Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

GIÁO TRÌNH CƠ SỞ THẨM MỸ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.92 MB, 129 trang )

CƠ SỞ THẨM MỸ II

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP

GIÁO TRÌNH
CƠ SỞ THẨM MỸ 2

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

1


CƠ SỞ THẨM MỸ II
LỜI NÓI ĐẦU
Cơ sở thẩm mỹ là thành tựu khoa học của Trường Bauhaus (Cộng Hòa Dân
Chủ Đức) vào thế kỷ 19. Do các họa sĩ nổi tiếng thế giới đúc kết xây dựng
chương trình và được tổ chức ICSID (tổ chức của các nhà Design lớn trên toàn
thế giới) đánh giá cao.
Cơ sở thẩm mỹ, là thước đo những chuẩn mực về cái đẹp trong nghệ thuật hội
họa nói chung, không những thế còn mở ra hướng đi mới có tính khoa học trong
lĩnh vực Design, giúp các nhà Design có kiến thức không chỉ về cơ sở lý luận, mà
còn vận dụng trong sáng tác các tác phẩm Design có tính thẩm mỹ cao.
Chương trình cơ sở thẩm mỹ là một trong những chương trình được nhiều
trường đào tạo Design trên thế giới thừa nhận và đưa vào giảng dạy.
Cấu trúc chương trình bao gồm hai phần (6 Chương).
Phần I :
Chương I : Hình vô hướng,
Chương II : Hình định hướng) mà chúng ta đã nghiên cứu.
Phần II :
Chương III : Hình có hướng đối lập.


Chương IV : Hình Đa hướng.
Chương V : Hình chuyển động.
Chương VI : Hợp hình.
Trong phần thứ hai, chúng ta đã xét các vấn đề tạo dáng hình định hướng.
Hình định hướng trên cơ sở lý thuyết nó thuần túy là một đường thẳng toán học
và thật ra là vô hình. Định hướng trực quan cũng vẫn còn là một đường thẳng vô
hình. Đường thẳng này càng rộng ra bao nhiêu, càng trở thành sọc (dải) bao
nhiêu thì nó càng mang tính mặt (mảng).
Như ta đã biết, hình định hướng (một hướng nhất định) một khi ta tiếp tục
phát triển hướng còn lại trái ngược nhau, hình vuông xuất hiện với tư cách là
hình (mảng) có hai hướng đối lập nhau. Khi tồn tại hai hướng trái ngược nhau
với cùng hiệu ứng, xuất hiện một sự khác biệt trực quan đối với hình định hướng,
khi này, hình có thể phát triển theo hai hướng đối lập nhau tạo thêm sự đa dạng
về hướng.
Trong hai phần trước mà chúng ta đã nghiên cứu, thực tế tính chất của hình
(mảng) chưa đủ tính chất của diện (mặt phẳng đầy đủ tính chất về hướng). Chính
vì vậy, phần này chúng ta đủ điều kiện thích hợp để nghiên cứu về màu sắc.

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

2


CƠ SỞ THẨM MỸ II
MỤC TIÊU CỦA GIÁO TRÌNH
Cơ sở thẩm mỹ II giải quyết các chương còn lại của chương trình, bản chất
của các chương căn bản đều giống nhau, chỉ khác hình dạng từng chương có thay
đổi về tính chất về diện (mặt). Từ chương hình có hướng đối lập như đã đề cập ở
trên, sang phần này chúng ta đủ điều kiện thích hợp để nghiên cứu về màu sắc,
mục đích giúp sinh viên hiểu bản chất của màu sắc, làm quen với màu sắc vật

thể, khả năng sử dụng và phối màu tốt. Sắp xếp bố cục hình có hướng đối lập,
hình đa hướng, hình chuyển động và hợp hình ít nhiều không hạn chế về hướng
như chương trước (hình định hướng) mà hình có khả năng phát triển theo hai
hướng trái chiều nhau, hoặc nhiều hướng khác nhau…, ngoài tính chất tương
phản của hình mà các chương trước đã học ta còn thêm nhiều yếu tố tương phản
khác là tương phản về hướng của hình, nhất là hình đa hướng, hình chuyển động
và cuối cùng là hợp hình. Mức độ tiến triển của các chương có xu thế tăng dần độ
phức tạp của hình thể.
Khi nghiên cứu ở phần mặt phẳng (2D) ta chỉ thể hiện tính chất của mặt
(diện) phẳng, không chú ý đến chiều thứ ba của mặt phẳng (chiều sâu). Sang
phần này, mục đích ta nghiên cứu sâu hơn mặt phẳng thứ ba trong không gian mà
ta thường gọi chiều sâu (3D). Từ một dạng hình trụ (khối định hướng) chuyển
thành khối có hướng đối lập, đa hướng, chuyển động trong không gian, hình khối
xuất hiện ba trục đóng khung thể hiện rõ nét nhất của khối.
Cũng như ở các chương trước khối thực là khả năng giúp chúng ta có thể nhìn
nhận hình khối một cách thực tế trong không gian ba chiều, khối được sắp đặt tổ
chức trong không gian mà ta có thể nhìn thấy, sờ, nắm và cảm nhận được. Ta
biết, khối thực trong thực tế được ứng dụng như một tác phẩm nghệ thuật : Tạo
dáng đồ vật, môdun, tượng đài, thậm trí tạo hình trong kiến trúc… khả năng tạo
hình phụ thuộc rất nhiều vào trí tưởng tượng, tính sáng tạo của mỗi người. Khối
thực rất gần với tổ chức khối trong kiến trúc, nội thất, đồ họa và thậm trí trong
thời trang, khả năng vận dụng khối thực cho các môn chuyên ngành rất tiện lợi
cho việc nghiên cứu.
KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

3


CƠ SỞ THẨM MỸ II


BÀI 1
CHƯƠNG III : HÌNH CÓ HƯỚNG ĐỐI LẬP
I. MÀU CƠ BẢN
1. Khái niệm về màu sắc
Goethe (Gớt), một nhà thơ đã dành nhiều năm cho việc nghiên cứu màu sắc,
gọi hiện tượng tuyệt vời này là “Công việc và nỗi đau của ánh sáng”. Nhìn theo
quan điểm khoa học tỉnh táo hơn, thì màu sắc là cảm giác của con mắt chúng ta,
được tạo bởi những tia sáng xác định, hay nói cách khác, màu sắc do ánh sáng
tạo ra mà mắt ta cảm nhận được.
Qua những công trình nghiên cứu về màu sắc (quang phổ), chúng ta đều nhận
thấy rằng, những màu mà chúng ta nhìn
thấy được đều do sóng của ánh sáng gây
ra. Sự hiểu biết hiện đại của chúng ta về
ánh sáng và màu sắc bắt đầu với Isaac

Màu sắc

Tần số

Bước sóng

Màu tím

668-789
THz

380-450 nm

Màu chàm


631-668
THz

450-475 nm

Màu Lam

606-630
THz

476-495 nm

Màu Lục

526-606
THz

495-570 nm

Màu Vàng

508-526
THz

590-620 nm

Màu Cam

484-508
THz


590-620 nm

Màu Đỏ

400-484
THz

620-750 nm

Newton (1642-1726) và một loạt các thí
nghiệm mà ông xuất bản vào năm 1672.
Ông là người đầu tiên hiểu được cầu
vồng - khúc xạ ánh sáng trắng với một
lăng kính, giải quyết nó vào các thành
phần màu: đỏ, cam, vàng, xanh lá cây,
xanh dương và tím.
Những sóng này về bản chất
cũng nằm trong miền rộng lớn của các

sóng điện từ. Miền trải dài từ những tia sóng cực ngắn trong vũ trụ, qua tia X
quang cho đến tia tử ngoại. Sau đó, với những tia cực tím mở đầu cho miền của
các màu sắc nhìn thấy được như màu xanh (Blue), màu lá cây (Green), màu vàng

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

4


CƠ SỞ THẨM MỸ II

(yellow), màu cam (Orange), màu đỏ (Red)…Màu đỏ là màu có bước sóng dài
nhất. Những sóng dài hơn, mắt ta lại không nhìn thấy được.
Đôi mắt của chúng ta rất nhạy cảm với ánh sáng nằm trong một khu vực rất
nhỏ của phổ điện từ có nhãn "có thể nhìn thấy ánh sáng". "Ánh sáng nhìn thấy"
tương ứng với một loạt bước sóng 400 - 700 nanomet (nm) và một loạt các màu
sắc của màu tím qua màu đỏ. Mắt người không có khả năng "nhìn thấy" bức xạ
với bước sóng bên ngoài quang phổ nhìn thấy được. Những màu sắc có thể nhìn
thấy được từ ngắn nhất để bước sóng dài nhất là: tím, xanh dương, xanh lá cây,
vàng, cam, và màu đỏ. Bức xạ cực tím có bước sóng ngắn hơn ánh sáng tím có
thể nhìn thấy. Bức xạ hồng ngoại có bước sóng dài hơn ánh sáng đỏ có thể nhìn
thấy. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của các màu sắc của quang phổ nhìn thấy được.
Màu đen là một sự vắng mặt tổng cộng của ánh sáng.
Nguồn năng lượng quan trọng nhất của trái
đất là mặt trời. Ánh sáng mặt trời bao gồm toàn bộ
quang phổ điện từ. Ngoài những bản chất vật lý
của màu sắc, ta còn làm việc với màu sắc của vật
thể và các màu pigment (màu được pha sẵn với
keo), những màu không tương ứng với độ dài sóng chuẩn trong quang phổ.
Khả năng của những màu sắc vật thể rất phong phú và đa dạng khiến ta đầu
tiên có thể bị choáng ngợp.
2. Màu sắc vật thể
2.1 Màu cơ bản (màu gốc)
Các được coi như là màu cơ bản ( màu gốc), hay còn gọi là màu cấp một,
màu tự thân nó có (không thể sử dụng các màu khác để pha ra nó) mà chỉ sử dụng
nó để pha trộn ra các màu khác, cũng như màu sắc trong quang phổ ta thấy
một không gian màu là các màu sắc không thể tạo ra bằng cách trộn các màu
khác trong phổ màu của không gian màu đó. Các màu gốc có thể được trộn với
nhau để tạo ra mọi màu khác trong không gian màu của chúng. Nếu không gian
màu là một không gian véctơ thì các màu gốc tạo nên hệ cơ sở của không gian
KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI


5


CƠ SỞ THẨM MỸ II
đó. Pha ba cơ bản (màu gốc) là Vàng (yellow), Đỏ (Red), Lam (Blue) theo
phương pháp này, cho kết quả như sau:


Đỏ + Vàng = Da cam (orange)



Đỏ + Lam = Tím (violet)



Lam + Vàng = Lục (Green)



Đỏ + Lam + Lục = Đen (gần giống như thế)

Thực ra cách pha màu này không cho phổ màu rộng. Các màu trộn với nhau
có thể làm mất đi sắc độ. Pha càng nhiều màu với nhau thì màu càng xỉn đục, hay
còn gọi bằng từ chuyên môn là bị "chết màu".
Vì vậy, người ta phải cố gắng sắp xếp những
khả năng phong phú này, nhằm sử dụng chúng
trong thiết kế.
Có cả một số lượng lớn các lý thuyết về

màu sắc. Những lý thuyết này, bằng cách này hay
cách khác, tìm cách nhận thức và phân loại màu
sắc trong mối liên quan giữa chúng với nhau.
Ngoài những màu sắc được cấu thành từ ba màu cơ bản còn có những màu
có xuất phát điểm là bốn hay năm màu. Bên cạnh hệ thống trật tự trong mặt
phẳng là hệ thống không gian và bên cạnh các nhà khoa học là các nghệ sĩ, luôn
tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề trật tự màu sắc. Trong khuôn khổ bài giảng của
chúng ta, mục đích không nằm ở chỗ suy xét tất cả những lý thuyết về màu sắc,
bởi vì đặc tính của một hệ thống trật tự màu sắc không mang tính quyết định đối
với công việc thiết kế.
2.2. Phương pháp pha trộn màu
Dựa trên vòng tròn màu sắc, có thể thấy tất cả các gam màu đều được tạo ra
từ những màu cơ bản là xanh lam (blue), vàng (yellow) và đỏ (red). Nếu trộn ba
màu này với nhau theo cùng tỷ lệ sẽ tạo thành màu đen (xám trung tính).
Màu cơ bản là (Màu cấp độ một, hay màu gốc) Bao gồm 3 màu : xanh lam
(blue), vàng (yellow) và đỏ (red).

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

6


CƠ SỞ THẨM MỸ II
Nếu ta phối hợp với cùng tỷ lệ giữa hai màu cơ bản sẽ tạo ra được gam màu
cấp hai. Những màu được tạo thành từ sự kết hợp này là tím (đỏ và Lam), xanh
lá cây (Lam và vàng), da cam (đỏ và vàng).

Đỏ

Đỏ


Vàng

+

Vàng

Lam

+

Lam

=

Đen

Đỏ

+

Vàng

Đỏ

+

Lam

Lam


=

Cam

=

=

Tím

=

+

Vàng

=

Lục

=
Tương tự, gam màu cấp ba được tạo thành nhờ sử dụng một màu cơ bản kết
hợp với những màu cơ bản khác, nhưng có tỷ lệ lớn hơn. Chẳng hạn, một phần
màu Lam kết hợp với hai phần màu đỏ sẽ tạo thành màu đỏ tím.

Đỏ

+


Cam

Đỏ

+

Tím

Lam

+

Lục

=
=
=
=
=
=

Đỏ
Cam

Cam

+

Vàng


Đỏ
Tím

Tím

+

Lam

=
=
=

Lam
Lục

Lục

+

Vàng

=
=

Cam
Vàng
Tím
Lam
Lục

Vàng

=

Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ – Vàng – Lam. Từ ba màu
này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau ( ví dụ: Đỏ + Vàng = Da cam) rồi ba
màu trộn lại với nhau, cứ thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết
kế đồ hoạ và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng ty tỷ sắc màu
cho…riêng bạn.
Hướng dẫn bài tập thực hành :
Ta vẽ một số lớn các hình vuông có cạnh là 2cm hay 3cm. Phủ màu lên những
hình vuông này sao cho ta được những mặt hoàn toàn đồng nhất. (đừng quên rửa
bút kỹ trước khi dùng nó với màu mới). Trước tiên, hãy sử dụng tất cả các màu ta
KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

7


CƠ SỞ THẨM MỸ II
có. Sau đó, trộn từng cặp màu với nhau trên đĩa màu hoặc đĩa thủy tinh. Rồi trộn
hỗn hợp đó với màu thứ ba. Ta sẽ thấy trong quá trình này, có lúc xuất hiện một
màu rực rỡ hơn, có lúc có xám đục hoặc nâu thắm. Ví dụ : ta pha vàng (yellow)
với cam (orange) hoặc với màu xanh lá (green), Ta sẽ nhận được màu vàng cam
hoặc vàng xanh rực rỡ. Nhưng nếu pha với màu tím (violet) sẽ xuất hiện một màu
có sắc xám đục. Ta cũng sẽ nhận thấy rằng, không phải màu đỏ nào pha với vàng
cũng cho một màu cam rực rỡ, và không phải màu xanh (blue) nào pha với đỏ
cũng cho ta một màu tím sáng. Tại sao ? Đấy chính là điều ta cần nhận thức ra
trong bài tập này. Hãy chỉ pha những màu rực rỡ và sắp xếp chúng trong một thứ
tự sao cho mỗi màu đều có họ hàng hay có màu giống với màu tiếp theo đó. Khi
ta sắp xếp các màu rực rỡ trên đây, ta sẽ thấy các màu ở hai đầu của dãy lại có xu

hướng giống nhau, chúng có xu hướng tìm đến nhau. Vậy nên trật tự tự nhiên cho
các màu sắc tạo thành một vòng tròn.
Trong vòng tròn này, từ màu này chuyển dần sang màu khác hoặc màu này bắt
nguồn từ màu kia. Dù ta đi dọc theo vòng tròn từ hướng trái hoặc phải. Từ đỏ,
dần xuất hiện cam từ đỏ vàng, rồi đến vàng xanh lá và cuối cùng là xanh thẫm
(blue). Ở phía khác, từ đỏ xuất hiện tím rồi dần cũng đến xanh thẫm (blue).Vòng
màu cơ bản . Ta tạo một vòng tròn màu sắc như vậy một cách hệ thống theo
phương pháp sau đây : sắp xếp 3 màu cơ bản Đỏ (red), Vàng (yellow), Xanh
(blue) tại đỉnh của tam giác. Trong một hình tam giác trái ngược, xếp những màu
hỗn hợp bậc thứ nhất của 3 màu cơ bản : Xanh lá (Green), Cam (Orange), Tím
(Violet).

Lục

Cộng hai màu đ ối cực

Vàng

Cam

Đỏ

Lam

Tím

Tím chết

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI


8


CƠ SỞ THẨM MỸ II
Hai hình tam giác trái ngược nhau này tạo nên một hình lục giác nội tiếp
trong hình tròn. Trộn những màu đứng cạnh nhau để tạo nên một vòng tròn với
12 màu. Ở hai đầu của mỗi đường kính vòng tròn đều có hai màu đứng đối diện
nhau. Chúng chính là hai màu trái ngược (đối lập) hay màu bù (màu bổ sung).
Mỗi màu bổ sung đều có chứa (thành phần) ba màu cơ bản và vì thế, chúng bổ
sung cho nhau trong toàn bộ vòng tròn màu sắc. Qua đây, ta nhận thấy rằng : việc
trộn hai màu rực rỡ đứng cạnh nhau trong vòng tròn bao giờ cũng nhận được một
màu mới có cùng sắc độ rực rỡ.
Nếu ta pha trộn hai màu đứng xa nhau thậm chí trái ngược nhau, thì tạo một
hỗn hợp màu mang sắc màu xám đục, hoặc trung tính. Kết quả như vậy, nếu ta
pha đồng thời tất cả các màu trên vòng tròn với nhau ta sẽ nhận được một màu
xám trung tính (đen). Khác với màu pigment (màu vật thể) hỗn hợp các màu
trong quang phổ không cho ta màu xám mà là màu trắng.
VÒNG MÀU CƠ BẢN
Bài tập thể hiện vòng màu
cơ bản :
Vòng 1 : màu cấp 1.
Vòng 2 : màu cấp 2.
Vòng 3 : màu cấp 3.
Vòng 4 : Màu chết (trầm)

Trong việc đặt cạnh nhau hai màu trái ngược nhau sẽ tạo nên tương phản
màu sắc mạnh mẽ nhất, lấy hai màu đó pha trộn với nhau, ta sẽ được một giá trị
màu có sắc độ yếu nhất, đó là màu xám trung tính (màu chết).

Chính vì vậy, ta


có thể làm trung tính hoặc “bẻ gẫy” bất kỳ màu nào bằng màu trái ngược nó.
Trên vòng màu cơ bản ta thấy xuất hiện vòng màu thứ hai (vòng ngoài), với
KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

9


CƠ SỞ THẨM MỸ II
những màu bị “bẻ gẫy”, độ tươi sáng của vòng tròn này kém tươi sáng hơn so với
vòng tròn bên trong (vòng tròn thứ nhất), lúc này bằng trực quan ta cảm thấy các
màu trên vòng tròn thứ hai như có một lớp màu đen bao phủ. Sau khi nhận thức
được mối quan hệ giữa các màu sắc sặc sỡ, ta thấy xuất hiện câu hỏi về mối liên
quan giữa hai màu trắng và đen và trật tự màu sắc của chúng ta.

Người ta có thể cho trắng và đen là màu sắc mà cũng có thể không. Nhìn theo
phương diện vật lý thì trắng là tổng mọi tia sáng gây màu và đen là sự vắng mặt
những tia sáng đó. (trắng và đen vì vậy không có trong quang phổ).
Nhưng với tư cách là màu pigment, trắng và đen lại đóng vai trò quan trọng:
- Chúng tạo nên một tương phản cơ bản đối với màu sắc sặc sỡ, một tương
phản làm tang đặc biệt hiệu ứng của các màu này.
- Chúng có ý nghĩa phân các màu sắc sặc sỡ theo sắc xám. Ta nhận thấy,
mỗi màu có thể làm trung tính hoặc bẻ gẫy qua việc pha trộn nó với màu trái
ngược. Chúng ta càng pha trộn, những màu trung tính càng mang khuynh hướng
tiến tới tâm vòng tròn. Chính vì thế, ta có thể làm trung tính các màu bằng cách
pha trắng hoặc đen vào các màu sặc sỡ.
Bài tập: Ta đặt 5 ô vuông có cạnh 2cm thành hàng ngang, sau đặt tiếp hàng
thứ hai 4 ô vuông, tiếp 3 ô, 2 ô và cuối cùng là 1 ô (Cấu trúc hình tháp).
Phủ một hình vuông trên đỉnh với màu sắc sắc sỡ bất kỳ, hai góc đáy một phủ
đen, một phủ trắng. Hãy pha trắng với đen sao cho xuất hiện một màu xám trung

gian nằm ở giữa trắng và đen, sau pha màu này với trắng vào ô gần với trắng, và
với đen vào ô gần với đen sao cho ta được một dải 5 độ màu từ đen đến trắng với
các độ màu chuyển dần đều. Tương tự, pha màu ở đỉnh tháp với đen, rồi với
KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

10


CƠ SỞ THẨM MỸ II
trắng. Sau đó, nối các đỉnh này bằng các màu ở giữa. Tạo phía bên trong tam giác
những hỗn hợp màu sắc tương ứng sao cho được một tháp màu khái quát về khả
năng pha trộn một màu sặc sỡ với màu trắng và đen với các sắc độ xám khác
nhau.

Kiến thức về trật tự tự nhiên của màu sắc tuy đóng vai trò cốt yếu cho việc
nhận biết mối liên quan giữa các màu khác nhau song chưa phải khả năng thiết kế
với màu sắc.
Bài tập vòng màu cơ bản : thể hiện trên bảng 40cm x 60cm.

MÀU CƠ BẢN

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

11


CƠ SỞ THẨM MỸ II
BÀI 2
II. HỆ THỐNG TƯƠNG PHẢN
1. Khái niệm về hệ thống tương phản

Trước hết ta tìm hiểu xem có những khả năng tương phản nào giữa các màu.
Các màu khác nhau ở những điểm nào?
Thế nào là hòa sắc ?
Yêu cầu cơ bản cho việc phối màu cũng là những yêu cầu mà ta đã làm quen
trong phần thiết kế đen trắng trước đây, tức là tương phản, trật tự trên dưới và trật
tự sắp xếp đúng đắn (hợp lý) cho mắt người xem (thỏa mãn nhu cầu thị giác).
Hòa sắc phụ thuộc nhiều vào xúc cảm của người thưởng thức nghệ thuật,
cũng như người sáng tác nghệ thuật mà tạo ra hòa sắc khác nhau tạo tương phản
màu sắc.
2. Hệ thống tương phản
Những chiều dài sóng khác nhau của những tia sáng gây ra chúng. Qua đó
xuất hiện các sắc độ khác nhau, tính nóng hay lạnh của màu cũng như vị trí của
chúng trong vòng tròn màu.
Chúng khác nhau do cường độ khác nhau của các tia sáng. Qua cường độ tia
sáng, xuất hiện độ sáng, tối khác nhau của màu sắc.
Qua sự pha trộn các tia sáng xuất hiện độ tinh khiết hoặc tính tươi sáng của
màu.
-

Những màu có tính chất họ hàng mang tính nóng.

-

Những màu có tính chất họ hàng mang tính lạnh.
KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

12


CƠ SỞ THẨM MỸ II


-

Những màu có tính chất họ hàng mang sắc ấm.

-

Những màu có tính chất họ hàng mang sắc Mát.

Đó là các khả năng tương phản màu nhìn theo phương diện vật lý khách
quan. Mọi tương phản khác không phải chỉ được tạo thành bởi màu sắc mà bởi cả
những tính chất khác nhau nằm ngoài màu sắc. Ví dụ : Tương phản màu sắc,
không màu sắc hoặc tương phản về khối lượng. Giữa hai màu bao giờ cũng có
quan hệ họ hàng, có sự giống nhau nếu một hay hai trong ba tương phản trên
không có mặt. Dĩ nhiên, nếu vắng mặt cả ba tương phản ta sẽ có màu cùng loại.

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

13


CƠ SỞ THẨM MỸ II
Sự giống nhau là một phương tiện quan trọng để tạo tính thống nhất, hòa hợp
của một thể hiện thiết kế nên ta cần phải nhận thức rõ sự giống nhau hay quan hệ
họ hàng giữa các màu.

Tạo tính hòa hợp qua việc loại trừ tương phản có ý thức.
Hãy chia tờ giấy thành 4 phần, cách nhau rõ ràng qua đường viền trắng. Chia
tiếp mỗi phần thành 6 hình vuông. Các hình vuông này không ngăn cách nhau
bởi đường viền (có ranh giới tiếp giáp nhau). Trong các hình vuông của mỗi phần

tờ giấy, hãy đặt các màu với nhau sao cho mỗi lần đều xuất hiện sự giống nhau
hay cùng loại theo khía cạnh một mối liên quan khác (những lần trước). Sáu hình
vuông trong nhóm phải khác nhau. (Chú ý sao cho các mảng màu hình vuông
trực tiếp kề nhau).

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

14


CƠ SỞ THẨM MỸ II

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

15


CƠ SỞ THẨM MỸ II
Hướng dẫn bài tập thực hành hệ thống tương phản màu sắc
 Tương phản thứ nhất - Tương phản bản thân (màu gốc và màu bổ túc)
với các màu bổ túc (Màu được pha trộn từ màu gốc): Trên hình chữ nhật có 6 ô
vuông có cạnh 2cm – 3cm, mỗi ô vuông ta phủ màu của ba màu gốc là : Vàng,
Đỏ, Lam đặt xen với các màu bổ túc như : Cam, Tím, Lục. Chú ý : Mỗi lần đừng
quên rửa bút kỹ trước khi dùng nó với màu mới sao cho các màu có sắc rực rỡ
(tinh khiết).

Trong trường hợp này, nếu ta đặt cạnh nhau các màu tinh khiết (màu rực) sẽ
tạo cho ta cảm giác nhức mắt vì các tinh khiết đối lập tạo màu đứng cạnh nhau
chói, gắt. Chỉ khi, sự có mặt của màu đen hoặc trắng xen vào hoặc tạo nên các
đường viền ngăn cách giữa các màu, lập tức các màu tạo cho ta cảm giác chắc lại

và có phần dịu đi. Ta thường gặp trong các tác phẩm hội họa như tranh kính,
tranh dân gian, tranh minh họa (sách thiếu nhi),…. Như vậy, khi ta sử dụng cặp
tương phản màu sắc này, ta cần phối hợp lượng màu đen hoặc trắng nhất định,
giúp cho các màu đối lập đứng cạnh nhau trở lên ổn định.

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

16


CƠ SỞ THẨM MỸ II
 Tương phản thứ hai - Tương phản giữa các màu có tính nóng và các màu
có tính lạnh : Trên vòng màu tìm 3 màu tạo cảm giác nóng đặt xen với 3 màu tạo
cảm giác lạnh.
Chú ý : chọn các màu có cảm giác rõ ràng về tính nóng và lạnh.

Nếu ta chỉ sử dụng những màu có tính họ hàng (màu cùng gam) sẽ tạo cảm
giác buồn tẻ, không tạo độ rung của màu sắc, sự phong phú của màu sắc cũng bị
hạn chế. Chính vì vậy, ta nên kết hợp các màu có tính đối lập nhau (màu có tính
nóng kết hợp với màu có tính lạnh), thông thường các họa sĩ hay nói : “ Trong
nóng có lạnh và ngược lại”. Sự kết hợp này giúp cho ta nhận thấy màu sắc phong
phú và sinh động hơn.


Tương phản thứ ba - Các hình vuông phải có độ sáng đồng nhất hoặc

giống nhau. Ở đây, ta phải loại trừ tương phản sáng tối, xuất hiện qua độ sáng tự
nhiên của các màu (ví dụ : vàng sáng hơn xanh thẫm (blue) và thành phần trắng,
đen của chúng.


KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

17


CƠ SỞ THẨM MỸ II
Việc loại trừ tương phản sáng, tối sẽ giúp ta nhận thức được những âm thanh
cùng những nét tinh tế của các màu. Vì vậy, các hình vuông càng ít bị bẻ gẫy,
càng rực rỡ bao nhiêu thì lời giải càng đạt yêu cầu bấy nhiêu. Hãy nghĩ những
điều đó, khi ta dùng trắng để làm sáng hoặc đen để làm tối màu. (ta nhận thấy khi
chạng vạng tối, thì màu xanh thẫm có vẻ sáng lên còn đỏ thì tối đi).
 Tương phản thứ tư - Ngược lại với phần thứ ba, hãy dùng chỉ toàn màu
tối (màu chết) sao cho chỉ thấy những sắc xám khác nhau. Nhưng mỗi một sắc
xám phải có một tính chất màu riêng biệt. Giúp ta cảm nhận đặc biệt phát triển
cảm giác về sự khác biệt tinh tế giữa các màu có sắc xám.


Tương phản thứ năm - Tương phản sáng tối, sử dụng các màu có sắc tối

(màu chết) đặt tương quan với các màu có sắc sáng. Loại trừ những màu có sắc
rực rỡ.

 Tương phản thứ sáu - Hãy loại trừ tương phản giữa màu tươi sáng và
màu đục. Tương phản xuất hiện qua tỷ lệ khối lượng thay đổi giữa màu sặc sỡ và
trắng, đen. Ở đây, các hình vuông phải có các màu cùng độ tươi, ta chỉ dùng các
màu rực rỡ (chói sáng) nằm trong vòng tròn màu

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

18



CƠ SỞ THẨM MỸ II
Những bài tập cơ bản nhằm tạo sự hòa hợp bằng việc loại bỏ những tương
phản có ý thức đã giúp cho ta nhận thức những tương phản này đặc biệt rõ ràng.
Tất cả những bài tập luyện trên đều có quan hệ tới các định luật khách quan của
màu sắc.
Ngoài ra, còn có những lý thuyết hết sức khác nhau về sự hòa hợp màu sắc.
Nhưng chúng không thể làm ta thỏa mãn, vì ngoài những định luật khách quan
trên đây, một sự hòa hợp giữa các màu chỉ có thể có khi nó dựa trên một giá trị
nằm ngoài các màu.
Mục đích của chúng ta giờ đây là ứng dụng những kiến thức đã học về tương
phản và hòa hợp màu sắc vào công việc thiết kế.
Tạo dáng màu về bản chất cũng như tạo dáng hình dáng (Form), có nghĩa là
tạo các quan hệ trật tự nhìn thấy được với các tương phản.
Vì trật tự trên dưới là một thành phần cơ bản của các quan hệ trật tự nhìn
thấy được nên trước hết, chúng ta sẽ nghiên cứu các khả năng thiết lập trật tự trên
dưới chỉ thong qua màu sắc, không có sự khác biệt về hình dáng.

III. MẢNG CHÍNH – MẢNG PHỤ
1. Khái niệm về trật tự sắp xếp
Trong các chương trước ta đã đề cập đến vai trò chính phụ trong tạo hình,
nhưng chỉ dừng ở mức độ thể hiện bằng độ trắng, đen của màu sắc. Ở chương
này, vai trò chính phụ liên quan nhiều đến vấn đề về hòa sắc (đa sắc), tạo trật tự
trên – dưới là những và Tương phản màu sắc là một yếu tố cần thiết của bất kỳ bố
cục nào, nhưng chỉ có tương phản thôi chưa đủ để thành một bố cục. Nếu trong
một bố cục tạo ra các mâu thuẫn của sự sắp xếp của màu sắc mà không theo quy
luật thì ta sẽ nhận được một sự hỗn tạp, hay nói một cách khác là màu nọ đá màu
kia (các màu sẽ tạo ra một sự tranh chấp) khó mà tồn tại khi đứng cạnh nhau.
Dựa vào quy luật sắp xếp tương phản màu sắc ít nhiều giúp ta có khả năng

tạo ra được những hòa sắc đẹp. Một khi ta không chú ý đến sắp xếp các hình thể
KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

19


CƠ SỞ THẨM MỸ II
có trước có sau, có chính, có phụ thì tương phản sẽ chỉ tạo nên sự rối loạn. Một
bố cục được coi như là bố cục đẹp trước tiên phải nhằm thỏa mãn cho thị giác
của ta sự hài hòa, cũng nghĩa là ngoài vấn đề tạo hình còn phải đưa hình thể vào
trật tự của màu sắc vấn đề ta cần quan tâm.
2. Khái niệm về mảng
Cũng như ở các chương trước ta hiểu mảng là tập hợp các hình liên kết với
nhau tạo thành mảng (ở đây nói đến tập hợp các hình có hướng đối lập). Mảng có
thể là một hình, mà cũng có thể nhiều hình kết hợp với nhau tạo thành mảng.
2.1. Mảng chính
Mảng chính, bao giờ cũng được ưu tiên hơn, gây sự chú ý hơn cho thị giác
bằng cường độ (độ sáng tối, chất liệu, màu sắc…)
2.2. Mảng phụ
Mảng phụ, là những thành phần hỗ trợ cho thành phần chính, đồng thời là sự
gắn kết giữa các thành phần chính với nhau, có cường độ yếu hơn.
3. Không gian trên mặt phẳng (trật tự trên – dưới) của hình có
hướng đối lập
Tạo không gian của một bố cục phụ thuộc nhiều vào bước sóng của màu sắc,
như ta đã biết những màu có tính lạnh bao giờ cũng tạo cho ta cảm giác sâu hơn
màu có tính nóng và ấm.

Màu có sắc trầm (trầm nóng hoặc trầm lạnh) bao giờ cũng tạo cảm giác nằm
dưới so với màu có sắc sặc sỡ.


KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

20


CƠ SỞ THẨM MỸ II
Hoặc những màu bị bẻ gẫy bởi những độ xám cũng tạo cho cảm giác sâu hơn
các màu sáng chói. Ta nhận thấy xuất hiện ấn tượng không gian thể hiện ở chỗ
những màu đục và lạnh gây ấn tượng nằm sau những màu rực rỡ và ấm áp, bởi vì
trong khi quan sát thực tế, dưới tác động của không khí, ta thấy tất cả các vật thể
nằm xa trở nên tối, đục và nhuộm màu xanh thẫm (blue) qua đó gây cảm giác
lạnh.

Màu lạnh là tất cả các màu trong vòng màu nằm cạnh màu xanh tương tự
như màu băng đá. Còn tất cả những màu nằm quanh màu đỏ ngả sắc vàng ta thấy
chúng gây cảm giác ấm áp (nóng). “Tạo sự chú ý cho con mắt” đồng nghĩa tạo
cho những thành phần chính nổi bật lên trong tương quan. Còn thành phần phụ
chỉ là những mảng hỗ trợ với mảng chính, tạo sự gắn kết giữa các thành phần và
làm tôn vẻ đẹp của thành phần chính, chính vì vậy, thành phần phụ không được
phép phá vỡ thành phần chính.
Tạo trật tự trên – dưới qua màu sắc. Hãy chia tờ giấy thành những hình vuông
sao hình vuông nổi bật lên (được xếp lên trên) tất cả những hình còn lại. Những
hình vuông nổi bật, tạo hình cũng như những hình còn lại, tạo nền đều phải khác
nhau.
Với cùng một phương pháp tạo trật tự trên – dưới bằng tương phản, ta cũng
có thể tạo trật tự trên – dưới bằng màu sắc. Ví dụ : Ta dùng những màu hình
vuông sáng, khác nhau về màu và độ tươi sáng xếp lên trên những hình vuông
tối, những hình vuông tối này cũng khác nhau về màu và độ tươi sáng. Ta cũng
có thể xếp những hình vuông thẫm màu, khác nhau về độ sáng và màu lên trên
những hình vuông tươi, sáng chứa các màu khác nhau. Sự tương phản của các

màu trái ngược cũng có thể được sử dụng để tạo trật tự trên – dưới. Tờ giấy của
KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

21


CƠ SỞ THẨM MỸ II
ta càng chứa nhiều hình vuông thì ta càng có nhiều khả năng sắp xếp hơn. Trật tự
sắp xếp các hình nổi bật của ta càng tốt, thì tổng thể càng mang tính tạo dáng
hơn.
Bài tập tạo trật tự trên – dưới chỉ với màu sắc là một nhịp cầu dẫn chúng ta
đến vấn đề sau đây : Tạo composition (bố cục) màu trong mặt phẳng với những
hình có hướng trái ngược nhau. Ở đây, ta đồng thời phải tạo tương phản, xếp lên
trên và xuống dưới với màu sắc cũng như hình dạng.

Ngoài những tương phản màu, khái niệm “hướng trái ngược” bao gồm toàn
bộ những tương phản đúng với những hình dạng vô hướng cũng như hình có
hướng. Giống như những hình dạng vô hướng, những hình dạng mặt phẳng có
hướng trái ngược nhau cũng được phân biệt qua độ lớn, tính chất mặt, ranh giới,
vị trí… cũng như tương quan hình – nền, bởi vì : Toàn bộ các tương phản của
hình vô hướng, ta đều có thể áp dụng đối với các hình dạng khác. Ta có thể gọi
các tương phản này “tương phản không phụ thuộc vào hình dạng (form)”.
Ngoài ra, với những hình dạng có hướng trái ngược, dĩ nhiên ta còn thấy
những tương phản mang tính “hướng”. Ít hay nhiều, qua độ dài khác nhau của
các cạnh, các hình dạng mặt với hướng trái ngược nhau sẽ gây ấn tượng về
hướng.

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

22



CƠ SỞ THẨM MỸ II
Một tương phản mới ta thấy khả năng sắp xếp những hướng này đồng thời
theo trục đứng và trục ngang. (theo hệ trục hình học)

Mảng chính và mảng phụ đã rõ ràng.
Nhược điểm mảng chính phía dưới
thiếu sự chuyển tiếp đến mảng phụ.
Màu sắc ngả nhiều sang gam nóng,
thiếu sắc lạnh.

Mảng chính và mảng phụ chưa rõ
ràng, phần mảng phụ chưa hỗ trợ
cho thành phần mảng chính, mà
còn làm hại mảng chính.

BÀI 3
IV. PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG BỐ CỤC HÌNH CÓ HƯỚNG
ĐỐI LẬP KHÔNG GIAN TRÊN MẶT PHẲNG
1. Khái niêm về bố cục
Sự sắp xếp các thành phần của hình trong một trật tự theo quy luật sắp xếp
có kết hợp màu sắc, giàu tính hội họa với hình dạng hình có hướng trái ngược.
Hãy tạo một bố cục màu, giàu tính hội họa mà ở đó tất cả các hình dạng đều
nằm trong những hướng trái ngược nhau. Ở đây, ta có thể tạo bố cục với hình
dạng nhỏ, có thể sử dụng những hình lớn hơn hoặc kết hợp cả hai.
2. Bố cục màu sắc trong mặt phẳng với ấn tượng không gian
2.1. Sắp xếp bố cục trật tự không gian
KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI


23


CƠ SỞ THẨM MỸ II
Hãy tạo một bố cục màu với những hình dạng mặt phẳng trong các hướng
trái ngược nhau sao cho tổng thể gây ấn tượng không gian mạnh. Tính không
gian ở đây, dĩ nhiên được hiểu qua một dãy các mặt phẳng được xếp sau nhau.
Nhưng làm thế nào để tạo được tính không gian với những hình dạng thuộc mặt
phẳng.
Tính không gian của những hình dạng thuộc mặt phẳng.
Tính không gian của những hình dáng thuộc mặt phẳng có thể xuất hiện thứ
nhất qua hiệu ứng của hình dạng, thứ hai qua hiệu ứng của trật tự sắp xếp và thứ
ba là qua hiệu ứng của các màu sắc.
2.2. Ấn tượng không gian qua hình dạng
Xuất hiện chủ yếu khi một hình bị hình khác chồng đè lên trên (che lấp một
phần). Nó sẽ gây ấn tượng nằm sau.
Với những hình dạng giống nhau, có xuất hiện ấn tượng phối cảnh : ta cảm
thấy hình nhỏ hơn nằm đằng sau những hình lớn hơn.
Những hình có ranh giới không rõ ràng gây ấn tượng nằm sau những hình có
ranh giới rõ ràng.
Những hình có hướng nằm ngang cũng gây ấn tượng nằm sau những hình có
hướng nằm dọc (thẳng đứng), vì hình ảnh những vật thể nằm ngang xích lại gần
nhau ở đường chân trời.
2.3. Ấn tượng không gian qua cấu trúc bề mặt
Cấu trúc bề mặt cũng tạo bao gồm cả yếu tố những mặt nhẵn gây cảm giác
nằm sau những mặt có cấu trúc nhám, bởi vì khi nhìn xa, cấu trúc sẽ nhòa đi.
2.4. Ấn tự không gian qua trật tự sắp xếp
Xuất hiện qua yếu tố tất cả những hình nằm ở nửa trên mặt phẳng gây ấn
tượng nằm sau những hình nằm ở nửa dưới, bởi vì khi quan sát thế giới quanh ta,
ta thường thấy những vật thể nằm đằng sau giữ vị trí trong nửa trên tầm nhìn (ánh

mắt).
2.5. Ấn tượng không gian về độ sáng
KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

24


CƠ SỞ THẨM MỸ II
Những màu nào nằm trong tương phản yếu hơn đối với nền sẽ gây cảm giác
nằm sau những màu nằm trong tương phản mạnh với nền. Màu nền đóng vai trò
quan trọng tạo không gian của hình dạng. Ví dụ : trên nền tối cũng giống như
bóng đêm, những chỗ sáng sẽ gây ấn tượng nằm trước mạnh nhất, còn ánh sáng
càng ra xa càng yếu đi. Ngược lại, trên nền sáng thì mảng tối màu nhất gây ấn
tượng nằm gần nhất, giống như hiệu ứng trong thiên nhiên ta thấy khi nhìn mọi
vật ngược chiều ánh sáng. Hiệu ứng này được thể hiện rõ nét trong tranh Quốc
họa (thủy mặc) bằng mực nho.

3. Bố cục hình có hướng đối lập không gian trên mặt phẳng
3.1. Bố cục hàng lối
Các thành phần được sắp xếp trật tự theo hàng lối, tạo cảm giác liên tục ra các
hướng ngang, dọc, chéo… của hình có hướng đối lập.
Các thành phần cũng có thể sắp xếp một cách lộn xộn, không theo trật tự,
nhưng vẫn tạo cảm giác hàng lối.
Bài tập tham khảo :
Bài tập 1 : Bố cục dạng hàng lối, trong bài có sử dụng chuỗi các hình vuông
(hình có hướng đối lập) được bố trí đan xen, kết hợp với hình đối lập rỗng tạo

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

25



×