được làm 2
lần để xác định động lực KT: lần đầu làm ở tuần thứ nhất, lần 2 làm ở tuần thứ 2 của bệnh. Nếu
động lực KT cao mới cho phép chuẩn đoán chắc chắn.

1.3.

Phòng bệnh

BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 21


1.3.1.

Phương pháp không đặc hiệu

-

Thực hiện vệ sinh ăn uống

-

Cung cấp và sử dụng nước sạch

-

Quản lý, xử lý phân


-

Phát hiện người lành mang VK, đặt biệt lưu ý ở những người có liên quan trực tiếp đến ăn uống
của tập thể

-

Chuẩn đoán sớm, cách ly kịp thời, xử lý chất thải của bệnh nhân

1.3.2.

Phương pháp đặc hiệu

-

Vacxin phòng thương hàn đang được sử dụng chứa kháng nguyên Vi của S. typhi đưa vào cơ thể
bằng đường tiêm với 1 liều 25 microgam, có hiệu lực bảo vệ trên 70%.

-

Nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới đang nghiên cứu vacxin sống, giảm động lực , đưa vào cơ
thể bằng đường uống.

1.4.

Điều trị

-


Nhiễm trùng Salmonella nhẹ không cần điều trị. Hầu hết bệnh nhân tự phục hồi trong vòng 2448 giờ. Bạn nên được cách ly hoặc sử dụng phòng vệ sinh riêng. Rửa tay là điều cần thiết để
ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh.

-

Nếu bạn bị sốt và nhiễm trùng nghiêm trọng (sốt thương hàn), bạn cần điều trị kháng sinh. Uống
nhiều nước để tránh mất nước. Có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt với chất lỏng Gatorade hoặc
Pedialyte cho đến khi hết tiêu chảy. Sau đó, bạn có thể bắt đầu ăn thức ăn bình thường từ từ trở
lại. Các sản phẩm từ sữa có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn, do đó bạn nên tránh ăn
trong vài ngày. Nếu tiêu chảy nặng, bạn có thể cần truyền dịch tĩnh mạch. Trước đây,
chloramphenicol và ampicillin thường được dùng để điều trị Salmonella; chloramphenicol có
hiệu lực gần như tuyệt đối trong điều trị Salmonella nói chung và các Salmonella gây bệnh
thương hàn nói riêng. Hiện nay tỷ lệ Salmonella kháng thuốc ngày càng tăng. Ở nước ta, những
năm gần đây đã xuất hiện những vụ dịch thương hàn do VK kháng thuốc gây nên.

2. Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá do Shigella:
2.1.
Khả năng và cơ chế gây bệnh
-

Shigella có thể gây bệnh viêm dạ dày ruột và bệnh lỵ trực khuẩn ở người
Đường lây: vi khuẩn theo thức ăn nước uống vào đường tiêu hóa hoặc lây trực tiếp do bàn tay
bẩn

BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 22


-


Cơ chế gây bệnh: Shigella gây tổn thương đại trực tràng nhờ khả năng xâm nhập và nội độc tố
gây:
+

Xung huyết, xuất tiết, tạo thành những ổ loét và mảng hoại tử

+

Nội độc tố tác động lên thần kinh giao cảm gây co thắt và tăng nhu động ruột

+

Bệnh nhân đau bụng quặn, buồn đi ngoài và đi ngoài nhiều lần, phân có nhầy lẫn máu

2.2.
-

Bệnh lý do Shigella

Shigella có thể gây bệnh viêm dạ dày ruột và bệnh lỵ trực khuẩn ở người
Ca bệnh lâm sàng:
+ Thời kỳ toàn phát gồm 2 hội chứng chính:



Hội chứng lỵ: phân nhày máu, nhiều lần, lượng phân càng về sau càng ít dần. Bệnh nhân mót




rặn nhiều, ngày càng tăng, đau thốn vùng trực tràng. Đau bụng quặn từng cơn dọc khung đại
tràng trước khi đại tiện. Khám bụng thường thấy đau thốn rõ ở nửa dưới bụng bên trái, vùng đại
tràng sigma hoặc đau toàn bộ khung đại tràng.
Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt cao 39- 400C, kèm ớn lạnh, đau nhức cơ toàn thân, mệt mỏi,
biếng ăn, buồn nôn hoặc nôn. Ở trẻ nhỏ, có thể có co giật do sốt cao, hoặc do nhiễm độc thần
kinh. Sốt có thể tiếp tục cao, nhưng thường sốt giảm sau vài ngày. Thể trạng suy sụp nhanh
chóng, mệt mỏi hốc hác, môi khô, lưỡi vàng nâu
+ Diễn tiến và các hình thái lâm sàng:





-

Thường sau một đến hai tuần không điều trị, bệnh cũng cải thiện tự nhiên. Tuy nhiên, bệnh cảnh
lâm sàng có thể rất khác biệt
Thể nặng và cấp: bệnh nhân sốt cao, lạnh run, tiêu máu ồ ạt, rối loạn nước điện giải, suy tuần
hoàn, tử vong; thường là do nhiễm S. dysenteriae.
Thể nhẹ (thường do nhiễm S. sonnei): bệnh nhân tiêu chảy nhẹ hoặc không triệu chứng rõ ràng,
chỉ có đau bụng âm ỉ, tiêu phân lỏng thoáng qua sau đó tự giới hạn.
Thể mãn tính: bệnh nhân tiêu nhày máu kéo dài làm mất nhiều đạm, rối loạn nước điện giải kéo
dài, suy kiệt.
Ca bệnh xác định: Phân lập được vi khuẩn Shigella trong mẫu phân hoặc phết trực tràng.

2.3.
2.3.1.

Chẩn đoán vi khuẩn
Chẩn đoán trực tiếp


BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 23


-

-

Bệnh phẩm: chỗ phân nhầy máu hoặc phết trực tràng. Nếu phết trực
tràng cần giữ trong môi trường chuyên chở Cary Blair trước khi
chuyển đến phòng xét nghiệm
Quan sát đại thể
+ Nhận định tính chất phân: phân nhầy máu
+ Nhuộm soi trực tiếp: làm tiêu bản nhuộm soi xác định mật độ
bạch cầu đa nhân, thường rất cao từ 30 đến 50
+ Cấy phân: phương pháp tốt nhất để chẩn đoán bệnh lỵ trực khuẩn





Môi trường SS ( Salmonella- Shigella) là môi trường nuôi cấy chọn
lọc tốt nhất cho Shigella. Có thể dùng các môi trường nuôi cấy khác
như DC ( Desoxycholate Citrate); DCLS ( Desoxycholate Citrate
Lactose Sucrose); MacConkey…
Điều kiện ủ ấm:
- Khí trường: Shigella thuộc nhóm vi khuẩn hiếu khí tuỳ tiện, có thể ủ ở điều kiện khí trường thường hoặc
khí trường 5%C02.

- Nhiệt độ: có thể phát triển ở nhiệt độ 8-40°C và nhiệt độ tối ưu là 37°C.
- Thời gian ủ ấm: 18-24 giờ.






Hình thái khuẩn lạc:
Trên môi trường lỏng, vi khuẩn mọc nhanh và làm đục đều môi trường.
Trên môi trường đặc: khuẩn lạc tròn, lồi, bờ đều, trong, đường kính 2mm sau 24 giờ.
Trên môi trường có lactose như DCA, SS, Mac Conkey khuẩn lạc trong suốt, hơi hồng (màu môi trường)
do không lên men Lactose.



Tính chất sinh vật hóa học:
Shigella thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae nên có các tính chất chung của họ này là
oxydase (-), glucose (+).
Ngoài ra còn có một số tính chất đặc trưng cho loài như:

-

Không lên men đường lactose (trừ S. sonnei lên men chậm sau 48 giờ), saccarose.
Lên men đường mannitol (trừ S. dysenteria).
Phản ứng (+): RM, indol (đôi khi (-)).
Phản ứng (-): VP, citrate simmons, H2S, di động, sinh hơi (trừ S. lexneri typ 4, 6, S. boydii typ 1, 8, 14),
LDC, ODC (trừ S. sonnei), ADH.
- Chẩn đoán phân biệt


 Phân biệt với E. coli: Indol (+); Lactose (+); Di động (+)
 Phân biệt với Salmonella: Di động (+); H2S(+); Citrate (+)

BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH – NHÓM 3

Page 24


×