Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CHƯƠNG II TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.1 KB, 18 trang )

CHƯƠNG II TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA TỔNG
CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC
2.1. Phương án chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Tổng công ty
Đường sông miền Bắc sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con
2.1.1. Nguyên tắc chuyển đổi tổ chức
Việc chuyển TCT Đường sông miền Bắc sang hoạt động theo mô hình
Công ty mẹ - Công ty con phải phù hợp với quy định của pháp luật và chủ
trương chung của nhà nước. Công ty mẹ thực hiện kinh doanh ngành nghề chủ
đạo trong lĩnh vực vận tải, xếp dỡ, cơ khí, xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu,
xuất khẩu lao động, là doanh nghiệp có phần vốn góp chi phối và không chi
phối ở các công ty con.
Nếu như trước đây, tổng công ty quy định từ con người cho tới dự án đầu
tư, kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp thành viên thì ở mô hình
mới này Công ty mẹ thực hiện việc góp vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh
của các công ty con , hưởng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các
công ty con theo tỷ lệ vốn góp. Đồng thời thực hiện quyền chi phối của mình
đối với các đơn vị thành viên-các công ty con thông qua tỉ lệ vốn góp đó.
Sắp xếp lại TCT và các đơn vị trực thuộc TCT thành công ty mẹ và các
công ty con theo hướng gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả; đảm bảo tính kế
thừa, tích tụ tập trung các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính và lao động,
nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh; từng bước nâng cao hiệu quả, chất
lượng dịch vụ để tạo nội lực, nhằm nhanh chóng ổn định, phát triển theo nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; tạo điều kiện cho công ty mẹ và
công ty con tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Tạo điều kiện chuyên môn hoá cao, đầu tư công nghệ mới tiên tiến, hiện
đại nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, từng bước
hội nhập với các nước trong khu vực.
2.1.2. Điều kiện chuyển đổi, tổ chức lại
a) Cơ sở pháp lý:
Quyết định số 95/2005/QDD-TTg ngày 6/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về việc điều chỉnh phương án sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước thuộc Bộ


GTVT trong 2 năm 2005 – 2006, trong đó TCT Đường sông miền Bắc được
chuyển sang tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Nghị định số 153/2004/NDD-CP ngày 9/8/2004 của Chính phủ về tổ chức,
quản lý TCT nhà nước và chuyển đổi TCT nhà nước theo mô hình công ty mẹ -
công ty con, TCT Đường sông miền Bắc đủ điều kiện để chuyển đổi, tổ chức lại
thành TCT nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Cụ thể
là: TCT thuộc danh sách được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tiếp tục do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước.
b)Cơ sở lý luận:
- Mô hình công ty mẹ-công ty con có đặc điểm đặc biệt thích hợp với
trường hợp một công ty muốn kiểm soát một công ty khác mà không muốn can
thiệp vào uy tín và danh tiếng của một doanh nghiệp hiênj tại.
- Mô hình này có thể kết hợp giữa quản lý tập trung và phi tập trung một
cách hoàn hảo, điều đó tạo ra tính hiệu quả cao cảu mô hình này.
- Mô hình này cũng có thể đạt được nhiều hiệu quả về kinh tế trong hoạt
động như:
+ Bằng cách giao cho các công ty con đảm nhiệm các vùng lãnh thổ khác
nhau mà công ty con có thể cung cấp tiện lợi nhất và kinh tế nhất.
+ Mô hình này cũng tạo ra tính kinh tế thông qua năng lực đặt mua hàng
với khối lượng lớn.
+ Về mặt kĩ thuật, mô hình này các doanh nghiệp trong cùng tổ hợp có thể
cùng chia sẻ kinh nghiệm kĩ thuật từ đó đem lại hiệu quả cao hơn.
+ Trong quản lý bán hàng, tính kinh tế sẽ đạt được thông qua việc loại bỏ
yếu tố cạnh tranh có thể dẫn tới chiến tranh giá cả và giá bán không kinh tế.
+ Trong mô hình công ty mẹ công ty con, công ty mẹ có thể tài trợ hoạt
động cho công ty con, trong trường hợp cần thiết phải bổ sung vốn thì các tổ
chức quy mô lớn có thể bổ sung dẽ dàng hơn rất nhiều.
c) Cơ sở thực tế:
Tất cả các công ty thành viên của TCT đã và đang chuyển thành công ty cổ
phần.

TCT có quy mô lớn, có khả năng huy động và đầu tư vốn vào các đơn vị
thành viên (công ty con) để chi phối; có bí quyết công nghệ, có thương hiệu, có
thị trường rộng lớn, đủ khả năng chi phối các công ty con.
TCT có khả năng phát triển, kinh doanh đa ngành, đa nghề, trong đó có
ngành kinh doanh chính là vận tải, xếp dỡ.
Mục tiêu của việc chuyển đổi, tổ chức lại TCT Đường sông miền Bắc
thành TCT hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nhằm chuyển đổi
từ liên kết kiểu hành chính với cơ chế giao vốn giữa TCT với các đơn vị thành
viên sang liên kết bền chặt bằng cơ cấu đầu tư tài chính là chủ yếu, xác định rõ
quyền lợi, trách nhiệm về vốn, lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ với các công ty
con; tạo điều kiện tăng cường năng lực sản xuất cho các đơn vị tham gia liên
kết, phát huy có hiệu quả nguồn lực cho toàn tổ hợp gồm các đơn vị thành viên
tham gia liên kết trong mô hình này.
Việc sắp xếp, chuyển đổi cũng nhằm xây dựng TCT Đường sông miền Bắc
thành một TCT vận tải mạnh, phát triển TCT thành hạt nhân quan trọng làm tiền
đề cho việc thành lập tập đoàn vận tải trong tương lai.
2.2. Mô hình tổ chức của công ty mẹ - công ty con
2.2.1. Công ty mẹ
- Tên gọi đầy đủ: TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THUỶ VIỆT NAM
- Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM WATERWAY TRANSPORT
CORPORATION
- Tên giao dịch viết tắt: VIVASO
- Trụ sở chính: Số 158 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long
Biên, thành phố Hà Nội.
TCT vận tải thuỷ Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp
nhân, có con dấu riềng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân
hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
TCT là đơn vị trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo
các ngành nghề đã được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT.
TCT giữ quyền chi phối, đầu tư vốn và các nguồn lực khác vào các công ty

con.
Và để đạt được những mục tiêu trên, tổng công ty phải đảm bảo các
nguyên tắc như: có năng lực quản lý và làm chủ công nghệ, có nguồn tài chính
mạnh, có tính độc lập, không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế nhằm nhanh
chóng hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế .Tổng công ty cũng phải
có đầy đủ các ngành nghề : vận tải, xếp dỡ, cơ khí, xây dựng và tư vấn,kinh
doanh dịch vụ…trong đó kinh doanh vận tải vẫn luôn giữ vai trò mũi nhọn và
có tính then chốt trong định hướng hoạt động của Tổng công ty.
2.2.1.1. Tổng công ty vận tải thuỷ Việt Nam được hình thành trên cơ sở sắp
xếp, tổ chức lại
Cơ quan TCT Đường sông miền Bắc, các doanh nghiệp hạch toán phụ
thuộc, các chi nhánh và thành lập thêm một số đơn vị, bao gồm:
- Cơ quan TCT;
- Trung tâm vận tải dịch vụ và đại lý vận tải;
- Trung tâm thương mại và dịch vụ kỹ thuật;
- Công ty xây lắp và tư vấn thiết kế;
- Công ty đầu tư xây dựng Hồng Hà;
- Công ty nhân lực và thương mại quốc tế;
- Cảng Việt Trì;
- Cảng Hà Nội;
- Công ty đóng tàu và vận tải Kim Sơn;
- Chi nhánh TCT tại Quảng Ninh;
- Chi nhánh TCT tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Chuyển công ty vật tư kỹ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ về
làm đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trực thuộc TCT;
- Giải thể trường Dạy nghề bán công giao thông vận tải thuỷ và thành lập
trung tâm dạy nghề và tư vấn việc làm hạch toán phụ thuộc trực thuộc TCT.
2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty
a) Cơ cấu quản lý điều hành của TCT bao gồm:
- Hội đồng quản trị: 5 thành viên (trong đó Chủ tịch Hội đồng quản trị và

Trưởng ban kiểm soát là thành viên chuyên trách, ba thành viên kiêm nhiệm).
- Ban kiểm soát: 3 thành viên (trong đó Trưởng ban kiểm soát là thành
viên Hội đồng quản trị).
- Tổng giám đốc
- Phó tổng giám đốc: 4 người (trước mắt giữ nguyên số phó tổng giám đốc
hiện có).
- Kế toán trưởng
- Bộ máy giúp việc: 6 phòng
+ Phòng tổ chức cán bộ lao động
+ Phòng kinh doanh
+ Phòng kế hoạch đầu tư
+ Phòng khoa học kĩ thuật và hợp tác quốc tế
+ Phòng tài chính kế toán
+ Văn phòng
b) Các đơn vị trực tiếp sản xuất (hạch toán phụ thuộc)
* Trung tâm vận tải- dịch vụ và đại lý vận tải:
Đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ vận tải. Đây là lực lượng nòng cốt đảm
nhận nhiệm vụ vận tải của công ty mẹ. Hiện nay có 26 tàu đẩy = 4124CV, 100
sà lan, tạo thành 25 đoàn phương tiện, trọng tải mỗi đoàn từ 800 đến 1600 tấn
với tổng trọng tải là 24200 tấn phương tiện. Hàng năm vận chuyển từ 600 đến
700 ngàn tấn, và đạt từ 100 đến 110 triệu Tkm, phục vụ vận chuyển hàng hoá
cho các nhà máy nhiệt điện, phân đạm: Phả Lại, Ninh Bình, Xi măng Hoàng
Thạch, Chin Fong, Đạm Hà Bắc…vv..Ngoài ra còn đảm nhận nhiệm vụ chuyển
tải phục vụ cho việc xuất khẩu than. Doanh thu năm 2007 ước đạt 33 tỷ đồng.
Dự kiến từ nay đến năm 2010 trung tâm sẽ có 31 tàu đẩy = 5374 CV, 120
sà lan ghép thành 30 đoàn phương tiện với tổng trọng tải đạt 30 nghìn tấn
phương tiện. Sản lượng vận chuyển đạt 1 triệu tấn, tấn luân chuyển đạt từ 150
đến 200 triệu Tkm. Doanh thu đạt 50 tỷ đồng trở lên.
* Cảng Hà Nội và Cảng Việt Trì:
Chủ yếu làm nhiệm vụ xếp dỡ, ngoài ra có kết hợp phát triển thêm làm

nhiệm vụ vận tải, thương mại, dịch vụ.
Cảng Hà Nội và Cảng Việt Trì là hai đơn vị xếp dỡ lớn nhất trong tổng
công ty, đảm nhận nhiệm vụ xếp dỡ cho lực lượng vận tải của công ty mẹ, ngoài
ra còn phối hợp với các cảng khác như: Hà Bắc, Nam Định, Hoà Bình, Sơn
La..v.v.. Phục vụ xếp dỡ cho các đơn vị trong TCT cũng như đơn vị ngoài
ngành, hàng năm khối lượng xếp dỡ của hai đơn vị đạt 1,5 đến 1,8 triệu tấn
thông qua; 3,0 đến 3,8 triệu tấn xếp dỡ. Doanh thu năm 2007 ước đạt 84 tỷ
đồng. Hiện nay hai cảng đang được đầu tư nâng cấp. Dự kiến đến 2010 sẽ đạt
2,8 triệu tấn thông qua, 5 triệu tấn xếp dỡ. Doanh thu đạt khoảng 150 tỷ đồng.
* Công ty xây lắp và tư vấn thiết kế và công ty đầu tư xây dựng Hồng Hà:
Làm nhiệm vụ xây dựng, tư vấn thiết kế phục vụ các dự án trong và ngoài
TCT.
Tuy mới được thành lập nhưng hai đơn vị này đã được TCT quan tâm vì
tốc độ phát triển tương đối mạnh. Năm 2007, doanh thu của hai đơn vị ước thực
hiện đạt gần 100 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2010 về giá trị sản lượng đạt 200 tỷ
đồng, doanh thu đạt 175 tỷ đồng.
* Công ty nhân lực và thương mại quốc tế:
Có nhiệm vụ xuất khẩu lao động và kinh doanh thương mại.
Cùng với việc phát triển nghề như xây dựng, với phương châm đa dạng
hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, TCT đã phát triển thêm lĩnh vực xuất
khẩu lao động. Hiện nay, hàng năm công ty đã xuất được từ 500 đến 700 lao
động đi các nước: Đài Loan, Nhật Bản, Malaixia… Doanh thu năm 2007 ước
đạt 4 tỷ đồng, từ nay đến năm 2010 hàng năm có thể xuất khẩu từ 1000 đến
1500 đi các nước. Dự kiến doanh thu đạt khoảng 10 tỷ đồng.
* Công ty đóng tàu và vận tải Kim Sơn:
Đảm nhận nhiệm vụ chủ yếu đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy, thiết
bị, trước tiên là phục vụ cho công tác vận tải của công ty mẹ, tiếp đó là phục vụ
các công ty con trong TCT và các đơn vị ngoài ngành.
Sau khi được cải tạo, nâng cấp, năng lực của công ty đã được nâng lên.
Hiện nay, công ty đóng mới các đoàn tàu có trọng tải từ 800 đến 2000 tấn, tàu

tự hành từ 1000 đến 2500 tấn. Hàng năm có thể sửa chữa 42000 TPT + 12000
CV. Ngoài nhiệm vụ đóng mới và sửa chữa, công ty còn đầu tư thêm phương
tiện để sản xuất vận tải. Hiện nay công ty có gần 2000 tấn phương tiện, doanh
thu năm 2007 ước đạt 50 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2010 năng lực sửa chữa đạt
60000 TPT + 20000 CV, đầu tư thêm để đội tàu đạt trên 10000 tấn phương tiện.
Tổng doanh thu đạt 100 tỷ đồng.
* Công ty vật tư kĩ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ:
Dự kiến sẽ cổ phần hoá trong năm 2007 nhưng hiện nay do vướng mắc về
tài chính, chưa giải quyết ngay được nên thực hiện cổ phần hoá là rất khó, mặt
khác Công ty có số vốn nhỏ (dước 1,5 tỷ đồng), lực lượng lao động không lớn
có 68 người, đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho sáp nhập về làm thành viên
hạch toán phụ thuộc Tổng công ty sau này kho công ty ổn định sẽ tiếp tục thực
hiện cổ phần hoá.
* Trung tâm dạy nghề và tư vấn việc làm:
Do Trường Bán công Giao thông vận tải thủy sẽ giải thể vì nhà nước
không duy trì hình thức Trường bán công. TCT đề nghị Bộ Giao thông vận tải

×